You are on page 1of 18

ĐỀ KIỂM TRA

LỊCH SỬ CỘNG SẢN ĐẢNG VIỆT NAM


SĐT GV: 0945629889

1. Đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.
Ý nghĩa của vấn đề này với việc phòng chống đại dịch COVID-19 hiện nay.
Bài làm:
a) Nội dung cơ bản của đường lối:
* Kháng chiến toàn dân: là đem toàn bộ sức dân, tài dân và lực dân, động viên
toàn dân tích cực tham gia kháng chiến. Xây dựng sự đồng thuận, nhất trí của cả
nước để đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi lãng xã
là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận”. Quân đội, nhân dân chính là
nòng cốt.
* Kháng chiến toàn diện: là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ
bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hoá và ngoại giao
+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến
cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính
các cấp được củng cố và kiện toàn.
+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự
cấp, tự túc.
+ Về văn hoá, giáo dục: tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách
giáo dục phổ thông.
+ Về ngoại giao:
- Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ
ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, lần lượt các
nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
- Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới
nên phải kháng chiến toàn diện.
* Kháng chiến trường kì: là quá trình vừa đánh vừa tiêu hao lực lượng địch vừa
xây dựng, phát triển lực lượng ta. Lâu dài nhưng không có nghĩa là kéo dài vô thời
hạn mà phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước nhảy
vọt về chất, chắc thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng
* Tự lực cánh sinh:
- Là sự thừa kế tư tưởng chiến lược trong chỉ đạo sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc, giành chính quyền của Hồ Chí Minh.
- Phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh
thần vốn có của dân ta làm chỗ dựa, làm nguồn lực chủ yếu
- Trên cơ sở đó, để tìm kiếm, phát huy cao độ và có hiệu quả sự ủng hộ, giúp
đỡ tinh thần và vật chất của quốc tế khi có điều kiện. Lấy độc lập, tự chủ về
đường lối là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn
toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn dân
ta tiến lên. Đường lỗi trên đã được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong suốt quá
trình kháng chiến và trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
b) Tình hình Covid-19 hiện nay
Tính từ 16h ngày 09/3 đến 16h ngày 10/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca
bệnh COVID-19 ghi nhận 160.676 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và
160.661 ca ghi nhận trong nước (giảm 3.915 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh,
thành phố (có 107.465 ca trong cộng đồng). Đại dịch covid-19 ảnh hưởng nặng nề
cho nước ta, điển hình như nguồn cung lao động, việc làm và giao thông - vận tải
bị ảnh hưởng trực tiếp. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ cũng bị đóng cửa, như nhà
hàng, khách sạn, du lịch, thương mại bán lẻ và các doanh nghiệp đứng trước nguy
cơ phá sản và cơ sở sản xuất bị đình trệ.
c) Ý nghĩa của đường lối kháng chiến với việc phòng chống đại dịch COVID-19
hiện nay
Hiện nay, đất nước đang bước tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đã đạt những thành tựu nhất định; ngoài những thuận lợi, còn nhiều khó
khăn đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, trước mắt là đại dịch Covid-19.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đã chủ động ngăn chặn, đối phó với dịch
bệnh bằng những quyết sách linh hoạt ở từng thời điểm bùng dịch.
Ngay sau khi dịch bùng phát ở Trung Quốc, Đảng và Chính phủ đã xác định
quyết tâm "chống dịch như chống giặc". Sự đoàn kết toàn dân được thể hiện mạnh
mẽ trong việc phòng chống dịch Covid-19. Đảng và toàn dân chung tay, góp sức
đối phó với giặc hàng ngày, hàng giờ đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của người
dân. Toàn dân đồng lòng hưởng ứng, ủng hộ và thực hiện nghiêm túc các quy định
của Chính phủ. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng nhường nơi ở, sinh hoạt để
làm khu cách ly. Các cán bộ, nhân viên y tế và các chiến sĩ cửa khẩu đã không
quản hiểm nguy, túc trực 24/7 tại vị trí phân công. Hàng ngàn sinh viên tình
nguyện sẵn sàng lên đường, chung tay, giúp đỡ cán bộ để chống dịch. Nhiều khách
sạn, trường học trở thành nơi cách ly. Các doanh nghiệp, nghệ sĩ và người dân đã
quyên góp hàng trăm tỉ đồng. Nước ta đón hàng trăm nghìn công dân trở về Việt
Nam, miễn phí tất cả các dịch vụ như ăn ở, đưa đón, thăm khám, xét nghiệm, chữa
trị, kể cả cho người nước ngoài có mặt ở Việt Nam. Như vậy, sức mạnh đoàn kết
vô cùng quan trọng, luôn được phát huy bởi vì Đảng đã luôn nhận thức rằng "khó
vạn lần dân liệu cũng xong".
Ngày 30/3/2020 ngay lúc tình hình dịch diễn biến phức tạp, Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí và chiến sĩ
cả nước, cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng nhau chống dịch Covid-19.
Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành các biện pháp cấp bách
phòng chống dịch Covid-19, thủ tướng chỉ đạo "Mỗi người dân là một chiến sĩ,
mỗi làng xã là một pháo đài" chống "kẻ thù dấu mặt, trá hình", Covid-19. Khi có
ca nhiễm đầu tiên, các địa phương đã chủ động nắm bắt tình hình và đưa ra giải
pháp cụ thể để hỗ trợ cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Và từ đó
chủ động ứng phó, giải quyết các tình huống diễn biến phức tạp do dịch bệnh gây
ra. Từ đó, dịch bùng lần thứ nhất ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt và không gây
ra ca tử vong nào.
Với chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước ta, toàn xã hội đã thể hiện quyết tâm
chống đại dịch Covid-19 bằng tâm thế, niềm tin, sức mạnh cùng với tinh thần yêu
nước, đoàn kết dân tộc, cách ứng xử nhân văn, nhân ái, đầy tình người với bạn bè
và du khách quốc tế. Các biện pháp phòng, chống dịch mà nước ta đã và đang thực
hiện hiệu quả được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, ngoài ra nước ta cũng bởi cách
ứng xử thân thiện, văn minh, hết mình với công dân các quốc gia khác. Ở các địa
phương, các biện pháp chống dịch như khẩu trang, sử dụng dung dịch rửa tay khô
được phát.
Trước tình hình dịch bệnh tái diễn lần thứ 4, ngày 27/5, Đoàn Chủ tịch ủy ban
trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động đợt cao điểm theo
hình thức trực tuyến trong toàn quốc nhằm vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân
ở trong và ngoài nước tiếp tục chung tay cùng Đảng quyên góp ủng hộ phòng,
chống dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh
và thay mặt Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, Bí thư
Trung ương Đảng, Chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam kêu gọi
Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ban Biên tập đăng
toàn văn Lời kêu gọi, sau đó, các tỉnh, thành phố lẩn lượt phát động lời kêu gọi đến
toàn dân cùng chung mục đích phòng và chống Covid-19. Với tình hình dịch bệnh
căng thẳng như bây giờ, Đảng và nhà nước ta luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình
huống, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của dân thì dịch bệnh covid-19 sẽ nhanh
chóng được đẩy lùi.
KẾT LUẬN
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng là
hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân tiến lên. Đường lối được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong
suốt quá trình kháng chiến và trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Và với nội dung đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp đó là "dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng
chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh" đã mang lại ý nghĩa to
lớn đối với công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Trước tình hình
dịch bệnh diễn ra nhiều lần trên đất nước ta, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và đặc
biệt đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Việc phát huy tinh thần từ lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến và thực hiện đường lối kháng chiến đã mang lại nhiều
thành tựu trong việc chống dịch, ngoài ra hiện tại Đảng và nhà nước ta cần đưa ra
các giải pháp thích hợp để đẩy lùi dịch bệnh kịp thời, nhân dân ta cần đồng lòng,
chung tay chống dịch nhằm mang lại một cuộc sống bình yên.

2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của cách mạng miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Ý nghĩa của vấn đề này với việc phòng chống đại dịch COVID-19
hiện nay.
Bài làm:
2.1. Về cơ sở lý luận:
Khái niệm và nhận định về vấn đề xây dựng hậu phương
Theo “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” do Giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ
biên): Hậu phương là “vùng giải phóng trong nước có nhiệm vụ kết hợp chặt
chẽ với mặt trận làm cơ sở để cung cấp sức mạnh vật chất - quân sự, cổ vũ tinh
thần - chính trị cho cuộc chiến đấu” .
Những nhận định của Mác - Lênin và các Nhà nghiên cứu sử học. Nhận định
của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về vấn đề xây dựng hậu phương
trong đường lối chiến tranh nhân dân
2.2. Cơ sở thực tiễn:
*Hậu phương là nơi dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh
tế, quân sự, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, là nguồn chi viện nhân
lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần, nơi cổ vũ động viên chiến thắng của tiền
tuyến, là nhân tố hết sức quan trọng, mang tính quyết định sự thành bại
của chiến tranh.

*Hậu phương là nhân tố quan trọng đối với sự thành bại của chiến tranh,
đó là vấn đề có tính quy luật mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê
nin đã chỉ ra trong các tác phẩm về chiến tranh và quân đội. Bởi vì, hậu
phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị,
kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ; là nơi chi viện
chủ yếu sức người, sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa tinh thần của tiền
tuyến. Mối quan hệ giữa hậu phương và quân đội là một vấn đề quan trọng
trong đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, một nội dung lớn
trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Thấu hiểu đúng đắn, sâu sắc mối quan hệ giữa hậu phương
và quân đội không chỉ giúp ta có cái nhìn toàn diện về nguyên nhân thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, mà còn có thể rút
ra những kinh nghiệm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
hiện nay.
-Xuất phát từ vị trí, vai trò của hậu phương, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống
thực dân Pháp (năm 1954), Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ
chiến
lược: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ
nhân dân
ở miền Nam. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc không chỉ có mục tiêu xây
dựng
đời sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào ta ở miền Bắc mà còn nhằm xây dựng,
củng cố
căn cứ địa hậu phương chung của cả nước để tiến hành giải phóng miền Nam.
Trong
quan điểm chỉ đạo, Đảng ta luôn thống nhất: phải xây dựng miền Bắc thành hậu
phương
chiến lược vững mạnh toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế,
quốc
phòng, văn hóa, giáo dục, kết hợp giữa xây dựng và và bảo vệ vững chắc hậu
phương. -
Xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị tư tưởng là vấn đề cốt lõi và xuyên
suốt
toàn bộ quá trình cách mạng. Bác Hồ chỉ rõ, muốn xây dựng được hậu phương
vững
mạnh, vấn đề đầu tiên là phải xây dựng lực lượng chính trị, lấy xây dựng lực lượng
chính
trị là then chốt. Người còn khẳng định chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng là
lòng
yêu nước, lòng trung thành vô hạn của nhân dân đã giác ngộ đối với sự nghiệp giải
phóng
đất nước.
-Xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, với đường lối
chiến
tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường, Đảng ta luôn quan tâm chăm
lo
phát triển tổ chức đảng, tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất. Thực tế đã
chứng
minh, nơi nào có tổ chức đảng mạnh thì hậu phương phát huy được sức mạnh, huy
động
được sức mạnh vật chất, tinh thần cho chiến trường. Đi đôi với xây dựng Đảng là
vấn đề
không ngừng củng cố, tăng cường và hoàn thiện hệ thống chính trị các cấp, làm
cho hệ
thống chính quyền các cấp thực sự có đủ trình độ và năng lực điều hành, tổ chức
thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng hậu phương chiến lược, động viên sức mạnh
cho
chiến trường.

-Tăng cường xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa đủ sức là hậu phương lớn đối
với tiền
tuyến lớn, Đảng ta xác định rõ sức mạnh của chiến tranh nhân dân là sức mạnh tinh
thần,
vật chất của toàn dân, hậu phương vững chắc là nhân tố quyết định thắng lợi của
chiến
tranh. Tháng 12-1957, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 (khóa
II) đã
xác định đường lối của Đảng về xây dựng hậu phương trong điều kiện mới. Đảng
ta đã
nêu phương hướng kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng để
vừa có
thể nhanh chóng phát triển kinh tế vừa củng cố quốc phòng ngày càng mạnh mẽ,
làm tròn
được nhiệm vụ hậu phương đối với cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất
Tổ quốc. - Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa 2 (năm 1955) nhận định,
miền Bắc
là chỗ đứng của ta, bất kể trong tình hình nào miền Bắc cũng phải được củng cố.
Hội
nghị nhấn mạnh, muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố
miền
Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam...
Đường
lối củng cố miền Bắc của ta là củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến
dần
từng bước vững chắc đến chủ nghĩa xã hội...
-Tại Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc (9-1955), Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ
rõ, miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân dân ta, nền có
vững nhà
mới chắc, gốc có mạnh cây mới tốt. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III
(năm
1960) chủ trương tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc - cuộc cách
mạng
gắn bó chặt chẽ với cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết
định nhất
đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng chung cả nước. Năm 1965,
khi đế
quốc Mỹ dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, Trung ương Đảng tiếp
tục xác
định, miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn, nhưng
nhiệm vụ
của miền Bắc là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến
miền
Nam. - Muốn hậu phương chiến lược vững mạnh không thể thiếu tiềm lực kinh tế.
Xây
dựng hậu phương về kinh tế là một lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa quyết định trong
vai
trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến. Nếu coi tiềm lực chính trị là cơ sở
thì tiềm
lực kinh tế là điều kiện thúc đẩy tiềm lực quốc phòng. Quy luật chiến tranh là
chiến tranh
phụ thuộc vào kinh tế, vào trình độ sản xuất và quan hệ sản xuất. Việt Nam tiến
hành
chiến tranh trong điều kiện lâu dài, tự lực cánh sinh là chính nên phải coi trọng
chuẩn bị
hậu phương về kinh tế. Kinh tế có phát triển, hậu phương mới có thể đáp ứng đầy
đủ và
kịp thời nhu cầu ngày càng lớn của chiến tranh, mới đủ sức đánh lâu dài, càng
đánh càng
mạnh để đi đến thắng lợi cuối cùng. Mặt khác, kinh tế có phát triển mới có điều
kiện
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở hậu phương mới duy trì và
bồi
dưỡng được sức dân trong điều kiện chiến tranh ác liệt kéo dài.
-Trong điều kiện đất nước còn nghèo, trình độ sản xuất thấp, kết cấu hạ tầng kém
phát
triển, chiến tranh tàn phá liên miên thì xây dựng kinh tế hậu phương càng được đặt
ra
một cách bức thiết, đòi hỏi phải có đường lối đúng đắn và chính sách phù hợp. Với
tinh
thần tự lực, tự cường, Đảng ta coi phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm là
quốc sách
căn bản để khôi phục kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, phục vụ yêu cầu kháng
chiến.
Qua việc thực hiện các kế hoạch cải tạo và xây dựng kinh tế, miền Bắc đã bước
đầu thiết
lập được một hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và quan hệ sản xuất xã hội
chủ
nghĩa, xây dựng được những cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Đến
năm 1964, miền Bắc đã cơ bản tự bảo đảm được về lương thực và hàng tiêu dùng,
đồng

thời đã bắt đầu tạo được nguồn tích lũy từ trong nước. Từ năm 1965, miền Bắc
phải
chuyển hướng kinh tế từ thời bình sang thời chiến và đến năm 1975 là thời kỳ
chống
chiến tranh phá hoại xen kẽ với những thời kỳ ngắn khôi phục kinh tế. Mặc dù vậy,
sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tích to lớn. Đến năm
1975,
trong khu vực sản xuất vật chất đã có 99,7% tài sản cố định thuộc về kinh tế xã hội
chủ
nghĩa và đã tăng gấp 5 lần so với năm 1960. Trong cơ cấu công nghiệp đã có
những cơ
sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng, như điện, than, hóa chất,
cơ khí
luyện kim, vật liệu xây dựng.
-Sức mạnh của hậu phương không chỉ về kinh tế mà còn gồm quân sự. Công cuộc
xây
dựng quân sự ở hậu phương được Đảng ta thường xuyên quan tâm. Năm 1960, dân
quân
tự vệ có khoảng 1 triệu người, đến năm 1965 đã có gần 1,7 triệu người được huấn
luyện
theo định kỳ, đảm nhận vai trò nòng cốt trong bảo đảm trật tự trị an, xung kích
trong lao
động, chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại các địa phương. Vũ khí trang bị cho lực
lượng
vũ trang được đổi mới, ngày càng hiện đại. Qua nhiều cuộc diễn tập hiệp đồng
quân -
binh chủng, hỏa lực và sức cơ động của bộ đội được tăng cường và không ngừng
phát
triển.
- Sản xuất quốc phòng ở hậu phương miền Bắc cũng hết sức được coi trọng. Khi
mới
giải phóng, với nền công nghiệp nhỏ bé, Đảng ta kịp thời chỉ đạo chuyển hướng
sản xuất
phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, lấy nhiệm vụ sản xuất ra các mặt hàng quân trang,
quân
dụng cung cấp cho chiến trường, như đạn dược, thuốc men, vải mặc... làm trọng.
Được
sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em, nền công nghiệp quốc
phòng
của miền Bắc ngày càng phát triển. Nhiều nhà máy được đầu tư, nâng cấp đã sản
xuất ra
một số chủng loại vũ khí bộ binh, trang thiết bị phụ tùng và các mặt hàng quốc
phòng
thiết yếu đáp ứng nhu cầu của các quân chủng, binh chủng và sự phát triển nhanh
của các
đơn vị bộ đội chủ lực.
-Cùng với việc chỉ đạo toàn quân, toàn dân xây dựng hậu phương vững mạnh về
kinh tế,
quốc phòng, Đảng ta hết sức coi trọng xây dựng, phát triển văn hóa, giáo dục y tế.
Miền
Bắc đã tập trung xóa nạn mù chữ trên toàn quốc, phát triển giáo dục phổ thông. Do
vậy,
trình độ học vấn của bộ đội và nhân dân không ngừng được nâng lên, làm cho nhận
thức
về nhiệm vụ cách mạng, tình hình thế giới và trong nước đạt kết quả rõ rệt; đồng
thời,
khả năng làm chủ vũ khí kỹ thuật của bộ đội các cấp cũng được nâng lên nhiều lần.
Nhờ
đó, việc động viên toàn dân tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ hậu phương
thêm
thuận lợi.
-Kẻ thù luôn tìm cách phá hoại hậu phương chiến lược của ta, hòng thu hẹp, gây
rối loạn,
mất ổn định, làm giảm sức mạnh chi viện, hậu thuẫn cho chiến trường. Cùng với
các thủ
đoạn quân sự, địch còn dùng các thủ đoạn chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng rất
thâm
độc, tinh vi và xảo quyệt. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta đã xác định, việc bảo
vệ tốt
địa bàn là cơ sở để bảo đảm cho hậu phương có một đời sống kinh tế - xã hội ổn
định,
nhân dân phấn khởi tin tưởng là điều kiện để tiến hành kiến thiết hậu phương và
huy
động sức mạnh cho chiến trường. Ngược lại, khi nào hậu phương không giữ được
ổn

định chính trị - xã hội, không bảo vệ vững chắc địa bàn, cuộc sống nhân dân bị đe
dọa thì
khi đó, không thể tập trung sức lực và trí tuệ, không thể tạo nên sức mạnh to lớn
chi viện
cho chiến trường. Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân
của đế quốc Mỹ, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi hơn 4.000 máy bay các loại; bắn
cháy,
bắn chìm hàng trăm tàu chiến; tiêu diệt và bắt sống hàng chục toán gián điệp, biệt
kích,
thám báo để bảo vệ vững chắc hậu phương. Nhờ bảo vệ vững chắc hậu phương
miền Bắc
trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã góp phần giữ vững sức
mạnh
chính trị, kinh tế, văn hóa, bảo đảm chi viện liên tục cho chiến trường, đồng thời cổ
vũ bộ
đội ở tiền tuyến hăng hái chiến đấu lập nhiều chiến công.
-Nhận thức rõ hậu phương chiến lược là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến
tranh,
Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm và chỉ đạo thực hiện chính sách hậu
phương, coi đây là nhân tố để phát huy sức mạnh của hậu phương chiến lược.
Chính sách
hậu phương được thể hiện ở chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia
đình
quân nhân, gia đình có công với cách mạng, chế độ đối với những người tham gia
chiến
đấu, phục vụ chiến đấu trên các mặt trận, chế độ đối với thanh niên xung phong, bộ
đội
xuất ngũ trở về hậu phương. Chính sách hậu phương còn hướng tới tất cả quần
chúng
nhân dân - những người đang trực tiếp ngày đêm xây dựng và bảo vệ hậu phương -
nhằm
không ngừng động viên và bồi dưỡng sức dân trong kháng chiến.... Với tư tưởng
xuyên
suốt: huy động sức dân đi đôi với bồi dưỡng sức dân, uống nước nhớ nguồn, ăn
quả nhớ
người trồng cây đầy tính nhân văn, nghĩa tình và đạo lý của Đảng và Nhà nước, đã
góp
phần củng cố sức mạnh của hậu phương, tăng cường niềm tin và ý chí chiến đấu
giành
thắng lợi cho quân và dân cả nước.
-Hướng ra tiền tuyến, ở khắp nơi, nhân dân miền Bắc thực hiện mỗi người làm việc
bằng
hai, không ngừng đưa lực lượng, phương tiện và vật chất vào chiến trường miền
Nam với
tinh thần tất cả vì tiền tuyến “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người”,
“xe chưa qua nhà không tiếc”, vừa chi viện cho tiền tuyến vừa tiếp tục đẩy mạnh
sản xuất
xây dựng tiềm lực và giữ vững sự ổn định hậu phương, chăm lo thực hiện chính
sách hậu
phương quân đội.
-Phát huy vai trò của hậu phương chiến lược, miền Bắc đã không ngừng vươn lên,
chi
viện liên tục sức người, sức của cho chiến trường miền Nam và các mặt trận khác,
đáp
ứng yêu cầu tác chiến ngày càng cao của chiến trường.
-Để vận chuyển hàng chi viện cho miền Nam, hậu phương miền Bắc đã tập trung
củng cố
phát triển hệ thống đường giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt,... huy
động mọi
năng lực vận tải, năng lực giao thông để tạo thành sức mạnh tổng hợp bảo đảm
khối
lượng vận chuyển kịp thời, đầy đủ, vững chắc. Càng về giai đoạn cuối, khối lượng
vận
chuyển càng tăng cao.
-Qua 15 năm xây dựng và chiến đấu, hệ thống đường Hồ Chí Minh đã thực sự trở
thành
tuyến hậu cần chiến lược, phát huy tác dụng hết sức tích cực đối với sự tiến triển
của
cách mạng. Với khoảng 16.000 km đường ô-tô, 1.400 km đường ống, hơn 6.000 xe
vận

tải các loại, những khối lượng rất lớn lương thực, vũ khí, xăng dầu, trang bị được
vận
chuyển vào các chiến trường bảo đảm tốt nhiệm vụ hậu cần cho cuộc chiến tranh
giải
phóng ở giai đoạn cuối.
-Bên cạnh đó, hậu phương miền Bắc đặc biệt coi trọng tăng cường quan hệ đoàn
kết với
nhân dân thế giới, với các tổ chức dân chủ, hòa bình quốc tế, đặc biệt là với các
nước xã
hội chủ nghĩa. Chúng ta tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các
nước trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa trong đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng, cung cấp hậu
cần,
bảo đảm vận chuyển, tranh thủ các khoản viện trợ không hoàn lại, cho vay không
tính lãi
với nhiều chương trình kinh tế, thương mại. Hầu hết các ngành kinh tế quan trọng
của
miền Bắc đều có sự giúp đỡ, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong 21 năm
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ tổng cộng
khoảng 2.362.000 tấn vật chất, trị giá lên tới 7 tỷ rúp. Nhờ có sự giúp đỡ này mà
các
ngành kinh tế, nhất là công nghiệp đã định hình, phát triển, đóng góp cho sự phát
triển
chung của miền Bắc. Nhờ viện trợ về vũ khí trang bị kỹ thuật mà tiềm lực và sức
mạnh
quốc phòng miền Bắc được tăng cường, đủ sức bảo vệ miền Bắc và chi viện cho
miền
Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc giải phóng miền Nam, thống
nhất
đất nước. - Cùng với chi viện sức người, sức của, cổ vũ sức mạnh tinh thần cho
chiến
trường miền Nam, hậu phương miền Bắc còn tiếp nhận hàng chục vạn cán bộ,
chiến sĩ,
con em miền Nam tập kết ra miền Bắc học tập và công tác; đón tiếp gần 31 vạn
thương
binh và hơn 35 vạn lượt người từ tiền tuyến ra hậu phương chữa bệnh, học tập,
phục hồi
sức khỏe trở lại chiến trường.
-Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã thành công trong việc xây dựng hậu
phương
miền Bắc xã hội chủ nghĩa để chi viện đắc lực cho công cuộc giải phóng miền
Nam.
Đúng như Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã
đánh giá:
không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu
không có
miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Suốt 16 năm qua, miền Bắc luôn luôn cùng một lúc
phải làm
hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt là từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ hai Ban
Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa III) khẳng định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ
hàng đầu
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thì miền Bắc đã dốc vào cuộc kháng chiến toàn
bộ
sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ
căn cứ
địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội.
-Ngày nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang thực hiện công cuộc đẩy
mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong
tình hình
quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều thuận lợi và thách thức đan
xen,
các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân
dân
ta. Trong bối cảnh đó, tiến hành xây dựng và chuẩn bị hậu phương đất nước trên
các mặt,
phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
luôn là
nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Quan điểm chỉ đạo Đảng ta luôn thống nhất:
Công
cuộc xây dựng đất nước gắn liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong thời
bình
phải tích cực, chủ động xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện trên tất cả các
mặt
chính trị, tư tưởng, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục. Trong quá trình tiến
hành xây
dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, cần phải kết hợp chặt
chẽ kinhtế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, kết hợp giữa xây dựng và và
bảo vệ vững chắc hậu phương để đáp ứng kịp thời với các tình huống.
2.3. Ý nghĩa cơ sở lí luận và thực tiễn của cách mạng miền Bắc trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước với việc phòng chống đại dịch COVID-
19 hiện nay
 * Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính chiến lược sống còn,
bảo đảm thành công của cách mạng.
       Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng
và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự
đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh, thời kỳ nào mà nhân dân ta đoàn
kết "trên dưới một lòng" thì hưng thịnh, còn ở thời kỳ nào mà lòng dân ly tán, chia
rẽ thì cũng là lúc thù trong, giặc ngoài xâm lấn, dân tộc có nguy cơ mất nước.
       Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh
để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách
mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết dân tộc, quy tụ mọi lực lượng cách mạng
thành một khối vững chắc.
        Đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc luôn được xác định là chiến lược sống còn,
là yêu cầu khách quan của cách mạng, là chân lý của thời đại. Người dạy rằng,
“Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Đó chính
là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do. Nhờ đoàn kết tạo nên sức mạnh, là nhân
tố then chốt bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng.
        * Thứ hai, đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng
     Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân
dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình, cũng như khẳng định dân là gốc,
nên Hồ Chí Minh xác định vấn đề đại đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh là vấn
đề cơ bản của cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng,
do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn,
biến những đòi hỏi khách quan, tự phát của nhân dân thành sức mạnh vô địch trong
cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Do vậy theo
Người: Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng
mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.
       * Thứ ba, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
       Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Người kêu gọi: “Hỡi
đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng
chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước
ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên! Bất
kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn
giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu
tổ quốc…”.
       Người còn nhấn mạnh: Đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố.
Nền có vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi. Trong chính sách
đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô
nguyên tắc.
       * Thứ tư, đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ
chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
        Theo Người, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng,
ở những lời kêu gọi chung chung, mà phải trở thành đường lối chiến lược cách
mạng, thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nó
phải trở thành sức mạnh vật chất, một lực lượng mạnh có tổ chức. Tổ chức đó
chính là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
       Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với khát vọng cháy bỏng: “Không có
gì quý hơn độc lập, tự do”, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của lãnh tụ Hồ Chí
Minh đã được vận dụng một cách sáng tạo, phát huy tới đỉnh cao với nhiều hình
thức phong phú trong điều kiện lịch sử mới.
       Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay, dù đất nước còn
gặp rất nhiều khó khăn do chiến tranh kéo dài nhưng tinh thần đoàn kết của dân tộc
Việt Nam hơn lúc nào hết lại hừng hực trong mỗi người dân với quyết tâm xây
dựng đất nước Việt Nam “đàng hoàng hơn to đẹp hơn”.
       Hiện nay, dịch bệnh kéo dài, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, sẻ chia
“lá lành đùm lá rách” “một miếng khi đói bằng một gói khi no” lại trỗi dậy trong
mỗi người dân Việt Nam.
Hơn một năm qua, kể từ khi đại dịch Covid -19 bùng phát đầu năm 2020, chưa bao
giờ từ tinh thần “đoàn kết” của dân tộc lại được nhắc đến nhiều như vậy và tinh
thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam được phát huy bằng sức mạnh của cả hệ thống
chính trị.
       Từ trung ương tới địa phương với các Bộ, Ngành ở các cấp, cùng đoàn thể và
toàn dân ta chung tay, góp sức đối phó với một thứ giặc mới đang hằng ngày, hằng
giờ đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng của người dân. Các tầng lớp nhân dân biểu
hiện lòng yêu nước bằng những hành động thiết thực, hiệu quả; nhiều nguồn lực
trong xã hội được huy động cho công tác phòng chống dịch.
       Nhiều cụ ông, cụ bà tuổi cao, các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh, chị, em
nhỏ… mang tiền, quà gom góp để ủng hộ những người đang làm nhiệm vụ trên
tuyến đầu chống dịch. Các doanh nghiệp đã thể hiện rõ vai trò trụ cột của nền kinh
tế, có nhiều doanh nghiệp đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng phục vụ cho công tác
chống dịch, tiêu biểu: Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ Y tế 4 triệu liều vắc - xin
phòng chống covid - 19; Tập đoàn Điện lực quốc gia ủng hộ Quỹ Vaccine phòng
chống covid-19 với số tiền 400 tỷ; Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã
ủng hộ 10 tỷ đồng vào Quỹ Vaccine phòng chống covid-19...
       Trên tuyến đầu là hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân
đội không quản khó khăn, nguy hiểm vào những vùng tâm dịch để cứu, chữa cho
người dân tiêu biểu: hơn 200 cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lên đường giúp Bắc
Giang chống dịch; Bộ y tế đã cử hơn 400 nhân lực y tế khác để hỗ trợ Bắc Giang
triển khai tiêm chủng và lấy mẫu xét nghiệm.…, các lực lượng luôn túc trực 24/7
tại vị trí phân công. Ở cơ sở, lực lượng công an cùng hệ thống chính trị tăng cường
chốt chặn kiểm soát vùng dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống
dịch
KẾT LUẬN
Từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin được Đảng ta vận dụng sáng tạo
vào điều kiện Việt Nam và từ thực tiễn của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ,
công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà
đã chứng minh sự đúng đắn trong chủ trương của Đảng. Đây cũng là một bài học
lớn trong quá trình Đảng ta lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Công cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc đã thu được những thành tựu quan trọng. Cách mạng miền Bắc
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mang lại ý nghĩa to lớn đối với
công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Trước tình hình dịch bệnh
diễn ra nhiều lần trên đất nước ta, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và đặc biệt đã
cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Việc phát huy tinh thần từ lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến và thực hiện đường lối kháng chiến đã mang lại nhiều thành tựu
trong việc chống dịch Covid-19.

You might also like