You are on page 1of 2

1.

Ngày nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có được nếu Đảng và nhân
dân ta giải quyết thành công hàng loạt vấn đề trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, đối nội và đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
trung thành với con đường Hồ Chí Minh đã vạch ra. Đảng ta khẳng định trong bất kỳ
tình huống nào, cũng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đề phòng
và chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, đang xuất hiện nhiều vấn đề lý luận nằm trong tổng thể quan niệm chung về
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhu cầu phát triển đất nước đang đặt ra, đòi lại phải
nhận diện và hiểu biết về chủ nghĩa xã hội vừa mang tính tổng thể, vừa trong những
chi tiết, đường nét cụ thể. Do vậy, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, trước hết cần làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:

- Cả trong lý luận và thực tiễn cần khẳng định vấn đề định hướng đưa đất nước đi
lên chủ nghĩa xã hội là duy nhất đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của dân tộc và
xu thế thời đại.

- Làm rõ và cụ thể hoá mục tiêu của đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã
hội, trước hết là ở mục tiêu mang đậm bản chất nhân văn này.

- Xác định rõ bản chất đặc trưng và mô hình cấu trúc của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.

- Làm rõ các động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội, trong đó động lực con người
với nhu cầu và lợi ích của họ giữ vị trí trung tâm. Mặt khác việc phát hiện động
lực, có chính sách phát huy và kết hợp các động lực phát triển sẽ làm cho chủ nghĩa
xã hội sinh động, năng động và mang tính thực tiễn.

- Xác định rõ bước đi và cách làm chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội đang bị chi phối, tác động mạnh mẽ của rất nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan; thách thức rất lớn, nhưng cũng rất nhiều thời cơ, vận hội. Trên cơ sở
quan niệm đúng đắn của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lại có
kinh nghiệm thực tiễn hơn 70 năm qua, đặc biệt là thực tiễn của gần 20 năm đổi mới,
cho phép chúng ta hiểu được thực chất con đường độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa
xã hội trong bối cảnh hiện nay. Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội là nhu
cầu sống còn, là sự lựa chọn duy nhất đúng của Việt Nam.

2.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc không chỉ đúng đắn trong lịch sử mà vẫn
luôn giữ nguyên giá trị tới ngày nay trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội
VII thông qua đã khẳng định trong thời kỳ đổi mới: "Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục
nắm vững ngọn cờ độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau”[4]. Bảo vệ Tổ
quốc không phải chỉ khi chiến tranh xảy ra mà cần phải chuẩn bị nghiêm túc trong
thời bình, sẵn sàng giành thế chủ động bởi nguy cơ xung đột vũ trang vẫn chưa bị
loại trừ một cách triệt để, các cuộc nội chiến, tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra ở
nhiều khu vực (nội chiến Syria, nội chiến Lybia). Lợi dụng ưu thế về kinh tế và kỹ
thuật, nhân danh chống khủng bố, chủ nghĩa đế quốc đã và đang thực hiện chiến lược
“diễn biến hoà bình” can thiệp vào công việc nội bộ các nước buộc phải đi theo trật
tự mà chúng lập ra.
Bên cạnh sự xâm lược về quân sự thì một khía cạnh nữa cũng đáng lưu ý đó là văn
hóa. Thời đại công nghệ thông tin đã mở ra cơ hội giao lưu văn hóa vô cùng lớn. Nhờ
có mạng internet mà văn hóa, lịch sử nước ta được quảng bá nhiều hơn tới bạn bè
quốc tế. Chúng ta tự hào khi văn hóa Việt Nam được mang tới Triển lãm Thế giới EXPO
2020 tại Dubai, UAE với chủ đề “Dòng chảy bất tận” và các sự kiện liên quan diễn ra
vào Ngày Quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ chương trình. Tuy nhiên sự bùng nổ công
nghệ thông tin cũng là lỗ hổng để những kẻ phản động truyền bá nhân quyền của các
nước tư bản hòng mị dân, lấy cớ nhân quyền để kích động người dân gây mất đoàn kết
dân tộc. Một số trang tin tức, báo mạng vẫn ngang nhiên hoạt động trái phép, truyền
bá những tư tưởng sai lệch về độc lập dân tộc, về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm
thu hút những người dân thiếu hiểu biết, đặc biệt là những người dân vùng sâu vùng
xa, ít được tiếp xúc với tin tức thời sự nghe theo chúng.

Để tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
hiện nay, trước hết phải phát huy năng lực và phẩm chất của mỗi người, tôn vinh
những giá trị văn hóa lịch sử và tập trung phát triển nền kinh tế đất nước, cụ thể
như sau:
Một là, phát triển toàn diện con người đáp ứng yêu cầu cẩu sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đó là xây dựng hệ giá trị chuẩn
mực của con người Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “... nhân cách,
đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa
vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”[5] đồng thời tạo môi trường, điều kiện để
mỗi người tự rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo để bồi dưỡng tri thức và dân trí cho nhân dân nhằm đáp
ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Ngoài ra, gắn phát triển văn hóa với hoàn thiện
con người cũng vô cùng quan trọng, và cũng cần phải đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái
xấu, chống các quan điểm và hành vi sai trái, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam.
Hai là, tập trung giáo dục lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền
thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, tuyên truyền sâu rộng về
những anh hùng liệt sĩ, những tấm gương yêu nước tiêu biểu… làm cho mỗi người tự
hào về lịch sử dân tộc. Điều này cần diễn ra hàng ngày trong gia đình, nhà trường
và xã hội. Xây dựng những chuẩn mực đạo đức và rèn luyện thông qua hoạt động thực
tiễn để mỗi người có khả năng tích cực đấu tranh với âm mưu “diễn biễn hòa bình”
của các thế lực thù địch.
Ba là, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt
cho nhân dân, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc bởi không thể có
độc lập tự do về chính trị nếu bị lệ thuộc về kinh tế. Vì thế, cần phát triển kinh
tế trên cơ sở khai thác hợp lí các nguồn lực sẵn có và tranh thủ các điều kiện quốc
tế thuận lợi để gia tăng thêm các nguồn lực phát triển kinh tế. Huy động mọi nguồn
lực xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa.

[4] Theo Trung tâm y tế thị xã Quảng Yên - Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là không
thể phủ nhận!
[5] Ban Phong trào và Tuyên giáo (sưu tầm) - Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Bắc Kạn - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong
xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay

1. https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/noi-dung-tu-tuong-dao-duc/tu-
tuong-ho-chi-minh-ve-doc-lap-dan-toc-gan-lien-voi-chu-nghia-xa-hoi-23
2. https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/tu-tuong-hcm/tu-tuong-
hcm-ve-doc-lap-dan-toc-va-van-dung-vao-thuc-tien-vn-hien-nay/27048889

You might also like