You are on page 1of 56

Vol.

Liên hệ Sách tại


nhacsiducthinh.net
nhacsiducthinh@gmail.com
Nhạc sĩ Đức Thịnh 1
Vol.2
Bài 1: Mẫu đệm Bosanova …………………….3
Bài 2: Mẫu đệm Slow Rock………………..…11
Bài 3: Mẫu đệm Bolero………………………..19
Bài 4: Mẫu đệm Slow Surf…………………...24
Bài 5: Mẫu đệm Tango…………………………30
Bài 6: Mẫu đệm Rhumba……………….….…35
Bài 7: Mẫu đệm Cha Cha Cha………………40
Bài 8: Mẫu đệm Swing…………………………46
Bài 9: Mẫu đệm Rock n’ Roll……………..…48
Bài 10: Mẫu đệm Finger Style Pop……….52
Bài 11: Finger Style Surf ………………………55

Liên hệ Sách tại


nhacsiducthinh.net
nhacsiducthinh@gmail.com
Nhạc sĩ Đức Thịnh 2
Điệu Bosanova là một nhịp điệu rát nồng nàng, dập dìu, cách đàn phóng
khoáng, các hợp âm mang màu sắc Jazzy, thường là các hợp âm 7, 9… tuy
nhiên nó không mang màu sắc của nhạc jazz, chỉ là lối hòa âm và các thế bấm
của Jazz, cũng có thể hòa thanh điệu thức Blues pha trộn cũng tạo nên màu
sắc sống động nồng nàng cho điệu Bosanova này.
Trước tiên đến với điệu này cho lối chơi Guitar, chúng ta phải thành thục các
thế bấm của các hợp âm 7, 9… làm quen các chuỗi hợp âm đi kế nhau, bên
cạnh đó nhịp điệu và tempo phải thật đều, phách nào cần nhấn thì nhấn.

Cách nhận diện điệu này chính là 2 nốt “Bùm bùm” kế nhau của nhịp lên của
phách 2 và nhịp xuống của phách 3. Khi nghe là biết đây là điệu Bosanova,
ngay cả đối người đánh trống cho điệu này cũng vậy, các phách khác có thể
biến tấu nhưng “Bùm bùm” là pphách không thể thiếu cho Bosanova.

Am7 Dm7 Em7 Cmaj7

Nhạc sĩ Đức Thịnh 3


BÀI 1 | BOSANOVA

Fmaj7 Bm7b5 E7 A7

Bài tập các hợp âm với Bosanova

4
BÀI 1 | BOSANOVA

Xin lưu ý, tập đi tập lại nhiều lần nhưng với tempo đều của mỗi lần bài, mỗi lần
quay lại có thể nâng Tempo lên nhanh hơn, Bosanova có thể chơi ở Tempo từ
100 đến 115 BPM (Beat per Minute)

5
BÀI 1 | BOSANOVA
Bài tập thực hành với Bosanova, bạn có thể tham khảo trên kênh Yotube Nhạc sĩ
Đức Thịnh. Việc đầu tiên, các Bạn hãy nhìn qua nốt nhạc bài này, tiết tấu và có thể
tập hát trước bài này cho quen, khi tập chậm từng phần, sẽ ráp nối lại.

6
BÀI 1 | BOSANOVA

7
BÀI 1 | BOSANOVA
LƯU Ý VẾ CÁCH GHI HỢP ÂM

Khi một hợp âm được ghi dưới dạng tên hợp âm, rồi có một dấu gạch chéo (như tỷ
lệ phân số) thì ta sẽ hiểu là:
Tử số là hợp âm chính
Mẫu số: là phần Bass, bè trầm. Sẽ cộng hưởng với hợp âm đó, có khi nốt bè trầm
này nằm trong hợp âm đó, có khi nó là một nốt bất kỳ theo sáng tạo hòa âm của
nhạc sĩ.
Ví dụ trường hợp dưới đây trong bài Besame Mucho:
Dm/C: Có nghĩa là ta đàn hợp âm Rê thứ, nhưng nốt Bass là nốt C
Trường hợp này các thế bấm chúng ta tự tính toán để cho ra thế bấm, hoặc học hỏi
thế bấm có sẵn, hoặc sẽ hòa thanh với một người đàn khác để chơi nốt trầm đó.

8
BÀI 1 | BOSANOVA

9
BÀI 1 | BOSANOVA
Điệu Bosanova trong bài dưới đây có thể gia giảm Tempo từ 95 đến 110, ta có thể
chậm hơn xuống 90 bằng với Tempo trung bình của Rhumba sẽ ngọt ngào hơn và
mọi người có thể khiêu vũ, trên 100 thường thì chỉ ngồi nghe thởng thức, vì bước
chân nhảy sẽ không còn đẹp , nhưng mọi người hãy “feel” cảm xúc theo cách của
mình vào bài hát dưới đây.

10
Trước tiên khi đến với điệu Slow Rock, Bạn cần hiểu biết điệu này thường thì người ta
chơi ở Nhịp 6/8, có nghĩa là trong một Ô nhịp có 6 Phách, mỗi Phách là một nốt Móc
Đơn. Khi biểu diễn, người chơi nhạc không Dậm chân 6 lần, mỗi lần biểu hiện cho 1
Phách, mà là người ta chỉ Dậm chân 2 lần, mỗi lần đậi diện giá trị cho 3 nốt Móc Đơn,
vì đây còn gọi là Nhịp Kép, 3 móc đơn vào 1 phách. Ví dụ:

Nhịp kép: Khác với Nhịp đơn mỗi đơn vị là 1 phách, Nhịp kép thì mỗi nhóm 3 đơn
vị mới gọi là 1 phách

2 Nhóm 3

Vậy, khi ta chơi đàn, ta chỉ cần chia thời gian bằng cách “Dậm chân” 2 Phách,
mỗi Phách phải hiểu hoặc Nhẩm trong đầu là 6 phách nhỏ. Bài tập đàn từng
nốt, dậm chân chia nhịp theo mẫu sau:

Các Bạn có thể nhìn Sheet hoặc TAB, trước khi tập với đàn, chúng ta hãy đọc tên nốt
to lên để thuộc và làm quen cách nhìn mặt nốt và các vị trí trên đàn (nếu nhìn TAB),
tay chúng ta sẽ gõ giữ Nhịp để hiểu và chia thời gian cho đúng. Sau khi quen, nốt
chúng ta đọc sẽ là nốt nhạc của chúng ta Đàn, tay gõ giữ nhịp chúng ta chuyển xuống
chân, khi quen chúng ta có thể bỏ qua giai đoạn miệng đọc tay vỗ.

Mẫu đệm trên, chúng ta có thể đánh bằng ngón hoặc miếng khảy (phím), nhưng đàn
bằng tay sẽ nghe tình cảm và phù hợp với những bản tình ca hơn. Khi chơi bằng
phím, tiếng sẽ đanh và sáng hơn, phù hợp với đoạn điệp khúc cao trào, những bài
Rock Balade chẳng hạn, sẽ ấn tượng và mạnh mẽ hơn.

Nhạc sĩ Đức Thịnh 11


BÀI 2 | SLOW ROCK

Bài tập mẫu đệm trên, đàn tay phải bằng ngón tay với chuỗi hợp âm sau:

12
BÀI 2 | SLOW ROCK

CÁCH ĐỆM SLOW ROCK BẰNG PHÍM

Chữ “Bum” ở trên thường là Chủ âm của hợp âm đó, là Phách 1 nên là nó là phách
mạnh, nó cũng là thế tay quạt xuống. Bạn có thê nhìn mẫu trên, chia phách theo mũi
tên lên xuống cho đúng và đọc câu “thần chú” trên cho quen. Thường kiểu đệm này
thường được sử dụng đến đoạn cao trào của bài hát, đoạn điệp khúc chẳng hạn, làm
cho tác phẩm cao trào, gay cấn hơn, nồng nàn hơn. Vì dụ bài tập dưới đây:

13
BÀI 2 | SLOW ROCK BÀI TẬP ĐOẠN ĐIỆP KHÚC
“MÙA THU CHO EM” - NGÔ THỤY MIÊN

Tập quen phần đệm, sau đó có thể dò lời và tự đệm tự hát đoạn điệp khúc sau:

14
BÀI 2 | SLOW ROCK BÀI TẬP HOÀN CHỈNH

15
BÀI 2 | SLOW ROCK

Một số bài Slow rock có thể Remix (phối lại) chuyển thể sang Bosanova hoặc
finger style, điều này không có gì sai, chỉ là nó có hợp hay không, ví dụ Bài “Mùa
thu cho em” này, một số nghệ sĩ chơi Bosanova cũng rất hay, và trẻ trung hơn
nữa cõ thể chơi Finger style với lối đàn phóng khoáng, nhịp phách có thể thay
đổi chút những vẫn giữ tinh thần bài là được.
Âm nhạc là sự phát triển, âm nhạc không đứng yên một chỗ, nó là tiếng nói của
thời đại nên hãy cho phép nó được sáng tạo theo thời cuộc, đúng hay sai, hay
hoặc không hay thì cần có thêm thời gian và lịch sử sẽ trả lời. Tuy nhiên, những
giá trị bất hũ của dòng nhạc xưa thì không bao giờ lỗi thời, vì nếu không, nó
không được gọi là bất hũ, mà thời gain càng làm nó thêm sáng hơn.
Giá trị cốt lõi của dòng nhạc xưa vẫn là nét đẹp, tình yêu và lòng chân thật trong
ca từ, trong lối biểu diễn của những nghệ sĩ lớn đã khắc ghi trong lòng một thế
hệ và được phát triển tiếp nối theo phong cách đương đại những thế hệ sau đó.

Trong chương trình Guiatr 8 phút, các Bạn có thể remix những bản nhạc đã
được hướng dẫn trong chương trình, sau khi các bạn đệm rành điệu Bosanova,
Rhumba, Finger Style, Boston chẳng hạn, một số bài Boston cũng có thể chuyển
qua nhịp 4/4 của Bosanova…

16
BÀI 2 | SLOW ROCK

Xin lưu ý, Đoạn B chúng ta đệm mẫu 2 (cao trào), các đoạn còn lại, xin đệm
theo mẫu 1. Phần kết Rall… chậm lại ở hợp âm Am6/9, xem trên Youtube.

17
BÀI 2 | SLOW ROCK

18
Điệu Bolero có nhiều lối đàn, từ nhẹ nhàng lịch lãm cho đến nồng nàng đường phố,
nó còn tùy thuộc nội dung bài hát mà chúng ta có cách thể hiện, trong chương
trình này chỉ giới thiệu 3 options để chơi điệu này, tuy nhiên khi các bạn chơi quen,
có thể phóng tác cho mình một cách đệm, nhưng quan trọng là nó nghe phải rất là
Bolero, có nghĩa thường sẽ nhấn * phách lên của Phách 2,3 và 4.

* * *

Nhạc sĩ Đức Thịnh 19


BÀI 3 | BOLERO

Bài Qua Cơn Mê, phần intro, xin mọi người lưu ý đánh nốt bè Quãng 3, chúng ta sắp xếp
ngón sao cho thuận (bạn theo dõi trên kênh) và các vị trí phù hợp dễ di chuyển, về phần
kỹ thuật cao hơn, chương trình sẽ hướng dẫn vào bài khác, chúng ta sẽ bắt chước trước
và suy luận nguyên lý sau, với các bạn mới bắt đầu, chỉ cần đệm mẫu hợp âm Intro và vào
bài hát luôn nhé.

20
BÀI 3 | BOLERO

21
BÀI 3 | BOLERO

Option2 thậm chí còn có cách đàn khác về Bolero, nhưng nhìn chung nó vẫn
dấu hiệu nhận diện của Bolero, trong cách đệm này thường thì dung cho
những bài hoặc những đoạn cao trào hơn, hoặc kịch tính, cá tính hay phá
cách… tạo điểm nhấn mạnh hơn về Bolero đường phố. Chúng ta tập với cách
pha trộn 3 kiểu đệm qua bài Hoa Học Trò.

HOA HỌC TRÒ | BOLERO

Nhạc sĩ Đức Thịnh 22


BÀI 3 | BOLERO
HOA HỌC TRÒ (tiếp theo)

23
Điệu Slow Surf có nhiều tên gọi khác như: 16 Beat, Pop Balade… nó là tiền
thân của các mẫu đệm mới sau này như dòng nhạc R&B (Ryhtm and Blues),
Slow Rap, Fusion… nhìn chung với loại nhịp 4/4 với cách đàn nhấn nhá tiếng
Bass (bè trầm) của hợp âm vào những phách nhẹ để tạo cảm hứng, tuy điệu
này Tempo không nhanh tử 65 – 78… nhưng cảm giác rất ấn tượng và mạnh
mẽ.

Trong Bài Bolero trước, phần hướng dẫn trên kênh YouTube, chương trình có
đề nghị các bạn chơi Guitar hãy làm chủ cần đàn, thuộc những hợp âm cơ bản
nhưng với nhiều vị trí và thế bấm khác nhau.

Ví dụ chúng ta có các vị trí của hợp âm Đô Trưởng: C

Ngăn thứ 3

C C C
Dây buông, ngăn 1 Ngăn 3 Ngăn 3

Nhạc sĩ Đức Thịnh 24


BÀI 4 | SLOW SURF HỢP ÂM ĐÔ TRƯỞNG (C)

C C C
Ngăn 5 Ngăn 8 Ngăn 8

HỢP ÂM LA THỨ (Am)

Am Am Am
Dây buông, ngăn 1 Ngăn 8 Ngăn 8

HỢP ÂM MI THỨ (Em)

Em Em Em
Dây buông, ngăn 2 Ngăn 3 Ngăn 7

25
BÀI 4 | SLOW SURF HỢP ÂM RÊ TRƯỞNG (D)

D D D
Dây buông, ngăn 2 Ngăn 5 Ngăn 10

HỢP ÂM SOL TRƯỞNG (G)

G G G
Dây buông, ngăn 2 Ngăn 3 Ngăn 7

HỢP ÂM SI 7 (B7)

B7 B7 B7
Dây buông, ngăn 1 Ngăn 2 Ngăn 4

26
BÀI 4 | SLOW SURF

Ứng dụng các thế bấm của các hợp âm trên, ta ráp với mẫu đệm Slow Surf, sau
đó ứng dụng vào ca khúc “Nếu Biết Xa Em” của NS. Trịnh Nam Sơn

Nếu Biết Xa Em
Trịnh Nam Sơn

27
BÀI 4 | SLOW SURF
Nếu Biết Xa Em (tiếp theo)

28
BÀI 4 | SLOW SURF

29
Tango là một vũ điệu rất lãng mạn nhưng lại rất dứt khoát, từ cách Nhảy cho
đến cách biểu diễn âm nhạc cũng theo phong cánh này.

Điểm đặc biệt khi chơi nhạc điệu Tango chính là điểm Nhấn không thể thiếu
nhịp lênh của Phách thứ 4 trong một ô nhịp. Trong Guitar, chúng ta chỉ nên
đệm điệu Tango ở vị trí từ ngăn thứ 3 trở xuống dưới thùng đàn, hạn chế dung
dây buông, vì dây buông thường dung cho việc ngân nga, còn Tango thì dứt
khoát phách nào ra phách đó.

Giữa Ô nhịp thứ nhất và thứ hai, chúng ta có thể chơi xen kẽ nhau hoăc ngẫu
hứng bất kỳ, ô nhịp hai mạnh và nhấn hơn ô nhịp thứ nhất, tùy trường hợp. Các
bạn hãy tập các hợp âm với điệu Tango xen kẽ mẫu 1 và 2 theo bài dưới đây:

Nhạc sĩ Đức Thịnh 30


BÀI 5 | TANGO

31
BÀI 5 | TANGO
Tình yêu như mũi tên (tiếp theo)

32
BÀI 5 | TANGO

Bài tập Tango tone G Trưởng, cũng theo sự phối hợp như phần tập trên, tuy
nhiên mãu này vẫn thường dung cho đoạn A hay còn gọi là đoạn nhẹ của bài
hát, đoạn B thường thì cao trào hơn, ta có thể theo dõi mẫu sau:

Đoạn A: đây thường là đoạn đầu bài

Đoạn B: có khi đay chỉ là phá cách, chỉ đàn phần tiết tấu (Tuti) cả ban nhạc cùng
dằn trong một đoạn dài, sau đó trở lại kiểu Tango nguyên mẫu, ví dụ như tiết
tấu dưới đây:

33
BÀI 5 | TANGO

34
Nhạc sĩ Đức Thịnh 35
BÀI 6 | RHUMBA

Rumba (có nơi viết là Rhumba), là một vũ điệu tuyệt đẹp, là họ hàng với
các điệu trong dòng nhạc Latin như Bosanova, Cha Cha Cha, Bolero, nhưng
tốc độ Tempo khoảng 90 BPM. Rhumba có nhiều kiểu đàn trên Guitar,
trong Vol.2, chúng ta đến với mẫu đệm căn bản này để làm tiền đề và cũng
đẻ có sự phân biệt khác nhau giữa Rhumba, Bolero và Bosanova.

Tập mẫu đệm đung đưa theo nhịp điệu, chú ý đều Tempo và chú ý Nhịp lên
của Phách 2 cần phải rõ, nhấn nhẹ, các nhịp lên của các phách còn lại cũng
vậy, rõ hơn thôi chứ không nhấn mạnh, phách này sẽ ăn với nhịp của trống
nếu chúng ta có người gõ nhịp trống chơi cùng.

36
BÀI 6 | RHUMBA

Chiếc Lá Thu Phai


Trịnh Công Sơn

37
BÀI 6 | RHUMBA

38
BÀI 6 | RHUMBA

Mùa Đông Của Anh (tiếp theo)

39
Trong mẫu đệm này, ta cần lưu ý vị trí “chập xuống” của phách 1 và 2 chơi
rõ và đều để ra phong cách Cha Cha Cha

Cha cha cha cũng là nhịp điệu của dòng nhạc Latin, sôi nổi vui tươi, nó cũng là vũ
điệu không thể thiếu trong các buổi khiêu vũ. Cha Cha Cha chỉ thật sự hay khi chơi
cùng với ban nhạc hay có người giữ nhịp trống, khi người chơi Guitar chỉ có một
mình, phải giữ nhịp chắc và những tiếng “Chập” phải bậc rõ giống như có nhịp
trống trong khi đàn. Điệu này một số giới trẻ ngày nay biến tấu sang Finger Style
nghe rẩt hiện đại.

Nhạc sĩ Đức Thịnh 40


BÀI 7 | CHA CHA CHA
Người Tình Mùa Đông

41
BÀI 7 | CHA CHA CHA

Bài Tập Cha Cha Cha (Option 2)

42
BÀI 7 | CHA CHA CHA

43
BÀI 7 | CHA CHA CHA

Sầu Đông (tiếp theo)

44
BÀI 7 | CHA CHA CHA
Lời Yêu Thương
Nhạc ngoại
Lời Việt: Đức Huy

45
“Swing” là một mẫu đệm, là một dòng nhạc, là một lối chơi, là một phóng
cách. Nó bắt nguồn và lai tạo giữa Rock N’ Roll và Jazz, thường chơi trên
Scales Blues (Điệu thức Blues) là nền tảng cho hòa âm Jazz. Nhạc Jazz chính
là sự ngẫu hứng của nghệ sĩ, không lần nào chơi nhạc giống lần nào, nhưng
tất cả được dựa trên nền tảng Điệu thức và lối đánh 12 Bars theo chu kỳ
hợp âm. Các nghệ sĩ quốc tế đều hiểu nhau và có thể chơi với nhau mà
không cần tập dợt (trừ ban nhạc chuyên nghiệp sẽ có tập, nhưng phần lớn,
dù có bài phối đi nữa, cũng sẽ có những khoảng để nghệ sĩ Feeling biến tấu.
Swing có thể chơi ở nhiều Tempo khác nhau, từ chậm đến rất nhanh.

Nhạc sĩ Đức Thịnh 46


BÀI 8 | SWING

47
Nhạc sĩ Đức Thịnh 48
BÀI 9 | ROCK N’ ROLL
“Walking Bass” trong điệu thức Trưởng

Walking Bass có nghĩa là phần Bass (bè trầm) thay vì đi một hoặc hai ba nốt
nằmg trong mẫu đệm như các điệu khác, nó sẽ đi bằng những nốt Đen (Beat)
vào mỗi Phách. Chu kỳ chuỗi Rock N’ Roll là 12 Ô nhịp (12 Bars) theo thứ tự
nhất định, đây là nền tảng cho các nghệ sĩ Solo biến tấu trên nền này. Walking
Bass là phần bè trầm dành cho Bass được chơi trên mẫu đệm như phần ở trên
sẽ tạo màu sắc rất ấn tượng của dòng nhạc này..

“Walking Bass” trong điệu thức thứ

49
BÀI 9 | ROCK N’ ROLL
MẪU ĐỆM ROCK N’ ROLL VỚI
“NẾU CÓ YÊU TÔI”

Nhạc sĩ Đức Thịnh 50


BÀI 9 | ROCK N’ ROLL Nếu Có Yêu Tôi (tiếp theo)

Bài tập Medium 12 - Điệu thức La thứ (Am)

51
Nhạc sĩ Đức Thịnh 52
BÀI 10 | FINGER STYLE POP

Để đàn được thuần thục câu intro như trong Clip này trên youtube Nhạc sĩ Đức
Thịnh, các bạn có thể đàn nốt bè thay cho nốt đơn, có nhiều hình thức đàn 2 dây
bè với nhau:
- Bè dây 1 và dây 2: ta sẽ dựa vào nốt giai điệu chính thường ta chỉ đàn trên
dây số 1, dây số 2 kèm theo dựa trên chuỗi hợp âm họ hàng trong Tone chủ
của bài hát, nó sẽ đi theo xuống dưới cần đàn. Ví dụ:

Ta có thể bè dây số 2 như sau:

53
BÀI 10 | FINGER STYLE POP
- Bè dây 1 và dây 3: ta sẽ dựa vào nốt giai điệu chính thường ta chỉ đàn trên
dây số 1, dây số 3 kèm theo dựa trên chuỗi hợp âm họ hàng trong Tone chủ
của bài hát, nó sẽ đi theo xuống dưới cần đàn.

Ví dụ giai điệu này:

Ta có thể bè dây số 3 như sau:

Tuy nhiên tùy trường hợp mà ta sẽ xếp nốt, xếp ngón cho phù hợp là nên bè dây
số 2 hoặc dây số 3. Khi nào ngược lại dây số 1 sẽ là Bè còn dây số 2 hoặc 3 sẽ là
giai điệu chính, điều này cần có thời gian cảm nhận, trước tiên, chúng ta sẽ tập
theo bài tập “Một tình yêu” của Ns. Đúc Huy và có thể theo dõi kênh YouTube của
Nhạc Sic Đức Thịnh để minh họa thêm.
Bè ở dây số 2 hoặc 3 thương là bè ở Quãng 3 đi lên (hoặc Quãng 6 đi xuống) tra
cứu nhạc lý thêm. Thật ra Quãng 3 cao chính là Quãng 6 đi ngược xuống bè trầm.
Trường hợp đàn Quãng 8 (Octave) hai nốt cách nhau Quãng 8 chơi cùng lúc để
tạo độ nhấn và mạnh hơn, ta cũng có 2 cách đàn:
- Quãng 8: dây số 1 và dây số 3: lưu ý nhìn TAB

- Quãng 8: dây số 1 và dây số 4

54
Nhạc sĩ Đức Thịnh 55
Vol.2
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Liên hệ Sách tại


nhacsiducthinh.net
nhacsiducthinh@gmail.com
Nhạc sĩ Đức Thịnh

You might also like