You are on page 1of 8

Tiết 4 :

Học hát bài: LÍ DĨA BÁNH BÒ


( Dân ca Nam Bộ )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Học sinh biết bài: LÍ DĨA BÁNH BÒ là bài hát dân ca Nam Bộ
- Hát được theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm
được theo tiết tấu bài hát.
- Hát đúng các chỗ có luyến láy và nghỉ các chỗ có dấu lặng
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất
nước, yêu thương các dân tộc anh em.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
1. Giáo viên :
- Tìm hiểu một số nét về dân ca Nam Bộ và bài Lí dĩa bánh bò bằng
slide trình chiếu, hình ảnh và clip về Nam Bộ.
- Máy nghe nhạc, nhạc cụ (đàn Organ hoặc đàn Guitar)
- Hát chuẩn bài hát Lí dĩa bánh bò.
2. Học sinh :
- Học bài cũ ở nhà và tìm hiểu thêm một số bài dân ca Nam bộ, tìm hiểu
phong tục , cuộc sống của người dân Nam bộ sống gằn liền với sông nước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số ( 1 phút )
2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra cá nhân ( 5-10 phút )
- Em hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Trần Hoàn ?
Cho biết nội dung của bài hát Một mùa xuân nho nhỏ ?
- Em hãy trình bày bài hát: Mùa thu ngày khai trường có kết hợp động
tác vỗ tay theo nhịp.
3, Bài mới :
Thời
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
gian
Học hát :
"Lí dĩa bánh bò "
Dân ca Nam Bộ
5 phút - Giới thiệu về bài hát : (Slide trình chiếu, hình HS nghe GV trình bày
ảnh và clip minh họa)
Đồng bằng Nam Bộ là nơi có rất nhiều các làn
điệu dân ca hay, trong đó có các điệu Lí là những
khúc hát dân gian chiếm vị trí quan trọng trong
sinh hoạt tinh thần của nhân dân. Đó là những
khúc ca ngắn gọn, súc tích có cấu trúc mạch lạc,
thường được hình thành từ các câu thơ lục bát.
Em hãy kể tên một số bài Lí Nam Bộ mà em
biết ?
Bài hát Lí dĩa bánh bò mà chúng ta học hôm nay
được nhân dân sáng tạo từ câu thơ lục bát:
" Hai tay bưng dĩa bánh bò
Giấu cha, giấu mẹ cho trò đi thi "
5 phút Với giai điệu vui tươi và hóm hỉnh bài hát được
HS trả lời:
lưu truyền rộng rãi đến ngày nay
Giọng Đô Trưởng , nhịp 2/4, có
- Nhận xét về bài hát :
sử dụng dấu nhắc lại và dấu
Bài hát được viết ở giọng gì ? Nhịp bao nhiêu ? luyến , ô nhịp đầu tiên thuộc
Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào ? nhịp lấy đà.
Ô nhịp đầu tiên thuộc loại nhịp gì ? HS lắng nghe

5 phút - Cho HS nghe bài hát mẫu Giáo viên hát mẫu HS trả lời:
bằng nhạc cụ hoặc nghe trên đĩa nhạc.
3 phút - Chia câu : GV hỏi HS bài hát chia làm mấy Bài hát có bốn câu :
câu? Câu 1 : Từ đầu đến " Bánh bò "
Câu 2 : Tiếp theo đến " Cho trò "
Câu 3 : Tiếp theo đến " i trò "
Câu 4 : Phần còn lại .

HS làm theo sự hướng dẫn của


GV.

7 phút Luyện thanh theo mẫu âm :

HS thực hiện

- Tập hát từng câu :


10 phút
+ GV hát mẫu câu 1 sau đó đàn giai điệu câu này
hai lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo, chú ý
trường độ các tiếng rơi vào móc kép .
+ GV tiếp tục đàn giai điệu câu 1 và bắt nhịp cho
HS hát cùng với đàn. Nếu các em hát chưa chính
xác GV hát mẫu và đàn lại giai điệu để sửa sai
cho các em.
+ Tiến hành theo cách tương tự với các câu còn
lại, khi tập xong hai câu GV cho HS hát nối câu 1
và 2, câu 3 và 4. Tập kỹ những chỗ có tiếng hát
luyến bằng 4 nốt nhạc.
- GV cho HS hát đầy đủ cả bài. GV nghe và phát HS thực hiện.
hiện chỗ sai hướng dẫn các em sửa lại cho đúng.
- GV chỉ định 1-2 HS trình bày bài hát đơn ca ,
song ca.( Gv có thể chấm điểm sau nhận xét).
10 phút
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp
vỗ tay theo phách, nhịp. Yêu cầu thể hiện đúng
tính chất vui tươi , dí dỏm của bài hát .

4, Củng cố :
- Hãy phát biểu cảm nhận của em về bài hát Lí dĩa bánh bò ?
- Cả lớp cùng trình bày bài hát Lí dĩa bánh bò .
5, Dặn dò :
- a/ Bài vừa học: - Về nhà các em học thuộc bài hát Lí dĩa bánh bò và
tập đặt lời mới cho bài hát với chủ đề tự chọn.
- b/ Bài sắp học: - Xem trước bài học sau về gam thứ, giọng thứ, TĐN
số 2.

Tiết 5 :
- Nhạc lí : Gam thứ - Giọng thứ
- Tập đọc nhạc : TĐN số 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- HS thể hiện thuộc lòng bài hát Lí dĩa bánh bò với sắc thái tình cảm
vui tươi, dí dỏm. Tập thể hiện bài hát theo các hình thức đơn ca, song
ca, tốp ca.
- HS nhận biết được cấu tạo của Gam thứ, giọng thứ.
- Bước đầu làm quen với bài TĐN giọng La thứ : Trở về Su-ri-en-tô
(Đọc nhạc và ghép lời ca)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
1. Giáo viên
- Kiểm tra bài cũ bài hát Lí dĩa bánh bò.
- Chuẩn bị một số bài hát viết ở giọng thứ và một số bài hát viết ở giọng
trưởng để HS so sánh tính chất của hai giọng.
- Chép bài TĐN số 2 ra bảng phụ và đọc nhạc, hát lời chuẩn bài TĐN
2. Học sinh:
- Đọc trước bài TĐN ở nhà, và học bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số ( 1 phút )
2, Kiểm tra bài cũ : Đan xen trong tiết học (5-10 phút)

3, Bài mới :
Thời Hoạt động của GV Hoạt động của HS
gian
15 1. Nhạc lí
phút Gam thứ - Giọng thứ HS ghi bài
- Ghi lại công thức cấu tạo của Gam trưởng :
HS theo dõi

* Trình bày cấu tạo Gam thứ :


Là hệ thống bảy bậc âm được sắp xếp liền bậc hình thành
Cảm nhận tính chất của
dựa trên công thức một cung và nửa cung như sau. Từ
bài hát viết giọng trưởng
Gam trưởng nhưng các bậc III,VI,và VII giảm xuống nửa
cung.
HS ghi bài

Âm ổn định nhất trong Gam gọi là âm chủ ( Bậc I )


VD : Gam La thứ

Các bậc âm trong Gam thứ được sử dụng để xây dựng giai
điệu một bài hát, một bản nhạc. Người ta gọi đó là giọng
thứ, kèm theo tên âm chủ (Âm I).
HS lắng nghe
VD : Bài TĐN số 7 ( SGK ÂN 7 ) " Quê hương " viết ở
giọng La thứ.
Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ là : Bản
nhạc không có hoá biểu và kết thúc bài ở nốt La (Đây chỉ là
5 phút
cách xác định cơ bản).
Theo dõi SGK-14
- Đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 7.
HS nghe và cảm nhận
Em hãy so sánh tính chất của bài hát viết giọng trưởng và
bài hát viết giọng thứ ?
Bài hát viết giọng trưởng thường mang tính chất sôi nổi,
tươi sáng. Bài hát viết giọng thứ thường mềm mại, du
dương, tha thiết.

- Giới thiệu bài TĐN số 2 :


Bài Trở về Su-ri-en-tô do nhạc sĩ người I-ta-li-a viết vào
khoảng thế kỷ XVII. Người dân I-ta-li-a yêu thích và coi nó
như một bài dân ca. Với giai điệu tha thiết bồng bềnh bài
hát diễn tả tình yêu sâu nặng của con người với quê hương,
7 phút
bài TĐN là đoạn đầu của bài hát.
- Nhận xét bài TĐN :
Em hãy cho biết bài TĐN được viết ở giọng gì ?số chỉ nhịp
HS trả lời
bao nhiêu ?
Giọng La thứ, số chỉ
Về cao độ bài gồm tên các nốt nhạc nào ?
nhịp 3/4
Về trường độ có các hình nốt nào ?
Cao độ: La, Si, Đô, Rê,
- Chia câu : Bài nhạc có bốn câu, mỗi câu hai ô nhịp.
Mi, Pha
- Đọc tên nốt nhạc từng câu .
- Đọc Gam La thứ.

HS ghi nhớ
HS thực hiện tiết tấu
- Hướng dẫn HS thực hiện hình tiết tấu chính của bài TĐN
- TĐN đọc từng câu :
sHS thực hiện tập thể,
+ GV hướng dẫn HS nghe và TĐN nhẩm theo, sau đó GV
nhóm, cá nhân
tiếp tục đàn giai điệu câu 1 và bắt nhịp để HS đọc nhạc
cùng với đàn, ở câu này các em chú ý đọc chính xác cao độ
của nốt "Rê" dễ đọc sai.
+ Tập tương tự với câu 2, khi học xong hai câu GV cho HS
đọc ghép hai câu lại với nhau và tập hát lời ca. HS thực hiện tập thể ,
- Đọc nhạc cả bài kết hợp gõ phách nhóm, cá nhân
- Một nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia hát lời, sau đó
đổi lại cách trình bày. GV nhận xét ưu , nhược điểm của HS trình bày
từng bên,từng nhóm, từng cá nhân HS thực hiện
4, Củng cố : ( 3 phút )
- Chỉ định HS học khá trình bày bài TĐN số 2.
- Em hãy nhắc lại các nội dung chính của bài học hôm nay ?
5, Dặn dò : ( 1 phút )
- a/ Bài vừa học: Về nhà học thuộc công thức Gam thứ, luyện đọc chính xác
gam Am và bài TĐN số 2 - Chép bài TĐN số 2 ra vở và làm bài tập trong SGK
bài tập – Trang 13,14.
- b/ Bài sắp học: Xem trước phần Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng
Vân và bài hát Hò kéo pháo.
6, Phương pháp sử dụng: Giáo án sử dụng các phương pháp thuyết trình,
pháp vấn, phương pháp trình diễn, phương pháp luyện tập theo mẫu

You might also like