You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


----------

HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HIỀN TRANG

Thành viên nhóm 5

1. Trương Thị Thùy Linh 6. Hồ Thị Vân Anh


2. Đoàn Thị Mỹ Liên 7. Phan Ly Na
3. Võ Khánh Linh 8. Trần Thị Kiều
4. Ngô Thị Bích Hậu 9. Đặng Thị Khánh Nhi
5. Nguyễn Thị Huyền My

Huế 01/2024
Kế hoạch bài dạy

CHỦ ĐỀ 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN


TIẾT 1: HÁT: XÚC XẮC XÚC XẺ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Năng lực âm nhạc
* Năng lực thể hiện bài hát:
+ Bước đầu biết hát một mình, hoặc hát cùng bạn.
+ Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Xúc xắc
xúc xẻ.
* Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc:
+ Cảm nhận được không khí Tết cổ truyền cùng tình cảm yêu thương trong ngày
đoàn viên với những người thân trong gia đình.
+ Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động của cơ thể theo bài hát.
+ Nhận biết và thể hiện được âm thanh dài- ngắn qua phần trò chơi.
* Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với
người khác.
- Năng lực chung
+ Tự tin, tích cực tham gia các hoạt động khi làm nhóm, giao tiếp với trả lời câu
hỏi của GV.
- Phẩm chất
+ Chăm chỉ: hoàn thành được nhiệm vụ mà GV giao.
+ Trách nhiệm: có ý thức trong học tập.
+ Yêu nước: thể hiện niềm yêu thích với các hoạt động ngày Tết cổ truyền, yêu
thích các bài hát ngày Tết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, SGV, bài giảng điện tử, loa file âm thanh, video, hình ảnh về
các món ăn, đồ vật, các hoạt động trong ngày Tết.
- Học sinh: SGK và Vở bài tập Âm nhạc 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Hát: Xúc xắc xúc xẻ (30 phút)

a. Khởi động: Tìm hiểu về Tết cổ


truyền Việt Nam.
- GV tổ chức trò chơi Ô số bí ẩn. - HS lắng nghe luật chơi và dơ tay
- GV nêu luật chơi: Có 3 ô số 1,2,3 chọn số trả lời câu đố 1, 2,3.
sau mỗi ô là câu đố, các con hãy lắng - HS tham gia trò chơi.
nghe và trả lời câu đố.
1
Gợi ý câu đố:
1. Tết vào mùa nào trong năm?
2. Ngày tết ở gia đình em cần chuẩn bị - HS lắng nghe.
những gì?
3. Tết đến trẻ em sẽ được nhận gì vào
đầu năm?

- GV: Nhận xét, tuyên dương, điều


chỉnh cho học sinh (nếu cần) và liên
kết giới thiệu bài mới.

b. Giới thiệu và nghe hát mẫu

*Giới thiệu

- GV cho hs quan sát bản nhạc, hình


- HS quan sát bản nhạc, hình ảnh và
ảnh trong SGK T.32 và yêu cầu hs.
trả lời câu hỏi.
+Hình ảnh trên con thấy gì?
- GV giới thiệu về nội dung bài hát và - HS lắng nghe.
tác giả.

* Nghe hát mẫu


- GV bật video bài hát và GV hát 1-2 - HS lắng nghe GV hát mẫu.
lần. Lần 1 GV hát chậm, lần 2 hát đúng
nhịp độ của bài hát.
- HS nhẩm theo.
- GV yêu cầu HS nhẩm theo.

2
- GV hỏi:

+ Các con thấy bài hát có giai điệu như - HS trả lời: Bài hát có giai điệu rộn
thế nào? ràng, vui tươi, háo hức.
-HS trả lời: từ “xẻ”, từ “mẻ”, từ “xúc
+ Các con thấy trong bài có từ nào khó
xắc”.
phát âm không?

- GV mời HS nhận xét (mời 1-2 HS). - HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.


c. Đọc lời ca
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- GV đọc lời ca cả bài và hỏi HS từ khó
- HS trả lời từ “xẻ”, từ “mẻ”, từ “xúc
phát âm trong bài.
xắc”.
- GV chia thành 4 câu và đọc mẫu từng - HS đọc từng câu theo GV hướng
câu theo tiết tấu bài hát. dẫn.

+ Câu 1: Xúc xắc xúc xẻ. Năm mới


năm mẻ.

+ Câu 2: Nhà nào còn thức. Mở cửa


cho chúng tôi.

+ Câu 3: Xúc xắc xúc xẻ. Năm mới


năm mẻ.
+ Câu 4: Nhà nào còn thức. Mở cửa
cho chúng tôi.

- GV hướng dẫn bắt nhịp cho HS đọc - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của
cả bài theo tiết tấu của bài hát. GV.
* Khởi động giọng

- GV cho HS khởi động giọng theo


giai điệu tiết tấu.

* Tập hát từng câu

- GV hát mẫu từng câu và bắt nhịp cho - HS lắng nghe GV hát mẫu và thực
HS hát. hiện

3
+ Câu 1: Xúc xắc xúc xẻ: Năm mới
năm mẻ.
+ Câu 2: Nhà nào còn thức. Mở cửa
cho chúng tôi.

- GV cho HS hát nối câu 1,2.

+ Câu 3: Xúc xắc xúc xẻ. Năm mới


năm mẻ.

+ Câu 4: Nhà nào còn thức. Mở cửa


cho chúng tôi.
- GV cho HS hát nối câu 3, 4.

- GV cho HS hát nối cả bài


* Lưu ý nhịp điệu vui tươi trong lời ca
của bài đồng dao.

* Chú ý các ca từ “xẻ” và “mẻ” có


luyến, từ “tôi” cuối bài được ngân dài
ra, cần hướng dẫn chi tiết để HS đọc
đúng và hát đúng.
d. Tập hát

* Hát với nhạc đệm


- GV mở nhạc đệm và hát mẫu cho - HS lắng nghe GV hát mẫu.
HS.
- GV yêu cầu cả lớp hát lại 1-2 lần bài - HS hát.
hát.

- GV nhận xét. - HS lắng nghe.

* Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp


- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay - HS quan sát GV làm mẫu.
theo nhịp.
- GV yêu cầu thực hiện theo tổ-lớp. - HS thực hiện theo tổ-lớp.
- GV nhận xét. - HS lắng nghe.

* Hát với nhạc đệm kết hợp gõ theo


phách
- GV yêu cầu cả lớp hát với nhạc đệm.
kết hợp gõ phách 1, 2 lần. - HS cả lớp thực hiện.
- GV nhận xét lớp. - HS lắng nghe.
4
- GV chia (5HS /nhóm) yêu cầu HS - HS thực hiện hát theo nhóm.
luyện tập hát với nhạc đệm kết hợp gõ
theo phách.
- GV mời 1-2 nhóm lên thực hiện. - 1-2 nhóm HS lên thực hiện.
- GV mời HS nhận xét (1-2 HS). - HS tự nhận xét nhau.
- GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS. - HS lắng nghe và sửa lỗi.
2. Vận dụng- sáng tạo: Dài - ngắn (5
phút)

* Nghe và nhắc lại âm


- Cho học sinh quan sát ảnh SGK và - HS quan sát.
đặt câu hỏi
+Mỗi khuôn nhạc có mấy nốt nhạc? - HS trả lời: Mỗi khuôn nhạc có 2 nốt
+Tên gọi như thế nào? nhạc.
- HS trả lời: Nốt tròn và nốt đen.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.
- GV cho HS nghe tiếng đàn và hỏi
nốt nhạc nào ngân dài hơn, nốt nhạc
nào được ngân ngắn hơn.
- GV khích lệ HS trả lời, nhận xét. - HS trả lời, nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.

* Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát. - HS trả lời.
- Dặn dò HS về ôn lại bài hát, khuyến - HS lắng nghe và ghi nhớ.
khích HS về nhà hát cho người thân
cùng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (Nếu có).

You might also like