You are on page 1of 12

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ


------------o0o-----------

BÀI TIỂU LUẬN


PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Họ và Tên : Trương Đình Thặng


Mã sinh viên : B18DCDT243
Mã môn học : SKD1108
Nhóm : 07
Số điện thoại: 0394807776

Hà Nội

1
Thông tin sinh viên:
Họ và tên: Trương Đình Thặng
Mã sinh viên: B18DCDT243
Môn học: SKD1108 – Nhóm 07
Ảnh thẻ Sinh viên:

Ảnh chữ kí:

2
Mục lục
Đề bài: 03..................................................................................................................4
Bài làm......................................................................................................................5
Câu 1: (3 điểm).......................................................................................................5
Câu 2: (7 điểm).......................................................................................................5
a) Tên đề tài nghiên cứu khoa học:................................................................5
b) Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:..........................................5
c) Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài
đã chọn:...............................................................................................................6
d) Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham
khảo theo chuẩn IEE.......................................................................................11
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................11

3
Đề bài: 03
Câu 1: (3 điểm)
Anh (chị) hiểu thế nào về tính rủi ro trong nghiên cứu khoa học?
Câu 2: (7 điểm)
Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các yêu cầu:
a) Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ đề trên (1 điểm).
b) Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
c) Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã
chọn (2 điểm).
d) Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn IEE (2 điểm).

4
Bài làm
Câu 1: (3 điểm)
Anh (chị) hiểu thế nào về tính rủi ro trong nghiên cứu khoa học?
TL:
Nghiên cứu khoa học có thể thành công nhưng cũng luôn có khả năng thất bại,
thất bại trong nghiên cứu khoa học được coi là sự rủi ro. Sự thất bại trong nghiên
cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu thông tin cần thiết
và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu; thiết bị kĩ thuật
không đủ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu đặt ra sai; khả năng
thực hiện của người nghiên cứu chưa đủ tầm đê xử lí vấn đề; sự biến đổi đột ngột
về khách thể nghiên cứu... thậm chí, có những công trình nghiên cứu khoa học đã
thành công trong thử nghiệm nhưng khi áp dụng thực tế thì lại thất bại. Ngoài ra,
còn có rủi ro về sự trùng lặp đề tài với công trình khoa học đã công bố, rủi ro về
phương pháp nghiên cứu không đúng. Sự thất bại cũng do hạn chế về tài liệu tham
khảo, do kinh phí, thời gian, các điều kiện nghiên cứu khác không đủ. Tuy nhiên,
trong khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả; kết quả ấy cũng mang ý
nghĩa về một kết luận của nghiên cứu khoa học với nội dung là một khẳng định một
giả thuyết khoa học đặt ra là sai; hay nói cách khác, trong sự vật, hiện tượng không
tồn tại quy luật hoặc giải pháp như giả thuyết. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong
khoa học, vì khẳng định đó sẽ giúp cho những nghiên cứu sau không dẫm chân lên
vết xe đổ, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu, cho nên trong nghiên cứu khoa học,
thất bại cũng phải được tổng kết, được lưu giữ như một tài liệu khoa học nghiên
cứu. Như vậy, để hạn chế rủi ro cần: tham khảo nhiều tài liệu trước khi đăng kí vấn
đề nghiên cứu, luôn cập nhật các kết quả nghiên cứu liên quan của người khác, đặt
tên vấn đề phải khéo để có thể dự đoán về sự không trùng lặp, chủ động tính toán
phù hợp các điều kiện nghiên cứu,...
Câu 2: (7 điểm)
a) Tên đề tài nghiên cứu khoa học:
Hiện nay, tại Việt Nam đại dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp và khó
lường. Với số lượng ca mắc mới và tử vong ngày một tăng cao, đại dịch đã ảnh
hưởng rất lớn đến tất cả mọi người và mọi mặt trong xã hội. Điều này dẫn đến
không ít khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của mọi người, bao gồm cả việc ảnh
hưởng đến học tập và đời sống của sinh viên. Vì vậy em quyết định chọn “Sinh
viên trong bối cảnh đại dịch Covid-19” làm đề tài nghiên cứu.
b) Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:

5
 Mục tiêu:
Những gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra ảnh hưởng đến mọi quốc gia,
cả giàu và nghèo, và sinh viên từ những nhóm thiểu số phải đối mặt với nhiều thách
thức hơn. Ở những quốc gia có Internet chưa phổ biến và dung lượng băng thông
thấp, cơ hội học tập trực tuyến bị hạn chế đáng kể. Các trường cao đẳng và đại học
ở những quốc gia có thu nhập thấp phải vật lộn để triển khai những chương trình
đào tạo từ xa có chất lượng, do thiếu những học giả có kinh nghiệm và thiếu nguồn
lực. Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi người,
mọi lứa tuổi và mọi lĩnh vực. Đặc biệt đời sống của sinh viên lại càng khó khăn
hơn khi vừa phải đối mặt với đại dịch vừa phải hoàn thành tốt chương trình đại học.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Những tác động tiêu cực và tích cực của đại dịch đối với sinh viên.
- Những khó khăn trong học tập của sinh viên.
- Những bất cập trong đời sống của sinh viên.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích các khía cạnh đối với sinh viên như kinh tế, tinh thần, học tập, sức
khoẻ,...sau đó tổng hợp lại để thấy được những tác động, khó khăn, bất cập của đại
dịch đối với sinh viên.
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin từ tài liệu tham khảo
Dựa vào các số liệu, thông tin từ tài liệu tham khảo để có được cái nhìn khách
quan và tổng quát về đời sống của sinh viên trước đại dịch.
c) Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài
đã chọn:
 Khái quát về Covid-19
- Giới thiệu về Covid-19
COVID-19 (bệnh vi-rút corona 2019) là một bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2
gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Căn
bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới.

COVID-19 thường gây ra các triệu chứng hô hấp, có thể cảm thấy giống như
cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. COVID-19 có thể tấn công không chỉ phổi và hệ hô
hấp của chúng ta. Các bộ phận khác của cơ thể chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng
bởi căn bệnh này.

6
 Hầu hết những người bị COVID-19 có các triệu chứng nhẹ, nhưng một số
người trở nên nặng.
 Một số người, kể cả những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu
chứng có thể bị hội chứng hậu COVID - hoặc "di chứng COVID".
 Những người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý nền nhất định có nguy cơ
cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
 Vắc-xin ngừa COVID-19 là an toàn và hiệu quả. Vắc-xin dạy hệ thống miễn
dịch của chúng ta chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19.
- Thực trạng:
Theo WHO, trên toàn cầu tính đến giữa tháng 11 năm 2021, đã có 254.256.432
trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, bao gồm 5.112.461 trường hợp tử
vong. Riêng tại Việt Nam, theo số liệu gần đây cho thấy có 1045397 trường hợp
dương tính COVID-19 với 23270 trường hợp tử vong. Triệu chứng của bệnh là hắt
hơi, sốt cao, mất vị giác và các triệu chứng tương tự cảm cúm bình thường.

 Tình hình nghiên cứu trong nước:


Trước sự bùng nổ và hoành hành đại dịch Covid-19, người dân Việt Nam đang
gồng mình chống đỡ để vượt qua khó khăn thử thách này. Sự tàn phá này đã ảnh
hưởng rất lớn đến mọi người và mọi nơi. Đặc biệt đối với sinh viên tại Việt Nam
đang chịu các tác động vô cùng to lớn.
- Về học tập:
Chất lượng dạy học trực tuyến là một trong những điều sinh viên quan tâm
nhất. Một số khó khăn khi tham gia lớp học trực tuyến là chất lượng đường truyền
không ổn định, trục trặc thiết bị nghe nhìn trên máy tính; vấn đề tương tác với
giảng viên và thành viên trong lớp; và tâm lý mệt mỏi, “bão hòa” khi học tập trước
màn hình thiết bị điện tử quá lâu trong nhiều ngày. Việc này vừa ảnh hưởng đến
sức khỏe và khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên, vừa tác động đến sức khỏe
tinh thần khi không thể trò chuyện trực tiếp với bạn bè như khi học tại lớp.
Trước tình hình phức tạp và căng thẳng của dịch bệnh, nhiều trường đại học,
cao đẳng cũng như các trung tâm nghiên cứu đã tạm ngừng việc cho sinh viên đến
trường và tham gia thực hiện đề tài. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội thực
hành và giao tiếp trực tiếp của sinh viên. Bởi lẽ, đối với một số ngành và định
hướng nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực khoa học tự nhiên, yêu cầu thực hành và
thu thập số liệu tại phòng thí nghiệm để nâng cao năng lực thực tiễn của người học
là nhu cầu chính đáng. Sinh viên không chỉ gặp khó khăn khi tạm ngừng lớp học
thực hành, mà một số trường hợp đang thực tập, làm luận văn tốt nghiệp hoặc tham

7
gia đề tài cũng không thể tiếp tục triển khai đến khi tình hình dịch bệnh ổn định,
điều này làm thay đổi kế hoạch học tập và định hướng tương lai.
COVID-19 còn tác động đến cơ hội nghề nghiệp của mỗi sinh viên, đặc biệt là
sinh viên sắp tốt nghiệp. Dịch bệnh làm nhiều đơn vị, doanh nghiệp đóng cửa
ngừng hoạt động hoặc cắt giảm nhân sự, nên nhu cầu tuyển dụng không còn nhiều
và đa dạng như trước, dẫn đến nỗi lo không có cơ hội việc làm và thất nghiệp. Dịch
bệnh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc làm thêm của một số sinh viên, nhất là là
các sinh viên xa nhà, dẫn đến những mối lo trong sinh hoạt và chi tiêu hằng ngày.
Hơn thế nữa, vì nhu cầu việc làm để trang trải cuộc sống mà có sinh viên đã trở
thành nạn nhân của lừa đảo tiền và sức lao động.
- Về đời sống:
Sinh viên đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tình trạng giãn cách buộc sinh
viên phải ở tại nhà, hạn chế đi lại và tuân thủ các quy tắc phòng, chống dịch. Các
bạn không có cơ hội gặp gỡ thầy cô, anh chị và bạn bè như khoảng thời gian học tại
trường trước đó. Hoạt động của các câu lạc bộ/đội/nhóm hoặc các buổi giao lưu
sinh viên trong và ngoài trường, vốn dĩ rất sôi nổi hằng năm, hầu như tất cả đành
phải tạm gác lại. Đây là một thiệt thòi lớn của sinh viên, khi những trải nghiệm học
tập bị hạn chế bởi hình thức online, những hoạt động ngoại khóa càng bị giới hạn
hơn, không thể đáp ứng nhu cầu giao lưu, học hỏi và rèn luyện các kỹ năng xã hội.
Một mối lo khác đối với sinh viên xa nhà chính là quyết định ở lại hay về quê
trong mùa dịch. Một số bạn sinh viên xa quê có cơ hội về quê ngay khi các trường
đại học chuyển sang hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên xa
quê khác không được may mắn như vậy. Có bạn chưa thể trở về vì khu vực sinh
sống bị phong tỏa dẫn đến những khó khăn khi mua nhu yếu phẩm và nguy cơ
nhiễm bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và tâm lý. Có bạn phải suy
xét nhiều yếu tố, bao gồm chi phí di chuyển, thời gian quay trở lại trường, việc học
các môn thực hành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp. Dù rất nhớ nhà nhưng các bạn
đã quyết định ở lại vì điều kiện đi lại khó khăn cùng với nỗi lo làm lây lan dịch
bệnh cho người thân và cộng đồng. Điều này cũng khiến không ít bạn sinh viên
cảm thấy buồn và tủi thân.
- Các giải pháp và hoạt động hỗ trợ sinh viên
Trước những khó khăn trên, điều quan trọng đầu tiên sinh viên cần trang bị
chính là sự bình tĩnh để có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đối với việc học trực
tuyến, nếu nhìn ở lăng kính tích cực hơn các bạn sẽ thấy nhiều ưu điểm mà phương
thức này đem lại, bao gồm: tiết kiệm thời gian di chuyển, dễ dàng truy cập khi kết

8
nối ổn định, trau dồi kỹ năng công nghệ thông tin và thích nghi với cách học hiện
đại. Trong trường hợp gặp khó khăn về việc kết nối, Nhà trường có thể hỗ trợ một
phần phí internet, giúp sinh viên mua laptop với giá ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật khi thầy
và trò gặp sự cố trong quá trình học online, hoặc ghi âm và chia sẻ các bài giảng
cho sinh viên sau giờ học. Ngoài ra, lớp học trực tuyến sẽ trở nên sôi động và thu
hút hơn khi giảng viên và sinh viên cùng nhau tương tác và xây dựng bài giảng,
điển hình là việc bật camera và micro để chia sẻ ý kiến hay sử dụng khung chat đặt
câu hỏi. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, buổi học có thể lồng ghép thêm
các ứng dụng như YouTube hoặc Padlet nhằm đem đến trải nghiệm mới mẻ và
đáng nhớ. Hơn thế nữa, sinh viên có thể gặp gỡ bạn bè, sinh hoạt và giao lưu trực
tuyến nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin, thậm chí tổ chức trò chơi ảo dành cho
nhóm thông qua các trang như Kahoot! hay Skribbl.

Về vấn đề việc làm, Nhà trường có thể hỗ trợ kết nối sinh viên với nhà tuyển
dụng thông qua website hoặc mạng xã hội việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự
của doanh nghiệp và tạo cơ hội để sinh viên tìm được công việc mong muốn phù
hợp. Một số nhóm sinh viên vẫn có cơ hội làm việc hoặc thực tập tại nhà để vừa
trang trải kinh phí và có thu nhập cho bản thân, vừa cùng cả nước chống dịch. Bên
cạnh đó, giai đoạn dịch cũng chính là dịp để mỗi người nhìn lại bản thân và từng
bước trau dồi kiến thức và kỹ năng như kiến thức chuyên môn, đăng ký các khóa
học kỹ năng mềm cần thiết, ôn luyện tiếng Anh hoặc xây dựng kế hoạch tương lai.
Điều này giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn sau này, đồng thời thấu hiểu và từng
bước cải thiện bản thân.

Đối với việc giúp đỡ sinh viên xa nhà có nguyện vọng về quê, Đoàn Thanh niên
- Hội Sinh viên và khoa/bộ môn các trường có thể đóng vai trò cầu nối trong việc
cung cấp thông tin các chuyến xe về quê từ Hội đồng hương và Ban liên lạc các
tỉnh, tạo điều kiện cho các bạn về với gia đình trong giai đoạn dịch bệnh này. Thêm
vào đó, Nhà trường có thể chủ trương hỗ trợ chi phí di chuyển và vật dụng y tế cần
thiết cho chuyến hành trình về quê. Trong trường hợp sinh viên gặp khó khăn khi
mua nhu yếu phẩm do khu vực bị phong tỏa, các trường cần lên phương án hỗ trợ
sinh hoạt phí và cung cấp vật phẩm đến các bạn trong thời gian sớm nhất.

 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

- Hiệu ứng và phản ứng ngắn hạn

 Đóng cửa và chuyển sang giáo dục trực tuyến: Các quốc gia và các trường đã
không được chuẩn bị trước cho sự thay đổi với cùng mức độ. Các trường đại học và
cao đẳng ở những nước đang phát triển phải đối mặt với những khó khăn nghiêm
trọng về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và thực trạng truy cập Internet.

9
 Ảnh hưởng đến sinh viên: Sự xáo trộn do việc đóng cửa đột ngột các khu học
xá và chuyển đổi nhanh chóng sang giáo dục trực tuyến đã làm gián đoạn cuộc
sống của sinh viên trên toàn thế giới. Sinh viên từ những nhóm thiểu số bị ảnh
hưởng đặc biệt nặng nề; họ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, khó khăn
về kết nối và suy sụp tinh thần.
 Đánh giá và thi cử: Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã phải vật lộn với những
lựa chọn khó khăn về đánh giá thi cử trực tuyến và nguy cơ gian lận gia tăng.
 Các trường đại học đang đối mặt với thách thức COVID-19: Một khía cạnh
tích cực là phản ứng hào phóng của các trường đại học trên toàn thế giới trong việc
đóng góp kiến thức khoa học và nguồn lực của họ để chống lại đại dịch. Các trường
đại học phát triển các xét nghiệm COVID-19 nhanh hơn và rẻ hơn, quyên góp thiết
bị dư thừa để giúp các bệnh viện, và sản xuất vật tư y tế, thiết bị khử trùng và
thuốc.
- Hiệu quả lâu dài hơn
 Học tập giảm sút và sinh viên rớt môn ngày càng tăng: Nhiều sinh viên sẽ
không có đủ trải nghiệm học tập trong năm học 2019–2020. Bên cạnh tác động tiêu
cực đến chất lượng của trải nghiệm giáo dục trong thời gian dịch COVID-19,
những vấn đề sức khỏe tâm thần trong sinh viên cũng gia tăng.
 Giảm nguồn lực, thay đổi nhu cầu, đóng cửa và tái cơ cấu: Cuộc khủng
hoảng đã bộc lộ những điểm yếu trong cơ cấu của những mô hình tài chính hiện có
của nhiều hệ thống và cơ sở giáo dục đại học. Đối với những cơ sở giáo dục đại học
tư thục phụ thuộc hoàn toàn vào học phí và/hoặc sinh viên quốc tế, đây là một thử
thách khắc nghiệt khả năng tồn tại về mặt tài chính. Một số lượng lớn sinh viên với
nguồn lực hạn chế hoàn toàn có thể bỏ học đại học. Hậu quả có thể rất nghiêm
trọng ở nhiều quốc gia thu nhập thấp – nơi có truyền thống phân bổ không đủ tài
chính công cho giáo dục đại học, thường là dưới 0,5% GDP.
 Ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu: Việc đóng cửa các phòng thí nghiệm
và hạn chế đi lại có nghĩa là các nhà nghiên cứu không thể tiếp tục các thí nghiệm
hoặc điều tra thực địa, trừ khi những công việc thí nghiệm và cộng tác có thể thực
hiện từ xa. Một mối quan tâm ngày càng tăng đối với tất cả các trường đại học
nghiên cứu là khả năng bị giảm kinh phí trong những năm tới, ngoại trừ những
chương trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến COVID-19. Dữ liệu về năng suất
nghiên cứu cho thấy các học giả nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, phản ánh sự
lệch lạc trong phân chia lao động trong gia đình.
- Kết luận
Chưa bao giờ sức mạnh của các trường cao đẳng và đại học lại bị thử thách gay
gắt như trong thời kỳ đại dịch hiện nay. Cuộc khủng hoảng y tế đã cho thấy khoảng
cách công nghệ số và bất bình đẳng kinh tế là những thực tế khó chịu, ảnh hưởng
trực tiếp đến năng lực đối phó của sinh viên với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Trong khi những trường đại học hàng đầu thế giới ít khả năng phải chịu những hậu

10
quả bất lợi lâu dài, đối với nhiều tổ chức giáo dục đại học, sự tồn tại về tài chính sẽ
là một thách thức nghiêm trọng. Hàng triệu sinh viên với nguồn lực hạn chế hoàn
toàn có thể bỏ học đại học. Đại dịch đã làm bộc lộ mức độ sâu sắc của sự phân chia
công nghệ số và những bất bình đẳng kinh tế xã hội, khiến càng tăng thêm khoảng
cách rõ rệt giữa các quốc gia, giữa các cơ sở giáo dục đại học và giữa sinh viên; do
đó điều cần thiết là phải xem xét, ở cấp quốc gia và cấp tổ chức, những biện pháp
tập trung vào việc đạt được sự công bằng trong giáo dục đại học cho sinh viên từ
những gia đình có thu nhập thấp, cho sinh viên nữ và cho các dân tộc và chủng tộc
thiểu số.

d) Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo
theo chuẩn IEE

Danh mục tài liệu tham khảo

[1] V. C. Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học
và kĩ thuật, 2006.
[2] B. Y. Tế, “Diễn biến dịch,” Trang Tin về Dịch Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Cấp
COVID-19, 12 December 2021. [Trực tuyến]. Available:
https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/dong-thoi-gian.
[3] CDC, “Thông Tin Cơ Bản Về COVID-19,” Trung Tâm Quốc Gia về Chủng Ngừa
và Bệnh Hô Hấp (NCIRD), Phân Ban Bệnh Do Vi-rút, 4 November 2021.
[4] L. N. L. Ngọc, “ĐỜI SỐNG SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19,”
Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM, 05 September
2021.
[5] Đ. Phương, “Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của sinh viên,”
Báo Tin tức, 09 November 2021.
[6] T. L. N. A. T. Hương Châu, “Khó khăn trong dạy và học trực tuyến,” Báo Nhân Dân
Điện tử, 06 September 2021.
[7] P. M. S. G. Y. A. Pinaki Chakraborty, "Opinion of students on online education
during the COVID-19 pandemic," Human Behavior and Emerging Technologies, 17
December 2020.
[8] F. L. Cathy Li, "The COVID-19 pandemic has changed education forever. This is
how," World Economic Forum, 29 April 2020.
[9] Đ. Cung, “Nỗi lòng sinh viên làm thêm mùa dịch: Dễ bị lừa tiền vì công việc ít, khó

11
khăn chất chồng,” Báo Hoa học trò, 23 May 2021.
[10] L. Dịu, “Những khó khăn và câu hỏi về chất lượng,” Báo Điện Tử Quân Đội Nhân
Dân, 12 June 2021.
[11] Y.-H. Hu, "Effects of the COVID-19 pandemic on the online learning behaviors of
university students in Taiwan," Education and Information Technologies, 14
September 2021.
[12] P. L. J. Cuiying Zou, "Online college English education in Wuhan against the
COVID-19 pandemic: Student and teacher readiness, challenges and implications,"
PLOS ONE, 1 October 2021.
[13] A. F. M. D. V. Per Engzell, "Learning loss due to school closures during the
COVID-19 pandemic," Florencia Torche, Stanford University, Stanford, CA, 27
April 2021.
[14] E. W. Emma García, "COVID-19 and student performance, equity, and U.S.
education policy," Economic Policy Institute, 10 September 2020.
[15] B. H. J. S. E. V. Emma Dorn, "COVID-19 and education: The lingering effects of
unfinished learning," McKinsey & Company, 27 July 2021.

12

You might also like