You are on page 1of 4

Đáp án – câu hỏi Tuyển sinh Khoa âm nhạc ĐH.

NTTu
1. Cung và nửa cung là khoảng cách về cao độ của âm
thanh. Trong 1 quãng 8 (trên đàn Piano) chia được 12
nửa cung. Các âm nối tiếp liền kề trên hàng phím trắng
cách nhau 1 cung, trừ Mi-Fa và Si-Đo là nửa cung. Phím
trắng và phím đen liền kề cách nhau nửa cung.
Trùng âm là tên gọi khác nhau của cùng một âm.
Ví dụ, C# và Db, G# và Ab…

2. Hóa biểu (key signatures) là bộ dấu hóa đặt ngay cạnh khóa nhạc.
Các dấu hóa có tác dụng ảnh hưởng thay đổi cao độ đến tất cả các nốt
có cùng tên với vị trí đặt dấu hóa.
Thứ tự dấu thăng và giáng theo hóa biểu:

- Dấu #: FCGDAEB
- Dấu b: BEADGCF

3. Giọng cùng hóa biểu là cặp giọng Trưởng và thứ có cùng bộ hóa biểu nhưng khác âm chủ.
Giọng Trưởng cao hơn giọng thứ cùng hóa biểu 1 quãng 3 thứ (1,5 cung) [xem hình ở câu 5]
Ví dụ: Cùng hóa biểu 2 dấu # (F#,C#) ta có cặp giọng: D major và B minor; hóa biểu 3b (Bb, Eb,
Ab) ta có cặp giọng Eb major và C minor.
4. Điệu thức trưởng (Major scale) được tạo nên bởi các bậc âm nối tiếp nhau theo khoảng cách
(1 cung và nửa cung) từ âm chủ đi lên: 1 - 1 - ½ - 1 - 1 - 1 - ½;
Điệu thức thứ (minor scale): 1 - ½ - 1 - 1 - ½ - 1 - 1.

5. Các cặp giọng Trưởng-thứ cùng hóa biểu


(relative keys) cách nhau theo các
Quãng 5 đúng đi lên (dấu #)
và Quãng 5 đúng đi xuống (dấu b).
Xác định giọng dựa vào hóa biểu:
Cách 1: tra theo bảng hệ thống giọng điệu vòng quãng 5.
Cách 2: dựa vào quan sát dấu hóa:
- Với dấu (#): từ dấu [# cuối] tính lên bậc (1/2c) được giọng trưởng, tính xuống bậc (1c) được
giọng thứ.
- Với dấu (b): từ dấu [b cuối] tính lên Quãng 5 được giọng trưởng, tính lên Quãng 3 được giọng
thứ.
6. Nhịp đơn (Simple time): là nhịp có phách phân 2. Số trên (của số chỉ nhịp) là các số 2, 3, hoặc
4 tương ứng có 2, 3, 4 phách trong một ô nhịp; số dưới cho biết hình nốt đó bằng một phách.
Ví dụ: -Nhịp 3/8, số 3 có 3 phách trong 1 ô nhịp; số 8  nốt phần 8 (nốt đơn) bằng 1 phách.
- Nhịp 2/4, số 2 có 2 phách trong 1 ô nhịp, số 4  nốt phần 4 (đen) bằng 1 phách.

7. Nhịp ghép (Compound time): là nhịp có phách phân 3 (phách là nốt có chấm).
+ Số trên là các số 6, 9, hoặc 12 với số phách tương ứng trong 1 ô nhịp là 2, 3, hoặc 4 phách.
+ Số dưới được hình nốt nào, ghép 3 hình nốt đó được hình nốt bằng 1 phách.
Ví dụ:
- Nhịp 6/4, số 6  có 2 phách trong 1 ô nhịp; số 4 là nốt đen (nốt phần 4), 3 nốt đen ghép lại 
nốt trắng chấm bằng 1 phách.
- Nhịp 9/8, số 9  có 3 phách trong 1 ô nhịp; số 8 là nốt đơn (nốt phần 8), 3 nốt đơn ghép lại 
nốt đen chấm bằng 1 phách.

8. Khóa Sol-2 cho biết vị trí nốt Sol nằm trên dòng kẻ số 2 của khuông nhạc, đây là nốt Sol thuộc
quãng 8 thứ tư.
Khóa Fa-4 cho biết vị trí nốt Fa nằm trên dòng kẻ số 3 của khuông nhạc, đây là nốt Fa thuộc
quãng 8 thứ ba.

9. Nhịp độ: là tốc độ (nhanh-chậm) diễn tấu của tác phẩm âm nhạc.Nhịp độ được chia làm 3
nhóm: chậm – vừa – nhanh:
 Chậm: Grave (nặng nề) < Adagio (chậm) < Andante (thong thả)
 Vừa: Andantino (thanh thản) < Moderato (vừa phải) < Allegretto (hơi nhanh)
 Nhanh: Allegro (nhanh) < Vivace (rất nhanh) < Presto (hối hả)

10. Piano (p): nhỏ Forte (f): mạnh


Pianissimo (pp): rất nhỏ Fortissimo (ff): rất mạnh
Mezzo Piano (mp): nhỏ vừa Mezzo Forte (mf): mạnh vừa

11. 4 loại giọng cơ bản trong hợp xướng, thứ tự từ trên xuống: Soprano (nữ cao), Alto (nữ trầm),
Tenor (nam cao), Basso (Nam trầm).
Trong thanh nhạc chia làm 6 giọng cơ bản:
- Giọng nữ có: Soprano, Mezzo-soprano (nữ trung), Alto
- Giọng nam có: Tenor, Baritone (nam trung), Basso
12. Hình thức hai đoạn đơn là hình thức gồm 2 phần, mỗi phần có cấu trúc một đoạn đơn.
Dựa vào câu 2 đoạn thứ hai, HT2ĐĐ chia làm 2 loại:
- Nếu câu 2 đoạn thứ hai nhắc lại âm nhạc đoạn thứ nhất, ta có HT2ĐĐ có tái hiện.
Sơ đồ: a (x-x) – b (y-x).
- Nếu câu 2 đoạn thứ hai không nhắc lại âm nhạc đoạn thứ nhất, ta có HT2ĐĐ không tái hiện.
Sơ đồ: a (x-x) – b (y-y)
Chú thích: a, b là kí hiệu đoạn nhạc; x,y là câu nhạc.
13. HT3ĐĐ là hình thức gồm 3 phần, mỗi phần có cấu trúc 1 đoạn đơn, phần thứ nhất gọi là phần
trình bày, phần thứ hai là phần giữa, phần thứ ba thường là sự nhắc lại phần thứ nhất nên được
gọi là phần tái hiện. [a –b – a1]
- Nếu chất liệu xây dựng phần giữa được phát triển từ nhân tố đã có ở phần trình bày, ta có
HT3ĐĐ phát triển.
- Nếu phần giữa là âm nhạc mới tương phản với hai phần còn lại, ta có HT3ĐĐ với phần giữa
tương phản.
14. Nghệ sĩ Ưu tú Quốc Trụ tên đầy đủ là Đào Quốc Trụ, sinh ngày 3/1/1941, tại Hà Nội. Ông được xem là một
trong những nghệ sĩ Opera đầu tiên của Việt Nam. Từng du học thanh nhạc ở Bulgaria 7 năm, sau đó ông trở về
Việt Nam làm công tác giảng dạy.

Ông là người sáng lập ra Khoa Thanh nhạc Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh từ năm 1976 và giữ chức Trưởng khoa
lâu nhất, trong vòng 25 năm, từ năm 1976 - 2001.

Suốt khoảng thời gian giảng dạy của mình, Nghệ sĩ Quốc Trụ đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ ca nghệ sĩ nổi tiếng
của làng nhạc Việt như: NSND Tạ Minh Tâm, ca sĩ Cao Minh, NSƯT Thanh Thuý, Lê Nam Khánh, Mỹ Tâm,
Hiền Thục,… Và các giảng viên, thạc sĩ thanh nhạc xuất sắc như: Khánh Trang, Ngọc Thúy, Ngô Công Lâm...

Năm 2015, Nhạc Viện TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức đêm nhạc “NSƯT Quốc Trụ - Hơn nửa thế kỷ biểu diễn và
giảng dạy” để ghi nhớ công lao trên của ông.
14/8/2021 NSUT Quốc Trụ ra đi trong sự thương tiếc của nhiều người vì dịch bệnh Covid.

15.Nghệ sỹ Nhân dân Trung Kiên (1939-2021) tên đầy đủ là Nguyễn Trung Kiên, quê ở Thái
Bình. Ông là con trai của nhà cách mạng Nguyễn Danh Đới.
NSND Trung Kiên là một tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam nói chung và dòng nhạc cách
mạng, thính phòng nói riêng.
Ông sở hữu giọng nam cao mẫu mực, thể hiện thành công nhiều nhạc phẩm như: “Đất nước
trọn niềm vui”, “Tình ca”, “Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn”, “Chào sông Mã anh hùng”, “Bài
ca Trường Sơn”, “Việt Nam trên đường chúng ta đi”…
Cho đến nay, NSND Trung Kiên vẫn là người Việt Nam duy nhất có học hàm Giáo sư về thanh
nhạc. Ông là học viên khóa 3 Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia),
và có thời gian du học tại Ukraina.
Ông là thầy của nhiều thế hệ ca sỹ nổi tiếng: NSND Quốc Hưng, NSƯT Đăng Dương, NSƯT
Ánh Tuyết (nguyên trưởng khoa TN Nhạc viện Tp HCM, hiện cô đang là trưởng khoa Âm nhạc
ĐH Nguyễn Tất Thành), ca sỹ Trọng Tấn, Lan Anh, Tân Nhàn…
Ông từng giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch) từ năm 1992 đến năm 2001.
16. Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn sinh 1958 tại Hà Nội, trong gia đình có truyền thống nghệ
thuật, cha là nhà thơ Đặng Đình Hưng, mẹ là nghệ sĩ piano Thái Thị Liên (người góp công thành lập
Nhạc viện Hà Nội – nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Thời thơ ấu Đặng Thái Sơn học piano với mẹ, rồi học Nhạc viện Hà Nội, sau du học tại Nhạc viện
Tchaikovsky.
Năm 1980, Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế danh giá Frédéric Chopin lần thứ X
ở Warszawa (Ba Lan). Ông là nghệ sĩ dương cầm châu Á đầu tiên đoạt giải nhất tại cuộc thi này.
Sau khi đoạt giải, Đặng Thái Sơn quay lại Moskva học tiếp và tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovky
năm 1983.
Sau khi tốt nghiệp, ông nhận lời mời sang giảng dạy tại Nhạc viện Kunitachi tại Tokyo (Nhật Bản).
Kể từ khi đoạt giải Chopin, ông đã trình diễn hầu như ở tất cả các phòng hòa nhạc nổi tiếng trên thế
giới.
Năm 1984, ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, khi đó, ông mới 26 tuổi. Ông là NSND
trẻ nhất khi được trao tặng danh hiệu này từ trước đến nay.
Năm 1991, ông định cư tại Montréal, Canada và dạy ở Đại học Montréal.
Hàng năm, ông thường về Việt Nam để tham gia vào các buổi hòa nhạc lớn góp sức vào các dự án
giáo dục âm nhạc chuyên nghiệp.
17. Franz Joseph Haydn (1732 – 1809) nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo. Ông là nhà soạn nhạc xuất
chúng của trường phái âm nhạc cổ điển Vienn, còn được gọi là "người cha của giao hưởng" và "cha
đẻ của tứ tấu dây" bởi sự đóng góp và định hình 2 thể loại này qua số lượng tác phẩm đồ sộ.
Ông có mối quan hệ thân thiết (thầy/bạn/đồng nghiệp) với Mozart và Beethoven.
Tác phẩm:- Hơn 100 giao hưởng, nổi bật là: bản số 45 - Farewell (Tiễn biệt), số 94 - Surprise
(Ngạc nhiên), số 101 - The Clock (Đồng hồ)…; 52 sonata cho piano, - 82 tứ tấu dây…
18. Franz Schubert (1797-1828) là nhạc sĩ người Áo, người mở đầu trường phái âm nhạc lãng
mạn. Ông được mệnh danh là “Vua ca khúc” vì đã đưa thể loại ca khúc, liên ca khúc lên tầm vóc
nghệ thuật sánh ngang với các thể lọai âm nhạc hàn lâm khác. Ông là nhạc sĩ Vienn đầu tiên sống
và sáng tác “tự do” (không người bảo trợ).
Phần lớn cuộc đời của thiên tài âm nhạc Schubert sống trong cảnh nghèo khó, rất nhiều tác phẩm
của ông đã không có cơ hội vang lên trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của Schubert (ông mất năm
31 tuổi)
Tác phẩm: 9 bản giao hưởng, nổi bật là bản số 8 - Unfinished (dở dang); 15 tứ tấu dây, nổi bật
bản số 14 “Death and the maiden” (Thần chết và thiếu nữ); các ca khúc: Ave Maria, Serenada
(dạ khúc), Die Frorelle (Con cá mương)…

You might also like