You are on page 1of 13

CÂU HỎI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012 – 2013

*******
Câu 1:
a-Dấu hóa là gì? Đặc điểm của dấu hóa theo khóa và dầu hóa bất thường?
Trả lời:
Dấu hóa là dấu hiệu đặt ngay trước nốt nhạc (dấu hóa bất thường) hoặc đặt sau bộ khóa ở đầu
dòng nhạc (dấu hóa theo khóa), dùng để nâng hay hạ cao độ của nốt cơ bản. Có 5 loại dấu hóa:
thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, bình (hay hoàn).
b-Trình bày các lỗi cơ bản trong sắp xếp và nối tiếp hợp âm.
Trả lời:
1. Các lỗi cơ bản trong sắp xếp và nối tiếp hợp âm gồm có:
- Về sắp xếp hợp âm: Hợp âm rỗng bè, chéo bè
Hợp âm tăng đôi hoặc dùng thiếu âm sai nguyên tắc
- Về nối tiếp hợp âm: Quãng tám và quãng năm song song
Quãng tám và quãng năm ẩn
Nối tiếp ngược công năng (D->S)
Syncope hòa âm (hợp âm đã dùng ở phách yếu không được lặp lại
ở phách mạnh)
Giải quyết sai các hợp âm nghịch (hợp âm bẩy, hợp âm chín, hợp
âm biến âm…)

c-Đặc điểm hình thức một đoạn độc lập trong thanh nhạc.
Trả lời :
Đoạn độc lập trong thanh nhạc thường có 2 câu nhạc. Câu 2 là sự phát triển của câu 1. Câu 2
thường lặp lại, làm bài hát dài thêm.
d-Ý nghĩa của hai tập Bình quân luật viết cho đàn Clavecin của J.Bach. Hát hoặc đàn 1
giai điệu trong hai tập đó?
Trả lời :
-Bach là nhạc sĩ Tiền cổ điển Đức nửa đầu thế kỷ 18, có công đặc nền móng cho âm nhạc bác
học thế giới.
-Ông là nhà lý luận phê bình thực tiễn, chứng minh hệ thống bình quân luật bằng 48 cặp
prelude và fugue.
-Tác phẩm tiêu biểu: 48 cặp prelude và fugue, Messa si thứ, tổ khúc Pháp, tổ khúc Đức...
-Bằng 2 tập Bình quân luật (48 prelude và fugue), Bach ứng dụng lý thuyết bình quân luật
(chia quãng 8 thành 12 phần bằng nhau) cho đàn phím. Từ đó, đàn piano và hòa âm đẳng âm
ra đời.
Chủ đề Invention:

Câu 2:
a-Cách xác định giọng từ dấu hóa theo khóa cho trước. Cho ví dụ?
Trả lời:
-Xác định giọng trưởng hướng dấu thăng: từ dấu thăng cuối ở bộ khoá tính lên quãng 2 thứ
-Xác định giọng thứ hướng dấu thăng: từ dấu thăng cuối ở bộ khoá tính xuống quãng 2 trưởng
-Xác định giọng trưởng hướng dấu giáng: giọng trưởng cùng tên dấu giáng kế cuối
-Xác định giọng thứ hướng dấu giáng: từ dấu giáng cuối ở bộ khoá tính lên quãng 3 thứ
-Trường hợp ngoại lệ: bộ khoá không dấu hoá -> giọng đô trưởng hoặc la thứ
Bộ khoá 1 dấu giáng -> giọng fa trưởng hoặc rê thứ
b- Nêu số bậc, ký hiệu chức năng của các hợp âm ba chính và phụ trong điệu thức trưởng tự
nhiên, thứ hòa âm. Cho ví dụ.

Trả lời:
2. Trong điệu thức trưởng tự nhiên và thứ hòa âm, hợp âm ba chính gồm:
- Hợp âm thành lập trên bậc I, ký hiệu chức năng là T (dur), t (moll)
- Hợp âm thành lập trên bậc IV, ký hiệu chức năng là S (dur), s (moll)
- Hợp âm thành lập trên bậc V, ký hiệu chức năng là D (dur-moll)
Các hợp âm ba phụ gồm:
- Hợp âm thành lập trên bậc II, ký hiệu là S, s
- Hợp âm thành lập trên bậc III, ký hiệu là DT, D
- Hợp âm thành lập trên bậc VI, ký hiệu là TS, ts
- Hợp âm thành lập trên bậc VII, ký hiệu là D, D
Ví dụ, giọng đô trưởng tự nhiên có các hợp âm ba chính là đồ-mi-son, pha-la-đô, son-si-rê; các
hợp âm ba phụ gồm có rê-pha-la, mi-son-si, la-đô-mi và si-rê-pha. Giọng la thứ hòa âm có các
hợp âm ba chính là la-đô-mi, rê-pha-la, mi-son thăng-si; các hợp âm ba phụ là si-rê-pha, đô-
mi-son thăng, pha-la-đô và son thăng-si-rê.
c-Đặc điểm của hình thức 1 đoạn độc lập trong khí nhạc?
Trả lời:
Hình thức này xây dựng trên một chủ đề, phản ánh một hình tượng âm nhạc. Nếu được hình
thành từ hai câu nhạc thì câu nhạc thứ hai thường được mở rộng với các bước nhảy dẫn đến
cao trào. Ngoài ra còn gặp các đoạn nhạc ba câu và đoạn nhạc phức tạp.
d-Vai trò của J.Haydn trong thể loại giao hưởng. Kể tên các nhạc khí trong dàn nhạc giao
hưởng?
Trả lời:
Haydn được mệnh danh là cha đẻ của giao hưởng. Ông đã góp phần cải cách giao hưởng cổ
điển, đưa liên khúc sonate vào giao hưởng 4 chương. Ông cải cách biên chế dàn nhạc giao
hưởng thành 4 bộ: dây, đồng, gỗ, gõ.
-Bộ dây: violon, viola, violoncelle, contrebass
-Bộ đồng: trompette, trombone, cor
-Bộ gỗ: flute, oboe, clarinet, fagot
-Bộ gõ: timpani

Câu 3:
a-Cho biết tên các bậc trong điệu thức cổ điển
Trả lời:
Bậc I : chủ âm
Bậc II : âm dẫn đi xuống
Bậc III : âm trung
Bậc IV : hạ át
Bậc V : át
Bậc VI : trung hạ
Bậc VII: âm dẫn đi lên (cảm âm)
b-Những hợp âm hạ át nào không sử dụng trong điệu trưởng hòa âm? Cho ví dụ và giải thích
tại sao?
Trả lời:
Có hai hợp âm không dùng trong điệu trưởng hòa âm là bậc VI nguyên vị và bậc II nguyên vị.
Ví dụ, giọng đô trưởng hòa âm có nốt la giáng tạo thành hợp âm bậc VI la giáng-đô-mi là hợp
âm ba tăng, hợp âm bậc II rê-pha-la giáng là hợp âm ba giảm. Theo nguyên tắc hòa âm cổ
điển, các hợp âm ba tăng và ba giảm thường không dùng dưới dạng nguyên vị. Do đó bậc VI
và bậc II nguyên vị không dùng trong điệu trưởng hòa âm.

c-Đặc điểm của hình thức 2 đoạn đơn


Trả lời:
Gồm 2 đoạn. Đoạn 1 trình bày, thông thường có 2 câu nhạc thống nhất về các mặt giai điệu,
chủ đề, hoà âm, cấu trúc. Đoạn 2 cũng có 2 câu, câu 1 tương phản đoạn 1. Câu 2 nếu nhắc lại
đoạn 1 thì gọi là hình thức 2 đoạn đơn có tái hiện, nếu không nhắc lại đoạn 1 thì gọi là hình
thức 2 đoạn đơn không tái hiện.
d-Vị trí và công lao của Mozart trong nền âm nhạc cổ điển thế giới. Hát hoặc đàn một giai điệu
của Mozart.
Trả lời:
Mozart là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái cổ điển Vienne, nửa sau thế kỷ
XIX. Ông nổi tiếng là nhạc sĩ thần đồng, sáng tác từ 4 tuổi, biểu diễn ở cung đình Áo từ 6 tuổi,
trở thành viện sĩ hàn lâm Bolonge (Ý) năm ông 14 tuổi. Ông viết tác phẩm ở tất cả các thể loại
âm nhạc đương thời và trong thể loại nào cũng có tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao. Ông
phát triển thể loại opera từ nhạc sĩ Gluck và giao hưởng từ nhạc sĩ Haydn.
Giảo hưởng 40, chương 1, chủ đề 1:

Câu 4:
a-Đặc điểm các điệu thức thứ hòa âm, thứ giai điệu. Cho ví dụ?
Trả lời:
-Điệu thức thứ hoà âm tương đương điệu thức thứ tự nhiên có âm bậc 7 tăng lên nửa cung.
Ví dụ: la, si, đô, rê, mi, fa, sol thăng, la
- Điệu thức thứ giai điệu khi đi lên tương đương điệu thức thứ tự nhiên có âm bậc 6 và 7 tăng
lên nửa cung, khi đi xuống như điệu thứ tự nhiên.
Ví dụ: la, si, đô, rê, mi, fa thăng, sol thăng, la. La, sol bình, fa bình, mi, rê, đô, si, la
b- Kể tên các hợp âm bẩy chính trong điệu thức. Ký hiệu, thể đảo và nguyên tắc giải quyết âm
bẩy về hợp âm ba chủ? Cho ví dụ.

Trả lời:
3. Các hợp âm bẩy chính của điệu thức gồm:
- Hợp âm bẩy át, ký hiệu V7, có ba thể đảo là V65, V43, V2
- Hợp âm bẩy dẫn, ký hiệu VII7, có ba thể đảo là VII65, VII43, VII2
- Hợp âm bẩy hạ át, ký hiệu II7, có ba thể đảo là II65, II43, II2
Nguyên tắc giải quyết âm bẩy của các hợp âm này là âm bẩy phải đi xuống liền bậc, nếu là âm
chung phải đứng yên, không được đi lên hoặc nhẩy.

c-Đặc điểm của hình thức 3 đoạn đơn.


Trả lời:
-Là hình thức được hình thành từ 3 phần, phần 1 và 3 thường giống nhau, viết ở hình thức 1
đoạn đơn. Phần 2 cũng viết ở 1 đoạn đơn, luôn tương phản 2 phần ngoài. Dựa vào giai điệu
chủ đề của phần 2, người ta chia hình thức 3 đoạn đơn thành 2 loại:
+3 đoạn đơn 1 chủ đề: giai điệu chủ đề phần 2 lấy từ phần 1
+3 đoạn đơn với đoạn giữa tương phản: giai điệu chủ đề phần 2 là giai điệu mới
d-Vị trí và công lao của Beethoven trong nền âm nhạc cổ điển thế giới. Hát hoặc đàn một giai
điệu của Beethoven.
Trả lời:
Beethoven là nhạc sĩ Đức, trường phái cổ điển Vienne. Âm nhạc của ông là cầu nối giữa
trường phái cổ điển Vienne và trường phái Lãng mạn. Cuộc đời ông tuy phải trải qua những
đau khổ dằn vặt (khi ông bị điếc), nhưng âm nhạc của ông lại ngày càng tỏa sáng. Ông có công
hoàn chỉnh âm nhạc của trường phái Cổ điển Vienne, nhất là 2 thể loại giao hưởng cổ điển và
sonate cổ điển cho piano. Ông viết 9 giao hưởng, trong đó có giao hưởng 3, 5, 9 là nổi tiếng
nhất; Ông viết 32 sonate cho piano trong đó có sonate 8, 14, 23 là nổi tiếng nhất.
Chủ đề 1, chương 1, giao hưởng số 5:

Câu 5:
a-Hãy kể tên các quãng tám của hệ thống âm sử dụng trong âm nhạc?
Trả lời:
Các quãng tám của hệ thống âm sử dụng trong âm nhạc là:
Từ quãng tám giữa đàn piano tính về phía tay phải lần lượt là: quãng tám 1, quãng tám 2…
Từ quãng tám giữa đàn piano tính về phía tay trái lần lượt là: quãng tám trung, quãng tám
trầm, quãng tám cực trầm, quãng tám cực cực trầm (hoặc có cách gọi tên khác là: quãng tám
nhỏ, quãng tám lớn, quãng tám trầm, quãng tám cực trầm)
b-Trình bày khái niệm và ký hiệu của hợp âm chín át, hợp âm bảy át có quãng sáu treo.
Nguyên tắc giải quyết âm nghịch của các hợp âm này về hợp âm chủ? Cho ví dụ.
Trả lời:
Hợp âm chín át là hợp âm chín thành lập trên âm át của điệu thức trưởng tự nhiên và thứ hòa
âm. Nó gồm năm nốt chồng lên nhau theo quãng ba, quãng ngoài cùng tạo thành quãng chín.
Ký hiệu V9. Hợp âm bẩy át có quãng sáu treo là hợp âm bẩy át được thay âm năm bằng âm
sáu. Ký hiệu V76.
- Hợp âm chín át có hai âm nghịch là âm bẩy và âm chín. Khi giải quyết về hợp âm
chủ, cả hai âm này đều phải đi xuống liền bậc, không đi lên hoặc nhẩy.
- Hợp âm bẩy át có quãng sáu treo có hai âm nghịch là âm bẩy và âm sáu. Khi giải
quyết về hợp âm chủ, âm bẩy đi xuống liền bậc bình thường, âm sáu tiến thẳng
xuống âm chủ.
Ví dụ, giọng đô trưởng có V9 là son-si-rê-pha-la, hai nốt pha, la được giải quyết vào mi, son.
Hợp âm bẩy át có quãng sáu treo của nó là son-si-mi-pha, nốt pha xuống liền bậc vào mi, còn
nốt mi tiến thẳng xuống đô.

c-Đặc điểm hình thức 3 đoạn phức?


Trả lời:
-Là hình thức được hình thành từ 3 phần, phần 1 và 3 thường giống nhau, viết ở hình thức 2
hoặc 3 đoạn đơn. Phần 2 luôn tương phản với 2 phần 1 và 3, nó được viết ở hình thức 2, 3
đoạn đơn hoặc 1 đoạn. Dựa vào giai điệu chủ đề của phần 2, người ta chia hình thức 3 đoạn
phức thành 2 loại:
+3 đoạn phức trio: phần 2 có cấu trúc câu, đoạn rõ ràng
+3 đoạn phức episode: phần 2 có cấu trúc không rõ ràng, không thể phân chia thành câu, đoạn
d-Vị trí và công lao của Schubert trong nền âm nhạc cổ điển thế giới. Háy hoặc đàn 1 giai điệu
của Schubert.
Trả lời:
Schubert là nhạc sĩ mở đầu trường phái âm nhạc Lãng mạn thế kỷ XIX ở châu Âu. Trong cuộc
sống ngắn ngủi 31 năm của mình, ông đã cống hiến 1 di sản không nhỏ cho âm nhạc thế giới.
Ông có công nâng cao và hoàn chỉnh thể loại ca khúc ( ông viết trên 600 ca khúc), đưa tính
chất ca khúc vào các thể loại âm nhạc khác như giao hưởng, tiểu phẩm cho piano… Các tác
phẩm tiêu tiểu của Schubert có: liên ca khúc “Cô thợ xay xinh đẹp”, “Con đường mùa đông”,
giao hưởng số 8 (chỉ có 2 chương).
Chủ đề Serenade:

Câu 6:
a-Cho biết sự khác nhau giữa nhịp đơn và nhịp kép?
Trả lời:
- Nhịp đơn là loại nhịp có một trọng âm ở mỗi đầu ô nhịp. Ví dụ nhịp hai bốn, ba bốn, hai tám,
ba tám…
- Nhịp kép (nhịp phức) là loại nhịp được hình thành do sự kết hợp nhiều nhịp đơn giống nhau.
Ví dụ nhịp bốn bốn, sáu tám, chín tám, mười hai tám…
b- Thế nào là âm thêu, âm lướt? Đặc điểm của các hợp âm thêu, lướt? Đặc điểm của bè bass
khi tiến hành thêu, lướt?

Trả lời:
Âm thêu là âm xuất hiện giữa hai âm có cao độ bằng nhau, nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn
hai âm này một quãng hai trưởng hoặc thứ. Âm lướt là âm nằm giữa hai âm liền kề với nó. Hai
âm này cao hơn và thấp hơn nó, hoặc ngược lại, một quãng hai trưởng hoặc thứ.
- Đặc điểm của các hợp âm thêu, lướt thường là hợp âm 64, nằm trong vòng thêu,
lướt, ở phách yếu hoặc phách tương đối mạnh.
- Khi tiến hành thêu, bè bass có đặc điểm là đứng yên. Khi tiến hành lướt, bè bass có
đặc điểm là đi liền bậc lên hay xuống hoặc ngược lại.

c-Đặc điểm của hình thức Rondo?


Trả lời:
- Chủ đề âm nhạc xuất hiện ít nhất ba lần, giữa chúng là các thành phần âm nhạc mới được gọi
là những đoạn chen (Episode).
Sơ đồ: A - B - A - C - A
- Trong đó A là chủ đề âm nhạc ban đầu; B là đoạn chen thứ nhất và C là đoạn chen thứ hai.
- Hình thức này bắt nguồn từ những bài hát múa vòng tròn nên âm nhạc của Rondo thường
mang tính ca múa, với cấu trúc vuông vắn, giai điệu dễ nhớ, dễ thuộc.
d-Sơ lược về thân thế, sự nghiệp của J.Brahms. Những cống hiến chủ yếu của ông cho âm
nhạc thế giới?
Trả lời:
-Brahms là nhạc sĩ Đức, một trong những nhạc sĩ thời kỳ cuối của trường phái lãng mạn châu
Âu. Ông được xem là người kế tục Beethoven. Ông sáng tác theo hướng tân cổ điển, lấy âm
nhạc thành thị làm chất liệu sáng tác những tác phẩm lớn.
-Ông là nhà sáng tác, chỉ huy và biểu diễn piano.
-Brahms sáng tác khoảng 400 tác phẩm, chủ yếu là tác phẩm dàn nhạc, piano và thanh nhạc.
-Tác phẩm tiêu biểu: 4 giao hưởng, concerto cho violon + cello và dàn nhạc giọng a moll, vũ
khúc Hungari số 5, Requiem nước Đức (7 chương)

Câu 7:
a-Đặc điểm của điệu thức trưởng hòa âm và trưởng giai điệu. Cho ví dụ?
Trả lời:
-Điệu thức trưởng hoà âm tương đương điệu thức trưởng tự nhiên có bậc 6 hạ nửa cung
Ví dụ: đô, rê, mi, fa, sol, la giáng, si, đô.
-Điệu thức trưởng giai điệu khi đi lên tương đương điệu thức trưởng tự nhiên, khi đi xuống có
bậc 6 và 7 hạ nửa cung. Ví dụ: đô, rê, mi, fa, sol, la, si, đô, si giáng, la giáng, sol, fa, mi, rê, đô.
b- Trình bày đặc điểm của các chuỗi bốn âm đi lên và đi xuống trong điệu thứ. Cho ví dụ.

Trả lời:
Trong điệu thứ:
- Chuỗi bốn âm đi lên gồm bốn âm liên tiếp đi lên và dừng lại ở âm chủ của điệu
thức. Chuỗi bốn âm này thường được dùng trong điệu thứ giai điệu và nằm ở một
trong ba bè trên. Ví dụ bốn âm mi-pha thăng-son thăng-la ở la thứ.
- Chuỗi bốn âm đi xuống gồm bốn âm liên tiếp đi xuống từ âm chủ của điệu thức. Nó
thường được dùng trong điệu thứ tự nhiên và có thể nằm ở một trong ba bè trên hoặc
bè bass. Chuỗi bốn âm đi xuống trong điệu thứ tự nhiên còn có tên gọi là vòng
phryzien. Ví dụ bốn âm la-son-pha-mi ở la thứ.

c-Đặc điểm phần trình bày hình thức Sonate?


Trả lời:
Phần trình bày hình thức sonate cổ điển thường có 2 chủ đề tương phản nhau (có thể tương
phản về tính chất, tốc độ, âm vực …). Sơ đồ phần trình bày hình thức sonate như sau:
Chủ đề chính – Nối – Chủ đề phụ - Kết trình bày
Phần nối đóng vai trò liên kết giữa chủ đề 1 và chủ đề 2.
Phần kết trình bày có thể lấy chất liệu từ chủ đề chính hoặc một chất liệu giai điệu mới.
d-Sơ lược thân thế, sự nghiệp của Liszt. Những cống hiến chủ yếu của ông trong nghệ thuật
âm nhạc giao hưởng
Trả lời:
- Liszt là nhạc sĩ Lãng mạn Hungari sống gần suốt thế kỷ XIX. Ông là một trong những người
đặt nền móng cho nền âm nhạc kinh điển Hungari. Ông đứng đầu trường phái âm nhạc
Weimar ủng hộ những sáng tạo mới trong âm nhạc. Ông có công sáng tạo giao hưởng thơ 1
chương và nâng cao giao hưởng tiêu đề. Ông sáng tác chủ yếu cho piano và cho dàn nhạc. Tác
phẩm tiêu biểu có 19 rhapsodie, 13 giao hưởng thơ, liên khúc piano Những năm chu du…

Câu 8:
a-Hãy nói về các thể đảo của hợp âm 3. Cho ví dụ.
Trả lời:
Hợp âm 3 có 2 thể đảo:
-Thể đảo 1: âm dưới cùng là âm 3 của hợp âm. Ký hiệu là số bậc kèm số 6 nhỏ dưới số bậc
Ví dụ: trong giọng đô trưởng, I6 là mi, sol, đô
-Thể đảo 2 âm dưới cùng là âm 5 của hợp âm. Ký hiệu là số bậc kèm số 64 nhỏ dưới số bậc
Ví dụ: trong giọng đô trưởng, I64 là sol, đô, mi.
b- Biến âm điệu thức là gì? Làm cách nào để có biến âm điệu thức? So sánh biến âm trong
điệu trưởng và điệu thứ.

Trả lời:
Biến âm điệu thức là sự tăng cường sức hút các âm không ổn định về âm ổn định của điệu
thức. Biến âm điệu thức được tạo ra bằng cách nâng lên hay hạ xuống các âm không ổn định
này. Biến âm trong điệu trưởng và điệu thứ giống nhau về số bậc, khác nhau về sức hút nâng
cao hoặc hạ thấp các bậc đó.
- Trong điệu trưởng, biến âm có thể là:
Bậc II nâng hoặc hạ
Bậc IV nâng
Bậc VI hạ
- Trong điệu thứ, biến âm có thể là:
Bậc II hạ
Bậc IV nâng hoặc hạ
Bậc VI nâng

c-Đặc điểm của hình thức biến tấu?


Trả lời:
Định nghĩa: Trình bày chủ đề - nhắc lại chủ đề nhiều lần có biến đổi:
A + A1 + A2 + A3...
Các loại biến tấu:
1-Biến tấu trên basse không đổi: bè basse có 1 âm hình không thay đổi (các vũ khúc)
2-Biến tấu nghiêm khắc (biến tấu tô điểm): chủ đề thường là 2 đoạn đơn có tái hiện. Các nhân
tố chính được giữa lại, chỉ thay đổi những nhân tố nhỏ.
3-Biến tấu tự do
4-Biến tấu trên 2 chủ đề: giới thiệu 2 chủ đề rồi lần lượt biến đổi các chủ đề ấy. Các biến tấu
của từng chủ đề được sắp xếp tự do.
d-Thân thế, sự nghiệp của Chopin. Những cống hiến của ông cho âm nhạc thế giới?
Trả lời:
Chopin là nhạc sĩ Lãng mạn người Ba lan nửa đầu thế kỷ 19. Ông rất nổi tiếng về biểu diễn
đàn piano và sáng tác cho piano. Ông có công nâng cao và hoàn chỉnh các thể loại tiểu phẩm
cho đàn piano như: mazurka, polonaise, ballade, nocturne, impromptus, scherzo, etude...
Các tác phẩm tiêu biểu của ông là Concerto piano fa thứ, concerto piano mi thứ, Ballade số 1,
2, 3…
Câu 9:
a-Thế nào là giọng cùng tên? Giọng song song? Cho ví dụ.
Trả lời:
-Giọng cùng tên là giọng cùng chủ âm nhưng khác tính chất trưởng thứ. Ví dụ: giọng đô
trưởng cùng tên với giọng đô thứ
-Giọng song song là giọng trưởng và thứ có cùng dấu hoá bộ khoá. Ví dụ: đô trưởng và la thứ
b- Thế nào là ly điệu, chuyển điệu thức, chuyển điệu? Cho ví dụ. Phân biệt sự khác nhau giữa
chuyển điệu thức và chuyển điệu.
Trả lời:
Ly điệu, còn gọi là chuyển điệu tạm, là sự thay đổi từ điệu tính này sang điệu tính khác trong
thời gian ngắn, rồi lại quay về với điệu tính ban đầu. Ví dụ Cdur-amoll-Cdur, Cdur-Gdur-
Fdur-Cdur...
Chuyển điệu thức, còn gọi là chuyển thể, là sự thay đổi từ màu sắc điệu thức này sang màu sắc
điệu thức khác trong khi âm chủ vẫn giữ nguyên. Ví dụ Cdur-cmoll, amoll-Adur...
Chuyển điệu là sự thay đổi từ điệu tính này sang điệu tính khác, có hoặc không có kèm theo sự
thay đổi về màu sắc điệu thức nhưng nhất thiết phải có kết củng cố ở điệu tính mới này. Ví dụ
Cdur-amoll, Cdur-Gdur...

Chuyển điệu thức và chuyển điệu khác nhau ở sự thay đổi về cao độ của âm chủ.
c-Đặc điểm hình thức Sonate không có phần phát triển?
Trả lời:
-Hình thức sonate không có phần phát triển: chỉ có 2 phần là trình bày và tái hiện. Phần trình
bày cũng là nơi giới thiệu 2 chủ đề âm nhạc tương phản nhau như 2 chủ đề của hình thức
Sonate thông thường. Giữa phần trình bày và phần tái hiện có đoạn nối. Phần tái hiện nhắc lại
âm nhạc của phần trình bày, giọng điệu của chủ đề II trong phần tái hiện sẽ được chuyển về
giọng điệu của chủ đề I.
d-Sơ lược thân thế, sự nghiệp, tác phẩm Tchaikivsky. Hát hoặc đàn 1 giai điệu của
Tchaikovsky
Trả lời:
Ông là nhạc sĩ Nga rất nổi tiếng thế giới nửa sau thế kỷ XIX. Ông là một trong những đại diện
tiêu biểu nhất của trường phái âm nhạc Maskva ở Nga. Ông sáng tác thành công ở nhiều thể
loại như giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, nhạc thính phòng…Ông còn là nhà sư phạm, lý luận
phê bình âm nhạc, chỉ huy nổi tiếng.
-Tác phẩm tiêu biểu: giao hưởng số 5, số 6, opera “Con đầm pích”, “Eugene Oneguine”, vũ
kịch “Hồ thiên nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, tập tiểu phẩm piano “Bốn mùa”.
Thiên nga con, trích vũ kịch Hồ thiên nga:

Câu 10:
a-Giải thích các khái niệm: chồng âm, hợp âm, hợp âm ba?
Trả lời:
-Chồng âm là nhiều nốt vang lên cùng lúc
-Hợp âm là chồng âm gồm 3 nốt trở lên phối hợp hài hoà với nhau theo một nguyên tắc thẩm
mỹ nào đó.
-Hợp âm ba là hợp âm gồm 3 nốt chồng lên nhau theo quãng 3 ở thể nguyên vị.
b- Kể tên các điệu tính có thể chuyển điệu gần từ giọng gốc là trưởng, từ giọng gốc là thứ. Cho
ví dụ.

Trả lời:
Từ giọng gốc là trưởng hoặc thứ, có thể chuyển điệu gần sang sáu điệu tính sau đây:
- Song song với gốc
- Hạ át tự nhiên của gốc
- Song song với hạ át của gốc
- Át tự nhiên của gốc
- Song song với át của gốc
- Hạ át hòa âm hay hạ át thứ đối với gốc trưởng, át hòa âm hay át trưởng đối với gốc
thứ
Ví dụ, từ giọng gốc đô trưởng, ta có thể chuyển điệu sang 6 điệu tính là amoll, Fdur, dmoll,
Gdur, emoll, fmoll; từ giọng gốc la thứ, ta có thể chuyển điệu sang 6 điệu tính là Cdur, dmoll,
Fdur, emoll, Gdur, Edur.

c-Đặc điểm hình thức Concerto cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc giao hưởng?
Trả lời:
Concerto là tác phẩm âm nhạc viết cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc giao hưởng. Bản
Concerto gồm có 3 chương với tốc độ nhanh - chậm – nhanh. Chương I thường được viết ở
hình thức sonate. Nhưng khác với sonate thông thường, ở đây có 2 phần trình bày: 1 lần của
dàn nhạc và 1 lần của độc tấu. Trong phần phát triển hoặc tái hiện có đoạn Cadanza, dàn nhạc
tạm ngưng để nghệ sỹ độc tấu trổ các ngón kỹ thuật điêu luyện của mình.
d-Sơ lược thân thế sự nghiệp, tác phẩm của nhạc sỹ Hoàng Việt.
Trả lời:
Đề năm 2013-2014:
Câu 7b Các hợp âm nào là hợp âm bảy phụ? Cách tiến hành các hợp âm này ra sao?
Trả lời: Những hợp âm 7 phụ gồm: I7, III7, IV7, VI7. Các hợp âm này thường được sử dụng
trong mô tiến đi xuống. Chúng thường đứng sau hợp âm ba của chính chúng hoặc nối tiếp một
loạt các hợp âm 7.
Câu 10b- Hợp âm bảy dẫn là gì? Hãy nói cách giải quyết của nó ở thể nguyên vị vào hợp âm
ba chủ.
Trả lời: Hợp âm bảy dẫn là hợp âm bảy được thành lập trên âm dẫn của điệu thức trưởng tự
nhiên và thứ hòa âm. Nó gồm 4 nốt chồng lên nhau theo quãng 3, quãng ngoài cùng là quãng
7. Ở thể nguyên vị, hợp âm bảy dẫn được giải quyết về hợp âm chủ tăng đôi âm 3 để tránh
quãng 5 song song.

You might also like