You are on page 1of 81

Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

Ngày soạn : 6/9/2020 Ngày dạy: 7A....7B......7C.......


Tiết 1:
Học hát bài : Mái trường mến yêu
Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Giúp học sinh biết tác giả của bài “Mái trường mến yêu” là nhạc sĩ Lê Quốc
Thắng. Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý. Qua bài học,
giúp học sinh hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát.
- Kĩ năng: Qua bài học rèn luyện kỹ năng nghe, hát cho học sinh. Kỹ năng hoạt động theo
nhóm, cá nhân, kỹ năng trình bày tác phẩm.
- Thái độ: Hướng học sinh thêm tích cực, hứng thú học tập môn âm nhạc.
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn
âm nhạc.
- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu quê hương, đất nước và biết giữ gìn để bảo vệ
tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “Mái trường mến yêu”
2. Học sinh: Sách giáo khoa, xem trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: ( 1 Phút ) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng: 4 phút
- Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho hs thông qua hoạt động.
- Cách thức tổ chức:
- Vào bài: Trò chơi âm nhạc: Đố nghề (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: Giáo viên chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
Giáo viên sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời
xem là nghề gì. Giáo viên phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước
thì được thêm 1 điểm.
* Kết luận: Trong cuộc đời mỗi con người, hình ảnh về mái trường tuổi thơ ấu và các
thầy, cô giáo luôn để lại trong lòng chúng ta những tình cảm trong sáng và chân thành.
Một bài hát về mái trường nhắc nhở chúng ta biết yêu quý những ngày tháng còn đi học

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 1


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
và biết trân trọng công sức của các thầy cô. Trong nhiều bài hát viết về mái trường, hôm
nay chúng ta sẽ học bài hát “Mái trường mến yêu” của tác giả Lê Quốc Thắng.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết tác giả của bài “Mái trường mến yêu” là nhạc sĩ Lê Quốc
Thắng. Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý. Qua bài học,
giúp học sinh hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
HĐ của GV - HS Nội dung bài học
Phương pháp: luyện tập thực
hành
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ. Học hát: Mái trường mến yêu
GV ghi bảng Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng
HS ghi bài 1. Giới thiệu tác giả, bài hát.
a. Tác giả: Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng hiện đang ở TP
GV giới thiệu Hồ Chí Minh, là tác giả của bài hát Phố xa được
Hs nghe nhiều bạn trẻ yêu thích.
b. Bài hát:
GV ghi bảng - HS đọc sgk lớp 6
GV yêu cầu - Đọc lời ca và tìm hiểu nội dung bài hát
HS đọc 2. Nghe hát mẫu:

3. Chia đoạn, chia câu: 3 đoạn (a-b-a’)


GV thực hiện 4. Luyện thanh:
HS nghe
GV đàn

5. Tập hát từng câu:


GV đàn và hướng dẫn - Đàn chậm giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu hs hát
HS luyện thanh nhẩm theo và sau đó gọi một vài cá nhân hát lại - Cả
lớp hát theo đàn
- Tập câu 2 tương tự câu 1. Nối câu 1 với câu 2
- Hướng dẫn hs hát thuần thục đoạn 1
- Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1. Nối cả 2 đoạn.
- Gọi 2- 3 hs hát đoạn a’. Cả lớp cùng hát
6. Hát đầy đủ cả bài:
- GV hát đoạn a, ½ lớp hát đoạn a’, ½ lớp còn lại hát
GV hướng dẫn đoạn b
- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm
7. Hát hoàn chỉnh cả bài:
GV đệm đàn - Chọn TP 100, đoạn 1 sử dụng tiết điệu cha cha, đệm
HS hát đàn cho hs hát.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 2
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Gv yêu cầu - Yêu cầu các em hát đoạn 1 sôi nổi - nhiệt tình, đoạn
HS trình bày 2 thể hiện sự tha thiết - mênh mang
- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai (nếu
có)
GV hướng dẫn - Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.
HS thực hiện - Hướng dẫn hs hát lĩnh xướng và hoà giọng.
* Kết luận, chốt kiến thức: Nắm được cấu trúc, giọng điệu và các yếu tố khác
của bài hát.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Trò chơi: nghe thấu đoán tài
? Em hãy nghe và cho biết đây là câu hát nào trong bài hát “ Mái
trường mến yêu” hát lại câu hát đó.
1. Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu.
2. Vì hạnh phúc tuổi thơ ....
3. Mang tình yêu của thầy đến với chúng em...
GV khuyến khích và khen ngợi những HS trả lời đúng.
- Kết luận, chốt kiến thức: Cô và các em vừa học xong bài hát “Mái trường mến yêu”, qua
bài hát này các em hãy kể tên một vài bài hát thiếu nhi khác nói về hình ảnh mái trường.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút.
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV hướng dẫn. gợi ý một số động tác minh họa, hình thức
trình diễn. Sau đó yêu cầu 2 nhóm HS (5 em trở lên) lên
trình bày bài hát theo sự sáng tạo của mình
- Các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp.
- Tập hát nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
- Kết luận, chốt kiến thức: Có rất nhiều hình thức biểu diễn bài hát “ Mái trường mến
yêu”. Các em có thể luyện tập theo các hình thức cô đã hướng dẫn, tự sáng tạo hoặc thông
qua việc tìm hiểu qua các video trình diễn.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Hướng dẫn về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện:
+ GV hướng dẫn HS về nhà học bài và làm bài tập
+ HS trình bày lại bài hát và kết hợp vỗ đệm theo phách.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 3
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
+ Xác định cao độ và trường độ bài TĐN số 1.
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
? Nhóm 1- Kể tên và hát một vài bài hát đề tài về mái trường?
? Nhóm 2: Đặt lời mới cho 1-2 câu trong bài “Mái trường mến yêu” theo chủ đề tự
chọn.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
..................................................................................................................

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 4


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Ngày soạn : 12/09/2020
Ngày dạy: 7A.....7B.....7C.... Tiết 2
- Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
- Tập đọc nhạc: TĐN số 1

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Mái trường mến yêu”. Biết hát kết
hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. HS biết bài
TĐN số 1 – “Ca ngợi Tổ quốc” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân, được viết ở nhịp 2/4.
Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài.
- Kĩ năng: Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng kết hợp vài
động tác phụ hoạ và ghi nhớ nốt nhạc. Nghe và cảm nhận về cầy đàn bầu
- Thái độ: Yêu mến thầy cô giáo,bạn bè và lưu giữ những kỷ niệm đẹp về mái trường
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc và năng lực cảm
thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu quê hương, đất nước và biết giữ gìn để bảo vệ
tổ quốc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đàn ocgan, bảng phụ
2. Học sinh: đọc trước bài, thanh phách.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: ( 1 phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt
động.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Trò chơi âm nhạc : Đố nghề (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời
xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì
được thêm 1 điểm.
* Kết luận của GV: Ở tiết trước các em đã được học bài hát “Mái trường mến yêu”. Để
hát được bài hát hay hơn, chính xác hơn cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
*Kiến thức 1: Ôn hát: Mái trường mến yêu
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 5
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 8 phút
- Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Mái trường mến yêu”. Biết hát
kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. - Cách
thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: Thuyết trình, trực
quan, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi,
phát huy tính tích cực.
Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm
vụ, đặt câu hỏi.
GV ghi bảng I. Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
HS ghi bài Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng
GV đàn 1. Luyện thanh:
HS luyện thanh
GV thực hiện 2. Ôn tập:
HS nghe và ghi nhớ - Cho hs nghe lại giai điệu của bài hát để các
em so sánh và sửa những chỗ chưa chính xác.
- Cả lớp ôn tập lại bài hát, GV nghe và sửa
GV hướng dẫn và sửa sai sai ( nếu có).
HS thực hiện - Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát => Gv
GV yêu cầu chỉ ra những chỗ các em hát chưa chính xác
HS thực hiện và hướng dẫn các em sửa sai.
3. Tập các hình thức biểu diễn:
GV yêu cầu - Một hs nam và 1 hs nữ hát đối đáp đoạn 1-
HS thực hiện đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng.
- Đoạn 1- 1 hs hát lĩnh xướng, đoạn 2 cả lớp
hoà giọng.
4. Kiểm tra:
GV yêu cầu Gọi nhóm 2-3 em lên bảng trình bày bài
hát=> Gv nhận xét và cho điểm.
* Kết luận, chốt kiến thức: Cả lớp trình bày bài hát và gõ đệm theo nhịp.
Kiến thức 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 1- Ca ngợi Tổ quốc (Trích)
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút
- Mục tiêu: HS biết bài TĐN số 1 – “Ca ngợi Tổ quốc” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng
Vân, được viết ở nhịp 2/4. Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
của bài.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: luyện tập
thực hành
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ. II. Tập đọc nhạc: TĐN số 1- Ca ngợi Tổ quốc (Trích)
GV ghi bảng Nhạc và lời: Hoàng Vân
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 6
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
1. Nhận xét:
? Bài TĐN viết ở nhịp nào? ( Nhịp 2/4)
? Về cao độ có sử dụng độ cao của những nốt nhạc nào?
GV hỏi ( Đô , mi fa, son, đố).
HS trả lời ? Kể tên các hình nốt có trong bài?(Nốt trắng, đen, móc
đơn)
2. Đọc tên nốt nhạc của bài.

3. Chia câu: 2câu


GV yêu cầu 4. Đọc gam Đô trưởng
HS đọc tên nốt Đồ rê mi pha son la si đố - đố si la son pha mi rê đồ
GV thực hiện 5. Tập đọc từng câu: ( Dịch giọng -2)
- GV cho hs nghe giai điệu của bài TĐN 1 -2 lần
GV đàn - GV đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần cho hs
nghe,yêu cầu các em đọc nhẩm theo sau đó gọi một vài
GV đàn cá nhân đọc => Cả lớp cùng đọc kết hợp gõ phách nhẹ
HS nghe giai điệu nhàng.
- Tập câu 2 tương tự như câu 1 => Nối câu 1 với câu 2
=> Đọc thuần thục cả 2 câu.
- Tập tương tự với các câu còn lại cho đến hêt bài.
GV hướng dẫn - Trong khi hướng dẫn hs tự đọc nhạc hoà với tiếng đàn,
HS nghe và ghi nhớ GV cần chú ý nghe để phát hiện và sửa sai kịp thời cho
các em.
GV đệm đàn và hướng dẫn - Tập đọc theo từng nhóm kết hợp gõ phách.
6. Ghép lời ca:
GV đàn - Chia lớp thành 2 nửa: 1 đọc nhạc và gõ phách- 1 hát lời
Hs nghe và gõ phách và gõ tiết tấu sau đó đổi ngược lại.
- Cả lớp hát lời kết hợp đánh nhịp 2/4.
GV yêu cầu 7. Trình bày hoàn chỉnh cả bài:
HS đọc nhạc, gõ tiết tấu, - GV đệm đàn (Ttấu Polka – TP 110) – hs đọc nhạc, hát
hát lời và đánh nhịp 2/4. lời ca và đánh nhịp 2/4 khoảng 2-3 lần.
* Trò chơi âm nhạc: Thẩm âm
- GV đàn 2-3 nốt nhạc bất kì cho các em nghe và hát lại
theo âm la sau đó cho biết đó là cao độ các âm nào.
GV tổ chức trò chơi - Gọi 2 nhóm: nhóm 1 đọc nhạc, nhóm 2 gõ tiết tấu . HS
Các nhóm thực hiện khác nhận xét.
* Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 8 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 7
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Kiểm tra một số cá nhân hát và lấy điểm.
- GV đệm đàn để HS hát cả bài, GV hướng dẫn HS
sửa lại những chỗ hát chưa đúng về giai điệu và lời
ca. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác, rõ lời.
-Trình bày bài: Mái trường mến yêu, thể hiện sắc
thái và tình cảm của bài hát.
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét. Cho điểm
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp:
- Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu
- Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
* Kết luận: Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện:
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Rèn luyện kỹ năng hát theo tay chỉ huy của giáo viên.
- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 1.
- Có hiểu biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Việt.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Nhạc lí....TĐN số 1”.
5. Đánh giá
- Thời lượng: 2 phút
? Nhóm 1- Đọc nhạc và gõ đệm theo nhịp?
? Nhóm 2: Hát và thể hiện động tác phụ họa?
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh
nghiệm .................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.................

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 8


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Ngày soạn: 19/9/2020 Ngày dạy: 7A.........7B.............7C.................

Tiết 3
- Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1
. Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS tập đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài. Thông qua
bài hát “Nhạc rừng”, học sinh biết vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt và một vài sáng tác của
ông.
- Kĩ năng: Luyện đọc nhạc và biểu diễn âm nhạc. Thực hiện tốt các kiểu gõ đệm
theo bài hát và bài TĐN.
- Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều
đóng góp cho sự nghiệp Âm nhạc của đất nước.
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 5 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn
âm nhạc và năng lực sáng tạo âm nhạc.
- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu âm nhạc, yêu thầy cô, mái trường.
Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng
+ Mức độ: Tích hợp
Ý nghĩa của bài hát và hình ảnh minh họa cho bài hát
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Đàn ocgan
- Bảng phụ chép bài TĐN số 1
- Tư liệu về nhạc sĩ Hoàng Việt và một số tác phẩm khác của ông.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: ( 1 phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt
động.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 9
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Cách thức tổ chức hoạt động:
- Vào bài: Trò chơi âm nhạc : Đố nghề (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: Giáo viên chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
Giáo viên sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời
xem là nghề gì. Giáo viên phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước
thì được thêm 1 điểm.
* Kết luận của GV: Ở tiết trước các em đã được học bài hát “Mùa thu ngày khai trường”.
Để hát được bài hát hay hơn, chính xác hơn cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm
nay.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Ôn tập: TĐN số 1
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 11 phút
- Mục tiêu: HS tập đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: luyện tập thực hành, hỏi và trả lời
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
GV ghi bảng
II. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1
Ca ngợi Tổ quốc (Trích)
GV đàn 1. Đọc gam Đô trưởng
HS đọc gam Đô trưởng
- Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN 1
lần để các em nhớ lại. 2. Ôn tập:
- Cả lớp đọc nhạc + gõ phách
- Từng nhóm đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.

- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài hát 3. Kiểm tra:


- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài TĐN (đọc nhạc
và đánh nhịp).
* Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Kiến thức 3: ÂNTT: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút
- Mục tiêu: Thông qua bài hát “Nhạc rừng”, học sinh biết vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt
và một vài sáng tác của ông.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: hỏi và trả lời.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
GV ghi bảng III. Âm nhạc thường thức:
1. Nhạc sĩ Hoàng Việt:
- Gọi 2 em đọc sgk trang 10
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 10
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
? Em hãy nêu đôi nét về cuộc đời - Tên khai sinh là Lê Chí Trực, sinh năm 1928,
và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng quê ở Tiền Giang. Lấy bút danh Hoàng Việt từ
Việt? sau cách mạng tháng 8
- Là tác giả bản giao hưởng “Quê hương”- bản
giao hưởng đầu tiên của Việt Nam.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Lên ngàn, Lá xanh,
Tình ca, Mùa lúa chín,…
- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học- nghệ thuật.
- Cho hs nghe một số trích đoạn các bài hát khác
như:
Lên ngàn, Lá xanh, Tình ca.
2. Bài hát Nhạc rừng
"Nhạc rừng" là một nhạc phẩm nổi tiếng
GV ghi bảng của nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1951
ở Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống thực
dân Pháp
Bài hát viết ở nhịp 3/4, âm nhạc vui tươi, trong
sáng, nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng
miền Đông Nam Bộ.
Bài hát như một bức tranh sinh động, tràn đầy âm
thanh của thiên nhiên. Những tiếng chim, tiếng
suối, tiếng lá rừng... cùng hòa nguyện vào nhau
tạo nên một bản nhạc rừng bất tận, trong đó nổi
lên của các anh bộ đội trẻ tuổi, lạc quan yêu đời,
say mê ca hát và cũng rất anh dũng chiến đấu
chống quân thù

Giáo viên cho học sinh quan sát


một số hình ảnh các anh bộ đội
đang hành quân

Hình ảnh hành quân trên rừng trường sơn

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 11


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

Bài hát nhạc rừng ra đời trong hoàn


cảnh nào?
Bộ đội hành quân dưới mưa
Nhạc phẩm Nhạc rừng ra đời vào năm 1951 khi
nhạc sĩ Hoàng Việt đang là một người lính trẻ
đang chiến đấu tại chiến trường Đông Nam Bộ
Điều kiện sống lúc bấy giờ hết sức khó khăn, các
đoàn văn công nghệ sĩ ngoài nhiệm vụ biểu diễn
văn nghệ cho quần chúng nhân dân và chiến sĩ,
họ còn phải tăng gia lao động sản xuất. Bài hát
Nhạc rừng được Hoàng Việt sáng tác trong lúc
ông đang tựa vào gốc cây bìa rừng nghỉ ngơi sau
thời gian lao động.
Tích hợp ANQP Bài hát đã được sự đón nhận nhiệt tình của các
- Vẻ đẹp người lính, những phẩm đồng đội, đồng chí của ông do ca từ vui tươi,
chất tuyệt vời của người lính - anh động viên tinh thần mọi người
bộ đội Cụ Hồ
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất
nước
Vẻ đẹp người lính, những phẩm chất tuyệt vời của người lính - anh bộ đội Cụ Hồ đã được
thể hiện thành công và tiêu biểu là bài hát Nhạc rừng của nhạc sĩ Hoàng Việt.
      “Nhạc rừng” được cố nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1951 khi ông đang là một
chiến sĩ trẻ trong chiến trường miền Đông Nam bộ. Thời kỳ này cuộc kháng chiến chống
Pháp của ta đang bước vào giai đoạn vô cùng gay go, ác liệt. Đời sống của người chiến sĩ
cũng chịu nhiều vô vàn gian nan, thử thách. Chiến đấu ở rừng, thiếu thốn tiện nghi, lương
thực, thuốc men, nguy hiểm luôn rình rập, cái chết cận kề. Song tất cả những điều đó
không làm nhụt ý chí cũng như không ảnh hưởng đến tinh thần của người lính.
      Trên đường hành quân, trước mắt người chiến sĩ bỗng hiện lên một khung cảnh thật
tuyệt vời: khu rừng tràn đầy nắng sớm, cành biếc xôn xao vẫy gọi, lá lượn vòng, gió mơn
man, dòng suối uốn quanh, khóm trúc điệu đàng. Cùng với những âm thanh trong
trẻo,  rộn rã của tiếng chim hót, tiếng ve ngân, tiếng suối chảy, tiếng gió th 2000 ổi, tiếng
lá rơi . . tất cả hòa trộn, ngân nga trong lòng người lính. Dường như chiến tranh đang ở
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 12
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
một nơi nào xa lắm. Cảnh vật thật bình yên, thật đẹp, thật mộng. Nhưng hình ảnh người
lính, tâm hồn người lính còn đẹp hơn:
“Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng, lắng nghe nhạc rừng, tâm hồn vui phơi
phới. Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang, cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh
mang”
        Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho ta cảm được tâm hồn trong sáng, yêu đời, yêu thiên
nhiên, tinh thần hăng say, vui tươi của người lính. Thiên nhiên tươi đẹp đã khơi gợi trong
anh bao cảm xúc rộn ràng, làm quên đi bao khó khăn , gian khổ. Hay chính tâm hồn đẹp
đẽ , sáng trong của anh đã làm rạng rỡ  thiên nhiên?. Anh đang hòa cùng vào thiên nhiên,
anh lắng nghe, anh ngắm nhìn, anh cười và anh hát.Người lính ấy thật hồn nhiên, trong
sáng và đáng yêu qúa! Chiến tranh gian khổ, mất mát, hy sinh. Không hề chi! Bởi anh
hiểu và tin vào ý nghĩa của cuộc kháng chiến. Bởi anh đang khao khát diệt thù để đất
nước quê hương được giải phóng.
         “Tính tang tính tình. Miền Đông gian lao mà anh dũng. Tính tang tính tình, hăng
hái chiến đấu chống quân thù. Đường xa chân đi vui bước, lòng quân thêm bao thắm
tươi”
         Tiếng nhạc rừng hay tiếng lòng anh náo nức; hương rừng ngát thơm hay tâm hồn
anh ngất ngây: 
           “Nhạc rừng thoáng đưa cùng nhịp bước, hương rừng thoáng đưa hồn say sưa”
       Thật đẹp và thật lãng mạn khi người lính hành quân trong tiếng nhạc rừng, trong
hương rừng đắm say. Câu hát cuối ngân dài: “Rừng bát ngát ôi rừng mến yêu!” Cho ta
thấy tình yêu thương, nâng niu, trân trọng của người lính với từng cánh rừng, từng tấc đất
thân yêu của quê hương. Ta thêm hiểu vì sao người lính có thể vượt qua những hiểm
nguy, những gian khổ để làm nên chiến thắng.
       “Cúc cu ! Cúc cu!...Róc rách! Róc rách!..Tính tang tính tình. Nhạc rừng thoáng đưa
cùng nhịp bước, hương rừng thoáng đưa hồn say sưa”. Nhạc rừng hay sự đồng điệu của
tiếng lòng, tâm hồn người lính? Một bài hát chỉ đọc lên thôi mà tưởng như đã hát lên rồi.
Phải chăng vì thế mà đã gần 60 năm qua,  nhưng bài hát với âm điệu vui tươi, trong
sáng,  như chính tâm hồn người lính vẫn đi cùng năm tháng, vẫn được cất lên trong những
hội diễn, những buổi giao lưu và vẫn được giới trẻ đón nhận nhiệt thành.Và để mỗi lần
hát lên ca khúc Nhạc rừng là thêm một lần ta nhớ về một thời kháng chiến, thêm một lần
ta  hiểu hơn và yêu hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lính.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
- GV yêu cầu cả lớp đọc lại bài tập đọc nhạc số 1
một lần.
- Chia lớp theo tổ lên bảng hát thi đua.
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét, sửa những chỗ đọc còn sai tập lại cho các em.
Cho điểm tượng trưng.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 13
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
- Cả lớp cùng đọc nhạc bài TĐN số 1 lại một lần.
Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát lời gõ phách,
nửa còn lại đọc nhạc và gõ nhịp.
- Cả nhóm, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong
biểu diễn bài hát trước lớp.
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét, sửa những chỗ đọc còn sai tập lại
cho các em. Cho điểm tượng trưng.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Hướng dẫn về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện:
- Hát đúng giai điệu của bài hát, làm quen với cách thể hiện tính chất vui tươi, dí dỏm của
bài hát.
- Tập hát luyến 3 âm với 3 nốt nhạc.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.( Sưu tầm một số bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh).
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
? Nhóm 1- Bài tập đọc nhạc số 1 được chia thành bao nhiêu câu?
? Nhóm 2: Em hãy nêu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Việt?
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
.................................................................................................................

Ngày soạn: 26/09/2020 Ngày dạy: 7A………7B………7C………...


GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 14
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

Tiết 4
Học hát:Bài Lý cây đa
Dân ca: Quan họ Bắc Ninh

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Qua bài học giúp cho học sinh biết tác giả bài hát Lí cây đa là bài hát thuộc
dân ca Quan họ Bắc Ninh, giúp học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, thể hiện
những tiếng có dấu luyến.
- Kĩ năng: Luyện tập kĩ năng hát luyến âm với 3 nốt nhạc, hát tập thể và hát đơn ca, lối
hát hoà giọng và hát đối đáp.
- Thái độ: Qua nội dung của bài hát, hướng các em có tình cảm yêu mến những làn điệu
dân ca và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những làn điệu đó.
- Sáng tạo âm nhạc
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn
âm nhạc.
- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu âm nhạc, yêu thầy cô, mái trường.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “Lí cây đa”
- Sưu tầm một số bài hát dân ca Quan họ khác.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Sưu tầm một số bài hát dân ca
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt
động.
- Cách thức tổ chức hoạt động:

Vào bài: Trò chơi: Nói và làm ngược (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 15
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
- Lớp trưởng sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải
làm ngược lại. - Lớp trưởng có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người
chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
- Đặt vấn đề vào bài: GV giới thiệu vào nội dung bài học
Việt Nam là một đất nước có một nền dân ca rất phong phú và đa dạng. Các em đã được
nghe, học một số bài hát dân ca trong kho tàng dân ca của dân tộc. Hôm nay cô sẽ giới
thiệu cho các em một bài dân ca Quan họ Bắc Ninh - bài hát “Lí cây đa”.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút
- Mục tiêu: Qua bài học giúp cho học sinh biết tác giả bài hát Lí cây đa là bài hát thuộc
dân ca Quan họ Bắc Ninh, giúp học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, thể hiện
những tiếng có dấu luyến.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Phương pháp: hỏi và trả lời.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
GV ghi bảng I. Học hát: Lí cây đa
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
1. Giới thiệu bài hát.
- Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh quan - Nhịp 2/4, giọng Đô trưởng
sát SGK trang 13 - Bài hát gồm có: 21 nhịp, tiết tấu chủ yếu
? Em hãy nêu vài nét về Bài hát? là hình trường độ nốt đen, nốt trắng, nốt
- Nhận xét: móc đơn, nốt móc kép.
- Nội dung bài hát: giai điệu vui tươi, lời
ca hóm hỉnh.
GV mở băng đĩa 2. Nghe hát mẫu:
HS nghe
3. Chia câu:
GV thực hiện
? Bài hát có thể chia làm bao nhiêu câu? (4 câu)

GV đàn – HS luyện thanh 4. Luyện thanh:

- GV đàn chậm giai điệu câu 1 (3 lần), hs 5. Tập hát từng câu: (Dịch giọng -5)
nghe và hát lại theo đàn Hát theo đàn từng câu theo lối múc xích
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 16
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Tập câu 2 tương tự câu 1=> Nối câu 1 và cho đến hết bài.
câu 2 - Cả Lớp hát.
-Tập tương tự như vậy với các câu còn lại - Từng dãy hát.
cho đến hết bài - Cá nhân hát.
* Đối với những lớp có khả năng hát tốt
thì GV có thể đệm đàn và hát cho các em
nghe từ 3-4 lần sau đó cho các em hát theo
phần đệm => GV nghe và chỉnh sửa cho
hoàn chỉnh.

- GV đệm đàn tiết tấu 16 Beat (hoặc 6. Hát hoàn chỉnh cả bài
Rymthm 97)- TP 90, dịch giọng -5 cho hs
trình bày hoàn chỉnh cả bài hát => GV
nghe và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài nhóm trình bày bài hát,
nhóm khác nhận xét => GV bổ sung.

- GV đàn vài nốt giai điệu của bài “Trống * Trò chơi âm nhạc:
cơm, Cây trúc xinh, Xe chỉ luồn kim” cho
hs sinh nghe và phát hiiện đó là bài hát nào
(Nhóm nào phát hiện nhanh và đúng sẽ ghi
điểm chung cho cả nhóm).
- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em
phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
+ HS tự luyện tập bài hát.
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham
gia nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Yêu cầu HS tập đặt lời mới cho bài hát.
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 17
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
trường, lớp.
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát .
- Có khái niệm về nhịp 4/4, biết cách đánh nhịp 4/4.
- Xác định cao độ và trường độ bài TĐN số 2.
- HS trả lời câu hỏi 1 trong sgk/ 14.
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát bài hát
- Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
..................................................................................................................

Soạn ngày: 3/10/2020 Ngày dạy: 7A………7B………7C………...


Tiết 5
GV: Nguyễn Văn Ninh - Nhạc lí: Nhịp 4/4 Năm học: 2020- 2021 18
- Tập đọc nhạc: TĐN số 2
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS có khái niệm, tính chất của nhịp 4/4, biết cách đánh nhịp 4/4. Tìm 1 số
bài viết ở nhịp 4/4. HS biết bài TĐN số 2 viết ở nhịp 4/4. Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca.
- Kĩ năng: Luyện tập cách hát đơn ca, tốp ca, tập thể. Nghe và hát chính xác giai điệu kết
hợp đánh nhịp 4/4 với bài TĐN.
- Thái độ: Qua nội dung của bài hát, hướng các em có tình cảm yêu mến những làn điệu
Dân ca và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những làn điệu đó.
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc và năng lực cảm
thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu âm nhạc, yêu các làn điệu dân ca Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Bảng phụ chép bài TĐN số 2
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK
- Ôn lại các kiến thức nhạc lí đã học về số chỉ nhịp ở lớp 6
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: ( 1 phút ) - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình ôn hát)
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt
động.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
- Vào bài: HS hát bài Tiếng chuông và ngọn cờ, vừa hát vừa luân chuyển 1 bông hoa
(hoặc vật nào đó) cho bạn bên cạnh. Đến tiếng hát cuối cùng trong bài, bông hoa dừng ở
vị trí của bạn nào thì bạn đó phải lên hát hoặc nhảy lò cò trong lớp.
* Kết luận của GV: Ở tiết trước các em đã được học bài hát “Lí cây đa”. Để hát được bài
hát hay hơn, chính xác hơn cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 19
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Kiến thức 1: Nhịp 4/4 (Nhịp C)
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: ( 10 phút).
- Mục tiêu: HS có khái niệm, tính chất của nhịp 4/4, biết cách đánh nhịp 4/4. Tìm 1 số bài
viết ở nhịp 4/4.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: hỏi và trả lời.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
II. Nhạc lí: - Nhịp 4/4 (Nhịp C)
1. Khái niệm.
? Số chỉ nhịp cho biết điều gì? ( Cho biết số
phách trong mỗi ô nhịp và trường độ của mỗi
phách.
? Nhìn SCN 4/4 cho biết nhịp 4/4 là nhịp ntn?
- Nhịp 4/4 có 4 phách, trường độ mỗi phách
bằng một nốt đen.Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ,
phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
? Viết 1 ví dụ ở nhịp 4/4 có 4 ô nhịp? 2. Ví dụ:

3. Cách đánh nhịp 4/4.

Nhịp 4/4 thường được dùng trong các bài hát 4. Ứng dụng nhịp 4/4.
hành khúc, các bài hát mang tính chất trang
nghiêm hoặc trữ tình.

* Kết luận: Chỉ có nhịp 4/4 mới có phách mạnh vừa, nhịp 2/4 và nhịp ¾ không có.
Kiến thức 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 2 - Ánh trăng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: ( 15 phút)
- Mục tiêu: HS biết bài TĐN số 2 viết ở nhịp 4/4. Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: hỏi và trả lời, thực hành.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
III. Tập đọc nhạc:-TĐN số 2 - Ánh
trăng
Nhạc Pháp
Lời Việt: Lê Minh Châu
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 20
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
1. Nhận xét:
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì? Có những kí
hiệu nào? (Nhịp 4/4, có dấu nhắc lại)
? Về cao đọ có nhưng nốt nhạc nào, nốt nào
mới? (Son, la,si, đo, rê, mi; Nốt son nằm
dưới dòng kẻ phụ thứ 2)
? Về trường độ có những hình nốt nào? ( Nốt
tròn, trắng, đen)
2. Đọc tên nốt nhạc:
? Bài có thể chia làm bao nhiêu câu? ( 4 câu) 3.Chia câu:

- Cho hs nghe giai điệu của cả bài 1 lần để 4. Đọc gam C:


các em cảm nhận. 5. Tập đọc từng câu:
- Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 3 lần , hs
nghe, đọc nhẩm theo sau đó đọc theo đàn.
- Tập câu 2 tương tự như câu 1=> Nối câu 1
và câu 2.
- Tập câu 3 và câu 4 tương tự âu 1 và 2 sau
đó nối cả bài
- Yêu cầu từng dãy bàn đọc nhạc và gõ phách
sau đó tập gõ vào các phách mạnh.
- Hướng dẫn hs đọc nhạc và đánh nhịp.

- Gv đàn giai điệu cho hs hát lời và gõ phách


=> Gv chú ý nghe và sửa sai.
- Chia 2 nửa lớp: 1 nửa hát lời nửa kia đọc 6. Ghép lời ca:
nhạc sau đó đổi lại có kết hợp đánh nhịp.

- GV đệm đàn tiết tấu Pop, TP 112 cho hs


trình bày cả bài và kết hợp gõ phách.
- Luyện tập như vậy theo từng nhóm và chú ý
sửa sai. 7. Trình bày hoàn chỉnh cả bài:
- Gọi 1 vài cá nhân đọc bài
Kết luận: Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: (6 phút).
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
- Kiểm tra một số cá nhân đọc nhạc và lấy điểm.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại TĐN số 2 kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét. Cho điểm
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 21
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
- Chia lớp thành 3 dãy đọc nhạc thi đua 1,2 lần.
- Tập hát nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
* Kết luận: Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện:
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Nhận biết và làm quen với nhịp lấy đà thường gặp.
- Đọc đúng giai điệu bài TĐN số 3.
- Có hiểu biết về một số nhạc cụ được phổ biến rộng rãi trên thế giới.
- Chép bài TĐN vào vở, luyện đọc nhạc và đánh nhịp.
5. Đánh giá
- Thời lượng: 2 phút
? Nhóm 1- Đọc nhạc và gõ đệm theo nhịp?
? Nhóm 2: Nêu khái niệm nhịp 4/4, kể tên những bản nhịp được viết ở nhịp 4/4?
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh
nghiệm .................................................................................................................................
................................................................................................................................

Soạn ngày: 10/10/2020 Ngày dạy 7A.........7B.......7C............

Tiết 6
- Nhạc lí: Nhịp lấy đà
- Tập đọc nhạc: TĐN số 3
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 22
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS có khái niệm về nhịp lấy đà biết một số bài hát viết ở nhịp lấy đà. HS
biết bài TĐN số 3 viết ở nhịp 4/4 và có lấy đà. Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca.
- Kĩ năng: Luyện tập cách hát đơn ca, tốp ca, tập thể. Nghe và hát chính xác giai điệu kết
hợp đánh nhịp 4/4 với bài TĐN.
- Thái độ: qua nội dung bài TĐN giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc và năng lực cảm
thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: Có tấm lòng nhân ái , yêu quê hương đất nước
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Bảng phụ chép bài TĐN số 3
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK
- Ôn lại các kiến thức nhạc lí đã học về số chỉ nhịp ở lớp 6
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: ( 1 phút ) - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình ôn hát)
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt
động.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
- Vào bài: HS hát bài Lí cây đa, vừa hát vừa luân chuyển 1 bông hoa (hoặc vật nào đó)
cho bạn bên cạnh. Đến tiếng hát cuối cùng trong bài, bông hoa dừng ở vị trí của bạn nào
thì bạn đó phải lên thể hiện một vài động tác múa phụ họa cho bài hát
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1: Nhịp lấy đà
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: ( 10 phút).
- Mục tiêu: HS có khái niệm về nhịp lấy đà, nhận biết được bản nhạc có nhịp lấy đà
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: hỏi và trả lời.

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 23


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
I. Nhạc lí: - Nhịp lấy đà
- Hoạt động cá nhân: 1. Khái niệm.
? . Hãy tìm hiểu thông tin SGK và cho biết
như thế nào gọi là nhịp lấy đà?- HS xung Thông thường, các ô nhịp trong một
phong trả lowpf hoặc GV chỉ định bản nhạc đều phải có đủ số phách
- GV kết luận – HS ghi theo quy định của số chỉ nhịp. Tuy
nhiên, riêng ô nhịp mở đầu có thể
đủ hoặc thiếu phách. Nếu ô nhịp
mở đâu thiếu, nó còn được gọi là
Gv treo bảng ví dụ: nhịp lấy đà.

- Hoạt động nhóm : 2. Ví dụ:


Nhóm 1,3 : Tìm xem VD 1 thiếu mấy phách? VD1
– Đại diện nhóm lên trả lời ( các nhóm nhận
xét, bổ sung cho nhau)
Nhóm 2,4: Tìm xem VD 2 thiếu mấy phách ?
VD2
– Đại diện nhóm lên trả lời ( các nhóm nhận
xét , bổ sung cho nhau)
GV kết luận:

* Kết luận: Nhịp lấy đà là ô nhịp thiếu ( luôn luôn thiếu phách mạnh, còn lại phách
nhẹ.,Nhịp bắt đầu từ phách nhẹ sang phách mạnh ô nhịp khác gọi là lấy đà)
Kiến thức 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 2 - Ánh trăng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: ( 15 phút)
- Mục tiêu: HS biết bài TĐN số 3 viết ở nhịp 4/4. Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: hỏi và trả lời, thực hành.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
II. Tập đọc nhạc:-TĐN số 3 : Đất
nước tươi đẹp sao
Nhạc Ma-lai-xi –a
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì? Có những kí Lời Việt: Vũ Trọng Tường
hiệu nào? (Nhịp C, có dấu nhắc lại, khung thay 1. Nhận xét:
đổi)
? Về cao độ có nhưng nốt nhạc nào, nốt nào
mới? (Son, la,si, đo, rê, mi; Nốt son nằm dưới
dòng kẻ phụ thứ 2)
? Về trường độ có những hình nốt nào? ( Nốt
trắng chấm dôi , nốt đen, nốt móc đơn dấu lặng
đen )
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 24
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- GV cho Hs luyện đọc tên nốt theo tốc độ 2. Đọc tên nốt nhạc:
nhanh dần
? Bài có thể chia làm bao nhiêu câu? ( 6 câu cả 3.Chia câu:
nhắc lại)

- GV cho HS luyện gam C dur theo đàn 4. Đọc gam C:


- Cho hs nghe giai điệu của cả bài 1 lần để các 5. Tập đọc từng câu:
em cảm nhận.
- Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 3 lần , hs
nghe, đọc nhẩm theo sau đó đọc theo đàn.
- Tập câu 2 tương tự như câu 1=> Nối câu 1 và
câu 2.
- Tập câu 3 và câu 4 tương tự âu 1 và 2 sau đó
nối cả 4
- Tập câu 5vaf câu 6 tương tự sau đó nối đọc cả
bài
- Yêu cầu từng dãy bàn đọc nhạc và gõ phách
sau đó tập gõ vào các phách mạnh.
- Hướng dẫn hs đọc nhạc và đánh nhịp.

- Gv đàn giai điệu cho hs hát lời và gõ phách => 6. Ghép lời ca:
Gv chú ý nghe và sửa sai.
- Chia 2 nửa lớp: 1 nửa hát lời nửa kia đọc nhạc
sau đó đổi lại có kết hợp đánh nhịp.

- GV đệm đàn tiết tấu Pop, TP 112 cho hs trình


bày cả bài và kết hợp gõ phách. 7. Trình bày hoàn chỉnh cả bài:
- Luyện tập như vậy theo từng nhóm và chú ý
sửa sai.
- Gọi 1 vài cá nhân đọc bài
Kết luận: Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: (6 phút).
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
- Kiểm tra một số cá nhân đọc nhạc và lấy điểm.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại TĐN số 3 kết hợp gõ đệm
theo nhịp.
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét. Cho điểm
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 25
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
- Chia lớp thành 3 dãy đọc nhạc thi đua 1,2 lần.
- Tập hát nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
? Nhịp đầu của bài TĐN thiếu mấy phách ? Nhịp này còn
gọi là nhịp gì? – HS trả lời
* Kết luận: Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học, hướng dẫn nội dung tự học ở nhà và chuẩn bị bài
học sau.
- Cách thức thực hiện:
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Nhận biết và làm quen với nhịp lấy đà thường gặp.
- Đọc đúng giai điệu bài TĐN số 3.
- Đoạc và ghi nhớ tên gọi và cấu tạo của các loại nhạc cụ được giới thiệu trong SGK
- Chép bài TĐN vào vở, luyện đọc nhạc và đánh nhịp.
5. Đánh giá
- Thời lượng: 2 phút
? Nhóm 1- Đọc nhạc và gõ đệm theo nhịp?
? Nhóm 2: Nêu khái niệm nhịp lấy đà?
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh
nghiệm .................................................................................................................................
................................................................................................................................

Ngày soạn: 18/10/2020

Tiết 7
Ôn tập
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 26
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: - Ôn tập hai bài hát đã học : Mái trường mến yêu và Lý cây đa. Hát đúng
giai điệu và thuộc lời ca . Biết hát kết hợp gõ đệm . Trình bày bài hát theo các hình thức
đơn ca, song ca,…
- HS nhận biết được nhịp lấy đà, phân biệt được nhip 2/4,3/4,4/4..
-HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1,2,3 trong các bài TĐN
- Kĩ năng: Luyện tập biểu diễn âm nhạc, đọc nhạc, phân biệt các loại nhịp.
- Thái độ: Học sinh có ý thức học bài cũ và yêu thích bộ môn
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực
thực hành âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc và năng lực
cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: Qua các bài đã học giúp HS yêu âm nhạc, và hiểu biết thêm về nhạc lý và
các nhạc sĩ Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- H¸t thuÇn thôc cã nh¹c ®Öm c¸c bµi h¸t ®· häc.
- §µn vµ ®äc nh¹c vµ ghÐp lêi chuÈn x¸c c¸c bµi T§N ®· häc.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK
- Học thuộc các kiến thức từ đầu năm
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: ( 1 phút ) - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình ôn tập)
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt
động.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
- Vào bài: Trò chơi âm nhạc : Cao – Thấp – Dài – Ngắn (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: Giáo viên (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người
chơi làm theo lời quản trò, GV phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai. Bạn nào
sai phải hát 1 bài theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1: ¤n tËp 2 bµi h¸t
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: ( 10 phút).
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 27
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Mục tiêu: - Ôn tập hai bài hát đã học : Mái trường mến yêu và Lý cây đa. Hát đúng giai
điệu và thuộc lời ca . Biết hát kết hợp gõ đệm . Trình bày bài hát theo các hình thức đơn
ca, song ca,…
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: luyện tập thực hành
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
- GV đệm đàn I. ¤n tËp bµi h¸t:
- HS h¸t l¹i bµi h¸t 1-2 lÇn. 1.M¸i trêng mÕn yªu
- GV gäi 1-2 em h¸t l¹i bµi h¸t.
- HS trình bày
- GV nhËn xÐt chung.
- Hs h¸t l¹i bµi h¸t 1-2 lÇn. 2. LÝ c©y ®a
- GV gäi 1-2 c¸ nh©n ,hoÆc nhãm tr×nh bµy
bµi h¸t.
- GV nhËn xÐt chung.
* Kết luận: Gv nhận xét
Kiến thức 2: ¤n nh¹c lÝ:
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: ( 8 phút)
- Mục tiêu: - HS nhận biết được nhịp lấy đà, phân biệt được nhip 2/4,3/4,4/4..
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: hỏi và trả lời, thực hành. II. ¤n tập nh¹c lÝ:
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não -Cho HS nghe tiÕt ®iÖu cña nhÞp
? ThÕ nµo lµ nhÞp 4/4? H·y so s¸nh nhÞp 4/4 4/4( cha cha cha), nhÞp 3/4 ( Valz),
víi nhÞp 2/4: 3/4 ? nhÞp 2/4 ( pop)
-C¸c nhãm kiÓm tra.
-GV nhËn xÐt –cho ®iÓm:
Kết luận: Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
Kiến thức 3: ¤n tập TĐN
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: ( 10 phút)
- Mục tiêu: - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1,2,3 trong các bài TĐN
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
Phương pháp: luyện tập thực hành III. ¤n T§N: 1,2,3:
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ. *H×nh tiÕt tÊu:
? §©y lµ h×nh tiÕt tÊu cña bµi T§N nµo?
? H·y lªn b¶ng viÕt l¹i tiÕt tÊu cña bµi T§N sè 2,3?
- Hs luyÖn gâ tiÕt tÊu cña 3 bµi T§N thuÇn thôc.
- Ba bµi T§N cho HS ®äc nh¹c, h¸t lêi mçi bµi 1-2 * Gâ theo tiÕt tÊu:
lÇn, GV nhËn xÐt vµ chØnh söa nh÷ng chç cha ®îc.
KiÓm tra 1 sè c¸ nh©n, nhãm.
Kết luận: Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 28
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: (4 phút).
- Mục tiêu: Tạo không Tiết 8: khí thi đua học
tập KIỂM TRA GIỮA KỲ
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
- Kiểm tra một số cá nhân đọc nhạc và lấy điểm.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại TĐN số 2 kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét. Cho điểm
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nôi dung
- Chia lớp thành 3 dãy đọc nhạc thi đua 1,2 lần.
- Tập hát nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
? Nhịp đầu của bài TĐN thiếu mấy phách ? Nhịp này còn
gọi là nhịp gì? – HS trả lời
* Kết luận: Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học, hướng dẫn nội dung tự học ở nhà và chuẩn bị bài
học sau.
- Cách thức thực hiện:
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Đọc đúng giai điệu bài TĐN số 1,2,3.
- Đoạn và ghi nhớ tên gọi và cấu tạo của các loại nhạc cụ được giới thiệu trong SGK
- Chép bài TĐN vào vở, luyện đọc nhạc và đánh nhịp.
5. Đánh giá
- Thời lượng: 2 phút
? Nhóm 1- Nêu khái niệm nhịp 4/4 ?
? Nhóm 2: Nêu khái niệm nhịp lấy đà?
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh
nghiệm .................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày soạn : 24/10/2020 Ngày dạy: 7A.........7B..........7C..........

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 29


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:


1. Kiến thức:
- Nắm được các kiến thức cơ bản học hát, nhạc lí – tập đọc nhạc.
- Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
2. Kĩ năng
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời của hai bài hát: “Mái trường mến yêu” và “Lí cây đa”.
- Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốpca,…
- Hát đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số1, số 2, số 3 và ghi nhớ âm hình tiết tấu có
trong các bài TĐN. - Khắc sâu nội dung bài học, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng
yêu nghệ thuật âm nhạc.
3. Thái độ
- Giáo dục các em ý thức học tập, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm và thái độ nghiêm túc
khi kiểm tra.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác, tích cực. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào
trong cuộc sống hàng ngày, say mê yêu ca hát văn nghệ và yêu môn học.
4. Năng lực
- Thực hành, cảm thụ, trình diễn, sáng tạo, hợp tác.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức đề: Thực hành
- Thời gian: 45 phút.
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận Vận dụng cao
Chủ đề dụng

1.Học hát: Nhận biết tác Hát kết hợp


giả, câu hát, gõ đệm, vận
Mái trường mến vùng miền của động theo
yêu – Lý cây đa bài hát nhạc.

Số câu 1 1 2
Tỉ lệ % 20% 10% 30%
2. Nhạc lí- TĐN Trình bày Đọc đúng
Nhịp 4/4 cách đánh bài TĐN
Nhịp lấy đà nhịp 4/4.
TĐN số 1, 2 Hiểu về nhịp
lấy đà.
Số câu 1 1 2
Tỉ lệ % 40% 30% 70%

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 30


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Tổng số câu 1 1 1 1 4
Tỉ lệ % 20.% 40% 30% 10 % 100%
( Tỉ lệ % tương ứng với mức độ số điểm)
- Trên 50% xếp loại: Đ
- Dưới 50% xếp loại: CĐ
IV. ĐỀ RA
Đề 1: (Lớp 7A)
1. Câu hát: ( Ơi hàng cây .... mến yêu ) là câu hát nằm trong bài hát nào? Tác giả?
2. Trình bày lại cách đánh nhịp 4/4.
3. Đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 2
4. Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài Mái trường mến yêu
Đề 2: (Lớp 7B)
1. Câu hát: ( Thầy bước đến.... ước mơ ) là câu hát nằm trong bài hát nào? Tác giả?
2.. Ứng dụng của nhịp 4/4?
3. Đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 1
4. Hát kết hợp vỗ tay theo phách bài Mái trường mến yêu
Đề 3: (Lớp 7C)
1. Câu hát: (Tình tính tang tang.... í i ì i í i ) là câu nằm trong bài hát nào? Tác giả?
2. Trình bày lại cách đánh nhịp 4/4
3. Đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 2
4. Hát kết hợp vỗ tay theo phách bài Lý cây đa
V. ĐÁP ÁN
Đề 1: (Lớp 7A)
1. Mái trường mến yêu – Nhạc và lời: lê Quốc Thắng
2. Cách đánh nhịp 4/4.

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 31


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
.
3. HS đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 2
4. HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài Mùa thu ngày khai trường
Đề 2: (Lớp 7B)
1. Mái trường mến yêu – Nhạc và lời: lê Quốc Thắng
2. Ứng dụng nhịp 4/4.
Nhịp 4/4 thường được dùng trong các bài hát hành khúc, các bài hát mang tính chất trang
nghiêm hoặc trữ tình.
3. HS đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 1
4. HS hát kết hợp vỗ tay theo phách bài Mùa thu ngày khai trường
Đề 3: (Lớp 7C)
1. Lý cây đa – Dân ca: quan họ Bắc Ninh
2. Cách đánh nhịp 4/4.

3. HS đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 2


4. HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp Lý cây đa – Dân ca: quan họ Bắc Ninh
VI. DẶN DÒ: (2’)
- GV nhắc HS tích cực ôn tập các kiến thức đã học từ đầu năm để thực hiện thuần thục
hơn các bài hát và các bài TĐN.
- Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, đó là việc đọc thuộc lời bài hát và
tìm hiểu về cấu trúc của bài.
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Ngày soạn: 2/11/2020 Ngày dạy: 7A.......7B........7C..........

TIẾT PPCT: 9; 10; 11


CHỦ ĐỀ: KHÁT VỌNG HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 32
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
1. Kiến thức
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca bài Chúng em cần hoà bình
- Tập hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp. Trình bày bài hát theo hình
thức đồng ca, tốp ca.
- Giáo dục các em tình cảm yêu hoà bình, lên án chiến tranh.
- Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN, hát đúng lời ca, đọc kết hợp gõ đệm, tập
đánh nhịp.
- Biết được tiểu sử, những đóng góp tiêu biểu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho nền âm nhạc
cách mạng Việt Nam
2. Kỹ năng
- Củng cố kỹ năng học bài hát mới: Nhận biết, biết cách sử dụng một số ký hiệu nhạc lí
trong bài hát, kết hợp ôn kiến thức về nhạc lí.
- Củng cố kỹ năng phân tích các từ khó trong lời bài hát, chia câu, chia đoạn để lấy hơi và
nhận biết giai điệu, nội dung bài hát.
- Củng cố kỹ năng khởi động giọng.
- Củng cố kỹ năng liên hệ thực tế và ví dụ đưa ra khái niệm.
- Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách...
- Có kỹ năng gõ nhịp, phách khi tập đọc nhạc.
- Giúp các em củng cố kỹ năng học ÂNTT, ghi nhận các kiến thức cần nhớ.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh yêu hòa bình, biết đấu tranh để được sống hòa bình, yêu thương bạn
bè.
- Thông qua bài hát các em có thái độ yêu hòa bình và nâng cao hứng thú học môn âm
nhạc.
- Giúp các em có thái độ nghiêm túc khi học tập đọc nhạc.
- Giáo dục các em thêm yêu quê hương, đất nước, biết quí trọng hòa bình.
- Các em biết trân trọng nhạc sĩ của Việt Nam, có nhu cầu tìm hiểu các ca khúc Việt Nam.
4. Năng lực
- Hiểu biết âm nhạc
- Thực hành âm nhạc
- Cảm thụ âm nhạc
- Trình diễn âm nhạc.
- Sáng tạo âm nhạc
- Ứng dụng âm nhạc
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
Năng lực
chủ đề Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng có thể
theo cao
hình
Chuẩn
thành
KT- KN
1.Học hát: Biết được Trình bày Hát đúng Hát đúng -Thực
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 33
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Bài tên bài hát, được nội nhạc và lời nhạc và hành
Chúng em tác giả bài dung bài hát, của bài hát. lời, thể - Hiểu biết
cần hòa hát, xuất xứ kể tên một Biết hát kết hiện sắc - Cảm thụ
bình bài hát. vài bài hát hợp gõ đệm thái tình - Trình
tiêu biểu của theo phách, cảm của diễn
nhạc sĩ. nhịp, tiết tấu bài hát.
lời ca.
2.Tập đọc Liệt kê các Nhận biết Đọc đúng Đặt lời - Hiểu biết
nhạc: cao độ chính xác tên nốt nhạc mới cho -Thực
TĐN số 4 dùng trong cao độ, và giai điệu bài TĐN số hành
bài TĐN số trường độ bài TĐN số 4 4 theo chủ - Cảm thụ
4 sắp xếp của các nốt đề tự chọn - Trình
theo thứ tự nhạc trong diễn
từ thấp lên bài TĐN số 4 - Sáng tạo
cao.
3. Âm nhạc Biết tiểu Tóm tắt được Bày tỏ được Hát trích - Hiểu biết
thường sử, sự hoàn cảnh ra cảm xúc của câu, đoạn - Cảm thụ
thức: nghiệp đời, nội dung mình khi bài hát - Trình
Nhạc sĩ sáng tác của bài hát được thưởng Hành quân diễn
Đỗ Nhuận của nhạc sĩ Hành quân thức bài hát xa và một - Ứng dụng
và bài hát Đỗ Nhuận xa. Hành quân số bài hát
Hành Biết được . xa tiêu biểu
quân xa. bài hát của nhạc sĩ
Hành quân Đỗ
xa của Nhuận .
nhạc sĩ Đỗ
Nhuận

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Nội dung Học hát
a. Nhận biết
Câu 1. (Tự luận). Em hãy cho biết bài hát Chúng em cần hòa bình được viết theo chủ đề
nào? Do ai sáng tác?
b. Thông hiểu
Câu 2. (Tự luận). Em hãy nêu tính chất của bài hát Chúng em cần hòa bình?
c. Vận dụng
Câu 3. (Thực hành). Hát thuộc lời ca, chính xác giai điệu bài hát Chúng em cần hòa bình.
d. Vận dụng cao
Câu 4. (Thực hành). Hát Lĩnh xướng, hòa giọng. Hát diễn cảm và thể hiện sắc thái tình
cảm của bài hát Chúng em cần hòa bình.
2. Nội dung Nhạc lí-TĐN
a. Nhận biết
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 34
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Câu 1.
a) (Trắc nghiệm). Bài TĐN số 4 được viết ở nhịp nào?
A. 2/4 C. 4/4
B. 3/4 D. Nhịp lấy đà
b) (Tự luận). Nêu khái niệm nhịp 4/4? Nhịp lấy đà
b. Thông hiểu
Câu 2. (Tự luận) Trong bài TĐN số 4 có sử dụng các hình nốt, tên nốt nhạc nào?.
c. Vận dụng
Câu 3. (Thực hành) Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 4.
d. Vận dụng cao
Câu 3. (Thực hành) Đọc kết hợp với đánh nhịp bài TĐN số 4.
3. Nội dung Âm nhạc thường thức
a. Nhận biết
Câu 1. (Trắc nghiệm): Bài hát Hành quân xa là của nhạc sĩ nào dưới đây?
A. Bùi Đình Thảo C. Đỗ Nhuận
B. Hoàng Việt D. Văn Cao
b. Thông hiểu
Câu 2.
a. (Tự luận): Em hãy kể tên những ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?
b. (Trắc nghiệm): Tác phẩm nào dưới đây do nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác là vở nhạc kịch
đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại?
A. Việt Nam quê hương tôi C. Du kích sông thao
B. Cô sao D. Chiến thắng Điện Biên
c. Vận dụng
Câu 3.
a. (Tự luận): Em hãy bày tỏ những cảm xúc của em về khi đã được thưởng thức qua ca
khúc Hành quân xa?
b. (Trắc nghiệm): Bài hát Hành quân xa được sang tác vào năm nào?
A. 1953 C. 1954
B. 1955 D. 1956
d. Vận dụng cao
Câu 4. (Thực hành) Em hãy hát một vài câu trong bài hát Hành quân xa của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung Hình thức tổ Thời Thời điểm Thiết bị DH, Ghi
chức dạy học lượng Học liệu chú
Học hát: Bài Tại lớp 45 Thứ 3: Đàn Organ,
Chúng em cần phút Tiết 3 – 7B thanh phách,
hòa bình Ngày: tranh âm
10/11 nhạc lớp 7
- Ôn tập bài Tại lớp 45 Thứ 3: Đàn Organ,
hát: Chúng em phút Tiết 1 – 7C thanh phách,
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 35
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
cần hòa bình Tiết 2 - 7A tranh âm
- Tập đọc nhạc: Ngày 18/11 nhạc lớp 7
TĐN số 4

- Ôn tập bài hát: Tại lớp 45 Thứ 4: Đàn Organ,


Chúng em cần phút Tiết 1 – 7C thanh phách,
hòa bình Tiết 2 - 7A
- Ôn tập Tập Ngày 25/11
đọc nhạc: TĐN
số 4
- Âm nhạc
thường thức:
Nhạc sĩ Đỗ
Nhuận và bài hát
Hành quân xa

Ngày soạn: 2/11/2020 Ngày dạy:7A.......7B.......7C...........

TIẾT 9
- HỌC HÁT: BÀI CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
Nhạc và lời: Hoàng Long
Hoàng Lân
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 36
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca bài Chúng em cần hoà bình
- Tập hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp. Trình bày bài hát theo hình
thức đồng ca, tốp ca.
- Giáo dục các em tình cảm yêu hoà bình, lên án chiến tranh
- HS biết vài nét về hai nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân – tác giả của bài “Chúng em
cần hòa bình”. Biết nội dung bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn được sống
trong cuộc sống yên vui đầy tình thân ái.
2. Kĩ năng: Làm quen với cách hát đảo phách; luyện tập hát tập thể, đơn ca, hát hoà
giọng có lĩnh xướng
* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Chủ đề: Sự quan tâm chăm sóc của Bác Hồ với các em thiếu niên nhi đồng.
3. Thái độ: Qua nội dung của bài hát, hướng các em có thái độ thân ái với mọi người,
biết yêu quý và bảo vệ hoà bình trên trái đất.
4. Năng lực:
- Hiểu biết âm nhạc
- Thực hành âm nhạc
- Cảm thụ âm nhạc
- Trình diễn âm nhạc.
- Sáng tạo âm nhạc
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nắm nội dung bài học.
- Đàn, bảng phụ bài hát Chúng em cần hòa bình
- Chuẩn bị nội dung bài học, các câu hỏi, dự kiến cách tổ chức.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
- Thanh phách.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trình bày tác phẩm. - Thực hành luyện tập. - Dùng lời. - Trực quan. - Kiểm tra đánh giá
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong qua trình học bài
3. Bài mới: (44’)
NỘI DUNG: HỌC HÁT: BÀI CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
Nhạc và lời: Hoàng Long
Hoàng Lân

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 37


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu bài hát bằng cách hát một đoạn trong ca khúc Từ rừng xanh cháu về
thăm lăng Bác
- Lắng nghe và cảm nhận từ lời ca.
- Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác là bài hát của NS Hoàng Long và Hoàng
Lân
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động cả lớp
1. Giới thiệu tác giả:
- Nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân hiện đang sống tại thủ đô Hà nội, là tác giả
của bài hát Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Thật là hay… được giới trẻ rất
yêu thích.
2. Giới thiệu bài hát:
- Bác Hồ là vi lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người là niềm tin thiết tha
nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loài…
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chiến tranh, bệnh dịch và thiên tai là những
mối đe doạ khủng khiếp đến cuộc sống con người. Việt Nam là một đất nước đã
trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên chúng ta hiểu rất rõ điều đó. Hôm nay chúng ta
sẽ học một bài hát với nội dung mong ước cuộc sống hoà bình của nhạc sĩ Hoàng
Long- Hoàng Lân, bài hát “Chúng em cần hoà bình”. Thầy mong rằng các em có
thái độ thân ái với mọi người, biết yêu quý và bảo vệ hoà bình trên trái đất.
* Hoạt động cá nhân
- HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Nội dung bài hát nói về điều gì?
+ Chia các câu hát?
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)
* Hoạt động cả lớp
- GV hát mẫu bài hát Chúng em cần hoà bình.
- GV chia câu, chia đoạn cho bài hát.

- Cho HS luyện thanh âm mẫu...la...


- GV dạy từng câu hát ngắn, GV đàn và hát mẫu mỗi câu từ 2 đến 3 lần, yêu cầu
HS nghe và nhắc lại.
- Chú ý những tiết tấu có móc giật. (nếu HS không hát được GV phải hát mẫu nhiều
lần cho HS nghe và ghi nhớ).
- Cứ được 2 câu GV cho HS ghép lại với nhau cho đến hết bài.
- GV dạy HS hát thành thạo đoạn a mới dạy sang đoạn b
- Trong quá trình học hát GV chú ý nghe, phát hiện những chỗ sai của HS để sửa
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 38
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
lỗi cho các em kịp thời.
- GV cho HS hát kết hợp gõ phách (2 lần) . ( GV nghe và sửa sai cho HS.)
* Hoạt động nhóm
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, lần lượt các nhóm trình bày bài hát, nhóm còn
lại nghe và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS cách hát lĩnh xướng và hoà giọng, GV cho 2 HS hát tốt đứng
dậy hát lĩnh xướng đoạn a, cả lớp hát đoạn b.
* Hoạt động cá nhân
- Kiểm tra cá nhân HS hát bài hát.
- GV đánh giá nhận xét và xếp loại HS.
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động nhóm và cá nhân
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng
sau:
+ Hát bài Chúng em cần hoà bình kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay
theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay
theo nhịp.
+ Hát bài Chúng em cần hoà bình kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận
động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Chúng em cần hoà bình trong các
sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
V. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (BỔ SUNG).
* Hoạt động nhóm
Các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động sau:
- Kể tên một vài bài hát viết về chủ đề hòa bình.
- Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát.
Rút kinh
nghiệm:.................................................................................................................. .......
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………..................
Ngày soạn:2/11/2020 Ngày dạy: 7A..........7B............7C...........
TIẾT 10

- ÔN TẬP BÀI HÁT :CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH


- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 39
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài “Chúng em cần hoà bình” vả thể hiện được sắc
thái của bài hát.
- Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN, hát đúng lời ca, đọc kết hợp gõ đệm, tập
đánh nhịp.
2. Kĩ năng:
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
- Luyện tập hát tập thể, hoà giọng và đối đáp
- Rèn cách đọc nửa cung Mi - Pha, Si - Đô
3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước
4. Năng lực:
- Thực hành âm nhạcb - Hiểu biết âm nhạc - Cảm thụ âm nhạc - Sáng tạo âm nhạc
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn Organ, thanh phách - Tranh âm nhạc lớp 7
2. Học sinh:
- Hát thuần thục bài hát và chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trình bày tác phẩm.
- Thực hành luyện tập. - Dùng lời. - Trực quan. - Kiểm tra đánh giá
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ.
HS thể hiện bài hát Chúng em cần hòa bình?
3- Bài mới.

NỘI DUNG 1:
- ÔN TẬP BÀI HÁT :CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
Nhạc và lời: Hoàng Long
Hoàng Lân

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


* Hoạt động cả lớp
- Nghe một đoạn nhạc bất kì trong bài hát Chúng em cần hòa bình. HS nhận biết
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Ôn tập không hình thành kiến thức mới)

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 40


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)
* Hoạt động cả lớp
- Cho HS hát lại bài hát, GV nghe và sửa sai cho HS.
* Hoạt động nhóm
- Cho HS hoạt động theo nhóm, kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn
nhau.
- GV yêu cầu HS hát đúng tình cảm sắc thái của bài hát.
- Cho HS hát từng nhóm đối đáp (Mỗi nhóm một câu (hát theo sự chỉ huy của GV).
* Hoạt động cá nhân
- Kiểm tra HS hát cá nhân (yêu cầu HS hát kết hợp phụ họa một số động tác).
- GV nhận xét và xếp loại
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động nhóm và cá nhân
+ Hát bài Chúng em cần hòa bình. kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận
động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Chúng em cần hòa bình.
trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
V. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (BỔ SUNG).
* Hoạt động cả lớp - Chép đoạn nhạc đầu bài hát Chúng em cần hòa bình vào vở
NỘI DUNG 2:
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu bài TĐN số 4, HS lắng nghe và quan sát bản nhạc.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động cá nhân
- HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS nhận xét bài TĐN số 4 về cao độ và trường độ
- Trong bài TĐN, nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất?
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)
* Hoạt động cả lớp
- GV chia câu bài TĐN (hoặc yêu cầu HS chia câu)
- Yêu câu HS đọc tên nốt nhạc của bài.
- Cho HS đọc thang âm của bài.
- GV đánh đàn từng câu ngắn 2-3 lần để HS nghe và đọc nhạc, (nếu HS không đọc
được GV phải đọc mẫu cho HS nghe)
- Sau khi đọc được câu 1+2 GV cho HS ghép lại với nhau.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 41
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Khi HS đọc được toàn bài GV cho HS đọc 2 lần, lần thứ 2 yêu cầu HS đọc nhạc
kết hợp gõ phách.
- Hướng dẫn HS ghép lời.
* Hoạt động nhóm
- Khi HS ghép lời hoàn chỉnh GV chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm đọc nhạc nhóm
còn lại ghép lời và đổi ngược lại.
* Hoạt động cả lớp
- Cho HS đọc nhạc, ghép lời theo nhóm kết hợp gõ phách đều đặn, các nhóm nghe
và nhận xét lẫn nhau.
- GV hướng dẫn HS cách đánh nhịp .
* Hoạt động nhóm
- Yêu cầu từng nhóm đứng dậy đánh nhịp, GV quan sát và sửa sai cho HS.
- GV yêu cầu 1 vài HS lên bảng đánh nhịp cho cả lớp đọc bài kết hợp gõ phách và
ghéplời.
* Hoạt động cá nhân
- Kiểm tra HS đọc bài cá nhân
- GV nhận xét và xếp loại
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động nhóm
- Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
- Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: một nhóm đọc nhạc,
một nhóm dùng thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực
hiện.
V. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (BỔ SUNG).
* Hoạt động cả lớp
HS chọn 1 trong 2 hoạt động sau:
- Tập chép bài TĐN.
- Đặt lời mới cho bài TĐN theo chủ đề tự chọn.
Rút kinh nghiệm bổ sung:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Ngày soạn:2/11/2020 Ngày dạy: 7A..........7B............7C...........

TIẾT 11

- ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4


GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 42
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT: HÀNH
QUÂN XA

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN, hát đúng lời ca, đọc kết hợp gõ đệm, tập
đánh nhịp.
- Biết được tiểu sử, những đóng góp tiêu biểu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho nền âm nhạc
cách mạng Việt Nam
* Lồng ghép QPAN: ý nghĩa và hình ảnh qua bài hát Hành quân xa
2. Kĩ năng:
- Đọc TĐN kết hợp với cách đánh nhịp 4/4 và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Biết cảm nhận được những giai điệu hay trong một số bài hát của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều đóng góp trong sự
nghiệp âm nhạc của đất nước.
- Giáo dục các em long yêu và biết ơn những người đa hy sinh bản than mình để bảo vệ tổ
quốc.
4. Năng lực:
- Thực hành âm nhạc
- Hiểu biết âm nhạc
- Cảm thụ âm nhạc
- Sáng tạo âm nhạc
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn Organ, thanh phách
- Chân dung nhạc sĩ Đỗ Nhuận(nếu có)
2. Học sinh:
- Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Tìm hiểu hòan cảnh ra đồi và nội dung bài hát Hành quân xa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trình bày tác phẩm.- Thực hành luyện tập.- Dùng lời. - Trực quan.
- Kiểm tra đánh giá
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
Nêu nội dung và thể hiện bài hát Chúng em cần hòa bình.
3- Bài mới.

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 43


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

NỘI DUNG 1:
- ÔN TẬP: TĐN SỐ 4

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


* Hoạt động cá nhân
- GV đàn giai điệu 1 nét nhạc trong bài TĐN số 4, HS nhận biết và đọc nét nhạc đó.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới)
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH).
* Hoạt động chung cả lớp
- Luyện cao độ
- GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp gõ phách.
- Tổ, nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ phách.
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động nhóm
- Các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp:
- Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
- HS tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.
V. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (BỔ SUNG).
* Hoạt động cá nhân
- HS trình bày lời mới bài TĐN theo chủ đề tự chọn.

NỘI DUNG 2:
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT:
HÀNH QUÂN XA

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


* Hoạt động chung cả lớp
- HS lắng nghe giai điệu một vài ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhận biết tên
những ca khúc đó:
- HS xem một số hình ảnh về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Nhạc sỹ: Đỗ Nhuận: (1922-1991)
* Hoạt động cá nhân
- Năm sinh, quê quán của nhạc sĩ?
- NS Đỗ Nhuận sinh năm 1922, tại Hải Dương sống ở Hải Phòng
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 44
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Ông bắt đầu tham gia cách mạng khi nào?
- NS Đỗ Nhuận tham gia cách mạng khi còn rất trẻ
- Hãy nêu các tác phẩm của NS Đỗ Nhuận
- Nhớ chiến khu, Vui mở đường, Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam - quê hương
tôi,...
2. Bài hát: Hành quân xa
- Sáng tác năm: 1953
- Nội dung: + Lòng căm thù giặc đã đàn áp nhận dân ta, các chiến sĩ quyết đánh
đuổi quân thì dù gặp nhiều gian nan thử thách.Ý chí quyết tâm chống kẻ thù để bảo
vệ làng quê.
* Lồng ghép QPAN:
Ca khúc "Hành quân xa" là lời cổ vũ tinh thần, khơi dậy niềm lạc quan,
quyết tâm vượt gian khổ và ý chí quyết thắng của quân và dân ta. Những người lính
Cụ Hồ luôn mang trong mình một chân lý giản dị mà cao cả: “Đời chúng ta, đâu có
giặc là ta cứ đi”, tiếp thêm sức mạnh để làm nên những thắng lợi vẻ vang cho dân
tộc.
Giờ đây, nghe lại ca khúc "Hành quân xa", mỗi người trong chúng ta như
được sống lại quá khứ hào hùng. Hình ảnh các chiến sĩ bước đi trong tiếng nhạc
“Hành quân xa”, hừng hực khí thế xung trận thật đẹp! Ta như thấy lòng mình âm
vang, cuộn cuộn như sóng trào và muốn được hòa mình vào đoàn quân ấy. Dù đã
trải qua hơn 60 năm nhưng ca khúc "Hành quân xa" vẫn luôn tươi mới; không chỉ
dành cho một thời, một thế hệ mà cho lớp lớp người Việt Nam với sục sôi niềm
khát khao cống hiến.

* Liên hệ, lồng ghép và giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh:
Bài 2, 3 là 2 trong số nhiều bài hát hay viết về Bác Hồ kính yêu và có lẽ rất ít vị
lãnh tụ nào trên thế giới lại được nhiều nhạc sĩ viết bài hát ca ngợi hay đến thế. Bác
Hồ của chúng ta trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nhân
dân, vì Tổ quốc Việt Nam. Người vẫn luôn quan tâm, chăm sóc, dành tình cảm cho
các em thiếu niên, nhi đồng. Các em thiếu niên, nhi đồng trên khắp mọi miền, mọi
dân tộc khác nhau của đất nước luôn tỏ lòng kính yêu và biết ơn vô hạn đối với
Bác. Bác Hồ là “Người cho em tất cả”. Dù Bác đã đi xa nhưng các em luôn nhớ ơn
và kính yêu Bác, rất vui khi được về thủ đô để vào thăm Lăng Bác Hồ.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH).
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 45
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
* Hoạt động chung cả lớp
- HS lắng nghe và nêu cảm nhận về bài Hành quân xa.
- Trình bày 1-2 câu hát trong bài Hành quân xa
Tiết 12
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động cá nhân Học hát:Bài Khúc hát chim sơn ca
HS lựa chọn 1 trong 2 hoạt động sau: Nhạc và lời: Đỗ Hoà An
- HS liệt kê một vài hình ảnh yêu thích trong bài Hành quân xa
- HS viết lời giới thiệu về bài Hành quân xa
V. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (BỔ SUNG).
* Hoạt động nhóm
- Vẽ tranh minh họa cho bài Hành quân xa
- Kể tên một vài bài hát viết về chủ đề yêu nước.

Rút kinh nghiệm bổ sung:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

Ngày soạn:21/11/2020 Ngày dạy: 7A......7B.........7C..........

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 46


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: - HS biết vài nét về nhạc sĩ Đỗ Hòa An. Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát
“khúc hát chim sơn ca”
- Thể hiện tốt tính chất nhí nhảnh, hồn nhiên và trẻ trung trong giai điệu.
- Kĩ năng: -Các em tiếp tục được làm quen với loại hình tiết tấu đảo phách, luyện hát tập
thể, đơn ca; hoà giọng, lĩnh xướng
- Thái độ: Qua nội dung bài hát,hướng các em đến tình cảm yêu mến thiên nhiên và tình
yêu quê hương đất nước.
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn
âm nhạc.
- Phẩm chất: - Qua nội dung bài hát,hướng các em đến tình cảm yêu mến thiên nhiên và
tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “Khúc hát chim sơn ca”
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua HĐ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Vào bài: Trò chơi: Nói và làm ngược (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
- Lớp trưởng sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải
làm ngược lại. - Lớp trưởng có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người
chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
- Đặt vấn đề vào bài: GV giới thiệu vào nội dung bài học
Sơn ca được gọi là “danh ca” của các loài chim. Từ tiếng hót tuyệt vời của chim
sơn ca, tác giả Đỗ Hoà An đã khéo liên hệ đến những bạn nhỏ có giọng hát như sơn ca, có
thể “gọi ánh trăng vàng, gọi nắng xuân sang bằng tiếng hát mê say tuổi thơ”. Tác giả
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 47
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
mong cho tiếng hát của các em vang khắp mọi nơi để mọi người cùng chung sống trong
tình thân ái, đoàn kết. Tiết này, các em cùng học bài hát “Khúc hát chim sơn ca” của tác
giả Đỗ Hoà An
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút
- Mục tiêu: - HS biết vài nét về nhạc sĩ Đỗ Hòa An. Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát
“khúc hát chim sơn ca”
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Phương pháp: hỏi và trả lời.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não I. Học hát: Bài Khúc hát chim sơn ca
GV ghi bảng Nhạc và lời: Đỗ Hòa An

- Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh quan 1. Giới thiệu bài hát.
sát SGK
? Em hãy nêu vài nét về Bài hát? 2. Nghe hát mẫu:
- Nhận xét:
GV mở băng đĩa
HS nghe
GV thực hiện 3. Chia câu: Bài hát có hai đoạn, đoạn
? Bài hát có thể chia làm bao nhiêu câu? a, từ đầu đến "mê say", đoạn b là phần
còn lại, đoạn b có thể coi là điệp khúc
của bài hát. Mỗi đoạn gồm 4 câu.
GV đàn – HS luyện thanh 4. Luyện thanh:

- GV đàn chậm giai điệu câu 1 (3 lần), hs 5. Tập hát từng câu: (Dịch giọng -3)
nghe và hát lại theo đàn Hát theo đàn từng câu theo lối múc xích
- Tập câu 2 tương tự câu 1=> Nối câu 1 và cho đến hết bài.
câu 2 - Cả Lớp hát.
-Tập tương tự như vậy với các câu còn lại - Từng dãy hát.
cho đến hết bài - Cá nhân hát.
- GV đệm đàn cho hs trình bày hoàn chỉnh
cả bài hát => GV nghe và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài nhóm trình bày bài hát, 6. Hát hoàn chỉnh cả bài
nhóm khác nhận xét => GV bổ sung.

- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em
phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 48
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
+ HS tự luyện tập bài hát.
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia
nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Yêu cầu HS tập đặt lời mới cho bài hát.
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát .
- HS trả lời câu hỏi trong sgk
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát bài hát - Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Ngày soạn:27/11/2020 Ngày dạy: 7A......7B.........7C..........


Tiết 13
- Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
- Nhạc lí: Cung và nửa cung. Dấu hóa

I. MỤC TIÊU:
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 49
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
1. Kiến thức:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: - HS ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát “Khúc hát chim sơn ca” và biết
trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
- Cung cấp cho hs những kiến thức về nhạc lí cung và nửa cung,dấu hóa
- Có khái niệm về cung, nửa cung, biết xác định khoảng cách cung và nửa cung.
- Nhận biết được các loại dấu hoá và biết tác dung của các dấu hóa
- Kĩ năng: - Hát hoà giọng, lĩnh xướng, cá nhân.
- Phân biệt cung và nửa cung trên bàn phím, ghi nhớ kí hiệu âm nhạc
- Thái độ: Có ý thức trong học tập.
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Phẩm chất: - Qua nội dung bài hát giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên và bảo vệ
thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan
Bảng phụ ghi ví dụ có dấu hoá
- Vẽ lại hoặc phóng to hình phím đàn ở trang 32 để giới thiệu phần nhạc lý.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua HĐ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Vào bài: Trò chơi âm nhạc : Cao – Thấp – Dài – Ngắn (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi
làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai. Bạn nào
sai phải hát 1 bài theo yêu cầu của giáo viên.
- Đặt vấn đề vào bài: GV giới thiệu vào nội dung bài học. Các bài TĐN các em đã học
đều được viết ở gam Cdur. Vậy, các âm trong thang âm đó có cung bậc cao thấp thế nào,
các em sẽ tìm hiểu trong phần nhạc lí của tiết học hôm nay.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: - HS ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát “Khúc hát chim sơn ca” và biết trình
bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 50
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Phương pháp: luyện tập thực hành I/. Ôn tập bài hát
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ. Khúc hát chim sơn
GV ghi bảng ca.
-Yêu cầu quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát 1,2 lần.
-Hướng dẫn học sinh nhận xét cao độ bài hát.
-Đàn giai điệu, yêu cầu học sinh chú ý nghe và hát theo tiếng
đàn 1,2 lần.
-Sửa sai cho học sinh
-Chia Lớp thành 3 dãy thi đua
-Hướng dẫn học sinh nhận xét cao độ bài hát.
-Khích lệ học sinh xung phong hát cá nhân.
-Nhận xét, sửa sai cho học sinh.

- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em
phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Kiến thức 2
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: + Cung cấp cho hs những kiến thức về nhạc lí cung và nửa cung,dấu hóa
+ Có khái niệm về cung, nửa cung, biết xác định khoảng cách cung và nửa cung.
+ Nhận biết được các loại dấu hoá và biết tác dung của các dấu hóa
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết II. Nhạc Lí:
trình. 1.Cung và nửa cung:
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi. Khái niệm: Cung và nửa cung là một
-Yêu cầu HS quan sát sgk trang 30. đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ
?em hãy cho biết khái niệm Cung và nửa cao giữa 2 âm liền bậc. Một cung = 2
cung? nửa cung
Nhận xét: Kí hiệu cung được viết:
Trong 7 bậc Âm tự nhiên: Đô, rề, mi, pha, son, Nửa cung:
la, si, (đô) có những khoảng cách 1 cung và
nửa cung như sau:
Đô – rề : 1 cung
Rề – Mi : 1 cung
Mi – Pha : nửa cung ( 1/2 cung ) 1c 1c 1/2c
Pha – Son : 1 cung
Son – La : 1 cung
La – Si : 1 cung
Si – Đô : nửa cung (1/2 cung)
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 51
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Ghi một cung và nửa cung trên khuông nhạc
thường dùng kí hiệu:Nửa cung, 1 cung .
Yêu cầu HS Quan sát hình phím đàn ở trang
31: Hai phím đàn trắng ở gần nhau, nếu có
phím đen ở giữa thì hai phím trắng đó cách
nhau một cung, nếu không có phím đen ở
giữa thì chúng chỉ cách nhau nửa cung

Giải thích cho học sinh hiểu về các kí hiệu về 2.Dấu hoá:
dấu hoá.

a.Dấu hoá:
Là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của
nốt nhạc.Có 3 loại dấu hoá thường
dùng : Dấu thăng Dấu giáng Dấu
bình
b.Dấu hoá suốt:
đặt ở đầu khuôn g nhạc, có tác dùng
với tất cả các nốt cùng tên trong bản
nhạc.
c.Dấu hoá bất thường.
đặt ở trước nốt nhạc, chỉ có ảnh hưởng
tới nốt nhạc cùng tên đứng sau nó
trong phạm vi 1 nhịp.

* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV đệm đàn để HS hát cả bài, GV hướng dẫn HS sửa lại những chỗ
hát chưa đúng về giai điệu và lời ca. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn
xác, rõ lời.
-Trình bày bài Khúc hát chim sơn ca, thể hiện sắc thái và tình cảm của
bài hát.
-Tập hát đối đáp và hoà giọng.
- Tập hát nối tiếp và hoà giọng.
- Tập hát có lĩnh xướng.
- Tập hát với số lượng người hát tăng dần.
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 52
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
-Cá nhân, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong biểu diễn bài hát
trước lớp :
- Hát bài Khúc hát chim sơn ca, kết hợp gõ đệm.
- Hát bài Khúc hát chim sơn ca, kết hợp vận động theo nhạc.
-Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
-Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp : một nhóm
đọc nhạc,
một nhóm dùng thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm
khác thực hiện.
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát .
- HS trả lời câu hỏi trong sgk
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát bài hát - Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Ngày soạn:4/12/2020 Ngày dạy: 7A......7B.........7C..........


Tiết 14
- Tập đọc nhạc: TĐN số 5
- Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bét-tô-ven

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: - Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 5, kết hợp đánh đúng nhịp 4/4.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 53
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Có hiểu biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Bê- tô- ven. Nghe và
cảm nhận về âm nhạc của ông qua một vài tác phẩm.
- Có thái độ thêm yêu ,kính trọng các nhạc sĩ danh tiếng.
- Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng nghe, hát, đọc nhạc, quan sát, ghi nhớ
- Thái độ: Có ý thức trong học tập.
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: .Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng
lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực
cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: - Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan
Giáo án, sổ ghi điểm, bảng nhạc bài TĐN số 5.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua HĐ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Vào bài:Trò chơi âm nhạc : Đố nghề (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: Giáo viên chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Giáo
viên sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là
nghề gì. Giáo viên phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được
thêm 1 điểm.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1 Tập đọc nhạc: TĐN số 5
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 5, kết hợp đánh đúng nhịp 4/4.
- Có hiểu biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Bê- tô- ven. Nghe và
cảm nhận về âm nhạc của ông qua một vài tác phẩm
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Phương pháp: luyện tập thực hành. I/. Tập đọc nhạc: TĐN số 5
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ
-Yêu cầu học sinh quan sát TĐN số 5?
?Em hãy cho biết cao độ, trường độ TĐN 5?
-Nhận xét:

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 54


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
(Cao độ: La,si,đô,rề,mi,fa,son,)
Trường độ: (Nốt đen, nốt trắng)
-Hướng dẫn học sinh phân đoạn, chia câu, chú ý chỗ
lấy hơi.
-Đàn cho học sinh nghe giai điệu TĐN 5 một lần.
-Đàn giai điệu, yêu cầu học sinh chú ý nghe và đọc
theo tiếng đàn, lần lượt từng câu theo lối móc xích cho
đến hết bài.
-Sửa sai từng câu cho học sinh.
-Hướng dẫn học sinh đọc nhạc + gõ phách 1,2 lần.
-Hướng dẫn học sinh đọc nhạc + hát lời ca 1, 2 lần.
-Chia Lớp thành 3 dãy đọc nhạc thi đua 1,2 lần.
-Hướng dẫn học sinh nhận xét.
-Khích lệ học sinh đọc nhạc cá nhân.
-Nhận xét, sửa sai cho học sinh.

- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em
phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Kiến thức2
+Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
+ Mục tiêu: - Có hiểu biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Bê- tô-
ven. Nghe và cảm nhận về âm nhạc của ông qua một vài tác phẩm.
+ Có thái độ thêm yêu ,kính trọng các nhạc sĩ danh tiếng.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Phương pháp: thuyết trình, trình bày tác phẩm. II Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ
Kĩ thuật: đặt câu hỏi. Bettoven
Yêu cầu HS quan sát sgk 33 Nhạc sĩ Béttôven 1770-1827
?hãy nêu vài nét về nhạc sĩ? Sinh tại thành phố Bon, tác giả của
Nhận xét: nhiều tác phẩm  m nhạc nổi tiếng.
Tuy mắc bệnh điếc nhưng vẫn sáng tác
nhạc giao hưởng như: Giao hưởng số
3,5,7,6

* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát bằng thang âm đô trưởng
-Tập hát từng câu :
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 55
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
+ Tập hát câu thứ nhất : HS nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập
hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu
thứ nhất, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai.
+ Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất.
+ Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai.
GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, HS nam hoặc nữ trình bày lại.
+ Tập hát những câu tiếp theo tương tự.
-Tập hát cả bài :
+ HS tự luyện tập bài hát.
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia
nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết
luận.
-Củng cố bài hát :
+ HS tập hát đối đáp và hoà giọng
+ HS tập hát nối tiếp và hoà giọng

* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
-HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
-Hoạt động trong lớp : Các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động sau :
+ Hát bài Khúc hát chim sơn ca, kết hợp gõ đệm : Hát kết hợp gõ đệm
hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; Hát kết
hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
+ Hát bài Khúc hát chim sơn ca, kết hợp vận động theo nhạc : Tìm
động tác vận động phù hợp với từng câu hát ; Tập hát kết hợp vận
động theo nhạc.
- Hoạt động ngoài lớp : HS hát bài Khúc hát chim sơn ca cho người
thân trong gia đình nghe hoặc hát trong các sinh hoạt của lớp, của
trường và sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng.
Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động sau :
- Kể tên một vài bài hát thuộc các làn điệu dân ca.
- Trả lời câu hỏi : Vì sao chúng ta phải giữ gìn các làn điệu dân ca ?
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 56
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát .
- HS trả lời câu hỏi trong sgk
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát bài hát - Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Ngày soạn: 10/12/2020 Ngày soạn: 7A.......7B.......7C..............

Tiết 15
- Ôn tập

I. MỤC TIÊU
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 57
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: + Ôn tập lại bài hát Chúng em cần hoà bình
+ Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 4, kết hợp đánh đúng nhịp.
+ Ôn lại các kiến thức nhạc lí đã học và vận dụng tốt các kiến thức đó vào bài học.
- Kĩ năng: + Rèn luyện kỹ năng nghe, hát, đọc nhạc, quan sát, ghi nhớ
- Thái độ: + Có ý thức trong học tập.
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: .Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng
lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực
cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: - Giáo dục học sinh biết yêu hòa bình và bảo vệ nền hòa bình
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua HĐ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
KTBC: ? Em hãy lên bảng hát thuộc lòng bài hát Chúng em cần hòa bình?
- Nhận xét, Cho điểm.
- Đặt vấn đề vào bài:
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1 Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: : + Ôn tập lại bài hát Chúng em cần hoà bình

- Cách thức tổ chức hoạt động:


Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Phương pháp: luyện tập thực hành. I/. Ôn tập bài hát: Chúng em
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ cần hòa bình
Yêu cầu Quản ca bắt nhịp cho HS hát lại một lần.
-Sửa sai cho HS nếu có
-Đàn giai điệu, yêu cầu hs chú ý nghe và hát theo đàn
một lần.
-Sửa sai cho học sinh
-Chia lớp thành 4 nhóm hát thi đua Bài hát Chúng em
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 58
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
cần hòa bình
-Hướng dẫn học sinh nhận xét cao độ
-Hướng dẫn học sinh nhận xét cường độ, Âm sắc của
mỗi dãy sau khi hát xong từng bài hát
(Mức độ hát đều, to khỏe).
-Khích lệ học sinh xung phong hát cá nhân.
-Nhận xét, sửa sai cho học sinh
-Hướng dẫn học sinh hát và gõ phách theo nhịp một
lần.
-Sửa sai cho học sinh
-Hướng dẫn học sinh hát kết hợp biểu diễn một vài
động tác phụ họa đơn giản.
-Sửa sai cho học sinh

- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em
phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Kiến thức2
-Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: + Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 4, kết hợp đánh đúng nhịp.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Phương pháp: : luyện tập thực hành. II Ôn tập: Tập đọc nhạc số
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ 4
Yêu cầu Quản ca bắt nhịp cho HS đọc bài một lần.
-Sửa sai bài TĐN cho HS
-Đàn giai điệu, yêu cầu hs chú ý nghe và đọc theo đàn
một lần.
-Sửa sai từng bài cho học sinh
-Chia Lớp thành 4 nhóm đọc thi đua Bài TĐN số 4: Mùa
xuân về
-Hướng dẫn học sinh nhận xét cao độ
-Hướng dẫn học sinh nhận xét cường độ, Âm sắc của mỗi
nhóm sau khi đọc xong mỗi bài TĐN
(Mức độ nhạc đều, to khỏe).
- Khích lệ học sinh xung phong đọc nhạc cá nhân.
-Nhận xét, sửa sai cho học sinh
-Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và gõ phách mỗi bài một
lần.
-Sửa sai cho học sinh
-Hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp hát lời ca , kết hợp
biểu diễn một vài động tác phụ họa đơn giản.
-Sửa sai cho học sinh
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 59
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Kiến thức 3
-Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: + Ôn lại các kiến thức nhạc lí đã học và vận dụng tốt các kiến thức đó vào bài
học.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Phương pháp: luyện tập thực hành. III. Ôn tập Nhạc Lí,
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh đọc lại kiến thức về nhạc Lí - Nhịp 4/4
? Em hãy cho biết thế nào là nhịp lấy đà? - Nhịp lấy đà
?Khái niệm về Cung và nửa cung? - Cung và nửa cung, dấu hóa.
?Khái niệm về các loại dấu hóa?
Nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh các khái niệm về
nhạc Lí đã học từ đầu năm đến nay.
-Sửa sai cho học sinh

* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát Chúng
em cần hòa bình
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia
nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết
luận.
+ HS tập hát nối tiếp và hoà giọng
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
-HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Hoạt động ngoài lớp : HS hát bài Chúng em cần hòa bình cho người
thân trong gia đình nghe hoặc hát trong các sinh hoạt của lớp, của
trường và sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng.
Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động sau :
- Kể tên một vài bài hát về chủ đề hòa bình.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 60
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát .
- HS trả lời câu hỏi trong sgk
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát bài hát - Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: 19/12/2020 Ngày soạn: 7A.......7B.......7C..............

Tiết 16
- Ôn tập
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: - Ôn tập lại bài hát Khúc hát chim sơn ca.
- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 5, kết hợp đánh đúng nhịp.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 61
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Tìm hiểu về nhạc sĩ: Đỗ Nhuận, Bê- tô- ven và các tác phẩm được giới thiệu trong sgk.
- Kĩ năng: + Rèn luyện kỹ năng nghe, hát, đọc nhạc, quan sát, ghi nhớ
- Thái độ: + Giáo dục ý thức học tập tự tin, nghiêm túc cho HS
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: .Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng
lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực
cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: - Giúp HS có ý thức tự giác trong môn học.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua HĐ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
KTBC: ? Em hãy lên bảng hát thuộc lòng bài hát Khúc hát chim sơn ca?
- Nhận xét, Cho điểm.
- Đặt vấn đề vào bài:
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1 Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: : + Ôn tập lại bài hát Khúc hát chim sơn ca

- Cách thức tổ chức hoạt động:


Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Phương pháp: luyện tập thực hành.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ I/. Ôn tập bài hát:
Yêu cầu Quản ca bắt nhịp cho HS hát lại một lần. Khúc hát chim sơn ca
-Sửa sai cho HS nếu có
-Đàn giai điệu, yêu cầu hs chú ý nghe và hát theo đàn một lần.
-Chia lớp thành 4 nhóm hát thi đua Bài Khúc hát chim sơn ca
-Hướng dẫn học sinh nhận xét cao độ, cường độ, Âm sắc
(Mức độ hát đều, to khỏe).
-Khích lệ học sinh xung phong hát cá nhân.
-Nhận xét, sửa sai cho học sinh
-Hướng dẫn học sinh hát và gõ phách theo nhịp một lần.
-Sửa sai cho học sinh
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 62
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em
phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Kiến thức2
-Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: + Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 5, kết hợp đánh đúng nhịp.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Phương pháp: luyện tập thực hành. II. Ôn tập
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ TĐN số 5: Em
-Yêu cầu Quản ca bắt nhịp cho HS đọc mỗi nhóm đọc một lần. là bông hồng
-Sửa sai bài TĐN cho HS nhỏ.
-Đàn giai điệu, yêu cầu hs chú ý nghe và đọc theo đàn một lần.
-Sửa sai cho học sinh
- Khích lệ học sinh xung phong đọc nhạc cá nhâ n.
-Nhận xét, sửa sai cho học sinh
-Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và gõ phách tre bài một lần.
-Sửa sai cho học sinh
-Hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp hát lời ca , kết hợp biểu diễn
một vài động tác phụ họa đơn giản.
-Sửa sai cho học sinh
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Kiến thức 3
-Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: + Ôn lại các kiến thức nhạc lí đã học và vận dụng tốt các kiến thức đó vào bài
học.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Phương pháp: luyện tập thực hành. III. Ôn tập Âm
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ nhạc thường thức
? em hãy nêu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của một số - Nhạc sĩ: Đỗ
nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Bê- tô- ven Nhuận, Bê- tô- ven
Nhận xét.Yêu cầu học sinh đọc nhẩm lại các kiến thức đó, chú ý
đến ngày tháng
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát Khúc hát
chim sơn ca
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 63
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết
luận.
+ HS tập hát hoà giọng
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Các nhóm từ 4 – 6 HS trình bày 1 bài thực hành trong số những bài
sau : Hát bài Khúc hát chim sơn ca, kết hợp vận động theo nhạc.
Tập đọc nhạc bài TĐN số 5, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát .
- HS trả lời câu hỏi trong sgk
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát bài hát - Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: 26/12/2020 Ngày soạn: 7A.......7B.......7C..............

Tiết 17, 18
Kiểm tra cuối kì I

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 64
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Kiến thức: - Kiểm tra sự tiếp thu và trình bày 4 bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa,
Chúng em cần hòa bình, Khúc hát chim sơn ca. và TĐN số 1, số 2, số 3, số 4 , số 5 của HS.
- Kiểm tra kiến thức về phần nhạc lý và âm nhạc thường thức
-Thực hiện đúng phách nhịp bài hát và bài TĐN,
thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài.
- Thông qua kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS.
- Khích lệ HS có sự tự tin khi trình bày bài hát , TĐN
- Kĩ năng: + Rèn luyện kỹ năng nghe, hát, đọc nhạc, quan sát, ghi nhớ
- Thái độ: + Giáo dục ý thức học tập tự tin, nghiêm túc cho HS
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: .Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng
lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực
cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: - Giúp HS có ý thức tự giác trong môn học.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không).
3. Bài mới:
A. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức đề : Thực hành
- Thời gian: 45 phút.
B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận Vận dụng cao
Chủ đề dụng

1.Học hát: Nhận biết câu Hát kết hợp


hát nằm trong gõ đệm, vận
Chúng em cần bài hát nào? Tác động theo
hòa bình giả? nhạc.
Khúc hát chim
sơn ca
Số câu 1câu 1câu 2 câu
Tỉ lệ % 20% 10% 30%
2. Nhạc lí- TĐN Trình bày Đọc đúng
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 65
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Cung và nửa công thức, bài TĐN
cung chia câu,
Dấu hóa nhận biết cao
Tập đọc nhạc số độ, trường độ
3,4,5 bài TĐN
Số câu 1câu 1câu 2 câu
Tỉ lệ % 40% 30% 70%

Tổng số câu 1câu 1câu 1câu 1câu 4 câu


Tỉ lệ % 20.% 40% 30% 10 % 100%
( Tỉ lệ % tương ứng với mức độ số điểm)
- Trên 50% xếp loại: Đ
- Dưới 50% xếp loại: CĐ
IV. ĐỀ RA
Đề 1: Lớp 7A
1. Câu hát:“ Chúng em cần bầu …. Hòa bình” là câu hát nằm trong bài hát nào? Tác giả?
2. Hiểu thế nào về cung và nửa cung? Hoàn thành các ví dụ sau?
Đồ - rê : Son – la :
Rê – mi: La – si :
Mi – pha : Si – đô :
Pha – son :
3. Đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 3
4. Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài: Chúng em cần hòa bình?
Đề 2: Lớp 7B
1. Câu hát: “ Gọi ánh trăng lên. Vi vu, vi vù” là câu hát nằm trong bài hát nào? Tác giả?
2. Dấu hóa dùng để làm gi? Có mấy loại dấu hóa, đó là những loại nào?
3. Đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 4
4. Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài: Khúc hát chim sơn ca.
Đề 3: Lớp 7C
1. Câu hát: “ Ơi sơn ca hỡi sơn ca .......bằng tiếng hát mê say tuổi thơ” là câu hát nằm
trong bài hát nào? Tác giả?
2. Trong 7 bậc âm tự nhiên những đoạn nào là 1cung, nửa cung.
ĐÔ – RÊ – MI – FA – SON – LA – SI – ĐÔ
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 66
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
3. Đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 5
4. Hát kết hợp vỗ tay theo phách bài: Khúc hát chim sơn ca
V ĐÁP ÁN
Đề 1: 1. Chúng em cần hòa bình – Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân
2. Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh liền
bậc. Một cung bằng 2 nửa cung.
Đồ - rê : 1 cung Son – la :1 cung
Rê – mi: 1 cung La – si : 1 cung
Mi – pha : ½ cung Si – đô : ½ cung
Pha – son : 1 cung
3. HS đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 3
4. HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài Chúng em cần hòa bình
Đề 2: 1. Khúc hát chim sơn ca - Nhạc và lời: Đỗ Hòa An
2. Dấu hóa là thay đổi độ cao các nốt nhạc. Có 3 loại dấu hóa: Dấu thăng, dấu giáng, dấu
bình
3. HS đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 4
4. HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài Khúc hát chim sơn ca
Đề 3: 1. Khúc hát chim sơn ca - Nhạc và lời: Đỗ Hòa An
2. ĐÔ – RÊ – MI – FA – SON – LA – SI – ĐÔ
1 cung, 1 cung,½ cung, 1 cung ,1 cung, 1 cung, ½ cung
3. HS đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 5
4. HS hát kết hợp vỗ tay theo phách bài Khúc hát chim sơn ca

Ngày soạn: 15/01/2021 Ngày soạn: 7A.......7B.......7C..............

Tiết 19
- Học hát:Bài Đi cắt lúa
- Nhạc lí: Sơ lược về quãng

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: - Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát “Đi cắt lúa”.

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 67


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Có khái niệm về quãng, phân biệt được quãng giai điệu và quãng hoà thanh. Biết gọi tên
các quãng.
- Củng cố kỹ năng học bài hát mới: Nhận biết, biết cách sử dụng một số ký hiệu nhạc lí
trong bài hát, kết hợp ôn kiến thức về nhạc lí.
- Củng cố kỹ năng phân tích các từ khó trong lời bài hát, chia câu, chia đoạn để lấy hơi và
nhận biết giai điệu, nội dung bài hát.
- Các em có cảm nhận và hiểu biết được sự phong phú, độc đáo của nền ca nhạc dân gian
các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Kĩ năng: - Luyện hát tập thể, đơn ca, hát hoà giọng và đối đáp kết hợp gõ đệm
- Nâng cao khả năng nhận biết kí hiệu âm nhạc
- Thái độ: Thêm yêu mến người lao động, yêu quê hương đất nước và các làn điệu dân ca
các dân tộc Việt Nam.
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực luyện tập, năng lực trình diễn âm
nhạc.
- Phẩm chất: - Qua nội dung bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến người lao
động,yêu quê hương đất nước
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan, bảng nhạc
- Đàn hát thuần thục bài hát “Đi cắt lúa”
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua HĐ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Vào bài: Trò chơi: Nói và làm ngược (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
- Lớp trưởng sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải
làm ngược lại. - Lớp trưởng có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người
chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
- Đặt vấn đề vào bài: GV giới thiệu vào nội dung bài học

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 68


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Miền đất Tây Nguyên màu mỡ ở Tây Nam Trung Bộ nước ta gồm có các tỉnh Kon
tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng (Tây Nguyên) là nơi sinh sống cảu các dân tộc ít người: Bana,
Êđê, Giarai ... Người Tây Nguyên yêu quê hương đất nước, tự do, chính nghĩa. Họ đã vật
lộn với thiên nhiên, thú dữ để bảo vệ nương ngô, rẫy lúa, chiến thắng giặc ngoại xâm, giữ
cho buôn làng được yên vui. Người Tây Nguyên thích ca hát và có những bài dân ca đậm
chất dân gian đáng quý. Tiết này, các em sẽ học 1 bài hát dân ca H’rê – bài “Đi cắt lúa”
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1 Học hát: Bài Đi cắt lúa
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút
- Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát “Đi cắt lúa”.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Phương pháp: thuyết trình, trực quan
Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi. I. Học hát: Bài Đi cắt lúa
Dân ca Hre Tây Nguyên
Gv: giới thiệu 1.Giới thiệu bài
Miền đất cao nguyên màu mỡ ở Tây Nam Bài hát viết ở nhịp 2/4. Viết ở giọng Đô
Trung Bộ nước ta gồm có các tỉnh Gia Lai trưởng.sử dụng nhiều dấu luyến láy thể
Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng được gọi hiện đúng tình chất dân ca của vùng đất tây
chung là Tây Nguyên. Nơi đây có những Nguyên.
dân tộc ít người sinh sống như: Ba-Na,
Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng, Hrê. Người Tây
Nguyên yêu đất nước, yêu tự do chính
nghĩa. Họ đã vật lộn với thiên nhiên thú dữ
để bảo vệ nương ngô rẫy lúa, chiến thắng
giặc ngoại xâm, giữ cho buôn làng được
yên vui. Đi cắt lúa là 1 trong những bài
dân ca được người dân nơi đây hát mỗi khi
được vụ mùa bội thu, bài hát đã trở nên
quen thuộc với nhân dân ta.
Hs: nghe và ghi lại ND cần thiết
Gv:hát mẫu 2. Nghe hát mẫu
HS: nghe và cảm nhận giai điệu bài hát
GV: Bài hát gồm mấy câu? 3. Chia câu:
HS: 2 câu gồm có 2 câu hát ngắn gọn.
GV: hướng dẫn khởi động giọng 4. Khởi động giọng

Hs: Theo dõi và luyện thanh

5. Tập hát từng câu


Gv: hát mẫu từng câu 2-3 lần
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 69
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Hs: nghe, nhẩm theo và tập hát Hát theo đàn từng câu theo lối múc xích
Gv: theo dõi và hướng dẫn sửa sai, hát hết cho đến hết bài.
2 câu gv hd hs ghép lại cho đến hết bài. - Cả Lớp hát.
Gv; yêu cầu - Từng dãy hát.
Hs;thực hiện - Cá nhân hát.
Gv: theo dõi và hd sửa sai nếu có
Gv; yêu cầu cả lớp trình bày hoàn thiện bài
hát. 6. Hát hoàn thiện cả bài
HS: thực hiện
Gv yêu cầu Hs trình bày bài hát theo
dãy,tổ, nhóm
Gv; theo dõi và hướng dẫn sửa sai
Gv hd: 1 nửa lớp hát câu 1, nửa còn lại nối
tiếp câu 2 sau đó sang lần 2 cả lớp cùng
trình bày hoàn thiện bài hát kết hợp với vỗ
tay theo nhịp.
Hs: theo dõi và thực hiện sau đó đổi lại
cách trình bày.
Kiêm tra 1nhóm (4hs)
Gv chỉ định
Hs lên kiểm tra
Gv đánh giá và cho điểm
- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em
phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Kiến thức 2 - Nhạc lí: Sơ lược về quãng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: - Có khái niệm về quãng, phân biệt được quãng giai điệu và quãng hoà thanh.
Biết gọi tên các quãng.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung

II: Nhạc lý : Sơ lược về quãng


1.KN:
Gv treo bảng phụ vd Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm,
Gv: yêu cầu Hs đọc SGK trả lời câu vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc. Quãng có 2
hỏi: Thế nào là quãng? âm vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu,
Hs: trả lời quãng có 2 am vang lên cùng 1 lúc gọi là quãng
hoà âm.
GV: Đàn 2 nốt nhạc vang lên lần VD: quãng giai điệu:
lượt và đồng thời

Vd: quãng hoà âm:


GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 70
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

2. Gọi tên quãng


- Quãng 1: gồm 2 nốt cùng tên Vd: Đồ-đồ, rê-
Gv đánh giá và giới thiệu về quãng, rê…
cách gọi tên các quãng. - Quãng 2: gồm 2 nốt đi liền bậc Vd: Đồ-rê, Mi-
fa….
- Quãng 3: gồm 2 nốt cách nhau 1 bậc âm Vd:
Đồ-mi, Mi-son….
Tương tự như vậy lần lượt ta có các quãng
4,5,6....
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
+ HS tự luyện tập bài hát.
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia
nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Yêu cầu HS tập đặt lời mới cho bài hát.
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát .
- HS trả lời câu hỏi trong sgk
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát bài hát - Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 71
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Ngày soạn: 12/01/2021 Ngày soạn: 7A.......7B.......7C..............


Tiết 20
- Ôn tập bài hát: Đi cắt lúa
- Tập đọc nhạc: TĐN số 6

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: - Giúp HS học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát "Đi cắt lúa "
- Dạy các em kỹ thuật hát lĩnh xướng và kỹ thuật hát tốp ca.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 72
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Đọc đúng giai điệu và ghép lời ca thành thạo bài TĐN số 6
- Giúp các em đọc tốt bài TĐN số 6 áp dụng phần nhạc lí.
- Thông qua bài TĐN giáo dục các em có thái độ yêu quí bản làng,trân trọng tình cảm của
tuỏi thơ
- Kĩ năng: - HS hát đúng giai điệu lời ca của bài hát “Đi cắt lúa”. Biết cách lấy hơi,
hát rõ lời, diễn cảm.
- Biết biểu diễn bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca….
- HS biết cách gõ nhịp hoặc gõ phách và đọc đúng cao độ, trường độ, tên nốt nhạc trong
bài TĐN số 6
- Thái độ: Qua bài hát, giáo dục HS tình cảm yêu mến người lao động, yêu quê hương đất
nước, có ý thức trân trọng, giữ gìn các làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên.
- Các em thích đọc nhạc ở tất cả các bài.
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực luyện tập, năng lực trình diễn âm
nhạc.
- Phẩm chất: - Giúp HS biết trân trọng và giữ gìn các làn điệu dân ca VN.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan, bảng nhạc
- Đàn và hát đúng giai điệu bài TĐN số 6 “Xuân về trên bản”.
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm vui khỏe kết hợp gõ phách chính xác bài
hát “Đi cắt lúa”.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua HĐ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Vào bài: Trò chơi âm nhạc : Đố nghề (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: Giáo viên chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
Giáo viên sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời
xem là nghề gì. Giáo viên phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước
thì được thêm 1 điểm
- Đặt vấn đề vào bài: GV giới thiệu vào nội dung bài học
Ở các tiết trước các em đã được học bài hát “Đi cắt lúa” của dân ca Hrê (Tây Nguyên).
Để hát được bài hát hay hơn, chính xác hơn và để các bạn có cơ hội thể hiện mình, tiết

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 73


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
này các em sẽ ôn lại bài hát ở tiết 19 và đọc bài TĐN số 6 “Xuân về trên bản” của nhạc sĩ
Nguyễn Tài Tuệ. Bây giờ cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1 |Ôn tập bài hát: Đi cắt lúa
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: - Giúp HS học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát "Đi cắt lúa "
- Dạy các em kỹ thuật hát lĩnh xướng và kỹ thuật hát tốp ca.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi. I. Ôn tập bài hát: Đi cắt lúa
Dân ca Hre Tây Nguyên
Gv: yêu cầu cả lớp trình bày hoàn chỉnh toàn bộ bài hát
HS: thực hiện
GV: theo dõi và hướng dẫn điều chỉnh những chỗ cần
thiết.
Gv: yêu cầu hs trình bày bái hát theo tổ
Hs: trình bày
Gv; theo dõi và hd điều chỉnh những chỗ còn sai
Kiểm tra 1 nhóm (4hs)
Gv: chỉ định
Hs; lên bảng trình bày
Gv; đánh giá và cho điểm, động viên hs học thuộc bài
để trình bày tốt hơn

- Kết luận, chốt kiến thức:


Tìm một số bài dân ca các dân tộc Tây Nguyên.
Kiến thức 2 - Tập đọc nhạc: TĐN số 6
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút
- Mục tiêu: + Đọc đúng giai điệu và ghép lời ca thành thạo bài TĐN số 6
+ Giúp các em đọc tốt bài TĐN số 6 áp dụng phần nhạc lí.
+ Thông qua bài TĐN giáo dục các em có thái độ yêu quí bản làng,trân trọng
tình cảm của tuỏi thơ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung

Gv treo bảng phụ bài TĐN


Gv: giới thiệu: II: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN
- Bài TĐN số 6 được trích từ ca khúc Xuân về trên bản SỐ 6 xuân về trên bản
của nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ. Đây là bài TĐN viết ở 1. Tìm hiểu bài
giọng La thứ, có đường nét giai điệu nhẹ nhàng, mềm -Bản nhạc viết ở nhịp 2/4, gồm
mại. có 16 ô nhịp.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 74
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Hs: nghe và theo dõi,tìm hiểu bài. - Cao độ: La, đồ, rê mi fa, son.
- Trường độ: đen, trắng. đơn.
GV: Bản nhạc này có thể chia làm mấy câu? mỗi Bài gồm bốn câu, mỗi câu có
câu có mấy ô nhịp? bốn ô nhịp.
HS: trả lời
Gv; yêu cầu hs quan sát bản nhạc và hd hs tìm hiểu bài. 2. Tập đọc tên nốt nhạc của từng
HS: quan sát và tìm hiểu câu
Gv; chỉ vào từng nốt nhạc trong bản nhạc và yêu cầu hs
đọc tên nốt
Hs: quan sát và đọc bài 3. Đọc gam La thứ
GV; kẻ gam a-moll lên bảng và hd hs đọc
Hs; theo dõi và đọc gam a- moll 3-4 lần.
Gv; đọc mẫu từng câu 2-3 lần và hd hs đọc bài
Hs: theo dõi, nhẩm theo và tập đọc
Gv; theo dõi và hứng dẫn sửa sai, đọc hết 2 câu Gv yêu
4. TĐN từng câu
cầu hs đọc ghép lại cho đến hết bài
Gv hd; 1 nửa lớp đọc nhạc 1 nửa lớp ghép lời ca sau đó
đổi lại
Hs: thực hiện
Gv: theo dõi và nhận xét phần trình bày của từng bên
và hd điều chỉnh những chỗ còn sai
5. Tập hát lời ca
GV; yêu cầu cả lớp đọc nhạc và ghép lời ca hoàn thiện
bài TĐN kết hợp với gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu
HS: thực hiện
Gv; nhận xét và hd điều chỉnh những chỗ cần thiết
Gv; yêu cầu hs trình bày hoàn chỉnh bài TĐN theo tổ,
6. TĐN và ghép lời ca hoàn
dãy, kết hợp với các hình thức gõ đệm.
chỉnh bài TĐN
Hs; thực hiện, hs khác nhận xét
Gv; đánh giá và hd điều chỉnh những chỗ còn sai nếu
có.
Gv hd; hs trình bày bài theo lối đối đáp:
- Nửa lớp hát câu 1. nửa lớp hát câu 2 và đổi lại ở lời 2.
* Kiểm tra 1 nhóm (8hs)
Gv động viên tinh thần xung phong
Hs lên bảng trình bày
Gv đánh giá và cho điểm..
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
+ HS tự luyện tập bài TĐN.
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 75
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
+ GV giúp HS
sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng
dẫn HS thể hiện Tiết 21
sắc thái và tình - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6
cảm của bài - Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát
TĐN.
+ Một vài nhóm
trình bày kết
quả trước lớp.
Các nhóm khác
tham gia nhận
xét, đánh giá.
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Yêu cầu HS tập đặt lời mới cho bài TĐN.
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài TĐN .
- HS trả lời câu hỏi trong sgk
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát lời - Nhóm 2 đọc nhạc.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Ngày soạn: 15/1/2021 Ngày soạn: 7A.......7B.......7C..............

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 76


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: - Giúp các em đọc tốt và hát lời chính xác bài tập đọc nhạc số 6, yêu cầu các
em đọc đúng cao độ ,trường độ.
- HS nhận biết được một số thể loại bài hát. Cho các em nghe một số bài minh họa của
từng thể loại bài hát, tư đó có thể liên hệ với một số bài khác và tìm ra cách sắp xếp các
thể loại hợp lí
- Kĩ năng: - Tiếp tục củng cố kỹ năng khởi động giọng; Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành,
rõ chữ...
- Có kỹ năng gõ nhịp, phách khi tập đọc nhạc.
- Giúp các em củng cố kỹ năng học ÂNTT, ghi nhận các kiến thức cần nhớ.
- Thái độ: - Giáo dục các em thêm yêu quê hương, đất nước
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực
hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực cảm thụ
âm nhạc.
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Đàn ocgan
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Thanh phách
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua HĐ
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Vào bài: Trò chơi âm nhạc: Hát và chuyển đồ vật
HS hát bài “§i c¾t lóa”, vừa luân chuyển 1 bông hoa (hoặc vật nào đó) cho bạn bên
cạnh. Đến tiếng hát cuối cùng trong bài, bông hoa dừng ở vị trí của bạn nào thì bạn
đó phải lên hát hoặc nhảy lò cò trong lớp.
- Đặt vấn đề vào bài: GV giới thiệu vào nội dung bài học

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 77


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
Ở các tiết trước các em đã được học bài TĐN số 6. Để đọc được bài hát hay hơn, chính
xác hơn.Tiết này các em sẽ ôn lại bài TĐN số 6 và tìm hiểu về sự phân chia các thể loại
bài hát trong nghệ thuật âm nhạc.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Kiến thức 1 - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: - Giúp các em đọc tốt và hát lời chính xác bài tập đọc nhạc số 6, yêu cầu các
em đọc đúng cao độ ,trường độ.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi. I.Ôn tập Tập đọc nhạc:TĐN
số 6: Xuân về trên bản
Gv hỏi: Bài TĐN được chia làm mấy câu?
HS trả lời
GV yêu cầu 1 nửa lớp đọc nhạc, 1nửa lớp ghép lời sau
đó đổi lại cách trình bày
HS; thực hiện
GV: theo dõi và hướng dẫn sửa sai nếu có
Gv: yêu cầu hs trình bày bài TĐN kết hợp với gõ đệm
theo nhịp và tiết tấu
HS thực hiện
Gv: đánh giá và hd sửa sai nếu có
* Kiểm tra 1nhóm(4hs)
GV chỉ định
HS: lên bảng trình bày
GV đánh giá và cho điểm
- Kết luận, chốt kiến thức:
Kiến thức 2 - Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút
- Mục tiêu: HS nhận biết được một số thể loại bài hát. Cho các em nghe một số bài minh
họa của từng thể loại bài hát, tư đó có thể liên hệ với một số bài khác và tìm ra cách sắp
xếp các thể loại hợp lí
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung

Gv: ghi bài lên bảng


HS; ghi bài vào vở II: - Âm nhạc thường thức:
- GV yêu cầu HS đọc bài SGK. Một số thể loại bài hát
- Để phân chia thể loại bài hát (hoặc thể loại âm
nhạc), người ta căn cứ vào nội dung âm nhạc hoặc
hình thức tình diễn, có khi lại căn cứ vào môi
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 78
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
trường và hoàn cảnh sử dụng. Dưới đây là một số
thể loại bài hát: 1. Hát ru:
- GV trình bày trích đoạn 1số bài hát ru - Hát ru là những bài ca có âm
( Mẹ yêu con, Ru em, Ru con...) điệu khoan thai, nhẹ nhàng, tiết
- HS nhận xét tính chất của bài hát ru. tấu đung đưa như để ru cho trẻ
- GV trình bày trích đoạn 1số bài hát ru ngủ...
( Mẹ yêu con, Ru em, Ru con...)
- HS nhận xét tính chất của bài hát ru. 2. Hành khúc:
Gv hỏi:Thế nào là thể loại hành khúc? - Hành khúc là những bài hát có
Hs trả lời tính chất mạnh mẽ dứt khoát phù
Cho Hs nghe 1 số bài hát: "Hành khúc Đội Thiếu hợp với nhịp bước chân đi.
niên Tiền phong Hồ Chí Minh". - VD: "Hành khúc Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh".
GV hỏi: thế nào là bài hát lao động? 3. Bài hát lao động:
HS trả lời - Nhịp điệu những bài hát này
Gv đánh giá và chuẩn hoá kiến thức thường phù hợp với các động tác
lao động.
- Yêu cầu HS hát bài "Đi cắt lúa".
4. Bài hát sinh hoạt vui chơi:
- Nêu nội dung và tính chất của thể loại bài hát - Bài hát sinh hoạt vui chơI là
sinh hoạt, vui chơi? những bài có tính chát phù hợp
- Cho HS hát bài "Bắc kim thang". với những hoạt động sinh hoạt vui
chơi: Rước đèn ông sao, Bắc kim
thang,…
- GV trình bày trích đoạn 1 số bài hát thể loại trữ 5. Bài hát trữ tình, tình ca:
tình, tình ca (Bài ca hi vọng, Em đi giữa biển -HS nhận xét về tính chất thể loại
vàng...). bài hát (là những bài hát giàu tình
cảm, nội dung thường đề cập đến
tình yêu, đất nước, con người...).
- Thế nào là bài hát nghi lễ, nghi thức? 6. Bài hát nghi lễ, nghi thức:
- HS hát bài "Tiến quân ca" (Quốc ca). - Việc phân chia các thể loại bài
Làm thế nào để nhận biết các thể loại bài hát? hát này cũng chỉ mang tính chất
tương đối, trừ trường hợp nội
dung và tính chất của bài hát quá
rõ ràng, tiêu biểu. Đôi khi bài hát
xếp ở thể loại này nhưng mặt nào
Sử dụng di sản vào phần Âm nhạc thường thức: đó vẫn có thể đặt ở thể loại kia.
Một số thể loại bài hát
Gv cho HS nghe một số bài dân ca ví giặm
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 79
Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
+ HS tự luyện tập bài TĐN.
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài TĐN.
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia
nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Yêu cầu HS hát lời mới của bài TĐN đã đặt ở nhà
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp.
Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Thời lượng: 2 phút.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
- Cách thức thực hiện: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài TĐN .
- HS trả lời câu hỏi trong sgk
5. Đánh giá:
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1 hát lời - Nhóm 2 đọc nhạc.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 80


Trường THCS Nam Thành Giáo án: Âm nhac 7

GV: Nguyễn Văn Ninh Năm học: 2020- 2021 81

You might also like