You are on page 1of 63

ThS.

Dương Thanh Tùng


(Sưu tầm và chọn lọc)

HÒA ÂM

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017


BÀI 1. HÒA ÂM BỐN BÈ

1/ Bè của hòa âm:

Trong quá trình nghiên cứu về hòa âm, các hợp âm được viết thành bốn
âm, các âm này được gọi là các bè của hòa âm và được trình bày phổ biến theo
kiểu bốn bè ứng với bốn giọng của hợp xướng đó là Soprano, Alto, Ténor và Bass.
Trong đó, Soprano là bè cao nhất nên được gọi là bè giai điệu, Bass là bè thấp nhất
nên được gọi là bè trầm.

Ví dụ:

2/ Tầng của hòa âm:

- Hòa âm được chia làm hai tầng: tầng trên và tầng dưới.

+ Tầng trên: gồm ba bè Soprano, Alto và Ténor.

+ Tầng dưới: bè ở dưới cùng, có nghĩa là bè Bass.

- Hòa âm bốn bè được viết trên hai dòng kẻ nhạc, cụ thể:

+ Bè Soprano và Alto được viết ở khóa Sol. Nếu nốt có đuôi thì bè Soprano viết
đuôi quay lên, bè Alto viết đuôi quay xuống.

+ Bè Ténor và Bass được viết ở khóa Fa. Nếu nốt có đuôi thì bè Ténor viết đuôi
quay lên, bè Bass viết đuôi quay xuống.

Ví dụ:

1
3/ Cách sắp xếp của hợp âm: xếp hẹp, xếp rộng (chỉ tính ở tầng trên).

- Xếp hẹp: hai cặp bè kế tiếp ở tầng trên cách nhau không quá quãng 4.

Ví dụ:

- Xếp rộng: hai cặp bè kế tiếp ở tầng trên cách nhau từ quãng 5 đến quãng 8.

Ví dụ:

* Chú ý: cho dù hợp âm được xếp theo kiểu nào thì hai cặp bè kế tiếp ở tầng trên
cũng không được cách nhau quá một quãng 8, khoảng cách giữa bè Ténor và bè
Basse không được cách nhau quá hai quãng 8.

Ví dụ:

2
Cấm dùng
4/ Tăng đôi âm:

Vì đây là hòa âm bốn bè, do đó hợp âm ba nguyên vị phải được tăng đôi
một trong các âm của nó. Thông thường là tăng đôi âm gốc (âm 1) của hợp âm,
rất ít khi tăng đôi âm 3 hoặc âm 5.

Ví dụ:

I I I
Ít dùng

5/ Chéo bè: là bè ở trên có cao độ thấp hơn bè ở dưới và ngược lại bè ở dưới có
cao độ cao hơn bè ở trên. Cấm dùng.

Ví dụ:

3
Cấm dùng

BÀI 2. HỆ THỐNG CÔNG NĂNG CỦA CÁC


HỢP ÂM BA CHÍNH

- Hợp âm ba chủ: T (bậc I), chức năng ổn định nhất, là trung tâm của điệu thức.

- Hợp âm hạ át: S (bậc IV), chức năng không ổn định vừa.

- Hợp âm át: D (bậc V), chức năng không ổn định nhất nên dẫn đến căng thẳng.
Chính vì vậy nên bao giờ nó cũng đòi hỏi giải quyết về hợp âm chủ ổn định.

- Sự nối tiếp điển hình của các hợp âm ba chính: T – S – D – T (hòa thanh đầy đủ).

- Bên cạnh vòng hòa thanh đầy đủ các chức năng như trên, còn có các vòng hòa
thanh chỉ có hai chức năng tham gia như: T – S – T, T – D – T, S – D, S – T…

* Chú ý: D không được đứng trước S (D – S), vì như vậy là ngược công năng.
Trừ trường hợp D là hợp âm cuối cùng của câu nhạc thứ nhất, S là hợp âm đầu
tiên của câu nhạc thứ hai vì hai hợp âm nằm ở vị trí này sẽ không có quan hệ công
năng trực tiếp với nhau.

Ví dụ:

4
Câu 1 Câu 2

K64–V – IV

- Khi viết các hợp âm ba chính vào bốn bè hòa âm, âm 1 (âm gốc) nằm ở bè Bass
và được tăng đôi. Âm tăng đôi này có thể ở bất cứ bè nào trong ba bè trên.

Ví dụ:

I I I

- Sự tương quan giữa các hợp âm ba chính:

+ Sự tương quan giữa T – S (I – IV) là tương quan quãng 4, hai hợp âm này có
một âm chung.

Ví dụ:

T – S
(I) (IV)

5
+ Sự tương quan giữa T – D (I – V) là tương quan quãng 5, hai hợp âm này cũng
có một âm chung.

Ví dụ:

T – D
(I) (V)

+ Sự tương quan giữa S – D (IV – V) là tương quan quãng 2, hai hợp âm này
không có âm chung.

Ví dụ:

S – D
(IV) (V)

BÀI 3. CÁCH NỐI TIẾP CÁC HỢP ÂM BA CHÍNH


NGUYÊN VỊ

1/ Nối tiếp theo kiểu hòa âm: là khi nối tiếp hai hợp âm có âm chung và giữ âm
chung đó lại cùng một bè.

Khi nối tiếp I – IV, IV – I, I – V, V – I theo kiểu hòa âm, ta làm như sau:

- Bè Bass: âm 1 của hợp âm đứng trước nhảy vào âm 1 của hợp âm đứng sau bằng
cách nhảy quãng 4 hoặc quãng 5.

- Tầng trên: âm chung phải giữ lại cùng bè, hai âm còn lại đi quãng 2 vào các âm
của hợp âm đứng sau.

Ví dụ:

6
I – IV I – V I – V IV – I

2/ Nối tiếp theo kiểu giai điệu: là khi nối tiếp hai hợp âm không có âm chung (IV
– V) hoặc có âm chung nhưng không giữ âm chung đó lại cùng một bè.

Khi nối tiếp IV – V, I – IV, IV – I, I – V, V – I theo kiểu giai điệu, ta làm


như sau:

- Bè Bass: âm 1 của hợp âm đứng trước tiến vào âm 1 của hợp âm đứng sau bằng
cách đi quãng 2 hoặc nhảy quãng 4.

- Tầng trên: các bè của hợp âm đứng trước đi quãng 2 hoặc quãng 3 ngược hướng
với bè Bass.

Ví dụ:

I – V IV – V I – IV

BÀI 3. PHỐI HÒA ÂM CHO GIAI ĐIỆU BẰNG CÁC


HỢP ÂM BA CHÍNH GỐC

Phối hòa âm cho giai điệu là kết hợp giai điệu đó với những hợp âm nối
tiếp nhau một cách chặt chẽ và hợp lý.

7
Cách làm:

- Xác định giọng của giai điệu.

- Tìm các hợp âm I, IV, V của giọng đó.

- Cấm V – IV (D – S).

- Nếu giai điệu bắt đầu ở phách mạnh thì hợp âm đầu tiên thường sẽ là hợp âm chủ
(T). Nếu có nhịp lấy đà thì thường được phối bằng hợp âm át (V), nhiều trường
hợp nhịp lấy đà cũng không cần phối.

- Giai điệu phải luôn luôn kết thúc bằng hợp âm chủ.

- Trước và sau vạch nhịp không được dùng một hợp âm. Trong nhịp kép, phách
mạnh vừa cũng không nên nhắc lại hợp âm đứng ở phách yếu trước nó.

- Bè Bass không được nhảy hai quãng 4 hoặc hai quãng 5 cùng một hướng.

Ví dụ:

Cấm Được

- Nếu hợp âm chiếm hết một nhịp thì có thể kéo dài nó sang một phần hay cả nhịp
sau, đồng thời bè Bass có thể nhảy một quãng 8.

Ví dụ:

8
I – I

BÀI 4. SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ CÁC ÂM CỦA HỢP ÂM

1/ Thay đổi vị trí âm: là viết lại hợp âm đó ở hình thức khác. Do có sự thay đổi
cách sắp xếp của hợp âm nên tầng trên được phép có bước nhảy nhưng không nhảy
quá hai bè.

Ví dụ:

I – I – I – I

2/ Phối hòa âm cho bè Bass bằng các hợp âm ba chính gốc:

Áp dụng tổng hợp các phương pháp đã học như:

- Nối tiếp theo kiểu hòa âm.

- Nối tiếp theo kiểu giai điệu.

- Thay đổi vị trí âm.

Một điều cần lưu ý đó là phối sao cho giai điệu phải hay, muốn vậy giai
điệu không nên đứng yên hoặc lặp lại quá nhiều.

9
BÀI 5. BƯỚC NHẢY CỦA ÂM 3

Bước nhảy của âm 3 là khi nối tiếp các hợp âm theo kiểu hòa âm (I –
IV, IV – I, I – V, V – I) mà âm 3 của hợp âm đứng trước có thể nhảy vào âm 3 của
hợp âm đứng sau. Bước nhảy này được thực hiện ở bè Soprano hoặc bè Ténor,
không thực hiện ở bè Alto.

Cách làm:

- Bè Bass: âm 1 của hợp âm đứng trước nhảy vào âm 1 của hợp âm đứng sau bằng
cách nhảy quãng 4 hoặc quãng 5.

- Âm chung phải giữ lại (đứng yên).

- Âm 3 của hợp âm đứng trước nhảy vào âm 3 của hợp âm đứng sau.

- Bè còn lại đi quãng 2 vào âm của hợp âm sau.

Ví dụ:

I – V IV – I IV – I V – I

* Chú ý: Cấm quãng 5 song song và quãng 8 song song ở tất cả các cặp bè, cho
dù là song song cùng hướng hay ngược hướng.

Ví dụ:

10
q5 // cùng hướng q5 // ngược hướng

q8 // cùng hướng q8 // ngược hướng

IV – V I – V I – IV I – V IV – V

Cùng hướng Ngược hướng Cùng hướng

BÀI 6. ÂM NGOÀI HỢP ÂM

Âm ngoài hợp âm là những âm không có trong hợp âm, có thể là các âm


trong hệ thống Diatonique nhưng cũng có thể là các âm trong hệ thống
Chromatique, gồm các dạng chủ yếu sau đây:

Âm lướt: nằm ở phách yếu hoặc phần yếu của phách, nối liền bậc đi lên hay đi
xuống giữa hai âm khác tên của một hợp âm hoặc hai hợp âm khác nhau.

Ví dụ:

Âm lướt Diatonique:

11
I IV I V

Âm lướt Chromatique:

I IV I V

Âm thêu: giống như âm lướt, âm thêu cũng nằm ở phách yếu hoặc phần yếu
của phách, đứng giữa hai âm cùng tên của một hợp âm hoặc hai hợp âm khác nhau.
Âm thêu có thể ở cao hơn hay thấp hơn hai âm của hợp âm một quãng 2 trưởng
hoặc 2 thứ.

Ví dụ:

Âm thêu Diatonique:

I IV I V

Âm thêu Chromatique:
12
I IV I IV

Âm thoát: là âm thêu ở trên nhưng sau đó đi xuống một quãng 3.

Ví dụ:

I – V IV – I

Âm sớm: là âm của hợp âm sau nhưng lại xuất hiện sớm hơn ở phách yếu của
nhịp trước hoặc phần yếu của phách trước, làm cho hợp âm sau được nhấn mạnh hơn.

Ví dụ:

IV – I V – I

13
Âm muộn: còn gọi là âm lưu, nằm ở phách mạnh hoặc phần mạnh của phách,
là âm của hợp âm trước kéo dài sang hợp âm sau, làm cho âm chính của hợp âm
sau chuyển sang phách yếu.

Ví dụ:

I – V IV – I

BÀI 7. ĐOẠN NHẠC – CÂU NHẠC – KẾT

1/ Đoạn nhạc và câu nhạc:

Đoạn nhạc là một cơ cấu âm nhạc đơn giản, hoàn chỉnh nhất, biểu hiện
một chủ đề, một tư tưởng âm nhạc.

Thông thường, đoạn nhạc gồm hai cơ cấu có cấu trúc độc lập và được phân
chia bởi chỗ kết. Những cơ cấu này được gọi là câu nhạc, thường gồm có từ bốn
đến tám ô nhịp.

Trong âm nhạc cổ điển rất phổ biến loại đoạn nhạc gồm hai câu dài bằng nhau
gọi là đoạn nhạc cân phương. Ví dụ: đoạn nhạc có tám ô nhịp, bốn ô nhịp đầu sẽ
là câu thứ nhất, bốn ô nhịp sau là câu thứ hai (4 + 4)…

Ngoài đoạn nhạc gồm hai câu cân phương, ta còn gặp những đoạn nhạc hai câu
dài không bằng nhau (4 + 6) hoặc đoạn nhạc có thêm câu bổ sung (4 + 4 + 4)…

2/ Kết:

14
Kết là chỗ chấm hết của một câu nhạc hay một đoạn nhạc. Theo vị trí
của nó trong đoạn nhạc, kết được chia thành hai loại: kết nửa (cuối câu thứ nhất)
và kết hẳn (cuối câu thứ hai, kết cả đoạn nhạc, còn gọi là kết trọn). Đôi khi còn có
kết bổ sung, nó xuất hiện sau khi đã kết thúc đoạn nhạc.

Các loại kết chủ yếu: về mặt hòa âm, tất cả các loại kết được chia thành
hai nhóm chức năng chủ yếu, đó là kết ở hợp âm ổn định (T) và kết ở hợp âm
không ổn định (D hoặc S).

Kết ổn định (T): có ba dạng, đó là kết chính cách, kết biến cách và kết
đầy đủ.

Kết chính cách: cuối câu hay cuối đoạn nhạc có vòng hòa âm là D – T.

Ví dụ:

T – T – D – T

Kết biến cách: cuối câu hay cuối đoạn nhạc có vòng hòa âm là S – T.

Ví dụ:

T – T – S – T

15
Kết đầy đủ: cuối câu hay cuối đoạn nhạc có vòng hòa âm bao gồm cả hai chức
năng không ổn định S – D – T. Thật ra, đây là một dạng đặc biệt của kết chính cách.

Ví dụ:

T – S – D – T

Kết không ổn định (D hoặc S): trường hợp này được dùng ở kết nửa,
có hai loại:

Kết nửa chính cách: kết thúc câu thứ nhất bằng hợp âm át (D).

Ví dụ:

t Câu 1 D Câu 2 t

Kết nửa biến cách: kết thúc câu thứ nhất bằng hợp âm hạ át (S).

Ví dụ:

16
t s

Trong hai loại kết nửa ở trên, kết nửa chính cách được sử dụng nhiều
hơn.

Kết biến cách bổ sung: một dạng kết ổn định, là vòng hòa âm S – T (kết
biến cách) được đưa vào sau kết chính cách của một đoạn nhạc nhằm mở rộng quy
mô hoặc củng cố điệu thức cho đầy đủ hơn. Ngoài ra, kết biến cách bổ sung còn
làm dịu đi sự mạnh mẽ của vòng hòa âm trước đó.

Ví dụ: giả sử đoạn nhạc có mười ô nhịp, sơ đồ cấu tạo đoạn nhạc có kết bổ sung
sẽ là:

Câu thứ nhất Câu thứ hai Kết biến cách bổ sung
(4 ô nhịp) + (4 ô nhịp) + (2 ô nhịp)

Kết hoàn toàn và không hoàn toàn:

Kết hoàn toàn: là loại kết được thực hiện đầy đủ bốn điều kiện sau:

- Hợp âm chủ (T) cuối cùng nằm ở phách mạnh và ở thể nguyên vị.

- Hợp âm chủ có vị trí giai điệu là âm gốc (âm 1).

- Đứng trước hợp âm chủ phải là hợp âm D hoặc S ở thể nguyên vị.

- Bè Bass nhảy quãng 4 hoặc quãng 5.

Ví dụ:

17
D – T S – T

Kết không hoàn toàn: là loại kết mà trong đó không giữ đúng một hoặc vài điều
kiện vừa nêu trên.

Ví dụ:

D – T S6 – T S – T

Trong những điều kiện như nhau, kết hoàn toàn có mức độ ổn định lớn
hơn và thường được dùng để kết cuối đoạn nhạc.

BÀI 8. HỢP ÂM KẾT SÁU BỐN (K𝟔𝟒)

1/ Định nghĩa: hợp âm kết sáu bốn là hợp âm có cấu tạo giống như hợp âm ba chủ
đảo 2 (I64 ), xuất hiện trong các vòng kết trước hợp âm bậc V (D). Hợp âm này luôn
tăng đôi âm 5, ký hiệu: K64 .

Ví dụ:

I I64 K64
18
2/ Vị trí sử dụng: ở chỗ chuẩn bị cho kết nửa hay kết đoạn nhạc. Đứng trước K64
thường là hợp âm hạ át (S), đôi khi cũng có thể là hợp âm chủ (I). Đứng sau K64
nhất thiết phải là hợp âm bậc V (D).

3/ Điều kiện về nhịp phách: K64 luôn luôn ở phách mạnh hơn D hoặc ít ra cũng
phải mạnh bằng D.

Ví dụ:

K64 mạnh hơn D

K64 – D K64 – D

K64 mạnh bằng D

K64 – D K64 – D

- Cách nối tiếp:

+ IV – K64 : vì hợp âm bậc IV có âm chung với K64 nên thường được nối tiếp theo
kiểu hòa âm.

Ví dụ:

IV – K64

19
+ I – K64 : hai hợp âm này có nhiều âm chung nên nối tiếp bằng cách giữ nguyên
các âm chung lại.

Ví dụ:

I – K64

+ K64 – V: bè Bass và âm tăng đôi của K64 đứng yên, hai âm còn lại đi quãng 2 vào
hợp âm bậc V.

Ví dụ:

K64 – V K64 – V

Ngoài ra, ta cũng có thể sử dụng bước nhảy.

Ví dụ:

20
K64 – V K64 – V K64 – V K64 – V

- Hợp âm K64 cũng được phép thay đổi vị trí âm như các hợp âm ba.

Ví dụ:

K64 – V

BÀI 9. HỢP ÂM SÁU CỦA CÁC HỢP ÂM BA CHÍNH

1/ Định nghĩa: hợp âm ba đảo một gọi là hợp âm sáu (âm 3 nằm dưới cùng).

2/ Ký hiệu: I6 , IV6 , V6.

3/ Chức năng: không thay đổi (I6: T, IV6: S, V6: D).

- Tăng đôi âm (+): tăng đôi âm 1 (+1) hoặc âm 5 (+5).

- Sắp xếp: xếp hẹp, xếp rộng.

Ví dụ:

21
I6 I6 IV6 V6
(Hẹp) (Rộng) (Hẹp) (Rộng)

Ngoài ra, còn có cách sắp xếp khác, đó là xếp hỗn hợp, nghĩa là hai cặp bè kế
tiếp ở tầng trên có sự kết hợp cả xếp hẹp lẫn xếp rộng.

Ví dụ:

I6 IV6

* Chú ý: cấm quãng 5 và quãng 8 song song ẩn. Quãng 5 và quãng 8 song song
ẩn xảy ra khi hội đủ ba điều kiện sau:

+ Bè Soprano nhảy lên.

+ Bè Bass tiến cùng hướng với bè Soprano.

+ Bè Soprano hợp với bè Bass tạo thành quãng 5 hoặc quãng 8.

Ví dụ:

22
I – IV IV6 – I V – I I – V

Cấm Được

Ngoài ra, sự chuyển động cùng hướng từ quãng 5 đến quãng 5 hoặc từ
quãng 8 đến quãng 8 qua hợp âm trung gian của chính bậc đó cũng là một dạng
song song ẩn và không được dùng.

Ví dụ:

I – V I – I6 – V I – V

- Thay đổi vị trí âm: có thể cùng lúc thay đổi cách tăng đôi âm, tầng trên cũng
được sử dụng bước nhảy theo quy luật chung (không nhảy quá hai bè, không nhảy
quãng 7), một trong các bè ở tầng trên có thể nhảy một quãng 8.

Ví dụ:

23
V6 – V6 – V6

* Trường hợp ngoại lệ: được phép nhảy quãng 7 thứ.

Ví dụ:

I6 – IV

- Nối tiếp các hợp âm ba và hợp âm sáu:

+ Nối tiếp theo kiểu hòa âm hoặc nối tiếp theo kiểu giai điệu, tầng trên đi bước lần
(quãng 1, 2 hoặc 3). Cần hết sức chú ý các bước tiến quãng tăng, vì quãng tăng
không được sử dụng.

Ví dụ:

I – V6 I6 – IV I6 – V I – IV6 IV6 – V IV – V6

Cấm
24
+ Bên cạnh đó, ta cũng có thể dùng bước nhảy từ âm 1 hoặc âm 5 của hợp âm này
sang âm 1 hoặc âm 5 của hợp âm kia. Đôi khi sử dụng cùng một lúc cả hai bước nhảy
(nhảy kép).

Ví dụ:

I – V6 IV – I6 V – I6 I – IV6 V – I6 I6 – IV

- Nối tiếp các hợp âm sáu:

+ Ở giọng thứ cần chú ý: bè Bass phải tránh quãng 5 tăng (I6 – V6, V6 – I6 ) hoặc
quãng 2 tăng (IV6 – V6). Các quãng tăng này phải thay bằng quãng giảm.

Ví dụ:

I6 – V6 I6 – V6 V6 – I6 V6 – I6

Cấm Được Cấm Được

+ Quan sát ví dụ trên, ta thấy rằng ở giọng thứ khi nối tiếp IV6 sang V6 , bè Bass
sẽ hình thành quãng 2 tăng, để khắc phục ta phải nâng bè Bass của IV6 lên nửa
cung. Có nghĩa là ở đây bắt buộc phải dùng thứ giai điệu.

Ví dụ:

25
IV6 – V6 IV6g – V6

Cấm Được

+ Vị trí sử dụng: không dùng ở kết bài.

- Các trường hợp tăng đôi âm 3 (+3) của hợp âm sáu:

+ Hợp âm sáu đứng ngay sau hợp âm ba của nó sẽ được tăng đôi âm 3, trường hợp
này thường là tầng trên đứng yên.

Ví dụ:

I – I6

+ Hợp âm sáu đứng ngay sau chính nó có thể tăng đôi âm 3.

Ví dụ:

I6 – I6

* Chú ý: không nên tăng đôi âm 3 của hợp âm ba bậc V vì là cảm âm.

26
Ví dụ:

V6 – V6

Không dùng

BÀI 10. CÁC HỢP ÂM SÁU BỐN LƯỚT VÀ THÊU

Các hợp âm ba đảo hai gọi là hợp âm sáu bốn, âm 5 nằm ở bè Bass và
luôn luôn tăng đôi, không thay đổi vị trí âm và dùng trong trường hợp lướt hoặc
thêu. Trước hết sẽ nghiên cứu các hợp âm I64 , IV64 và V46 .

1/ Hợp âm sáu bốn lướt:

- Hợp âm V64 lướt giữa I và I6 hoặc giữa I6 và I.

Ví dụ:

I – V64 – I6 I6 – V64 – I

- Hợp âm I64 lướt giữa IV và IV6 hoặc giữa IV6 và IV.

Ví dụ:

27
IV – I64 – IV6 IV6 – I64 – IV

2/ Hợp âm sáu bốn thêu:

- Hợp âm IV64 thêu giữa I (I – IV64 – I) thường được sử dụng ở cuối bài.

Ví dụ:

K64 – V – I – IV64 – I

- Hợp âm I64 thêu giữa V (V – I64 – V) ít dùng hơn.

Ví dụ:

V – I64 – V

ít dùng

28
* Chú ý: hợp âm sáu bốn lướt và thêu thường sử dụng ở phách yếu, nếu là nhịp
kép có thể ở phách mạnh vừa.

BÀI 11. HỢP ÂM BẢY ÁT GỐC (V7)

1/ Định nghĩa và ký hiệu:

a/ Định nghĩa:

Hợp âm 7 át (V7) là hợp âm 7 được xây dựng trên bậc át (bậc V) của điệu thức.

b/ Ký hiệu: V7 (D7).

2/ Chức năng: giống V (D).

3/ Hình thức sử dụng:

- Đủ âm.

- Thiếu âm: thiếu âm 5 (-5).

Ví dụ:

V7 V7
Đủ âm Thiếu âm (-5)

* Chú ý: cả hai hình thức đủ âm và thiếu âm đều quan trọng như nhau.

4/ Sự chuẩn bị: như V.

I I6

IV IV6
V7
V V6

K64

Ví dụ:

29
IV – V7 IV – V7
(đủ) (thiếu)

* Chú ý: quãng 5 song song được phép sử dụng trong trường hợp quãng 5 đúng
(Đ) sang quãng 5 giảm (g).

Ví dụ:

I – V7 K64 – V7

Hợp âm 7 át là hợp âm nghịch vì trong thành phần của nó có chứa hai


quãng nghịch, đó là quãng 7t và quãng 5g.

Ví dụ:

V7

Vì là hợp âm nghịch nên hợp âm 7 át đòi hỏi phải được giải quyết theo
nguyên tắc các âm không ổn định hút về các âm ổn định của giọng, chủ yếu là về
hợp âm ba chủ.

5/ Sự giải quyết: sau V7 bắt buộc phải là I (V7 – I), có ba trường hợp giải quyết:
30
a/ Trường hợp V7 đủ âm giải quyết về hợp âm ba bậc I thiếu âm:

- Bè Bass: âm 1 của V7 nhảy vào âm 1 của hợp âm ba bậc I.

- Ở tầng trên: âm 3 của V7 đi lên quãng 2, âm 5 và âm 7 đi xuống quãng 2.

Ví dụ:

V7 – I

b/ Trường hợp V7 đủ âm giải quyết về hợp âm ba bậc I đủ âm:

- Bè Bass: âm 1 của V7 nhảy vào âm 1 của hợp âm ba bậc I.

- Ở tầng trên: âm 3 của V7 đi xuống quãng 3, âm 5 và âm 7 đi xuống quãng 2.

Ví dụ:

V7 – I

c/ Trường hợp V7 thiếu âm giải quyết về hợp âm ba bậc I đủ âm:

- Bè Bass: âm 1 của V7 nhảy vào âm 1 của hợp âm ba bậc I.

- Ở tầng trên: âm 1 của V7 đứng yên, âm 3 đi lên quãng 2, âm 7 đi xuống quãng 2.

Ví dụ:

31
V7 – I

6/ Cách áp dụng: giống như V, đặc biệt ở kết.

BÀI 12. CÁC THỂ ĐẢO CỦA HỢP ÂM BẢY ÁT

1/ Tên gọi và ký hiệu:

Hợp âm bảy át có ba thể đảo, tên gọi của chúng là do tên quãng tính từ
nốt trầm lên âm 1 và âm 7.

- Đảo 1: gọi là hợp âm sáu năm, viết là V65 (âm 3 của hợp âm nằm dưới cùng).

- Đảo 2: gọi là hợp âm bốn ba, viết là V43 (âm 5 của hợp âm nằm dưới cùng).

- Đảo 3: gọi là hợp âm hai, viết là V2 (âm 7 của hợp âm nằm dưới cùng).

2/ Đặc điểm: không dùng thiếu âm ở các thể đảo.

3/ Cách giải quyết: chủ yếu giải quyết về hợp âm ba chủ đầy đủ; âm 1 của V7
đứng yên; âm 3 đi lên quãng 2, âm 5 và âm 7 đi xuống quãng 2. Kết quả là các
hợp âm V65 và V43 giải quyết về I, V2 giải quyết về I6.

Ví dụ:

32
V65 – I V43 – I V2 – I6

* Chú ý: âm 7 luôn luôn xuống quãng 2.

4/ Hợp âm V𝟒𝟑 lướt: I – V43 – I6. Đây là trường hợp duy nhất V43 về I6 và cũng là
trường hợp duy nhất âm 7 đi lên quãng 2. Còn đối với trường hợp I6 – V43 – I thì
bình thường (âm 7 đi xuống quãng 2).

Ví dụ:

I – V43 – I6 I6 – V43 – I

Ngoài ra, khi phối hợp âm V43 trong trường hợp lướt ta cũng được sử
dụng quãng 5 song song, lúc đó cho dù quãng 5 đúng sang 5 giảm hay ngược lại
đều được phép.

Ví dụ:

33
I – V43 – I6

5/ Thay đổi vị trí âm: hợp âm V7 và các thể đảo của nó có thể thay đổi vị trí âm
nhưng âm 7 phải đứng yên.

Ví dụ:

V7 – V65 – V43 – V7

6/ Các bước nhảy:

- Hợp âm bảy át thường xuất hiện bằng bước nhảy lên hoặc xuống vào âm 7, đặc
biệt là sau hợp âm V hoặc V6 (V – V7, V6 – V65, V – V2).

Ví dụ:

V – V7 – I V – V7 – I V6 –V65 – I V – V2 – I6

34
- Quãng 8 song song được phép dùng ở hai bè ngoài cùng khi kết đoạn nhạc.

Ví dụ:

K64 – V7 – I

- Ở kết nửa, các hợp âm V6 , V65 , V2 thường được dùng để làm cầu nối sang câu
sau. Trường hợp V6 hoặc V65 sẽ giải quyết về I, còn V2 sẽ về I6.

BÀI 13. HỢP ÂM SII VÀ SII6

1/ Hợp âm SII:

- Chức năng: S (phụ).

- Đặc điểm:

+ Trong điệu trưởng là hợp âm ba thứ.

+ Trong điệu thứ là hợp âm ba giảm, do đó không dùng ở điệu thứ.

- Tăng đôi âm: +1, đôi khi +3.

- Sử dụng như IV nhưng không được đứng trước IV.

2/ Hợp âm SII6:

- Chức năng: S (phụ).

- Tăng đôi âm: chủ yếu là +3.

35
- Sử dụng: giống như SII, SII6 cũng sử dụng như IV nhưng không được đứng trước
IV. Đặc biệt, hợp âm này được sử dụng trong cả điệu trưởng và điệu thứ.

BÀI 14. ĐIỆU TRƯỞNG HÒA ÂM

1/ Các hợp âm ba của điệu trưởng hòa âm:

Trong điệu trưởng hòa âm, vì có bậc VI hạ xuống nửa cung nên các hợp
âm cũng có sự thay đổi, cụ thể:

- Hợp âm IVh là hợp âm ba thứ, giống như trong điệu thứ.

- Hợp âm IIh là hợp âm ba giảm, do đó chỉ sử dụng dưới hình thức đảo 1 (II6 ).
h

- Hợp âm VIh là hợp âm ba tăng, rất ít dùng nên không xét đến.

Tóm lại: các hợp âm được sử dụng là IVh , IV6 , II6 , IV64 . Các hợp âm
h h h
không được sử dụng là IIh và VIh.

Chức năng: S.

2/ Cách sử dụng:

- Các hợp âm IVh , IV6 và II6 có thể đưa trực tiếp ngay vào.
h h

Ví dụ:

IV– IVh V IV6 IV6–V IV–II6 –V


h h

* Chú ý: giáng nửa cung nhất thiết phải được tiến hành ở cùng một bè, cấm tiến
hành từ bè này chuyển sang bè khác vì sẽ tạo nên một âm hưởng rất xấu.

36
Ví dụ:

IV – IV6
h

- Vị trí sử dụng: ở giữa cơ cấu, riêng hợp âm IV64 sử dụng ở kết bổ sung biến cách.
h

Ví dụ:
I
V
6
4

K64 – V– V7 – I – IV64 – I
h

BÀI 15. HỢP ÂM BA BẬC IVI (TSVI)


V
1/ Định nghĩa: hợp âm ba bậc VI mang hai chức năng,
6 đó là chủ và hạ át. Tùy
4
theo vị trí của nó trong vòng hòa âm, lúc thiên về chức năng chủ, lúc thiên về chức
năng hạ át. Vì vậy, về mặt chức năng, ta có thể viết là TSVI.

2/ Những kết hợp cơ bản:

- Sự nối tiếp I – VI: VI có thể +1 hoặc +3.

Ví dụ:

37
I – VI I – VI

- Sự giải quyết V7 – VI: gọi là kết tránh (vòng tránh, vòng ngắt, tiến hành ngắt)
nhằm mở rộng đoạn nhạc, ở đây hợp âm ba bậc VI luôn luôn tăng đôi âm 3.

Ví dụ:

V – VI V7 – VI V7 – VI

- Hợp âm đứng sau VI là các hợp âm thuộc nhóm S hoặc K64 .

- Trường hợp VI – D: dùng để phối cho chuỗi bốn âm đi lên vào âm 1 ở tầng trên
trong điệu trưởng.

Ví dụ:

I – VI – V – I I – VI – V7 – I

38
BÀI 16. HỢP ÂM BẢY HẠ ÁT (II7)

1/ Kết cấu và ký hiệu:

Giống như hợp âm bảy át, hợp âm bảy hạ át cũng có ba thể đảo và ký
hiệu như sau:

II7 II65 II43 II2


(Gốc) (Đảo 1) (Đảo 2) (Đảo 3)

2/ Chức năng: S (phụ).

3/ Những kết hợp cơ bản:

- Đứng trước hợp âm bảy hạ át và các thể đảo của nó là T, S hoặc hợp âm ba bậc
VI.

- Đứng sau hợp âm bảy hạ át và các thể đảo của nó là T hoặc K64 . Cần hết sức chú
ý, âm 7 của hợp âm bảy hạ át đứng yên, cách giải quyết cụ thể như sau:

+ Hợp âm bảy hạ át và các thể đảo giải quyết về T:

II7 giải quyết vào I6.

II65 và II43 giải quyết vào I, I6 hoặc I64 .

II2 giải quyết về I.

Ví dụ:

39
II7 – I6 II65 – I II65 – I6 II65 – I64 – IV6 II43 – I64 – IV

II43 – I II43 – I6 II2 – I

+ Hợp âm bảy hạ át và các thể đảo giải quyết về K64: trừ II2, còn lại II7, II65 và II43
giải quyết về K64.

Ví dụ:

II7 – K64 II65 – K64 II43 – K64

- Ngoài ra, đứng sau hợp âm bảy hạ át và các thể đảo của nó còn có các hợp âm
thuộc nhóm D, điển hình là hợp âm ba bậc V, cách giải quyết giống V7 – I. Cần
hết sức lưu ý: trường hợp này âm 7 luôn luôn đi xuống quãng 2.

Ví dụ:

40
II7 – V II7 – V II65 – V II43 – V II2 – V6

- Hợp âm II2 thêu: thường dùng trong các kết biến cách bổ sung.

Ví dụ:

I – II2 – I

BÀI 17. HỢP ÂM BẢY DẪN (VII7)

1/ Định nghĩa, ký hiệu:

- Định nghĩa: hợp âm bảy dẫn là hợp âm được xây dựng trên âm dẫn của điệu thức.

- Ký hiệu:

+ Nguyên vị: VII7

+ Đảo 1: VII65

+ Đảo 2: VII43

+ Đảo 3: VII2

2/ Chức năng: D

41
3/ Sự chuẩn bị: đứng trước hợp âm bảy dẫn và các thể đảo của nó là gồm tất cả
các hợp âm đã học, trừ K64 .

Ví dụ:

I – VII7 IV– VII65 II6 – VII7 II2 – VII7 VI – VII43

4/ Cách giải quyết:

- Hợp âm bảy dẫn được giải quyết chủ yếu vào hợp âm ba chủ (VII7 – I) với hai
âm xuống quãng 2 là âm 5 và âm 7. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ thường bị quãng
5 song song, để tránh điều đó ta có thể cho hợp âm ba chủ tăng đôi âm 3.

Ví dụ:

VII7 – I VII7 – I

Cấm Được

- Các thể đảo của hợp âm bảy dẫn cũng được giải quyết chủ yếu vào hợp âm ba
chủ với hai âm xuống quãng 2 là âm 5 và âm 7, cụ thể: VII65 và VII43 giải quyết về
I6, VII2 giải quyết vào I64.

Ví dụ:

42
VII65 – I6 VII43 – I6 VII43 – I6 VII43 – I6

VII2 – I64 – II6 VII2 – I64 – II65

- Tuy nhiên, đôi khi âm 5 không xuống quãng 2 mà lại đi lên quãng 2 với điều
kiện nó phải đứng dưới âm 1.

Ví dụ:

VII65 – I6 VII2 – I64 – V2

- Đứng trước và sau hợp âm bảy dẫn có thể là hợp âm bảy át, cụ thể:

+ Nếu hợp âm bảy át đứng trước bảy dẫn, âm 7 của bảy át sẽ đứng yên.

Ví dụ:

43
V43 – VII65

+ Nếu hợp âm bảy át đứng sau bảy dẫn, âm 7 của bảy dẫn vẫn đi xuống quãng 2
bình thường nhưng ba âm chung phải đứng yên.

Ví dụ:

VII7 – V65 VII65 – V43 VII43 – V2 VII2 – V7

- Hợp âm bảy dẫn đảo 2 (VII43) mang nhiều tính chất hạ át vì có bè Bass là âm bậc
IV của điệu thức. Chính vì vậy, khi hợp âm này giải quyết trực tiếp vào hợp âm
ba chủ nguyên vị, nó sẽ đại diện cho một hợp âm thuộc nhóm S, ở đây chỉ có âm
7 đi xuống quãng 2.

Ví dụ:

VII43 – I VII43 – I VII43 – I

44
* Chú ý: hợp âm bảy dẫn không tham gia kết.

BÀI 18. HỢP ÂM III6

1/ Định nghĩa: hợp âm III6 là hợp âm ba bậc III đảo 1.

2/ Chức năng: D

3/ Tăng đôi âm: +3

4/ Những kết hợp cơ bản:

T, S, D, K64 III6 T, D, VI (+3)

* Chú ý: trước III6 không có hợp âm bảy dẫn.

BÀI 19. HỢP ÂM CHÍN (V9)

1/ Định nghĩa: hợp âm V9 là hợp âm chín được xây dựng trên bậc V của điệu
thức.

2/ Cách viết: trong dàn nhạc, hợp âm V9 có thể dùng đủ cả 5 âm. Trong hòa âm
bốn bè, V9 được dùng chủ yếu thiếu âm 5, trường hợp thiếu âm 3 rất ít dùng.

Ví dụ:

V9 V9 (ít dùng)

* Chú ý: hợp âm V9 không dùng đảo, âm 9 phải cao hơn bè Basse ít nhất là một
quãng 9.

45
3/ Chức năng: D

4/ Những kết hợp cơ bản:

T, S, V, V7, III6, K64 V9 I, V7, III6

- Sự giải quyết V9 – I: âm 7 và âm 9 xuống quãng 2.

Ví dụ:

V9 – I

- Sự nối tiếp V9 – V7 : âm 9 xuống quãng 2.

Ví dụ:

V9 – V7

- Ngoài ra, sự nối tiếp V9 – V7 hoặc ngược lại, âm 7 và âm 9 có thể chuyển động
tự do.

Ví dụ:

46
V9 – V7 V7 – V9

- V9 thêu giữa K64 : K64 – V9 – K64

Ví dụ:

K64 – V9 – K64 – V7 – I

- Thay đổi vị trí âm: âm 7 và âm 9 có thể chuyển động tự do.

Ví dụ:

V9 – V9

- Trường hợp V9 thiếu âm 3: âm 9 lên quãng 2 để vào V7.

Ví dụ:

47
V9 – V7

BÀI 20. HỢP ÂM VII6

1/ Định nghĩa: hợp âm VII6 là hợp âm ba bậc VII đảo 1. Trong điệu trưởng tự
nhiên cũng như điệu thứ hòa âm, hợp âm ba bậc VII là hợp âm ba giảm, vì vậy
nó chỉ được sử dụng dưới hình thức hợp âm sáu (đảo 1).

2/ Chức năng: D (phụ)

3/ Tăng đôi âm: thường +3, +5 chỉ khi nào cần thiết.

4/ Cách dùng:

- VII6 lướt (dùng được ở phách mạnh và yếu): I – VII6 – I6 hoặc ngược lại.

Ví dụ:

I – VII6 – I6 I6 – VII6 – I

- Dùng để phối cho chuỗi 4 âm đi lên vào âm 1 của điệu thức.

Ví dụ:

48
I6 – IV–VII6–I I – II6 –VII6–I

* Chú ý: hợp âm VII6 không tham gia vào kết.

BÀI 21. HỢP ÂM BẢY ÁT CÓ QUÃNG 6 (V𝟔𝟕)

1/ Định nghĩa: hợp âm bảy át có quãng 6 là hợp âm bảy át có thêm âm 6 vào hợp
âm.

Ví dụ:

V67

2/ Chức năng: D

3/ Hình thức sử dụng:

- Không đảo.

- Thiếu âm 5.

- Âm 6 luôn luôn ở bè Soprano (vì âm 6 là âm ngoài hợp âm, gọi là âm phụ).

4/ Những kết hợp cơ bản:

Đứng trước V67 không có hợp âm V9 và bảy dẫn, đứng sau nó là V7, I
hoặc VI.

- V67 – V7: âm 7 đứng yên.

49
- V67 – I: âm 7 xuống quãng 2.

- V67 – VI: âm 7 xuống quãng 2.

* Chú ý:

- Hợp âm V67 thường được dùng để kết bài, cũng có thể dùng trong bài.

- Kiểu tiến hành giai điệu điển hình:

C-dur: Rê – Mi – Đô
..…. V67 ……

BÀI 22. HỢP ÂM BA BẬC III

1/ Chức năng: TD

2/ Sử dụng: dùng trong điệu trưởng và thứ tự nhiên, chỉ để phối chuỗi bốn âm đi
xuống từ âm 1 ở tầng trên.

Ví dụ:

C-dur: Do – Si – La – Sol
T – III – S – T, D hoặc K64

a-moll: La – Sol – Fa – Mi
T – III – S – T, D hoặc K64

- Hợp âm VI có thể đứng trước III (T – VI – III – S – T, D hoặc K64 )

- Được phép sử dụng quãng 5 song song ở cặp bè giữa (Alto và Ténor) khi tiến
hành bước lần.

Ví dụ:

50
I – III – II6 – V

BÀI 23. ĐIỆU THỨ TỰ NHIÊN

- Đặc điểm: điệu thứ tự nhiên khác điệu thứ hòa âm ở chỗ âm bậc VII không nâng
lên nửa cung.

Ví dụ:

I II III IV V VI VII I

Hợp âm ba bậc III đã được nghiên cứu, các hợp âm Vtn , V6tn , VIItn và VII6tn
sẽ được lần lượt nghiên cứu sau đây:

- Chuỗi 4 âm tự nhiên đi xuống từ âm 1 ở tầng trên:

+ Hợp âm VIItn:

Ví dụ:

a-moll: La – Sol – Fa – Mi
T – VIItn – S – T, D hoặc K64

Đứng giữa T – VIItn có thể là hợp âm VI hoặc hợp âm III.

Ví dụ:

51
I – VI – VIItn –IV – V I – III – VIItn –II6 – K64

+ Hợp âm VII6tn: có thể thay III để phối 4 âm đi xuống từ âm 1 ở tầng trên.

Ví dụ:

a-moll: La – Sol – Fa – Mi
T – VII6tn – S – T, D hoặc K64

+ Hợp âm Vtn: chức năng không phải át mà là một hợp âm được dùng để phối cho
chuỗi 4 âm tự nhiên đi xuống ở tầng trên.

Ví dụ:

a-moll: La – Sol – Fa – Mi
T – Vtn – S – T, D hoặc K64

Đứng giữa Vtn – S có thể là hợp âm III.

Ví dụ:

I – Vtn – III – IV – K64

- Chuỗi 4 âm tự nhiên đi xuống từ âm 1 ở bè Basse:

52
+ Hợp âm VIItn: bè Soprano ở giọng a-moll cần tránh kiểu tiến hành Sol – La –
Sol thăng, kiểu tiến hành này chỉ được phép ở cặp bè giữa. Các giọng khác tương
tự như vậy.

Ví dụ:

Không được Được

I – VIItn – II43 – V7 I – VIItn – IV6 – V

+ Hợp âm V6tn: chức năng không phải át.

Ví dụ:

a-moll: La – Sol – Fa – Mi
T – V6tn – S – T, D hoặc K64

Đứng giữa V6tn – S có thể là hợp âm VI.

Ví dụ:

I – V6tn – VI – II43 – V

BÀI 24. ÂM NỀN

1/ Khái niệm: âm nền là âm được giữ lại ở bè Basse, các bè trên xảy ra sự chuyển
động hòa âm và giai điệu tự do.
53
2/ Các hình thức của âm nền: có hai hình thức:

- Âm nền trên T (ở đầu và ở kết), bắt đầu và kết thúc bằng hợp âm ba chủ hoặc bắt
đầu là hợp âm ba chủ và kết thúc là hợp âm II2.

- Âm nền trên D (ở kết), bắt đầu và kết thúc ở hợp âm ba bậc V hoặc bắt đầu từ K64
và kết thúc trên các hợp âm V, V7, III6.

3/ Độ dài của âm nền: có thể kéo dài cả một nhịp, thậm chí hai nhịp.

4/ Cách tiến hành các bè:

- Các hợp âm trên âm nền mất đi ý nghĩa riêng của mình và tên gọi bình thường
có thể sử dụng một cách ước lệ.

- Hòa âm trên âm nền được trình bày bằng ba bè, một số hợp âm được sử dụng
dưới hình thức không đầy đủ hoặc không bình thường.

BÀI 25. BIẾN ÂM ĐIỆU THỨC

1/ Định nghĩa:

Biến âm điệu thức là nâng lên hoặc hạ xuống nửa cung những nốt không
ổn định để tăng thêm sức hút về các nốt ổn định.

Bất cứ một nốt không ổn định nào đứng bên cạnh nốt ổn định (cách quãng
2 trưởng) đều có thể đặt một biến âm.

2/ Biến âm điệu thức trong điệu trưởng:

Trong điệu trưởng, những bậc có thể được biến âm gồm:

- Bậc II: có thể nâng lên hoặc hạ xuống.

- Bậc IV: có thể nâng lên.

- Bậc VI: có thể hạ xuống.

54
Ví dụ:

II IV VI

Những hợp âm hạ át biến âm thường được dùng:

- Hợp âm bảy giảm hạ át: được tạo ra bởi hai hợp âm II65 hoặc II43 với hai biến âm
đó là âm 1 và âm 3 nâng lên nửa cung.

Những kết hợp cơ bản: T, S, VI II65 ++ 83 hoặc II43 ++ 83 K64 , I64

Ví dụ:

II65 – II65 ++ 83 – K64 – V IV6–II43 ++ 83 – I64

- Hợp âm bảy bán giảm hạ át: được tạo ra bởi hợp âm IV7 hoặc IV65 với một âm
biến âm là âm 1 nâng lên nửa cung.

Những kết hợp cơ bản: T, S, VI IV7+8 hoặc IV65 +8 K64 , I64

Ví dụ:

55
IV – IV7+8 – K64 – V II6 – IV7+8–I64

- Hợp âm bảy át giả: hợp âm II65 hoặc II43 với ba âm biến âm, đó là âm 1 và âm 3
nâng lên nửa cung, âm 5 hạ xuống nửa cung. Hợp âm này còn gọi là hợp âm bốn
ba hai lần tăng vì trong đó có quãng 4 hai lần tăng (La giáng – Rê thăng).

Những kết hợp cơ bản: T, S, VI II65 ++ 83 hoặc II43 ++ 83 K64 , I64


h h

Ví dụ:

II43 – II43 ++ 83 – K64 – V7


h

Nếu hợp âm bảy át giả được giải quyết


h về hợp âm ba át (hợp âm ba bậc V) ta

phải viết nó ở dạng IV7+8 hoặc IV65 +8.


t t

Ví dụ: h h

IV65 +8 – V
t

Những kết hợp cơ bản: T, S, VI IV7+8


h hoặc IV65 +8 V
t t
h h

56
Sự giải quyết hợp âm bảy át giả vào hợp âm ba át sinh ra các quãng 5 song song
được gọi là quãng 5 Mozart với những bước đi quãng 2 thứ ở các bè. Các quãng 5
này được phép dùng, nó chỉ cấm ở hai bè ngoài cùng.

Ví dụ:

II43 – IV65 +8–V VI – IV65 +8–V IV6 –IV65 +8–V


t t t

3/ Biến âm điệu thức trong


h điệu thứ: h h

Trong điệu thứ, những bậc có thể được biến âm gồm:

- Bậc II: có thể hạ xuống.

- Bậc IV: có thể nâng lên hoặc hạ xuống.

- Bậc VI: có thể nâng lên.

Ví dụ:

II IV VI

Những hợp âm hạ át biến âm thường được dùng:

- Hợp âm hai sáu Napoli: hợp âm II6 với âm 1 được hạ xuống nửa cung. Ký hiệu:
II6n. Vị trí giai điệu: âm 1 (đã biến âm), ít khi âm 3. Tăng đôi âm: âm 3, đôi khi
tăng đôi âm 1.
h

57
Những kết hợp cơ bản: T, S, VI II6n K64 , T, D

h bước lệch và được dùng quãng 5 song


Khi phối hợp âm này được phép dùng
song ở bè Alto và Ténor.

Ví dụ:

I – II6– K64 –V I6 –II6n–K64 –V II7–I6 – II6n–V VI–II6n–II65 –V


n

- Hợp âm bảy giảmh hạ át: được hìnhh thành trên hợp âm IVh7 hoặc IV65 với
h hai biến

âm đó là âm 1 và âm 3 nâng lên nửa cung, được giải quyết về K64 hoặc I64 .

Những kết hợp cơ bản: T, S, VI IV7 ++ 83 hoặc IV65 ++ 83 K64 , I64

Ví dụ:

II65 – IV7 ++ 83–K64 IV6 –IV65 ++ 83–I64

- Hợp âm bảy át giả: được hình thành trên hợp âm IV7 hoặc IV65 với âm 1 nâng lên
nửa cung và được giải quyết về K64 , I64 hoặc V.

Những kết hợp cơ bản: T, S, VI IV7+8 hoặc IV65 +8 K64 , I64 , V

Ví dụ:

58
IV6 – IV65 +8–K64 II65 – IV7+8 – K64

Sự nối tiếp giữa hợp âm bảy át giả và hợp âm ba át (hợp âm ba bậc V)


cũng được phép sử dụng quãng 5 song song Mozart với những điều kiện như trong
điệu trưởng.

Ví dụ:

VI – IV65 +8–V IV6 – IV65 +8–V

BÀI 26. BIẾN ÂM ĐIỆU THỨC (tiếp theo)

1/ Các hợp âm hạ át biến âm còn lại:

- Trong điệu trưởng còn có các hợp âm: II65 +3, II43 +3, II43 +3, IV65 +8, IV7+8 và II6 . Tất
h n
h h
cả các hợp âm này đều giải quyết về K64 . Ngoài ra, các hợp âm II65 +3, II43 +3,hII43 +3
h h h
h
cũng có thể giải quyết về hợp âm ba át.
h
* Chú ý: hợp âm II6 trong điệu trưởng khác với điệu thứ, đó là có hai âm biến âm,
n
cụ thể là âm 1 và âm 5 hạ xuống nửa cung.
h

Ví dụ:

59
II6
n

Bên cạnh đó, ta cũng có thể dùng ở hìnhh thức nguyên vị (IIn).

- Trong điệu thứ còn có các hợp âm: II65 ++ 35 , II43 ++ 35 và II43 +3. Tất cả cũng được giải
quyết về K64 hoặc V.

2/ Các hợp âm át biến âm:

- Các hợp âm át biến âm trong điệu trưởng: V+5, V7+5, V7-5, V65 +5, V43 -5, VII7+3,
h
VII7 . Tất cả đều giải quyết về hợp âm ba chủ.
-3
h
h

- Cách hợp âm át biến âm trong điệu thứ: V7-5, V43 -5, VII7+3, VII7-3. Tất cả cũng được
giải quyết về hợp âm ba chủ.

* Chú ý: các hợp âm VII7 có biến âm ít được sử dụng hơn.

Ví dụ:

V7–V7+5–I V65–V65 +5–I V–V+5–I V7–V7-5–I V43–V43 -5–I V43–V43 -5–I

60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Vân Anh (2009), Giáo trình hòa âm, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Bách (2003), Hòa âm truyền thống (từ thời cổ điển đến hiện đại), Nxb
âm nhạc Hà Nội.

3. Chiulin và Privano (1987), Sách giáo khoa hòa âm tập 1 và 2 – Người dịch:
PGS. Ca Lê Thuần, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

4. Đô-Ra Ghê-Ooc-Ghi-Ê-Va (1993), Lịch sử âm nhạc thế giới – Quyển 1, Người


dịch: Nguyễn Ngọc Điệp, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

5. Đô-Ra Ghê-Ooc-Ghi-Ê-Va (2000), Lịch sử âm nhạc thế giới – Quyển 2, Người


dịch: Nguyễn Ngọc Điệp, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

6. Phạm Tú Hương, Vũ Nhật Thăng (1993), Sách giáo khoa hòa thanh, Nhạc
viện Hà Nội.

7. Phạm Tú Hương (2004), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Đại học Sư Phạm Hà
Nội.

8. Hoàng Hoa (2008), Giáo trình hòa âm ứng dụng, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

9. I. Đubôpxki, X. Epxêep, I. Xpaxôbin, V. Xôcôlôp (1963), Giáo khoa hòa âm


tập 1 – Người dịch: Lý Trọng Hưng, Nxb Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội.

10. I. Đubôpxki, X. Epxêep, I. Xpaxôbin, V. Xôcôlôp (1966), Giáo khoa hòa âm


tập 2 – Người dịch: Lý Trọng Hưng, Nxb Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội.

11. Phạm Minh Khang (2005), Giáo trình hòa thanh, Trung tâm thông tin – Thư
viện âm nhạc Hà Nội.

12. Đỗ Hải Lễ (1993), Giáo trình hòa âm, Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Họa
Trung ương.

61
13. Lê Hồng Phúc (2012), “Một vài suy nghĩ về công việc dạy và học môn hòa
âm – Môn học tư duy âm nhạc nhiều bè”, Âm nhạc học – Musicology
số 1, tr 42 – 48, Tạp chí nghiên cứu khoa học – Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

14. Rimsky Corsacov (1961), Sách giáo khoa hòa âm thực hành – Người dịch:
Nguyễn Lương Hồng, Nxb âm nhạc Hà Nội.

15. Đào Thái (1994), Sách giáo khoa hòa âm – Tập 1, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

62

You might also like