You are on page 1of 2

 

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong
việc tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bình Dương hiện nay

Với tình hình “chống dịch như chống giặc” trong thời gian qua toàn dân tỉnh
Bình Dương đã chung tay, chung sức đoàn kết cùng với các tuyến đầu như:
chiến sĩ lực lượng vũ trang, quân đội, bác sĩ, y tá, nhân viên, đoàn thanh
nhiên, các tình nguyện viên của các công chức, viên chức, giáo viên, sinh
viên…. Đã ra quân đồng loạt kể cả ngày lẫn đêm để truy vết, ngăn chặn sự
lây lan của dịch bệnh; cả hệ thống chính trị ở mọi ngành, mọi giới trong đó có
Đoàn thanh niên đã góp sức tiếp tế nhu yếu phẩm cho nhân dân ở vùng
phong tỏa; Và những người âm thầm nấu từng bữa cơm cho tuyến đầu, cho
dân; các nhà hảo tâm, từ thiện hỗ trợ lương thực thực phẩm cho bà con nhân
dân….

Một số giải pháp vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc trong việc tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bình
Dương hiện nay:

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền, vận động, kêu gọi nhân dân thực hiện
nghiêm, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh Bình Dương, các tổ chức chính trị-xã hội đồng hành cùng
các sở, ban, ngành, các địa phương làm nòng cốt trong công tác tuyên
truyền, vận động, thuyết phục nhân dân nâng cao nhận thức, trách
nhiệm và các kỹ năng phòng, chống dịch Covid như thực hiện các Chỉ
thị của Chính phủ như Chỉ thị 15 +, chỉ thị 16, vùng đông cứng tùy thuộc
vào tình hình cụ thể của các vùng xanh, vàng, đỏ ở mỗi địa phương
khác nhau, tuyên truyền mỗi người dân thực hiện tốt “5K”, thông điệp
“5T” của Bộ y tế trong trạng thái bình thường mới.

Thứ hai, phải đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước
hết:

Để thực hiện được vấn đề này khi thực hiện giãn cách xã hội, các địa
phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục không để người dân
thiếu ăn, đảm bảo trật tự và an ninh cho nhân dân. Nắm bắt tình hình
người dân trên địa bàn để kịp thời động viên, hỗ trợ. Kịp thời đề xuất với
cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ người dân đặc biệt là người già, người
nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, mất việc, phụ nữ mang thai và trẻ
em... không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu lương thực.
Thứ ba, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt lực lượng tham gia chống
dịch

Đề cao trách nhiệm nêu gương, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm của cán bộ lãnh đạo, nhất là những cán bộ lãnh đạo ở địa
phương là nơi sát quần chúng nhân dân. Chủ động, linh hoạt và chỉ đạo
sát sao, kiểm soát tốt tình hình, ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra.
Cần phải khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu, đồng
thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nặng nề trong công tác phòng, chống dịch tại tỉnh nhà hiện nay.

Thứ tư, huy động sức mạnh đoàn kết của nhân dân, nỗ lực và quyết tâm
tiếp tục phòng, chống dịch:

Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, huy động sức mạnh của toàn dân, động
viên nhân dân tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch với tinh thần mỗi
người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố là một pháo đài
chống dịch. Các tầng lớp nhân dân cần phải đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ
lẫn nhau, sẵn sàng hỗ trợ nhau những lúc khó khăn. Đồng thờ kêu gọi người
dân hãy vì sức khỏe của chính mình, vì sức khỏe của cộng đồng và vì sự
phát triển của đất nước, tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch.
 

Thứ năm, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-
xã hội ở cơ sở

Tại cơ sở là nơi gần dân nên Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội
phải làm tốt vai trò lắng nghe dân, dân có phản ánh gì không? Gặp khó khăn
gì không?... để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ hoặc đề xuất với các cơ quan có thẩm
quyền đáp ứng được những yêu cầu, thiếu thốn của người dân nhất là trong
các vùng phong tỏa, vùng bị đông cứng. Kịp thời cập nhật thông tin, đồng thời
phản bác các tin giả về dịch bệnh để không gây hoang mang, lo lắng cho
người dân.

You might also like