You are on page 1of 9

Liên hệ thực tiễn ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Trách nhiệm của sinh viên trong việc góp phần củng cố khôi liên minh và xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc :
Có thể thấy việc sinh viên có trách nhiệm trong việc củng cố và góp phần khối đại đoàn kết dân tộc là
việc ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đây cũng được coi là tư tưởng cơ bản
trong việc chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, hình thành sức mạnh vững chắc, là một vấn đề sống của cách
mạng.
-Thứ nhất: ý thức luôn được rèn dũa, nâng cao đạo đức mỗi ngày: Tôi sẽ luôn đặt trách nhiệm và
phẩm cách lên hàng đầu. Vì đối với một Đảng viên, việc đặt trách nhiệm và phẩm cách sẽ quyết định tất
cả trong công trình phát triển đất nước ta. Luôn luôn trau dồi phẩm chất tư cách, hoàn thành nhiệm vụ mà
Đảng và chính quyền giao phó. Sống hết lòng hết sức vì dân và Đảng, đối xử hoà đồng, tự nguyện phục
vụ cho xã hội.
-Thứ hai: ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với công việc nghề nghiệp của mình. Tôi sẽ luôn
tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như và Ngành tôi đang theo đuổi. Tôi sẽ cố
gắng hết sức trong việc học của mình, luôn luôn hoàn thành bài tập và nhiệm vụ đã được giao trước đó.
Sẽ cống hiến hết mình cho nghề nghiệp của mình.
- Thứ ba: sống chính trực, trung thực, dám đứng lên làm chứng, bảo vệ cho những điều đúng đắn, bảo
vệ đường lối chính sách, quan niệm của Đảng Cộng Sản. Luôn yêu thương người khó khăn hơn mình,
sống ngay thẳng, khiêm tốn trong mọi việc. Không đua theo thành tích trước mắt, không giấu diếm, bảo
vệ công lý, không ngại đưa ra khuyết điểm của mình.
- Thứ tư : Trong tiềm thức mỗi người phải luôn in sâu về việc giữ gìn đoàn kết cơ quan nhà nước cũng
như cơ quan đơn vị. Luôn khen thưởng những Đảng viên có thành tích xuất sắc trước công chúng. Đề cao
ý thức trách nhiệm công việc cũng như trong cuộc sống.
-Thứ năm: ý thức tổ chức, kỷ luật, tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
+ Có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình bản thân. Là người sinh viên, tôi phải luôn cố gắng hết sức
mình trong mọi việc, nhất là trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Luôn tự kiểm điểm bản
thân trong mọi việc. Thực hiện tốt nhiệm vụ của trường và Đảng đưa ra. Còn điều sai sót, trong tương lai
tôi sẽ cố gắng hơn để góp phần xây dựng Đảng ta.
Noi gương phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của mỗi sinh viên theo gương chủ tịch Hồ
Chí Minh:
Là một sinh viên tôi phải phấn đấu và trở nên gương mẫu trong các hoạt động xã hội, vận dụng sáng
tạo để góp phần cho đất nước ngày càng một phát triển mạnh mẽ hơn. Luôn giữ vững lập trường của
mình, dám nói lên tiếng nói của mình. Giữ chuẩn mực đạo đức của ông cha ta từ xưa đến nay. Noi gương
theo chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.Và cũng như trong mọi hành động và ý nghĩ, tôi sẽ luôn quán triệt tư
tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Thêm vào đó với
việc xây dựng Đảng, tôi luôn cảnh giác với những thế lực thù địch chống phá Việt Nam, bạo loạn lật đổ
của các chủ nghĩa đế quốc. Luôn trau dồi, học hỏi, học tập và rèn luyện theo tư tưởng của Hồ Chí Minh
về cách mạng Đảng cũng như về sự nghiệp của thanh niên Việt Nam. Luôn trung thành tuyệt đối với
Đảng và Nhà nước.
Trong xu thế toàn cầu hiện này, bản thân ta là một sinh viên thì phải có trách nhiệm sáng suốt trong
việc chọn lọc thông tin. Không để bản thân sa lầy vào những hội phản động, lôi kéo lối sống thực dụng.
Sinh viên ngày nay phải tham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ, tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ
luật nhằm đẩy mạnh trong công tác xây dựng Đảng ta. Không tự học suốt đời, tự bồi dưỡng để nâng cao
chuyên môn của mình.Tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng, của nhà nước đến quần
chúng nhân dân. Tìm biện pháp để phòng chống suy thoái về phẩm chất đạo đức.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
đại dịch Covid19
“Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết
Thành công, Thành công, Đại thành công”(2).

Trong suốt cuộc đời đấu tranh cho nền độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã làm đúng theo chiến lược đó và Người đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất của khối đại đoàn kết toàn
dân.

Đã có nhiều biện pháp quyết liệt được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch giai đoạn này như: hạn
chế nhập cảnh, dừng nhập cảnh đối với tất cả người từ nước ngoài vào Việt Nam, cách ly tập trung toàn
bộ người từ nước ngoài về, khoanh vùng, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng... Công tác chống dịch đã
có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các bộ, ngành liên quan và với các
địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người
dân trong việc ứng phó dịch Covid-19. Thực tế triển khai hoạt động chống dịch tại các địa phương cũng
cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đoàn
kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước.

Với các biện pháp khẩn trương, chúng ta đã khống chế được dịch bệnh ở những đợt đầu và nhanh chóng
đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường. Trong năm 2020, Việt Nam được cả thế giới
đánh giá như một trong những quốc gia thành công nhất trong việc khống chế với đại dịch với số người
nhiễm và tử vong thấp. Nền kinh tế đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do
đại dịch. Thành tích này đặc biệt có ý nghĩa khi nước ta nằm sát cạnh Trung Quốc, quốc gia khởi phát
dịch bệnh và có nhiều hoạt động giao thương với nước này.

Đợt dịch thứ 4 bùng phát sau dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2021 với các biến chủng mới có đặc tính dễ lây lan
hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt là sau các đợt dịch trước, nền kinh tế bị ảnh hưởng khá nặng nề, đời sống của
nhân dân gặp nhiều khó khăn nên áp lực vừa chống dịch, vừa phải duy trì kinh tế ổn định đã đặt ra cho
công tác chống dịch của nước ta những thách thức to lớn hơn. Điều này đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta phải tập trung toàn bộ tâm trí và nguồn lực, chung sức, đồng lòng đẩy lùi đại dịch bằng những
biện pháp và quyết tâm rất cụ thể.

Tính đến nay đã có 30 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh. Nhiều ca bệnh đã tử vong, số
ca mắc Covid-19 hằng ngày tiếp tục tăng cao, có ngày mấy trăm ca, với hàng ngàn trường hợp F1, F2,
trong đó đáng lo ngại là có nhiều ca F0 được phát hiện tại cộng đồng. Các địa phương như Bắc Giang,
Bắc Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nghệ An, Phú Yên... là
những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề. Chưa đầy 1 tháng mà số ca mắc trong nước đã gấp 2 lần cả 3
đợt dịch cộng lại, có thể nói quy mô dịch tăng rất nhanh.

Trước tình hình khẩn cấp này, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương, sự hưởng ứng, đồng tình, trách nhiệm của toàn thể nhân dân với phương châm “Mình
vì mọi người, mọi người vì mình”. Chính phủ ta không lựa chọn giải pháp dễ làm mà có thể ảnh hưởng
đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta chỉ thực hiện phong tỏa những vùng
bị dịch, giãn cách ở những vùng có nguy cơ cao và vẫn đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường bằng
phương pháp khoanh
Bước vào năm 2020, dịch Covid-19 (được đánh giá là dịch bệnh tồi tệ nhất trong khoảng 100 năm trở lại
đây) bùng phát ở nhiều nước đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự
phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu. Nước ta cũng không ngoại lệ, dịch bệnh đã làm tê liệt
mọi giao thương buôn bán với các nước, cản trở ngành du lịch, dịch vụ và mọi sinh hoạt, học tập của
người dân. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là với những người dân nghèo.
Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập hết sức bấp bênh.

Đã có nhiều biện pháp quyết liệt được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch giai đoạn này như: hạn
chế nhập cảnh, dừng nhập cảnh đối với tất cả người từ nước ngoài vào Việt Nam, cách ly tập trung toàn
bộ người từ nước ngoài về, khoanh vùng, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng... Công tác chống dịch đã
có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các bộ, ngành liên quan và với các
địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người
dân trong việc ứng phó dịch Covid-19. Thực tế triển khai hoạt động chống dịch tại các địa phương cũng
cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đoàn
kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước.

Với các biện pháp khẩn trương, chúng ta đã khống chế được dịch bệnh ở những đợt đầu và nhanh chóng
đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường. Trong năm 2020, Việt Nam được cả thế giới
đánh giá như một trong những quốc gia thành công nhất trong việc khống chế với đại dịch với số người
nhiễm và tử vong thấp. Nền kinh tế đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do
đại dịch. Thành tích này đặc biệt có ý nghĩa khi nước ta nằm sát cạnh Trung Quốc, quốc gia khởi phát
dịch bệnh và có nhiều hoạt động giao thương với nước này.

Đợt dịch thứ 4 bùng phát sau dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2021 với các biến chủng mới có đặc tính dễ lây lan
hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt là sau các đợt dịch trước, nền kinh tế bị ảnh hưởng khá nặng nề, đời sống của
nhân dân gặp nhiều khó khăn nên áp lực vừa chống dịch, vừa phải duy trì kinh tế ổn định đã đặt ra cho
công tác chống dịch của nước ta những thách thức to lớn hơn. Điều này đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta phải tập trung toàn bộ tâm trí và nguồn lực, chung sức, đồng lòng đẩy lùi đại dịch bằng những
biện pháp và quyết tâm rất cụ thể.

Tính đến nay đã có 30 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh. Nhiều ca bệnh đã tử vong, số
ca mắc Covid-19 hằng ngày tiếp tục tăng cao, có ngày mấy trăm ca, với hàng ngàn trường hợp F1, F2,
trong đó đáng lo ngại là có nhiều ca F0 được phát hiện tại cộng đồng. Các địa phương như Bắc Giang,
Bắc Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nghệ An, Phú Yên... là
những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề. Chưa đầy 1 tháng mà số ca mắc trong nước đã gấp 2 lần cả 3
đợt dịch cộng lại, có thể nói quy mô dịch tăng rất nhanh.

Trước tình hình khẩn cấp này, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương, sự hưởng ứng, đồng tình, trách nhiệm của toàn thể nhân dân với phương châm “Mình
vì mọi người, mọi người vì mình”. Chính phủ ta không lựa chọn giải pháp dễ làm mà có thể ảnh hưởng
đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta chỉ thực hiện phong tỏa những vùng
bị dịch, giãn cách ở những vùng có nguy cơ cao và vẫn đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường bằng
phương pháp khoanh vùng, cách ly, truy vết, dập dịch. Trong đợt dịch mới này, Việt Nam đã được ghi
nhận là điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế
- xã hội.
Để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu sớm tiêm vaccine miễn
phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng và việc này cần duy trì hàng năm. Tiêm
vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định và có tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch
COVID-19.

Trong bối cảnh nhiều địa phương đang căng mình chống dịch, tối ngày 05/6/2021, tại thủ đô Hà Nội, một
sự kiện quan trọng đã diễn ra. Đó là lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng COVID-19 với sự tham dự của Thủ
tướng Phạm Minh Chính. Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã xúc động phát biểu: “Đây là quỹ
của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau
vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh,
viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch COVID-19”

Sau lời kêu gọi của người đứng đầu Chính phủ, chúng ta đã chứng kiến đông đảo nhân dân từ thành thị
tới nông thôn, đồng bằng đến miền núi, từ doanh nhân đến những người buôn bán nhỏ, cựu chiến binh,
người già về hưu, các em nhỏ, học sinh, sinh viên đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài đều nhiệt tình
hưởng ứng và ủng hộ, đóng góp vào Quỹ. Tính đến nay, Quỹ phòng chống covid đã huy động được hơn
110 nghìn tỷ đồng trong toàn dân.

Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy sự đồng lòng, quyết tâm của cả nước trong cuộc chiến đấu chống
đại dịch. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, mọi tầng lớp nhân dân đã cùng các lực lượng vũ
trang, y tế, thanh niên xung kích. ra quân đồng loạt, bất kể ngày đêm để truy vết, ngăn chặn sự lây lan;
các lực lượng chính trị nòng cốt ở mọi ngành, mọi giới đã góp sức, góp tiền để tiếp tế nhu yếu phẩm cho
đồng bào ở khu vực phong tỏa, hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ sự lây nhiễm cho lực lượng đang túc trực ở
tâm dịch; những bếp lửa ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp cơm nước cho chiến sĩ, dân, quân ở mặt
trận phòng, chống dịch; cỗ máy ATM gạo lại khởi động để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Tất cả
những nghĩa cử cao đẹp ấy được kết tinh từ truyền thống “máu chảy ruột mềm”, “thương người như thể
thương thân” của dân tộc ta thể hiện trong những giai đoạn khó khăn.

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được gìn giữ từ thế
hệ này sang thế hệ khác và được phát huy cao độ dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Truyền thống ấy
càng tỏa sáng khi đất nước gặp khó khăn, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh... Và một lần nữa, trong cuộc chiến
chống dịch COVID-19 này, sự đồng lòng của nhân dân chắc chắn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa lớn để
chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình yên.

Ý nghĩa của việc xây dựng đoàn kết nội bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay:

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết là vấn đề có tính chiến lược, quyết định mọi thành công của cách
mạng. Đây cũng chính là bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với việc xây dựng khối đoàn
kết, thống nhất trong công tác tổ chức và cán bộ của Đảng, cũng như việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng
hiện nay. Mỗi khi nội bộ chưa thống nhất về chính trị tư tưởng, về chủ trương, về lợi ích thì không thể có
sự đoàn kết nhất trí cao, đồng nghĩa với nó là sự bất ổn và tạo nên lực cản kìm hãm sự phát triển chung
của tổ chức Đảng và của toàn Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Trong điều kiện hiện nay, do ảnh hưởng tác động từ mặt trái của các quan hệ xã hội, của kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế đã làm nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp đe dọa đến việc xây dựng khối đoàn kết, thống
nhất trong Đảng và trong từng tổ chức. Do đó, đòi hỏi Đảng phải kịp thời đổi mới trong công tác xây
dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng và giữ vững sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng. Kịp thời phát hiện và
đập tan những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nội bộ của
Đảng.

Để xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, đòi hỏi các cấp ủy và mỗi đảng viên cần nêu cao tinh
thần gương mẫu, trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ và bảo vệ
chính trị nội bộ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, tương thân, tương
ái, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, đường lối, chủ trương, chính
sách đúng đắn của Đảng, tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, về ý chí và hành động. Đây là cơ sở
quan trọng nhất để xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Tăng cường giáo
dục đạo đức cách mạng, chăm lo củng cố tình đồng chí trong Đảng, chống chủ nghĩa cá nhân. Phát hiện
sớm và tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mất đoàn kết từ khi những biểu hiện này mới manh nha hình
thành.

Để tạo được sự đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động trong một tập thể trách nhiệm đầu tiên là
thuộc về các đồng chí trong cấp ủy, Ban lãnh đạo, sau đó là của các cán bộ, đảng viên và nhân viên, phải
nghiêm chỉnh cấp hành và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, vừa tập trung làm tốt công tác
giáo dục chính trị tư tưởng và tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận
thức về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp và kến thức thực tiễn cho cán bộ, đảng viên. Tạo sợi dây
liên kết chặc chẽ giữa cấp ủy – Chính quyền đoàn thể và cán bộ đảng viên, viên chức của tổ chức, từng
bước xây dựng tập thể thành khối đoàn kết vững chắc, cùng hành động để đạt được mục tiêu, lý tưởng và
nhiệm cách mạng đặt ra trong tình hình mới. Người đứng đầu đơn vị cần phải đảm bảo quản lý điều hành
trên cơ sở chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước và phù hợp
với quy định của tập thể, cơ quan, đơn vị đồng thời chấp hành nguyên tắc tập trung dan chủ và sự đồng
thuận về ý chí, hành động mục tiêu chung; thường xuyên có sự phối hợp hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực
công tác nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Đặc biệt, cán bộ quản lý các bộ phận củng như của đơn vị phải là trung tâm đoàn kết, không ngừng hoàn
thiện mình để trở thành thủ lĩnh của đơn vị, tổ chức; xây dựng tốt các mối quan hệ đoàn kết, thống nhất
trong các tổ chức; khoan dung, độ lượng, tương thân, tương ái, thương yêu, tin cậy lẫn nhau, tạo bầu
không khí ấm áp tình đồng chí, đồng nghiệp; luôn đi đầu gương mẫu trong mọi lĩnh vực và là trung tâm
gắn kết từng cán bộ, công chức, nhân viên. Đây là một vấn đề tuy không mới, song rất khó, nó đòi hỏi
người lãnh đạo, quản lý phải xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng khối đoàn kết, xác định đúng
mục tiêu và có biện pháp phù hợp từ công tác chính trị tư tưởng đến tổ chức và cán bộ.

Xây dựng đoàn kết nội bộ, giữ được văn hóa đoàn kết đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn tìm cách cân bằng
được cả hai cảm xúc suy nghĩ tiêu cực và tích cực của mình. Muốn xây dựng đoàn kết nội bộ thật sự phải
kiên quyết đấu tranh loại trừ những người cơ hội, kích động, xúi dục làm chuyện sai trái gây mất đoàn kết
nội bộ. Trong tư tưởng mỗi cá nhân phải nhấn mạnh được mục đích chung và lợi ích chung của tất cả để
cùng hướng mọi người về một mối, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “Xin ai nên nhớ chữ
đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
Liên hệ bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc:
Mỗi cá nhân đóng góp vào ý nghĩa đối với tính chất dân tộc. Và sự liên kết, ràng buộc mang đến hiệu quả
tổ chức và phản ánh cuộc sống. Đại đoàn kết phải được thực hiện trong nhận thức, lý tưởng và các định
hướng công việc. Thực hiện với lợi ích tập thể, đáp ứng các yêu cầu trong trách nhiệm, nhiệm vụ chung.
Từ đó mang đến các liên kết, hợp tác và hỗ trợ các chủ thể khác. Cá nhân thực hiện rèn luyện từ những
điều nhỏ nhất.

Khi đó, với mỗi cá nhân, cần rèn luyện và trai dồi cho mình các khía cạnh sau:

Tự rèn luyện bản thân:


Trước tiên phải đến từ các nhận thức và thay đổi của chính bản thân. Điều đó mới làm nên quyết tâm và
định hướng thực hiện mục tiêu. Đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng. Bản thân phải chủ động trong tìm
tòi, khám phá. Mang đến các tiếp cận trong nội dung học tập, phấn đấu.

Để góp phần nâng cao chuyên môn của bản thân. Từ đó có các cống hiến trong phạm vi đặc thù của hoạt
động kinh tế, xã hội. Tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước. Mang đến
các phổ biến, để mọi người có thể tiếp cận và thực hiện mục tiêu, lý tưởng chung. Chống các biểu hiện
suy thoái về phẩm chất đạo đức.

Mỗi cá nhân cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức: Trước khi thực hiện bất cứ công việc chuyên
môn gì, các đòi hỏi về giá trị đạo được cần xác lập đầu tiên. Đảm bảo mang đến nền tảng trong lối sống,
phong cách và tinh thần ham học hỏi. Cần gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn những
nhiệm vụ được giao. Từ đó mang đến các sức ảnh hưởng và giá trị làm gương trong xã hội.

Thể hiện với các biểu hiện ra bên ngoài:


Khi biểu hiện bằng các hành động cụ thể ra bên ngoài, giúp thấy được các lý tưởng, quyết định và lựa
chọn. Càng làm tốt vai trò cũng như mang đến hình ảnh, biểu hiện cho mọi người xung quanh.

Thẳng thắn, trung thực với thực hiện công việc, giao tiếp và đối xử với mọi người xung quanh. Bảo vệ
công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Gắn với các chức danh, các ý nghĩa trong vận động và
phát triển. Bảo vệ người tốt, chân thành, khiêm tốn, không bao che khuyết điểm,… Mang đến các trách
nhiệm, ý nghĩa thực hiện phân công trong nhiệm vụ Đảng.

Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong tập thể, trong cơ quan đơn vị. Không chia rẽ, cũng như có cách lời
nói, hành động thiếu chuẩn mực. Một tập thể vững mạnh được đảm bảo bằng các tinh thần đoàn kết và
xây dựng. Cùng hướng đến các mục tiêu và trách nhiệm lớn nhất của tổ chức. Vì các lý tưởng và lợi ích
tìm kiếm, triển khai trong đơn vị. Thay vì thực hiện với lối sống đi lùi trong tổ chức, đơn vị.

Bản thân cần tự đặt mình trong tổ chức, trong tập thể. Với các trách nhiệm tham gia vào việc chung của
tập thể. Đóng góp ý kiến, quan điểm và thực hiện công việc được giao. Phối hợp với tổ chức trong chính
lợi ích chung cần tìm kiếm. Muốn thế phải thấy được và cùng chí hướng trong thực hiện mục tiêu của tổ
chức.

Phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, nội quy của tổ chức. Mang đến các tuân thủ trong quyền lợi và nghĩa
vụ xác định cho từng cá nhân cũng như với tập thể. Từ đó, đảm bảo cho các quyền và lợi ích của các chủ
thể khác được tôn trọng, thực hiện. Không chia bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.
Học hỏi, tự nhận thức với ý nghĩa tư tưởng:
Cần có ý thức coi trọng việc tự phê bình và phê bình. Trong đó, các nhận thức đánh giá đối với công việc
thực hiện. Phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Các biểu hiện không đảm bảo
trong chuẩn mực và tuân thủ quy định, nguyên tắc chung. Điều đó giúp cho tinh thần của tổ chức với tư
tưởng được quán triệt thống nhất.

Hay các động viên, tuyên truyền nhận thức đối với mọi người xung quanh. Trước tiên đến từ người thân
trong gia đình, bạn bè. Việc tiếp xúc mang đến kinh nghiệm giá trị thể hiện để học tập, rèn luyện. Các tấm
gương ngay từ xung quanh chúng ta. Để mọi người cùng giữ gìn đạo đức lối sống, thực hiện xây dựng gia
đình văn hóa.

Để phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc. Các giá trị nhận thức về tư tưởng cần mang đến hiệu quả. Hiện
nay mỗi cá nhân không chỉ cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Là nền tảng cần thiết đối với hoạt động của
cá nhân trong tập thể, trong tác động đến mọi người xung quanh. Mà còn cần phải không ngừng học hỏi
nâng cao trình độ chuyên môn. Tài và đức phải xong hành trong mục tiêu, lý tưởng về tinh thần đại đoàn
kết dân tộc.

Liên hệ với tinh thần dân tộc:


Đoàn kết dân tộc được thể hiện là giá trị qua nhiều đời. Mang đến các ý nghĩa trong chống chiến tranh
xâm lược của ông cha ta. Cũng như cải thiện và xây dựng bộ máy nhà nước. Với các cơ quan trong chức
vụ quyền hạn cụ thể. Thực hiện trên tinh thần thống nhất, phối hợp vì lý tưởng chung đã trở thành một
động lực to lớn để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm. Từ đó mang đến các giá trị lịch sử hào
hùng, đáng tự hào dân tộc để tiếp cận với tồn tại và phát triển bền vững.

Đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của Đảng, của toàn dân và của mỗi cá nhân. Đến với hoạt động trong tập
thể, trong cộng đồng. Mang đến các mối quan hệ, trách nhiệm xác định khác nhau. Từ sinh hoạt, lao động
và tính chất việc làm. Tinh thần đoàn kết dân tộc được thể hiện rõ nhất trong khi cần đến sự giúp đỡ, hỗ
trợ, lá lành đùm lá rách. Nội dung này sẽ liên hệ bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Việc tham gia vào thị trường thế giới mang đến các cơ hội và thách thức. Trong đó các cạnh tranh tìm
kiếm lợi ích được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
hiện nay. Việc phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc càng cần được thể hiện mạnh mẽ. Mang đến các lợi
ích tiếp cận đối với chủ thể trong nước. Khai thác và đóng góp trong giá trị kinh tế nước nhà. Cũng như
đảm bảo cho hiệu quả tiếp cận tốt nhất cho đời sống nhân dân.

Tấm gương vĩ đại của Hồ Chí Minh trong hoạt động lãnh đạo mang đến các giá trị sâu sắc. Giúp con
người tiếp cận với các quyền lợi, tự do, quyền công dân. Thực hiện với các độc lập, chủ quyền toàn diện.

Ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc:


Trong kháng chiến:
Tư tưởng này mang đến ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Đại đoàn kết dân tộc là sự đoàn kết lớn,
gần như tạo thành mắt xích trong toàn dân. Củng cố và mang đến niềm tin vào giai cấp lãnh đạo, tin
tưởng vào Đảng cộng sản Việt nam. Các giá trị đó còn mãi với các hiệu quả của chiến tranh. Khi người
dân được nhận về độc lập, tự do và các quyền bình đẳng.
Phải có đoàn kết, thống nhất ý chí trong tổ chức lãnh đạo. Trong triển khai và phối hợp của toàn dân và
quân ta. Đây là một tư tưởng cơ bản, nhất quán xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Khai thác với các ý
nghĩa của đoàn kết, của sức mạnh dân tộc. Với sự chung tay của các lực lượng, thành phần. Cùng sự chi
viện cho cách mạng trong lợi ích của dân tộc. Hay sự hi sinh quên mình cho các cuộc chiến tranh vì giải
phóng đất nước, giải phóng nô lệ. Để các thé hệ tương lai có được cuộc sống hòa bình và ấm no.

Trong ý nghĩa với tương lai, vận mệnh đất nước:

Đoàn kết dân tộc có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Không chỉ phản ánh với giai đoạn cách mạng khó
khăn, gian khổ. Mà còn được ấp ủ trong thời bình, trong giai đoạn tiếp cận và phát triển các giá trị kinh tế.
Tư tưởng này được tập trung ở những nội dung như:

– Đoàn kết chính là bài học hàng đầu, điều kiện tiên quyết. Có tính chiến lược và quyết định mọi thành
công. Mang đến thống nhất, tin tưởng vào chế độ hay các định hướng phát triển đất nước. Trên tinh thần
hội nhập và tiếp cận sâu vào thị trường quốc tế.

– Thực hiện việc đoàn kết phải có nguyên tắc và vì mục tiêu và lợi ích chung. Xác định trong tư tưởng
của tập thể. Phải xác định được trách nhiệm, vai trò của cá nhân trong tập thể. Từ đó hoạt động vì mục
tiêu, lý tưởng xuyên suốt. Cũng như mang đến thống nhất trong hoạt động quản lý đất nước. Và việc tuân
thủ pháp luật, các nguyên tắc và nội quy ở từng phạm vi tiếp cận khác nhau.

Đại đoàn kết dân tộc mang đến trách nhiệm cho các đối tượng khác nhau. Trong xây dựng, gìn giữ và
phát huy các giá trị tư tưởng. Là trách nhiệm của Đảng, trách nhiệm của nhà nước. Và đến từ trách nhiệm
của mỗi cá nhân trong tập thể, trong nhà nước.

You might also like