You are on page 1of 12

Bản hợp âm chính và phụ phổ biến:

Các hợp âm Guitar cơ bản đầy đủ và thông dụng 


 
Hãy xem việc chú thích các ký tự dưới đây bạn sẽ hình dung ra được cụ thể hình ảnh phái dưới nhé.

- Chữ viết in đứng một mình : Âm giai Trưởng (A: La trưởng)

- Chữ viết in có chữ “m” đứng cạnh: Âm giai thứ (Cm: Đô thứ)

- Có số 7 : Hạ ác âm của âm gia đó (C7: Đô bảy; Am7: La thứ bảy) – tương tự với số các số khác

- Chữ in có kèm dấu # (thăng): tăng hợp âm lên nữa cung. (C#: Đô thăng trưởng)

Quy tắc cấu tạo hợp âm thông dụng được sử dụng để xác định hợp âm đó là xác định hợp âm theo quy tắc 1-
4-5.

 
Các thế bấm tắc từ ngăn 1 (đầu cần đàn) của đàn guitar thùng
Để dễ chơi hơn người ta bỏ bớt một số dây trong thế bấm gọi là bấm tắc .
Các thế bấm đầy đủ từ ngăn 1 (đầu cần đàn) của đàn guitar thùng
Các hợp âm từ ngăn 1 của đàn guitar thùng
HƯỚNG DẪN CÁCH TẠO VÒNG HỢP ÂM

Vòng hợp âm là khái niệm không quá xa lạ với những người chơi nhạc cụ. Sau khi học một thời gian, bạn sẽ nhận ra
rằng có những hợp âm đi cùng nhau nghe tuyệt và hợp hơn hẳn so với những hợp âm khác. Vì sao lại như thế?
mTrend sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bằng bài hướng dẫn cách tạo vòng hợp âm nhé!

Bước 1: Sử dụng gam trưởng hoặc thứ để tìm những hợp âm tiềm năng cho vòng hợp âm.

Ví dụ, hợp âm C trưởng bao gồm những nốt theo thứ tự như sau: C, D, E, F, G, A, B, C. Điều này có nghĩa rằng
những hợp âm tiếp theo có thể là một bài của bài hát trong hợp âm C trưởng, vì thế bạn có thể (và nên) sử dụng
chúng để tạo vòng hợp âm C.

Bước 2: Sử dụng chữ số La Mã để đánh số các hợp âm trong gam trưởng, giúp bạn có thể tạo những vòng hợp âm
dễ dàng hơn.

Ở trường hợp này, một mẩu giai điệu trong bất kỳ giọng điệu nào cũng được thể hiện rất “chung”. Ví dụ, vòng hợp âm
thường gặp là I-IV-V. Điều này có nghĩa rằng, giọng điệu nào không quan trọng, cứ chơi nốt/hợp âm đầu tiên trong
gam trưởng, sau đó là nốt/hợp âm thứ 4 rồi thứ 5.

 Ví dụ: Trong C trưởng, bậc I là C, bậc IV là F, và bậc V là G.

Bước 3: Bắt đầu bài hát từ bậc I, hoặc hợp âm phù hợp với giọng điệu.

Hợp âm bậc I được gọi là hợp âm chủ, là hợp âm quan trọng nhất trong bài hát, thường được đặt ở đầu bài và nhất là
cuối bài.

Bước 4: Học những vòng hợp âm phổ biến để quen với flow của bài hát.

Bậc I, IV, V là những hợp âm nghe hay khi đi cùng nhau trong hầu hết các thể loại nhạc. Vì thế, với ví dụ hợp âm E
trưởng, bậc I sẽ là E, bậc IV là A và V là B. Dần dần bạn sẽ học được cách đặt hợp âm này. Ngoài ra, những vòng
hợp âm thông dụng có thể kể đến là:
 I-V-vi-IV: ở đây, hợp âm bậc VI là hợp âm thứ. Đôi khi nó sẽ thay đổi trong đoạn điệp khúc hoặc đoạn chuyển
thành vi-IV-I-V.
 vi-V-IV-V: tuyệt vời với hầu hết các thể loại.
 …

Bước 5: Theo đổi loại hợp âm (thứ, thứ 7, v.v…) để thay đổi cảm nhận của bài hát mà không thay đổi vòng hợp âm.
Những bài hát buồn thường mang hợp âm thứ. Bạn có thể điều chỉnh loại hợp âm trong khi vẫn duy trì hợp âm chủ để
bài hát trở nên hay và lạ hơn.

Bước 6: Sử dụng gam thứ để hình thành vòng hợp âm, thay cho gam trưởng.

Một khi đã quen với gam trưởng, hãy thử chơi bằng gam thứ nhé! Tuy nhiên hãy nhớ rằng, vòng hợp âm kinh điển I-
IV-V ở gam trưởng hay gam thứ đều như nhau nhé. Ví dụ: Trong gam C thứ: C-D-E♭-F-G-A♭-B♭-C. Vòng hợp âm I-IV-
V vẫn là C-F-G, giống như trong gam trưởng. Nhưng điều gì xảy ra với vòng hợp âm I-V-vi-V? Vòng hợp âm nghe
khác thế nào với chỉ một hợp âm được thay đổi?

Tạm kết: Việc hiểu được rõ về vòng hợp âm thật khó để nói trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, mTrend hi vọng
những chia sẻ trên sẽ giúp bạn phần nào cảm thấy dễ dàng hơn với nó. Bên cạnh đó, để có cái nhìn sâu hơn, mời
bạn xem thêm video bên dưới nhé!

Sự kỳ diệu của vòng tròn hợp âm (vòng tròn quãng 5)


1.

Một chút tản mạn về vòng tròn hợp âm này.

Thực ra vòng này còn có nhiều cái hay. Các bạn mới học có thể in ra một vòng như vậy để dễ tham khảo.
Sau đây là một vài ý nghĩa của vòng tròn này.

1. Vòng tròn này gọi là vòng quãng 4 và 5 (The Circle of fifths). Áp dụng đầu tiên của vòng tròn này
giống như bạn minhphihn đã đề cập ở trên. Mình sẽ nói rõ hơn về ý này

Trước hết nếu đã học đệm hát thì các bạn cũng sẽ biết về vòng hòa âm của một âm giai (nói đơn giản là một
tông, một giọng). Một trong các vòng hòa âm cơ bản áp dụng khi đệm hát một bài hát là 1 - 4 -5. Nghĩa là
Hợp âm chủ âm - hợp âm quãng 4 tính từ chủ âm - hợp âm quãng 5 tính từ chủ âm.

Ví dụ: bài hát ở tông Đô trưởng (C) thì ta thường áp dụng quy luật 1 - 4 -5 để tìm bộ hợp âm khi đệm gồm:
C (1) - F (4) và G (5) (cứ viết các nốt theo thứ tự C - D - E - F - G - A - B - C rồi tính 1 - 4 - 5 là được.

Ví dụ 2: bài hát ở tông La trưởng (A) thì ta viết A - B - C# - D - E - F# - G# - A và ta có 1 - 4 -5 là A - D - E.


Chú ý ở tông A thì các nốt C, F, và G đều được thăng lên theo quy luật của âm giai trưởng. Bạn muốn hiểu
tại sau thăng lên như vậy thì phải tìm hiểu về âm giai trưởng. Ở đây mình sẽ không nói sâu về chỗ cấu tạo
âm giai.

Tóm lại, vòng hòa âm cơ bản để đệm hát là 1 - 4 - 5.

Bạn cũng lưu ý là thông thường, hợp âm 5 trong bộ trên sẽ được chuyển thành hợp âm 7 để nghe hay hơn.
Ví dụ ở trên, người ta thường chuyển C - F - G thành C - F - G7 và A - D - E thành A - D - E7.
Bây giờ bạn hãy nhìn vào vòng tròn quãng 4 - 5 ở trên. Bạn cứ chọn một hợp âm bất kỳ. Ví dụ G. Nhìn bên
trái của G ta sẽ có C và bên phải của G ta có D.
Viết lại G - C - D đây chính là 3 hợp âm của tông G đúng theo cách tính 1 - 4 -5 ở trên. Như vậy thay vì phải
viết đủ các hợp âm ra rồi đếm, ta chỉ cần nhìn vào vòng tròn này thì sẽ thấy được bộ hợp âm của bất kỳ tông
nào. Và như lưu ý ở trên, ta chuyển hợp âm D ở quãng 5 thành hợp âm 7 ta có bộ hợp âm chính thức của
tông G trưởng là G - C - D7.
Lưu ý: bên trái của một hợp âm là quãng 4 và bên phải là quãng 5.
Ví dụ: bạn nhìn vòng tròn và chọn C, ta có bên trái C là F và bên phải C là G. Vậy bộ hợp âm của tông C là C
- F - G7. Xem lại ví dụ tính hợp âm ở trên bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn chính xác.
Tóm lại: không cần phải nhớ nhiều, chỉ cần in vòng tròn này ra thì ta có thể tìm được các hợp âm cơ bản để
chơi một bài hát theo luật 1 - 4 - 5.
2. Ứng dụng thứ 2 của vòng tròn này là tìm hợp âm thứ tương ứng với hợp âm trưởng.
Cái này thì đơn giản, nhìn vào vòng tròn, bạn sẽ thấy vòng ngoài ghi các hợp âm trưởng và vòng bên trong
ghi các hợp âm thứ tương ứng. Ví dụ hợp âm C thì có Am là hợp âm thứ tương ứng. Mi trưởng (E) thì có hợp
âm thứ tương ứng là C#m.
Đối với các hợp âm thứ, ta cũng áp dụng quy luật bên trái và bên phải thì sẽ có các hợp âm theo bộ 1 - 4 - 5
như phần 1 đã nói.
Ví dụ: bài hát ở giọng La thứ Am, ta có bộ hợp âm: Am - Dm - Em (chuyển thành E7). Bài hát ở giọng Gm
thì ta có bộ hợp âm Gm - Cm - Dm (chuyển thành D7).
3. Ứng dụng thứ 3 là xác định bài hát ở tông/giọng nào theo dấu hóa ở đầu bài.
Nếu bạn từng đọc sheet nhạc (bản nhạc có nốt) thì bạn sẽ thấy ở khuôn nhạc đầu bài có thể có một số dấu
thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Tất nhiên nhiều bài không có dấu thăng hay dấu giáng nào. Nhiều bản nhạc
không ghi sẵn hợp âm nên ta cần phải dựa vào số lượng dấu thăng(#) và giáng (b) ở đầu bài (thường gọi là
dấu hoáWink để xác định giọng/tông của bài hát.
Trước khi nói về cách sử dụng vòng tròn trên để xác định tông bài hát, mình liệt kê một vài ví dụ về xác định
tông bài theo dấu hoá như sau:
a/ Bài hát không có dấu thăng hay dấu giáng nào thì sẽ là tông Do trưởng (C) hoặc La thứ (Am). Để xác định
chính xác là tông C hay Am, bạn phải nhìn vào nốt cuối bài. Nếu là nốt C thì bài ở tông C, nếu là nốt A thì bài
ở tông Am.
b/ Bài hát có một dấu thăng thì tông là G trưởng hoặc Em. Nốt cuối bài là G thì bài là G trưởng, nốt cuối là E
thì tông là Em.
c/ Bài hát có một dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm. Cũng nhìn nốt cuối bài để xác định trưởng hay
thứ.
Thường thì ta có thể thấy từ 0 dấu thăng/giáng cho đến 6 dấu thăng hoặc 6 dấu giáng. Và ta có thể sử dụng
vòng tròn này để khỏi phải nhớ nhiều.
Đầu tiên, bạn nên nhớ vòng tròn này bắt đầu từ C. Một nữa bên phải của vòng tròn (đến F#) là thứ tự tông
tương ứng của số dấu thăng đầu bài. Một nữa bên trái của vòng tròn là thứ tự tông tương ứng với số dấu
giáng của đầu bài.
Ví dụ Nhìn vào vòng tròn
1/ bài hát không thăng không giáng thì là C trưởng hoặc tương ứng là Am
2/ bài hát một dấu thăng thì tông là G trưởng hoặc Em
3/ bài hát 2 dấu thăng thì tông là D trưởng hoặc Bm
4/ tương tự, bài hát có 5 dấu thăng thì tông là B trưởng hoặc G#m
5/ bài hát có 6 dấu thăng thì tông là F# trưởng hoặc D#m
6/ bài hát có 1 dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm
7/ bài hát có 3 dấu giáng thì tông là Eb trưởng hoặc Cm
Cứ như vậy bạn có thể nhanh chóng tìm ra tông/giọng (chủ âm) của bất kỳ bài hát nào khi bạn có sheet
nhạc.
Và lưu ý: vị trí của F# (6 dấu thăng) cũng là vị trí của Gb (6 dấu giáng).
Tổng hợp lại, mình sẽ lấy một ví dụ tổng hợp để áp dụng 3 điều trên khi bạn có một bản nhạc. Giả sử bản
nhạc "Đêm buồn tỉnh lẻ" của Tú Nhi & Bằng Giang Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để xem được links

Nhìn vào bản nhạc, ta thấy có 3 dấu giáng. Nhìn vào vòng tròn trên, 3 dấu giáng tương ứng với Eb trưởng
hay Cm.
Tiếp theo, nhìn nốt cuối bài, "...tỉnh lẻ đêm buồn" chữ cuối rơi vào nốt Đô (C) vậy bài này là tông Cm.
Tiếp tục, để đệm hát cơ bản cho bài này, bên trái Cm là Fm và bên phải là Gm ta chuyển Gm thành G7 và có
bộ hợp âm cơ bản của bài: Cm - Fm - G7.
Và bạn có thể bắt đầu đệm hát cho bài này theo bộ hợp âm trên. (dĩ nhiên bạn cũng phải biết bài này chơi
điệu Bolero - cái này thì có dịp mình nói sau)
Bây giờ, giả sử bạn thấy bài này mà chơi Cm thì không hợp với giọng của bạn lắm. Ví dụ có nhiều đoạn hơi
cao, bạn hát không tới. Vậy thì bạn có thể chơi Bm. Nhìn vào vòng tròn trên tìm Bm, bạn sẽ có bộ hợp âm
tương ứng là Bm - Em và F#7 (do chuyển F#m thành hợp âm 7). Còn như bạn thấy bài hát hơi thấp, bạn hát
cao hơn một chút thì có thể chơi thành Dm. Và cũng dựa vào vòng tròn, bạn có thể thấy bộ hợp âm Dm -
Gm - A7.
Rồi giả sử, bạn đã chơi được bài "Đêm buồn tỉnh lẻ" theo đúng bộ hợp âm chuẩn Cm - Fm - G7. Nhưng chơi
có 3 hợp âm thôi cũng chán vì có nhiều chỗ bạn thấy chưa được hay lắm. OK, bạn có thể thấy Cm tương ứng
với Eb trưởng. Vậy những câu nào trong bài hát có giọng hơi cao cao hơn chủ âm Cm nhưng chưa tới Fm thì
bạn có thể chơi Eb trưởng thay vì phải giữ nguyên Cm. Và trong bộ hợp âm của Eb, ta có Ab. Vậy nếu có câu
hát giọng lơ lững hơi cao hơn G7 nhưng chưa tới Cm thì bạn có thể chơi Ab.
Như vậy chỉ với một vòng tròn hợp âm đơn giản, bạn đã có thể chơi một bài hát với 3, 4 hoặc 5 hợp âm rồi.
Feliz Nevidad Stand by me Let it be Tìm lại trong mỗi người
Jinger bell I’m Your Thu cuối
Lapapa Take me home country road Cơn mưa ngang qua
Nhạc trẻ em
Nhạc Trịnh âm Trưởng

Dùng thứ hoặc 7 ở cuối vòng

You might also like