You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Ân

MSSV: 20510100275
ĐỀ BÀI: Tìm hiểu vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay, trách nhiệm của sinh viên trường
Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh trong việc phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.

BÀI LÀM

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang dần vực dậy sau đại dịch Covid-19 vừa qua, vô số
vấn đề cần phải khắc phục và giải quyết. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trên
tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “bảo vệ sức khỏe người dân là trên hết, trước
hết”; không ít các vấn đề đã được xử lí. Kinh tế nước ta cũng dần mở cửa, duy trì hoạt
động kinh doanh ở các địa phương ngày càng hoàn thiện, thích hợp với bối cảnh. Tuy
nhiên, những vấn đề khác cũng cần được để tâm tới không chỉ kinh tế, đặc biệt là vấn đề
dân tộc. Nếu không có sự đồng lòng, đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta thì dịch bệnh đã
vẫn còn hoành hành, tàn phá vật chất và tinh thần người dân. Cho nên, mỗi người dân
trong xã hội hiện nay phải ý thức được vấn đề dân tộc và bản thân là một sinh viên
trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM, em có trách nhiệm hiểu rõ và tuyên truyền về vấn đề
này.
Chúng ta, những con người Việt Nam, là một dân tộc có độc lập, chủ quyền, tự do; có ý
thức chung và dùng ngôn ngữ chung. Chúng ta đều sống trên mảnh đất hình chữ S bền bỉ
và bất khuất. Chúng ta có một nền kinh tế đang phát triển không ngừng nghỉ, chung một
hệ thống chính trị. Đoàn kết.
Từ những ý thức về quyền sống của bản thân, về dân tộc, các cộng đồng dân cư dần hình
thành các dân tộc độc lập. Ví dụ rõ ràng nhận thấy được từ những cuộc đấu tranh, cách
mạng giành lại độc lập, dân chủ; thoát khỏi kiếp nô lệ, áp bức. Từ những nhu cầu giao
lưu hàng hóa, trao đổi thông tin, các dân tộc kết hợp với nhau tạo thành một tổ chức lớn
mạnh. Với thời buổi công nghệ, văn hóa phát triển, tính cần thiết trong việc tiếp nhận
thông tin, kiến thức giữa các nước với nhau là cực kì quan trọng. Hậu quả cho việc thiếu
hụt thông tin có thể thấy rõ trong những tháng đầu tiên khi virus Corona hoành hành ở
Trung Quốc. Các nước phát triển khác do chưa chuẩn bị nên đã xảy ra đợt dịch toàn cầu
gây thiệt hại nặng nề về vật chất lẫn tinh thần dân tộc. Những xu hướng hình thành dân
tộc trên diễn ra rất đa dạng và phong phú trong thời buổi hiện nay.
Dân tộc Việt Nam ta được hình thành và phát triển phù hợp với từng thời đại, nhưng vẫn
đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc, tính tự quyết của dân tộc mình và liên hiệp công
nhân tất cả các dân tộc.
Đất nước ta có 54 dân tộc, sự chêch lệch dân số giữa các dân tộc là không đồng đều. Có
96,208,984 người dân Việt Nam là dân tộc Kinh, chiếm 85.32% dân số cả nước. 53 dân
tộc thiểu số còn lại chiếm 15. 78%, tổng 14,123,158 người dân. Sự chênh lệch này đã đặt
ra một số câu hỏi làm thế nào để duy trì dân số các dân tộc ít người (chỉ vài tram hộ) để
lưu giữ văn hóa, ngôn ngữ. Chính phủ cũng đã quan tâm đặc biệt đến các dân tộc này (Si
la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu).
Việt Nam là nơi giao thoa của nhiều dân tộc khắp Đông Nam Á nên các dân tộc tập trung
cư trú xen kẽ, không có lãnh thổ tộc người riêng, tạo nên sự sẽ chia, giao lưu văn hóa.
Tuy nhiên, vẫn có sự chia rẽ nhất định giữa các dân tộc vì tính hỗn hợp này.
Các dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những nơi giáp ranh giới, biên giới giữa các
nước, có quan hệ, liên kết với các nước láng giềng, mang trách nhiệm trọng điểm về an
ninh quốc phòng, kinh tế, môi trường,.. Vì vậy, sự quan tâm, chăm sóc đến các dân tộc
này tránh nảy sinh các vấn đề phản động, các thế lực thù địch chống phá.
Vấn đề về trình độ văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc là quá chênh lệch, gây ra sự mất
cân bằng kinh tế giữa các địa phương, vấn đề an ninh, môi trường cũng bị ảnh hưởng
nặng nề do sự thiếu hiểu biết. Muốn thực hiện bình đẳng dân tộc, phải từng bước giảm,
tiến tới xoá bỏ khoảng cách phát triển giữa các dân tộc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là
nội dung quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam để các
dân tộc thiểu số phát triển nhanh và bền vững.
Vấn đề quan trọng hơn tất cả là tính đoàn kết của nhân dân ta. Bề dày lịch sử, những
chiến thắng vẻ vang, những cuộc cách mạng thống nhất đất nước sẽ không xảy ra, đạt
được nếu không có tính gắn bó, kết hợp giữa những dân tộc, đứa con Việt Nam. Ngày
nay, để thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam,
các dân tộc thiểu số cũng như đa số phải ra sức phát huy nội lực, giữ gìn và phát huy
truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành
động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Chính những điều trên đã góp phần tạo nên sự phong phú về bản sắc, văn hóa người dân
Việt Nam.
Ngày nay, để thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam, các dân tộc thiểu số cũng như đa số phải ra sức phát huy nội lực, giữ gìn và phát
huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và
hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Trước tình hình dịch bệnh toàn
cầu, vấn đề này càng trở nên cấp bách. Đối với Việt Nam, một số kinh nghiệm đã bước
đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống y tế
từng bước được nâng lên; diện bao phủ vaccine nhất là đối với nhóm người có nguy cơ
cao, các đô thị lớn tăng nhanh giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch.
Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19” (sau đây gọi là Quy định) với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính
mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử
vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an
toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới
sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021. Những chủ trương này sẽ không thực hiện
được nếu toàn dân không đoàn kết.
Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng
cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất
cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp
là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an
toàn.
Bản thân là một sinh viên trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM, ngoài việc học tập trên
lớp, em nghĩ các bạn sinh viên cần tham gia các hoạt động học chính trị để hiểu rõ các
vấn đề chính trị nhà nước nói chung và vấn đề dân tộc nói riêng, Qua đó, sinh viên có thể
tổ chức hội thảo, tuyên truyền về vấn đề dân tộc trong thời buổi thiết yếu tính đoàn kết
tạo nên tính vững mạnh dân tộc.
Vấn đề dân tộc luôn là một vấn đề nan giải, cần được sự chú ý, quan tâm đặc biệt. Tính
dân tộc luôn là gốc rễ, nguồn cội để đất nước phát triển, vươn vai với các cường quốc lớn
mạnh khác. Từ đó, đời sống người dân Việt Nam ta cũng được cải thiện, tốt đẹp hơn.

You might also like