You are on page 1of 162

Ngày soạn:

Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ 1: VUI MÙA KHAI TRƯỜNG
Môn học: Âm nhạc lớp 7
Thời gian thực hiện: 4 tiết
A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Học sinh biết Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng là tác giả của bài Vui đến trường.
Biết bài hát có 2 đoạn.
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời,
diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Học sinh biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Vui đến trường. Thực
hiện được nốt Mi trên sáo recorder, hoặc thể hiện được bài thực hành số 1 cho kèn
phím
- Đọc nhạc: Đọc đung cao độ trường độ, kết hợp gõ đệm theo nhịp phách, tiết
tấu, giai điệu bài đọc nhạc số 1.
- Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết ý nghĩa của dấu nhắc lại, dấu quay lại và
khung thay đổi.
2. Về năng lực
* Năng lực đặc thù
- Thể hiện đúng giai điệu lời ca, sắc thái bài hát luyện tập kỹ năng hát tập thể
và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách, gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu, kết hợp vận
động cơ thể theo nhịp điệu.
- Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, bài hát với giai điệu vui tươi trong
sáng, thể hiện được niềm hân hoan của các em học sinh khi đến trường.
- Biết đọc bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm và đánh nhịp C
- Thể hiện đúng cao độ, trường độ, đúng kĩ thuật. Kết hợp vận động cơ thể
theo nhịp điệu bài thực hành số 1 bằng nhạc cụ kèn phím (hoặc thể hiện nốt Mi
trên sáo recorder)
- Biết điều chỉnh cường độ để thể hiện sắc thái

1
- Nhận biết và phân biệt được dấu nhắc lại và dấu quay lại, biết sử dụng
khung thay đổi trong bài hát Vui đến trường.
* Năng lực chung
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân vào nhiệm
vụ trong học tập của nhóm.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp để trình bày ý tưởng và thảo luận về nhiệm
vụ học tập, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm.
- Biết giải quyết vấn và sáng tạo thông qua nhiệm vụ học tập được giao.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, xây dựng môi trường học tập trong sáng vô tư hồn nhiên
rèn luyện đạo đức lòng yêu nước thầy cô bạn bè.
- Có ý thức học tốt các nội dung hát.
- Có ý thức hoàn thành nhiệm cá nhân, nhiệm vụ nhóm.
- Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động Âm nhạc ngoại khoá.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Nội dung Thiết bị dạy học Học liệu


File âm thanh bài hát “ Vui đén
Đàn phím điện tử hoặc kèn trường”; Tệp âm thanh bài hát (nhạc
Hát
phím. beat để đệm theo HS hát), Video bài
hát “ Vui đén trường”.
Nhạc cụ tiết
Thanh phách, trống con …
tấu
Lí thuyết âm Dấu nhắc lại, khung thay đổi,
nhạc dấu quay lại.
Đàn phím điện tử hoặc kèn
Đọc nhạc
phím.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung Hát ( 45 phút )
Bài Vui đến trường – Lê Quốc Thắng
Mở a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú vui tươi trước khi học hát, học bài hát “ Vui
đầu đến trường ”.
( 6’)
b. Nội dung: Trò chơi vận động.
c. Sản phẩm: HS thể hiện bằng âm thanh của phương tiện đưa em tới trường.
Nêu được tên tác giả và sắc thái của bài hát.
2
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Hát kết hợp vận động
- Cho HS kể tên một số bài hát về mái trường đã được học.
- GV chọn một bài như Mùa khai trường và yêu cầu cả lớp hát cùng kết hợp
vận động cơ thể. ( vỗ tay, giậm chân… )
HĐ2: Xem tranh chủ đề
- HS quan sát tranh chủ đề và nhận xét về hoạt động của các bạn nhỏ trong
bức tranh
- Cho HS quan sát bức tranh để nhận diện chủ đề về ngày khai trường và dẫn
dắt vào học hát bài Vui đến trường.
HOẶC:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên phương tiện đưa mình đến trường,
sau đó chia theo nhóm phương tiện và khuyến khích học sinh mô phỏng âm
thanh phương tiện bằng âm thanh
+ Nhóm xe máy có âm thanh: Tạch, tạch, tạch…
+ Nhóm đi xe đạp: Cọt kẹt…
+ Nhóm xe hơi: Ụn ….ụn
+ Nhóm đi bộ: bịt bịt…
+ Phương tiện khác ….
+ “Có nhóm nào đi máy bay hoặc du thuyền đến trường không ?”
- Giáo viên khuyến khích các nhóm học sinh mô phỏng bằng âm thanh
với 1 hơi dài các phương tiện của nhóm mình, có thể kết hợp với mô phỏng
điều khiển phương tiện.
- Nhóm thể hiện dài nhất là nhóm chiến thắng.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát cùng các bạn
Hình a. Mục tiêu: HS biết được tên tác giả, sắc thái và nhịp của bài hát. Hát được
thành bài hát “ Vui đến trường ” ở mức độ cơ bản ( vở bài ).
kiến
thức b. Nội dung: HS tìm hiểu qua văn bản bài hát ( sgk ).
mới c. Sản phẩm: HS hát và giới thiệu được bài hát ( tác giả, sắc thái, nhịp )
(9’)
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Nghe và nêu cảm nhận về bài hát
- Câu hỏi 1 (GV đặt câu hỏi trước khi cho HS nghe và cảm nhận bài hát):
Hãy lắng nghe bài hát Vui đến trường và cho biết tính chất của bài. Chọn 1
3
trong các phương án trong BT 1 tr5 VBT:
a/ Vui, phấn khởi c/ Tình cảm, sâu lắng
b/ Vui tươi, hồn nhiên d/ Ý kiến khác:………
- Cho học sinh nghe bài hát (giáo viên hát mẫu hoặc cho nghe đĩa).
- Yêu cầu tất cả HS trả lời câu hỏi ra giấy, đáp án đúng là b. Khuyến khích
và nhận xét cho phần trả lời của các em HS viết ý kiến khác vào phương án d,
nếu HS nêu tính chất âm nhạc của bài là Vui tươi, trong sáng hoặc hồn nhiên,
trong sáng… đều có thể được.
- Câu hỏi 2: Nội dung của bài hát nói về điều gì? Cho HS tìm hiểu và đọc
SGK để trả lời
- GV chốt lại nội dung, tính chất: bài hát Vui đến trường là sáng tác của nhạc
sĩ Lê Quốc Thắng, có tíết tấu rộn ràng, giai điệu vui tươi, lời ca trong sáng;
nội dung thể hiện niềm hân hoan của học sinh khi tới trường.
- GV giới thiệu thêm về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng:
 Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng ( bút danh: Nguyên Thanh )sinh ngày 7 tháng
9 năm 1972 tại Trà Vinh, hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Ông là Cử nhân Luật, tốt nghiệp đại học Nhạc viện Thành phố Hồ Chí
Minh chuyên ngành sáng tác.
 Ông tham gia hoạt động âm nhạc trong phong trào thiếu niên thành
phố. 1996 – 1997, tham gia công tác giảng dạy âm nhạc tại Trường
huấn luyện cán bộ thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, làm biên tập âm
nhạc cho Saigon Audio và là Giám đốc Trùng Dương Audio-Video.

 Ông đã đoạt nhiều giải thưởng về sáng tác ca khúc trong các kì liên
hoan nghệ thuật. Một số ca khúc của ông được yêu thích như Phố xa,
Tình xanh, Búp bê bằng bông, Mái trường mến yêu, Phố xa, Vui
đến trường, Thanh niên tình nguyện, Tình xanh, Tháng năm êm
đềm, Nụ cười hồng,Khúc hát yêu thương…
4
Hiện nay, ông là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc
TP. Hồ Chí Minh, Hội Luật gia TP.HCM.
HĐ4: Tìm hiểu bản nhạc
- Hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, GV giới thiệu kí hiệu cần thiết để HS biết
cách thực hiện khi học hát mà HS chưa được học: dấu hóa là dấu giáng. Kí
hiệu dấu luyến, dấu nhắc lại có trong bài.
- HS quan sát bản nhạc, đọc trong SGK, kết hợp với kiến thức mới được giới
thiệu để nêu: 4 4
+ Bài hát được viết ở nhịp (cho HS nêu lại ý nghĩa của nhịp ).
4 4
+ Một số ký hiệu đã học trong bài như tên nốt nhạc, trường độ đã được
học...
+ Bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn, chỉ ra chỗ kết thúc đoạn 1 và đầu
của đoạn 2. ( đoạn 1 từ “ Vui đến trường … cho em những ước mơ” và đoạn
2 từ “ Cây xanh xanh … khoảng trời thân thương ”; từ “ La la la…” đến hết
là đoạn 2 được nhắc lại có thay đổi.) Bài chia thành 12 câu hát: 4 câu ở đoạn
1, 4 câu ở đoạn 2 và 4 câu ở đoạn 2 được nhắc lại.
- GV chỉ trên bản nhạc các chỗ chia câu hát và đánh dấu lấy hơi của bài để
HS nắm được trước khi vào phần thực hành học hát.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe

Luyệ a. Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Vui đến trường, thể huện được
n tập tính chất vui tươi, hồn nhiên.
( 20’)
5
b. Nội dung: HS tập hát và luyện tập bài hát kết hợp với động tác và gõ đệm.
c. Sản phẩm: HS biết hát kết hợp vận động và gõ đệm
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ5: Khởi động giọng
- Cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm hoặc bằng một câu hát HS đã thuộc.

hoặc
Đây là mẫu luyện hơi thở nên GV lưu ý HS về tư thế hát, khẩu hình, hơi thở
ngân sao cho đủ 4 phách. Luyện nâng cao dần đến nốt đô ở quãng tám thứ
nhất.
HĐ6: Dạy bài hát
- GV đàn từng câu và hướng dẫn HS hát. Sửa các chỗ HS hát sai.
- Ghép các câu, hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất tươi
vui, trong sáng, hồn nhiên. Dùng nhạc beat để đệm theo HS hát.
- Chú ý HS về hơi thở, lấy hơi đúng chỗ, khẩu hình và âm thanh sao cho đẹp,
tránh hát thô, to quá, nhấn vào các phách đầu nhịp để cảm nhận và hát đúng
tính chất của
4
nhịp .
4
- Giáo viên chia “câu” (tiết nhạc) trong đoạn 1: Có thể chia làm 4 tiết
nhạc
- Giáo viên đàn và tập cho học sinh hát câu 1

- Giáo viên tập cho học sinh hát câu 2


- Học sinh ráp 2 câu 1 và câu 2

6
- Học sinh tập tiếp câu 3
- Học sinh tập hát câu 4
- Học sinh ráp câu 3 và câu 4
- Học sinh hát cả đoạn 1 (4 câu)
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét và chỉnh sửa.

- Giáo viên chia “câu” (tiết nhạc) cho đoạn 2


- Tiếp tục tập đoạn 2 (tương tự như đoạn 1)
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, khắc phục sai sót
- Giáo viên cho học sinh hát ráp cả bài.
- Hướng dẫn HS gõ theo phách cho bài hát.
- Học
chia nhóm hát
với nhạc đệm
- Hát
với nhiều
hình thức
khác nhau

7
- Hát kết hợp vỗ đệm
- Hát có với sắc thái vui tươi, hồn nhiên.
- Các nhóm hoặc cá nhân trình diễn

- Xen kẽ cho HS luyện tập có các câu hỏi gợi ý để HS nêu cảm nhận về tính
chất âm nhạc, về cách hát sao cho hay (gợi ý HS cảm nhận giai điệu kết hợp
với nội dung của lời ca).
- Thực hiện đánh giá trong quá trình luyện tập: HS tự đánh giá, đánh giá đồng
đẳng (nhận xét lẫn nhau), GV đánh giá.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: vừa hát vừa vỗ tay cùng các bạn
Vận a. Mục tiêu: - HS biết hát với các hình thức hoặc vừa hát vừa vận động.
dụn
g b. Nội dung: Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát có sắc thái, kết hợp gõ đệm hoặc
( 10’) sáng tạo vận động phù hợp. Nêu được ý nghĩa giáo dục và rút ra bài học về
phẩm chất.
b. Sản phẩm: Nhóm hoặc cá nhân HS biểu diễn; thảo luận nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ7: Hát với các hình thức hoặc hát kết hợp vận động
- Gợi ý để HS đề xuất và thực hiện các hình thức hát: theo nhóm, hát đôi, hát
đơn, hát đối đáp… Khuyến khích HS luôn tự bộc lộ cảm xúc qua ngôn ngữ
của cơ thể (lắc lư, vỗ tay, khuôn mặt, ánh mắt…) hoặc vừa hát vừa gõ đệm
theo phách.
HĐ 8: Giáo dục phẩm chất
- HS rút ra được bài học về phẩm chất qua câu hỏi: Em cần làm gì cho lớp
cho trường của em? HS nêu được cảm nghĩ của cá nhân, về ý nghĩa giáo dục
của bài sau khi học hát: về năm học mới; niềm vui được học tập, tình yêu với
mái trường, thầy cô, bạn bè…
Gợi ý trả lời: Giữ gìn trường lớp sách đẹp, có ý thức giữ gìn tài sản; tham gia
lao động vệ sinh trường lớp; chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong trường; có
tinh thần đoàn kết với bạn bè để xây dựng lớp thành lớp học có thành tích
tốt...
- Cho HS làm BT 1, 2, 3 tr5 VBT.
HOẶC:
- Chia nhóm, lần lượt các nhóm lên trình bày tác bài hát hoàn chỉnh:
Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát có sắc thái, kết hợp gõ đệm hoặc sáng tạo vận
động phù hợp
- Thảo luận nhóm: Cảm nhận của em về bài hát Vui đến trường
- Giáo dục tư tưởng cho học sinh: Nhiệm vụ của học sinh đến trường là
8
cố gắng học tập (vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài), trên đường đến trường
phải chấp hành luật giao thông. Đi về phải đúng giờ và chào Cha, Mẹ, Ông,
Bà…
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: vừa hát vừa vỗ tay cùng các bạn
Đánh giá:
– Mức độ 1: Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát
– Mức độ 2: Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện đúng tính chất âm nhạc của bài hát
– Mức độ 3: Hát được bài hát với các hình thức khác nhau hoặc hát kết hợp vận động

Nội dung Nhạc cụ ( 45’ )


Nhạc cụ tiết tấu - Bài thực hành số 1 (25’)
Mở đầu a. Mục tiêu: HS nhận xét được mẫu tiết tấu được nghe.
(khoảng b. Nội dung: Trò chơi.
5’) b. Sản phẩm: Thực hiện được các mẫu tiết tấu theo yêu cầu GV.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trò chơi “ Nghe âm thanh tìm tiết tấu ”
- Chia lớp thành 3 - 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 tờ giấy có viết sẵn một
số mẫu tiết tấu . ( hoặc GV trình bày các mẫu tiết tấu trên bảng )
- GV gõ từng mẫu tiết tấu theo thứ tự bất kì và yêu cầu các nhóm tìm mẫu
tiết tấu tương ứng và đánh số 1, 2, 3 vào các mẫu theo thứ tự gõ của giáo
viên.
- GV dẫn dắt để giới thiệu cách gõ đệm sinh động hơn với phần bài học
Nhạc cụ tiết tấu.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Hình a. Mục tiêu: Thể hiện 2 mẫu tiết tấu số 1 và mẫu số 2.
thành b. Nội dung: Vận động vỗ đệm.
kiến c. Sản phẩm: Các phần vỗ đệm của HS.
thức d. Tổ chức thực hiện:
mới HĐ2: Tìm hiểu Bài thực hành số 1.
(khoảng
- HS quan sát, nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu tiết tấu a và b
7’)
9
(về nhịp, tiết tấu, trường độ,…)
- GV nhận xét, chốt ý => GV hướng dẫn HS đọc mẫu tiết taasu1; vỗ đệm
mẫu số 1.
-Tương tự tập vỗ đẹm mẫu số 2.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe

Luyện a. Mục tiêu: Thực hiện kết hợp 2 mẫu tiết tấu cùng lúc.
tập b. Nội dung: Kết hợp vỗ đệm.
(khoảng b. Sản phẩm: Thực hành kết hợp vỗ đệm 2 mẫu tiết tấu.
6’) b. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Luyện tập gõ tiết tấu

- Hướng dẫn HS thực hiện các bước gợi ý trong SGK cho riêng từng âm
hình tiết tấu:
+ Đọc tiết tấu
Ta a ta ta ta ta ta ti ti
+ Gõ tiết tấu (kết hợp đọc thầm)
+ Sử dụng thanh phách, trống nhỏ... gõ âm hình tiết tấu a, vừa gõ
vừa đọc thầm theo tiết tấu. Sau đó luyện tiết tấu b.
- Sử dụng kỹ thuật DH chia nhóm để HS tự luyện tập riêng rồi ghép cùng
cả lớp.
- Chia nhóm HS luyện tập hòa tấu 2 mẫu a, b bằng các nhạc cụ gõ có âm
sắc khác nhau. ( GV quan sát HS tập luyện và nhận xét, điều chỉnh. )

- Giáo viên chia nhóm: Nhóm 1 vỗ đệm mẫu số 1 + Nhóm 2 vỗ đệm mẫu
số 2 => Đổi lại.

10
+ Cho kết hơp 2 nhóm cùng vỗ đệm: Nhóm 1 vỗ đệm mẫu số 1, nhóm 2 vỗ
đệm mẫu số 2
Kết hợp và đổi lại: nhóm 1 vỗ đệm mẫu 2 và nhóm 2 vỗ đệm mẫu 1.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Vỗ tay theo các bạn
Vận a. Mục tiêu: Vận dụng vỗ đệm vào bài hát “ Vui đến trường”; bài đọc
dụng nhạc, sáng tạo động tác vận động phù hợp.
(khoảng b. Nội dung: Vỗ đệm theo nhóm, kết hợp
7’) b. Sản phẩm: Phần vỗ đệm áp dụng vào Hát; Đọc nhạc.
d. Tổ chức thực hiện:

HĐ4: Gõ đệm cho bài hát “ Vui đến trường ”.

- Sử dụng tiết tấu a để gõ đệm cho bài hát: Chia HS thành 2 nhóm, nhóm
hát, nhóm gõ đệm, sau đó đổi cho nhau, hoặc cả lớp gõ tiết tấu đệm theo
11
nhạc của bài hát.
- GV quan sát, lắng nghe và sửa sai cho HS. gợi ý cho HS cảm nhận sự hòa
hợp của giọng hát với phần gõ đệm.
HĐ5: Vận động cơ thể theo bài hát
- Luyện tập riêng động tác vận động cơ thể (body percussion) theo bài hát
“ Vui đến trường”
- Chia 2 nhóm, nhóm hát, nhóm vận động hoặc nghe bài hát qua file âm
thanh, cả lớp vận động theo. => GV quan sát, điều chỉnh, động viên HS
thực hiện.
HĐ6: Biểu diễn âm nhạc
- Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, yêu cầu các nhóm HS luyện tập theo nhóm:
HS vận dụng vừa hát vừa vận động cơ thể theo bài “ Vui đến trường ”
hoặc chia 3 nhóm: nhóm hát, nhóm gõ đệm, nhóm vận động. ( Có thể cho
HS tự sáng tạo mẫu vận động cơ thể khác SGK ) => Sau luyện tập GV
có thể chọn vài HS mỗi nhóm cùng nhau kết hợp biểu diễn.
- HS nêu cảm xúc sau khi cùng các bạn luyện tập (cần hát và gõ sao cho:
diễn cảm, giữ âm lượng vừa phải, không hát át tiếng bạn, gõ đệm với tốc
độ nhịp nhàng cùng bạn,…).
- GV nhận xét. Qua bài hát giáo dục tinh thần đoàn kết, tình yêu trường –
lớp; thầy – cô… nơi HS.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Hát theo các bạn
Đánh giá:
- Mức độ 1: Thể hiện được nhạc cụ gõ theo các mẫu tiết tấu
- Mức độ 2: Hòa tấu được nhạc cụ theo các mẫu tiết tấu
- Mức độ 3: Gõ đệm cho bài hát cùng bạn hoặc vừa hát vừa vận động cơ thể theo bài
hát

Nhạc cụ giai điệu: Sáo ( recorder ) - Bài thực hành số 1 ( 20’ )


Mở đầu a. Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu bài thực hành số 1.

12
( khoản b. Nội dung: HS ôn các nốt đã học ở sáo recoder và xác định nhịp, kí hiệu
g 5’) ghi cao độ và trường độ có trong bài thực hành số 1.

c. Sản phẩm: Phần trình diễn cùng các câu trả lời hoặc nhận xét của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ 1: HS ôn lại các nốt đã học trên sáo ( recorder), thảo luận.


- GV cho HS thổi lại các nốt G, A, B, C, D đã học trong chương trình lớp
6 ở sáo recorder.
- Lưu ý: HS giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi.
- GV chia 2 nhóm HS thảo luận:
+ HS xác định được nhịp bài thực hành.
+ Nêu tên các kí hiệu ghi trường độ, cao độ.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Hình a. Mục tiêu: Thể hiện được bài thực hành số 1 ( mức độ vở bài ).
thành b. Nội dung: Tập thể hiện nốt Mi và tiết tấu Bài thực hành số 1.
kiến c. Sản phẩm: Các bài thực hành của cá nhân hoặc nhóm.
thức b. Tổ chức thực hiện:
mới HĐ 2: Cách bấm và thổi nốt Mi
( khoảng
3
phút)

– GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thế tay bấm nốt Mi thực hành bấm
( không thổi) để GV kiểm tra và sửa sai (nếu có): bấm lỗ 0, 1, 2, 3 ở tay
trái và bấm lỗ 4, 5 ở tay phải.
– HS thực hành luyện tập thổi nốt Mi vài lần (không trường độ) cho đến có
âm thanh sáng, rõ ràng.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
HĐ 3: Tìm hiểu Bài thực hành số 1
GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét Bài thực hành số 1 và nêu được: Bài

13
viết ở
4
nhịp , các cao độ là G, A, B; trường độ có nốt đen, nốt trắng.
4 *Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Luyện a. Mục tiêu: HS thổi được nốt Mi và Bài thực hành số 1
tập b. Nội dung: Tập luyện.
(khoảng
8’)

b. Sản phẩm: Phần trình diễn của HS cá nhân hoặc nhóm.

b. Tổ chức thực hiện:


HĐ 4: Luyện tập 2 mẫu a, b
– GV hướng dẫn HS luyện tập bài luyện tập a, b
HĐ 5: Luyện tập Bài thực hành số 1
– Hướng dẫn HS luyện tập Bài thực hành số 1 theo hình thức nhóm.
- GV thổi làm mẫu Bài thực hành số 1.
- HS đọc nốt nhạc theo trường độ Bài thực hành số 1 hoặc đọc xướng âm
giai điệu 1-2 lần.
- Chia Bài thực hành số 1 thành 2 tiết nhạc và hướng dẫn HS thổi theo 2
tiết nhạc, sau đó ghép trọn vẹn câu nhạc (theo hình thức nhóm). Lưu ý:
Giữ hơi thổi đủ trường độ của nốt trắng; lấy hơi sau mỗi tiết nhạc; thổi nhẹ
nhàng, rõ âm, giữ đều hơi khi chuyển từ âm nọ sang âm kia.
- GV có thể dùng đàn phím điện tử đệm đơn giản để giữ nhịp cho HS hoặc
có file nhạc đệm để HS thổi trên nền nhạc.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Vận a. Mục tiêu: - HS thực hiện được Bài thực hành số 1 ở sáo Recorder.
dụng b. Nội dung: Thổi Bài thực hành số 1 ở sáo Recorder.
( khoảng c. Sản phẩm: Các phần trình diễn cá nhân hoặc nhóm.
4’) d. Tiến trình tổ chức:
HĐ 6: Trình diễn hoặc sáng tạo nét nhạc mới
-GV yêu cầu HS trình diễn Bài thực hành số 1 với một hình thức trình diễn
như: 1 HS hoặc nhóm HS thổi tiết 1, 1 HS hoặc nhóm HS thổi tiết 2 ở lần
1 và lần 2 thì tất cả cùng thực hiện.
-GV yêu cầu HS sáng tạo một nét nhạc ngắn với nốt Mi theo trường độ tự
chọn.
14
Lưu ý HS chỉ cần thổi được nốt Mi với tiết tấu tự sáng tạo, ngắn dài tùy ý.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Đánh giá:
– Mức độ 1: Thổi được nốt Mi
– Mức độ 2: Thực hiện được bài thực hành số 1.
_ Mức độ 3: Trình diễn bài thực hành hoặc tạo được một nét nhạc với nốt Mi đã học.

Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím - Bài thực hành số 1 ( 20’)


Mở đầu a. Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu Bài thực hành số 1.
( khoảng b. Nội dung: HS ôn các nốt đã học trên kèn phím cùng xác định nhịp, kí
4’ ) hiệu cao độ và trường độ có trong Bài thực hành số 1.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời cảu HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 1: Ôn tập các nốt đã học
- HS ôn lại vị trí các nốt đã học C, D, E, F, G, A trên kèn phím..
- GV chia 2 nhóm HS thảo luận:
+ HS xác định được nhịp bài thực hành.
+ Nêu tên các kí hiệu ghi trường độ, cao độ.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Hình a. Mục tiêu: HS thể hiện được Bài thực hành số 1 ( mức độ vở bài ).
thành b. Nội dung: Tập thể hiện giai điệu và tiết tấu Bài thực hành số 1.
kiến c. Sản phẩm: Các bài thực hành của cá nhân hoặc nhóm.
thức b. Tổ chức thực hiện:
mới GV hướng dẫn lại về cách bấm các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La trên kèn
(khoảng phím.
3’)
HĐ 2: Tìm hiểu Bài thực hành số 1
GV cho HS quan sát và nhận xét về nhịp, nốt nhạc và ngón tay thực hiện

15
Bài thực hành số 1.

-HS ghi nhớ phần giới thiệu Kèn phím và thực hiện phần được hướng dẫn
cách bấm các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son.

GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét Bài thực hành số 2: Bài viết ở nhịp

các cao độ là C, D, E, F, G; trường độ có các nốt tròn, trắng, đen.


Bài gồm 2 câu nhắc lại có thay đổi ở cuối câu 2.
- Giáo viên cùng học sinh chia câu (tiết nhạc)
4
4

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu câu 1 (tiết nhạc thứ
nhất), chú ý dấu chấm dôi, có thể tích hợp giới thiệu với học sinh về ý
nghãi của dấu chấm dôi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu câu 2 (tiết nhạc thứ hai
- Giáo viên hướng dận học sinh luyện tập khởi động với mẫu (chạy
ngón), lưu ý nhắc nhỡ học sinh thực hiện đúng (ngón nào phím nào)

16
- Giáo viên lưu ý học sinh vị trí ngón cho từng phím và chú ý khi
chuyển ngón…
- Giáo viên hướng dẫn học tập tiết nhạc thứ nhất
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập tiếp tiết nhạc thứ 2
- Ráp cả bài
- Nhận xét, sửa sai, rút kinh nghiệm
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Luyện a. Mục tiêu: HS thể hiện Bài thực hành số 1 theo nhóm hoặc cá nhân.
tập b. Nội dung: Tập luyện.
(khoản c. Sản phẩm: Phần trình diễn theo nhóm, cá nhân của HS.
g 8’) b. Tổ chức thực hiện:

HĐ 3: Luyện tập Bài thực hành số 1


- GV diễn tấu thị phạm Bài thực hành số 1; HS nghe, xem, cảm nhận giai
điệu.
– GV hướng dẫn HS luyện tập Bài thực hành số 1 với tốc độ chậm, khi đã
diễn tấu đúng theo yêu cầu thong thả của bài ( Andantino).
– GV tổ chức cho HS diễn tấu Bài thực hành số 1 với nhạc đệm hoặc GV
đệm bằng đàn phím điện tử.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh tự tập với nháu (có giới hạn thời gian)
- Từng nhóm lên trình diễn trước lớp; Cá nhân trình diễn trước lớn
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và quan sát các bạn trình diễn
Vận a. Mục tiêu: HS trình tấu được Bài thực hành số 1 với các hình thức khác
dụng nhau: với nhạc đệm hoặc kết hợp vỗ đệm - hoặc sáng tạo một nét nhạc
ngắn có các nốt đã học
( khoảng b. Nội dung: Chơi kèn phím kết hợp vỗ đệm, với nhạc đệm hoặc có được
5’) nét nhạc mới.
c. Sản phẩm: Các phần trình diễn của cá nhân, nhóm.
17
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 4: Tập vỗ đệm, trình diễn hoặc sáng tạo nét nhạc mới
- Giáo viên cho học sinh tập vỗ đệm

- Chia 2 nhóm: Nhóm 1: Chơi kèn phím; Nhóm 2 vỗ đệm => Đổi ngước

lại.

- Ráp: kèn phìm, vỗ đệm và nhạc đệm


- Học sinh về luyện tập thêm ở nhà với mẫu vỗ đệm thứ 2
-

Khuyến khích học sinh sáng tạo vận động vỗ đệm, hình thức biểu diễn…

- HS trình tấu Bài thực hành số 1 ở nhiều hình thức: nửa câu 1 do 1 HS
đảm nhiệm, nửa câu còn lại do HS khác trình bày tiếp nối theo hoặc 1 HS
solo nửa câu 1, cả nhóm chơi tiếp nửa câu còn lại …
- Có thể cho HS sáng tạo bằng cách tự nghĩ ra và thực hiện một nét nhạc
ngắn trong đó có đủ nốt đã học.
- Hoặc cho các nhóm HS, mỗi nhóm lựa chọn thực hiện 1 trong 2 cách trên
để cùng có 2 hoạt động: Trình diễn và sáng tạo.
Đánh giá:
– Mức độ 1: Thực hiện được các nốt đã học.
– Mức độ 2: Thực hiện được Bài thực hành số 1.
– Mức độ 3: Trình diễn được Bài thực hành số 1 hoặc tạo một nét nhạc mới với
các nốt đã học.
Nội dung: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC ( 30 phút)
Nội dung: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC (30 phút)
Lí thuyết âm nhạc: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dâu quay lại

Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS thông qua trò chơi âm nhạc.
18
(khoảng b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi lắng nghe và thực hiện.
10’)
c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi nhiệt tình.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trò chơi nghe và nhắc lại âm hình tiết tấu
- GV trình chiếu một âm hình tiết tấu ( hoặc ghi ở bảng đen )

- GV gõ âm hình tiết tấu và HS gõ lại, sau đó yêu cầu HS tự gõ 2 lần âm


hình tiết tấu đó và cho HS chép lại âm hình tiết tấu đã gõ. ( không còn
trình chiếu hoặc đã xóa phần ghi ở bảng đen )
- GV phân tích với nét nhạc được thực hiện 2 lần giống nhau có thể sử
dụng dấu nhắc lại và không cần chép lại…
=> Rút ra kết luận: các kí hiệu về dấu nhắc lại – dấu quay lại để dẫn vào
bài học.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và quan sát
Hình a. Mục tiêu: HS nhận biết được những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc:
thành dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại.
kiến
thức b. Nội dung: GV tổ chức thực hiện, HS hoạt động nhóm, thảo luận.
mới b. Sản phẩm: HS nêu tên và vẽ lại được kí hiệu dấu nhắc lại, khung thay
(khoảng
10’) đổi, dấu quay lại.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ2: Tìm hiểu và nhận biết về dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay
lại.

19
- HS đọc nội dung trong sách trang 9 + 10 và rút ra các khái niệm về dấu
nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại. ( HS xem cách sử dụng dấu nhắc lại
ở bài “ Vui đến trường ”)
- GV phân tích, chốt lại các ý chính trong định nghĩa để giúp HS ghi nhớ
và thông hiểu.

Luyện a. Mục tiêu: HS chỉ ra được kí hiệu: dấu nhắc lại và khung thay đổi được
tập dùng trong Bài đọc nhạc số 1.
( khoảng
7’) b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nhận diện các kí hiệu
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được các kí hiệu.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Thực hành nhận biết dấu nhắc lại, khung thay đổi trong Bài đọc
nhạc số 1.
- Hướng dẫn HS quan sát Bài đọc nhạc số 1 để chỉ ra được: dấu nhắc lại,
khung thay đổi và trình tự thực hiện trong bài.
Vận a. Mục tiêu: HS chỉ ra được kí hiệu: dấu nhắc lại và khung thay đổi được
dụng dùng trong bài hát hay đọc nhạc giới thiệu.
( khoảng
3’) b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nhận diện các kí hiệu
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được các kí hiệu.

20
d. Tổ chức thực hiện:
- Thực hiện ở 1 bài hát hay đọc nhạc có sử dụng các kí hiệu được học.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Đánh giá:
- Mức độ 1: Nêu được ý nghĩa của các dấu nhắc lại, khung thay đổi.
- Mức độ 2: Nhận biết được dấu nhắc lại, khung thay đổi và trình tự thực hiện trong
bản nhạc.

Nội dung: ĐỌC NHẠC ( 45 phút)


Bài đọc nhạc số 1
Mở đầu a. Mục tiêu: Khởi động giọng, tìm hiểu các kí hiệu cơ bản, đọc nhạc
(khoảng 7’) Bài đọc nhạc số 1.
b. Nội dung: Đọc gam Đô trưởng, biết được nghĩa Khung thay đổi,
xác định nhịp, tốc độ.
c. Sản phẩm: HS đọc gam Đô trưởng, nêu được nhịp C, khung thay
đổi, bài đọc nhạc với tốc độ vừa phải.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trò chơi nghe và đoán tên nốt nhạc, trả lời câu hỏi.
- GV dùng đàn phím hay kèn phím để đàn gam Đô trưởng, yêu cầu HS
lắng nghe sau đó đàn các nốt bất kì trong gam Đô trưởng để HS đoán
tên nốt và cao độ của âm đó.
- Giáo viên cho học sinh đọc Gam đô trưởng, trục âm ổn định.
- Cho các nhóm/tổ cùng thi đua phát biểu, hoặc trò chơi, từ đó nêu
được các yêu cầu của GV
+ Bài TĐN số 1 viết ở nhịp ?
+ Bài TĐN số 1 được thể hiện với tốc độ nào ?
+ Cách đọc bài TĐN với khung thay đổi (nhạc lí tích hợp chung với
bài đọc nhạc)
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và chơi trò chơi cùng các
bạn.

Hình thành a. Mục tiêu: Tập đọc Bài đọc nhạc số 1 với chia câu, ghi kí hiệu La
kiến thức
21
mới tinh các cao độ có trong bài đọc nhạc.
(khoảng 13’) b. Nội dung: Tập đọc Bài đọc nhạc số 1.

b. Sản phẩm: HS thể hiện Bài đọc nhạc số 1.


b. Tổ chức thực hiện:
HĐ2: Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1.
- Cho HS quan sát bản nhạc bài Đọc nhạc số 1, nhận xét về cao độ,
trường độ, nhịp…
- Hướng dẫn HS tìm hiểu để nêu được: 4
+ Bài Đọc nhạc số 1 được viết ở giọng Đô trưởng, nhịp
4
+ Các cao độ trong bài là đô, rê, mi, pha, sol, la; trường độ
trong bài là nốt trắng, nốt đen, nốt moc đơn và lặng đen.
+ Bài có 2 câu nhạc và chia thành 4 tiết nhạc.
- GV chỉ ra cho HS bài có 4 tiết nhạc = 4 câu đọc nhạc.
- Lưu ý HS trong giai điệu có dấu lặng đen cuối bài cùng hình nốt
trắng cần thực hiện ngân đúng phách.
( GV có thể chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận viết
ra giấy và trình bày nhận xét Bài đọc nhạc số 1 về nhịp, cao độ, trường
độ, các nét nhạc giống nhau, kí hiệu cần lưu ý: dấu nhắc lại và khung

thay đổi. => GV nhận xét từng nhóm và tổng kết )

* GV cùng học sinh chia câu (tiết nhạc)


- Hiểu ý nghĩa của khung thay đổi để thể hiện được 2 tiết nhạc
- Học sinh lần lượt nêu tên các ký hiệu ghi cao độ
- Học sinh nêu tên các kí hiệu ghi trường độ
- Tập tiết tấu câu 1 (tiết nhạc thứ 1) – Có thể chia nhỏ tiết nhạc, cho hs
tập mỗi lần 2 ô nhịp. Đọc tên nốt trên khuông nhạc Đọc tên nốt nhạc
theo trường độ.
- Thể hiện tiết tấu: Ráp cao độ câu 1 (hoặc từng 2 ô nhịp một); Tương
22
tự tập câu 2 - Ráp câu 1 và câu 2 (cả bài)
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và đọc nhạc được 1 câu
trong bài TĐN
Luyện tập
(khoảng 18’)

a. Mục tiêu: HS đọc Bài đọc nhạc số 1 thuần thục hơn, thể hiện cùng
nhạc đệm.
b. Nội dung : HS tự tập nhóm, cá nhân …
c. Sản phẩm: Các phần thể hiện Bài đọc nhạc số 1 với nhạc đệm theo
tổ, nhóm, cá nhân …
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Luyện tập Bài đọc nhạc số 1.
a. Đọc gam và quãng:
- Đọc gam C-dur (Đô trưởng): Trước khi đọc gam, chỉ ra cho HS các
khoảng cách 1 cung và nửa cung giữa các bậc trong gam trên khuông
nhạc.

- Đọc quãng 2:

- Đọc quãng 3: Đàn mẫu hoặc đọc mẫu để HS làm theo, chú ý theo
3 đúng trường độ
4
với nhịp
23
Lưu ý HS khi đọc gam và quãng, cần gõ phách theo một cách nhẹ
nhàng, gõ để xác định trường độ nên không gõ thành tiếng.
Luyện âm hình tiết tấu:
b. Đọc Bài đọc nhạc số 1
- GV chỉ tên nốt trên bảng phụ, HS nhìn bảng và thực hiện:
+ Đọc tên nốt nhạc theo trường độ, gõ phách theo.
+ Đọc riêng cao độ từng câu.
- GV đàn từng tiết nhạc/câu đọc để HS nghe và đọc, vừa đọc vừa gõ
phách theo. Tiết nhạc câu nhắc lại các câu trước nên để HS nhận thấy
sự giống nhau và tự đọc.
- Hoàn thiện cả bài: Đọc bài số 1 với tốc độ vừa phải, chú ý đúng
phách đầu của
4
nhịp , thể hiện tính chất trong sáng.
4
- Giáo cho học sinh thể hiện bài đọc nhạc với nhạc đệm
- Chia lớp theo tổ hoặc nhóm cho hs tự tập
- Lần lượt các tổ, nhóm hoặc cá nhân lên thể hiện trước cả lớp
- HS cùng GV nhận xét, góp ý, điều chỉnh (nếu có)
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và có thề hát được 1 câu
trong bài TĐN

Vận dụng a. Mục tiêu: HS đọc nhạc kết hợp vận dụng gõ đệm cho Bài đọc nhạc
(khoảng 7 ’) số 1.

b. Nội dung: Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm, vận dụng các kí
hiệu đã học vào các tác phẩm khác ( dấu nhắc lại, khung thay đổi)
c. Sản phẩm: Các phần trình bày đọc nhạc kết hợp vỗ đệm, vận dụng
các kí nhiệu đã học vào các tác phẩm khác. ( dấu nhắc lại, khung thay
đổi )
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ4: Đọc nhạc kết hợp gõ đệm ( theo 2 phương án ) hoặc theo
24
thực hiện GV.
* Cho HS đề xuất các phương án: GV cho HS lựa chọn 1 trong 2
phương án
a. Phương án 1:
- Yêu cầu HS sử dụng âm hình tiết tấu a hoặc b đã học ở bài Nhạc cụ
thể hiện tiết tấu trang 8 ở SGK để gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 1. Tùy
theo năng lực của HS để chọn mẫu tiết tấu a hoặc b.
b. Phương án 2:
- HS vừa đọc vừa đánh nhịp cho Bài đọc nhạc số 1.
- Giao về nhà cho HS làm bài tập số 11, 12 trong VBT trang 8.
* Giáo viên cho học sinh tập âm hình tiết tấu (hoặc Gv có thể sáng tạo
mẫu tiết tấu phù hợp, hoặc chỉ yêu cầu vỗ theo nhịp, phách…tùy vào
khả năng của từng lớp hoặc đối tượng học sinh

- Chia nhóm: Nhóm đọc nhạc; Nhóm thể hiện vỗ đệm. => Sau đó đổi
lại.
- Bài tập: Phần này có thể thực hiện ở nhà như bài tập
+ Học sinh tìm trích đoạn hay tác phẩm có kí hiệu Dấu nhắc lại và
Khung thay đổi
+ Nên ý nghĩa sử dụng trong tác phẩm đó
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và quan sát các bạn thực
hành

Đánh giá:
– Mức độ 1: Đọc được gam Đô trưởng và các quãng 2, 3.
– Mức độ 2: Đọc được bài Đọc nhạc số 1.
– Mức độ 3: Đọc nhạc và kết hợp gõ đệm được cùng bạn hoặc vừa đọc nhạc vừa

25
đánh nhịp cho bài Đọc nhạc số 1.

HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ TOÀN CHỦ ĐỀ 1 ( 15’ )


4
1. Hát lại bài Vui đến trường kết hợp đánh nhịp .
4

4
4

5. Đọc lại Bài đọc nhạc số 1 và đánh nhịp

6. Nhắc lại kiến thức về dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại.
7. Nhấn lại ý nghĩa giáo dục của chủ đề 1 “ Vui mùa khai trường” qua câu ghim
cuối chủ đề của SGK tr.11.

“ Nếu mỗi người luôn mong muốn phát triển sự say mê học tập của bản thân, thì
họ sẽ không ngừng lớn lên trong cuộc sống.”

Anthony J. D’ Angelo

26
Ngày soạn:
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ 2: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Môn học: Âm nhạc lớp 7
Thời gian thực hiện: 4 tiết
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- Học sinh biết Nhạc sĩ Hoàng Vân là tác giả của bài Niềm vui gia đình. Biết bài hát
có 2 đoạn.
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn
cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Học sinh biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Niềm vui gia đình. Thực hiện
được nốt Rê trên sáo recorder, hoặc nốt Si Đô và kỹ thuật chuyển đổi ngón tay trên
kèn phím.
- Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết ý nghĩa ký hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
- Thường thức âm nhạc: Biết được một số thể loại ca khúc
- Nghe nhạc: Cảm nhận về bài hát Ru con.
2. Về năng lực
* Năng lực đặc thù
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, trong sáng, dịu dàng của bài “
Niềm vui gia đình ”.
- Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài “ Niềm vui gia đình ”. Thực hiện đượ c
các nốt Rê trên sáo recorder hoặc nốt Si, Đô và kĩ thuật chuyển đổi ngón tay
trên kèn phím.
- Nêu được tác dụng của dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp và vận dụng vào
thực hành âm nhạc.
- Nhận biết, nêu được những đặc điểm chính của các thể loại ca khúc: hành khúc,
trữ tình, hát ru, nghi lễ.
- Cảm nhận được tính chất âm nhạc của bài “ Ru con ” ( Lullaby ).
* Năng lực chung
- Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
27
- Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ… hợp tác tốt
trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề, sáng tạo được hình thức biểu
diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc… trên cơ sở kiến thức và kĩ
năng đã có.
3. Phẩm chất
- Biết yêu thương, quan tâm và trân trọng gia đình.
- Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Có ý thức hoàn thành nhiệm cá nhân, nhiệm vụ nhóm.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Nội dung Thiết bị dạy học Học liệu
File âm thanh bài hát “ Niềm vui gia
Đàn phím điện tử hoặc kèn đình”; Tệp âm thanh bài hát (nhạc
Hát
phím. beat để đệm theo HS hát). Hình ảnh
nhạc sĩ Hoàng Vân.
Nhạc cụ tiết Thanh phách, song loan, trống
tấu con …
Kí hiệu để tăng trường độ nốt
Lí thuyết âm
nhạc: các mẫu về dấu nối, dấu
nhạc
chấm dôi, dấu miễn nhịp.
Các video / file âm thanh minh họa về
một số thể loại ca khúc: hành khúc,
Thường thức
trữ tình, hát ru, nghi lễ - nghi thức. ( “
âm nhạc
Em đi trong tươi xanh”; “ Ru con ”;
“ Tiến bước dưới quân kì” …. )
Bài nhạc “ Ru con ” ( Lullaby ) của
Nghe nhạc
Jonannes Brahms.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Nội dung Hát ( 45 phút )
Bài Niềm vui gia đình – Hoàng Vân
Mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú vui tươi trước khi học hát, học hát bài
(khoảng “Niểm vui gia đình”.
7’) b. Nội dung: Trò chơi khởi động
c. Sản phẩm: Học sinh liệt kê tên gọi của những thành viên trong gia đình.
Nêu được tên các bài hát về gia đình, tác giả và sắc thái của bài hát.

28
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Tìm hiểu chủ đề “ Gia đình yêu thương ”.
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS nêu được tên chủ đề và kể tên được một số
bà hát về gia đình.
HĐ2: Nghe và kết hợp vận động
- GV cho HS nghe và vận động cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, búng tay …
theo nhạc bài “ Niềm vui gia đình ” của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- GV nhận xét và đúc kết thông tin; sau đó dẫn dắt vào học hát bài “ Niềm
vui gia đình ”.
HOẶC:
- GV chia nhóm, lần lượt mỗi nhóm nêu 1 tên gọi thành viên trong gia đình.
- Nhóm nào liệt kê được nhiều tên gọi nhất sẽ thắng.
- GV nhận xét và đúc kết thông tin; dẫn dắt vào bài học hát bài “ Niềm vui
gia đình”.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Hình a. Mục tiêu: Học sinh biết được tên tác giả, Nêu được tính chất âm nhạc, nội
thành dung, biết một số kí hiệu âm nhạc trong bài “ Niềm vui gia đình ”.
kiến b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu qua văn bản bài hát (sgk), tập hát.
thức c. Sản phẩm: Học sinh hát và giới thiệu được bài hát (tác giả, sắc thái, nhịp)
mới d. Tổ chức thực hiện:
(khoảng HĐ3: Tìm hiểu bài hát
8’) - GV cho HS quan sát bản nhạc, đọc trong SGK và trình bày theo nhóm:
+ Nêu cảm nhận về bài hát. Chọn phương án a trong BT số 1 tr.9 VBT:
Trong sáng, vui tươi, dịu dàng.
+ Nội dung của bài hát? (Gợi ý theo SGK: mọi người biết yêu thương, trân
trọng gia đình)
- Hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và trả lời về các vấn đề:
+ Nhịp, tên nốt nhạc, trường độ đã được học...
+ Chia đoạn, chia câu.

29
- GV chốt ý: Bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn.
=> GV dẫn giảng: bài hát “ Niềm vui gia đình ” của nhạc sĩ Hoàng Vân là
một trong những bài hát viết về chủ đề gia đình, có cấu trúc hai đoạn nhạc,
đoạn 1 từ “ Tổ âm gia đình…” đến “ … cho con vào đời ”, đoạn 2 từ “ Bên
nhau vui ca hát …” đến hết. Với giai điệu trong sáng, vui tươi, dịu dàng bài
hát nói lên niềm hạnh phúc của cuộc sống, nhắn nhủ mọi người biết yêu
thương, trân trọng gia đình. ( GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân)

Các tác phẩm của ông giàu tính triết lý, ngợi ca, có
giai điệu nồng ấm, mượt mà, vui tươi, trong sáng...; âm
nhạc thường sử dụng chất liệu, âm hưởng dân ca. Nhiều
ca khúc thiếu nhi của ông như: Em yêu trường em, Mùa
hoa phượng nở, Con chim vành khuyên, Ca ngợi Tổ quốc
(trong hợp xướng Hồi tưởng),... là những tác phẩm hay và
nổi tiếng, được sử dụng trong chương trình dạy học âm
nhạc cho học sinh phổ thông. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã được
Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
– Nghệ thuật năm 2000.

( GV sơ nét về nhạc sĩ Hoàng Vân => 1930 - 2013 để HS hiểu biết thêm

thông tin. )
- GV chia câu hát và đánh dấu lấy hơi của bài. GV cho HS nghe lại bài hát
mẫu.
 Khởi động giọng
- Cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm:

- Hướng dẫn HS hát nhấn từng âm, mạch lạc, dứt khoát, chú ý khẩu hình và
30
hơi thở.
- GV quan sát và điều chỉnh.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
HĐ4: Dạy bài hát
- Hướng dẫn HS hát từng câu, chú ý nhấn vào các chỗ đảo phách (có dấu
nối), ví dụ câu hát đầu nhấn vào các chữ: chữ “gia” , chữ “sánh”.
-HS luôn gõ phách theo để đếm được các chỗ ngân dài (gõ không thành
tiếng)
- GV hát mẫu những chỗ khó để HS dễ tiếp thu kiến thức.
- Ghép các câu, hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất trong
sáng ở đoạn 1 và vui tươi, dịu dàng ở đoạn 2 .
- GV nhận xét, chú ý điều chỉnh HS lấy hơi đúng chỗ, khẩu hình và âm thanh
sao cho đẹp, hát vang nhưng tránh hát to quá.
Lưu ý: trong quá trình học hát GV luôn đàn và hát mẫu cho HS nghe các chỗ
khó (đảo phách, ngân dài), tránh việc GV chỉ đàn – không hát mẫu.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Luyện a. Mục tiêu: Biết hát kết hợp vận động gõ theo tiết tấu.
tập b. Nội dung: HS luyện tập bài hát kết hợp với động tác và gõ đệm.
(khoảng c. Sản phẩm: HS biết hát bài hát kết hợp với động tác và gõ đệm.
20’) d. Tiến trình tổ chức:
- GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động hoặc dùng
nhạc cụ gõ đệm theo phách (lưu ý các chỗ đảo phách) cho bài hát vừa học.
- Các nhóm thực hành biểu diễn bài hát:
+ GV gợi ý cho HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc vận động cơ thể….
+ Yêu cầu mỗi nhóm tự thảo luận và trình diễn, ví dụ: trình bày đơn ca, song
ca hoặc tốp ca kết hợp gõ đệm (theo phách) cùng bạn.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và hát theo cùng các bạn

HĐ5: Bài học giáo dục


- Tổng kết về nội dung và ý nghĩa giáo dục cho tiết học hát:
+ Đặt câu hỏi để HS nêu được cảm nghĩ của cá nhân, về ý nghĩa giáo
31
dục của bài sau khi học hát,…
+ HS rút ra được bài học về phẩm chất qua câu hỏi: Em cần làm gì để
thể hiện sự kính yêu và tôn trọng cha mẹ?
=>GV đặt câu hỏi gợi mở để HS trả lời suy nghĩ của bản thân về tình cảm
gia đình.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Vận a. Mục tiêu: Từng nhóm thể hiện bài hát kết hợp với vận động và gõ đệm
dụng theo mẫu tiết tấu 1 cách thuần thục.
(khoảng b. Nội dung: Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát có sắc thái, kết hợp gõ đệm hoặc
10’) sáng tạo vận động phù hợp.
b. Sản phẩm: HS biết hát kết hợp với vận động và gõ đệm theo mẫu tiết tấu
với tính chất vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ6: Biểu diễn bài hát
- GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động hoặc dùng
nhạc cụ gõ đệm theo phách ( lưu ý các chỗ đảo phách ) cho bài hát vừa học.
- Các nhóm thực hành biểu diễn bài hát:
+ GV gợi ý cho HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc vận động cơ thể….
+ Yêu cầu mỗi nhóm tự thảo luận và trình diễn, ví dụ: trình bày đơn ca, song
ca hoặc tốp ca kết hợp gõ đệm ( theo phách ) cùng bạn.

+ Thảo luận nhóm: Cảm nhận của em về bài hát Niềm vui gia đình. Biết thể
hiện tình cảm, quan tâm, chia sẻ và kính trọng người thân trong gia đình.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Biết vận động theo nhịp hoặc vỗ tay
Đánh giá:
– Mức độ 1: Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.
– Mức độ 2: Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện đúng tính chất âm nhạc của bài hát.
_ Mức độ 3: Hát đúng bài hát, thể hiện đúng tính chất âm nhạc và biết kết hợp cùng bạn
để gõ đệm cho bài hát hoặc hát được bài hát với nhiều hình thức khác nhau.

32
Nội dung Nhạc cụ ( 45’ )
Nhạc cụ tiết tấu - Bài thực hành số 2 (25’)
Mở đầu a. Mục tiêu: Học sinh nhận xét về 2 mẫu tiết tấu trong bài thực hành số 2
(khoảng HS sẽ thể hiện.
7’) b. Nội dung: HS nhận xét về 2 mẫu tiết tấu
c. Sản phẩm: Học sinh nêu được nhịp và các kí hiệu ghi trường độ có
trong 2 mẫu tiết tấu.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trò chơi ứng tác nhịp điệu
- GV cho HS thực hiện đọc bài theo tiết tấu có sẵn: trình chiếu trên màn
hình hoặc ghi ở bảng đen.
- GV dẫn dắt để giới thiệu cách gõ đệm sinh động hơn với bài học Nhạc cụ
tiết tấu.
Hình a. Mục tiêu: Thể hiện 2 mẫu tiết tấu số 1 và mẫu số 2
thành
kiến
thức
mới HS nhận xét được đặc điểm các âm hình tiết tấu
(khoảng b. Nội dung: Vận động vỗ đệm
8’)
c. Sản phẩm: Các phần vỗ đệm của học sinh
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ2: Quan sát và nhận xét
- HS quan sát, nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu tiết tấu a và b
(về nhịp, tiết tấu, hình nốt,… )
- GV nhận xét, chốt ý.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
HĐ3: Luyện tập gõ tiết tấu
- Hướng dẫn HS thực hiện theo các bước được gợi ý trong SGK cho riêng
từng âm hình tiết tấu:
33
+ Đọc tiết tấu

Ta a ta ta Ta a ta a
+ Gõ tiết tấu (kết hợp đọc thầm)
+ Sử dụng thanh phách, trống nhỏ... gõ âm hình tiết tấu a, vừa gõ
vừa đọc thầm theo tiết tấu. Sau đó luyện tiết tấu b.
- Sử dụng kỹ thuật dạy học chia nhóm để HS tự luyện tập riêng rồi ghép
cùng cả lớp. ( Thực hiện 3 – 4 chu kì tiết tấu ; luyện tập bằng các nhạc cụ
gõ có âm sắc khác nhau
- Sử dụng nhạc cụ gõ để hòa tấu 2 mẫu tiết tấu trên.
- GV quan sát HS tập luyện và nhận xét, điều chỉnh.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Luyện tập theo các bạn
HĐ4: Gõ đệm cho bài hát “ Niềm vui gia đình ”.
- Sử dụng tiết tấu a để gõ đệm cho bài hát: Chia HS thành 2 nhóm, nhóm
hát, nhóm gõ đệm, sau đó đổi cho nhau, hoặc cả lớp gõ tiết tấu đệm theo
nhạc của bài hát.
- GV quan sát, lắng nghe và sửa sai cho HS.
- Với lớp năng khiếu tốt, có thể sử dụng tiết tấu a để gõ đệm cho đoạn 1,
tiết tấu b gõ đệm cho đoạn 2.
- GV quan sát, lắng nghe, sửa sai, gợi ý cho HS cảm nhận sự hòa hợp của
giọng hát với phần gõ đệm.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Tập gõ đệm chỉ cần vỗ tay
Luyện a. Mục tiêu: Thể hiện 2 mẫu tiết tấu số 1 và mẫu tiết tấu số 2
34
tập
(khoảng
b. Nội dung: Kết hợp vận động
7’)
c. Sản phẩm: Thực hiện các phần của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ5: Vận động cơ thể theo bài hát Niềm vui gia đình
- Luyện tập riêng động tác vận động cơ thể (body percussion) theo bài hát
“ Niềm vui gia đình ”.
- Chia 2 nhóm, nhóm hát, nhóm vận động hoặc nghe bài hát qua file âm
thanh, cả lớp vận động theo.
- GV quan sát, điều chỉnh, động viên HS thực hiện.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Vận động theo các bạn
Vận a. Mục tiêu: Vận dụng vỗ đệm vào bài hát Niềm vui gia đình, bài đọc
dụng nhạc, sáng tạo động tác vận động phù hợp
(khoảng b. Nội dung: Vỗ đệm theo nhóm, kết hợp
3’) c. Sản phẩm: Các nhóm vỗ đệm cho nhau áp dụng vào Hát và Đọc nhạc.
b. Tổ chức thực hiện:
- HS vận dụng vừa hát vừa vận động cơ thể theo bài “ Niềm vui gia đình ”
hoặc chia 3 nhóm: nhóm hát, nhóm gõ đệm, nhóm vận động.
- HS nêu cảm xúc sau khi cùng các bạn luyện tập (cần hát và gõ sao cho:
diễn cảm, giữ âm lượng vừa phải, không hát át tiếng bạn, gõ đệm với tốc
độ nhịp nhàng cùng bạn,…).
- GV nhận xét. Qua bài hát giáo dục về niềm hạnh phúc trong cuộc sống,
nhắn nhủ mọi người biết yêu thương, trân trọng gia đình.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và vận động theo nhịp
Đánh giá:
- Mức độ 1: Thể hiện được nhạc cụ gõ theo các âm hình tiết tấu.
- Mức độ 2: Gõ đệm được cho bài hát hoặc vận động được cơ thể theo tiết tấu đã học.
- Mức độ 3: Vừa hát vừa gõ đệm hoặc vừa hát vừa vận động cơ thể.
35
Nhạc cụ giai điệu: Sáo ( recorder ) - Bài thực hành số 2 ( 20’ )
Mở đầu a. Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức đã học. Cách thổi nốt Mi và bài thực hành
( khoản
số 1.
g 5’)
Biết cách bấm nốt Rê và bài thực hành số 2.
b. Nội dung: GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ :
- Ôn lại cách thổi nốt Mi và bài thực hành số 1.
- Học cách bấm nốt Re.
- Luyện tập bài thực hành Số 2.
c. Sản phẩm: HS nắm được kiến thức cũ, biết áp dụng kiến thức mới để
thực hiện.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1 : Thảo luận theo nhóm
- Giáo viên chia 2 nhóm thảo luận
+ Học sinh xác định được nhịp của bài thực hành
+ Nêu tên các kí hiệu ghi trường độ, cao độ

Hình a. Mục tiêu: - HS biết được cách bấm nốt Rê ở sáo Recorder.
thành b. Nội dung: - Học cách bấm nốt Rê. Luyện tập bài thực hành Số 2.
kiến
thức c. Sản phẩm : : HS nắm được kiến thức cũ và biết áp dụng kiến thức mới
mới và thực hành được bài thực hành số 2.
( khoảng
d.Tổ chức thực hiện:
3
HĐ 2: Cách bấm và thổi nốt Rê
phút)

36
– GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thế tay bấm nốt Rê thực hành bấm
( không thổi) để GV kiểm tra và sửa sai (nếu có).
– HS thực hành luyện tập thổi nốt Rê vài lần (không trường độ) cho đến có
âm thanh sáng, rõ ràng.
HĐ 3: Tìm hiểu Bài thực hành số 2
GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét Bài thực hành số 2 và nêu được: Bài
viết ở nhịp 4/4, trường độ có nốt móc đơn, nốt đen, nốt đen chấm dôi, nốt
trắng.
GV nhắc HS thổi hơi nhẹ nhàng và đều đặn.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Luyện a. Mục tiêu: - HS thổi được nốt Rê và Bài thực hành số 2.
tập b. Nội dung : Thực hành theo nhóm.
(khoảng c. Sản phẩm : HS thể hiện được bài thực hành số 2.
8’)
d. Tiến trình tổ chức

HĐ 4: Luyện tập 2 mẫu a, b và Bài thực hành số 2.


– GV hướng dẫn HS luyện tập mẫu a, b và Bài thực hành số 2.
=> GV cho HS đọc nốt nhạc theo trường độ Bài thực hành số 2 – trích
đoạn của bài “ Bắc kim thang ” hoặc đọc xướng âm giai điệu trước khi
thực hiện trên nhạc cụ.
– Hướng dẫn HS luyện tập Bài thực hành số 2 theo hình thức nhóm.
- GV thổi làm mẫu Bài thực hành số 2.
- HS đọc nốt nhạc theo trường độ 1-2 lần.
- Hướng dẫn HS thổi bài theo 2 tiết nhạc, sau đó ghép trọn vẹn câu nhạc
(theo hình thức nhóm). Lưu ý: Giữ hơi thổi đủ trường độ của nốt trắng; lấy
hơi sau mỗi tiết nhạc; thổi nhẹ nhàng, rõ âm, giữ đều hơi khi chuyển từ âm
nọ sang âm kia.
- GV cho HS thổi lập lại riêng hai nốt Rê, Son nhiều lần, trong khi luyện
tập chú ý tiếng sáo cho đẹp để thể hiện được tính chất trong sáng, nhẹ
nhàng của bài.
- GV có thể dùng đàn phím điện tử đệm đơn giản để giữ nhịp cho HS hoặc
có file nhạc đệm để HS thổi trên nền nhạc.
37
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Vận a. Mục tiêu: Biểu diễn bài thực hành số 2 với nhạc đệm hoặc kết hợp vỗ
dụng
đệm
( khoảng
4’) b. Nội dung: Chơi sáo kết hợp vỗ đệm, với nhạc đệm
c. Sản phẩm: Các phần trình diễn của cá nhân, nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 5: Tạo nét nhạc mới
GV yêu cầu HS sáng tạo một nét nhạc ngắn với nốt Rê theo trường độ tự
chọn.
Lưu ý HS chỉ cần thổi được nốt với tiết tấu tự sáng tạo, ngắn dài tùy ý.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Đánh giá:
– Mức độ 1: thổi được nốt Rê
– Mức độ 2: thực hiện được bài thực hành số 2.
_ Mức độ 3: Mức độ 2 và tạo được một nét nhạc với nốt Rê vừa học.

Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím - Bài thực hành số 2 ( 20’)


Mở đầu a. Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu bài thực hành số 2
( khoảng
4’ ) b. Nội dung: Học sinh xác dịnh nhịp, kí hiêu ghi cao độ và trường độ có
trong bài thực hành số 2
c. Sản phẩm: Các câu trả lời hoặc nhận xét của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 1: Ôn tập Bài thực hành số 1
- Giáo viên chia 2 nhóm thảo luận
+ Học sinh xác định được nhịp của bài thực hành
+ Nêu tên các kí hiệu ghi trường độ, cao độ
- HS quan sát nhạc cụ giai điệu kèn phím và ôn tập Bài thực hành số 1 đã
học ở chủ đề trước..
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Hình a. Mục tiêu: HS luyện thuần thục các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô
thành , kỹ thuật chuyển đổi ngón tay trên kèn phím và Bài thực hành số 2.
kiến
38
thức b. Nội dung: Luyện Bài thực hành số 2. .
mới
(khoảng
3’)

c. Sản phẩm: HS thực hiện được Bài thực hành số 2.


d. Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu về Kèn phím và hướng dẫn về cách bấm các nốt Si, Đô trên

kèn phím.

HĐ 2: Tìm hiểu vị trí nốt Si, Đô, kĩ thuật chuyển đổi ngón tay, chạy
gam Đô trưởng; Bài thực hành số 2
- GV hướng dẫn về cách bấm các nốt Si, Đô trên kèn phím.
- GV hướng dẫn HS về kĩ thuật chuyển đổi ngón tay. ( cần thực hiện với
giai điệu có những nốt ngoài phạm vi của 5 ngón tay ) => GV làm mẫu
cách chuyển đổi ngón bằng thực hiện gam Đô trưởng đi lên và đi xuống.-
GV luyện tập cho HS chay gam Đô trưởng: với kĩ thuật chuyển đổi ngón
tay và hướng dẫn HS thực hiện. ( vài lần ) => Hướng dẫn HS tập lại nhiều
lần đúng ngón các chỗ chuyển đổi ( đi lên Mi – Pha từ ngón 3 chuyển sang

1; đi xuống Pha – Mi từ ngón 1 chuyển sang 3 )

GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét Bài thực hành số 2: Bài viết ở nhịp

Bài chia làm 2 tiết nhạc.


*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
HĐ 3: Luyện tập Bài thực hành số 2
- GV diễn tấu thị phạm Bài thực hành số 2; HS nghe, xem và cảm nhận
giai điệu, chú ý nốt đen chấm dôi liền nốt móc đơn cùng 4 nốt móc đơn đi
liền nhau.
– GV hướng dẫn HS luyện tập Bài thực hành số 2 với 4 tốc độ chậm, khi đã
diễn tấu đúng thì tăng dần tốc độ đến khi đạt theo 4 yêu cầu của bài
(moderato).
39
– GV tổ chức cho HS diễn tấu Bài thực hành số 2 với nhạc đệm hoặc GV
đệm bằng đàn phím điện tử.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Luyện a. Mục tiêu: HS luyện thuần thục các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô
tập và Bài thực hành số 2.
(khoản a. Mục tiêu: Học sinh thể hiện bài thực hành số 2 theo nhóm, cá nhân
g 8’)
b. Nội dung: Tập luyện theo nhóm
c. Sản phẩm: Phần trình diễn theo nhóm, cá nhân của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh tự tập với nhau (có giới hạn thời
gian)
- Từng nhóm lên trình diễn trước lớp
- Cá nhân trình diễn trước lớn
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét
HĐ 4: Tạo nét nhạc mới
- HS trình tấu Bài thực hành số 2 ở nhiều hình thức: nửa câu 1 do 1 HS
đảm nhiệm, nửa câu còn lại do HS khác trình bày tiếp nối theo hoặc 1 HS
solo nửa câu 1, cả nhóm chơi tiếp nửa câu còn lại …
- Giao về nhà cho HS sáng tạo một nét nhạc ngắn với 5 nốt đã học hoặc có
thể chơi một bài nhạc để củng cố Bài thực hành số 2.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Vận a. Mục tiêu: Biểu diễn bài thực hành số 2 với nhạc đệm hoặc kết hợp vỗ
dụng đệm
( khoảng b. Nội dung: Chơi kèn phím kết hợp vỗ đệm, với nhạc đệm
5’) c. Sản phẩm: Các phần trình diễn của cá nhân, nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 5: Tập vỗ đệm …
- Giáo viên cho học sinh tập vỗ đệm
- Chia 2 nhóm => Nhóm 1: Chơi kèn phím + Nhóm 2: vỗ đệm và đổi
ngước lại
- Ráp: kèn phìm, vỗ đệm và nhạc đệm

40
- Học sinh về luyện tập thêm ở nhà với mẫu vỗ đệm thứ 2
- Khuyến khích học sinh sáng tạo vận động vỗ đệm, hình thức biểu diễn…

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và vỗ tay

Đánh giá:
– Mức độ 1: Thực hiện được Bài thực hành số 2
_ Mức độ 2: Thổi được một giai điệu vận dụng các nốt đã học.
_ Mức độ 3: Trình diễn Bài thực hành số 2 theo các hình thức khác nhau hoặc sáng tạo
nét nhạc ngắn với 2 nốt Si, Đô đã học.

Nội dung: Lí thuyết âm nhạc. ( 30 phút )


Nội dung Lí thuyết âm nhạc ( 30’ )
Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc.
Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS thông qua trò chơi âm nhạc.
(khoảng
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nghe và vận động theo
4’)
nhạc.
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi nhiệt tình
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trò chơi “ Nghe và vận động theo nhạc ”.
- GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím chơi một bài nhạc thiếu nhi. ( tùy
chọn ) Hết mỗi câu trong bài thì GV ngân dài nốt nhạc cuối.
- GV hướng dẫn HS nghe và vận động tự do theo nét nhạc. Mỗi khi nghe
thấy âm thanh ngân dài phải dừng động tác vận động và lại tiếp tục thực
hiện vận động khi có nhạc vang lên.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và lắng nghe
Hình a. Mục tiêu: HS trình bày và ghi nhớ được 3 loại kí hiệu để tăng trường
thành
độ nốt nhạc.
kiến
thức b. Nội dung: GV tổ chức thực hiện, HS hoạt động nhóm, thảo luận.
mới
c. Sản phẩm học tập: HS nêu nêu và vẽ được 3 loại kí hiệu để tăng
41
(khoảng trường độ nốt nhạc.
9’)

d. Tổ chức thực hiện:


HĐ2: Tìm hiểu kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
- GV yêu cầu HS đọc SGK và dùng kĩ thuật khăn trải bàn cho các nhóm:
đọc - thảo luận – cử đại diện trình bày về 3 loại kí hiệu để tăng trường độ
nốt nhạc.
=> GV chốt lại các ý chính về 3 loại kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc để
giúp HS ghi nhớ và thông hiểu.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và lắng nghe

Luyện a. Mục tiêu: HS nhận diện được các kí hiệu tăng trường độ nốt nhạc trong
tập bài Niềm vui gia đình
(khoảng
b. Nội dung: GV tổ chức HS nhận diện các kí hiệu
12’)
c. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra được các kí hiệu tăng trường độ
d. Tổ chức thực hiện :
HĐ3: Thực hành nhận biết kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc “ Niềm vui gia đình ” để xác định
các kí hiệu tăng trường độ nốt nhạc có trong bài.
- GV có thể cho HS làm một số bài tập trong sách Bài tập âm nhạc 7
42
(trang 11/ VBT) để nắm rõ hơn kiến thức bài học.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và ghi bài
Vận a. Mục tiêu: HS chỉ ra được kí hiệu tăng trường độ nốt nhạc: dấu nối, dấu
dụng chấm dôi, dấu miễn nhịp được dùng trong bài hát hay đọc nhạc giới thiệu.
( khoảng
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nhận diện các kí hiệu.
5’)
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được các kí hiệu.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ4: Nhận biết kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
- Thực hiện ở 1 bài hát hay đọc nhạc có sử dụng các kí hiệu được học.
Đánh giá:
- Mức độ 1: Nhận biết và nêu được ý nghĩa của các kí hiệu tăng trường độ nốt
nhạc.
- Mức độ 2: Xác định được các kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc trong bản nhạc
“ Niềm vui gia đình ”.
Nội dung: Thường thức âm nhạc + Nghe nhạc . ( 45’ )
Một số thể loại ca khúc.
Nghe nhạc: Bài “ Ru con ” ( Lullaby ) của Johannes Brahms.
Mở đầu a. Mục tiêu:tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào nội dung bài
(khoảng học. HS nhận biết được nhiệm vụ học tập là học bài thường thức âm nhạc
7’) về “ Một số thể loại ca khúc ”.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nghe nhạc
c.Sản phẩm: HS tham gia trò chơi nhiệt tình.
d.Tổ chức thực hiện:
HDD1: Nghe và đoán tên nốt nhạc
- Tổ chức và cho HS nghe cùng vận động theo nhạc bài “ Tiến bước dưới
quân kì”.
- Hướng dẫn HS nghe và vận động theo nhạc bài “ Em đi trong tươi xanh
”.

43
=> Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình và so sánh về tính chất âm nhạc
hai bài vừa nghe để dẫn dắt vào nội dung bài học thường thức âm nhạc “
Một số thể loại ca khúc ”. (GV có thể sử dụng các ca khúc đã học để dẫn
vào nội dung chính bài học )
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Hình a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về “ Một số thể loại ca khúc
thành ”.
kiến b. Nội dung: GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm, thảo luận và trình
thức mới
bày.
(khoảng
c. Sản phẩm : HS đưa ra được những đặc điểm chính của các thể loại ca
18’)
khúc.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 2: Tìm hiểu về nội dung “ Một số thể loại ca khúc ”.
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn văn viết về nội dung “ Một số thể loại ca
khúc ”.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và dùng kĩ thuật khăn trải bàn cho các nhóm:
đọc - thảo luận – cử đại diện trình bày về nội dung “ Một số thể loại ca
khúc ”
- Hướng dẫn HS dựa vào thông tin bài học, thảo luận và trình bày theo
nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK: Nêu những đặc điểm chính của các
thể loại ca khúc: Hành khúc; Trữ tình; Hát ru; Nghi lễ - nghi thức.
=> Các nhóm trình bày: mỗi nhóm một thể loại / đặc điểm chính về khái
niệm thể loại – nội dung phản ánh – một số ca khúc tiêu biểu. ( GV hướng
dẫn HS nên sử dụng sơ đồ tư duy )
=> Nhóm 1: Thể loại hành khúc.
Nhóm 2: Thể loại trữ tình.
Nhóm 3: Thể loại hát ru.
Nhóm 4: Thể loại nghi lễ – nghi thức.
- GV nhận xét các ý kiến của HS, chốt ý tổng kết theo sơ đồ tư duy để HS
44
ghi nhớ.

HĐ 3: Nghe và vận động theo nhạc


- Cho HS nghe bài “ Ru con ” ( Lullaby ) của Johannes Brahms; vừa nghe
vừa vận động cơ thể theo (giậm chân, vỗ gối, vỗ tay, búng tay…). GV có

- GV có thể cung cấp thêm thông tin về nhạc sĩ Johannes Brahms để mở


rộng
- GV kiến
nhậnthức
xét ýcho HS.
kiến của HS.

45
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và vận động theo nhạc

Luyện a. Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận, biết bộc lộ cảm xúc (vận động, gõ
tập đệm) khi nghe bài “ Ru con ” ( Lullaby ) của Johannes Brahms.
(khoảng
46
15’) b. Nội dung : cảm nhận về giai điệu và nội dung của bài hát.
c. Sản phẩm: Hs nói được cảm nhận về bài hát “Ru con .”
3 phách của nhịp
- Hs gõ đệm được bài Ru con theo
d. Tổ chức thực hiện: 4
HĐ 4: Gõ đệm cho bài “ Ru con ”.

- GV có thể cho HS gõ đệm theo tiết tấu sau bằng cách: GV gõ trước, HS
nghe và thực hiện theo.
Suốt quá trình nghe và gõ đệm, GV luôn gõ cùng HS.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và thực hiện cùng các bạn

Vận a. Mục tiêu: HS cảm nhận và bày tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành qua
dụng bài hát “ Ru con ”.
(khoảng b. Nội dung: làm sản phẩm để bày tỏ lòng biết ơn với bố mẹ ( vẽ tranh,
5’) thiệp ...)
c. Sản phẩm: Tranh , thiệp , lời chúc tri ân ....
d. Tiến trình dạy học:
HĐ 5: Tổ chức trò chơi củng cố bài học

- Giáo viên cho học sinh sáng tạo vẽ tranh , làm thiệp ... và nêu cảm
nhận thể loại em thích nhất và minh họa bằng tranh vẽ.
- Mỗi nhóm có thể chọn một thể loại mà em yêu thích nhất và nhóm
trình bày bài hát cụ thể cho thể loại em yêu thích và nêu cảm nghĩ vì sao
em chọn bài hát này? Thể loại này để trình bày?
- Từ nội dung Nghe nhạc “ Ru con” em có cảm nghĩ gì ? Từ thực
tế cuộc sống em cần làm những gì cho gia đình của mình?
- Khuyến khích học sinh sáng tạo vận động vỗ đệm, hình thức biểu
diễn…

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe

Đánh giá:
47
– Mức độ 1: Nêu được những nét chính của từng thể loại ca khúc.
– Mức độ 2: Đạt mức độ 1 và nêu được cảm nhận về bài “ Ru con ” ( Lullaby ) của
Johannes Brahms.
_ Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và gõ đệm được theo bản nhạc “Ru con”( Lullaby ) của
Johannes Brahms.

HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ TOÀN CHỦ ĐỀ 2 ( dự kiến 15’)

1. Hát lại và cùng bạn sáng tạo hình thức biểu diễn cho bài “ Niềm vui gia đình ” .

5. Hãy sưu tầm một tác phẩm cho mỗi thể loại ca khúc đã được học để chia sẻ với
bạn.

“ Con người có tổ, có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn ”. Ca dao.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
48
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ 3: NHỚ ƠN THẦY CÔ
Môn học: Âm nhạc lớp 7
Thời gian thực hiện: 4 tiết
A. MỤC TIÊU:
2. Kiến thức:

- Học sinh biết phần nhạc của Đặng Hưng cùng lời của Phạm Hiến là tác giả của
bài “ Lời cô”. Biết bài hát là 1 đoạn có 3 câu.
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn
cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Học sinh biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát ” Lời cô”.
- Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết ý nghĩa về nhịp lấy đà.
- Thường thức âm nhạc: Biết được về sự nghiệp âm nhạc và một số tác phẩm của
nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Nghe nhạc: Cảm nhận về bài hát “ Bài ca người giáo viên nhân dân ”.
2. Về năng lực
* Năng lực đặc thù
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất uyển chuyển, dịu dàng của bài “ Lời cô ”.
- Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ để đệm cho bài “ Lới cô ”.
- Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 2.
- Nhận biết và thể hiện được nhịp lấy đà, chép hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 2.
- Trình bày được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và biết bộc lộ cảm xúc với bài hát “ Bài ca người giáo viên
nhân dân ”.
* Năng lực chung
- Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
- Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ… hợp tác tốt
trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề, sáng tạo được hình thức biểu
diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc… trên cơ sở kiến thức và kĩ
năng đã có.
3. Phẩm chất
49
- Yêu mến, kính trọng và ghi nhớ công ơn thầy cô giáo.
- Trân trọng sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


Nội dung Thiết bị dạy học Học liệu
Tệp âm thanh bài hát (nhạc beat
để đệm theo HS hát), video bài hát
Đàn phím điện tử hoặc kèn
“ Lời cô ”; video / đĩa nhạc, file
phím.
Hát nhạc một số bài hát về thầy – cô,
Bảng phụ, máy nghe, máy chiếu
mái trường … hình ảnh và thông
( nếu có )
tin nhạc sĩ Đặng Hưng và Phạm
Hiến. ( nếu có )
Nhạc cụ tiết Thanh phách, song loan, trống
tấu con …
Đàn phím điện tử hoặc kèn
Đọc nhạc
phím.
Lí thuyết
Biểu đồ minh họa nhịp lấy đà.
âm nhạc
Thường
Hình ảnh, tư liệu về nhạc sĩ Hoàng
thức âm
Vân.
nhạc
Bài hát “ Bài ca người giáo viên
Nghe nhạc
nhân dân”.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


Nội dung HÁT ( 45’ )
Bài “ Lời cô ” – Nhạc: Đặng Hưng và lời: Phạm Hiến.
Mở đầu a. Mục tiêu: - HS nhận diện được chủ đề Nhớ ơn thầy cô
( khoảng 7’) - Tạo không khí trước khi vào học hát bằng trò chơi.
b. Nội dung: Trò chơi.
c. Sản phẩm: HS nêu được tên tác giả và tên bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 1: Trò chơi âm nhạc
- GV chia lớp thành các nhóm ( mỗi tổ là 1 nhóm hoặc 2 nhóm ), tổ
chức trò chơi “ Kể tên các bài hát viết về thầy cô và mái trường ”.
50
- GV chọn 1 bài về chủ đề thầy cô mà HS đã học như bài “ Niềm tin
thắp sáng trong tim em ” ( học ở lớp 6 ) => cả lớp hát và gõ đệm
hoặc vận động theo.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Tham gia trò chơi cùng các bạn
Hình thành
kiến thức
mới
( khoảng 8’)

a. Mục tiêu: HS nêu được tính chất âm nhạc, nội dung của bài hát; biết
một số kí hiệu âm nhạc cần thiết trong bài” Lời cô ”.
b. Nội dung: HS tìm hiểu qua văn bản bài hát (SGK), tập hát.
c. Sản phẩm: HS hát và giới thiệu được bài hát.
d. Tổ chức dạy học:
HĐ 2: Nghe và tìm hiểu nội dung bài hát
- HS nghe bài hát mẫu và GV hướng dẫn HS nêu cảm nhận về tính
chất âm nhạc của bài hát “ Lời cô ” bằng cách trả lời câu hỏi 1 ở tr.13 -
VBT: đáp án a. Duyên dáng, uyển chuyển.

- Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi theo BT số
1, 2, 3, tr.13 VBT về ý nghĩa nội dung cấu trúc của bài hát.
- GV chốt lại: bài hát “ Lời cô ” là một ca khúc với phần nhạc là của
Đăng Hưng và lời của Phạm Hiến. ( GV có thể giới thiệu đôi nét về tác
giả nếu nắm bắt và biết thông tin: Đặng Hưng và Phạm Hiến: Cả hai
tác giả Đặng Hưng và Phạm Hiến từng giảng dạy tại khoa Nhạc –
Họa trường Cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh vào năm
1985. Trong quá trình giảng dạy, hai nhạc sĩ đã sáng tác bài hát Lời
cô )
=> Kết ý: Bài hát “ Lời cô ” có cấu trúc một đoạn nhạc với 3 câu: câu
1 từ “ Thánh thót như tiếng đàn…” đến “ … khôn lớn từng ngày ”;
câu 2 từ “ Lời cô làn gió mát…” đến “… cho cuộc đời nở hoa ”; câu 3
51
từ “ Lời cô dòng suối mát…” đến hết bài. Với nhịp điệu khoan thai,
uyển chuyển, tốc độ vừa phải, giai điệu trong sáng, dịu dàng; bài hát
thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của các em học sinh đối với thầy
cô giáo kính yêu.
HĐ 3: Tìm hiểu bản nhạc
- HS quan sát bản nhạc và nêu được các kiến thức cần thiết:
3
+ Bài hát được viết ở nhịp . Cho HS nhận xét về số phách
4
trong nhịp (không

tính nhịp lấy đà), làm cơ sở cho phần học Lí thuyết âm nhạc của
tiết sau.
+ Một số ký hiệu đã học trong bài như tên nốt nhạc, trường độ đã
được học, dấu nối, dấu luyến, ...
+ Bài hát được viết ở hình thức 1 đoạn và 3 câu nhạc, chỉ ra các
chỗ đầu và kết thúc của từng câu.
- GV chốt lại kiến thức và cho biết cách sử dụng về lấy hơi, các chỗ
hát khó. ( GV có thể chia câu hát trên bản nhạc hoặc hướng dẫn HS
chia thành 6 câu hát )
- GV cho HS thực hiện theo 2 ý trên.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Luyện tập a. Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất uyển chuyển,
( khoảng dịu dàng của bài “ Lời cô ”.
20’) b. Nội dung: HS luyện tập bài hát kết hợp với bài hát và gõ đệm.
c. Sản phẩm: HS biết hát kết hợp với vận động, gõ đệm.

d. Tổ chức dạy học:


HĐ 4: Khởi động giọng
- Cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm dưới đây hoặc bằng một câu
hát đã thuộc. Lưu ý HS về tư thế hát, khẩu hình, hơi thở và hát miết âm
mềm mại với âm “mô”.

Mô ô ô Ma a a

HĐ 5: Dạy bài hát 3


- GV ôn tập lại cho HS trước khi học hát về nhịp
+ GV ôn kiến thức về nhịp. 4
+ Dùng thanh phách tập gõ theo phách của nhịp với: phách 1 mạnh và
52
phách 2, 3 là phách nhẹ.
- GV đàn từng câu và hướng dẫn HS hát. Lưu ý nhắc các em luyến láy
nhẹ nhàng, đặc biệt các từ có nốt nhạc ở dấu giáng ( b ). Sửa các chỗ
HS hát sai. GV hát mẫu cho HS nghe các chỗ có dấu hóa bất thường và
ngân đúng chỗ phách ngân dài.
- Ghép các câu, hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất
nhẹ nhàng, trong sáng, tha thiết. Dùng nhạc beat để đệm theo HS hát.
- Chú ý HS về hơi thở, lấy hơi đúng chỗ, khẩu hình và âm thanh sao
cho đẹp, hát nhẹ nhàng, mềm mại.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách theo cho bài hát.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Vận dụng a. Mục tiêu: - HS vận dụng hát với nhiều hình thức khác nhau; vừa hát
( khoảng vừa vận động hoặc gõ đệm theo phách.
10’) - Nêu được ý nghĩa giáo dục và bài học về phẩm chất: Qua hoạt động
học hát, GV lồng ghép giáo dục phẩm chất nhân ái – trách nhiệm: sự
yêu mến – biết ơn thầy, cô và có trách nhiệm hơn ở nhiệm vụ học tập
cùng các công tác được giao phó và đoàn kết, giúp đỡ bạn bè cùng tiến
bộ trong học tập …

b. Nội dung: hát đúng cao độ, tiết tấu, hát có sắc thái kết hợp gõ đệm.
c. Sản phẩm: HS biết hát kết hợp với vận động và gõ đệm.

d. Tổ chức dạy học:


HĐ 6: Vận dụng bài hát
- GV chia nhóm cho HS hát bài hát theo nhạc nền với các hình thức
trình diễn khác nhau – HS có thể kết hợp vận động hoặc sử dụng nhạc
3cụ để gõ đệm theo phách
4hoặc đánh nhịp cho bài hát sinh động hơn.

HĐ 7: Rút ra bài học giáo dục phẩm chất


- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS trả lời những suy nghĩ của bản thân sau
khi học bài hát “ Lời cô ”?
-Cuối giờ, GV hướng dẫn rút ra được bài học về phẩm chất qua câu
hỏi: Em cần làm gì để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy cô?
Gợi ý trả lời: Học tập tốt, tự giác, tích cực, lễ phép, lắng nghe và thực
hiện các yêu cầu, dặn dò của thầy cô,…..
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Đánh giá:
– Mức độ 1: Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát 3
– Mức độ 2: Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện đúng tính chất âm4 nhạc của bài hát
53
– Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và kết hợp gõ đệm hoặc vận động hoặc đánh nhịp cho
bài hát.

Nội dung NHẠC CỤ ( 45 phút )


Nhạc cụ tiết tấu - Bài thực hành số 3
Mở đầu a. Mục tiêu: - HS biết được nhiệm vụ của bài là học Nhạc cụ tiết tấu.
( khoảng 7’) - Tạo không khí trước khi vào học thông qua ôn lại bài “Lời Cô”.

b. Nội dung: Trò chơi.


c. Sản phẩm: Phần gõ tiết tấu của HS.
d. Tổ chức dạy học:
HĐ 1: Trò chơi âm nhạc “ Ai tai thính ”
- Ôn tập hát bài “ Lời cô ”: HS hát bài “ Lời cô ”, sử dụng thanh
phách, trống nhỏ (hoặc triangle, tambourine, maracas,…) kết hợp gõ
đệm theo phách một vài lần; sửa sai phần hát (nếu có); lưu ý HS thể
hiện tính chất nhẹ nhàng, trong sáng, tha thiết của bài.
- GV chia nhóm HS, gõ khoảng 4 mẫu tiết tấu ngắn, trong đó có 2 mẫu
a; b trang 22 sách âm nhạc 7 của Bài thực hành số 3 sắp học ( gõ lần
lượt từng tiết tấu ). Các nhóm HS lắng nghe và gõ lại.
- GV dẫn dắt để giới thiệu cách gõ đệm sinh động hơn với bài học
Nhạc cụ tiết tấu
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và tập gõ tiết tấu cùng các bạn
Hình thành a. Mục tiêu: - HS nhận xét được đặc điểm các âm hình tiết tấu cần học
kiến thức để biết cách thực hiện.
mới b. Nội dung: Vận động vỗ đệm .
( khoảng c. Sản phẩm: Các phẩn vỗ đệm của HS.
13’) d. Tổ chức thực hiện:

HĐ 2: Tìm hiểu Bài thực hành số 3


-GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b của Bài thực hành số 3 và
nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu trên. Gợi ý so sánh: nhịp,
tiết tấu, hình nốt,, sự sắp xếp trường độ …
Luyện tập a. Mục tiêu: - HS gõ được các âm hình tiết tấu và đệm được cho bài
( khoảng hát “ Lời cô ”.
18’) b. Nội dung: kết họp vỗ đệm.

c. Sản phẩm: Thực hành kết vỗ đệm 2 mẩu tiết tấu.


d. Tổ chức thực hiện:
54
HĐ 3: Luyện tập gõ tiết tấu
- Hướng dẫn HS thực hiện theo các bước được gợi ý trong SGK cho
riêng từng âm hình tiết tấu, luyện tập theo các bước: đọc tiết tấu; đọc
kết hợp với gõ tiết tấu ( với nhạc cụ bất kì ); gõ tiết tấu kết hợp đọc
thầm
- Luyện đọc âm hình tiết tấu
+ Đọc tiết tấu, vừa đọc vừa vỗ tay theo, hướng dẫn kỹ thực hiện
đen chấm dô

Đen lặng đen Đơn đơn đen

đen
Hoặc: Ta lặng ta Ti ti ta
ta
+ Gõ tiết tấu (kết hợp đọc thầm)
+ Sử dụng thanh phách, trống nhỏ... gõ âm hình tiết tấu a, vừa gõ
vừa đọc thầm theo tiết tấu. Sau đó luyện tập tiết tấu b.
- Có thể sử dụng thêm triangle, tambourine, maracas,… để tạo màu
phong phú cho phần đệm.
- Sử dụng kỹ thuật DH chia nhóm để HS tự luyện tập riêng rồi ghép
cùng cả lớp sao cho thành thạo.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và thực hiện cùng bạn
HĐ 4: Đánh nhịp theo bài hát “ Lời cô ”.
-GV chia HS thành 2 nhóm: một nhóm hát; một nhóm tập đánh nhịp;
cả 2 nhóm cùng hòa theo file bài hát mẫu hoặc chia lớp thành 3 nhóm:
1 nhóm hát, 1 nhóm đánh nhịp, 1 nhóm gõ tiết tấu a, một nhóm gõ tiết
tấu b. ( Các nhóm có thể luân phiên đổi vị trí cho nhau )
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và tham gia nhóm hát
Vận dụng a. Mục tiêu: HS thực hiện thuần phục gõ đệm cho bài hát“ Lời Cô ”
( khoảng 7’) dựa vào gợi ý trong SGK trang 22.

b. Nội dung: Vỗ đệm theo nhóm, kết hợp.


c. Sản phẩm: Các thành viên vỗ đệm, áp dụng vào bài hát và bài đọc
nhạc.

d. Tổ chức thực hiện:


HĐ 5: Vận động cơ thể theo bài hát “ Lời cô ”.
- GV hướng dẫn HS sử dụng tiết tấu b để gõ đệm cho bài hát: Chia HS
thành 2 nhóm, nhóm hát, nhóm vận động, sau đó đổi cho nhau và sau
khi thành thạo có thể kết hợp vừa hát vừa vận động cơ thể.
55
- GV cần quan sát, lắng nghe và sửa sai cho HS. Lưu ý 2 nhóm hát và

gõ lắng nghe nhau để luyện tập sao cho đều về tốc độ, âm lượng vừa
phải.

HĐ 6: Sáng tạo động tác vận động cho bài hát “ Lời cô ”
- GV chia các nhóm HS: Trên cơ sở động tác vận động của SGK. cho
HS sáng tạo động tác khác cho câu 2 và câu 3 để phần đệm theo bài hát
có sự thay đổi khác nhau.

- Các nhóm HS sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trình diễn: nhóm hát,
nhóm vận động ( động tác mới sáng tạo ) theo nhạc đệm bài hát “
Lời cô ”.

Đánh giá:
- Mức độ 1: Thể hiện được nhạc cụ gõ theo các mẫu tiết tấu
- Mức độ 2: Hòa tấu được nhạc cụ theo các mẫu tiết tấu
- Mức độ 3: Gõ đệm được cho bài hát cùng bạn hoặc vừa hát vừa vận động cơ thể
theo bài hát

Nội dung: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC và ĐỌC NHẠC ( 45 phút )


Lí thuyết âm nhạc ( 15 phút )
Nhịp lấy đà
Mở đầu a. Mục tiêu: HS nhận biết được nội dung bài học về nhịp lấy đà .
( khoảng 3’) b. Nội dung: Ôn tập.
c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 1: Ôn tập về nhịp
- Yêu cầu HS quan sát các bài hát “ Vui đến trường”; “ Niềm vui gia
56
đình”; “ Lời cô” và cho biết số ghi nhịp của các bài
- GV cho HS ôn lại khái niệm về các nhịp: số phách, giá trị phách…..
của các nhịp:
2 3 4
nhịp ; nhịp ; nhịp . Từ đó dẫn dắt vào bài học: nhịp lấy đà.
4 4 4

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và lắng nghe
Hình thành
kiến thức
mới
(khoảng 5’)

a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm về nhịp lấy đà .


b. Nội dung: HS xem và nhận biết được nhịp lấy đà.
c. Sản phẩm: Hiểu về nhịp lấy đà.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 2: Tìm hiểu về nhịp lấy đà
-GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc và nhận xét về số phách trong ô
nhịp đầu tiên của bài hát “ Lời cô ”, đọc ở SGK để hiểu được khái
niệm nhịp lấy đà.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và lắng nghe

Luyện tập a. Mục tiêu: HS nhận biết được nhịp lấy đà trong bản nhạc đã học.
(khoảng 5’) b. Nội dung: Nhận biết nhịp lấy đà ở bài đã học.
c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Thực hành nhịp lấy đà
57
3
-GV hướng dẫn HS đánh nhịp ; chú ý nốt nhạc ở ô nhịp đầu tiên
4
của bài là phách 3 ( nhẹ ).
- GV hướng dẫn: dựa vào định nghĩa ở SGK, nhận xét ô nhịp đầu tiên
và ô nhịp cuối cùng của bài “ Lời cô ” và hiểu cách chép một bản nhạc
có nhịp lấy đà.
- HS chép lại Bài đọc nhạc số 2 có nhịp lấy đà.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và ghi bài
Vận dụng a. Mục tiêu: HS nhận biết được nhịp lấy đà trong bản nhạc.
(khoảng 2’) b. Nội dung: Nhận biết nhịp lấy đà ở các bài nhạc.
c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ4. Chỉ ra nhịp lấy đà
-HS tự tìm các ví dụ của nhịp lấy đà trong các bài hát, đọc nhạc, nghe
nhạc có trong SGK
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát

Đánh giá:
- Mức độ 1: Nêu được khái niệm nhịp lấy đà
– Mức độ 2: Đánh nhịp theo bài hát “ Lời cô ” hoặc chép được Bài đọc nhạc số 2.
– Mức độ 3: Nhận biết được nhịp lấy đà trong bản nhạc.
Đọc nhạc ( 30 phút )
Bài Đọc nhạc số 2
Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS để chuẩn bị học Bài đọc nhạc số 2.
( khoảng 4’)
b. Nội dung: Trò chơi.

c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:


HĐ 1: Trò chơi nghe nhạc và nhắc lại giai điệu ( có thể thực hiện
bằng trò chơi khác )
-Tổ chức trò chơi âm nhạc:: GV đàn một số nét nhạc ngắn, HS nghe và
nhắc lại bằng âm la, la…
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Tham gia cùng các bạn
Hình thành a. Mục tiêu: HS nhận biết được các kí hiệu âm nhạc cần thiết trong
kiến thức Bài đọc nhạc số 2 .
mới b. Nội dung: Bài đọc nhạc số 2.
(khoảng c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS về Bài đọc nhạc số 2.
10’)
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 2: Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 2
58
- Chia HS thành các nhóm và cho HS quan sát bản nhạc Bài đọc nhạc
số 2, hướng dẫn HS tìm hiểu bản nhạc Bài đọc nhạc số 2 để nêu được:
kí hiệu có trong bài, nhịp, nhịp lấy đà, cao độ, trường độ, dấu nhắc lại,
khung thay đổi…
-GV tổng kết ý các nhóm và chốt ý:
3
+ Bài đọc nhạc số 3 được viết ở giọng Đô trưởng, nhịp
4
+ Các cao độ trong bài là đô, rê, mi, sol, la, si; đô; trường độ trong bài
là: trắng, đen chấm dôi, nốt đen, móc đơn. Sử dụng dấu nhắc lại, khung
thay đổi cùng dấu nối ở cuối bài.
- Lưu ý HS cần ngân đủ trường độ nốt cuối cùng của bài.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Luyện tập a. Mục tiêu: HS luyện tập để đọc đúng Bài đọc nhạc số 2.
(khoảng 12’) b. Nội dung: HS học và luyện tập để hoàn thiện Bài đọc nhạc số 2.
c. Sản phẩm: Các phần thể hiện bài đọc nhạc với nhạc đệm theo tổ,
nhóm, cá nhân.

b. Tổ chức thực hiện:


HĐ 3: Luyện tập Bài đọc nhạc số 2
a. Đọc gam và quãng:
- Đọc gam C-dur (Đô trưởng), quãng 2, quãng 3 theo quy trình của các
giờ đọc nhạc trước. Chú ý đọc theo đúng trường độ với nhịp 3/4, khi
đọc gam và quãng, cần gõ phách theo một cách nhẹ nhàng không thành
tiếng. GV dùng đàn để làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc
theo. HS khi đọc luôn gõ phách theo.
- Đọc các âm ổn định

b. Luyện âm hình tiết tấu chủ đạo (đọc, gõ thanh phách hoặc vỗ tay

theo)
- GV chú ý về trường độ nốt đơn đơn và thị phạm bằng cách vừa đọc
vừa gõ tiết tấu theo mẫu.
Đen đen đen đơn đơn trắng
Hoặc: Ta ta ta ti ti ta a
c. Đọc bài số 2
- GV chỉ nốt trên bảng, HS nhìn theo và đọc tên nốt.
- Đọc tên nốt nhạc theo trường độ, gõ phách theo để xác định trường
độ, chú ý thực hiện đúng hai nốt móc đơn đi liền nhau.
59
- GV đàn từng câu để HS nghe và đọc. ( vừa đọc vừa gõ phách theo )
GV đọc mẫu để sửa chữa khi HS đọc sai.
- Hoàn thiện cả bài: Đọc bài số 2 với tốc độ vừa phải, gõ phách theo và
chú ý nhịp lấy đà đầu bài nhạc.thể hiện đúng hai nốt móc đơn đi liền
nhau, ngân nốt trắng có dấu nối ở cuối bài cần đủ phách.
-HS đọc Bài đọc nhạc số 2 với nền nhạc hay phần đệm của GV.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát


Vận dụng a. Mục tiêu: HS gõ đệm được cho Bài đọc nhạc số 2. .
( khoảng 4’) b. Nội dung: thể hiện bài đọc nhạc kết hợp vận động vỗ đệm.

c. Sản phẩm: Các phần trình bày đọc nhạc kết hợp vỗ đệm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 4: Gõ đệm cho bài đọc nhạc
HS lựa chọn 1 trong 2 phương án

a. Vừa đọc vừa đánh nhịp :


3
- Lớp được chia thành 2 nhóm: Nhóm đọc nhạc, nhóm đánh nhịp theo
sơ đồ nhịp 4

đã học, sau đó đổi cho nhau; cho 1 HS giỏi chỉ huy cho cả lớp đọc
nhạc.

b. Gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 2: GV gợi ý HS lấy tiết tấu a hoặc b
trong bài Nhạc cụ tiết tấu (SGK trang 22) để gõ đệm cho bài Đọc nhạc.
Cho HS gõ lại tiết tấu và tự áp dụng vào gõ đệm cho bài Đọc nhạc theo
phương thức nhóm đọc, nhóm gõ.
c. Nếu có thời gian, để củng cố kiến thức Đọc nhạc, tổ chức cho HS
chép nhạc tại lớp (Bài tập 14 trang 15 Vở BT).
- Giao về nhà cho HS làm bài tập số 11, 12, 13 trong VBT trang 14.
60
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và tham gia cùng bạn
Đánh giá:
– Mức độ 1: Đọc được gam Đô trưởng, các âm ổn định, quãng 2, quãng 3.
– Mức độ 2: Đọc được Bài đọc nhạc số 2.
3
– Mức độ 3: Mức độ 2 và đánh nhịp .
4

Nội dung: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC + NGHE NHẠC ( 45 phút )


NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT “ Bài ca người giáo viên nhân dân ”.
Mở đầu a. Mục tiêu: HS nhận biết nhiệm vụ học tập là học bài thường thức âm
( khoảng 5’) nhạc về nhạc sĩ Hoàng Vân.
b. Nội dung: Trò chơi.
c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 1: Trò chơi “ Nghe nhạc và đoán tên bài hát ”.
- GV mở cho HS nghe /xem video nhạc trích đoạn một sáng tác của
nhạc sĩ Hoàng Vân ( SGK có nêu ) và yêu cầu HS lắng nghe nội dung
và đoán tên bài hát.
=> Từ đó dẫn dắt vào bài học thường thức âm nhạc về nhạc sĩ Hoàng
Vân và bài hát “ Bài ca người giáo viên nhân dân ”.
Hình a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về sự nghiệp sáng tác của
thành kiến nhạc sĩ Hoàng Vân và đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam .
thức mới b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng
( khoảng dẫn của GV.
12’) c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.
d. Tổ chức dạy học:
HĐ 2: Tìm hiểu về nhạc sĩ Hoàng Vân
- Hướng dẫn HS dựa vào thông tin bài học, thảo luận và trình bày theo
nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK: Nêu những nét chính về lĩnh
vực sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân. (HS thảo luận theo nhóm và nên
sử dụng KT sơ đồ tư duy để trình bày các vấn đề trên cho mạch lạc. Sơ

61
đồ có thể được chia thành 4 nhánh: tóm tắt những nét khái quát của
nhạc sĩ; lĩnh vực sáng tác; đặc điểm âm nhạc; các đóng góp khác. GV
có thể mở rộng thêm thông tin về nhạc sĩ).
- GV chốt ý của các nhóm HS và giới thiệu nội dung ở SGK

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe và ghi bài

Luyện tập a. Mục tiêu:


(khoảng 8 - HS nêu được cảm nhận khi nghe bài hát “ Bài ca người giáo viên
phút) nhân dân ”. .
b. Nội dung: HS nghe nhạc và cảm nhận bài hát.
c. Sản phẩm: Nêu được cảm nhận khi nghe bài hát “Bài ca người giáo
viên nhân dân ”.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 3: Thực hành nghe nhạc

62
- Cho HS nghe bài hát “ Bài ca người giáo viên nhân dân ”, vừa nghe
vừa vận động cơ thể (body percussion) nhịp nhàng theo nhạc hoặc gõ
đệm (GV làm mẫu, HS bắt chước theo).
-HS đọc nội dung và nêu tính chất âm nhạc cùng cảm nhận về bài hát.
( GV có khuyến khích HS trả lời các câu hổi được gợi ý như: Thích
nhất là câu hát nào? Vì sao?...)
HĐ 4: Nghe thêm tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân
-GV tự chọn lựa 1 tác phẩm hoặc bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân cho
HS nghe trích đoạn như: Hợp xướng “ Ca ngợi Tổ quốc ”; ca khúc “
Người chiến sĩ ấy ”; “ Tôi là nười thợ mỏ ”…
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và lắng nghe
Vận dụng a. Mục tiêu: Rút ra bài học giáo dục .
(khoảng 5’) b. Nội dung: Giáo dục học sinh.
c. Sản phẩm: HS biết rút ra bài học cho bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:


HĐ 5: Giáo dục phẩm chất
- GV cho các câu hỏi gợi mở để khuyến khích HS nói lên cảm nghĩ của
mình khi học về nhạc sĩ Hoàng Vân và nghe các ca khúc của ông.
=> GV giáo dục HS biết quý trọng thầy cô giáo và rút ra bài học “ cần
làm gì “ để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo..
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Đánh giá:
– Mức độ 1: Nêu được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng
Vân.
63
– Mức độ 2: Đạt mức độ 1 và nêu được cảm nhận về bài hát “ Bài ca người giáo viên
nhân dân ”.
– Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và gõ đệm hoặc vận động theo bài hát “ Bài ca người giáo
viên nhân dân”.

HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ TOÀN CHỦ ĐỀ 3 ( dự kiến 15’)

1. Hát lại bài “ Lời cô ” và kết hợp cùng bạn sáng tạo.

2. Thực hiện tiết tấu dưới đây bằng vận động cơ thể hoặc các nhạc cụ gõ tự chọn

3. Đọc lại Bài đọc nhạc số 2 và kết hợp đánh nhịp

3
4
4. Chép Bài đọc nhạc số 2.

5. Sưu tầm thêm một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân để chia sẻ cùng bạn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Ca dao

64
Ngày soạn:
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU DÂN CA.
Môn học: Âm nhạc lớp 7
Thời gian thực hiện: 4 tiết
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi của bài hát. Biết
cách lấy hơi, hát rõ lời, phát âm đúng giọng Nam bộ. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập
hát theo hình thức đơn ca, tốp ca.
- Học sinh biết sử dụng recorder hoặc kèn phím đệm cho bài hát Lí dĩa bánh
bò.
- Đọc đúng cao độ, trường độ và tính chất Bài đọc nhạc số 3.
- Nhận biết và nêu được đặc điểm một số vùng miền của dân ca Việt Nam.
2. Về năng lực
* Năng lực đặc thù
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi của bài hát “ Lí dĩa bánh
bò”.
- Biết sử dụng sáo recorder hoặc kèn phím để đệm cho bài “ Lí dĩa bánh bò ”.
- Đọc đúng cao độ, trường độ và tính chất âm nhạc Bài đọc nhạc số 3.
- Nhận biết và nêu được đặc điểm một số vùng miền dân ca Việt Nam.
* Năng lực chung
- Chủ động trong khám phá kiến thức và thực hành luyện tập.
- Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ và
đọc nhạc; trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết các yêu cầu của GV và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
3. Phẩm chất
65
- Yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản dân ca Việt
Nam.
- Phát huy truyền thống hiếu học của cha ông.
- Tích cực, tự giác trong học tập.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


Nội dung Thiết bị dạy học Học liệu
File âm thanh bài hát “ Lí dĩa bánh bò”;
Đàn phím điện tử hoặc Tệp âm thanh bài hát (nhạc beat để đệm
Hát
kèn phím. theo HS hát), ( có thể thêm một số file bài
hát dân ca Nam bộ )
Đàn phím điện tử hoặc
Đọc nhạc
kèn phím.
Sáo recorder, kèn phím,
Nhạc cụ

Hình ảnh về địa lý, trang phục, sinh hoạt…,
các đoạn video clip biểu diễn dân ca một số
Thường thức
vùng miền Việt Nam: dân ca miền núi phía
âm nhạc
Bắc; dân ca vùng đồng bằng và trung du
Bắc bộ; dân ca Nam bộ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Nội dung Hát
Bài “ Lí dĩa bánh bò ” – Dân ca Nam bộ
Mở đầu a. Mục tiêu: Nhận diện được chủ đề Em yêu dân ca.
(khoảng 6’) b. Nội dung: Trò chơi âm nhạc
c. Sản phẩm: Học nhận biết được các bài hát dân ca. Biết thể hiện bài
hát dân ca bất kì với nhạc cụ gõ hoặc vận động.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trò chơi âm nhạc
- GV chia nhóm HS, GV đưa câu hỏi trong số các bài hát sau bài hát nào
là dân ca Việt Nam: “ Cò lả ”; “ Cây trúc xinh ”; “ Mùa khai trường ”;
“ Đi cắt lúa ”; “ Niềm tin thắp sáng trong tim em ”; “ Hò ba lí ” .
- HS hát kết hợp gõ đệm ( hoặc vận động ) bài “ Đi cắt lúa ” hoặc “ Hò
ba lí ”.
- GV nhận xét: nhóm thể hiện hay nhất là nhóm chiến thắng.

66
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Hình thành a. Mục tiêu: Biết được vị trí địa lí và vài nét văn hóa đặc trưng của dân ca
kiến thức Nam bộ. Biết cấu trúc bài hát “ Lí dĩa bánh bò ”, nội dung, các kí hiệu có
mới trong bản nhạc. Hát được bài hát Lía dĩa bánh bò ở mức độ cơ bản.
(khoảng 16’) b. Nội dung: Nghe và nêu cảm nhận bài hát; tìm hiểu bản nhạc, tập hát.

c. Sản phẩm: HS hát và nêu cảm nhận tính chất bài hát; Biết được vị trí
địa lí và vài nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ; HS nhận biết được nhịp,
kí hiệu âm nhạc, nhịp lấy đà, chia câu.

d. Tổ chức thực hiện:


HĐ2: Nghe và nêu cảm nhận bài hát
- Hướng dẫn HS nghe bài “ Lí dĩa bánh bò ”, thể hiện sự biểu cảm, có
thể kết hợp vận động tự do, nhẹ nhàng.
- HS nểu cảm nhận tính chất bài hát.
- Biết được vị trí địa lí và vài nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ.
- GV dùng phương pháp vấn đáp để gợi mở cho HS khai thác cho HS nội
dung: vị trí địa lí và vài nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ.
- GV cho HS xem đoạn video clip / hình ảnh để hiểu rõ hơn về lãnh thổ
vùng đất Nam bộ. ( trang phục, con người …. )
- GV cho HS nghe bài hát thực hiện vận động và yêu cầu HS bắt trước
theo, dùng kĩ thuật khăn trải bàn chia nhóm, yêu cầu quan sát bản nhạc
và nghe bài hát thực hiện các yêu cầu. HS các nhóm tự phân công nhiệm
vụ tổng hợp thông tin, trình bày đôi nét về bài hát. Cấu trúc bài hát, nội
dung, các kí hiệu có trong bản nhạc.

67
Sản phẩm:
- Nhóm HS lên báo cáo kết quả nhiệm vụ đã được giao: Trình bày những
điều em biêt về vùng đất Nam bộ ( GV chốt ý nội dung theo phần thuyết
trình các nhóm )
+Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu:
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành
phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.
Gồm 2 tiểu vùng:
1/ Đông Nam Bộ, bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây
Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
2/ Tây Nam Bộ, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ.
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh
Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc
giáp Campuchia và một phần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là
đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây
chiếm diện tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng
chiều dài lên đến 5.700 km.
Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù
sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên,
miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu
Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông
Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và
hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan
trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km². Cho
đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao
trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực như tứ
giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở
mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị
ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch
sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một
vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long.
Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía đông nam Bộ như núi Bà Rá
(Bình Phước) cao 736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao
Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu)
cao 461m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m... Khu vực phía tây có dãy
68
Thất Sơn (An Giang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận
xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ
dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng
trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 -
82% [2]. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô
và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới
tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Nét văn hóa: Ở các miền quê Nam bộ có nhiều làn điệu dân ca như các
điệu Hò, các điệu Lí, nói thơ…. Lí là những bài dân ca ngắn gọn, giản dị,
mộc mạc, là những khúc hát dân gian chiếm vị trí quan trọng trong sinh
hoạt tinh thần của đồng bào Trung bộ và Nam bộ. Mỗi bài Lí thường
được xây dựng tữ những câu thơ lục bát. Mỗi làn diệu của một bài Lí đều
có nét riêng tùy thuộc vào nội dung của những câu thơ, câu ca dao. Ví
dụ:
“ Hai tay bưng dĩa bánh bò
Giấu cha, giấu mẹ, cho trò đi thi ”.
+ Câu thơ lục bát trên đã được nhân dân sáng tạo thành bài hát “ Lí dĩa
bánh bò ”. Với giai điệu vui tươi và lời ca hóm hỉnh, bài hát đã được lưu
truyền rộng rãi đến nay.
- GV bổ sung thông tin, tổng kết và nhận xét từng nhóm.
=> GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham
gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- GV cho HS quan sát bản nhạc, đọc trong SGK và trình bày theo nhóm:
+ Nêu cảm nhận bài hát; giai điệu bài hát: Chọn phương án d trong BT số
1 tr.16 VBT: Hồn nhiên , dí dỏm.
+ Tốc độ thể hiện của bài hát? Chọn phương án c trong BT số 1 tr.16
VBT: Hơi nhanh.
- GV nhận xét và chốt ý: Lí là một trong những thể loại dân ca tiêu biểu
của vùng Trung bộ và Nam bộ. Các điệu Lí rất phong phú, sinh động,
69
phản ánh chân thực cuộc sống cũng như tính cách của những người dân

nơi đây.

“ Lí dĩa bánh bò ” là bài dân ca Nam bộ có giai điệu hồn nhiên, dí dỏm.
Lời ca của bài được phát triển từ hai câu thơ lục bát ngợi ca tinh thần
hiếu học.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe

“ Hai tay bưng dĩa bánh bò


Giấu cha, giấu mẹ, cho trò đi thi ”.
HĐ3: Tìm hiểu bản nhạc
- Hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và trả lời về các vấn đề:
+ Nhịp, tên nốt nhạc, trường độ đã được học...
+ Chia đoạn, chia câu.
- GV chốt ý: Bài hát được viết ở hình thức 1 đoạn ( có thể chia thành 4
câu )
- GV chia câu hát và đánh dấu lấy hơi của bài.
- GV phân biệt ở kiến thức: dấu luyến và dấu nối.
- Giáo viên giải thích hát mẫu kỹ thuật luyến âm:
HĐ4: Khởi động giọng
70
- Cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm:

- Hướng dẫn HS hát nhấn từng âm, mạch lạc, dứt khoát, chú ý khẩu hình
và hơi thở.
- GV quan sát và điều chỉnh.
HĐ5: Dạy bài hát
+ GV đàn từng câu theo lối móc xích và hướng dẫn HS hát và vận
động. Sửa các chỗ HS hát sai( nếu có)
- GV nhận xét chung và chú ý điều chỉnh HS giữ hơi, cách hát dấu luyến
và khẩu hình phát âm 5 nguyên âm của toàn bài hát. Sửa sai cho HS (nếu
có).
- HS hát toàn bài theo nhạc đệm với nhịp độ hơi nhanh, thể hiện tính chất
vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát, lắng nghe và hát cùng bạn
Luyện tập a. Mục tiêu: Biết hát kết hợp với vận động và gõ đệm theo mẫu tiết tấu.
(khoảng 15’) b. Nội dung: HS luyện tập bài hát kết hợp với động tác và gõ đệm.
c. Sản phẩm: HS biết hát kết hợp với vận động và gõ đệm theo mẫu tiết
tấu.

d. Tổ chức thực hiện:


HĐ6: Gõ đệm cho bài hát
-Hướng dẫn HS gõ đệm tiết tấu trong sách giáo khoa cho bài hát “ Lí dĩa
bánh bò ”.
- GV hướng dẫn HS gõ đệm theo mẫu tiết tấu

- GV quan sát HS thực hành, sửa sai nếu có.


- GV gợi ý HS tìm động tác vận động cho bài hát.

71
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát

Vận dụng a. Mục tiêu: Từng nhóm thể hiện bài hát kết hợp với vận động và gõ
(khoảng 8’) đệm theo mẫu
tiết tấu 1 cách thuần thục. Nêu hiểu và biết trân trọng, yêu quý, giữ gìn,
phát huy các làn điệu dân ca của Việt Nam.
b. Nội dung: Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát có sắc thái, kết hợp gõ đệm
hoặc sáng tạo vận động phù hợp. Giáo dục tư tưởng HS.
c. Sản phẩm: HS biết hát kết hợp với vận động và gõ đệm theo mẫu tiết
tấu với tính chất vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm. HS ý thức được việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các làn điệu dân ca.

d. Tổ chức thực hiện:


HĐ7: Hát kết hợp vận động hoặc gõ đệm
2
– HS làm việc nhóm, GV chia nhóm để HS thực hiện: nhóm hát, nhóm
4
đánh nhịp , nhóm gõ đệm hoặc vận động.
- Chia nhóm luyện tập, biểu diễn: HS nhận xét, GV nhận xét.

- Giáo dục tư tưởng cho học sinh. GV đặt câu hỏi:

?/ Dân ca là gì?

? Em phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ và phát triển các làn điệu dân ca của
VN? ….

- HS thực hiện mục 1 ở phần Góc âm nhạc trong SGK Âm nhạc trang 31.
- GV nhận xét phần trình bày của HS.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và thực hiện cùng bạn
Đánh giá:
– Mức độ 1: Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát
– Mức độ 2: Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện đúng tính chất âm nhạc của bài hát
– Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và kết hợp gõ đệm hoặc vận động hoặc đánh 2 nhịp cho
bài hát. 4

72
Nội dung Nhạc cụ
Nhạc cụ giai điệu (45’)

73
Nhạc cụ giai điệu: Sáo ( Recorder ) hoặc kèn phím. - Bài thực hành số 3 ( 45’ )
Mở đầu a. Mục tiêu: HS hiểu về sử dụng nhạc cụ giai điệu sáo hoặc kèn
(khoảng 10’) phím để đệm cho bài hát “ Lí dĩa bánh bò ”.
b. Nội dung: Ôn tập bài hát Lí dĩa bánh bò; nghe diễn tấu nhạc cụ
dân tộc bài hát Lí dĩa bánh bò.

c. Sản phẩm: Các câu trả lời hoặc nhận xét của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Ôn tập bài hát “ Lí dĩa bánh bò ”.
+ GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập.
- Ôn tập hát bài hát “ Lí dĩa bánh bò ”.( GV lưu ý HS hát đúng tính
chất âm nhạc)
HĐ2: Nghe diễn tấu nhạc cụ dân tộc bài hát “ Lí dĩa bánh bò ”.
- GV cho HS nghe bài “ Lí dĩa bánh bò ” diễn tấu bằng nhạc cụ dân
tộc .
- GV gợi ý HS nhận xét, cảm nhận.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Hình thành a. Mục tiêu: Thể hiện được bài thực hành số 3 (mức độ vở bài)
kiến thức b. Nội dung: Tập thể hiện giai điệu và tiết tấu bài Thực hành số 3.

mới c. Sản phẩm: Các bài thực hành của cá nhân hoặc nhóm.
( khoảng 15’) b. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS quan sát tìm hiểu, nhận xét phần đệm của sáo
recoder hoặc kèn phím trong Bài thực hành số 3:
+ Bài có 1 bè hát và 1 bè do nhạc cụ đệm cho hát.
+ Nhận xét các trường độ, cao độ, các nét nhạc giống nhau ở bè đệm.
- GV hướng dẫn cho HS bè đệm chia thành 4 tiết nhạc để luyện tập.
- HS đánh số ngón cho các nốt trong bài trước khi luyện tập.
HĐ3: Luyện tập phần đệm sáo recoder hay kèn phím cho Bài
thực hành số 3
- Tập đọc tên nốt, đọc tên nốt theo tiết tấu hoặc GV có thể đọc xướng
âm giai điệu để HS đọc theo.
- Hướng dẫn HS thổi sáo recorder hoặc kèn phím phần bè đệm của
Bài thực hành số 3 theo 4 tiết nhạc.

74
- Ghép bè đệm với file hát mẫu của bài “ Lí dĩa bánh bò ”.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Thực hiện cùng bạn
Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh thể hiện bài thực hành số 3 theo nhóm, cá
(khoảng 10’) nhân.
b. Nội dung: Tập luyện.
c. Sản phẩm: Phần trình diễn theo nhóm, cá nhân của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh tự tập với nháu (có giới hạn thời
gian)

- Từng nhóm lên trình diễn trước lớp; Cá nhân trình diễn trước lớp.

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát

Vận dụng a. Mục tiêu: HS trình diễn đệm Bài thực hành số 3 cùng với giai điệu
(khoảng 10’) bài “ Lí dĩa bánh bò ” bằng sáo recoder hoặc kèn phím.
b. Nội dung: Chơi nhạc cụ đệm cho bài hát Lí dĩa bánh bò
b. Sản phẩm: Các phần trình diễn của cá nhân, nhóm.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ4: Đệm cho hát.
- GV cho HS làm việc nhóm: nhóm hát bè 1 bài “ Lí dĩa bánh bò ”,
nhóm thực hiện phần bè đệm ( có nhạc đệm kèm theo hoặc GV đệm
theo )

75
- HS luân phiên hát và thực hiện bè đệm.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Thực hiện cùng bạn
Đánh giá:
- Mức độ 1: Thực hiện được ½ Bài thực hành số 3.
- Mức độ 2: Thực hiện được Bài thực hành số 3.
- Mức độ 3: Mức độ 2 và tạo được một nét nhạc ở phần đệm Bài thực hành số 3.

Nội dung Đọc nhạc ( 45 )


Bài đọc nhạc số 3.
Mở đầu a. Mục tiêu dạy học: HS nhận biết bài đọc nhạc, mẫu tiết tấu qua hoạt
(khoảng 5’) động nghe.
b. Nội dung: Trò chơi “ Hiểu biết âm nhạc”
2
c. Sản phẩm: HS đọc gam Đô trưởng, nêu được ý nghĩa nhịp ,
4
khung thay đổi, đọc bài với tốc độ vừa phải.
b. Tiến trình tổ chức:
HĐ1: Trò chơi hiểu biết âm nhạc .
-Trò chơi “ Hiểu biết âm nhạc”
GV yêu cầu HS chia làm 4 đội / nhóm: GV đưa ra 1 số bài hát cho HS
lựa chọn phương án => trong số các bài hát thì bài nào là hát ru .

+ Cho HS nghe trích đoạn bài dân ca Hát ru Bắc bộ ( gần với giai điệu
của Bài đọc nhạc số 3.) Vào đường link ( theo sự chuẩn bị của GV )

 Đặt câu hỏi: Đây là thể loại dân ca nào? Đưa ra các phương án a,
b, c …. Và cho HS lựa chọn.
 GV thông tin thêm cho HS Bài đọc nhạc số 3 có lấy chất liệu từ
Hát ru Bắc bộ.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe

Hình thành a. Mục tiêu dạy học: nhận biết và nêu được các kí hiệu âm nhạc trong
kiến thức Bài đọc nhạc số 3. Chia câu, hiểu được tính chất âm nhạc của bài. HS

76
mới vỡ bài Đọc nhạc một cách cơ bản.
(khoảng 20’) b. Nội dung: Tìm hiểu bài đọc nhạc số 3.

c. Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của HS.


d. Tổ chức dạy học:
HĐ2: Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 3.
HS làm việc nhóm, quan sát Bài đọc nhạc số 3, sau đó trình bày những
nhận xét của nhóm về bài đọc nhạc trên, như: nhịp, cao độ , trường độ,
kí hiệu âm nhạc, những giai điệu giống nhau, tính chất âm nhạc….
=> Trả lời: ( các nhóm )
2
+ Giọng Đô trưởng. Nhịp
4

+ Các cao độ: Đồ - Rê - Mi - Fa - Son - La.


+ Trường độ:
-Nốt đen ♩: 1 phách
-Nốt móc đơn ♪ : 0,5 phách
-Nốt trắng : 2 phách
-♫ : viết liền của hai nửa phách
-Phân chia câu nhạc, so sánh sự giống và khác nhau giữa các câu nhạc,

GV tổng kết và nhận xét từng nhóm.
-GV thông tin thêm cho HS biết dấu vòng cung gồm nhiều nốt là dấu
77
legato nghĩa là hát liền tiếng, mềm mại.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát
Luyện tập a. Mục tiêu: HS luyện tập để đọc đúng Bài đọc nhạc số 3.
(khoảng 13’) b. Nội dung: Tập đọc từng tiết nhạc
c. Sản phẩm: Các phần thể hiện bài đọc nhạc với nhạc theo tổ, nhóm,
cá nhân….
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ 3: Luyện tập Bài đọc nhạc số 3

GV hướng dẫn HS theo các bước:


* Đọc thang âm và âm hình tiết tấu chủ đạo:
- GV hướng dẫn HS đọc thang âm Đô – Rê – Mi – Son – La – Đô.
- Luyện tập âm hình tiết tấu mẫu trong SGK / 29.
* Đọc Bài đọc nhạc số 3
+ Đọc cao độ, tiết tấu theo từng câu nhạc với tốc độ vừa phải và đọc
cho đến hết bài, ( GV có thể đọc mẫu toàn bài theo trước khi luyện
từng câu. Gợi ý HS nêu tính chất âm nhạc của bài )
- GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 3 theo các bước: đọc
tên nốt nhạc, đọc tên nốt nhạc theo trường độ, đọc từng câu, ghép cả
bài… GV nhắc HS luôn gõ phách theo khi đọc để xác định trường độ.
GV cần phải đọc mẫu để sửa chữa khi HS đọc sai.
Lưu ý: HS cần thực hiện các chỗ lấy đà, dấu nhắc lại, khung thay đổi,
các chỗ khó trong bài. GV có thể sử dụng đàn phím hoặc kèn phím
hoặc đọc mẫu để làm điểm tựa cao độ cho HS.
- Hoàn thiện cả bài: Đọc Bài đọc nhạc số 3 với tốc độ vừa phải, chú ý
thể hiện đúng về độ ngân các hình nốt đen chấm dôi, hình nốt trắng kết
bài có dấu nối cần ngân đủ trường độ số phách.
=> Đọc bài đọc nhạc số 3 cùng nhạc nền hoặc phần đệm của GV với
78
nhịp độ thong thả, thể hiện tính chất mềm mại, khoan thai, dịu dàng,
nét nhạc kết chậm dần..
- Lần lượt các tổ, nhóm hoặc cá nhân lên thể hiện trước cả lớp
- HS cùng GV nhận xét, góp ý, điều chỉnh (nếu có)
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và thực hiện cùng bạn
Vận dụng a. Mục tiêu: HS gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 3.
(khoảng 7’) b. Nội dung: Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm, vận dụng các kí
hiệu đã học vào các tác phẩm khác ( dấu nhắc lại, khung thay đổi)
c. Sản phẩm: Trình bày Bài đọc nhạc số 3 kết hợp gõ đệm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 4: Tạo sản phẩm âm nhạc
– HS sử dụng mẫu tiết tấu dưới đây ( đệm cho bài “ Lí dĩa bánh bò ”)

để gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 3 cùng bạn với các nhạc cụ gõ dân
tộc như trống nhỏ, thanh phách…...

– HS làm việc nhóm và trình bày kết quả.


- GV nhận xét kết quả sản phẩm trình bày của HS và gợi ý thêm cho
HS tiếp tục sáng tạo.
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và thực hiện theo
Đánh giá:
- Mức độ 1: nhận xét được Bài đọc nhạc số 3
- Mức độ 2: Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 3.
- Mức độ 3: Đạt múc độ 2 và thể hiện được tính chất âm nhạc hoặc kết hợp gõ đệm.

Nội dung Thường thức âm nhạc – Nghe nhạc ( 45 phút )


Dân ca một số vùbg miền Việt Nam.
Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi
( khoảng vào bài học.
79
5’ ) b. Nội dung: Chơi trò chơi.
c. Sản phẩm: Đoán được tên các bài dân ca.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trò chơi “ Hiểu biết dân ca ”
- GV nêu lại ( hoặc nghe trích đoạn ) cho HS một số bài dân ca đã học “
Gà gáy ”, “ Đi cắt lúa ”, “ Lí dĩa bánh bò ” ….với các phương án cho
HS lựa chọn là dân ca vùng miền nào . ( GV dẫn vào nội dung bài học )

- HS hát bài “ Lí dĩa bánh bò ” kết hợp gõ đệm hoặc vận động.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và hát theo

Hình a. Mục tiêu: HS biết được đặc điểm về một số vùng miền dân ca.
thành b. Nội dung: HS biết được sơ nét đặc trưng dân ca vùng miền qua trả lời
kiến thức các câu hỏi.
mới c. Sản phẩm: HS biết được một số bài dân ca các vùng miền.
( khoảng d. Tổ chức dạy học:
12’)
HĐ 2: Tìm hiểu một số vùng miền dân ca.
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK / 29+30 và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là dân ca?
+ Kể tên các vùng dân ca.
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm
vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu và thuyết trình tóm tắt về một vùng dân ca:
miền núi phía Bắc, đồng bằng và trung du Bắc bộ, Nam bộ cùng có thể sử
dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy để trình bày các vấn đề.

80
- GV nhận xét và tổng kết, sau đó cần bổ sung sâu kĩ hơn về một số thể
loại được nêu trong SGK. ( làn điệu tiêu biểu, cách thức biểu diễn, trang
phục…. ); giới thiệu thêm thông tin về vùng Trung Bộ và Trường Sơn –
Tây Nguyên.

*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Quan sát và lắng nghe

Luyện a. Mục tiêu: : HS nghe và biết về một số vùng miền dân ca.
tập b. Nội dung: Nghe một số bài dân ca.
(khoảng c. Sản phẩm: Phân biệt được một số bài dân ca các vùng miền.
8’) b. Tổ chức thực hiện:
81
HĐ 3: Thực hành nghe nhạc
- GV lựa chọn giới thiệu cho HS nghe mỗi vùng một bài dân ca tiêu biểu
thuộc các thể loại vừa học.
- HS có thể gõ đệm hoặc vận động theo nhịp điệu trong khi nghe, sau đó
nêu cảm nhận với câu hỏi như:.
+ Nêu cảm nhận hoặc tưởng tượng của em sau khi được nghe trích đoạn
nhạc.
+ Suy nghĩ của mình về việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, liên hệ thực
tiễn với cá nhân HS đối với địa phương.
…..
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Nghe nhạc cùng các bạn
Vận dụng a. Mục tiêu: Biết bài học giáo dục qua nội dung tiết học.
(khoảng b. Nội dung: HS nêu suy nghĩ bản thân về thái độ, ý thức…
5’) c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ 4: Rút ra bài học giáo dục
- GV gợi ý cho HS nói lên suy nghĩ về ý thức bảo vệ, gìn giữ di sản dân
ca Việt Nam, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, khám phá những nét
đặc trưng văn hóa vùng miền thông qua các làn điệu dân ca Việt Nam.
- HS thực hiện mục 4 ở phần Góc âm nhạc SGK trang 31
*Yêu cầu học sinh hòa nhập: Lắng nghe
Đánh giá:
- Mức độ 1: Nêu được khái niệm dân ca và kể tên được các vùng dân ca.
- Mức độ 2: Đạt mức độ 1 và nêu được đặc điểm một số vùng dân ca.
- Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và nêu được cảm nhận về các bài dân ca được nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ TOÀN CHỦ ĐỀ 4 ( 15’ )
1. Hát lại bài “ Lí dĩa bánh bò ” kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể
cùng bạn.
4. Hãy sưu tầm một số bài dân ca để giới thiệu với bạn.
=> Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, lưu truyền và phổ biến rộng rãi di
sản văn hóa phi vật thể, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của
di sản văn hóa( Liên hệ bản thân HS ý thức bảo vệ, lưu truyền di sản văn hóa đối
với đất nước và địa phương bằng nhiều hình thức)
82
Âm nhạc dân gian giúp chúng ta hiểu biết về lịch sử. Một bài dân ca
xưa có thể làm cho chúng ta suy nghĩ về quá khứ tốt đẹp của quê hương đất
nước. Pete Seeger

Ngày soạn:
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN TƯƠI ĐẸP
Môn học: Âm nhạc lớp 7
Thời gian thực hiện: 4 tiết

A. MỤC TIÊU:
3. Kiến thức:

- Học sinh biết nhạc sĩ Nguyễn Văn Hảo là tác giả của bài “ Mùa xuân cho em ”.
Biết bài hát có cấu trúc 4 2
4
2 đoạn với đoạn 1 viết nhịp , và đoạn 2 viết 4ở nhịp cùng có phần hát 2 bè .

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn
cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Học sinh biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát ” Mùa xuân cho em ”.
- Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết được một số thuật ngữ về nhịp độ.
- Thường thức âm nhạc: Biết được về sự nghiệp âm nhạc và một số tác phẩm của
nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Nghe nhạc: Cảm nhận về bài hát “ Việt Nam quê hương tôi ”.
2. Về năng lực
* Năng lực đặc thù
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi của bài hát “ Mùa xuân cho em
”.
- Nhận biết được một số thuật ngữ về nhịp độ và vận dụng vào thực hành.
- Đọc đứng cao độ, trường độ, lời ca và ghép được hai bè của Bài đọc nhạc số 4.

83
- Trình bày được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bài hát “ Việt Nam quê huwong tôi ”.
* Năng lực chung
- Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
- Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ… hợp tác tốt
trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết các yêu cầu của giáo viên và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
3. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, lạc quan trong cuộc sống.
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập để đạt kết quả tốt.
- Trân trọng sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, tự hào về đất nước và con
người Việt Nam, thêm ý chí phấn đấu để xây dựng đất nước.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Nội dung Thiết bị dạy học Học liệu
Đàn phím điện tử hoặc kèn File âm thanh của bài hát “ Mùa
phím. xuân cho em ”; video bài hát “
Hát
Bảng phụ, máy nghe, máy chiếu Mùa xuân cho em ”.
( nếu có )
Nhạc cụ tiết Thanh phách, song loan, trống
tấu con …
Đàn phím điện tử hoặc kèn
Đọc nhạc
phím.
Lí thuyết Các mẫu: Một số thuật ngữ về
âm nhạc nhịp độ.
Hình ảnh nhạc sĩ Đỗ Nhuận, các
Thường video/File “ hành quân xa ”; “
thức âm Chiến sĩ Điện Biên”… và một số
nhạc bài hát khác của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận..
Bài nhạc “ Việt nam quê hương
Nghe nhạc
tôi ” .

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Nội dung Hát ( 45 phút )


Bài “ Mùa xuân cho em ” – Nguyễn Văn Hảo
84
Mở đầu a. Mục tiêu: HS nhận diện được chủ đề Mùa xuân tươi đẹp..
( khoảng 6’) b. Nội dung: Trò chơi “ Kể tên một số bài hát về mùa xuân”
c. Sản phẩm: HS kể tên được tên các bài hát về mùa xuân như: “ Mùa
xuân ơi” ( Nguyễn Ngọc Thiện ); “ Mùa xuân của em ”( Trần
Thanh Sơn ); “ Một mùa xuân nho nhỏ ” ( nhạc: Trần Hoàn, thơ:
Thanh Hải )….
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trò chơi “ Kể tên một số bài hát về mùa xuân ”.
- Cho HS nghe một số bài hát ( trích đoạn ) bằng file nhạc có sẵn hoặc
GV thực hiện bằng đàn phím điện tử hay kèn phím.
=> GV tổ chức, hướng dẫn cho HS kể tên một số bài hát về mùa xuân
như “ Mùa xuân ơi” ( Nguyễn Ngọc Thiện ); “ Mùa xuân của em
”( Trần Thanh Sơn ); “ Một mùa xuân nho nhỏ ” ( nhạc: Trần Hoàn,
thơ: Thanh Hải )….
- Dẫn dắt vào học hát bài “ Mùa xuân cho em ”.
Hình thành a. Mục tiêu: HS hát được giai điệu bài “ Mùa xuân cho em ”.
kiến thức b. Nội dung: HS nghe và hát bài hát “Mùa xuân cho em”
mới
(khoảng 20’) c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát dưới hình thức đơn ca.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ2: Nghe và nêu cảm nhận bài hát
- Câu hỏi 1 (GV đặt câu hỏi trước khi cho HS nghe và cảm nhận bài
hát): Hãy lắng nghe bài hát “ Mùa xuân cho em ” và cho biết tính chất
của bài. Chọn 1 trong các phương án trong BT 1 tr18 VBT:
a/ Vui, phấn khởi b/ Tình cảm, sâu lắng
c/ Vui, trong sáng
- Cho học sinh nghe bài hát (giáo viên hát mẫu hoặc cho nghe đĩa): kết
hợp vận động theo cảm nhận về nhịp điệu, tiết tấu của bài.
- HS nêu cảm nhận tính chất âm nhạc của bài hát.
- Yêu cầu tất cả HS trả lời câu hỏi ra giấy, đáp án đúng là c. Khuyến
khích và nhận xét cho phần trả lời của các em HS viết ý kiến khác vào
phương án d, nếu HS nêu tính chất âm nhạc của bài là Vui tươi, trong
sáng hoặc hồn nhiên, trong sáng… đều có thể được.
- Câu hỏi 2: Bài hát chia mấy đoạn? Cho HS tìm hiểu trong SGK tr 33
và trả lời VBT tr 18
- GV chốt lại nội dung, tính chất: bài hát Mùa xuân cho em là sáng tác
của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hào, giai điệu của bài trong sáng, hồn nhiên,
85
thể hiện cảm xúc vui ngập tràn của lứa tuổi học trò được đến trường
trong cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân.
- GV giới thiệu thêm về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hảo ( nếu biết thông tin )
 Tác giả bài hát Mùa xuân cho em của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hảo,
chính là chủ biên của cuốn SGK lớp 7 Chân trời sáng tạo, hiện
nay làm giảng viên âm nhạc của trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương - Nha Trang. Ngoài bài Mùa xuân cho em, nhạc sĩ
Nguyễn Văn Hảo còn viết một số ca khúc được thiếu nhi yêu
thích như: Chuyện xưa (lời: Triều Giang), Khúc ca xuân tuổi
thơ,... Nhạc sĩ đã đạt nhiều giải thưởng âm nhạc của Hội nhạc sĩ
Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về nghiên cứu
âm nhạc, về sáng tác hợp xướng, ca khúc.

HĐ3: Tìm hiểu bản nhạc


- HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca để nêu nội dung bài hát, các nhịp –
kí hiệu âm nhạc4được sử dụng
2 trong bài:
+ Bài hát được viết ở 2 nhịp và nhịp (cho HS nêu lại ý
4 4
nghĩa của các nhịp)

+ Một số ký hiệu đã học trong bài như dấu luyến, trường độ nốt
móc đơn có chấm dôi đi liền móc kép, tiết tấu nốt đảo phách đã được
học...
4
+ Bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn ( 2 nhịp ), đoạn 1 là nhịp
và đoạn 2 4
2
là nhịp .
4
- GV chỉ trên bản nhạc các chỗ chia câu hát và đánh dấu lấy hơi của
bài để HS nắm được trước khi vào phần thực hành học hát.

86
-Bài hát: có 4 câu hát ở đoạn 1 từ “ Mùa xuân em đến trường….” đến
“….mới thấy em qua” và 5 câu hát ở đoạn 2 từ “ Tuổi mộng mơ em
nhặt từng cánh hoa….. không thể nào quên”.
-Hát bài “ Mùa xuân cho em ” với tốc độ hơi nhanh, thể hiện sự vui
tươi, hồn nhiên ở đoạn 1; tha thiết hơn ở đoạn 2, tạo sự hài hòa khi hát
bè.
HĐ4: Khởi động giọng
- Cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm hoặc bằng một câu hát HS đã
thuộc. ( hoặc mẫu âm hình do GV lựa chọn )

Mô ô ô Ma a a
Đây là mẫu luyện hơi thở nên GV lưu ý HS về tư thế hát, khẩu hình,
hơi thở ngân sao cho đủ 4 phách (Luyện nâng cao dần đến nốt đô ở
quãng tám thứ nhất) – mẫu luyện do giáo viên tự chọn phù hợp.
HĐ5: Dạy bài hát
- GV đàn từng câu và hướng dẫn HS hát. Lưu ý cao độ khó và trường
độ các chỗ có đảo phách, móc giật. Sửa các chỗ HS hát sai. ( chưa tập
hát bè ) Vừa hát vừa gõ phách ( gõ không thành tiếng )
- Ghép các câu, hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất
87
nhanh vừa, vui, trong sáng. Dùng nhạc beat để đệm theo HS hát toàn
bài với nhịp độ nhanh vừa thể hiện sự vui tươi, trong sáng ở đoạn 1,
tha thiết dạt dào hơn ở đoạn 2.
- Chú ý HS về hơi thở, lấy hơi đúng chỗ, khẩu hình và âm thanh sao
cho đẹp, tránh hát thô, to quá.
-Hướng dẫn HS chia nhóm và tập hát câu có bè, ghép toàn bài với nhạc
đệm có hát bè, cảm nhận sự hài hòa của 2 bè.
- Xen kẽ cho HS luyện tập có các câu hỏi gợi ý để HS nêu cảm nhận về
tính chất âm nhạc, về cách hát sao cho hay (gợi ý HS cảm nhận giai
điệu kết hợp với nội dung của lời ca).
=> Trong quá trình dạy, GV kết hợp đàn cho HS nghe cùng hát mẫu
cho HS các chỗ HS hát sai hoặc những chỗ HS cần hát hay, các chỗ
khó, có luyến láy…. Tránh việc chỉ dùng đàn không hát mẫu.
- Thực hiện đánh giá trong quá trình luyện tập: HS tự đánh giá, đánh
giá đồng đẳng (nhận xét lẫn nhau), GV đánh giá.
Luyện tập a. Mục tiêu: HS trình bày bài hát dưới hình thức song ca, tốp ca kết
(khoảng 12’) hợp gõ đệm.
b. Nội dung: HS sử dụng thanh phách, trống nhỏ để gõ đệm.
c. Sản phẩm: HS trình bày theo nhóm (1 nhóm gõ đệm 1 nhóm hát)
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ6: Gõ đệm cho bài hát

- GV hướng dẫn cho HS sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát theo

mẫu tiết tấu:


+ Đoạn 1
+ Đoạn 2

- Hướng dẫn HS luyện tập từng âm hình tiết tấu theo phương pháp GV
gõ trước, HS bắt chước theo, không cần phân tích và luyện tập từng
tiết tấu theo các bước như học Nhạc cụ.
- Mẫu tiết tấu cho đoạn 1 chính là gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát.
- Gõ đệm: nhóm hát; nhóm gõ đệm
Vận dụng a. Mục tiêu:
( khoảng 7’) - HS biết hát với các hình thức hoặc vừa hát vừa vận động.
88
- Nêu được ý nghĩa giáo dục và rút ra bài học về phẩm chất.
b. Nội dung: Tổ chức HS chia nhóm để trình bày bài hát “Mùa xuân
cho em”
c. Sản phẩm: HS thể hiện được bài hát với các hình thức khác nhau.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ7: Biểu diễn bài hát
- Gợi ý để HS đề xuất và thực hiện các hình thức hát: theo nhóm, hát
đôi, hát đơn, hát đối đáp… Khuyến khích HS luôn tự bộc lộ cảm xúc
qua ngôn ngữ của cơ thể (lắc lư, vỗ tay, khuôn mặt, ánh mắt…) hoặc
vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
- Biểu diễn bài hát với hình thức như song ca, tốp ca….
= > Câu 1 của đoạn 2 có thể hát đuổi ( canon ) sau một nhịp.
HĐ 8: Bài học giáo dục
- GV đặt câu hỏi và HS rút ra được ý nghĩa giáo dục: Chăm chỉ học tập
để mai sau góp phần dựng xây đất nước, biết bảo vệ thiên nhiên để
cảnh sắc mùa xuân luôn luôn tươi đẹp.
- Cho HS làm BT3 tr 18 VBT.
Đánh giá:
– Mức độ 1: Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát
– Mức độ 2: Đạt mức độ 1 và thể hiện đúng tính chất âm nhạc của bài hát
– Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và kết hợp cùng bạn gõ đệm cho bài hát hoặc hát được bài
hát với nhiều hình thức khác nhau.

Nội dung: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC ( 30 phút )

Mở đầu a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số thuật ngữ về nhịp độ.
(khoảng 5’) b. Nội dung: HS nghe được 2 câu có tốc độ nhanh và chậm

c. Sản phẩm: HS phân biệt được tốc độ nhanh và chậm


d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Khám phá nhịp độ
- GV hát hoặc đàn 1 câu hát mà HS đã được học. Thực hiện 2 lần: lần
1 với tốc độ nhanh và lần 2 ở tốc độ chậm.
=> HS nhận xét: cùng một giai điệu nhưng có sự khác nhau ở tốc độ là
một lần nhanh và một lần chậm.
=> GV dẫn dắt vào bài học.
89
Hình thành a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm nhịp độ.
kiến thức b. Nội dung: Hướng dẫn HS đọc bảng thuật ngữ.
mới
(khoảng c. Sản phẩm: HS kể tên được một số thuật ngữ về nhịp độ.
10’) b. Tổ chức thực hiện:

HĐ2: Tìm hiểu khái niệm nhịp độ


- Thông qua các hoạt động của bắt đầu nội dung bài, GV đặt câu hỏi để
HS nêu được: nhịp độ là tốc độ của âm thanh.
- HS đọc nội dung trong sách và rút ra các khái niệm về nhịp độ và ghi
nhớ một số thuật ngữ về nhịp độ.

Luyện tập a. Mục tiêu: HS nhận biết được nhịp độ trên bản nhạc.
( khoảng b. Nội dung: Tìm các thuật ngữ chỉ nhịp độ bằng tiếng Việt thay các
10’)
thuật ngữ bằng tiếng Ý.
c. Sản phẩm: Bài hát: “ Vui đến trường ”, “ Mùa xuân cho em ”, bài
đọc nhạc số 4….

90
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Nhận biết được nhịp độ trên bản nhạc.
- Hướng dẫn HS tìm các thuật ngữ chỉ nhịp độ bằng tiếng Việt trên một
số bản nhạc ( hát, đọc nhạc… ) đã học như bài “ Vui đến trường ”;“
Mùa xuân cho em ”; Bài đọc nhạc số 4... .
-Sau đó viết thay các nhịp độ bằng tiếng Ý
- Có thể cho HS làm thêm BT 4; 5; 6 tr 19 VBT.
Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng được nhịp độ trên bản nhạc.
( khoảng 5’) b. Nội dung: Chia HS làm 4 nhóm, mỗi nhóm viết tên 4 thuật ngữ

bằng tiếng Ý và tiếng Việt


c. Sản phẩm: Bài hát “ Mùa xuân cho em ”.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ4: Thay đổi nhịp độ trình diễn bài hát.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm để tổ chức trình diễn đoạn 2 của bài
hát “ Mùa xuân cho em ” ( có nhạc đệm ) theo hình thức câu 1 và câu
2 hát chậm, câu 3 hát nhanh vừa.
Đánh giá:
–Mức độ 1: Biết được khái niệm nhịp độ.
- Mức độ 2: Mức độ 1 và nhận biết một số nhịp độ thường dùng.
- Mức độ 3: Mức độ 2 và vận dụng vào bài hát, đọc nhạc đã học.

Nội dung: ĐỌC NHẠC (45 phút)


Bài đọc nhạc số 4

Mở đầu a. Mục tiêu: HS nhận biết Bài đọc nhạc số 4.


(khoảng 6’) b. Nội dung: Đọc gam Đô trưởng và nghe giai điệu bài đọc nhạc số 4,
kết hợp vần động cơ thể và gõ tiết tấu.
c. Sản phẩm: Nêu được nhịp và các ký hiệu âm nhạc được sử dụng
trong bài (dấu châm dôi, ký hiệu về nhịp độ - Rall – dãn nhịp)
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Ôn Bài đọc nhạc số 3.
- Cho HS đọc thang 5 âm ( C- D – E – G – A )
- HS đọc lại Bài đọc nhạc số 3.
Hình thành a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm cơ bản của Bài đọc nhạc số
91
kiến thức 4.
mới b. Nội dung: Tập đọc Bài đọc nhạc số 4.
(khoảng 13’)
c. Sản phẩm: HS thể hiện Bài đọc nhạc số 4.
d. Tổ chức thực hiện:

HĐ2: Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 4.


- Cho HS quan sát bản nhạc bài Đọc nhạc số 4, nhận xét về cao độ,
trường độ, nhịp, nhịp độ...…

=> Bài viết nhịp ; nhịp độ vừa phải; cao độ có 6 âm: C – E – F – G


– A – B; có

bè trì tục, trường độ có hình nốt trắng, hình nốt đen chấm dôi, hình nốt
đen, nốt móc đơn. Bài có 5 tiết nhạc.

-Hướng dẫn HS xác định được nét nhạc của bè trì tục. ( 2 nhịp đầu của
4 bè bài đọc nhạc số 4. )
4
Luyện tập a. Mục tiêu: HS luyện tập để đọc đúng Bài đọc nhạc số 4.
(khoảng 18’) b. Nội dung: HS luyện tập theo nhóm

c. Sản phẩm: Các nhóm thể hiện bài đọc nhạc


d. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Luyện tập đọc gam Đô trưởng, quãng 2, quãng 3, âm hình tiết
tấu.
92
* Đọc gam và quãng:
- Đọc gam C-dur (Đô trưởng): Trước khi đọc gam, chỉ ra cho HS các
khoảng cách 1 cung và nửa cung giữa các bậc trong gam trên khuông
nhạc.

- Đọc quãng 2: Đàn mẫu hoặc đọc mẫu để HS làm theo, chú ý theo
đúng trường độ

3
với nhịp .
4 - Đọc quãng 3: Đàn mẫu hoặc đọc mẫu để HS làm theo, chú ý theo
đúng trường độ

Lưu ý HS khi đọc gam và quãng, cần gõ phách theo một cách nhẹ
nhàng, gõ để xác định trường độ nên không gõ thành tiếng.
* Luyện âm hình tiết tấu
Luyện âm hình tiết tấu: Âm hình tiết tấu 1; âm hình tiết tấu 2.
-Đọc:Đen đen trắng đen đen trắng đenchấm đơnđen đen đen đen
trắng
Hoặc: Ta ta ta-a ta ta ta – a ta-a ti ta ta ta ta
ta a

HĐ4: Đọc giai điệu bè 1 Bài đọc nhạc số 4.


- GV chỉ tên nốt trên bảng phụ, HS nhìn bảng và thực hiện:
+ Đọc tên nốt nhạc theo trường độ, gõ phách theo.
+ Đọc riêng cao độ từng tiết nhạc.
- GV đàn từng tiết nhạc/câu đọc để HS nghe và đọc, vừa đọc vừa gõ
phách theo. ( luôn nhắc HS gõ phách theo khi đọc – gõ không thành
tiếng để xác định trường độ ). GV đọc mẫu để sửa chữa khi HS đọc sai.
93
- GV hướng dẫn HS luyện tập nét nhạc bè trì tục một vài lần.
- Tổ chức cho HS luyện tập đọc nhạc có bè.
HĐ5: Ghép lời ca
- GV hướng dẫn HS chủ động ghép lời ca.
- GV quan sát và hỗ trợ cho HS.
Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng được thực hiện Bài đọc nhạc số 4.
(khoảng 8’) b. Nội dung: Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp vận động, gõ đệm
c. Sản phẩm: Các nhóm thực hiện được đọc nhạc kết hợp vận động,
gõ đệm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ6: Gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 4.
- GV chọn một âm hình tiết tấu phù hợp mà HS đã học và tổ chức cho
HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
- GV có thể yêu cầu HS sáng tạo mẫu tiết tấu khác để gõ đệm.
Đánh giá:
– Mức độ 1: Đọc đúng cao độ , trường độ bè 1 của Bài đọc nhạc số 4.
– Mức độ 2: Đọc đúng cao độ, trường độ bè 1 và bè 2 của Bài đọc nhạc số 4.
– Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và gõ đệm được cho Bài đọc nhạc số 4.

Nội dung: Thường thức âm nhạc + Nghe nhạc ( 45 phút )


Bài Nhạc sĩ Đỗ Nhuận - Nghe nhạc bài “ Việt Nam quê hương tôi ”
Mở đầu a. Mục tiêu: HS giới thiệu sơ nét về nơi mình được sinh ra
(khoảng 5’) b. Nội dung: Nói lên tình cảm đối với nơi mình được sinh ra
c. Sản phẩm: Kể tên một số bài hát về quê hương
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Giới thiệu phong cảnh quê hương
- Tổ chức HS hoạt động nhóm để giới thiệu phong cảnh quê hương nơi
các em đang sống.
- GV dẫn vào bài học.
Hình thành a. Mục tiêu: Giới thiệu nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
kiến thức b. Nội dung: Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
mới
(khoảng 20’) c. Sản phẩm: Bài hát “Việt Nam quê hương tôi” và một số tác phẩm
khác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

94
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ 2: Tìm hiểu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận
– HS chia nhóm, đọc thông tin về nhạc sĩ Đỗ Nhuận, thảo luận và trình
bày theo nhóm để nêu các nét chính trong sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận bằng trả lời các câu hỏi theo sơ đồ tư duy.
-Các nhóm trình bày kết quả, GV thu nhập thông tin, đánh giá và rút ra
các ý chính.

Luyện tập a. Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận, biết bộc lộ cảm xúc ( vận động,
(khoảng 15’) gõ đệm ) khi nghe bài hát “ Việt Nam quê hương tôi ”.
3
b. Nội dung: Nghe và gõ nhịp bài “ Việt Nam quê hương tôi ”
4
c. Sản phẩm: HS trình bày theo nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 3: Nghe bài hát “ Việt Nam quê hương tôi ”. 3
- Cho HS nghe bài Việt Nam quê hương tôi, vừa nghe và gõ đệm theo
tiết tấu nhịp 4
95
để gõ đệm. (Lưu ý, thực hiện nhanh bằng cách GV gõ mẫu rồi HS bắt
chước theo, không luyện đọc âm hình tiết tấu như học Nhạc cụ).
- Trình chiếu các hình ảnh video bài hát (nếu có phương tiện) khi nghe
và xem để tạo sự sinh động hấp dẫn HS, cho HS nghe lần thứ hai và
vận động bằng cách GV làm mẫu các động tác đơn giản, HS nhìn và
làm theo.
- GV chọn 1 tiết tấu phù hợp và hướng dẫn HS gõ đệm hoặc vận động

cho bài hát.


=> Đặt câu hỏi để HS nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bài ( tính chất, hình
tượng âm nhạc và nội dung bài hát )

Vận dụng a. Mục tiêu:


(khoảng 5’) - HS vận động hoặc gõ đệm với hình thức khác nhau.
- Rút ra bài học giáo dục phẩm chất.
b. Nội dung: HS sử dụng thanh phách, trống, vận động khi nghe bài
hát “ Việt Nam quê hương tôi ”.
c. Sản phẩm: - HS trình bày theo nhóm
d. Tiến trình tổ chức:
HĐ 4: Rút ra bài học giáo dục
- Tổ chức để HS nêu được bài học giáo dục phẩm chất: trân trọng
96
những đóng góp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận với nền âm nhạc Việt Nam.
-Nghe nhạc bài “ Việt Nam quê hương tôi ”, HS thấy tự hào về đất
nước con người Việt Nam và tăng thêm ý chí phấn đấu, học tập để xây
dựng đất nước giàu đẹp.
- Rút ra bài học qua học TTAN: hiểu biết những đóng góp của nhạc sĩ
Đỗ Nhuận với nền âm nhạc Việt Nam, qua đó biết trân trọng sự nghiệp
sáng tác của ông.
HĐ 5: Giao bài tập
- Yêu cầu HS về nhà tìm một số bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận để chia
sẻ cùng bạn.
Đánh giá:
– Mức độ 1: Nêu được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận.
– Mức độ 2: Đọc đúng cao độ, trường độ bè 1 và bè 2 của bài “ Việt Nam quê hương
tôi ”.
– Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và gõ đệm được cho bài “ Việt Nam quê hương tôi ”.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ TOÀN CHỦ ĐỀ 5 ( 15’ ). Học chủ đề “ Mùa xuân
tươi đẹp ” em thêm được bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, tự tin và thêm lạc quan,
yêu đời trong cuộc sống..

Ngày soạn: 10/10/2022


Ngày dạy: ……………………..
……………………..
……………………..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ 6: GIAI ĐIỆU VÙNG CAO
Môn học: Âm nhạc lớp 7
Thời gian thực hiện: 4 tiết

97
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết bài hát“ Vùng cao quê em ” được phỏng theo điệu Lượn nàng
ới – dân ca Tày và đặt lời cùng viết lời ca bài hát: Tố Mai . Biết bài hát có
cấu trúc 1 đoạn nhạc.
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời,
diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca,
tốp ca.
- Học sinh biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát ” Vùng cao quê em ”.
- Thường thức âm nhạc: Biết được một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc.
- Nghe nhạc: Cảm nhận về trích đoạn “ Xuân về trên bản Mèo ”.
2. Về năng lực
* Năng lực đặc thù
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi của bài “ Vùng cao quê em ”.
- Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài “ Vùng cao quê em ”. Tập nốt Pha
thăng trên sáo recorder hoặc các nốt đã học trên kèn phím.
- Nhận biết được một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc: sáo Mông, tính
tẩu.
- Cảm nhận được tính chất âm nhạc của trích đoạn “ Xuân về trên bản Mèo ”.
* Năng lực chung
- Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
- Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ…
hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề, sáng tạo được hình thức
biểu diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc… trên cơ sở
kiến thức và kĩ năng đã có.
3. Phẩm chất
- Biết yêu thiên nhiên và đất nước Việt Nam.
- Đoàn kết, quí trọng các dân tộc anh em, có ý thức trách nhiệm trong giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc của các dân tộc.
- Tích cực, tự giác trong học tập.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

98
Nội dung Thiết bị dạy học Học liệu
Đàn phím điện tử hoặc kèn File âm thanh bài hát Vùng cao quê
Hát
phím. em; hình ảnh dân tộc Tày…
Nhạc cụ tiết Nhạc nền Vùng cao quê em, lí dĩa
Thanh phách, trống con,…
tấu bánh bò…
Các video / file âm thanh minh họa về
Thường thức một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía
âm nhạc Bắc: sao Mông, tính tẩu. ( hình ảnh,
tư liệu …. )
Bài nhạc “ Xuân về trên bản Mèo ”
Nghe nhạc
( trích ) của Tiến Vượng.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Nội dung Hát ( 45 phút )


Bài “ Vùng cao quê em ” ( Phỏng theo điệu Lượn nàng ới –
dân ca Tày; Đặt tên và viết lời ca bài hát: Tố Mai )
Mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú vui tươi trước khi học hát, học hát
(khoảng 7’) bài Vùng cao quê em.
b. Nội dung: Trò chơi vận động.

c. Sản phẩm: Học sinh nêu được tên tác giả và sắc thái của bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Nghe và vận động theo nhịp điệu của bài “ Xòe hoa ” ( dân ca
Thái )
- GV hướng dẫn HS nghe hoặc hát bài “ Xòe hoa ” kết hợp theo động tác
của GV ( hoặc vận động tự do ), thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng.
- GV cho HS nghe và vận động cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, búng tay
… theo nhạc bài “ Xòe hoa”.
- GV nhận xét và đúc kết thông tin; sau đó dẫn dắt vào học hát bài “
Vùng cao quê em ”.
Hình thành a. Mục tiêu: Học sinh biết được tên tác giả, sắc thái và nhịp của bài hát.
kiến thức Hát được bài hát “ Vùng cao quê em ” ở mức độ cơ bản (vỡ bài)

99
mới b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu qua văn bản bài hát (SGK), tập hát.
(khoảng 8’) c. Sản phẩm: Học sinh hát và giới thiệu được bài hát (tác giả, sắc thái,
nhịp)
d. Tiến trình tổ chức:

HĐ2: Nghe và nêu cảm nhận bài hát


- GV cho HS nghe bài hát và quan sát bản nhạc, đọc trong SGK, trình
bày theo nhóm:
+ Nêu cảm nhận về bài hát. Chọn phương án c trong BT số 1 tr22 VBT:
Trữ tình,trong sáng, tha thiết.
+ Bài hát thuộc thể loại âm nhạc nào? Chọn phương án c trong BT 1 tr22
VBT: Dân ca.
+ Nội dung của bài hát? ( Gợi ý theo SGK: Vẽ lên bức tranh thiên nhiên
núi rừng tươi đẹp và hình ảnh các em học sinh đến trường với niềm vui
sướng, hân hoan. )
- Hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và trả lời về các vấn đề:
+ Nhịp, tên nốt nhạc, trường độ đã được học...
+ Chia đoạn, chia câu.

100
- GV chốt ý: Bài hát được viết ở hình thức 1 đoạn.

HĐ3: Tìm hiểu bài hát

-HS đọc lời ca để nêu nôi dung ý nghĩa của bài hát.
=> GV dẫn giảng về Lượn nàng ới: là điệu hát giao duyên trong số các
làn điệu hát Lượn, rất nổi tiếng của dân ca các dân tộc Tày, Nùng vùng
núi phía Bắc. Trai gái vùng cao khi tỏ tình thường hát cho nhau nghe
điệu Lượn nàng ới với lời ca tha thiết, chân tình, giai điệu bay bổng, đẹp
đắm say lòng người. Lượn nàng ới không chỉ để hát giao duyên tỏ tình
yêu giữa nam và nữ mà còn có lời ca hát về quê hương, thiên nhiên, cuộc
sống… để từ người già đến thiếu nhi cũng có thể hát. Các nhạc sĩ Việt
Nam thường lấy chất liệu của điệu Lượn nàng ới sáng tác các ca khúc
đậm chất dân gian các dân tộc vùng núi phía Bắc.

=> Bài hát “ Vùng cao quê em ” được phỏng theo điệu Lượn nàng ới –
dân ca Tày; Đặt tên và viết lời ca bài hát: Tố Mai. Bài có cấu trúc một
đoạn nhạc, có hai lời, mỗi lời ca chia thành bốn câu hát. Giai điệu của bài
trữ tình, trong sáng, tha thiết, vẽ lên bức tranh thiên nhiên núi rừng tươi
đẹp và hình ảnh các em học sinh đến trường với niềm vui sướng, hân
hoan.
101
- GV chia câu hát và đánh dấu lấy hơi của bài, chú ý các chỗ đảo phách,
luyến láy.
- HS nhận biết cách thực hiện những chỗ có kí hiệu nhắc lại, khung thay
đổi.
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.
Luyện tập a. Mục tiêu: Hát đúng giai điệu, lời ca bài “ Vùng cao quê em ”, thể hiện
(khoảng 20’) được tính chất vừa phải, trong sáng.
b. Nội dung: Tập luyện
c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát dưới hình thức đơn ca.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ4: Khởi động giọng
- Cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm:

- Hướng dẫn HS hát nhấn từng âm, mạch lạc, dứt khoát, chú ý khẩu hình
và hơi thở.
- GV quan sát và điều chỉnh, khởi động theo legato.
HĐ5: Dạy bài hát
- Hướng dẫn HS hát từng câu, chú ý nhấn vào các chỗ luyến láy, đảo
phách, có các từ đệm ( ơ, ư…).
-HS luôn gõ phách theo để đếm được các chỗ ngân dài ( gõ không thành
tiếng )
- GV hát mẫu những chỗ khó để HS dễ tiếp thu kiến thức. Câu hát đầu
tiên của bài có hai nốt hoa mĩ ( nốt láy ) nên cần hát mẫu cho HS nghe
trước khi bắt nhịp cho HS hát.
- Ghép các câu, hát toàn bài với nhịp độ vừa phải, luyến láy mềm mại,
thể hiện tính chất trong sáng, trữ tình, tha thiết.
- GV nhận xét, chú ý điều chỉnh HS lấy hơi đúng chỗ, khẩu hình và âm
thanh sao cho đẹp, hát vang nhưng tránh hát to quá.
Lưu ý: trong quá trình học hát GV luôn đàn và hát mẫu cho HS nghe các
chỗ khó ( đảo phách, ngân dài ), tránh việc GV chỉ đàn – không hát mẫu.
102
Vận dụng a. Mục tiêu:
(khoảng 10’) - Vận dụng hát kết hợp vận động theo nhạc
- Nêu được ý nghĩa giáo dục và rút ra bài học giáo dục.
b. Nội dung: Tổ chức HS chia nhóm để trình bày bài hát “ Vùng cao quê
em ”.
c. Sản phẩm: HS thể hiện được bài hát với các hình thức khác nhau.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ6: Biểu diễn bài hát
- GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động hoặc
dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách ( lưu ý các chỗ đảo phách ) cho bài hát
vừa học.
- Các nhóm thực hành biểu diễn bài hát:
+ GV gợi ý cho HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc vận động cơ
thể….
+ Yêu cầu mỗi nhóm tự thảo luận và trình diễn, ví dụ: trình bày đơn ca,
song ca hoặc tốp ca kết hợp gõ đệm ( theo phách ) cùng bạn.

HĐ 7: Bài học giáo dục


- Tổng kết về nội dung và ý nghĩa giáo dục cho tiết học hát:
+ Đặt câu hỏi để HS nêu được cảm nghĩ của cá nhân, về ý nghĩa
giáo dục của bài sau khi học hát,…
+ HS rút ra được bài học về phẩm chất qua câu hỏi: Em cần làm gì
để thể hiện sự hiểu biết và yêu thích âm nhạc dân tộc miền núi phía Bắc?
=>GV đặt câu hỏi gợi mở để HS trả lời suy nghĩ của bản thân về tình yêu
quê hương , đất nước Việt Nam hơn..
Đánh giá:
– Mức độ 1: Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.
– Mức độ 2: Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện đúng tính chất âm nhạc của bài hát.
_ Mức độ 3: Hát đúng bài hát, thể hiện đúng tính chất âm nhạc và biết kết hợp cùng bạn
để gõ đệm cho bài hát hoặc hát được bài hát với nhiều hình thức khác nhau.

103
Nội dung Nhạc cụ ( 45’ )

Nhạc cụ tiết tấu - Bài thực hành số 4 (45’)

Mở đầu a. Mục tiêu: Học sinh nhận xét về 2 mẫu tiết tấu trong bài thực hành
(khoảng 7’) số 4 HS sẽ thể hiện.

b. Nội dung: HS nhận xét về 2 mẫu tiết tấu


c. Sản phẩm: HS thực hiện bài “ Vùng cao quê em ” kết hợp đệm
theo phách bằng nhạc cụ gõ.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Hát kết hợp gõ đệm bài hát “ Vùng cao quê em ”.
- GV cho HS thực hiện bài “ Vùng cao quê em ” kết hợp đệm theo
phách bằng nhạc cụ gõ.
- GV dẫn dắt để giới thiệu cách gõ đệm sinh động hơn với bài học
Nhạc cụ tiết tấu.
Hình thành a. Mục tiêu: HS nhận xét được đặc điểm các âm hình tiết tấu.
kiến thức b. Nội dung: Vận động vỗ đệm
mới c. Sản phẩm: Các phần vỗ đệm của học sinh
(khoảng 13’) b. Tiến trình tổ chức:
HĐ2: Quan sát và nhận xét
- HS quan sát, nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu tiết tấu a
và b (về nhịp, tiết tấu, hình nốt,… )

104
- GV nhận xét, chốt ý: giống và khác nhau của 2 mẫu tiết tấu về
nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ …

Luyện tập a. Mục tiêu: HS gõ được các âm hình tiết tấu a và b, gõ đệm và vận
(khoảng 18’) động được theo bài hát.
b. Nội dung: Tập luyện.
c. Sản phẩm: Các phần thực hiện của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Luyện tập gõ tiết tấu

- Hướng dẫn HS thực hiện theo các bước được gợi ý trong
SGK cho riêng từng âm hình tiết tấu:
+ Đọc tiết tấu
Ta a ti ta ta Ta ti ti ta
ti ti
+ Gõ tiết tấu (kết hợp đọc thầm)
+ Sử dụng thanh phách, trống nhỏ... gõ âm hình tiết tấu a, vừa
gõ vừa đọc thầm theo tiết tấu. Sau đó luyện tiết tấu b.
- Sử dụng kỹ thuật dạy học chia nhóm để HS tự luyện tập riêng rồi
ghép cùng cả lớp. ( Thực hiện 3 – 4 chu kì tiết tấu ; luyện tập bằng
các nhạc cụ gõ có âm sắc khác nhau )
- Sử dụng nhạc cụ gõ để hòa tấu 2 mẫu tiết tấu trên.
- GV quan sát HS tập luyện và nhận xét, điều chỉnh.
HĐ4: Gõ đệm cho bài hát “ Vùng cao quê em ”.
- Sử dụng tiết tấu a, b để gõ đệm cho bài hát: Chia HS thành 2 nhóm,
nhóm hát, nhóm gõ đệm, sau đó đổi cho nhau, hoặc cả lớp gõ tiết tấu

105
đệm theo nhạc của bài hát.
- GV quan sát, lắng nghe và sửa sai cho HS.

- Với lớp năng khiếu tốt, có thể sử dụng cả tiết tấu a và tiết tấu b gõ
đệm cùng lúc cho bài hát theo SK tr 40.
- GV quan sát, lắng nghe, sửa sai, gợi ý cho HS cảm nhận sự hòa
hợp của giọng hát với phần gõ đệm.

Vận dụng a. Mục tiêu: Thực hiện được hát kết hợp vận động cơ thể theo tiết tấu
(khoảng 7’) đã học.
b. Nội dung: Vỗ đệm theo nhóm, kết hợp
c. Sản phẩm: Thực hiện cho bài hát “ vùng cao quê em ”.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ5: Biểu diễn âm nhạc
- HS vận dụng vừa hát vừa vận động cơ thể theo bài “ Vùng cao quê
em ” hoặc chia 3 nhóm: nhóm hát, nhóm gõ đệm, nhóm vận động….
Có thể 1 số HS nam gõ đệm theo tiết tấu được học, 1 số HS nữ kết
hợp múa phụ họa theo ( động tác múa đơn giản của miền núi phía Bắc
), 1 số HS nam và nữ hát …..
- HS nêu cảm xúc sau khi cùng các bạn luyện tập (cần hát và gõ sao
cho: diễn cảm, giữ âm lượng vừa phải, không hát át tiếng bạn, gõ đệm
với tốc độ nhịp nhàng cùng bạn,…).
- GV nhận xét. Qua bài hát giáo dục về niềm vui trong cuộc sống,

106
thêm yêu quê hương đất nước mình hơn.
Đánh giá:
- Mức độ 1: Thể hiện được nhạc cụ gõ theo các âm hình tiết tấu.
- Mức độ 2: Gõ đệm được cho bài hát hoặc vận động được cơ thể theo tiết tấu đã học.
- Mức độ 3: Vừa hát vừa gõ đệm được cho bài hát.

Nội dung Nhạc cụ ( 45’ )

Nhạc cụ giai điệu: Sáo ( recorder ) - Bài thực hành số 4 ( 45’ )

Mở đầu a. Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức đã học. Cách thổi nốt Mi, biết cách
( khoảng 7’)
bấm nốt Rê và cách thổi Bài thực hành số 3.
b. Nội dung: GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm
vụ :
- Ôn lại cách thổi nốt Mi và bài thực hành số 1.
- Học cách bấm nốt Rê và luyện tập bài thực hành Số 2
- Luyện tập bài thực hành Số 3.
c. Sản phẩm: HS nắm được kiến thức cũ, biết áp dụng kiến thức mới
để thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ 1: HS ôn bài thực hành số 3.


- HS ôn lại bài thực hành số 3 đệm cho nhạc nền bài hát “ Lí dĩa bánh
bò ” hoặc đệm cho nhóm hát bài “ Lí dĩa bánh bò ”.
Hình thành a. Mục tiêu: - HS biết được cách bấm nốt Pha thăng ở sáo Recorder.
kiến thức b. Nội dung: - Học cách bấm nốt Pha thăng. Luyện tập bài thực hành
mới
Số 4.
( khoảng 13
phút) c. Sản phẩm : : HS nắm được kiến thức cũ và biết áp dụng kiến thức

107
mới và thực hành được bài thực hành số 4.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 2: Học cách bấm nốt Pha thăng.

– GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thế tay bấm nốt Pha thăng và

thực hành bấm ( không thổi) để GV kiểm tra và sửa sai (nếu có).
– HS thực hành luyện tập thổi nốt Pha thăng vài lần (không trường độ)
cho đến có âm thanh sáng, rõ ràng.
-HS quan sát Bài thực hành số 4 – Inh lả ơi và nhận biết các nốt Pha
thăng, đối chiếu các nốt trong bài với các ngón bấm trên sáo.
Luyện tập a. Mục tiêu: - HS thổi được nốt Pha thăng và Bài thực hành số 4
(khoảng 18’) b. Nội dung : Tập luyện thổi nốt và bài thực hành.
c. Sản phẩm : HS thổi được nốt Pha thăng và bài thực hành số 4.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 3: Luyện tập 2 mẫu a, b và Bài thực hành số 4 – Inh lả ơi.
– GV hướng dẫn HS luyện tập mẫu a, b và Bài thực hành số 4 –
Inh lả ơi.
=> GV cho HS đọc nốt nhạc theo trường độ Bài thực hành số 4 – “
Inh lả ơi ”.
– Hướng dẫn HS luyện tập Bài thực hành số 4 theo hình thức nhóm.

108
- GV thổi làm mẫu Bài thực hành số 4.

- HS đọc nốt nhạc theo trường độ 1-2 lần.


- Hướng dẫn HS thổi bài theo 4 tiết nhạc, sau đó ghép trọn vẹn bài
nhạc (theo hình thức nhóm). Lưu ý: Giữ hơi thổi đủ trường độ của nốt
trắng; lấy hơi sau mỗi tiết
nhạc; thổi nhẹ nhàng, rõ âm, giữ đều hơi khi chuyển từ âm nọ sang
âm kia.

- GV cho HS thổi lập lại riêng nốt Pha thăng nhiều lần, trong khi luyện
tập chú ý tiếng sáo cho đẹp để thể hiện được tính chất trong sáng, nhẹ
nhàng của bài.
- Đối với những lớp có HS hạn chế khả năng chỉ cần tập nửa bài “ Inh
lả ơi ” ( hết khuông nhạc thứ nhất )
- GV có thể dùng đàn phím điện tử đệm đơn giản để giữ nhịp cho HS
hoặc có file nhạc đệm để HS thổi trên nền nhạc.
Vận dụng a. Mục tiêu: - HS thực hiện được Bài thực hành số 4 ở sáo Recorder.
( khoảng 7’) b. Nội dung; Tập hòa tấu sáo recorder với nhạc cụ gõ.
c. Sản phẩm: Các phần trình diễn của cá nhân hoặc nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 4: Hòa tấu sáo recorder với nhạc cụ gõ Bài thực hành số 4.
-HS hoạt động nhóm: vận dụng âm hình tiết tấu b ở nội dung Nhạc cụ
thể hiện tiết tấu để hòa tấu nhạc cụ gõ với sáo Recorder Bài thực hành
số 4 ( nên chọn xóc nhạc để rõ phong cách miền núi phía Bắc ).
Đánh giá:
– Mức độ 1: Thổi được nốt Pha thăng và các mẫu luyện tập a, b.
– Mức độ 2: Thổi được Bài thực hành số 4.
_ Mức độ 3: Thổi được Bài thực hành số 4 với nhạc đệm hoặc hòa tấu cùng nhạc cụ
gõ.
HOẶC
109
Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím - Bài thực hành số 4 ( 45’ )
Mở đầu a. Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu bài thực hành số 4.
( khoảng 7’ ) b. Nội dung: Học sinh xác dịnh nhịp, kí hiêu ghi cao độ và trường độ
có trong bài thực hành số 4.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời hoặc nhận xét của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 1: Ôn tập Bài thực hành số 3
- HS thực hiện nhạc cụ kèn phím Bài thực hành số 3 đệm cho nhạc nền
bài hát “ Lí dĩa bánh bò ” hoặc đệm cho nhóm hát bài hát “ Lí dĩa
bánh bò”.
Hình thành a. Mục tiêu: HS luyện tập được vị trí các nốt đã học và Bài thực hành
kiến thức số 4 trên kèn phím.
mới b. Nội dung: Luyện Bài thực hành số 4.
(khoảng 13’) c. Sản phẩm: HS thực hiện được Bài thực hành số 4.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 2: Tìm hiểu tên nốt và thế bấm
- GV hướng dẫn HS đọc các nốt trong Bài thực hành số 4, đối chiếu
lên bàn bàn phím để xác định phím cần bấm.

- GV lưu ý cho HS: bài khó với kĩ thuật như giãn cách ngón 3 sang
ngón 2 ở nốt Pha sang nốt Rê ( gần cuối khuông thứ nhất ); nốt Rê có
khi chơi bằng ngón 1 – có khi chơi bằng ngón 2, các ngón áp út và
ngón út ( ngón 4 và ngón 5 ) đi liền nhau nhiều lần.

- GV chỉ dẫn cho HS Bài thực hành số 4 chia làm 4 tiết nhạc.

HĐ 3: Đọc tên nốt Bài thực hành số 4 theo tiết tấu


- HS tự chủ động đọc tên nốt Bài thực hành số 4; GV nghe, quan sát,
sửa sai.
HĐ 4: Tập Bài thực hành số 4.
-Hướng dẫn HS nhìn bản nhạc và số ngón trong SGK để thổi và bấm
đúng vị trí các nốt, chưa yêu cầu trường độ.
-GV nhắc HS các chỗ giãn cách ngón 3 sang ngón 2 ( Pha – Rê ), nốt
Rê thực hiện ngón 1.
-HS luyện tập từng tiết nhạc với tốc độ chậm hoặc chậm vừa, sau
chuyển sang nhanh vừa, thể hiện tính chất vui tươi. ( GV có thể dùng

110
đàn phím điện tử để đệm theo )

Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh thể hiện Bài thực hành số 4 theo nhóm, cá nhân
(khoảng
18’) b. Nội dung: Tập luyện theo nhóm.
c. Sản phẩm: Phần trình diễn theo nhóm, cá nhân của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 5: Luyện tập Bài thực hành số 4.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh tự tập với nhau (có giới hạn thời
gian)
- Từng nhóm lên trình diễn trước lớp; Cá nhân trình diễn trước lớn
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét
Vận dụng a. Mục tiêu: HS trình tấu được Bài thực hành số 4 với các hình thức
( khoảng 7’) khác nhau hoặc sáng tạo một nét nhạc ngắn có các nốt đã học.
b. Nội dung: Chơi kèn phím kết hợp nhạc cụ gõ, với nhạc đệm
c Sản phẩm: Các phần trình diễn của cá nhân, nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 4: Hòa tấu kèn phím với nhạc cụ gõ Bài thực hành số 4.
- HS hoạt động nhóm vận dụng âm hình tiết tấu b ở nội dung Nhạc cụ
thể hiện tiết tấu để hòa tấu nhạc cụ gõ với kèn phím Bài thực hành số
4. ( nên chọn xóc nhạc để rõ phong cách miền núi phía Bắc )
Đánh giá:
– Mức độ 1: Thổi và bấm đúng các nốt trong Bài thực hành số 4

111
_ Mức độ 2: Diễn tấu được Bài thực hành số 4 ở nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính
chất vui tươi.
_ Mức độ 3: Diễn tấu được Bài thực hành số 4 với nhạc đệm hoặc hòa tấu cùng nhạc
cụ gõ ở nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất vui tươi…..

Nội dung: Thường thức âm nhạc + Nghe nhạc . ( 45’ )


Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc: Sáo Mông; Tính tẩu ( đàn
tính ).
Nghe nhạc: Trích đoạn bài “ Xuân về trên bản Mèo ” ( Sáng tác: Tiến Vượng ).
Mở đầu a. Mục tiêu: tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào nội dung
(khoảng 7’) bài học.
HS nhận biết được nhiệm vụ học tập là học bài thường thức âm nhạc là
“ Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc: Sáo Mông;
Tính tẩu ( đàn tính ) ”.
b. Nội dung: Miền núi phía Bắc qua hình ảnh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời và nhận xét của HS.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Tìm hiểu miền núi phía Bắc qua hình ảnh
- Tổ chức và cho HS xem hình ảnh, video về phong cảnh và con người
ở miền núi phía Bắc.
- Chia 2 nhóm HS, nhóm hát bài “ Vùng cao quê em ”, nhóm dùng xóc
nhạc và thanh phách gõ đệm.
-GV đặt câu hỏi bài “ Vùng cao quê em “ dựa theo dân ca nào? Giới
thiệu đôi nét về xóc nhạc là nhạc cụ được sử dụng nhiều ở miền núi
phía Bắc. Từ đó dẫn dắt vào bài học. ( Có thể yêu cầu HS nêu cảm
nhận của mình về sự hiểu biết nhạc cụ hoặc văn hóa của đồng bào
miền núi phía Bắc … )
Hình thành a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về “ Giới thiệu một số

112
kiến thức nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc: Sáo Mông; Tính tẩu ( đàn tính ) ”.
mới b. Nội dung: Nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc là sáo Mông và tính
(khoảng 18’) tẩu.
c. Sản phẩm: Các phần trình bày của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 2: Tìm hiểu về “ Sáo Mông và tính tẩu ( đàn tính ) ”.
- Cho HS nghe / xem 1 trích đoạn độc tấu sáo Mông và trích đoạn diễn
tấu tính tẩu để HS có cảm nhận ban đầu về âm sắc của 2 nhạc cụ.
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn văn viết về nội dung “ Sáo Mông; Tính tẩu
(đàn tính) ”.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và dùng kĩ thuật khăn trải bàn cho các
nhóm: đọc - thảo luận – cử đại diện trình bày về nội dung “ Giới thiệu
một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc ”
- Hướng dẫn HS dựa vào thông tin bài học, thảo luận và trình bày theo
nhóm để trả lời câu hỏi 13 tr 25 trong VBT: Nêu những đặc điểm chính

của một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc: Sáo Mông; Tính tẩu
( đàn tính ).
=> Các nhóm trình bày: mỗi nhóm một nhạc cụ. ( GV hướng dẫn HS
nên sử dụng sơ đồ tư duy )
=> Nhóm 1 ( tổ 1 + 2 ): Sáo Mông; Nhóm 2 ( tổ 3 + 4 ): Tính tẩu ( đàn
tính ).
- GV nhận xét các ý kiến của HS, chốt ý tổng kết theo sơ đồ tư duy để
113
HS ghi nhớ.

HĐ 3: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của Sáo Mông và tính tẩu ( đàn
tính ) đối với một số dân tộc ít người miền núi phía Bắc.
-GV đặt câu hỏi và HS nêu và hiểu được:
+ Sáo Mông gắn liền với đời sống tinh thần của người Mông.
+ Tính tẩu là nhạc cụ không thể thiếu của người Tày; Nùng; gắn liền
với hát Then.
-GV lựa 1 tác phẩm cho HS nghe do tính tẩu trình diễn.
=> GV dẫn giảng: Những làn điệu Then mượt mà, tha thiết hòa quyện
với tiếng Tính tẩu lúc vút cao, lúc lại như thủ thỉ tâm tình...  đã không
chỉ lan tỏa trong công đồng Việt mà còn ngày càng được thế giới biết

đến và ghi nhận. Qua quá trình giao thoa văn hóa, nghệ thuật Then đã
theo chân đồng bào Tày, Nùng, Thái đến khắp các vùng miền đất nước
chứ không chỉ ở vùng núi phía Bắc. Ở  nhiều địa phương, các mô hình
câu lạc bộ truyền dạy, thực hành Then như một loại hình văn nghệ, gần
gũi và dễ thực hành đã ra đời. Nghệ nhân Nông Văn Hưu, một người
con của tỉnh Cao Bằng – cái nôi sản sinh ra đã đến lập nghiệp trên quê
hương mới Đắk Nông cùng nhiều đồng Tày, Nùng, Thái khác.  Xa quê,
mỗi người đều nhớ nhung và luôn cố gìn giữ những nét tinh hoa văn
hóa của dân tộc mình.  Cũng vì nặng lòng với Tính tẩu, điệu Then mà
năm 2007, ông Nông Văn Hưu cùng nhiều nghệ nhân khác đã thành
114
lập Câu lạc bộ hát Then xã Nam Dong. Hiện nay câu lạc bộ duy trì với
16 thành viên và hoạt động rất bài bản. Ngoài tập những bài Then cổ
mang đậm tính nghi lễ, nghệ nhân Nông Văn Hưu nghiên cứu, sáng tác
nhiều bài Then mới theo các chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, ca
ngợi Đảng, Bác Hồ, sự đổi thay của cuộc sống trên quê hương mới…
Đến nay, nghệ nhân Nông Văn Hưu đã sáng tác được hơn 150 bài
Then. Năm 2015, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì
thành tích bảo tồn đàn Tính, hát Then.  Ông cũng mong muốn đàn
Tính, hát Then sớm được đưa vào chương trình trong nhà trường ở
những nơi có đông học sinh đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bởi ngoài
việc sân khấu hóa bằng những “chiếu Then” thì việc dạy học sinh biết
đánh Tính tẩu, hát các làn điệu Then là cách bảo tồn bền vững nhất loại
hình di sản này.
Ở Lạng Sơn, nghệ thuật Then được đưa vào hoạt động ngoại khóa
những năm học vừa qua, góp phần đưa Then đến gần với lớp trẻ. Năm
2011, Trường Trung học phổ thông Lương Văn Tri (huyện Văn Quan)
đã mở lớp hát Then cho học sinh các lớp 10, 11 và mời giáo viên ở
Trung tâm Văn hóa huyện trực tiếp truyền dạy. Đến nay, Trường đã tổ
chức được 16 lớp với gần 300 em tham gia; đầu tư trang bị 28 đàn
Tính, 2 bộ xóc nhạc, 15 bộ trang phục để phục vụ giảng dạy và biểu
diễn. Nhiều tiết mục hát Then - đàn Tính được giáo viên, học sinh của
Trường đưa đi tham dự các hội thi cấp ngành, cấp huyện như Giai điệu
tuổi hồng, Tiếng hát người giáo viên nhân dân, đã đạt giải cao. Then có
nghĩa là "Thiên" - Trời, được đồng bào coi là điệu hát của thần tiên để
lại, thường được người Tày dùng trong các lễ cầu an, gọi hồn và họ
quan niệm các điệu Then giúp chuyển lời cầu khấn đến nhà trời. Màu
sắc văn hóa tâm linh rất rõ rệt trong nghệ thuật Then.
Tính tẩu có nghĩa là đàn bầu vì hộp đàn làm bằng quả bầu khô, “Tính”
có nghĩa là “đàn”.  Nhà nghiên cứu âm nhạc, Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Đặng Hoành Loan cho biết: Ngoài tên gọi “Tính tẩu” thì đồng bào gọi
nhạc cụ ấy là “Then Tính” (cây Đàn Then) hoặc có thể hiểu nó là cây
đàn mà Trời đã ban cho đồng bào. Không có hát, không có đàn tính,
không có xóc nhạc đệm cho hát trong quá trình hành lễ thì không gọi là
Then. Đây là điều nổi trội về nghệ thuật làm cho Then trở thành hình
thức diễn xướng có sức hấp dẫn rất lớn trong đời sống người Tày,
Nùng, Thái.
115
Để làm ra một cây Tính tẩu phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp
như: Chọn bầu, làm cần, mặt đàn và chọn dây đàn. Công đoạn chọn
bầu đàn là quan trọng nhất, bởi bầu đàn quyết định âm thanh, độ trầm,
bổng. Bầu đàn phải làm bằng quả bầu già, khô. Muốn đàn có độ bền
cao, dùng lâu, không bị cong vênh cần lựa chọn những cây gỗ già, mịn,
ít vân, mắt để làm cần đàn. Mặt đàn xẻ mỏng khoảng 3mm, trên mặt
đàn có khoét hai lỗ hình hoa thị để thoát âm... Công đoạn lắp dây đàn
đòi hỏi người làm đàn giỏi không chỉ cần đôi tay khéo léo mà còn phải
có khả năng cảm thụ âm nhạc, kinh nghiệm chơi đàn, thẩm âm giỏi.

Tính tẩu có loại 2 dây, có loại 3 dây, có thể độc tấu, đệm cho hát, múa
và hòa tấu cùng các loại nhạc cụ dân tộc thuộc bộ hơi, như: Sáo trúc,
sáo bầu, đàn nhị, pí pặp…Tính tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát. Tính
Tẩu có khả năng diễn tấu năng động, linh hoạt. Các ngón kỹ thuật
thường tập trung ở tay trái: Trượt, vuốt, luyến, láy, rung và đặc biệt kỹ
thuật búng, gẩy tại chính nốt bấm cho hiệu quả âm thanh mềm mại.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù xã hội đã nhiều thay đổi,
nhưng đến nay, Tính tẩu vẫn là nhạc cụ chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống tình cảm, trong tâm hồn người Tày, Nùng, Thái và vẫn
còn rất nhiều người dành tâm huyết cả đời để chế tác ra những cây đàn
tính hoàn hảo nhất.

Có thể nói rằng đối với các dân tộc Tày, Nùng, Thái, hiện Then vẫn
đang được yêu thích và sử dụng trong đời sống hằng ngày, cả đời sống
văn nghệ lẫn đời sống tâm linh. Mỗi địa phương, mỗi cá nhân yêu
Then đều có những hành động cụ thể để bảo vệ, gìn giữ Then theo
cách riêng của mình để lan tỏa giá trị của Then trong đời sống, ở mỗi
vùng miền để làn điệu Then và tiếng Tính tẩu mãi ngân xa. Thêm vào
đó, Then ở mỗi vùng lại có phong cách riêng, độc đáo. Sự phong phú,
đa dạng ấy thể hiện sức sống của di sản trong đời sống đương đại.

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ đàn tính hát then ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến,
huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
116
Luyện tập a. Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận, biết bộc lộ cảm xúc (vận động,
(khoảng 15’) gõ đệm) khi nghe trích đoạn / bài “ Xuân về trên bản Mèo ” ( Tiến

Vượng ).
b. Nội dung: Nghe,cảm nhận trích đoạn bài“Xuân về trên bản Mèo”

(Tiến Vượng).
c. Sản phẩm: HS nêu được cảm nhận, cảm xúc.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ 4: Nghe trích đoạn tác phẩm “ Xuân về trên bản Mèo ”.
- Cho HS nghe tác phẩm / trích đoạn bài “ Xuân về trên bản Mèo ”.
=> HS lắng nghe và nhận xét về âm sắc tiếng sáo, tính chất giai điệu
của tác phẩm…
- GV yêu cầu HS xem thông tin trong SGK bài “ Xuân về trên bản
Mèo ” để nêu cảm nhận được về âm sắc tiếng sáo, tính chất và hình
tượng âm nhạc của tác phẩm..

- GV có thể cung cấp thêm thông tin về tác giả Tiến Vượng ( nếu có )
để mở rộng kiến thức cho HS.
Vận dụng a. Mục tiêu: HS biết vận động và gõ đệm cho bài “ Xuân về trên bản
(khoảng 5’) mèo ”; rút ra bài học giáo dục
b. Nội dung: Vận động và gõ đệm theo trích đoạn “ Xuân về trên bản
117
Mèo ” .
c. Sản phẩm: Các phần thực hiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 5: Vận dụng, gõ đệm theo nhạc.
- GV cùng HS vận động và gõ đệm theo trích đoạn bài “ Xuân về trên
bản Mèo ” ( vận động tự do theo cảm nhận và tính chất âm
nhạc ). .
- HS nêu lại cảm nhận khi nghe và vận động theo nhịp điệu cảu tác
phẩm.
HĐ 6: Rút ra bài học giáo dục
-Giao nhiệm vụ cho HS sau bài học sưu tầm một / một số làn điệu âm
nhạc dân gian ở miền núi phía Bắc để giới thiệu cùng bạn.
Đánh giá:
– Mức độ 1: Nêu được những nét chính của sáo Mông và tính tẩu.
– Mức độ 2: Đạt mức độ 1 và nêu được cảm nhận về tính chất tác phẩm “.Xuân về
trên bản Mèo ”.
_ Mức độ 3: Đạt mức độ 2 và vận động hoặc gõ đệm được theo tác phẩm “ Xuân về
trên bản Mèo”.

118
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ TOÀN CHỦ ĐỀ 6 ( dự kiến 15’)

119
Ngày soạn: 20/10/2021
Ngày dạy: ……………………..
……………………..
……………………..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ 7: ÂM NHẠC BỐN PHƯƠNG
Môn học: Âm nhạc lớp 7
Thời gian thực hiện: 3 tiết

A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh biết Nhạc sĩ Chan Kwong-wing là tác giả của bài Cuộc đời tươi
đẹp. Biết bài hát có 2 đoạn.
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời,
diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Học sinh biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Cuộc đời tươi đẹp.
- Thực hiện được bài thực hành số 5 cho kèn phím.
- Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ trường độ, kết hợp gõ đệm theo nhịp phách, tiết
tấu, giai điệu bài đọc nhạc số 5.
- Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết được một số kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái
cường độ.
- Biết sơ lược về sự nghiệp âm nhạc và một số tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ
Beethoven.
2. Về năng lực
* Năng lực đặc thù
- Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 5- Cuộc đời tươi đẹp

120
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sự vui tươi của bài Cuộc đời tươi đẹp

- Biết sử dụng nhạc cụ để gõ đệm cho bài Cuộc đời tươi đẹp

- Nhận biết được một số kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái cường độ

- Trình bày được những nét chính về cuộc đời sự nghiệp của nhạc sĩ
L.V.Beethoven
- Cảm nhận được tính chất âm nhạc của đoạn trích Chương I
-Giao hưởng số 5 của Beethoven
* Năng lực chung
- Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Biết giao lưu hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát và hòa tấu nhạc
cụ, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề, hình thức biểu diễn có
tính sáng tạo, tiết tấu gõ đệm, giai điệu mới trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã
có.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, xây dựng môi trường học tập trong sáng vô tư hồn nhiên
rèn luyện đạo đức lòng yêu nước thầy cô bạn bè.
- Có ý thức học tốt các nội dung hát.
- Có ý thức hoàn thành nhiệm cá nhân, nhiệm vụ nhóm.
- Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động Âm nhạc ngoại khoá.
- Biết trân trọng giá trị âm nhạc thế giới nói chung, âm nhạc cổ điển và nhạc
sĩ L.V.Beethoven nói riêng.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


Nội dung Thiết bị dạy học Học liệu
File âm thanh bài hát Cuộc đời
Đàn phím điện tử hoặc kèn
Hát tươi đẹp; Tệp âm thanh bài hát
phím.
(nhạc beat để đệm theo HS hát).
Đàn phím điện tử hoặc kèn
Đọc nhạc
phím.
Nhạc cụ tiết
Thanh phách, trống con,…
tấu
121
Lí thuyết âm Các mẫu kí hiệu, thuật ngữ về
nhạc sắc thái cường độ ….
Hình ảnh, tác phẩm ( Sonate Ánh
trăng; chương IV Giao hưởng số 9
Thường thức
…) …. về nhạc sĩ Ludwig van
âm nhạc
Beethoven ( tư liệu về nước Đức =>
nếu có )
File âm thanh trích đoạn nhạc
Nghe nhạc Chương I – Giao hưởng số 5 của
Beethoven.…

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Nội dung: Đọc nhạc ( 45’)


Bài đọc nhạc số 5
Mở đầu a. Mục tiêu: HS củng cố bài Đọc nhạc số 4.
(khoảng 4’) b. Nội dung: Trò chơi.

d. Sản phẩm: HS nhận biết Bài đọc nhạc số 3; Bài đọc nhạc số 4

d. Tổ chức dạy học:

HĐ 1: Trò chơi nghe và củng cố bài đọc nhạc

-GV dùng đàn phím hoặc kèn phím đàn cho HS nghe giai điệu câu
nhạc đầu tiên của Bài đọc nhạc số 3, Bài đọc nhạc số 4, yêu cầu HS
lắng nghe và nhận biết tên bài.

-GV cho HS đọc lại Bài đọc nhạc số 4 kết hợp vận động theo nhạc.

Hình thành a. Mục tiêu: HS đọc được bài đọc nhạc số 5. Nhận biết được cao độ
kiến thức trường độ trong bài, chia câu.
mới b. Nội dung: HS đọc nhạc.
(khoảng 15’)
c. Sản phẩm: HS thể hiện Bài đọc nhạc số 5.

d. Tổ chức dạy học:

HĐ2: Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 5 – Cuộc đời tươi đẹp.
122
- GV cho HS quan sát bản nhạc bài “ Cuộc đời tươi đẹp ”, nêu cho HS
biết Bài đọc nhạc số 5 chính là đoạn 1 trong bài hát “ Cuộc đời tươi
đẹp ”. HS thực hiện đọc từ đầu bản nhạc đến “ Ta cùng bay ” ở cuối ô
nhịp 16 đầu ô nhịp 17.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu để nêu được: ( chia nhiều nhóm và thảo luận
=> viết ra giấy và trình bày nhận xét Bài đọc nhạc số 5 về: nhịp, cao
độ, trường độ, giai điệu giống nhau …. )
2
+ Bài Đọc nhạc số 5 được viết ở giọng Đô trưởng,
4 nhịp ( có thể hỏi
lại khái 2niệm

về nhịp 4 ).

( - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu được: Bài đọc nhạc số 5 được
viết ở giọng2Đô
4
trưởng, nhịp =>Âm cuối cùng kết nốt ĐÔ và hóa biểu không có
dấu hóa là dấu thăng # hay dấu giáng b đặt ở đầu khuông nhạc nên là
giọng Đô trưởng;2Số chỉ

nhịp đặt đầu bài là4 .)

- GV đặt 1 số câu hỏi cho HS về Bài đọc nhạc số 5, nhận xét về cao
độ,trường độ, ….

=> Câu hỏi: Nốt cao nhất trong bài ? Nốt thấp nhất trong bài ? Hình
nốt có trường độ dài nhất ? Hinh nốt có trường độ ngắn nhất ? ….

( HS trả lời và GV kết ý: Nốt cao nhất = Mi, nốt thấp nhất = Đồ; hình

nốt có trường độ dài nhất là hình nốt trắng , hình nốt có trường
độ ngắn nhất là nốt móc đơn …

+ Các cao độ trong bài là đô, rê, mi, pha, son, la, si; trường độ trong
bài là nốt trắng, nốt đen chấm dôi, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen.

+ Cần luyện tập cho hình nốt đen chấm dôi ngân đúng phách .

- GV chỉ ra cho HS cuối câu ( ngân và nghỉ đúng phách ) : dấu lặng
đen .
123
HĐ3: Đọc Bài đọc nhạc số 5.

- GV đàn và hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng theo PP Kodály (kí


hiệu bàn tay)
- Đọc quãng 2, quãng 3 và các âm ổn định theo các mẫu đã học.
-Luyện đọc tiết tấu chủ đạo ( đọc, gõ thanh phách hoặc vỗ tay theo )

- GV làm mẫu cho cả lớp làm theo, các nhóm tự tập trong vòng 1 phút.
- GV mời nhóm trình bày. Nhóm còn lại nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
- GV nhận xét và tổng kết ý các nhóm.

Đọc Bài đọc nhạc số 5:

- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV:


+ Đọc tên nốt nhạc.
+ Đọc tên nốt nhạc theo trường độ, gõ phách theo.
+ Đọc từng câu, ghép cả bài. Có thể sử dụng nhạc cụ gõ vừa đọc
vừa gõ đệm theo phách.
+ Đọc bài nhạc nhiều lần theo nhạc đệm hoặc Gv đệm đàn.
+ Hướng dẫn HS ghép lời.
- GV cho HS tập luyện theo nhóm. Nhóm đọc nốt, nhóm hát lời...
- Mời Nhóm học sinh khá giỏi đọc nhạc trước lớp.
- GV mời HS nhận xét => GV nhận xét, củng cố sau cùng.

124
Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh thể hiện bài đọc nhạc thuần thục hơn, thể hiện
(khoảng 18’) cùng nhạc đệm
b. Nội dung: Học sinh tự tập theo nhóm, cá nhân…
c. Sản phẩm: Các phần thể hiện Bài đọc nhạc với nhạc đệm theo tổ,
nhóm, cá nhân…
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo cho học sinh thể hiện bài đọc nhạc với nhạc đệm
- Chia lớp theo tổ hoặc nhóm cho hs tự tập
- Lần lượt các tổ, nhóm hoặc cá nhân lên thể hiện trước cả lớp
- HS cùng GV nhận xét, góp ý, điều chỉnh (nếu có)
HĐ4: Ghép lời ca cho Bài đọc nhạc số 5.

-GV hướng dẫn HS đọc lại Bài đọc nhạc số 5.

-GV hướng dẫn HS ghép lời ca Bài đọc nhạc số 5 từ đầu đến các chữ “
Ta cùng bay” ở cuối ô nhịp 16 và đầu ô nhịp 17: nhóm đọc nhạc, nhóm
ghép lời ca và ngược lại.

Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh đọc nhạc kết hợp vận động hoặc gõ đệm cho bài
(khoảng 8’)
125
đọc nhạc
b. Nội dung: Thể hiên bài đọc nhạc kết hợp vận động gõ đệm, vận
dụng các kí hiệu đã học vào các tác phẩm khác
c. Sản phẩm Các phần trình bày đọc nhạc kết hợp gõ đệm của học, các
bài tập thực tế
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS thực hành đọc nhạc kết hợp giữa cao độ, tiết tấu
và kí hiệu bàn tay theo nhiều hình thức (cá nhân và theo nhóm).
* Gợi ý cách thực hiện:
+ Gõ đệm: HS lấy tiết tấu a trong bài Nhạc cụ tiết tấu (SGK trang
46) để gõ đệm cho bài đọc nhạc theo phương thức nhóm đọc, nhóm gõ.
+ Vận động: HS sử dụng tiết tấu b trong bài Nhạc cụ tiết tấu
(SGK trang 46) để làm các động tác vận động cơ thể cho bài đọc nhạc
theo phương thức nhóm đọc nhóm vận động.
- GV chia các nhóm theo yêu cầu:
+ NHÓM 1: HS GÕ TAMBOURINE (HOẶC TRỐNG CON) THEO MẪU
TIẾT TẤU B
+ NHÓM 2: HS GÕ THANH PHÁCH THEO MẪU A.
+ Nhóm 3: HS làm bộ gõ cơ thể mẫu tiết tấu b
+ Nhóm 4: Còn lại tất cả HS đọc nhạc và hát lời ca.
- Thay đổi luân phiên để các nhóm cùng thực hiện và trải nghiệm thực
hành.
- GV mời các nhóm cùng thực hiện.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
-Nếu có thời gian, nên tổ chức cho HS chép nhạc tại lớp ( BT 3 tr 28
của VBT ); Giao về nhà cho HS làm bài tập số1, 2, 3 trong Vở bài tập
trang 28.

Đánh giá:

– Mức độ 1: Đọc được thang âm Đô trưởng, âm ổn định, quãng 2, quãng 3.


– Mức độ 2: Đọc được Bài đọc nhạc số 5.
– Mức độ 3: Đọc nhạc và ghép lời ca Bài đọc nhạc số 5.

126
Nội dung Hát ( 45 phút )
Bài hát “ Cuộc đời tươi đẹp ” – Nhạc: Chan Kwong - wing ; Lời Việt: Sưu tầm.

Mở đầu a. Mục tiêu: Củng cố lại bài đọc nhạc số 5, gõ đệm hoặc vận động cho
(khoảng 5’) bài đọc nhạc.
b. Nội dung: Nghe và vận động theo bài đọc nhạc số 5
c. Sản phẩm: HS thể hiện được bài đọc nhạc số 5 bằng cách đọc và gõ
đệm
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Nghe và vận động theo nhịp điệu bài “ Cuộc đời tươi đẹp ”.
- HS đọc nhạc và hát lời Đoạn 1 của bài Cuộc đời tươi đẹp kết hợp gõ
đệm theo phách với nhạc cụ gõ.
- Hướng dẫn HS nghe bài hát kết hợp vận động theo nhịp điệu bài hát.
Thể hiện sự hứng khởi và vui tươi.
- GV nhận xét kết quả của học sinh và dẫn dắt vào chủ đề và học hát.
Hình thành a. Mục tiêu: Học sinh biết được xuất xứ, tên tác giả, sắc thái của bài
kiến thức hát. Hát được bài hát Cuộc đời tươi đẹp.
mới b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu qua văn bản bài hát (sgk), tập hát.
(khoảng 18’) c. Sản phẩm Học sinh hát và giới thiệu được bài hát (xuất xứ, tác giả,
sắc thái)
d. Tổ chức thực hiện
HĐ 2: Tìm hiểu bài hát Cuộc đời tươi đẹp
- GV dùng kĩ thuật khăn trải bàn chia nhóm, yêu cầu quan sát bản nhạc
và nghe bài hát thực hiện các yêu cầu.
- HS các nhóm tự phân công nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng tổng hợp thông tin và trình bày đôi nét về bài hát.

127
* Sản phẩm:
+ Bài hát chia làm 2 đoạn, có 8 câu.
+ Tính chất vui tươi, hứng khởi.
+ Bài hát nói lên niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp...
- GV bổ sung thông tin, tổng kết và nhận xét từng nhóm.
- Đặt câu hỏi trước khi cho HS nghe và cảm nhận về bài hát: Hãy lắng
nghe bài hát “ Cuộc đời tươi đẹp ” và cho biết tính chất của bài.
Chọn 1 trong các phương án sau trong BT 5 trang 26 của Vở Bài tập:

a/ Trong sáng, trữ tình b/ Buồn, bi thương

c/ Vui tươi, hứng khởi

- Cho HS nghe bài hát. ( giáo viên hát mẫu hoặc cho nghe đĩa => Sau
khi cho biết đáp án đúng là c )

=> Bài hát là sáng tác của một nhạc sĩ người Hồng Kông có tên
Chan Kwong wing, đã được ca sĩ Hồng Kông tên là Fiona Fung
hát, rất nổi tiếng từ năm 2003.

=> GV kết ý về nội dung: Bài hát “ Cuộc đời tươi đẹp ” ( phần âm
nhạc của bài Proud of you ) có giai điệu trong sáng, tràn ngập niềm
hứng khởi của tuổi trẻ, mang đến cho người nghe sự lạc quan và niềm
tin vào cuộc sống tươi đẹp. Bài hát có cấu trúc hai đoạn: đoạn 1 từ đầu
đến “… luôn chắp cánh ”; đoạn 2 từ “ Ta cùng bay …” đến hết.

HĐ 3: GV giáo dục phẩm chất:


- GV giáo dục HS: Biết trân trọng âm nhạc nước ngoài. Luôn học hỏi,
giao lưu với bạn bè thế giới. Giúp cho đất nước ngày càng phát triển
hơn. ( niềm vui, hứng khởi của tuổi trẻ luôn lan tỏa mạnh mẽ trong
cuộc sống, giúp thêm niềm tin – nghị lực - ý chí vươn lên bản thân
128
ngày càng mạnh mẽ và hoàn thiện hơn )
HĐ 4: Khởi động
- GV mời HS khởi động giọng.
- HS thực hiện khởi động giọng theo giai điệu.
- GV lưu ý HS tư thế và cách lấy hơi, giữ hơi.

HĐ 5: Dạy bài hát


- HS hát lại Đoạn nhạc 1
- GV đàn, tập hát từng câu của đoạn 2. Nhắc HS luôn gõ phách.
- Ghép các câu của đoạn 2, toàn bài hát với tính chất vui tươi, lạc quan.
Chú ý sắc thái: mf và Cresendo
- GV nhận xét chung và chú ý điều chỉnh HS lấy hơi đúng chỗ, điều
chỉnh giọng hát cho có sự diễn cảm. Sửa sai cho HS
Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh đọc nhạc kết hợp vận động
( khoảng b. Nội dung: Mở nhạc nền cho HS hát kết hợp vận động.
12’) c. Sản phẩm: HS hát vận động, gõ đệm theo nhóm hoặc cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
- Chia nhóm cho HS biểu diễn theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca
hoặc tốp ca,
- HS các nhóm vừa hát vừa kết hợp vận động theo nhạc (GV gợi ý có
thể lắc lư cơ thể, giậm chân, vỗ tay…tùy vào cảm xúc cá nhân HS để
kết hợp biểu hiện cảm xúc thông qua gương mặt, ánh mắt…)
HĐ6: * Mẫu tiết tấu cho động tác vỗ tay, vỗ ngực, búng tay:

129
- Mời một nhóm hát, một nhóm làm vận động hoặc có thể mời cá nhân
thực hiện cho cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét cuối cùng phần trình bày của các nhóm.
- Thực hiện đánh giá trong quá trình luyện tập: HS tự đánh giá, đánh
giá đồng đẳng (nhận xét lẫn nhau), GV đánh giá.

Vận dụng a. Mục tiêu: Tạo được mẫu gõ đệm cho bài hát.
(khoảng 10’) b. Nội dung: Gõ đệm bài hát

c. Sản phẩm: HS thực hành được mẫu gõ đệm mới theo nhóm hoặc cá
nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ7: Tạo sản phẩm âm nhạc
- GV chia nhóm, gợi ý mẫu tiết tấu:

+ Nhóm 1: Hát kết hợp gõ phách ; + Nhóm 2: Hát kết hợp gõ trống
- GV mời 1 nhóm trình bày, nhóm còn lại nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá sau cùng.

Đánh giá:

- Mức độ 1 : HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.

- Mức độ 2 : MĐ 1 và thể hiện được tính chất của bài hát.

- Mức độ 3 : MĐ 2 và kết hợp cùng bạn để hát được bài hát với nhiều hình thức khác
nhau.

130
Nội dung: Nhạc cụ ( 20’ )

Nhạc cụ tiết tấu - Bài thực hành số 5 (20’)

Mở đầu a. Mục tiêu: HS biết được nhiệm vụ của bài là học Nhạc cụ tiết tấu
(khoảng 3’) và nghe 2 tiết tấu Bài thực hành số 5.

b. Nội dung: Học sinh được nghe và xem clip gõ đệm bài hát Cuộc
đời tươi đẹp và nhận xét hai mẫu tiết tấu.

c. Sản phẩm: Học sinh nêu được nhịp và các kí hiệu ghi trường độ có
trong 2 mẫu tiết tấu
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Hát kết hợp gõ đệm bài hát “ Cuộc đời tươi đẹp ”.
- GV cho HS xem clip bài hát Cuộc đời tươi đẹp kết hợp đệm theo
nhạc cụ gõ.

- GV dẫn dắt để giới thiệu cách gõ đệm sinh động hơn với bài học
Nhạc cụ tiết tấu.
- Giáo viên cho HS xem 2 mẫu tiết tấu và chia nhóm cho học sinh
thảo luận.
+ Xác định nhịp của mẫu tiết tấu.
+ Nêu tên các kí hiệu ghi trường độ có trong 2 mẫu tiết
tấu.
Hình thành a. Mục tiêu: Thể hiện 2 mẫu tiết tấu số 1 và mẫu số 2
kiến thức
b. Nội dung: Vận động vỗ đệm
mới
c. Sản phẩm: Các phần vỗ đệm của học sinh
(khoảng 10’)
d. Tổ chức thực hiện

131
HĐ2: Quan sát, nhận xét, luyện gõ
- Hướng dẫn HS thực hiện theo các bước được gợi ý trong
SGK cho riêng từng âm hình tiết tấu theo các bước:
+ Đọc tiết tấu

Ta a ti ta a Ta ta ta ti
ti
+ Gõ tiết tấu (kết hợp đọc thầm)
+ Sử dụng thanh phách, trống nhỏ... gõ âm hình tiết tấu a, vừa
gõ vừa đọc thầm theo tiết tấu.
HĐ3: Luyện tập gõ tiết tấu
- Tập luyện tiết tấu a xong và luyện tiết tấu b.
- Sử dụng kỹ thuật dạy học chia nhóm để HS tự luyện tập riêng rồi
ghép cùng cả lớp. ( Thực hiện 3 – 4 chu kì tiết tấu ; luyện tập bằng
các nhạc cụ gõ có âm sắc khác nhau cho đến khi thuần phục )
- Sử dụng nhạc cụ gõ để hòa tấu 2 mẫu tiết tấu trên.
- GV quan sát HS tập luyện và nhận xét, điều chỉnh.
- HS quan sát, nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu tiết tấu a
và b (về nhịp, tiết tấu, hình nốt,… ) ở tr. 46.
- GV nhận xét, chốt ý: giống và khác nhau của 2 mẫu tiết tấu về
nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ …

Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh dùng hai mẫu tiết tấu để gõ đệm cho bài hát.
(khoảng 5’) b. Nội dung: Gõ đệm cho bài hát Cuộc đời tươi đẹp.
c. Sản phẩm: Bài gõ đệm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
HĐ4: - Sử dụng tiết tấu a, b để gõ đệm cho bài hát:
+ Cả lớp gõ tiết tấu a) đệm theo nhạc của bài hát
132
+ Cả lớp gõ tiết tấu b) đệm theo nhạc của bài hát
+ Chia HS thành 2 nhóm, nhóm hát, nhóm gõ đệm, sau đó đổi cho
nhau ( Thể hiện từng tiết tấu riêng biệt)
- GV quan sát, lắng nghe và sửa sai cho HS.
 Với lớp năng khiếu tốt, có thể sử dụng cả tiết tấu a và tiết tấu b
gõ đệm cùng lúc cho bài hát theo SGK tr 46.

- GV quan sát, lắng nghe, sửa sai, gợi ý cho HS cảm nhận sự

hòa hợp của giọng hát với phần gõ đệm.


HĐ 5: Vận động cơ thể theo bài hát Cuộc đời tươi đẹp
- GV thực hiện động tác vận động cơ thể theo SGK
- GV cho HS luyện tập riêng động tác vận động theo mẫu

- Nghe bài hát mẫu vận động theo hoặc nhóm hát, nhóm vận động và
rồi đổi cho nhau.

Vận dụng a. Mục tiêu: HS thực hiện được hát kết hợp gõ đệm và vận động cơ
(khoảng 2’) thể theo tiết tấu đã học.
b. Nội dung: HS trình bày bài hát Cuộc đời tươi đẹp kết hợp với gõ
133
đệm và vận động cơ thể.
c. Sản phẩm: Phần thể hiện bài hát của các nhóm học sinh
d. Tổ chức thực hiện
HĐ6: Biểu diễn âm nhạc
- HS hoạt động nhóm để hát và gõ đệm bài Cuộc đời tươi đẹp .

- HS nêu cảm xúc sau khi cùng các bạn luyện tập (cần hát và gõ sao
cho: diễn cảm, giữ âm lượng vừa phải, không hát át tiếng bạn, gõ đệm
với tốc độ nhịp nhàng cùng bạn,…).
 Với lớp năng khiếu tốt, HS có thể sáng tạo phần đệm cho bài
hát (động tác vận động cơ thể và phần gõ đệm) khác SGK để
thể hiện bài hát
 Với lớp năng khiếu hạn chế, HS có thể trình diễn phần đệm cho
bài hát bằng các nhạc cụ gõ.
- GV nhận xét, qua bài hát giáo dục về niềm vui trong cuộc sống,
thêm yêu quê hương đất nước mình hơn.
Đánh giá:
- Mức độ 1: Thể hiện được nhạc cụ gõ theo các mẫu tiết tấu.
- Mức độ 2: Gõ đệm được cho bài hát theo tiết tấu đã học.
- Mức độ 3: Gõ đệm cho bài hát cùng bạn hoặc vận động cơ thể theo bài hát.

Nội dung: Lí thuyết âm nhạc ( 25 phút )

134
Nội dung: Lí thuyết âm nhạc
“ MỘT SỐ KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VỀ SẮC THÁI CƯỜNG ĐỘ ” ( 25’ )

Mở đầu a. Mục tiêu: HS cảm nhận được các sắc thái cường độ trong Âm nhạc.
(khoảng 5’) b. Nội dung: Học sinh xem GV trình bày và cảm nhận các sắc thái
cường độ trong Âm nhạc.

c. Sản phẩm: Học sinh nêu được nhịp và các kí hiệu ghi trường độ có
trong 2 mẫu tiết tấu.
d. Tổ chức thực hiện
HĐ1: Khám phá sắc thái cường độ
- GV chỉ huy cho HS hát lại bài Cuộc đời tươi đẹp theo sắc thái cường
độ
- HS nhận xét những sắc thái của bài hát
- GV dẫn vào bài: những sắc thái cường độ của âm nhạc sẽ được thể
hiện các ký hiệu và thuật ngữ.
Hình thành a. Mục tiêu: HS biết được một số kí hiệu, thuật ngữ sắc thái cường độ.
kiến thức
mới b. Nội dung: HS xem và nhận biết một số kí hiệu, thuật ngữ sắc thái
(khoảng 8’) cường độ.
c. Sản phẩm: HS nhớ một số kí hiệu, thuật ngữ.
b. Tổ chức dạy học:
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm sắc thái cường độ.
- Khám phá sắc thái cường độ ở phần mở đầu. GV đặt câu hỏi, HS kết
hợp xem SGK để nêu được khái niệm sắc thái cường độ.
- Hướng dẫn HS đọc bảng kí hiệu thuật ngữ trong SGK và ghi nhớ một
số kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái cường độ.

135
Luyện tập a. Mục tiêu: HS nêu được tác dụng của một số kí hiệu, thuật ngữ về
(khoảng 7’) sắc thái cường độ.

b. Nội dung: HS nhận biết một số kí hiệu, thuật ngữ trong bản nhạc
c. Sản phẩm: HS nhớ một số kí hiệu, thuật ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ3: Nhận biết kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái cường độ..
- GV hướng dẫn HS xác định kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái cường độ
trong trích đoạn Chương I – Giao hưởng sô 5 của Beethoven ở nội
dung Nghe nhạc ( tr.48 )

- GV cho HS xem bản nhạc trích đoạn Chương I – Giao hưởng sô 5

136
của Beethoven ở nội dung Nghe nhạc ( tr.48 )

- HS hoạt động nhóm: Ghi lại ý nghĩa của các ký hiệu, thuật ngữ về sắc
thái cường độ trong trích đoạn trên (3 phút)

- GV gọi nhóm nhanh nhất lên trình bày, chỉ tên kí hiệu, thuật ngữ về
sắc thái cường độ và ý nghĩa của kí hiệu, thuật ngữ

- GV nhận xét và sửa sai.

Vận dụng a. Mục tiêu: HS nhớ một số kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái cường độ
(khoảng 5’)
b. Nội dung: HS chơi trò chơi Cặp đôi hoàn hảo hoặc làm bài….
c. Sản phẩm: Sản phẩm của trò chơi hoặc bài làm …
d. Tổ chức thực hiện
- GV phổ biến luật chơi Cặp đôi hoàn hảo:

+ Chọn 16 HS bất kỳ tham gia trò chơi

+ GV ghi mỗi ký hiệu, thuật ngữ và ý nghĩa vào 1 thẻ và để trong


phong bì

+ Mỗi HS chọn 1 thẻ GV để trong phong bì

+ HS mở thẻ và tìm đúng cặp của mình (ý nghĩa và ký hiệu, thuật ngữ
là 1 cặp) trong thời gian 1 bài hát

+ HS nhận xét về độ chính xác của các cặp đôi

-GV trao giải cho cặp đôi hoàn hảo nhất (Chính xác ý nghĩa và ký
hiệu, thuật ngữ nhanh nhất)

=> HOẶC:

-GV cho HS nhận diện các chữ chỉ sắc thái, cường độ theo kí hiệu và
thuật ngữ đã ghi trong bài hát “ Cuộc đời tươi đẹp ”( mf, Crescendo
) , sau đó trình diễn bài hát theo nhạc đệm và thể hiện đúng các sắc thái
cường độ đó.

137
-HS thực hiện được bài tập 11, 12 trang 28 + 29 ở Vở bài tập. ( GV có
thể yêu cầu thực hiện tại lớp … )
Đánh giá:

- Mức độ 1 : HS nêu được khái niệm sắc thái cường độ và ghi nhớ được một số kí
hiệu, thuật ngữ chỉ sắc thái cường độ.

- Mức độ 2 : Đạt mức độ 1, tìm được một số kí hiệu, thuật ngữ chỉ sắc thái cường độ
trong bản nhạc đã học.

- Mức độ 3 : Đạt mức độ 2 và biết vận dụng sự thay đổi sắc thái cường độ trong trình
diễn bài hát.

Nội dung Thường thức âm nhạc – Nghe nhạc ( 45 phút )


NHẠC SĨ LUDWIG VAN BEETHOVEN.
Nghe trích đoạn Chương I – Giao hưởng số 5 của Beethoven.

Mở đầu a. Mục tiêu:


( khoảng 6’ ) - HS nhận biết được nội dung học tập bài TTAN về: NHẠC SĨ
LUDWIG VAN BEETHOVEN.
b. Nội dung: HS chơi trò chơi Đoán tên tác phẩm - tác giả
c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.
d. Tiến trình tổ chức:
HĐ1: Nghe nhạc và đoán tên tác giả
- GV tổ chức cho HS nghe trích đoạn “ Ode to joy ” – chương IV –
Giao hưởng số 9 của Beethoven. ( đã được học lớp 6 ).=> HS đoán tên
tác giả.

- GV dẫn dắt vào bài học Thường thức âm nhạc về nhạc sĩ Beethoven.

Hình thành a. Mục tiêu: HS biết được về nhạc sĩ Beethoven.

138
kiến thức b. Nội dung: Tìm hiểu nhạc sĩ.
mới c. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.
( khoảng b. Tổ chức thực hiện:
15’) HĐ 2: HS tìm hiểu về nhạc sĩ Beethoven.
- HS dựa vào thông tin bài học, thảo luận và trình bày theo nhóm ( sử
dụng sơ đồ tư duy ) những nét chính về lĩnh vực sáng tác của nhạc sĩ
Beethoven, tính chất âm nhạc nổi bật của nhạc sĩ.
-Các nhóm trình bày kết quả, GV thu nhập thông tin, đánh giá và rút ra
các ý chính.

=> GV mở rộng thêm thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ,
kể 1 câu chuyện âm nhạc ngắn ( có tình tiết thú vị) về thời thơ ấu của
Beethoven để tạo sự hứng thú

cho HS.

139
Luyện tập a. Mục tiêu:
(khoảng 16’) HS cảm nhận được trích đoạn Chương I – Giao hưởng số 5 của
Beethoven.
b. Nội dung: HS nghe và cảm nhận bài Giao hưởng số 5 của
Beethoven.

c. Sản phẩm: HS nghe nhạc, cảm nhận vận động theo giai điệu.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ 3: Thực hành nghe nhạc

Cho HS xem video clip và vận động cơ thể theo nhạc Chương I – Giao
hưởng số 5 của Beethoven. ( https://www.youtube.com/watch?
140
v=7wVfphy9pbw )

- GV cung cấp thông tin của tác phẩm cho HS ghi nhớ.

- HS nghe lại và vận động theo nhịp điệu trích đoạn Chương I – Giao
hưởng số 5 của Beethoven qua hướng dẫn động tác của GV. ( nên chọn
một số ít động tác đơn giản, dễ nhớ )

HĐ 4: Trao đổi về bản nhạc và phát triển cảm xúc


- HS đọc nội dung trong sách, thảo luận với bạn và trình bày một số
thông tin về Chương I – Giao hưởng số 5; nêu cảm nhận về tác phẩm.

HĐ 5: Nghe thêm tác phẩm khác của Beethoven.


- GV giới thiệu và cho HS nghe thêm tác phẩm thuộc thể loại khác của
Beethoven như Sonate số 14 Ánh trăng hoặc Thư gửi Elise.

- HS phát biểu cảm xúc về tác phẩm được nghe.

Vận dụng a. Mục tiêu: HS có được bài học giáo dục .


(khoảng 8’) b. Nội dung: HS nghe và cảm nhận và vẽ tranh theo giai điệu bài Giao
hưởng số 5 của Beethoven.
c. Sản phẩm: tranh vẽ của HS
d. Tổ chức thực hiện:

141
- GV liên môn với môn Mỹ thuật, HS nghe nhạc và vẽ tranh theo giai
điệu

-GV chia HS thành 4-6 nhóm, mỗi nhóm vẽ 1 tranh

- Cho HS xem video clip, HS cảm nhận giai điệu và vẽ tranh Chương
I – Giao hưởng số 5 của Beethoven. (
https://www.youtube.com/watch?v=7wVfphy9pbw )

- Các nhóm triển lãm tranh, GV chọn 1 tranh và cho HS trình bày cảm
nhận

Kết thúc chủ đề:

142
- GV đúc kết bài học giáo dục qua chủ đề 7: Âm nhạc bốn phương

HS hiểu được ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ chung của tất
cả mọi thế hệ và mọi dân tộc, ai cũng hiểu được nó bởi nó được hiểu
bằng trái tim – Gioachino Rossini

Đánh giá:

– Mức độ 1: Nêu được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ
Beethoven.
– Mức độ 2: MĐ1 + cảm nhận về tính chất của Chương I – Giao hưởng số 5..
– Mức độ 3: MĐ 2 + vận động hoặc gõ đệm được theo trích đoạn Chương I – Giao
hưởng số 5.
Hoạt động 5 => CỦNG CỐ TOÀN CHỦ ĐỀ 7 ( dự kiến 15’)

143
Ngày soạn: 20/10/2021
Ngày dạy: ……………………..
……………………..
……………………..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ 8: GIAI ĐIỆU CUỘC SỐNG
Môn học: Âm nhạc lớp 7
Thời gian thực hiện: 3 tiết

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh biết Nhạc sĩ Đỗ Hòa An là tác giả của bài Khúc hát chim sơn ca.
Biết bài hát có 2 đoạn.
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời,
diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Học sinh biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Khúc hát chim sơn ca.
Thể hiện được bài thực hành số 5 cho kèn phím
- Học sinh cảm nhận, phân biệt được âm sắc của nhạc cụ. Nêu được tên các
đặc điểm của nhạc cụ.
- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù
hợp với nhịp điệu. Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng
khi nghe nhạc
2. Về năng lực
* Năng lực đặc thù
- Thể hiện đúng giai điệu lời ca, sắc thái bài hát luyện tập kỹ năng hát tập thể
và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách, gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu, kết hợp vận
động cơ thể theo nhịp điệu.

144
- Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, Chú chom sơn ca hồn nhiên với
tiếng hát trong trẻo, cũng là hình ảnh tuổi thơ cất lên tiếng hát mê say ca ngợi cuộc
sống.
- Thể hiện đúng cao độ, trường độ, đúng kĩ thuật bài thực hành số 5 bằng
nhạc cụ kèn phím.
- Biết điều chỉnh cường độ để thể hiện sắc thái
- Nhận biết nhạc cụ Piano và ghi ta khi nghe âm sắc.
* Năng lực chung
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân vào nhiệm
vụ trong học tập của nhóm.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp để trình bày ý tưởng và thảo luận về nhiệm
vụ học tập, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm.
- Biết giải quyết vấn và sáng tạo thông qua nhiệm vụ học tập được giao.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, xây dựng môi trường học tập trong sáng vô tư hồn nhiên
rèn luyện đạo đức lòng yêu nước thầy cô bạn bè.
- Có ý thức học tốt các nội dung hát.
- Có ý thức hoàn thành nhiệm cá nhân, nhiệm vụ nhóm.
- Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động Âm nhạc ngoại khoá.
HIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Nội dung Thiết bị dạy học Học liệu
File âm thanh bài hát Khúc hát
Đàn phím điện tử hoặc kèn
Hát chim sơn ca; Tệp âm thanh bài hát
phím.
(nhạc beat để đệm theo HS hát).
Nhạc cụ tiết Thanh phách, trống con, sáo
tấu recorder hoặc kèn phím…
Thường thức Hình ảnh, tác phẩm …. về nhạc cụ
âm nhạc phương Tây: piano và guitar
File âm thanh trích đoạn nhạc
Nghe nhạc
Asturias của Isaac Albeniz.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

145
Nội dung Hát ( 45 phút )
Bài hát “ Khúc hát chim sơn ca ” – Nhạc và lời: Đỗ Hòa An.

Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học, giúp HS cảm nhận giai
(khoảng 5’) điệu bài hát mới Khúc hát chim sơn ca
b. Nội dung: Trò chơi.
c. Sản phẩm: HS tìm được nhiều bài hát về các loài chim.
d. Tổ chức dạy học:
HĐ1: Hát kết hợp vận động.
- GV tổ chức cho HS trò chơi “ Ai giỏi nhất”, “ Ai nhanh nhất” …: kể
tên một số bài hát đã được học ( hoặc biết – tùy theo tinh hình HS lớp
giảng dạy ) có chủ đề về các loài chim.

-GV chọn 1 bài cho HS ( ví dụ như“ Con chim hay hót ” – Phan Huỳnh
Điểu hay “ Chim sáo ”- Dân ca Khơmer hoặc “ Cò lả ” – Dân ca
Bắc bộ…) và yêu cầu cả lớp hát cùng kết hợp gõ đệm theo phách.

- Nhóm tìm đươc nhiều là nhóm thắng. ( GV có thể có câu hỏi:chim gì


biểu tượng của hòa bình? Chim gì tiếng hót hay nhất? …. )

Hình thành a. Mục tiêu: HS biết được tên tác giả, sắc thái và nhịp của bài hát. Hát
kiến thức bài hát ở mức độ cơ bản.
mới b. Nội dung: HS tìm hiểu văn bản bài hát. Nhịp , sắc thái của bài.
(khoảng 20’) c. Sản phẩm: HS hát giới thiệu được bài hát (tác giả, sắc thái, nhịp
điệu..)
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ2: Nghe và nêu cảm nhận bài hát.
Nghe bài hát:

- Đặt câu hỏi trước khi cho HS nghe và cảm nhận về bài hát: Hãy lắng
nghe bài hát “ Khúc hát chim sơn ca ” và cho biết tính chất của bài.
Chọn 1 trong các phương án sau trong BT 1 trang 32 của Vở Bài tập:

a/ Trong sáng, trữ tình b/ Buồn, bi thương

146
c/ Vui tươi, hứng khởi

- Cho HS nghe bài hát cùng kết hợp vận động tự do, nhẹ nhàng. ( giáo
viên hát mẫu hoặc cho nghe đĩa => Sau khi cho biết đáp án đúng là a )

HĐ3: Tìm hiểu bài hát.


- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: quan sát bản nhạc, đọc trong SGK,
trình bày đôi nét về bài hát qua xuất xứ bài hát, nội dung và tính chất của
bài hát, cấu trúc bài hát ( gồm hai đoạn nhạc và chỉ ra được kết thúc
đoạn 1 vào đầu đoạn 2 ) …

=> GV kết ý: Bài hát “ Khúc hát chim sơn ca ” có cấu trúc hai đoạn ( có
8 câu hát và

mỗi đoạn 4 câu ): đoạn 1 từ “ Tiếng sơn ca…” đến “ …. Mê say ”; đoạn
2 từ “ Ơi – sơn ca …” đến hết, tính chất trong sáng, trữ tình. Hình ảnh
những chú chim sơn ca hồn nhiên với tiếng hát trong trẻo giữa bầu trời
bao la cũng là hình ảnh của tuổi thơ cất lên tiếng hát mê say ngợi ca cuộc
sống. ( Sơn ca được gọi là “ danh ca ” của các loài chim. Từ tiếng hoát
tuyệt vời của chim sơn ca, tác giả Đỗ Hòa An đã khéo liên hệ đến những
bạn nhỏ có giọng hát như sơn ca, có thể “ gọi ánh trăng vàng, gọi nắng
xuân sang bằng tiếng hát mê say tuổi thơ ”. tác giả mong cho tiếng hát
của các em vang khắp mọi nơi để mọi người cùng chung sống trong tình
thân ái, đoàn kết. )

147
GV cho HS biết sơ nét về tác giả Đỗ Hòa An: Nhạc sĩ Đỗ Hòa An tên
thật là Đỗ Văn Đồng, sinh năm 1951 tại vùng trung du rừng cọ đồi chè
Phú Thọ. Đến nay đã sáng tác trên 700 ca khúc.

Ông quê ở thị xã Phú Thọ - Phú Thọ. Năm 1971, sau khi tốt nghiệp
Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt
Nam), ông về Đoàn ca múa nhạc Quảng Ninh công tác. Đến năm 1990,
ông tham gia giảng dạy âm nhạc tại Cung Thiếu nhi Quảng Ninh. Từ
năm 1995 đến nay, ông là giảng viên âm nhạc tại Trường Cao đẳng Văn
hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long.

Trong những năm ở Quảng Ninh, Đỗ Hoà An chính là nhạc sĩ đã có


nhiều công lao phát hiện, đào tạo những tài năng âm nhạc cho tỉnh, như
ca sĩ Ngọc Anh, Hồ Quỳnh Hương, Hoàng Thái, Hoàng Tùng, Tuấn
Anh, Hà Hoài Thu…Trong công việc, ông nghiêm túc, trách nhiệm.
Trong sáng tác nghệ thuật, ông là người nghệ sĩ giàu cảm xúc. Với tâm
hồn tinh tế nhạy bén, say mê, yêu đời, ông đem đến cho người yêu nhạc
sự rung động sâu sắc qua từng ca khúc.

Tổng số ca khúc mà ông sáng tác cho đến nay khoảng 700 bài, với nhiều
chủ đề khác nhau: về Tổ quốc, về Đảng, Bác Hồ, về biển đảo, về mái
trường, thầy cô và nhiều ca khúc thiếu nhi.

Những tác phẩm tiêu biểu

1. Trụ biển: Ca khúc đạt giải A cuộc vận động sáng tác về biển đảo
quê hương do Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhạc sĩ Việt
Nam trao tặng năm 2010.
148
2. Mặt trời trên Khuê văn các: Ca khúc đạt giải nhất cuộc vận động
sáng tác về ngành giáo dục do Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ VH-
TT&DL, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Công đoàn giáo dục Việt Nam và
Nhà xuất bản giáo dục tổ chức năm 2008.
3. Khúc hát chim sơn ca: Ca khúc đạt giải B Giải thưởng Văn nghệ
Hạ Long do UBND tỉnh trao tặng năm 1991; được in trong chương
trình sách giáo khoa âm nhạc PTCS.
4. Thơ của thợ lò: Ca khúc đạt giải nhất Giải thưởng Văn nghệ Hạ
Long do UBND tỉnh trao tặng năm 2005.
5. Rồng hoá đá: Ca khúc đạt giải ba do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao
tặng năm 2006.
6. Vũ điệu Hạ Long: Ca khúc đạt giải nhất Giải thưởng Văn nghệ Hạ
Long do UBND tỉnh trao tặng năm 2012.
7. Quê em: Ca khúc đạt giải nhất Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long do
UBND tỉnh trao tặng năm 1996.
8. Hát về nguồn cội: Ca khúc đạt giải xuất sắc trong Liên hoan âm
nhạc do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng năm 2009.
9. Cõi thiêng: Ca khúc đạt giải nhì do Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp
Hội VHNT Việt Nam trao tặng năm 2011.

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (1963-
2013), Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, nơi
nhạc sĩ công tác, đã tuyển chọn và xuất bản “Tuyển tập ca khúc của nhạc
sĩ Đỗ Hoà An” gồm 108 ca khúc tiêu biểu, trong đó có nhiều ca khúc
được giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, của các bộ, ngành và địa
phương, được biên soạn trong chương trình sách giáo khoa phổ thông.
nhiều thể loại trong đó có những ca khúc thiếu nhi được yêu thích như:
Thuyền giấy, Đèn kéo quân, Sao bố sao con, Khúc hát chim Sơn ca….

HĐ4: Khởi động giọng

149
- Có thể cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm: ( GV cho khởi động theo
mẫu phù hợp với bài hát và năng lực HS )

- Hướng dẫn HS hát nhấn từng âm, mạch lạc, dứt khoát, chú ý khẩu hình
và hơi thở.
- GV quan sát và điều chỉnh.
HĐ5: Dạy bài hát
- GV đàn từng câu và hướng dẫn HS hát theo lối móc xích ở từng đoạn.
Lưu ý cao độ ở các chữ với quãng liền bậc => Thực hiện nhiều lần từng
câu, GV đàn – hát mẫu khi cần thiết cùng lưu ý kĩ HS các chỗ đảo phách
– nốt hoa mỹ …

- Ghép các câu, hát toàn bài với nhịp độ vừa phải, thể hiện tính chất vừa
phải, trữ tình. Dùng nhạc beat để đệm theo HS hát.

- Chú ý HS về hơi thở, lấy hơi đúng chỗ, khẩu hình và âm thanh sao cho
đẹp, tránh hát thô, to quá.

- GV lưu ý HS vừa hát vừa gõ phách để xác định trường độ.

Luyện tập a. Mục tiêu: HS hát có sắc thái của bài hát, hát với nhiều thể loại như cá
(khoảng 12’) nhân, nhóm…
b. Nội dung: Thực hiện theo nhóm, cá nhân và hát có sắc thái.
c. Sản phẩm: Phần thể hiện với nhạc đệm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ6: Luyện tập bài hát

- HS chia nhóm hát với nhạc đệm


- Hát với nhiều hình thức khác nhau: Hát kết hợp vỗ đệm; Hát biểu cảm
sắc thái
+ Biểu diễn theo nhóm và cá nhân
Vận dụng a. Mục tiêu: HS trình bày hoàn chỉnh bài hát kết hợp gõ đệm, cảm nhận
(khoảng 8’) về bài hát

150
b. Nội dung: HS nêu được cảm nhận bài hát, hát kết hợp vận động, gõ
đệm.
c. Sản phẩm: HS trình bày hoàn chỉnh bài với các hình thức gõ đệm, nêu
cảm nhận về bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ7: Biểu diễn bài hát
– HS hoạt động nhóm để trình bày được bài hát với hát kết hợp vận động
cơ thể hoặc gõ đệm theo phách bằng các nhạc cụ gõ phù hợp.

-Các nhóm thực hành biểu diễn bài hát.

HĐ8: Rút ra bài học giáo dục


- GV cùng HS rút ra bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát:
niềm vui qua tiếng hát của tuổi thơ luôn lan tỏa mạnh mẽ vang khắp nơi
trong cuộc sống, giúp thêm niềm mong ước của tất cả mọi người luôn có
cuộc sống ấm no, hòa bình, hạnh phúc .

- GV định hướng và nhắc nhở nhiệm vụ học tâp cho HS


- “ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên, các loài động vật quí hiếm,
như Chim, muôn thú….”
Đánh giá:

- Mức độ 1 : HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.

- Mức độ 2 : MĐ 1 và thể hiện được tính chất của bài hát.

- Mức độ 3 : MĐ 2 và kết hợp gõ đệm hoặc vận động.

Nội dung: Nhạc cụ ( 45’ )

Nhạc cụ sáo recorder: Luyện tập hòa tấu Bài thực hành số 5 ( 45’)

Mở đầu a. Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu Bài thực hành số 5
151
(khoảng 5’) b. Nội dung: Ôn tập.
c. Sản phẩm: Bài thực hành của nhóm hoặc cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Ôn tập.
- GV cho HS ôn tập nốt Pha thăng và Bài thực hành số 4 – Inh lả ơi
đã học ở chủ đề 6 ( GV có thể dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím
để đệm khi HS ôn tập ).
- GV dẫn dắt để giới thiệu cách gõ đệm sinh động hơn với bài học
Nhạc cụ giai điệu và lưu ý HS giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi
thổi..
Hình thành a. Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu Bài thực hành số 5.
kiến thức
b. Nội dung: HS xác định nhịp, kí hiệu ghi cao độ , trường độ trong
mới bài thực hành số 5.
(khoảng 18’) c. Sản phẩm: Các câu trả lời, nhận xét của HS, phần thực hành nhóm
– cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ2: Tìm hiểu, khám phá Bài thực hành số 5.
- GV hướng dẫn HS quan sát Bài thực hành số 5 và nhận xét bài có 2
bè, trường độ, cao độ, các nét nhạc giống nhau ở từng bè.
- GV chỉ dẫn HS chia mỗi bè thành 4 tiết nhạc để luyện tập.
HĐ3: Tập Bài thực hành số 5.
-GV cho HS đọc nốt nhạc theo trường độ bài thực hành số 5 ở từng
bè hoặc GV có thể đọc xướng âm giai điệu để HS đọc theo.

152
-Chia nhóm HS: nhóm luyện tập bè 1, nhóm luyện tập bè 2 theo từng
tiết nhạc. Lưu ý HS: trường độ đen chấm dôi.

Luyện tập a. Mục tiêu: HS thực hiện được Bài thực hành số 5.
(khoảng 12’) b. Nội dung: Tập luyện.
c. Sản phẩm: Phần trình diễn nhóm hoặc cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ4: Luyện tập Bài thực hành số 5.

- GV chia nhóm cho HS tự tập


- Cho các nhóm, cá nhân thực hiện trước lớp
- GV cùng HS nhận xét, rút kinh nghiệm
- Chia nhóm HS: nhóm luyện tập bè 1, nhóm luyện tập bè 2 theo từng
tiết nhạc.
- Ghép 2 nhóm luyện tập hòa tấu 2 bè. GV đệm theo bằng đàn phím
điện tử hoặc kèn phím hoặc nhạc nền.
Vận dụng a. Mục tiêu: Thực hiện được Bài thực hành số 5 bằng sáo recoder
(khoảng 10’) với nhạc đệm, kết hợp vận động vỗ đệm.
b. Nội dung: HS thực hiện chơi kèn phím kết hợp với vỗ đệm, nhạc
đệm

153
c. Sản phẩm: Phần trình bày của cá nhân, nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ5: Trình diễn âm nhạc
- GV yêu cầu HS trình bày Bài thực hành số 5 với hình thức trình
diễn khác nhau

- GV cho HS thể hiện bài Thực hành số 5 kết hợp vỗ đệm.


- Chia lớp thành 2 nhóm ( Nhóm 1: Chơi sáo, nhóm 2 : Vỗ đệm) và
ngược lại.
- Học sinh chơi sáo kết hợp với nhạc đệm.
- GV giao nhiệm vụ HS luyện tập thêm ở nhà
- Khuyến khích HS sáng tạo thêm vỗ đệm và hình thức biểu diễn.
- Giáo dục học sinh ý bảo quản nhạc cụ, giữ vệ sinh
- Học sinh có thể quay clip phần trình bày của mình gửi cho GV trước
khi vào tiết học sau.
Đánh giá:
- Mức độ 1: Thực hiện được bè 1 của Bài thực hành số 5.
- Mức độ 2: Hòa tấu được Bài thực hành số 5.
- Mức độ 3: Trình diễn được Bài thực hành số 5 với các hình thức khác nhau.

HOẶC

Nội dung: Nhạc cụ ( 45’ )

Nhạc cụ ken phím: Luyện tập hòa tấu Bài thực hành số 5 ( 45’)

Mở đầu a. Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu Bài thực hành số 5
(khoảng 5’) b. Nội dung: HS xác định nhịp, kí hiệu ghi cao độ , trường độ trong
bài thực hành số 5
c. Sản phẩm: Các câu trả lời, nhận xét của HS

154
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Khám phá.

- GV chi nhóm thảo luận:


+ Nêu Số chỉ nhịp của Bài thực hành
+ Các kí hiệu ghi cao độ
+ Các kí hiệu ghi trường độ
Hình thành a. Mục tiêu: Thể hiện Bài Thực hành số 5 mức độ cơ bản
kiến thức b. Nội dung: Tập thể hiện giai điệu, tiết tấu bài Thực hành số 5
mới c. Sản phẩm: Các bài Thực hành của nhóm hoặc cá nhân
(khoảng 18’) d. Tổ chức thực hiện:
HĐ2: Tìm hiểu, khám phá Bài thực hành số 5.
- GV hướng dẫn HS quan sát Bài thực hành số 5 và nhận xét bài có 2
bè, trường độ, cao độ, các nét nhạc giống nhau ở từng bè ( bè 2 giống
hay khác nhau với bè 1, thời điểm tiến hành bè 2 so với bè 1; trường
độ, cao độ ).
- GV chỉ dẫn HS chia mỗi bè thành 4 tiết nhạc để luyện tập.

- Gv cùng HS chia tiết nhạc


- GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu chú ý các hình nốt trắng, dấu chấm
dôi và dấu lặng.
- Học sinh đọc tiết tấu từng tiết nhạc, câu nhạc
- GV hướng dẫn HS luyện tập (Chú ý khi chuyển ngón)
- GV hướng dẫn HS tập kĩ từng tiết nhạc
- Ráp cả bài
- Nhận xét sửa sai và rút kinh nghiệm.
HĐ3: Tập Bài thực hành số 5.
-GV cho HS đọc nốt nhạc theo trường độ bài thực hành số 5 ở từng
bè hoặc GV có thể đọc xướng âm giai điệu để HS đọc theo.

155
-Chia nhóm HS: nhóm luyện tập bè 1, nhóm luyện tập bè 2 theo từng
tiết nhạc. Lưu ý HS: trường độ móc đơn.
Luyện tập a. Mục tiêu: HS thể hiện Bài thực hành số 5 theo nhóm, cá nhân
(khoảng 12’) b. Nội dung: Tập luyện
c. Sản phẩm: Phần trình điễn theo nhóm, cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
HĐ4: Luyện tập Bài thực hành số 5.
- GV chia nhóm cho HS tự tập: nhóm luyện tập bè 1, nhóm luyện tập
bè 2 theo từng tiết nhạc. Ghép 2 nhóm luyện tập hòa tấu 2 bè. Bè 2
bắt đầu sau bè 1 là 2 ô nhịp. GV đệm theo bằng đàn phím điện tử
hoặc kèn phím hoặc nhạc nền.

- Cho các nhóm, cá nhân thực hiện trước lớp


- GV cùng HS nhận xét, rút kinh nghiệm.
Vận dụng a. Mục tiêu: Biểu diễn bài TH số 5 với nhạc đệm, kết hợp vận động
(khoảng 10’) vỗ đệm
b. Nội dung: HS thực hiện chơi kèn phím kết hợp với vỗ đệm, nhạc
đệm

156
c. Sản phẩm: Phần trình bày của cá nhân, nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ5: Thực hành Bài thực hành số 5.

- GV cho HS thể hiện bài Thực hành số 5 kết hợp vỗ đệm.


- Chia lớp thành 2 nhóm ( Nhóm 1: Chơi kèn, nhóm 2 : Vỗ đệm) và
ngược lại
- Học sinh chơi kèn phím kết hợp với nhạc đệm.
- GV giao nhiệm vụ HS luyện tập thêm ở nhà
- Khuyến khích HS sáng tạo thêm vỗ đệm và hình thức biểu diễn.
- Giáo dục học sinh ý bảo quản nhạc cụ, giữ vệ sinh
- Học sinh có thể quay clip phần trình bày của mình gửi cho GV trước
khi vào tiết học sau.
Đánh giá:
- Mức độ 1: Thực hiện được bè 1 của Bài thực hành số 5.
- Mức độ 2: Hòa tấu được Bài thực hành số 5.
- Mức độ 3: Trình diễn được Bài thực hành số 5 với các hình thức khác nhau.

Nội dung Thường thức âm nhạc – Nghe nhạc ( 45 phút )


GIỚI THIỆU NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY .
Nghe trích đoạn độc tấu guitar “ Asturias ” của Isaac Albeniz.

Mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú muốn khám phá khi học thường
( khoảng 6’ ) thức âm nhạc, tìm hiểu nhạc đàn Piano và ghi ta.
b. Nội dung: Trò chơi.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Nghe nhạc và đoán tên nhạc cụ

157
- GV tổ chức cho HS theo hai phương án:

* Phương án 1: Trò chơi “ Ai nhanh nhất ”; “ Ai giỏi nhất ”; “Ai


thông minh nhất” …. qua phần đoán tên nhạc cụ nghe được với một số
trích đoạn tác phẩm do nhạc cụ độc tấu ( nên là nhạc cụ HS đã được
học trong âm nhạc thường thức ). GV có thể đàn trên đàn phím điện tử
hoặc bằng file âm thanh ( lưu ý file chỉ có âm thanh và không có hình
ảnh )

* Phương án 2: Trò chơi “ Ai nhanh nhất ”; “ Ai giỏi nhất ”; “Ai


thông minh nhất” …. qua phần kể tên các nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ
phương Tây … theo các câu hỏi của GV.

- GV cho HS nghe trích đoạn do piano và guitar độc tấu để HS đoán


biết tên nhạc cụ ( dù chưa được học )

- GV dẫn dắt vào bài học Thường thức âm nhạc về giới thiệu nhạc cụ
phương Tây là đàn piano và guitar.

Hình thành a. Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm chính của đàn Piano và Ghi
kiến thức ta
mới b. Nội dung: Tìm hiểu qua nội dung thuyết trình, SGK
( khoảng c. Sản phẩm Học sinh trình bày phần giới thiệu về Nhạc cụ của các
15’) nhóm
d. Tổ chức thực hiện
HĐ 2: Tìm hiểu nhạc cụ.
- HS dựa vào thông tin bài học, thảo luận và trình bày theo nhóm ( sử
dụng sơ đồ tư duy ) những đặc điểm chính của nhạc cụ piano và guitar
( hình dáng, cấu tạo, cách diễn tấu, âm sắc, khả năng biểu cảm ); nên
sử dụng sơ đồ tư duy theo dạng bảng biểu để khi tổng kết có sự so sánh
2 nhạc cụ.
-Các nhóm trình bày kết quả, GV thu nhập thông tin, đánh giá và rút ra
các ý chính
- Giáo viên mời các nhóm (2 nhóm) lên trình bày phần tìm hiểu nhạc
cụ của nhóm mình: Nhóm 1: Thuyết trình về Đàn Piano; Nhóm 2 nhận
xét

158
+ GV củng cà lớp nhận xét bổ sung…
+ Nhóm 2: Thuyết trình về Đàn Ghi ta; Nhóm 1 nhận xét
+ GV củng cà lớp nhận xét bổ sung…
=> GV mở rộng thêm thông tin về nhạc cụ phương Tây ( dùng ở Việt
Nam như guitar phím lõm trong đàn ca tài tử …) để tạo sự hứng thú
cho HS.

159
Luyện tập a. Mục tiêu: Nghe âm sắc của các nhạc cụ, nêu cảm nghĩ.
(khoảng 16’) b. Nội dung: Học sinh nghe trích đoạn độc tấu Ghi ta - tác phẩm
Asturias và tác phẩm độc tấu Piano Fur Elise (tùy GV chọn tác phẩm
độc tấu nào cho Piano)
c. Sản phẩm: Nghe nhạc, cảm nhận.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 3: Thực hành nghe nhạc

- GV cho HS xem video tác phẩm “ Asturias” của Isaac Albeniz


(https://www.youtube.com/walch?y=MUoDBngG380 do Kim Chung
biểu diễn hoặc https://www.youtube.com/walch?v=qYemC7uBS7e có
2 guitar kết hợp vũ điệu Latin.)

- HS nghe lại và vận động cơ thể theo nhịp điệu tác phẩm “ Asturias ”
qua hướng dẫn động tác của GV hoặc cho HS vận động tự do.

HĐ 4: Trao đổi về bản nhạc


- HS đọc nội dung trong sách, thảo luận với bạn và trình bày một số
thông tin về tác phẩm “ Asturias” của Isaac Albeniz ; nêu cảm nhận về
tác phẩm, GV gợi ý HS phát biểu về âm sắc.

- GV có thể mở rộng thêm thông tin về tác phẩm hoặc về cây đàn
guitar, xem thêm về vùng đất Asturias để tạo sự hứng thú cho HS.

HĐ 5: Nghe thêm tác phẩm do piano diễn tấu.


- GV có thể cho HS nghe Asturias bằng trích đoạn tác phẩm viết cho
piano của Isaac Albeniz. So sánh với guitar để thấy sự độc đáo cho cả
2 nhạc cụ.

160
- Hoặc GV tự lựa chọn 1 tác phẩm piano độc tấu hoặc hòa tấu cho HS
nghe như: nghe lại Sonate số 14 – Ánh trăng của Beethoven hoặc
Minuet in G – dur của J.S.Bach hoặc Noctume số 20 của F.Chopin, ….

- Gợi ý HS phát biểu cảm xúc về âm sắc tiếng đàn, về tác phẩm được
nghe.

Vận dụng a. Mục tiêu: HS có được bài học giáo dục .


(khoảng 8’) b. Nội dung: Nhận diện nhạc cụ và bài học giáo dục.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ 6: Rút ra bài học giáo dục

- GV cho học sinh nhận diện ra 2 nhạc cụ trên trong một dàn nhạc hòa
tấu có nhiều nhạc cụ.
- Học sinh về nghe thêm các tác phẩm chó Piano va ghi ta (thực hiện ở
nhà)
- GV đặt câu hỏi: Ghi ta là nhạc cụ phương tây nhưng có thể dùng vào
dàn nhạc dân tộc của Việt Nam được không? Có cải tiến gì không?
(học sinh nghiên cứu ở nhà) – Ý nói đến đàn Ghi ta phím lõm dùng

161
trong Đờn ca tài tử Nam bộ
- HS rút ra bài học giáo dục qua học Thường thức âm nhạc, Nghe
nhạc: thái độ trân trọng âm nhạc không lời.

=> Câu hỏi mở rộng: Nâng tầm cảm xúc của HS thông qua các câu
hỏi:

+ Trong số những nhạc cụ vừa học, em yêu thích nhạc cụ nào? Vì sao?

+ Nếu được học một trong số nhạc cụ trên, em sẽ chọn loại nhạc cụ
nào?

-GV giao nhiệm vụ: HS sưu tầm thêm một số tác phẩm do piano,
guitar độc tấu hoặc hòa tấu.

Đánh giá:

– Mức độ 1: Nêu được những đặc điểm chính của 2 nhạc cụ piano và guitar.
– Mức độ 2: MĐ1 + cảm nhận về tác phẩm “ Asturias ”.
– Mức độ 3: MĐ 2 + vận động được theo trích đoạn tác phẩm “ Asturias ” .

Hoạt động 5 => CỦNG CỐ TOÀN CHỦ ĐỀ 8 ( dự kiến 15’)

162

You might also like