You are on page 1of 11

I.

Giới thiệu về dịch bệnh COVID-19


1. Khái niệm coivd19: COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới
(SARS-CoV-gây ra. Bệnh này đã trở thành đại dịch toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe và kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Nguồn gốc: Nguồn gốc của COVID-19 vẫn đang được nghiên cứu và tranh luận giữa các
nhà khoa học và chuyên gia y tế. Tuy nhiên, dường như virus SARS-CoV-2 được cho là
bắt nguồn từ động vật hoang dã, có thể là dơi hoặc gấu mèo.
Theo một số nghiên cứu, virus này có khả năng lây truyền từ động vật sang người thông
qua thịt động vật hoặc qua tiếp xúc với chất thải của động vật. Tuy nhiên, vẫn cần có
nhiều nghiên cứu để xác định nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và cách thức lây lan ban
đầu của bệnh COVID-19.
3. COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 và có những
đặc điểm chính sau đây:
 Lây lan dễ dàng: Virus SARS-CoV-2 lây lan qua tiếp xúc gần, hít thở hoặc
chạm tay vào các bề mặt bị nhiễm virus.

 Triệu chứng đa dạng: Các triệu chứng của COVID-19 có thể khác nhau từ nhẹ
đến nặng, từ khó khăn trong việc thở đến sốt, ho và đau đầu. Một số người bị
nhiễm không có triệu chứng.
 Tiến triển nhanh: Bệnh COVID-19 có thể phát triển nhanh và gây ra các biến
chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, hội chứng đa tạng, đột quỵ, phù phổi...

 Khả năng lây lan trước khi có triệu chứng: Virus SARS-CoV-2 có khả năng
lây lan trước khi có triệu chứng, điều này làm cho việc kiểm soát bệnh rất khó
khăn.

 Nguy hiểm đối với nhóm người cao tuổi và những người có bệnh lý: Những
người có độ tuổi cao và những người có các bệnh lý cơ bản như tiểu đường,
bệnh tim mạch, huyết áp cao... có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong
cao hơn.
4. Tại Việt Nam, COVID-19 cũng đã xuất hiện từ đầu năm 2020 và nhanh chóng lan
rộng trên khắp cả nước. Dưới đây là một số điểm bùng phát dịch COVID-19 cao ở
Việt Nam:
 Thành phố Hồ Chí Minh: Tính đến ngày 4/3/2023, Hồ Chí Minh đã ghi nhận tổng số
ca mắc COVID-19 là 511.206 trường hợp và tổng số ca tử vong là 19.326 trường hợp.
 Tỉnh Bắc Giang: Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2021, Bắc Giang là một trong
những điểm bùng phát dịch COVID-19 lớn nhất tại Việt Nam, với tổng số ca mắc lên
đến hơn 5.700 trường hợp. Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở Bắc Giang đã được kiểm
soát tốt hơn.
 Tỉnh Bắc Ninh: Cùng với Bắc Giang, Bắc Ninh cũng là một trong những điểm bùng
phát dịch COVID-19 nghiêm trọng vào giữa năm 2021, với tổng số ca mắc lên đến
hơn 2.600 trường hợp.
 Tỉnh Hải Dương: Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021, Hải Dương là một trong những
tỉnh có nhiều ca mắc COVID-19 nhất ở Việt Nam, với tổng số ca mắc lên đến hơn
1.200 trường hợp. Tình hình dịch bệnh ở Hải Dương đã được kiểm soát tốt hơn.
5. Đến nay việt nam đã có: 11.5Tr ca nhiễm

6. Dưới đây là một số sự kiện quan trọng và các mốc thời gian trong quá trình
COVID-19 ảnh hưởng đến Việt Nam:
 31/12/2019: Trung Quốc báo cáo về một số trường hợp bệnh lạ ở thành phố Vũ
Hán.
 Có tất cả 3 đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam từ khi đại dịch bùng phát
đến nay:
o Đợt dịch bùng phát đầu tiên: Bắt đầu từ ngày 23/01/2020, khi Việt Nam
ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19. Đợt dịch này kéo dài đến
khoảng cuối tháng 4/2020, với tổng số trường hợp nhiễm là 270 người,
không có trường hợp tử vong.
o Đợt dịch bùng phát thứ hai: Bắt đầu từ ngày 25/07/2020, khi Việt Nam ghi
nhận trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng sau hơn 3
tháng không có trường hợp nhiễm mới. Đợt dịch này bùng phát tại Đà
Nẵng và lan rộng ra các tỉnh khác tại Việt Nam, kéo dài khoảng 3 tháng
đến cuối tháng 10/2020, với tổng số trường hợp nhiễm là 1.211 người và
35 người tử vong.
o Đợt dịch bùng phát thứ ba: Bắt đầu từ ngày 27/04/2021, khi Việt Nam ghi
nhận trường hợp nhiễm COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên sau hơn 30
ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới. Đợt dịch này bùng phát tại
Bắc Giang và Bắc Ninh, lan rộng ra các tỉnh khác tại Việt Nam, kéo dài
đến nay và vẫn chưa kết thúc. Tổng số ca nhiễm tính đến nay (04/03/2023)
là 139.194 người, với 2.704 người tử vong.
II.Ảnh hưởng của covid-19 đến đời sống sinh viên
1. Học tập
Chất lượng dạy học trực tuyến là một trong những điều sinh viên quan tâm nhất. Một số khó
khăn khi tham gia lớp học trực tuyến là chất lượng đường truyền không ổn định, trục trặc thiết bị
nghe nhìn trên máy tính; vấn đề tương tác với giảng viên và thành viên trong lớp; và tâm lý mệt
mỏi.
Trước tình hình phức tạp và căng thẳng của dịch bệnh, nhiều trường đại học, cao đẳng cũng như
các trung tâm nghiên cứu đã tạm ngừng việc cho sinh viên đến trường và tham gia thực hiện đề
tài.
Sinh viên không chỉ gặp khó khăn khi tạm ngừng lớp học thực hành, mà một số trường hợp đang
thực tập, làm luận văn tốt nghiệp hoặc tham gia đề tài cũng không thể tiếp tục triển khai đến khi
tình hình dịch bệnh ổn định.
COVID-19 còn tác động đến cơ hội nghề nghiệp của mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh viên sắp tốt
nghiệp. 
Dịch bệnh làm nhiều đơn vị, doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động hoặc cắt giảm nhân sự,
nên nhu cầu tuyển dụng không còn nhiều và đa dạng như trước, dẫn đến nỗi lo không có cơ hội
việc làm và thất nghiệp.
Dịch bệnh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc làm thêm của một số sinh viên, nhất là là các sinh
viên xa nhà, dẫn đến những mối lo trong sinh hoạt và chi tiêu hằng ngày.
Hơn thế nữa, vì nhu cầu việc làm để trang trải cuộc sống mà có sinh viên đã trở thành nạn nhân
của lừa đảo tiền và sức lao động.
2. Tình hình tài chính
- Những người phụ thuộc vào Hỗ trợ tài chính từ gia đình cũng gặp khó khăn khi gia đình mất
việc làm hoặc giảm thu nhập :
-Với sự bùng phát của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp và cửa hàng đã đóng cửa hoặc giảm
hoạt động, dẫn đến mất việc làm hoặc giảm thu nhập đối với nhiều gia đình
-->Những sinh viên phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính từ gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc trang
trải chi phí sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả việc trả học phí, mua sách giáo khoa, phí ăn ở và
các chi phí khác.
-Việc học tập trực tuyến hoặc từ xa đã đặt ra nhiều thách thức cho sinh viên, đặc biệt là những
sinh viên không có truy cập dễ dàng đến máy tính và Internet.
-COVID-19 cũng đã làm giảm hoạt động của nhiều hoạt động sinh viên, bao gồm các câu lạc
bộ, đội tuyển và các sự kiện xã hội. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều sinh viên và
gây ra sự cô đơn và bất an.

3. Tâm lí và sức khỏe của sinh viên:


- Stress và lo âu: COVID-19 đã tác động đến tâm lý của rất nhiều người, trong đó có sinh viên.
Học tập và cuộc sống của họ bị gián đoạn và thay đổi đột ngột, khiến cho họ cảm thấy bất an và
lo lắng về tương lai.

- Thiếu chú ý và mất tập trung: Khi học tập và sinh hoạt trở nên khó khăn hơn, sinh viên có thể
bị mất tập trung và không thể tập trung vào việc học. Điều này có thể dẫn đến việc giảm điểm số
và khó khăn trong việc hoàn thành các bài tập.

- Tăng cường sử dụng mạng xã hội và thiết bị di động: Vì phải ở nhà và cách ly xã hội, nhiều
sinh viên đã tăng cường việc sử dụng mạng xã hội và thiết bị di động. Điều này có thể dẫn đến
tình trạng mất ngủ và suy giảm sức khỏe.

- Thiếu hoạt động thể chất: Vì phải ở nhà và cách ly xã hội, nhiều sinh viên đã không có đủ hoạt
động thể chất. Điều này có thể dẫn đến tình trạng béo phì và suy giảm sức khỏe.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý: Vì áp lực và stress từ đại dịch COVID-19, sinh viên có
nguy cơ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu.
III. Giải pháp và hoạt động hỗ trợ sinh viên
1. Chủ quan
- Sinh viên cần điều chỉnh lại tâm lý, nhìn vào những điểm tích cực của việc học
trực tuyến. Và để có thể học trực tuyến thì sinh viên cần lên cho mình 1 kế hoạch
học tập hiệu quả, phù hợp với bản thân. Bạn cần phải có thời khóa biểu cụ thể đối
với từng môn học để tránh chồng chéo, cũng như phải ước lượng khoảng thời gian
học online như thế nào cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, sinh viên cần xác định
tiến độ học tập, những rào cản khi học trực tuyến và lên kế hoạch để vượt qua nó.

- Bên cạnh đó sinh viên còn được rút ngắn thời gian di chuyển, trau dồi thêm được
nhiều kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng tin học văn phòng. Bạn sẽ tích lũy
thêm về ngôn ngữ viết, rèn luyện tính chủ động, biết tự lập kế hoạch cho bản
thân... Nếu việc học tập và thi cử yêu cầu tìm kiếm những nguồn tài liệu từ các
thư viện trên internet, tra cứu các thông tin đều qua Google, trong tương lai, bạn
sẽ không phải bối rối khi cần tìm kiếm hay tiếp cận những kiến thức mới.
- Cùng với đó trong thời gian dịch sinh viên ngoài thời gian học tập trực tuyến trên
lớp, sinh viên có thể đky học các kỹ năng mềm, khóa học Tiếng anh, nhìn lại bản
thân có điểm mạnh điểm yếu gì để phát triển bản thân
- Để có thể xoay sở với tất cả những nỗi lo xung quanh bạn hãy bắt đầu từ việc thấu
hiểu bản thân. Bên cạnh hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu… việc hiểu những
gì phù hợp với bản thân cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nhất thiết phải “dậy
sớm để thành công” mà hãy sắp xếp thời gian sao cho bản thân hoạt động một
cách hiệu quả và năng suất. Bạn cũng không cần ép bản thân phải làm việc, học
tập theo những quy định quá nghiêm khắc hay theo một lịch trình của ai đó. Hãy
dành thời gian tìm ra cách thức, phương pháp học tập và làm việc phù hợp với
bạn, chỉ khi đó bạn mới cảm thấy thoải mái và mang lại năng suất cao trong công
việc của mình.
2. Khách quan
-Trước những khó khăn trên, điều quan trọng đầu tiên sinh viên cần trang bị chính là sự bình tĩnh
để có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đối với việc học trực tuyến, nếu nhìn ở lăng kính tích
cực hơn các bạn sẽ thấy nhiều ưu điểm mà phương thức này đem lại, bao gồm: tiết kiệm thời
gian di chuyển, dễ dàng truy cập khi kết nối ổn định, trau dồi kỹ năng công nghệ thông tin và
thích nghi với cách học hiện đại. Trong trường hợp gặp khó khăn về việc kết nối, Nhà trường có
thể hỗ trợ một phần phí internet, giúp sinh viên mua laptop với giá ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật khi
thầy và trò gặp sự cố trong quá trình học online, hoặc ghi âm và chia sẻ các bài giảng cho sinh
viên sau giờ học. Ngoài ra, lớp học trực tuyến sẽ trở nên sôi động và thu hút hơn khi giảng viên
và sinh viên cùng nhau tương tác và xây dựng bài giảng, điển hình là việc bật camera và micro
để chia sẻ ý kiến hay sử dụng khung chat đặt câu hỏi. Với sự phát triển của công nghệ thông tin,
buổi học có thể lồng ghép thêm các ứng dụng như YouTube hoặc Padlet nhằm đem đến trải
nghiệm mới mẻ và đáng nhớ. Hơn thế nữa, sinh viên có thể gặp gỡ bạn bè, sinh hoạt và giao lưu
trực tuyến nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin, thậm chí tổ chức trò chơi ảo dành cho nhóm
thông qua các trang như Kahoot! hay Skribbl.

-Về vấn đề việc làm, Nhà trường có thể hỗ trợ kết nối sinh viên với nhà tuyển dụng thông qua
website hoặc mạng xã hội việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp và tạo cơ
hội để sinh viên tìm được công việc mong muốn phù hợp. Một số nhóm sinh viên vẫn có cơ hội
làm việc hoặc thực tập tại nhà để vừa trang trải kinh phí và có thu nhập cho bản thân, vừa cùng
cả nước chống dịch. Bên cạnh đó, giai đoạn dịch cũng chính là dịp để mỗi người nhìn lại bản
thân và từng bước trau dồi kiến thức và kỹ năng như kiến thức chuyên môn, đăng ký các khóa
học kỹ năng mềm cần thiết, ôn luyện tiếng Anh hoặc xây dựng kế hoạch tương lai. Điều này giúp
các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn sau này, đồng thời thấu hiểu và từng bước cải thiện bản thân.
-Đối với việc giúp đỡ sinh viên xa nhà có nguyện vọng về quê, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên
và khoa/bộ môn các trường có thể đóng vai trò cầu nối trong việc cung cấp thông tin các chuyến
xe về quê từ Hội đồng hương và Ban liên lạc các tỉnh, tạo điều kiện cho các bạn về với gia đình
trong giai đoạn dịch bệnh này. Thêm vào đó, Nhà trường có thể chủ trương hỗ trợ chi phí di
chuyển và vật dụng y tế cần thiết cho chuyến hành trình về quê. Trong trường hợp sinh viên gặp
khó khăn khi mua nhu yếu phẩm do khu vực bị phong tỏa, các trường cần lên phương án hỗ trợ
sinh hoạt phí và cung cấp vật phẩm đến các bạn trong thời gian sớm nhất.
Chuyến xe yêu thương” đưa sinh viên tỉnh Khánh Hòa trở về quê hương

You might also like