You are on page 1of 38

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÙ NINH

TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚ


**************

ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KĨ THUẬT


DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2021-2022

Tên đề tài : COVID-19 : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

Bình Phú, năm 2021

1
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
6. Tính mới, tính sáng tạo
7. Giới hạn nội dung nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Cấu trúc đề tài

PHẦN II: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Tổ chức nghiên cứu lý luận
1.1. Mục đích
1.2. Nội dung
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Thời gian
2. Tổ chức nghiên cứu trực tiếp
2.1. Mục đích
2.2. Nội dung
2.3. Các phương pháp bổ sung
3. Thời gian
TIỂU KẾT PHẦN II

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


A - Về lý luận
1. Hiểu về dịch bệnh Covid-19
1.1. Covid-19 là gì ?

2
1.2. Corona chủng mới là gì ?
1.3. Triệu chứng Covid-19.
2. Covid-19 lây lan như thế nào ?
2.1. Lây truyền trực tiếp
2.2. Lây truyền thông qua tiếp xúc
2.3. Lây truyền khí dung
3. Tác động của đại dịch Covid-19
3.1. Trên bình diện quốc tế
3.1.1. Cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động tới tất cả các lĩnh vực
3.1.2. Sự “tam trùng” của 3 cuộc khủng hoàng (y tế, kinh tế, xã hội)
3.1.3. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
3.1.4. Tính chất tác động khác biệt của đại dịch Covid-19
3.1.5. Về kinh tế
3.1.6. Về các lĩnh vực xã hội
3.1.7. Về lĩnh vực môi trường
3.1.8. Tác động đến quan hệ quốc tế
3.1.9. Tác động đến vai trò của nhà nước
3.1.10. Vòng xoáy kinh tế chưa có lối thoát hiệu quả
3.2. Tác động đến Việt Nam
3.2.1. Về y tế
3.2.2. Về kinh tế
3.2.3. Về văn hóa, xã hội
4. Bảo vệ bạn và những người khác khỏi Covid-19
4.1. Các giải pháp cấp bách
4.2. Các cơ chế, chính sách phù hợp
4.3. Tổ chức thực hiện
5. Phải làm gì nếu bạn bị nhiễm Covid-19
5.1. Các triệu chứng khi nhiễm Covid-19
5.2. Những người có nguy cao mắc bệnh Covid-19
3
5.3. Bạn nên làm gì nếu có các triệu chứng Covid-19
5.4. Khi nào bạn có thể rời khỏi nhà sau khi bị bệnh ?
B - Về thực tiễn
1. Hiểu về Covid-19
2. Hiểu về Covid-19 lây lan như thế nào
3. Tác hại của bệnh Covid-19
4. Bảo vệ bạn và người khác khỏi Covid-19
5. Các giải pháp hạn chế dịch Covid-19

TIỂU KẾT PHẦN III……………………………………………………

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………


1. Kết luận
2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………

4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Trước đại dịch Covid-19, con người mới cảm thấy mình thật sự nhỏ bé,
mong manh. Không chỉ con Covid nhỏ bé, mà trong vũ trụ bao la, mạng sống
con người cũng rất mong manh nhỏ bé. Con virus tí ti cũng giết chết mình,
bao năm con người nghĩ ta là anh hung, là chúa tể của muôn loài. Bây giờ,
virus Corona bảo sao ta phải nghe vậy: nó bảo phải bịt miệng thì ta phải bịt
miệng, nó bảo ta không đi ra ngoài là ta không được đi ra ngoài, nó bảo
không được ăn chơi là ta không được ăn chơi, nó bảo phải đứng cách xa nhau
là ta phải đứng cách xa nhau, nó bảo chết không được nhìn mặt nhau chúng
ta cũng phải tuân thủ.

Cả thế giới đang gồng mình trong đại dịch Covid-19, rất nhiều sự mất mát,
đau thương, tang tóc phủ trùm lên cả nhân loại, chúng em là học sinh không
thể, không thể không tránh khỏi những suy tư, xúc cảm, dù là ai trên trái đất
này mà ra đi cũng là sự mất mát với gia đình, người thân, vì đều là con người
với nhau, sống trên một trái đất

Dịch bệnh COVID-19, với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến
phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước
trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đợt bùng phát
dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với
quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc biệt,
dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm
rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống nhân dân, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc
hội và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; với tinh thần
5
“chống dịch như chống giặc”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời
ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản để tập trung chỉ đạo các cấp, các
ngành, các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ,
giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thích ứng với tình hình; huy
động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cộng
đồng doanh nghiệp, Nhân dân cả nước; với yêu cầu đặt tính mạng, sức khỏe
của Nhân dân lên trên hết, trước hết, qua đó đã từng bước kiểm soát được
tình hình dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, đoàn kết,
đồng lòng chia sẻ để cùng nhau phòng, chống dịch của các cấp, các ngành,
các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước; đặc biệt biểu
dương các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ
thuật viên, cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cán bộ
ở cơ sở và đội ngũ tình nguyện viên đã tận tâm, nỗ lực vượt bậc trong công
tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân
dân.

Tuy nhiên, trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không ít cơ
quan, đơn vị, địa phương còn thực hiện chưa thật nghiêm, thật dứt khoát,
thực chất các biện pháp theo quy định, thậm chí còn chủ quan, lơ là; thiếu
đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được
khắc phục, nhất là ở cơ sở tại một số địa phương.

Việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” ở nhiều nơi còn chưa được quán
triệt, chưa đúng, chưa đầy đủ trách nhiệm, còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn tới
lúng túng khi tình hình, diễn biến dịch bệnh thay đổi. Việc tổ chức tiêm
vaccine còn chậm, chưa thật sự khoa học, hiệu quả. Việc quản lý, kiểm soát
người ra vào vùng có dịch chưa chặt chẽ, không ít nơi còn buông lỏng, chủ
quan. Việc tổ chức vận tải, lưu thông hàng hóa vẫn còn tình trạng vừa thiếu
an toàn, vừa ách tắc cục bộ. Một bộ phận tổ chức, doanh nghiệp, người dân

6
chưa ý thức được sự nguy hiểm, lây lan nhanh của biến chủng mới Delta và
chưa chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch bệnh.

Thời gian tới, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự
báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của Nhân dân và ảnh
hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh
nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu. Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm,
hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn dân trong
giai đoạn hiện nay.

Chính bởi những lý do trên đây, chúng em quyết định lựa chọn đề tài
“Covid-19 : Những điều cần biết”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


- Khảo sát được thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh THCS (chủ yếu
là học sinh trường THCS Vĩnh Phú) về những biện pháp về phòng chống
dịch bệnh Covid-19.
- Đề xuất phương pháp xây dựng hình thức giáo dục nhận thức, thay đổi hành
vi ,góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trường
THCS Vĩnh Phú.
- Đánh giá được sự chuyển biến trong nhận thức, thái độ của học sinh sau khi
thực hiện các giải pháp.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Hệ thống hoá một số cơ sở lý luận cơ bản về những biện pháp về
phòng chống dịch cho học sinh THCS.
3.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về những biện pháp phòng
chống dịch của học sinh THCS.
3.3. Đề xuất biện pháp truyền tải giá trị sống cho học sinh THCS Vĩnh Phú
thông qua nghệ thuật điện ảnh.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao cách phòng chống dịch bệnh Covid 19 cho
học sinh THCS Vĩnh Phú.
Khách thể nghiên cứu:

7
Nghiên cứu học sinh THCS Vĩnh Phú , đại diện là 32 học sinh trường
THCS Vĩnh Phú
- Tổng số khách thể khảo sát: 32 học sinh lớp 8 trường THCS Vĩnh Phú
trong thời gian thực hiện đề tài, trong đó nghiên cứu trường hợp với 1 học sinh.
- Tham khảo ý kiến của giáo viên, phụ huynh: 33 người.
+ 01 giáo viên chủ nhiệm.
+32 phụ huynh học sinh.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
- Với nguyên tắc và cách tiếp cận giáo dục nâng cao cách phòng chống
dịch bệnh Covid 19 tập trung vào:
+ Giáo dục cung cấp kiến thức, nhận thức VỀ dịch bệnh Covid 19
+ Giáo dục ý thức, thái độ VÌ dịch bệnh Covid 19
+ Giáo dục kĩ năng hành động TRONG dịch bệnh Covid 19
- Việc áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao cách phòng chống dịch
bệnh Covid 19 sẽ làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của học sinh
THCS (chủ yếu là học sinh trường THCS Vĩnh Phú) trong các hoạt động tại
trường học.
6. TÍNH SÁNG TẠO, KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG, TÍNH KHẢ THI:
6.1. Tính sáng tạo:
+ Giải pháp phối hợp được nhiều hình thức tuyên truyền, đặc biệt là
những kênh tuyên truyền phù hợp với xu hướng của giới trẻ.
+ Giải pháp này có khả năng tận dụng được nguồn lực sẵn có tại trường-
đó chính là các bạn học sinh.
6.2. Khả năng nhân rộng:
- Khả năng nhân rộng: Khi thực hiện cách phòng chống dịch bệnh Covid
19, chúng em có thể nhân rộng sang các trường THSC trên toàn huyện thông
qua các kênh sau:
+ Thông qua thư giới thiệu của Ban giám hiệu, Đội TNTP Hồ Chí Minh
trường THCS Vĩnh Phú.
+ Thông qua các trang mạng xã hội, đặc biệt là trang chính thức trên
Facebook của nhóm là phòng chống dịch bệnh Covid 19 phổ biến, kêu gọi các
bạn học sinh khác trong toàn huyện và cả nước.
6.3. Tính khả thi:
- Đây là một giải pháp có tính khả thi cao bởi:
+ Xét về góc độ kinh tế: Hầu như không mất chi phí về mặt tuyên truyền
vì đã sử dụng các điều kiện có sẵn.

8
+ Xét về phương diện xã hội: Các đối tượng hưởng lợi từ cách phòng
chống dịch bệnh Covid 19: học sinh (tránh được những sản phẩm độc hại đối
với sức khỏe), nhà trường (
giảm số tiền phải trả cho công nhân vệ sinh môi trường, cảnh quan sạch
đẹp); gia đình (từ học sinh tác động ngược tới thói quen tiêu dùng của mỗi gia
đình); xã hội (môi trường xanh- sạch- đẹp; giảm số lượng túi ni-lông và hộp xốp
không thể tự phân hủy).

6.1. Tính mới:


Sử dụng các thế mạnh của nghệ thuật điện ảnh để truyền tải thông điệp
về giá trị sống, qua đó làm thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh. Đây là
là một hình thức giáo dục bổ sung tối ưu nhất hiện nay trong việc giáo dục phẩm
chất đạo đức cho học sinh THCS Vĩnh Phú.
6.2. Tính sáng tạo:
Sử dụng câu lạc bộ điện ảnh để nghiên cứu thực nghiệm, giải quyết bài
toán về hạn chế thời gian, kinh phí của học sinh, nhà trường THCS Vĩnh Phú
trong việc giáo dục giá trị sống và bổ sung kĩ năng sống. Kết hợp thực hiện
nhiều hoạt động : giải trí, giao lưu, trải nghiệm,…
7. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Chọn nghiên cứu 4 giá trị sống trong 12 giá trị sống: Yêu thương, Tôn
trọng, Hợp tác, Trách nhiệm.
- Nghiên cứu sự thay đổi về nhận thức và hành vi dựa trên 4 giá trị sống của
học sinh THCS Vĩnh Phú .
Thời gian nghiên cứu: từ thành 4/2020 đến tháng 11/2020.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu có liên quan đến giá trị sống
và nghệ thuật điện ảnh để giải quyết nhiệm vụ 1: xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Xây dựng bảng hỏi về thực trạng giá trị sống và thực trạng việc truyền tải
giá trị sống thông qua nghệ thuật điện ảnh ở các trường được nghiên cứu từ đó
giải quyết nhiệm vụ 2 của đề tài; thực hiện khảo sát 3 tháng 1 lần qua đó đánh
giá sự thay đổi về nhận thức, hành vi của các thành viên về giá trị sống:
Đợt 1: Trước khi hoạt động Câu lạc bộ.

9
Đợt 2: Sau khi hoạt động Câu lạc bộ 3 tháng.
Đợt 3: Sau khi hoạt động Câu lạc bộ 6 tháng.
8.2.2. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
8.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu.
8.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Chọn 1 thành viên trong nhóm 30 thành viên tham gia nghiên cứu thực
nghiệm có biểu hiện bạo lực, không coi trọng giá trị sống. Nghiên cứu trường
hợp bằng cách quan sát, ghi nhận sự thay đổi hành vi của đối tượng trong thời
gian trên lớp; khảo sát ý kiến của đối tượng, phỏng vấn, thu thập ý kiến của giáo
viên, bạn bè và người thân xung quanh đối tượng để đo lường sự thay đổi về
nhận thức và hành vi.
2.2.5. Phương pháp xử lý kết quả
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Phần 3: Kết quả nghiên cứu của đề tài
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

10
PHẦN 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Tổ chức nghiên cứu lý luận:


Xác định các khái niệm công cụ về giá trị sống, giáo dục giá trị sống và
nghệ thuật điện ảnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá về giá trị sống của học sinh THCS, soạn
thảo phiếu điều tra thực nghiệm.
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực tiễn:
2.2.1 Thiết kế bảng hỏi:
Dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả xây
dựng phiếu hỏi cho học sinh THCS được xây dựng chủ yếu theo thang Likert 5
bậc. Gồm 3 phần:
- Phần A: Nhận thức chung về các giá trị sống của học sinh THCS. Phần
này nhằm tìm hiểu học sinh THCS hiện nay nhận thức về các giá trị sống ở mức
độ nào, và có những nguồn thống tin nào để giúp học sinh có được nhận thức
đúng về các giá trị sống.
- Phần B: Hiệu quả tác động của điện ảnh đối với truyền tải giá trị sống cho
học sinh THCS.
- Phần C: Các giá trị sống của học sinh THCS biểu hiện thông qua 2 khía
cạnh nhận thức, thái độ và hành vi.
2.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực tiễn dưới hình thức Câu lạc bộ:
Nghiên cứu sự thay đổi về nhận thức và hành vi dựa trên tiêu chí giá trị
sống của nhóm tham gia thực nghiệm. Trong vòng 6 tháng, thực hiện nghiên cứu
thực nghiệm trên 30 đối tượng theo phương pháp:
+ Xem phim theo nội dung về chủ đề Yêu thương, Trách nhiệm, Tôn trọng,
Hợp tác, 2 tuần một lần. Tiêu chí chọn phim: được sự giới thiệu và kiểm duyệt
của Hội điện ảnh Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi, độ dài phù hợp; thể loại phim:
phim điện ảnh, phim truyền hình, phim ngắn, phim tài liệu, phim hoạt hình.
+ Tổ chức các buổi thảo luận về nội dung, giá trị của phim, trao đổi 2 chiều
với thành viên (các thành viên tự làm phim ngắn, viết cảm nghĩ về những điều
học được từ phim ảnh) xen kẽ giữa các buổi chiếu phim; mời các chuyên gia về
tâm lí, điện ảnh tham gia thảo luận, hướng dẫn.
+ Thực hiện đo sự thay đổi về nhận thức giá trị sống.

11
* Khách thể nghiên cứu: 30 thành viên của Câu lạc bộ.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2020 đến tháng 11/2020
2.2.3. Các bước nghiên cứu:
Theo các bước sau
Bước 1: Chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu.
Bước 2: Tổ chức nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn.
Mục đích: Xác định cơ sở lý luận để nghiên cứu tập trung vào chủ đề giáo
dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua nghệ thuật điện ảnh.
Nội dung:
- Xác định các khái niệm công cụ về giá trị sống, giáo dục giá trị sống và
nghệ thuật điện ảnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá về giá trị sống của học sinh THCS, soạn
thảo phiếu điều tra thực nghiệm.
- Thời gian: Từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2020.
Bước 3 : Tổ chức nghiên cứu thực tiễn.
- Nghiên cứu thực tiễn nhằm chứng minh tính khả thi và khả dụng của việc sử
dụng nghệ thuật điện ảnh trong truyền tải - giáo dục giá trị sống cho học sinh
THPT.
Nội dung:
Thiết kế bảng hỏi:
* Mục đích: Từ khung lí thuyết của đề tài: khía niệm công cụ, từ 2 khía
cạnh biểu hiện giá trị sống của học sinh THCS (nhận thức, hành vi), từ các tiêu
chí đánh giá nhóm tác giả đã thiết kế các câu hỏi của bảng hỏi.

* Phương pháp: Nhóm tác giả xây dựng bảng hỏi theo 2 bước: 1/ phân tích
tài liệu, văn bản và phương pháp chuyên gia.; 2/ xác định các chỉ báo từ các tiêu
chí của nội dung nghiên cứu, trên cơ sở đó thiết kế thành bảng hỏi.

* Nội dung: Dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, nhóm
tác giả xây dựng phiếu hỏi cho học sinh THCS được xây dựng chủ yếu theo
thang Likert 5 bậc. Gồm 3 phần:
- Phần A: Nhận thức chung về các giá trị sống của học sinh THCS. Phần
này nhằm tìm hiểu học sinh THCS hiện nay nhận thức về các giá trị sống ở mức
độ nào, và có những nguồn thống tin nào để giúp học sinh có được nhận thức
đúng về các giá trị sống.
- Phần B: Hiệu quả tác động của điện ảnh đối với truyền tải giá trị sống cho
học sinh THCS.

12
- Phần C: Các giá trị sống của học sinh THCS biểu hiện thông qua 2 khía
cạnh nhận thức, thái độ và hành vi.
* Thời gian: Từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020
Tổ chức nghiên cứu thực tiễn dưới hình thức Câu lạc bộ:
* Mục đích: Nghiên cứu sự thay đổi về nhận thức và hành vi dựa trên tiêu
chí giá trị sống của nhóm tham gia thực nghiệm.
* Phương pháp và nội dung nghiên cứu: Trong vòng 6 tháng, thực hiện
nghiên cứu thực nghiệm trên 30 đối tượng theo phương pháp:
+ Tổ chức xem phim theo nội dung về chủ đề Yêu thương, Tôn trọng, Hợp
tác, Trách nhiệm 2 tuần một lần. Tiêu chí chọn phim: được sự giới thiệu và kiểm
duyệt của Hội điện ảnh Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi, độ dài phù hợp; thể loại
phim: phim điện ảnh, phim truyền hình, phim ngắn, phim tài liệu, phim hoạt
hình.
+ Tổ chức các buổi thảo luận về nội dung, giá trị của phim, trao đổi 2 chiều
với thành viên (các thành viên viết cảm nghĩ về những điều học được từ phim
ảnh) xen kẽ giữa các buổi chiếu phim; mời các chuyên gia về tâm lí, điện ảnh
tham gia thảo luận, hướng dẫn.
+ Thực hiện đo sự thay đổi về nhận thức giá trị sống.
* Khách thể nghiên cứu: 30 thành viên của Câu lạc bộ.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020
Bước 4 : Thảo luận kết quả nghiên cứu.
Hai tác giả sử dụng các phương pháp : Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và
khái quát hóa... các tri thức lý thuyết về giá trị sống, giáo dục giá trị sống và
nghệ thuật điện ảnh. Những phương pháp này được tiến hành dưới hình thức đọc
sách, báo, tạp chí, nghiên cứu các tài liệu, văn bản, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực
giáo dục phổ thông, lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác nghệ thuật điện ảnh… liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
Thành lập bộ phiếu thu gồm 4 đến 5 câu hỏi cho từng phim chiếu dựa trên
những tiêu chí giá trị sống mà đề tài nghiên cứu. Sau mỗi buổi hoạt động chiếu
phim của Câu lạc bộ, các thành viên sẽ tiến hành điền phiếu thu cá nhân. Xử lý
các số liệu thu thập được ở phần điều tra để phục vụ cho việc phân tích kết quả
Bước 5 : Kết luận và kiến nghị.

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


13
A - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LÝ LUẬN
1. GIÁ TRỊ SỐNG VÀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH
THCS:
1.1. Giá trị: Là cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật
chất và tinh thần1, là những gì có ích, có ý nghĩa, là động lực thúc đẩy hoạt động
của chủ thể.
1.2. Giá trị sống: Là tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, quý
giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống, khiến mỗi người đêù mong muốn
lĩnh hội, thể hiện, để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và góp phần cải thiện cuộc
sống chung2.
Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống", “giá trị của cuộc sống") là
những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được.
Vi thể, giá trị sống là cơ sở của hành động sống. Nó chi phối hành vi hướng
thìện của con người. Thuật ngữ giá trị sống có thể quy chiểu vào những mối
quan tâm, những thích thú, những cái ưa thích, những sở thích, những bốn phận,
những trách nhiệm đòi thần, những ước muốn, những đòi hỏi, những nhu cầu,
những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa
chọn. Nói cách khác, giá trị sống có mặt trong thể giới rộng lớn và đa dạng của
hành vi lựa chọn. Hành vi theo phản xạ không biểu hiện các giá trị sống hay sự
đánh giá: từ cái nháy mắt bất thần tới phản xạ xương bánh chè hay bắt cứ quá
trình sinh hoá nào trong cơ thể đều không tạo ra hành vi giá trị.
Theo nghĩa hẹp, giá trị sống là quan niệm về cái đáng mong muốn
(desirable) ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Theo định nghĩa này, có sự phân
biệt giữa cái được mong muốn và cái đáng mong muốn. Định nghĩa này đuợc
các ngành khoa học xã hội đánh giá cao, bởi nó loại trừ, chẳng hạn, những giá
trị thuần tuý mang tính hướng lạc.
Theo nghĩa rộng, giá trị sống là bất cứ cái gì được xem là tốt hay xấu;
Hoặc giá trị là điều quan tâm của một chủ thể nào đó. Con người không lãnh
đạm với thể giới. Dù công khai hay ngán ngẩm, họ đều xem mọi sự vật, hiện
tượng như những cái tốt hay xấu, thật hay giả, ...
Dường như, mọi giá trị sống đều chứa đựng một số nhận thức, chứng tỏ
tính chất lựa chọn hay hướng dẫn và chúng bao gồm một số yếu tổ tình cảm.
Các giá trị sống được sử dựng như là những tiêu chuẩn cho sự lựa chọn khi hành
động. Khi đã đuợc nhận thức công khai và đầy đủ nhất, các giá trị sống trở
thành những tiêu chuẩn cho sự phán xét, sự ưa thích và sự lựa chọn. Trong
trường hợp khi còn dưới dạng tiềm ẩn hay chưa được nhận thức, các giá trị sống
vẫn đuợc thực hiện như là chúng đã cấu thành cơ sở cho những quyết định trong
hành vi. Trong rất nhiều trường hợp, người ta thưởng thích một điều ổn định

1
Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý - Tr.725 – NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1998
2
Diane TillMan –Những giá trị sống tuổi trẻ - NXB trẻ 2010
14
hơn là những điều mối khác, người ta thưởng lựa chọn hướng hành động này
hơn là hướng hành động khác, người ta thưởng phán xét hành vi cưa những
người khác...
Các giá trị sống không phải là những động cơ. Nhiều động cơ đặc thù
thưởng có thể tăng cưởng sức mạnh cho một giá trị nhất định. Các giá trị sống
cũng không đồng nhất với các chuẩn mục ứng xử. Các chuẩn mục là những quy
tấc hành vi. chúng nói vê cái nên làm hay không em làm đối với từng loại nhân
vật đặc thù trong những tình huống nhất định. Các giá trị sống là những tiêu
chuẩn của điều đáng mong muốn mang tính độc lập hơn trong những hoàn cảnh
riêng biệt. Giá trị sống có thê là điểm quay chiểu cho rất nhiều các chuẩn mực
riêng biệt. Trong khi, một chuẩn mực có thể thể hiện cùng một lúc nhiều giá trị
riêng lẻ. chẳng hạn, giá trị "bình đẳng" có thể thâm nhâp vào những chuẩn mực
trong các quan hệ giữa vợ - chồng, anh - em... nhưng mặt khác, chuẩn mục "giáo
viên không được thìên vị khi cho điểm" trong trường hợp đặc thù có thể bao
gồm các giá trị bình đẳng, trung thực, yêu thương...
Các giá trị sống với tư cách là những tiêu chuẩn để xác định cái gì đáng
mong muốn đã đưa ra cơ sở cho sự chấp nhận hay từ chổi những chuẩn mực
riêng biệt.

Giá trị sống cũng có nguồn gốc, hình thành, biến đổi, duy trì… theo những
quy luật xã hội. Nhưng trong giáo dục hay sự đánh giá Giá trị sống người ta chủ
yếu hướng vào bình diện cá nhân.
Giá trị sống chủ yếu là những giá trị tinh thần (không đề cập giá trị vật
chất, tiền bạc, giàu sang, sức khỏe…) với các bình diện:
- Những giá trị về phẩm chất nhân cách, đạo đức bản thân. (Bao dung,
Khiêm tốn, Giản dị, Trung thực, Yêu thương, Hạnh phúc).
- Những giá trị quan hệ liên nhân cách, quan hệ với nhóm, với cộng đồng…
(Tôn trọng, Hợp tác, Đoàn kết, Trách nhiệm).
- Những giá trị chung (Hoà bình, Tự do).
Theo những tài liệu về giáo dục giá trị sống của Liên Hợp Quốc, Diane
Tillman chia thành 12 giá trị sống cơ bản: Hoà Bình, Tôn trọng, Yêu thương,
Trách nhiệm, Hạnh phúc, Trung thực, Bao dung, Hợp tác, Khiêm tốn, Giản dị,
Đoàn kết, Tự do. Với đối tượng nghiên cứu là giá trị sống của học sinh THCS,
đề tài chọn 4 giá trị sống cơ bản để nghiên cứu: Trách nhiệm, Tôn trọng, Hợp
tác, Bao dung.
- Giá trị yêu thương: Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối
quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất.Yêu thương có nghĩa là tôi có
thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác.Yêu thương là
nhìn nhận mỗi người theo cách tích cực hơn.

15
- Giá trị Tôn trọng: Tôn trọng trước hết là tôn trọng bản thân, bản thân tôi
có giá trị. Tôn trọng còn là lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, biết họ
cũng có giá trị như tôi. Đó là sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.
- Giá trị Trách nhiệm: Trách nhiệm là thực hiện việc đóng góp vào công
việc chung của mỗi người, trách nhiệm còn là thực hiện nhiệm vụ một cách
trung thực.
- Giá trị Hợp tác: Sự hợp tác hiện diện khi mọi người làm việc cùng nhau
cho một mục đích chung. Sự hợp tác đòi hỏi sự thừa nhận giá trị về đóng góp
của mỗi người và có thái độ thiện chí. Sự hợp tác được diễn ra theo nguyên tắc
tôn trọng lẫn nhau.
1.3. Học sinh trung học cơ sở:
Xét theo bậc học quy định của Nhà nước Việt Nam thì học sinh THCS là
học sinh lớp 6,7,8,9.
Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi tù 11 - 15 tuổi. Lứa tuổi
này còn gọi là lứa tuổi thiếu nìên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình
phát triển của trẻ em.
Đây là thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trường thành, thời kì trẻ ở ba
đường của sụ phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án,
nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thòi kì này, nếu sự
phát triển đuợc định huớng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá
nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị
tác động bời các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em
đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân
cách.
Thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng.
Trong suổt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình
thành các cấu trúc mới về thể chất về sinh lí.
Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phúc tạp và đầy mâu thuẫn trong quá
trình phát triển.
1.4. Khái niệm giá trị sống của học sinh THCS:
Giá trị sống là những giá trị tốt đẹp, là cái có ích, có ý nghĩa với cuộc sống,
là cái trở thành động lực thúc đẩy hoạt động học tập, quan hệ với bản thân, quan
hệ xã hội và được thể hiện qua nhận thức và hành vi.
1.5. Giáo dục Giá trị sống trong nhà trường:
1.5.1.Giáo dục giá trị sống là một khái niệm có mặt trong Chương trình
Giáo dục, đào tạo của ngành giáo dục và của xã hội. Giáo dục Giá trị sống
nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:
16
- Giúp mỗi cá nhân suy nghĩ,. Nhận thức về những giá trị khác nhau,
những tác động thực tế khi họ tự nói về mình (với chính họ, với người khác, với
cộng đồng và rộng hơn nữa là với thế giới).
- Cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn và các công cụ giúp cho sự phát
triển của mỗi con người đi tới hoàn thiện, toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, cảm
xúc và tinh thần.
- Thúc đẩy cá nhân lựa chọn những giá trị cá nhân, xã hội, đạo đức và tinh
thần cho chính mình và biết được những phương pháp thực tế để phát triển và
đào sâu những giá trị này.
Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách được thể hiện
trong các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước: Điều 27 luật giáo dục của
nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các
kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa là:“Phát triển toàn diện con người thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì mô hình nhân cách đó phải là một nhân cách phát
triển toàn diện. Một nhân cách gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội
tâm thống nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực; quan hệ với người khác một
cách nhân ái, hữu nghị, hợp tác; quan hệ với công việc và sự nghiệp một cách
say mê, nhiệt tình, thích ứng, sáng tạo, hiệu quả và thành đạt”.
Mỗi học sinh khi đã quan tâm đến Giá trị sống đều có khả năng học tập,
sáng tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập; Và đặc biệt nếu mỗi học
sinh được lớn lên trong bầu không khí lấy giá trị sống làm nền tảng thì họ sẽ có
năng lực học tập và có những lựa chọn mang ý thức xã hội.
Nếu phát triển đề tài nghiên cứu và thực nghiệm dựa theo những chỉ dẫn,
yêu cầu của chương trình Giáo dục giá trị sống đã và đang được quốc tế hóa,
lại mang được theo những bản sắc của dân tộc Việt Nam, chắc chắn hoạt động
giáo dục sẽ đạt các kết quả to lớn, sẽ hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi
người và mọi người.
1.5.2. Giáo dục Giá trị sống cho học sinh nói chung và học sinh THCS đã
trở thành một hoạt động mang tính quốc tế.
Trên Thế giới: việc đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân được trang bị
đầy đủ tri thức khoa học, hoàn thiện tư cách, đạo đức, có đủ khả năng xây dựng

17
cuộc sống của bàn thân, gia đình và đóng góp cho xã hội… Đối với hầu hết các
quốc gia, dù có thể chế chính trị, xã hội như thế nào, cũng luôn dành sự quan
tâm lớn với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Một trong những hoạt động ở nhà
trường và xã hội có tác động đáng kể với thanh thiếu niên đang được phát huy,
nhận rộng trên toàn thế giới là hoạt động rèn luyện Kỹ năng sống, ví dụ như tổ
chức “Hướng đạo sinh”, “Tình nguyện quốc tế”, “Trại hè quốc tế”... Giáo dục,
rèn luyện Kỹ năng sống là những hoạt động tạo ra khả năng nhận thức, tình cảm
với các Giá trị sống - những tiêu chí cơ bản, cần thiết đối với mỗi con người
Tại Việt Nam: Giáo dục giá trị sống là một thành phẩm quan trọng trong
chương trình giáo dục phố thông, bên cạnh kiến thức, kĩ năng, thái độ. Giữa giá
trị và nhân cách có mối quan hệ biện chúng, định hình giá trị góp phẩm hoàn
thìện nhân cách và nhân cách hoàn thìện góp phẩm ổn định các giá trị của bản
thân. Tuy nhiên, việc giáo dục giá trị sống chỉ được thực hiện dưới dạng tích
hợp, lồng ghép vào các hoạt động dạy học và giáo dục khác trong nhà trường.
Trong khi nhà trường, phụ huynh,xã hội vẫn quá quan tâm đến giáo dục tri thức,
hướng học sinh đến các cuộc chạy đua về thành tích và sức ép về lên lớp, thi cử
cuối năm, cuối cấp, hết phổ thông và vào đại học…vì thế Bài toán về thời gian
khiến cho giáo dục Giá trị sống, Kỹ năng sống vẫn chưa nhận được sự quan tâm
thích đáng.
Nhà trường đóng vai trở định hướng, điều chỉnh những hành vi của học sinh
theo những giá trị và chuẩn mực chung của xã hội. Việc định hướng giá trị, xây
dựng hệ thống giá trị ổn định cho học sinh trung học cơ sở là rất cần thìết trong
bốii cánh hiện nay.

2. NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH VÀ TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG:


2.1. Nghệ thuật:
Nghệ thuật là những hoạt động sáng tạo khác nhau của loài người và những
thành quả được tạo ra trong quá trình sáng tạo đó. Nghệ thuật là "một lĩnh vực
đặc biệt của tâm thức con người” nhằm đưa tới cho nhân loại những hình tượng
của hiện thực cuộc sống với góc nhìn mỹ học mang tính cá thể của chủ thể sáng
tạo nghệ thuật.
Nghệ thuật có chức năng chủ yếu là tác động, tạo cảm xúc, đồng thời đưa
đến đối tượng thưởng thức nghệ thuật những mục tiêu: Nhận thức - Thẩm mỹ và
Giáo dục.
Như vậy có thể nói Tác phẩm Nghệ thuật có những đóng góp tích cực vào
nhu cầu giáo dục và tự giáo dục của con người bằng con đường riêng của Nghệ
thuật.

18
2.2. Nghệ thuật Điện ảnh:
Nghệ thuật điện ảnh là một trong 7 loại hình nghệ thuật của nhân loại. Là
ngành nghệ thuật non trẻ nhất (ra đời năm 1895), Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Nghe - Nhìn (thínhgiác, thị giác) mang tinh tổng hợp, được hình thành và phát
triển cùng với những thành tựu khoa học công nghệ thế giới.
Nghệ thuật Điện ảnh liên tục phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ
(từ phim câm, phim có âm thanh, phim nhựa, phim kỹ thuật số và khả năng
truyền dẫn qua mạng Internet)
Nghệ thuật Điện ảnh mang tính đại chúng, tính quốc tế, tính hiện đại, có khả
năng thu hút mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ, cụ thể là học sinh THCS.
Nguyên nhân bởi nó đáp ứng, phù hợp với những đặc điểm: thích cái mới, cái
đẹp (hình ảnh đẹp, diễn viên đẹp…); thích cách tiếp cận đơn giản (xem dễ hơn
đọc - cụ thể dễ hơn tưởng tượng)…
2.3. Câu lạc bộ Điện ảnh:
Câu lạc bộ điện ảnh là hình thức tổ chức nhóm, tập thể, cùng tìm hiểu, nâng
cao khả năng cảm thụ nghệ thuật điện ảnh, hướng các thành viên trong câu lạc
bộ lựa chọn, tiếp nhận các tác phẩm điện ảnh có định hướng, hữu ích, gắn bó với
các mục tiêu phát triển của bản thân (nhóm, tập thể).
- Câu lạc bộ điện ảnh nhà trường là hình thức tổ chức ở phạm vi giới hạn
trong phạm vi nhà trường (đối tượng của đề tài nghiên cứu này).
- Hình thức hoạt động của Câu lạc bộ điện ảnh trong nhà trường không chỉ
là các hình thức cùng xem phim, hội họp, hướng dẫn, trao đổi… tập thể, mà còn
áp dụng các hình thức online, offline (qua mạng xã hội, trên hệ thống Internet).
2.4. Giáo dục giá trị sống thông qua nghệ thuật điện ảnh:
2.4.1. Khả năng giáo dục của nghệ thuật Điện ảnh
Điện ảnh tạo ra những sản phẩm nghệ thuật (bộ phim) đem đến cho đối
tượng thưởng thức, tiếp nhận (khán giả điện ảnh) những hình tượng cuộc sống,
con người với những quan niệm, triết lý nhân văn về đời sống mà không thể hiện
các mục tiêu truyền bá hiện thực và tư tưởng bằng những lý thuyết, số liệu.
Điện ảnh đưa cái đẹp (tính chất mỹ học) tác động vào đối tượng thông qua
con đường cảm xúc (vô thức) để tạo thành ấn tượng và nhận thức (có ý thức) sâu
sắc trong lòng khán giả. Những giá trị nhân văn, nhân ái, những đòi hỏi về trách
nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội… từ đó được hình thành một cách tự
nhiên trong tâm hồn, nhận thức của khán giả (đối tượng thưởng thức nghệ thuật
Điện ảnh) . Đó chính là khả năng giáo dục của nghệ thuật Điện ảnh.

19
Giáo dục bằng Nghệ thuật luôn đem lại sự thoải mái, hứng thú cho đối
tượng thưởng thức, tạo cho họ ấn tượng sâu sắc. Thực chất giáo dục bằng nghệ
thuật là hoạt động trải nghiệm thẩm mỹ, qua đó học sinh thông qua những cảm
xúc, tình cảm của mìnhđể có được nhận thức mới. Vì thế quá trình giáo dục trở
thành tự giáo dục, tự nhận thức. Cũng vì thể mà hiệu quả giáo dục mang tính
bền vững hơn nhiều so với việc giảng dạy bằng lý thuyết trừu tượng, khô cứng.
2.4.2. Giáo dục Giá trị sống thông qua Nghệ thuật điện ảnh dưới hình
thức Câu lạc bộ:
Người Việt Nam có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Câu tục ngữ
này có nghĩa là những gì chúng ta chứng kiến hoặc trải qua sẽ để lại ấn tượng
sâu sắc hơn nhiều những gì chúng ta nghe được. Điều này tương đồng với kết
quả nghiên cứu từ trường ĐH Inowa. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện về khả
năng của “bộ nhớ” con người:“Chúng ta không thể nhớ những gì mà chúng ta
nghe thấy tốt bằng những thứ mà chúng ta đã nhìn thấy hoặc chạm tay vào”.
(ý kiến của nhà nghiên cứu James Bigelow nguyên là sinh viên đại học Inowa,
nhà khoa học trẻ đứng đầu nhóm nghiên cứu tâm lý hoc). Điều này cũng giống
như câu tục ngữ của người Trung Quốc: “Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi
nhớ” hay của. Vì vậy, tiếp nhận giáo dục Giá trị sống thông qua việc xem phim
điện ảnh là hướng đi tối ưu hiện nay đối với học sinh THCS bởi điện ảnh tác
động vào suy nghĩ của chúng ta bằng con đường tổng hợp: Thính giác - Thị giác;
phù hợp với tâm lý lứa tuổi;
Nghệ thuật Điện ảnh Thế giới đã tích lũy được nguồn phim vô cùng lớn, vì
vậy sử dụng tác phẩm Nghệ thuật Điện ảnh tác động vào nhận thúc, thẩm mỹ rất
thuận lợi, dễ dàng và gần như không cần chi phí lớn.
Theo PGS.TS Mạc Văn Trang, tất cả các Giá trị sống đều hòa trộn vào
nhau, tương tác lẫn nhau, tồn tại trong từng con người cụ thể với tư cách là chủ
thể biểu hiện các Giá trị sống. Giá trị sống là “linh hồn” bên trong, kỹ năng
sống là năng lực biểu hiện giá trị sống thành hành vi bên ngoài. Cho nên giáo
dục giá trị sống và kỹ năng sống không thể tách rời nhau.
2.4.3.Thực trạng học sinh THCS và mối quan hệ với nghệ thuật điện
ảnh:
Nhu cầu và Thị hiếu xem phim của học sinh THCS là những yếu tố thiết
yếu cần xác định để tìm hiểu về vai trò, tầm ảnh hưởng của phim ảnh, từ đó đánh
giá sự tác động của nghệ thuật điện ảnh trong việc giáo dục Giá trị sống cho học
sinh lứa tuổi THCS.
2.4.3.1. Nhu cầu thưởng thức điện ảnh của học sinh THCS:

20
Nhu cầu xem phim của học sinh trường THCS Vĩnh Phú.
Để đánh giá nhu cầu xem phim của học sinh trường THCS Vĩnh Phú chúng
tôi tiến hành kháo sát 200 học sinh trường THCS Vĩnh Phú. Kết quả là:
Bạn có thích xem phim (thưởng thức Có nhu cầu xem phim (nói chung)
tác phẩm Điện ảnh) không? 93%

Trung bình 1 tháng bạn xem phim mấy 4 lần trở lên (16%); 3 lần (15%); 2 lần
lần? (38%); 1 lần (25%); Không xem phim
(5%)

Kết luận:
Khán giả trẻ, tầng lớp học sinh THCS (với học sinh trường THCS Vĩnh Phú
là đại diện) quan tâm, yêu thích và thường xuyên có sự giao tiếp với Nghệ thuật
Điện ảnh bằng những cách thức khác nhau.
2.4.3.2. Thị hiếu thưởng thức điện ảnh của học sinh THCS Vĩnh Phú:
Số lượng phim được trình chiếu tại các rạp, trên tivi, internet, đĩa hình ở
nước ta được xác định là rất lớn. Hầu hết các tác phẩm đỉnh cao, “bom tấn” của
các nền điện ảnh lớn trên thế giới (trong đó có gần như đầy đủ những bộ phim
được nhận giải thưởng lớn tại các liên hoan phim danh tiếng như Cannes, Oscar,
Venice, Berlin…) đã tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khán giả nói chung và học
sinh THCS nói riêng. Tuy nhiên, giới trẻ cũng bị phân tán, bị thu hút vào dòng
phim thuần giải trí (phim hành động, bạo lực, kinh dị, hài nhảm…) làm ảnh
hưởng đến khả năng nhận thức đúng đắn giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác
phẩm điện ảnh, cũng có nghĩa là gây ảnh hưởng, làm suy giảm giá trị thẩm mỹ
và giáo dục vốn có của Nghệ thuật Điện ảnh.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 200 học sinh trường THCS Vĩnh Phú
và để tìm hiểu thị hiếu của giới trẻ với các dạng phim mà họ lựa chọn.
Sự lựa chọn các thể loại phim yêu thích
TT Thể loại phim Tỉ lệ
1 Phim hài 22%
2 Phim Hành động 25%
3 Phim Kinh dị 20%
4 Phim Tâm lý Xã hội 12%
21
5 Phim Khoa học 17%
6 Phim Tài liệu 5%
Nhận xét:
Từ khảo sát trên đây, chúng ta có thể thấy thể loại phim Hài, Hành động,
Kinh dị chiếm phần trăm lớn (lần lượt là 22%; 25%; 20%. Các thể loại phim
Tâm lí, Khoa học, Tài liệu chiếm tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn (lần lượt là 12%,
17%, 5%)… Từ khảo sát này, ta thấy thị hiếu giới trẻ hiện đang quan tâm nhiều
đến các thể loại phim “thị trường”, phim “giải trí” (được các nhà sản xuất, phát
hành vì mục đích thương mại). Các bộ phim có chất lượng nội dung, nghệ thuật
cao, có tác dụng giáo dục giá trị sống, phẩm chất đạo đức còn chưa được học
sinh THCS quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân của vấn đề này được giải thích như sau:
- Các bộ phim “thị trường” “giải trí” thường được có các chiến dịch quảng
cáo rầm gây sự tò mò với khán giả đặc biệt là giới trẻ.
- Một số lượng đáng kể những bộ phim “thương mại” “giải trí” sử dụng
những yếu tố có khả năng câu khách.
- Các thể loại phim Tâm lí xã hội, phim Khoa học, Tài liệu ít nhận được sự
quan tâm của giới trẻ phần nào đòi hỏi sự quan tâm, suy nghĩ trong và sau khi
xem.
- Việc xem phim (nhất là xem ở các rạp chiếu phim) lâu nay đã trở thành
một hoạt động giải trí đơn thuần, một cách giảm áp lực trong cuộc sống, học
tập… tạo thành thói quen thích xem phim “vô thưởng vô phạt” .

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ SỐNG CỦA HỌC SINH
THCS.
- Yếu tố gia đình
- Yếu tố xã hội
- Yếu tố bản thân
- Yếu tố bạn bè, đặc điểm lứa tuổi
- Yếu tố giáo dục nhà trường

B - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:


22
Dựa vào bảng hỏi đã được thiết kế, nhóm tác giả đã tổng hợp kết quả
nghiên cứu thực tiễn.
PHẦN A: Nhận thức chung về giá trị sống
Câu 1: Sự hiểu biết khái quát về giá trị sống của học sinh THCS
TT Các tiêu chí Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Những điều chúng ta cho là quý giá,
1 là quan trọng và có ý nghĩa với cuộc 15/30 18/30 25/30
sống của mỗi người
Động lực, mục đích để bản thân nỗ
2 lực phấn đấu đạt được và vượt qua 09/30 17/30 27/30
nó.
Giá trị về bản thân và giá trị cộng
3 08/30 3/30 1/30
đồng.
Những điều quý giá, quan trọng và
có ý nghĩa đối với bạn, có vai trò
4 14/30 22/30 29/30
định hướng và điều chỉnh hành vi
của bạn.
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh THCS có nhận thức khác nhau về
giá trị sống. Các phương án để thể hiện sự hiểu biết về giá trị sống đầy đủ nhất
là phương án (1), (2), (4).
- Đợt 1: Độ chênh lệch giữa các phương án là không nhiều. Phương án
(1) được lựa chọn nhiều nhất (15/30 phiếu)
- Đợt 2: các phương án (1), (2), (4) được phần lớn học sinh lựa chọn,tất
cả đều trên 15 phiếu. Phương án (3) có ít phiếu lựa chọn nhất (3/30) phiếu.
- Đợt 3: các phương án (1), (2), (4) được đa số học sinh lựa chọn, đều
trên 25 phiếu. Phương án (3) còn 1/30 phiếu.
Điều đó cho thấy mức độ nhận thức về giá trị sống có sự thay đổi, học
sinh chuyển biến từ nhìn nhận những giá trị sống một cách phiến diện, với biểu
hiện bên ngoài, hay chỉ là một bình diện của giá trị sống. Đến nhìn nhận giá trị
sống một cách toàn diện, đầy đủ hơn, trên cả ba phương diện : giá trị sống là gì,
giá trị sống có ý nghĩa gì, và tạo ra sức mạnh như thế nào.
Câu 2: Trong các giá trị sống dưới đây, những giá trị nào bạn cho là
cần thiết với bản thân:

23
Không cần thiết: 1 điểm
Tương đối cần thiết: 2 điểm
Cần thiết bình thường: 3 điểm
Cần thiết: 4 điểm
Rất cần thiết: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị sống
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Trách nhiệm 2.825 3.225 3.875
Hợp tác 2.5 2.75 3.5
Tôn trọng 3.475 3.7 4.05
Yêu thương 2.475 2.75 4.075

Nhận xét:
Có sự gia tăng trong quan niệm về tính cần thiết của các giá trị sống đối
với các học sinh. Cụ thể sau sáu tháng: giá trị trách nhiệm tăng 1,05 điểm; giá trị
hợp tác tăng 1,0 điểm; giá trị tôn trọng tăng 0.575 điểm; giá trị yêu thương tăng
1.6 điểm. Nhìn chung, sự thay đổi về điểm giữa các giá trị khá đồng đều.
Câu 3: Nguồn thông tin tìm hiểu về giá trị sống của học sinh THCS
Không đồng ý: 1 điểm
Đồng ý một phần: 2 điểm
Đồng ý ở mức bình thường: 3 điểm
Đồng ý: 4 điểm
Rất đồng ý: 5 điểm
Điểm trung bình
TT Các nguồn thông tin
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Dựa vào giáo dục của bố mẹ và 4,3 4,3
1. 4.1
gia đình
Dựa vào kiến thức đã học ở nhà 2,4 2,5
2. 2.175
trường

3. Dựa vào việc trao đổi với bạn bè 2.875 3,1 3,6

24
Dựa vào kinh nhiệm sống cá 3,4 3,6
4. 3.6
nhân
Dựa vào các lớp học, sách, truyện 3,525 3,3
5. 3.525
về giá trị sống
6. Dựa vào nghệ thuật điện ảnh 3.15 3,705 3,93
Nhận xét:
Dựa vào giáo dục của bố mẹ và gia đình đạt điểm cao nhất: 4.3
Dựa vào kiến thức đã họ ở nhà trường đạt điểm thấp nhất: 2,5
Dựa vào nghệ thuật điện ảnh đạt điểm trung bình: 3,93
Nghệ thuật điện ảnh chưa được coi là một phương tiện để giáo dục,
truyền tải giá trị sống một cách chính thức, tuy nhiên, điện ảnh vẫn có những
ảnh hưởng, tác động nhất định đến nhận thức về giá trị sống của học sinh THCS.

PHẦN B: Khả năng tác động của điện ảnh trong việc truyền tải giá trị
sống
Câu 4: Bạn có thường suy nghĩ về những nội dung mà bộ phim
truyền tải sau khi xem?
Không bao giờ: 1 điểm
Hiếm khi: 2 điểm
Thỉnh thoảng: 3 điểm
Thường xuyên: 4 điểm
Luôn luôn: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Trách nhiệm 2.275 2.875 3.15
Hợp tác 1.875 2.05 2.225
Tôn trọng 2.15 2.175 2.575
Yêu thương 1.775 2.05 2.125
Nhận xét:

25
Có sự gia tăng trong kết quả theo hướng tích cực. Cụ thể sau sáu tháng:
giá trị trách nhiệm tăng 0.875 điểm; giá trị hợp tác tăng 0.35 điểm; giá trị tôn
trọng tăng 0.425 điểm; giá trị bao dung tăng 0.35 điểm.

Câu 5: Nhân vật trong bộ phim bạn yêu thích có ảnh hưởng gì đến
bạn không?
Không ảnh hưởng: 1 điểm
Ít ảnh hưởng: 2 điểm
Bình thường: 3 điểm
Ảnh hưởng: 4 điểm
Rất ảnh hưởng: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Trách nhiệm 2.575 2.875 3.05
Hợp tác 2.05 2.15 2.375
Tôn trọng 2.125 2.275 2.575
Yêu thương 1.975 2.15 2.4

Nhận xét:
Có sự gia tăng trong kết quả theo hướng tích cực. Cụ thể sau sáu tháng:
giá trị trách nhiệm tăng 0.475 điểm; giá trị hợp tác tăng 0.325 điểm; giá trị tôn
trọng tăng 0.45 điểm; giá trị bao dung tăng 0.45 điểm. Kết quả cho thấy phim
ảnh có ảnh hưởng, tác động đến nhận thức giá trị sống của học sinh.
Câu 6: Nội dung của các bộ phim giúp bạn nhận thức những giá trị
sống ở mức độ nào?
Không hiệu quả: 1 điểm
Ít hiệu quả: 2 điểm
Bình thường: 3 điểm
Hiệu quả: 4 điểm
Rất hiệu quả: 5 điểm
Các giá trị Điểm trung bình

26
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Trách nhiệm 2.05 2.15 2.375
Hợp tác 1.775 1.775 2.15
Tôn trọng 2.025 2.15 2.225
Yêu thương 2.175 2.525 2.625
Nhận xét:
Có sự gia tăng trong kết quả theo hướng tích cực. Cụ thể sau sáu tháng:
giá trị trách nhiệm tăng 0.325 điểm; giá trị hợp tác tăng 0.375 điểm; giá trị tôn
trọng tăng 0.2 điểm; giá trị bao dung tăng 0.45 điểm. Độ chênh lệch về điểm của
giá trị bao dung cao nhất tỉ lệ thuận với số lượng phim chiếu có giá trị bao dung.
Câu 7: Bạn có thích học được các giá trị sống bằng phim ảnh
không?
Chán ghét: 1 điểm
Không thích: 2 điểm
Bình thường: 3 điểm
Thích: 4 điểm
Rất thích: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Trách nhiệm 2.775 3.15 3.825
Hợp tác 2.5 2.5 3.15
Tôn trọng 2.5 2.875 3.275
Yêu thương 2.825 3.225 4.05

Nhận xét:
Có sự gia tăng trong kết quả theo hướng tích cực. Cụ thể sau sáu tháng:
giá trị trách nhiệm tăng 0.375 điểm; giá trị hợp tác tăng 0.375 điểm; giá trị tôn
trọng tăng 0.55 điểm; giá trị bao dung tăng 0.325 điểm. Kết quả cho thấy việc
giáo dục giá trị sống thông qua nghệ thuật điện ảnh được học sinh ưa thích.

Câu 8+9+10:

27
Chán ghét: 1 điểm
Không nên: 2 điểm
Bình thường: 3 điểm
Nên: 4 điểm
Rất nên: 5 điểm
Điểm trung bình
Các tiêu chí
Đợt 1
Theo bạn có nên mở CLB Điện ảnh trong nhà trường
3.525
THCS không?
Nếu nhà trường tổ chức CLB Điện ảnh bạn có tham gia
2.75
không?
Nếu nhà trường tổ chức các buổi hội thảo chiếu và trao
đổi về phim có liên quan đến giá trị sống thì bạn có đến 3.875
xem không?

Nhận xét:
Kết quả thu được đều tương đối cao so với mức điểm trung bình, điều này cho
thấy việc triển khai CLB Điện ảnh ở nhà trường THCS với mục đích giáo dục
giá trị sống là khả thi.

PHẦN C: Các mặt biểu hiện Giá trị sống trên 2 phương diện Nhận thức,
thái độ và hành vi.
Câu 1: Theo bạn, để hiểu và thể hiện thái độ về giá trị sống thì học
sinh cần có các hoạt động cá nhân như thế nào?
Không bao giờ: 1 điểm
Hiếm khi: 2 điểm
Thỉnh thoảng: 3 điểm
Thường xuyên: 4 điểm
Rất thường xuyên: 5 điểm

28
Các Điểm trung bình
TT giá trị Các tiêu chí Đợt Đợt Đợt
sống 1 2 3
Hiểu được vai trò của mình đối với công
1.
Trách việc để nỗ lực hoàn thành đến cùng.
nhiệm 2.2 3.0 3.9
Chịu trách nhiệm trước các vấn đề của bản
2.
thân.
Biết được giá trị của mình và tôn trọng giá
3.
Tôn trị của người khác.
trọng 2.2 2.9 4.3
Có thái độ ôn hòa, bình tĩnh trước những
4.
hành vi không đúng của bản thân.
Chủ động xây dựng quan hệ hợp tác với
5. người khác để thúc đẩy và hỗ trợ công việc
Hợp chung.
tác 1.5 3.0 4.0
Có thái độ tin tưởng, quan hệ tốt với các
6.
thành viên khác.
Biết thấu hiểu, thông cảm, thương xót với
7.
Yêu những khó khăn, thiệt thòi của người khác
thương Biết giúp đỡ, sẻ chia với những khó khăn, 3.0 2.5 4.9
8.
thiệt thòi của những người xung quanh.

ĐIỂM TRUNG BÌNH ĐÁNH GIÁ VỀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ

29
Nhận xét:
Ở khảo sát đợt 1, mức điểm trung bình của 4 giá trị sống dao động lớn từ
khoảng 1.5 điểm đến 3 điểm, là mức điểm dưới trung bình. Trong đó, giá trị
Hợp tác có số điểm thấp nhất là 1.5 điểm, giá trị yêu thương có số điểm cao nhất
là 3 điểm. Giá trị Trách nhiệm và Tôn trọng có cùng mức điểm là 2.225 điểm.
Số liệu cho thấy, thực trạng nhận thức, thái độ của học sinh THCS về các giá trị
sống được nghiên cứu còn chưa đầy đủ, nhiều thiếu sót.
Ở khảo sát đợt 2, mức điểm trung bình của 4 giá trị sống có sự chênh
lệch không nhiều, từ 2.5 điểm đến 3 điểm. Trong đó, giá trị Yêu thương là 2.5
điểm, giảm 0.5 điểm so với khảo sát đợt 1, có số điểm thấp nhất; giá trị Tôn
trọng có mức điểm 2.85 điểm, tăng 0.625 điểm so với đợt 1. Giá trị Hợp tác và
Trách nhiệm có cùng mức điểm là 3, trong đó giá trị Hợp tác tăng 2 điểm, giá trị
Trách nhiệm tăng 0.775 so với khảo sát đợt 1.
Số liệu khảo sát đợt 3 cho thấy có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng tích
cực của tất cả các giá trị sống trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mức điểm
trung bình của các giá trị dao động từ 3.85 đến 4.9 điểm, đây là mức điểm trên
trung bình. Trong đó giá trị Yêu thương có số điểm 4.9 là số điểm cao nhất,
tăng 2.4 điểm so với đợt 2 và 1.9 điểm so với khảo sát đợt 1. Giá trị Hợp tác có
sự gia tăng mạnh với 3.85 điểm, tăng 0.85 điểm so với đợt 2 và 1.625 điểm so
với đợt 1, xếp thứ 3.
Nhìn chung, số liệu khảo sát cho thấy sự thay đổi theo hướng tích cực về
điểm số của từng giá trị qua mỗi đợt khảo sát. Điều này cho thấy nghệ thuật điện
ảnh tác động mạnh mẽ tích cực đến giá trị sống trong phạm vi đề tài nghiên cứu
của học sinh THCS về nhận thức, thái độ.

30
Câu 2: Theo bạn, để thể hiện hành vi về các giá trị sống thì học sinh
cần có các hành động như thế nào?
Không bao giờ: 1 điểm
Hiếm khi: 2 điểm
Thỉnh thoảng: 3 điểm
Thường xuyên: 4 điểm
Rất thường xuyên: 5 điểm

Các Điểm trung bình


TT giá trị Các tiêu chí Đợt Đợt Đợt
sống 1 2 3
Chịu trách nhiệm trước mọi người xung
1.
Trách quanh về các vấn đề của bản thân.
1.8 2.5 3.75
nhiệm Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người
2.

Tự tin trước mọi người và mạnh dạn làm


3.
Tôn những việc được giao
2.5 3.5 4.65
trọng Rộng lượng, chân thành để lắng nghe ý
4.
kiến của người khác.
Biết tập hợp sức mạnh của mỗi cá nhân để
5.
tạo thành sức mạnh chung
Hợp
Làm việc với nhau trong sự thiện chí, sự 1.95 2.65 4
tác
6. tôn trọng, tình thân ái, chân thật và những
mong muốn tốt nhất
Thông cảm với những hoàn cảnh sống
7.
Yêu khác biệt với bản thân.
3 2.75 4.85
thương Mở lòng, giúp đỡ với những người xung
8.
quanh.

31
ĐIỂM TRUNG BÌNH ĐÁNH GIÁ VỀ HÀNH VI

Nhận xét:
Ở khảo sát đợt 1, điểm trung bình của 4 giá trị Trách nhiệm, Tôn trọng,
Hợp tác, Yêu thương dao động ở mức từ 1.8 đến 3 điểm, là mức điểm dưới
trung bình. Trong đó, giá trị Yêu thương với 3 điểm xếp thứ nhất, giá trị Trách
nhiệm với 1.8 điểm là điểm số thấp nhất. Số liệu thể hiện thực trạng hành vi của
học sinh THCS dựa trên những giá trị sống được nghiên cứu còn nhiều thiếu sót.
Ở khảo sát đợt 2, các giá trị sống có mức điểm trung bình từ 2.65 đến
3.5 điểm, điểm số đã cải thiện so với đợt 1 dù không nhiều. Giá trị Tôn trọng
đạt 3.5 điểm, tăng 1 điểm so với khảo sát đợt 1, xếp thứ 1. Giá trị Trách nhiệm
và Hợp tác đều tăng khoảng 1 điểm so với đợt 1. Cá biệt, giá trị Yêu thương
giảm 0.25 điểm, còn 2.75 điểm.
Ở khảo sát đợt 3, mức điểm trung bình của các giá trị sống dao động từ
3.75 điểm đến 4.85 điểm, là mức điểm trên trung bình. Cụ thể, giá trị Yêu
thương với số điểm 4.85 điểm xếp thứ 1, tăng 2.1 điểm so với đợt 2 và 1.85
điểm so với đợt 1. Giá trị Tôn trọng xếp thứ 2 với 4.65 điểm. Giá trị Hợp tác có
sự thay đổi tích cực rõ rệt với 4 điểm, tăng 1.35 điểm so với đợt 2, 2.2 điểm so
với đợt 1.
Nhìn chung có sự thay đổi tích về điểm số qua mỗi đợt khảo sát. Điều
này cho thấy nghệ thuật điện ảnh có tác động tích cực đến giá trị sống của học
sinh THCS về hành vi.

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP:

32
1. Vài nét về bản thân L.T.H. và gia đình H.
L.T. H. là học sinh nam, 14 tuổi, lớp 9A, trường THCS Vĩnh Phú , Phù
Ninh. Học lực yếu, đạo đức xếp loại Trung bình.
H. là con trai cả của gia đình có bố làm lao động tự do (thợ xây), mẹ là
công nhân khu công nghiệp, có một em gái học lớp 5. Tuy nhiên, do tính chất
công việc, bố mẹ của L.T.H rất bận rộn và thường không có thời gian quan tâm,
chăm sóc cho H.
2. Kết quả nghiên cứu dựa trên sự quan sát đối tượng và sự đánh giá
của giáo viên, bạn bè và phụ huynh đối tượng.
Tiêu chí đánh Trước khi tham Sau 3 tháng Sau 6 tháng
giá gia CLB tham gia CLB tham gia CLB
Tham gia Không đầy đủ (1 Đầy đủ hơn (1 Đầy đủ hơn (1
các buổi học tháng nghỉ không tháng nghỉ không tháng nghỉ không
phép 5-6 lần) phép 3-4 lần) phép 1-2 lần)
trên lớp
Điểm trung bình các môn năm học Điểm trung bình
2019-2020: 5.5; Học lực: yếu các môn học
Điểm số
giữa kì I năm học
2020-2021: 6.2;
Có suy nghĩ và Các hành động Có sự tiến bộ
hành vi bạo lực bạo lực giảm bớt, trong quan hệ với
với bạn học, tuy nhiên vẫn các bạn cùn lớp,
Ứng xử không tham gia chưa tham gia tham gia lao
các hoạt động các hoạt động động,các hoạt
với bạn bè làm việc nhóm làm việc nhóm. động tập thể của
trong giờ học, lớp trong dịp
không hoà đồng. khai giảng và
20/11.
Có hành vi thiếu Vẫn còn những Các hành vi ứng
lễ độ, không tôn hành vi thiếu lễ xử sai với giáo
trọng giáo viên, độ nhưng số viên không còn,
Ứng xử thường xuyên bị lượng đã giảm. đặc biệt đã biết
với thầy cô ghi tên vào sổ xin lỗi giáo viên.
đầu bài vì hành
vi ứng xử sai với
giáo viên.

33
Thường xuyên Số lần nghỉ học Hành vi thiếu lễ
nghỉ học thêm, không phép độ với cha mẹ
học chính không giảm, hành vi giảm; trong 3
thông báo với gia bạo lực với em tháng cuối thực
đình, đôi khi có gỉam. nghiệm không có
Ứng xử hành vi thiếu lễ hành vi nói dối
trong gia đình độ với cha mẹ; đề xin tiền.
có hành vi nói
dối đề xin tiền bố
mẹ; có hành vi
quát mắng, bạo
lực với em.
Số lần tham gia Không tham gia Không tham gia
Các hành vi đánh nhau ngoài đánh nhau. đánh nhau
phạm vi nhà
bạo lực trường: 1 lần
/tháng
Không tham gia Tham gia hoạt Tham gia hoạt
các hoạt động động ngoại khoá động động tập
Tham gia ngoại khoá của của nhà trường thể cùng lớp: lao
hoạt động trường lớp hội như đồng diễn động vệ sinh,
ngoại khoá thể thao, các văn nghệ, chăm chăn sóc bồn
chương trình sóc công trình hoa, hỡ trợ tập
đoàn thể,…) măng non,… văn nghệ,..

Nhận xét:
Đối tượng L.T.H đã có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức, hành vi về giá
trị sống. Sự thay đổi tích cực thể hiện rõ nét qua các hành vi thiếu lễ độ, bạo lực
giảm hẳn; thái độ ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình cải thiện tốt hơn. Điều
này cho thấy nghệ thuật điện ảnh đã phần nào tác động vào nhận thức, suy nghĩ,
hành vi của đối tượng, giúp truyền tải, giáo dục giá trị sống.

TIỂU KẾT PHẦN 3:


A - Về nghiên cứu lý luận:

34
Giá trị sống là vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm, có ý nghĩa xã hội to
lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về giá trị sống của học sinh THCS ở nước ta vẫn
còn là vấn đề khá mới mẻ.
Những thay đổi của thời đại đã dẫn đến những thay đổi về cuộc sống, con
người. Điều đó là làm thay đổi về quan niệm, nhận thức giá trị của cuộc sống,
đặc biệt với lứa tuổi học sinh THCS, những yếu tố này tác động mạnh mẽ và rõ
rệt nhất. Thực tế cho thấy, hiện nay ở nước ta, tỉ lệ phạm tội vị thành niên ngày
càng tăng, giới trẻ chạy theo lối sống hưởng thụ, ích kỉ mà họ cho là hợp thời,
sành điệu. Tuy nhiên việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS trong trường
học và bản thân học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Do vậy, việc
nghiên cứu về việc truyền tải giá trị sống cho học sinh THCS ở nước ta là nhiệm
vụ cần thiết và có ý nghĩa xã hội thiết thực.
Đề tài đã tận dụng đặc điểm tâm sinh lý, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi
THCS (Thếu niên) là việc học tập, khao khát tự khẳng định bản thân và thiết lập
các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhận thức của học sinh
THcs về giá trị sống còn chưa đầy đủ, thái độ của học sinh THCS đối với Giá trị
sống chưa tích cực. Do đó, đề tài tập trung vào 4 giá trị sống Hợp tác, Trách
nhiệm, Tôn trọng, Yêu thương để nghiên cứu thực nghiệm khả năng truyền tải
giá trị sống cho học sinh THCS của nghệ thuật Điện ảnh.
Đề tài đã xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc
nghiên cứu. Đó là các khái niệm như: giá trị, giá trị sống, học sinh THCS, giá trị
sống của học sinh THCS,... Kết quả nghiên cứu lý luận là cơ sở định hướng cho
phương pháp và nội dung nghiên cứu thực nghiệm.

B - Về nghiên cứu thực nghiệm:


- Nhìn chung, các thành viên đã có xu hướng thay đổi theo hướng tích cực
về nhận thức, quan điểm về giá trị sống nói chung và giá trị yêu thương, tôn
trọng, hợp tác, trách nhiệm nói riêng.
- Thực nghiệm đã mang lại những kết quả tích cực trong việc giáo dục giá
trị sống cho học sinh thông qua phim ảnh.
- Thực nghiệm cho thấy việc Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
thông qua nghệ thuật điện ảnh với hình thức CLB điện ảnh trong trường học là
khả thi và khả dụng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

35
1. KẾT LUẬN
1.1. Về kết quả nghiên cứu về lý luận:
Giá trị sống của học sinh THCS có vai trò to lớn đối với cuộc sống của cá
nhân. Các giá trị này chi phối, định hướng và điều chỉ hành vi của cá nhân.
Chúng có thể trở thành động cơ hoạt động của cá nhân. Giá trị sống luôn gắn với
môi trường sống, với nền văn hóa mà con người sống và hoạt động thực tiễn. Do
vậy, giá trị sống của học sinh THCS là cái có ích, có ý nghĩa đối với cuộc sống,
là cái trở thành động lực thúc đẩy hoạt động cá nhân của học sinh THCS và
được thể hiện qua nhận thức và hành vi của học sinh.
Nghệ thuật điện ảnh sử dụng ngôn ngữ Nghe - Nhìn (thính thị giác) mang
tinh tổng hợp được hình thành và phát triển cùng với những thành tựu khoa học
công nghệ thế giới. Mang tính chất, đặc điểm của nghệ thuật, Nghệ thuật điện
ảnh tác động giáo dục nhẹ nhàng, dễ tiếp thu.
Trên cơ sở khái niệm giá trị sống của học sinh THCS và đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi, đề tài nghiên cứu 4 giá trị sống: Tôn trọng, Trách nhiệm, Hợp tác,
Yêu thương ở 2 khía cạnh: Nhận thức, thái độ và Hành vi.

1.2. Về kết quả nghiên cứu thực tiễn:


1.2.1. Đánh giá chung về giá trị sống của học sinh THCS cho thấy: giá trị
thứ 1 là Bao dung, Tôn trọng xếp thứ 2, thứ 3 là Trách nhiệm, thứ 4 là Hợp tác.
Kết quả cho thấy việc đánh giá của học sinh THCS phù hợp với đặc điểm tâm lý
lứa tuổi và phù hợp với thực tế hiện nay.
1.2.2. Đánh giá từng giá trị cho thấy mức độ quan trọng của từng giá trị
được thể hiện qua các khía cạnh nhận thức và hành vi.
1.2.3. Đánh giá tính khả thi việc sử dụng Nghệ thuật điện ảnh trong truyền
tải - giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS là phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi,
đáp ứng mục tiêu giáo dục, đạt được những hiệu quả nhất định sau sáu tháng
triển khai hoạt động Câu lạc bộ.
1.2.4. Nghiên cứu sâu một trường hợp cho thấy, ngoài những yếu tố ảnh
hưởng đến giá trị sống của học sinh THCS đã được khảo sát trên diện rộng, một
số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến giá trị sống của bản thân học sinh, đó là: môi
trường gia đình, sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, nhu cầu thành đạt, sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.

36
2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài xin đề xuất một số kiến nghị sau:
2.1. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG:
Giá trị sống có vai trò to lớn đối với hoạt động học tập và hoạt động sống
của học sinh THCS trong cả hiện tại và tương lai. Do vậy, giáo dục giá trị sống
cho học sinh THCS để có một định hướng giá trị sống đúng đắn, phù hợp với
yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng. Nội dung
giáo dục này cần đưa một cách chính thức vào chương trình học của nhà trường
THCS.
Trong đó, Truyền tải - Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua
con đường Nghệ thuật Điện ảnh là một lựa chọn khả thi, thuận lợi nhất hiện nay
bởi hình thức giáo dục này rất phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, không đòi hỏi cao về
điều kiện tài chính, thời gian, quy mô tổ chức hoạt động, có khả năng áp dụng
hiệu quả rộng rãi với các trường THCS nước ta và ở một số quốc gia đang phát
triển.
Đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào nhà trường có thể thực hiện tốt nếu được sự
ủng hộ của ngành giáo dục, nhà trường, đoàn thanh niên, hội phụ huynh học
sinh. Ngành điện ảnh ở Việt Nam (và của các quốc gia khác) phối hợp, hỗ trợ,
giúp đỡ cho hoạt động này ngoài mục đích đóng góp vào các mục tiêu giáo dục,
các câu lạc bộ điện ảnh của học sinh THCS có khả năng tạo ra lực lượng đông
đảo khán giả có khả năng hiểu biết, đam mê, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển nghệ thuật điện ảnh trong nước và thế giới.

2.2. ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH


Kết quả nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu của đề tài cho thấy gia đình
có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn và hình thành các giá trị sống của học sinh
THCS, trước hết là nhân cách của bố mẹ, anh chị em, cách thức giáo dục và
chăm sóc của bố mẹ, lối sống của gia đình. Do vậy, việc xây dựng một lối sống,
sự quan tâm đúng mực của gia đình và sự gương mẫu của bố mẹ là điều kiện cần
thiết để hình thành giá trị sống đúng đắn cho học sinh THCS. Gia đình cần kết
hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị sống cho con em, không
nên phó mặc trách nhiệm giáo dục giá trị cho con em mình cho nhà trường và xã
hội.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo


1. Những giá trị sống cho tuổi trẻ (Living Values for Young Adults) - Diane
Tillman

2. Hoạt đông giáo dục giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh
trung học, Vụ giáo dục trung học và chương trình phát triển giáo dục trung học.

3. Giáo dục kĩ năng sống, Nguyễn Thăng Bình.

4. Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải
pháp - TS. Ngô Hoàng Oanh (Giảng viên khoa đào tạo luật sư Học viện tư pháp)

5. Lịch sử Điện ảnh Thế giới

6. Lịch sử Điện ảnh Việt Nam.

7. Tài liệu nghiên cứu Lý luận Điện ảnh, Phê bình phim (Đại học SK-ĐA)

8. Danh mục tác phẩm Điện ảnh có giá trị của Thế giới và Việt Nam (tài
liệu cuả Hội Điện ảnh VN)

38

You might also like