You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Tên học phần: Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Hải Trang

Hà Nội, 08/2021
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MÃ SỐ MNS 10532

Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Thanh Thủy

Mã sinh viên: 20031081

Mã lớp học phần: MNS1053 1

Đề bài: Anh/Chị hãy xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học dạng giải pháp
theo trình tự sau đây:

Sự kiện khoa học: Các cơ quan quản lý nhà nước đã tích cực trong việc ban
hành các chính sách ứng phó và ngăn ngừa dịch bệnh Covid – 19 tại Việt Nam
song hiện nay do sự thiếu ý thức của một số cá nhân khiến các vùng vàng và
vùng đỏ (vùng có ca nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm) đang ngày càng mở rộng tại
các đô thị lớn của đất nước, đặt vấn đề kiểm soát tốc độ lây lan virus SARS-
CoV-2 trong cộng đồng trở thành một thách thức. Sự thu hẹp của vùng xanh
(vùng chưa có ca nhiễm, hoặc không còn nguy cơ lây nhiễm) đem đến những lo
ngại lớn trong xã hội và đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng.

2
Bài làm

1. Phân tích sự kiện khoa học

- Khái quát sự kiện khoa học: Như chúng ta đã biết trong bối cảnh hiện nay toàn
cầu đang phải đối mặt với đại dịch covid và những biến thể ngày càng phức tạp
nguy hiểm của nó. Các quốc gia đều xây dựng cho mình những chính sách riêng
nhằm ngăn chặn với dịch bệnh nguy hiểm này. Đợt bùng phát dịch bệnh do
coronavirus 2019 (COVID-19) hiện nay là một trường hợp khẩn cấp trên toàn
thế giới, vì sự lây lan nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cao của nó đã gây ra những
gián đoạn nghiêm trọng. Số người bị nhiễm coronavirus hội chứng cấp tính nặng
coronavirus 2 (SARS-CoV-2), tác nhân gây ra COVID-19, đang gia tăng nhanh
chóng trên toàn thế giới. Bệnh nhân mắc COVID-19 có thể bị viêm phổi, triệu
chứng nghiêm trọng của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) và suy đa tạng.

Sự bùng phát bệnh do chủng coronavirus mới (COVID-19) gây ra bởi


coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng,
đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số bệnh nhân bị nhiễm bệnh trên toàn
thế giới. Đáp ứng miễn dịch của vật chủ đối với SARS-CoV-2 dường như đóng
một vai trò quan trọng trong sinh bệnh học và các biểu hiện lâm sàng. SARS-
CoV-2 không chỉ kích hoạt các đáp ứng miễn dịch kháng vi-rút mà còn có thể
gây ra các phản ứng viêm không kiểm soát được, đặc trưng bởi sự phóng thích
cytokine tiền viêm rõ rệt ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng, dẫn đến giảm
bạch huyết, rối loạn chức năng tế bào lympho và các bất thường bạch cầu hạt và
bạch cầu đơn nhân. Những bất thường về miễn dịch do SARS-CoV-2 gây ra có
thể dẫn đến nhiễm trùng do vi sinh vật, sốc nhiễm trùng và rối loạn chức năng
đa cơ quan nghiêm trọng. Vì vậy,Các cơ chế bất thường miễn dịch cơ bản ở
bệnh nhân COVID-19 phải được làm sáng tỏ để hướng dẫn quản lý lâm sàng
bệnh.

- Tác động “âm tính” của sự kiện khoa học: Tuy Nhà nước và Chính phủ
đã có những chính sách để ngăn chặn tình trạng này nhưng với sự vô ý thức của
3
một số cá nhân mà kéo theo cả một cộng đồng phải lâm nguy. Rất nhiều nhiều
kẻ vẫn nhởn nhơ không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như không
đeo khẩu trang, tụ tập đông người, trốn khai báo, cách ly… và tồi tệ hơn cả là
chống đối những người thi hành công vụ khi bị nhắc nhở. Điều đó đem đến
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng làm mở rộng phạm vi lây nhiễm cộng
đồng, số lượng người mắc gia tăng chóng mặt, nhiều người đã tử vong vì loại
virut quái ác này. Nghiêm trọng hơn nữa là nó còn trở thành gánh nặng của y tế
khi không đủ máy thở, thiết bị y tế trong khi số lượng bệnh nhân cao; sản xuất
kinh tế thì đình đốn trì trệ, đời sống nhân dân càng trở nên khốn khổ. Ngoài ra
nó còn gây sự hoang mang lo sợ cho người dân khi cả nước đang chung tay nỗ
lực thì lại có những kẻ phá hoại mối đại đoàn kết dân tộc, là cơ hội để thế lực
phản động chống phá chính quyền.

- Nhận thấy đây là sự kiện rất được xã hội quan tâm và đem về những tác
động không mấy tích cực nên em đã chọn hướng nghiên cứu này để giúp mọi
người hiểu rõ hơn nữa về tình hình chống dịch, đồng thời đưa ra các giải pháp
hiệu quả hơn nữa để nâng cao nhận thức của cộng đồng.

2. Đặt tên đề tài nghiên cứu

Nâng cao nhận thức của mọi người trong phòng chống covid và tránh mở
rộng lây lan ở cộng đồng.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những biểu hiện sai trái của các cá nhân thiếu ý thức
phòng chống dịch trong cộng đồng

- Làm rõ được tình hình công tác phòng chống dịch của các cơ quan bộ
ngành y tế, những tác động xấu mà do sự yếu kém về ý thức của các cá nhân
đem lại.

4
- Đưa ra giải pháp phù hợp hơn nữa nhằm giúp mọi người hiểu, nhận biết
sớm về tác hại của đại dịch đem lại với đời sống và sức khỏe chúng ta. Nhằm
giảm tỉ lệ lây lan của những biến thể mới của Covid-19 hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về tỉ lệ vi phạm việc chấp hành các quy định phòng
chống dịch bệnh này

- Khảo sát và phân tích thực trạng trốn cách ly, không tuân thủ các biện pháp
phòng dịch

- Tìm hiểu nguyên nhân gây nên những hàng động vô ý thức. Đề xuất một số
giải pháp nhằm giúp giảm thiểu tình trạng này.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ tháng 3/2020 - 10/2021

       - Phạm vi nghiên cứu về không gian: toàn quốc

Vì nước ta là quốc gia có dân số đông trên thế giới, trải qua nhiều lần bùng phát
Covid Nhà nước đã đưa ra được những chính sách nhằm ngăn chặn và đẩy lùi
nó. Tuy chính sách nước ta là nhân từ khoan dung khi đã tương trợ những kiều
bào muốn quay về nước tránh dịch, nhưng điều này đã vô tình tạo điều kiện cho
những kẻ vô ý thức lộng hành. Chính vì vậy mà thông qua nghiên cứu này tôi
muốn mọi người có ý thức trách nhiệm cao hơn, đẩy mạnh sức mạnh cộng đồng
chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

5. Mẫu khảo sát

       - Khách thể nghiên cứu: những người dân hiện đang sinh sống trên lãnh
thổ nước ta

       - Mẫu khảo sát:

5
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ COVID-19 VÀ THỰC HIỆN PHÒNG
CHỐNG DỊCH BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN

Corona (Covid-19) là ?

o Dịch bệnh rất nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chóng
o Chỉ là  một đợt dịch bình thường không đáng lo ngại
o Không biết, không quan tâm

Thái độ của bản thân trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại Việt Nam nói
chung và trong địa bàn thành phố ?

o Đặc biệt quan tâm và rất lo ngại


o Quan tâm và lo lắng
o Quan tâm nhưng không lo lắng
o Không quan tâm

 Tình trạng dịch bệnh đang diễn biến như thế nào ?

o Rất căng thẳng


o Không đáng lo ngại
o Không quan tâm

Từ giữa tháng 3/2020 đến nay, có ca bệnh nào trong địa bàn bạn sinh sống (
thành phố/ quận) ?

o Có
o Không
o Không biết

Gia đình và người thân bạn có thực hiện đầy đủ các khuyến cáo, thông
điệp phòng chống dịch của chính phủ hay không ?

6
o Luôn thực hiện nghiêm túc
o Khi có chỉ thị trực tiếp mới thực hiện
o Không thực hiện

3.2 Hậu quả do đại dịch COVID-19 gây ra, bạn xem xét tác động ảnh
hưởng đến bản thân và xã hội nơi đang sinh sống như thế nào:

o Cao
o Trung bình
o Thấp
o Không tác động gì

Nhà nước của Chính phủ đã đưa ra được những biện pháp hiệu quả để
khắc phục việc gia tăng của bệnh dịch

o Đồng ý 
o Chưa thực sự 
o Phản đối

Trong giai đoạn đại dịch, bạn có nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào về thực
phẩm từ chính phủ, từ tư nhân hay các cơ quan dân sự ?

o Có, hỗ trợ tập thể về thực phẩm (cho bạn và cộng đồng của bạn)
o Có, hỗ trợ thực phẩm cá nhân (dành cho gia đình)
o Không hỗ trợ

Để đối phó với khủng hoảng như đại dịch COVID-19, bạn tin rằng mạng
lưới cộng đồng sẽ là ?

o Rất quan trọng


o Quan trọng
7
o Tương đối quan trọng
o Không quan trọng
o Vì sao

Tại sao (bắt buộc) ?

……………………………………………………………………………………
……………….

Những cá nhân vô ý thức không tuân thủ các quy định trong phòng chống
dịch có phải là nguyên nhân gây nên việc mở rộng thêm vùng dịch ?

o Không đồng tình


o Đồng tình
o Ý kiến khác

Có nên đưa ra các mức phạt đối với những cá nhân vi phạm trong phòng
chống dịch bệnh

o Có
o Không

Nên có những biện pháp chặt chẽ hơn nâng cao ý thức của người dân và
đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh 

o Có
o Không

Ý kiến đóng góp, yêu cầu riêng (không bắt buộc): (Nếu bạn muốn, bạn có
thể ghi thêm câu hỏi về cuộc khảo sát hoặc nhận xét bổ sung cho các câu trả
lời trước của bạn)

8
……………………………………………………………………………………
…………………

Xin cảm ơn bạn đã tham gia cuộc khảo sát này! Những thông tin bạn cung
cấp ở trên đều rất hữu ích và cần thiết với chúng tôi . Mọi thông tin cá nhân của
bạn đều đƣợc chúng tôi giữ kín khi công khai kết quả khảo sát này. Bạn không
cần phải trả lời khảo sát một lần nữa. Bạn có thể chuyển nó cho người hàng
xóm, hay người thân của bạn để họ cũng tham gia. Chúc bạn có sức khỏe tốt,
luôn vui vẻ, lạc quan và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống !

=> Với đề tài nghiên cứu này tôi đã chọn mẫu khảo sát là bảng hỏi. Bởi bảng hỏi
là một loại hình khảo sát rất dễ tạo dựng cho người muốn khảo sát, có thể khảo
sát trực tiếp hoặc online. Đặc biệt là nó có tính cập nhật thông tin nhanh và mới
hơn, chi phí thấp, thông tin chính xác, dễ chỉnh sửa, quy mô khảo sát lớn hơn.
Hơn nữa khi chọn Hà Nội là nơi sẽ thực hiện khảo sát thì đây là thành phố lớn
của nước ta, tập trung đông dân số và hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi nên đây
là một nơi rất thích hợp, bởi có thể có được rất nhiều quan điểm khác nhau.

6. Câu hỏi nghiên cứu

6.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Làm thế nào để người dân có thể nhận thức đúng đắn, trách nhiệm hơn trong
việc chung tay chống lại dịch bệnh. Những biện pháp nào là hiệu quả cho việc
phòng chống dịch bệnh lây lan mở mộng ra nhiều vùng an toàn khác.

6.2. Các câu hỏi nghiên cứu bổ trợ

- Tại sao lại có tình trạng người dân không tuân thủ các nguyên tắc phòng
chống dịch bệnh của chính phủ.

- Tại sao sức mạnh tinh thần của khối đại đoàn kết lại rất quan trọng với
nước ta trong công cuộc đẩy lùi Corona.

9
- Tại sao người đi về từ vùng có dịch dù không có biểu hiện bị bệnh hoặc
nghi ngờ tiếp xúc với mầm bệnh vẫn phải tiến hành cách ly?

- Giãn cách xã hội có phải biện pháp giảm thiểu việc lây lan dịch bệnh
trong cộng đồng tốt nhất hay không ? 

- Những chính sách của Nhà nước về chống dịch có gặp phải những khó
khăn bất cập gì ?

- Phải chăng việc mở rộng vùng dịch (vùng nguy hiểm) là hoàn toàn do sự
vô ý, thiếu trách nhiệm của người dân.

7. Giả thuyết nghiên cứu

7.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo

Nên có những biện pháp mới trong quản lý người dân, nâng cao trách nhiệm
mỗi các nhân và ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh ra các vùng an toàn.

7.2. Các giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

- Cách sống truyền thống thôn, xóm vẫn còn bám rễ trong cuộc sống đô
thị ở Việt Nam chưa thực sự tác động tới mức độ hiệu quả của khả năng chống
dịch. Người dân ở Việt Nam vẫn chưa trở thành những cá thể riêng biệt

- Chính sách, quy chế mới để răn đe, thức tỉnh ý thức của người vi phạm
trong công tác phòng chống dịch.

- Nâng cao ý thức người dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh và cái giá
phải trả cho việc lây lan của dịch bệnh

- Đề xuất những biện pháp mới trong chính sách quản lý, hỗ trợ cho dân
nghèo trong mùa dịch

8. Phương pháp nghiên cứu

10
Để làm rõ được vấn để này thì tôi sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau, sau đó phân tích số liệu và đưa ra đánh giá hoàn chỉnh, chính xác
nhất.

8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu    

Thông qua phương pháp này chúng ta có thể tiếp cận được với rất nhiều
tài liệu mới mẻ khác nhau, có cái nhìn bao quát hơn.

       + Tài liệu tham khảo dành cho chương 1, gồm:

Vũ Cao Đàm  (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Yang, L., Liu, S., Liu, J., Zhang, Z., Wan, X., Huang, B., ... & Zhang, Y. (2020).
COVID-19: immunopathogenesis and Immunotherapeutics. Signal transduction
and targeted therapy, 5(1), 1-8.

       + Tài liệu tham khảo dành cho chương 2, gồm:

Ho, M. T., & Long, T. D. H. (2021). Yếu tố văn hóa và tâm lý của Việt Nam
trong ứng phó với COVID-19.

Mai, N. T. Q., Ngân, T. T., & Phương, N. T. T. (2021). Sàng lọc một số hợp
chất tự nhiên ức chế SARS-CoV-2 bằng phương pháp docking phân tử. Tạp chí
Y học Dự phòng, 31(5), 9-16.

Bính, X. (2020). Tập trung nguồn lực, chủ động phòng chống dịch Covid-19.

       + Tài liệu tham khảo dành cho chương 3, gồm:

Ha, N. T., & Thuy, H. D. L. (2020). Consumer behaviour towards vietnamese


online shopping websites in the COVID-19 pandemic. VNU Journal of Science:
Economics and Business, 36(3).

8.2. Phương pháp phỏng vấn


11
- Nhóm đối tượng được phỏng vấn: Những người dân tại các vùng dịch
bùng phát nghiêm trọng và những vùng còn an toàn để có được cái nhìn đa
chiều.

- Trong mỗi nhóm:

+ Người trong vùng dịch thì hỏi thiên về việc thực hiện chỉ thị của Nhà
nước

+ Người ở vùng an toàn thì có những biện pháp tránh dịch như thế nào

 Rút ra được những kết luận tổng quát

- Cách thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc
khảo sát bằng mẫu tạo sẵn.

8.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Tạo mẫu bảng có sẵn sau đó ta có thể điều tra bằng hình thức tới trực tiếp
địa điểm khảo sát hoặc điều tra online.

Kiểm tra hoặc nhập dữ liệu, kiểm tra độ chính xác, chuyển dổi dữ liệu, mô
tả đặc điểm của dữ liệu, cung cấp bản tóm tắt đơn giản và sau đó ta sẽ thu
dduwwocj kết quả đang nghiên cứu gì.

Ngoài ra ta có thể có thêm các phương pháp khác như:

- Phỏng vấn

       - Phương pháp khảo sát thực địa;

       - Phương pháp thực nghiệm;

       - Phương pháp trắc nghiệm xã hội…

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

12
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nguồn gốc Covid-19 (virus Corona)

1.1.2. Hậu quả, tốc độ lây lan của loại virus quái ác này

1.2. Khái niệm 

1.2.1. Covid-19 là gì ?

1.2.2. Những nhận định của các chuyên gia về dịch bệnh này

1.3. Nhận thức của người dân về đại dịch này

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC KHÔNG TUÂN


THỦ CHÍNH SÁCH PHÒNG DỊCH KHIẾN SỰ MỞ RỘNG VÙNG DỊCH
GIA TĂNG

2.1. Khảo sát thực trạng phòng chống dịch hiện nay

2.1.1. Thông qua việc phân tích tài liệu đưa ra được thực trạng

2.1.2. Khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi với những người dân

2.1.3. Thống kê tài liệu chỉ ra mọi người đều lo ngại về đại dịch này nên tuân
thủ đúng chính sách đề ra và lên án những trường hợp sai phạm

2.2. Hậu quả

2.2.1. Ý thức phòng chống dịch đi xuống

2.2.1.1. Trốn cách ly, khai báo y tế

2.2.1.2. Chống đối khi bị nhắc nhở tuân thủ chống dịch

2.2.1.3. Tuyên truyền những thông tin sai lệch về công tác phòng chống dịch
bệnh

13
2.2.2. Vùng dịch ngày càng mở rộng thêm 

2.2.2.1. Nhiều tỉnh thành phố phải phong tỏa, giãn cách

2.2.2.2. Tiếp nhận thêm nhiều ca mắc, số lượng tử vong tăng lên

2.2.3. Mọi mặt của đời sống bị ảnh hưởng nặng nề

2.3. Giải pháp

2.3.1. Đề ra những chính sách mang tính xử phạt cao hơn với người vi phạm

2.3.2. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không lơ là chủ quan

2.3.3. Cập nhật tin tức thường xuyên, mới nhất về dịch bệnh cho người dân
có thể hiểu biết thêm 

2.3.4. Người dân nên tự trang bị cho mình những kiến thức, thực hiện
nghiêm túc chính sách mà Nhà nước ban hành 

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tiến hành thực nghiệm

3.1.1. Tiến hành áp dụng một số biện pháp mới

3.1.2. Kết hợp sử dụng khoa học

3.2. So sánh kết quả thực nghiệm

3.2.1. Kiểm soát được tốt hơn dịch bệnh

3.2.2. Phát triển sức mạnh đoàn kết, trách nhiệm

3.3. Nhận định đánh giá riêng 

KẾT LUẬN

14
Việc phòng chống dịch bệnh Covid hiện nay là một vấn đề cả thế giới
quan tâm. Chính vì vậy việc chấp hành nghiêm các quy định về công tác phòng
chống dịch bệnh là điều nên làm ở mỗi quốc gia. Đặc biệt ở Việt Nam chúng ta
nên đẩy mạnh việc trang bị kiến thức của người dân ở mỗi địa phương để giảm
thiểu số ca nhiễm và tránh mở rộng các vùng dịch. Chính phủ và Nhà nước cần
đẩy mạnh các biện pháp hiệu quả hơn nữa để đưa nước ta thoát khỏi cơn đại
dịch quái ác này. Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ đất nước và mong rằng
“Covid nhanh đi đi”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
Geoffrey Marczyk, David DeMatteo, and David Festinger (2005). Essentials of
Research Design and Methodology Essentials of Research Design and Methodology.
John Wiley & Sons, Inc.
Oanh, L. T. M., & Thuy, N. T. N. (2020). Assessing the Effectiveness of
Students' Online Learning amid the COVID-19 Epidemic. VNU Journal of
Science: Education Research, 37(1).

15

You might also like