You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021


Bài thi học phần: Lịch sử Đảng CS Việt Nam Số báo danh: 119
Mã số đề thi: 26 Lớp: H2104HCMI0131
Ngày thi: 16/07/2021..Số trang: 612 (Kể cả bìa) Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Yến

Điểm kết luận: GV chấm thi 1:


…….………………………......
GV chấm thi 2:
…….………………………......
ĐỀ BÀI
Câu 1 (5 điểm): Anh (Chị) hãy làm rõ cơ sở và nội dung phương châm “kháng chiến toàn diện”
được Đảng đề ra trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954). Ý nghĩa thực
tiễn của phương châm này.
Câu 2 (5 điểm): Anh (Chị) hãy làm rõ thành tựu 35 năm đổi mới đất nước trên lĩnh vực kinh tế
và nhận xét?
BÀI LÀM
Câu 1:
Phương châm “kháng chiến toàn diện” là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận
không chỉ bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao trong đó mặt
trận quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn, mang tính quyết định. Động viên và phát
huy cho được mọi tiềm năng, sức mạnh của dân tộc, mọi nguồn lực vật chất, tinh thần trong
nhân dân phục vụ kháng chiến thắng lợi.
Cơ sở lý luận:
Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lenin về kháng chiến toàn diện:
Không được giới hạn trong những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường mà
phải linh hoạt trong kết hợp giữa khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; đánh địch
không phải chỉ trên chiến trường mà còn phải trên tất cả các mặt. Trong đó, chính trị và quân sự
là hai mặt trận quan trọng nhất, có quan hệ mật thiết với nhau, chính trị là gốc, là yếu tố quyết
định quân sự, còn quân sự là yếu tố quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Củng cố tiềm lực kinh tế, tranh thủ ngoại giao để nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện:
Truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam: Nhận thức sâu sắc được những
giá trị to lớn, kế thừa và phát triển những truyền thống, tinh hoa quân sự của dân tộc lên một
trình độ mới để đáp ứng những đòi hỏi của cách mạng trong thời đại mới. Đúc kết từ lịch sử dân
tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huy động sức mạnh của toàn thể dân tộc, ý chí bất khuất, kiên
cường, quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Đó là cơ sở bảo đảm thực hiện vũ trang

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 1/…..


toàn dân, cả nước đánh giặc, đánh địch không chỉ ở tiền tuyến mà cả ở vùng sau lưng địch, đánh
giặc trên tất cả các mặt trận để tạo nên thế trận chiến tranh toàn diện, rộng khắp, từng bước nhấn
chìm bọn thực dân cướp nước, bè lũ bán nước.
Cơ sở thực tiễn:
Từ cuối tháng 10/1946, tình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng căng thẳng do nguy cơ
một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp tăng dần. Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân
Việt Nam tiếp tục kìm chế, kiên trì thực hiện chủ trương hòa hoãn và bày tỏ thiện chí hòa bình,
nhân nhượng nằm tìm kiếm con đường hòa bình bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn nền độc lập, tự do mà
chúng ta trải qua hàng ngàn năm đấu tranh giành lại được; đồng thời cố gắng cứu vãn mối quan
hệ Việt- Pháp đang ngày càng xấu đi và ngăn chặn một cuộc chiến tranh nổ ra quá sớm và
không cân sức với pháp. Trong khi chúng ta hết lòng nhân nhượng và nhẫn nhịn trước hàng loạt
những vụ nổ súng vô cớ của quân Pháp thì chúng xem đó là hành động hèn nhát đầu hàng nên
càng kiêu căng ngạo mạn về sức mạnh của mình, được nước lấn tới. Cao trào là ngày 18-12,
chúng gửi ba tối hậu thư cho Chính phủ ta đe dọa đảo chính. Đến ngày 19-12-1946, thiện chí
hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã bị thực dân Pháp thẳng thừng cự tuyệt. Vì
vậy, lịch sử đã đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới. Thực tế cho thấy khả năng hòa hoãn
không còn. Hành động của thực dân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế không
thể nhân nhượng thêm được nữa, vì nhân nhượng sẽ dẫn đến họa mất nước, nhân dân sẽ trở lại
cuộc đời nô lệ. Đảng và nhân dân ra chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là cầm súng đứng lên chống
lại thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập và những thành quả của cuộc Cách mạng
Tháng Tám vừa giành được. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi.
Lúc này, nhân dân Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh chống Pháp với vai trò bảo vệ Tổ
quốc, tính chất là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh nhân dân bảo vệ hòa bình, chống lại
kẻ thù xâm lược. Ở đây, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam trên tất cả mọi phương
diện. Vì thế, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng sẽ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
Sau một quá trình lâu dài hòa hoãn với Pháp, giờ đây ta có đủ yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa;
chỉ có một kẻ thù duy nhất chính là Pháp, các điều kiện cần thiết chuẩn bị cho chiến tranh đã
sẵn sàng, Đảng và nhân dân có đủ niềm tin để chiến đấu và chiến thắng. Trong khi đó, Pháp
đang vấp phải không ít khó khăn về kinh tế, chính trị, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương
mà những điều này không thể khắc phục nhanh chóng trong ngày một, ngày hai. Bên cạnh
những thuận lợi, chúng ta gặp không ít khó khăn khi chính quyền cách mạng còn non trẻ; tương
quan lực lượng yếu hơn so với địch; giặc đói giặc dốt đang hoành hành; ta bị bao vây tứ phía,
chưa nhận được sự giúp đỡ của nước nào.
Trên cơ sở những đặc điểm của sự khởi đầu và những thuận lợi, khó khăn đó Đảng ta đã
xác định đường lối, cụ thể là phương châm “kháng chiến toàn diện” cho cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954).
Nội dung phương châm “kháng chiến toàn diện”:
Về chính trị, phải đoàn kết toàn dân chống pháp xâm lược, phải thống nhất toàn dân, làm cho mặt
trận dân tộc thống nhất mỗi ngày một vững, mỗi ngày một rộng. Phải củng cố chế độ cộng hoà dân chủ,

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 2/…..


xây dựng bộ máy kháng chiến vững mạnh thống nhất quân- chính- dân trong toàn quốc, phát triển các
đoàn thể cứu quốc, củng cố bộ máy lãnh đạo kháng chiến toàn dân. Phải cô lập kẻ thù, kéo thêm nhiều
bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản
động Pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự, triệt để dùng “du kích vận động chiến”, tiến công địch ở khắp nơi, tản cư nhân dân ra
xa vùng chiến sự. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài,… vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng
vừa đào tạo thêm cán bộ. Lần lượt đánh bại kế hoạch, chiến lược chiến tranh của Pháp, tiêu diệt
lực lượng địch trên đất nước ta, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, giành độc lập cho đất nước.
Về kinh tế, xây dựng nền kinh tế kháng chiến theo nguyên tắc vừa kháng chiến vừa kiến quốc,
toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc, tự cấp về mọi mặt, xây dựng kinh tế theo hướng “vừa kháng chiến vừa
kiến quốc”, gia sức phá kinh tế địch, chống lại kế hoạch “chiến tranh nuôi chiến tranh” của Pháp. Kinh tế
kháng chiến về hình thức là kinh tế cạnh tranh, về nội dung và dân chủ mới, chú trọng phát triển nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp.
Về văn hoá, thực hiện hai nhiệm vụ: xoá bỏ nền văn hoá nô dịch, ngu dân, xâm lược của thực dân
pháp và xây dựng nền văn hoá dân chủ mới, dựa trên ba nguyên tắc dân tộc hoá, khoa học hoá và đại
chúng hoá. Tất cả mọi hoạt động văn hoá lúc này phải nhằm thực hiện khẩu hiệu “ yêu nước và căm thù”
Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương
trợ”. Triệt để, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, làm cho nhân dân thế giới kể cả nhân dân Pháp
hiểu, tán thành và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động biểu dương
thực lực để đưa hoạt động ngoại giao giành thắng lợi.
Ý nghĩa thực tiễn của phương châm “kháng chiến toàn diện”:
Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối, phương châm kháng chiến thể hiện tính đúng đắn:
độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đó là sự kết tinh những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-
Lênin về cách mạng bạo lực, về chiến tranh nhân dân, là sự kế thừa và nâng lên tầng cao mới tư
tưởng truyền thống quân sự của tổ tiên ta được vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể, vừa phù
hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Phương châm kháng chiến chính là sự vận dụng sáng tạo
nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lenin và kinh nghiệm quân sự của nước
ngoài vào Việt Nam. Đây là đường lối chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa “lấy yếu
chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chính nghĩa chống hung tàn”.
Phương châm, đường lối của Đảng được công bố sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng
chiến nhanh chóng đi vào ổn định và đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang mà đỉnh
cao là thắng lợi trong Đông- Xuân năm 1953- 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ. Bảo vệ thắng
lợi của cuộc cách mạng tháng Tám, đánh tan âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và
sự can thiệp của Mỹ, buộc chúng công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của ba nước
Đông Dương. Nhân dân ta đã kế thừa truyền thống oanh liệt của ông cha ta để tạo nên sức mạnh
tổng hợp nhằm đánh thắng đội quân nhà nghề của đế quốc luôn hơn ta về sức mạnh quân sự và
các lĩnh vực khác. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời cũng mang
trong mình ý nghĩa quốc tế, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa, là tiếng
chuông báo tử cho hệ thống thực dân cũ trên toàn thế giới.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 3/…..


Có thể nói, phương châm “kháng chiến toàn diện” chống thực dân Pháp xâm lược của
Đảng ta chính là sự kết tinh trí tuệ con người, thể hiện năng lực lãnh đạo vững vàng cả toàn diện
trên mọi lĩnh vực của Đảng. Nó chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thắng
lợi của cuộc cách mạng, giải phóng hoàn toàn dân tộc. Đồng thời góp phần khẳng định Đảng
cộng sản Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với vai trò lãnh đạo dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối
thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại,
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong khi đó, Việt Nam vừa bước ra từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ kéo dài, bị bao
vây, cấm vận và phong tỏa ở nhiều mặt. Đòi hỏi Việt Nam phải bước vào thực hiện công cuộc
đổi mới với hành trang là một nền sản xuất lạc hậu, khép kín. Đường lối và chính sách đổi mới
từ Đại hội VI (1986) của Đảng đã đặt cơ sở, nền tảng ban đầu cho giai đoạn chuyển đổi mạnh
mẽ của nền kinh tế nước ta. Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, trong đó có đổi
mới tư duy về kinh tế. Bước ngoặt trong đổi mới tư duy kinh tế của Đảng là chúng ta chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa. Thành tựu nổi bật nhất trong bước khởi đầu đổi mới tư duy kinh tế là Phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước.
Về đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần
kinh tế. Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển
sang hạch toán, kinh doanh kết hợp kế hoạch với thị trường. Cùng với chính sách kinh tế nhiều
thành phần, Đại hội VI còn chủ trương bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư,
trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là lương thực- thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu. Coi đó là sự cụ thể hoá nội dung công nghiệp hoá trong chặng đường
đầu của thời kỳ quá độ.
Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI cho rằng, việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải
đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân
phối, lưu thông. Năm phương hướng lớn phát triển kinh tế là: Bố trí lại cơ cấu sản xuất; điều
chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội ci hủ nghĩa; sử dụng và cải tạo
đúng đắn các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực
khoa học kỹ thuật; mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đại hội IV nhấn mạnh: “Tư
tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện
có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để
phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa.”
Với bản lĩnh và sự đúng đắn trong đường lối đổi mới của Đảng, Việt Nam đã thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế- xã hội nghiêm trọng những năm đầu thập kỷ 1980. Đến nay, sau hơn 35
năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử,

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 4/…..


thay đổi đời sống mọi mặt của người dân: kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống
của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối
ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Cụ thể, những thành tựu 35 năm đổi mới đất nước trên lĩnh vực kinh tế là:
 Quy mô nền kinh tế tăng nhanh
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng
Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986- 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân
hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991- 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt
8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016- 2019 đạt mức
bình quân 6,8%. Trong “bầu trời u ám” kinh tế thế giới năm 2020 do đại dịch Covid-19 bùng nổ
và diễn biến phức tạp, cùng với đó là thiên tai lũ lụt ở miền Trung nước ta thì Việt Nam nổi lên
như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 vẫn
tăng 2,91% so với năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới.
Kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, các thị trường vận hành thông suốt tạo điều kiện
cho người dân và doanh nghiệp tập trung sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát dần được kiểm
soát từ mức ba chữ số những năm đầu của thời kỳ đổi mới xuống mức mục tiêu 4% trong suốt
giai đoạn 2016- 2020. Tín dụng tăng trưởng tốt, là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế tới
các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thị trường ngoại tệ được quản lý linh hoạt, quỹ dự trữ
ngoại hối tăng cao, niềm tin của người dân vào đồng nội tệ được củng cố vững chắc.
 Quy mô, trình độ nền kinh tế tăng lên
Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần
được cải thiện rõ rệt; năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến
năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.
 Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp hơn với mô hình tăng trưởng
kinh tế. Nền kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
tăng nhanh, trở thành động lực tăng trưởng chính, trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm
xuống. Không chỉ cơ cấu kinh tế thay đổi mà cơ cấu nội ngành cũng dịch chuyển phù hợp trình
độ phát triển của nền kinh tế.
 Tiêu dùng nội địa
Tiếp tục trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ trong nước tăng liên tục, riêng giai đoạn 2011- 2019 tăng trung bình khoảng 12,8%. Với sự
phát triển của khoa học- công nghệ, thị trường bán lẻ thay đổi dần từ kênh bán hàng truyền
thống sang kênh bán hàng hiện đại, các doanh nghiệp linh hoạt thích ứng sự thay đổi về hành vi
mua sắm và thị hiếu của người tiêu dùng; trong đó, hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng
được ưa chuộng. Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua, khi
nhu cầu của khách hàng về nhu yếu phẩm tăng cao thì phương thức mua bán trực tuyến vừa đáp
ứng được yêu cầu đồng thời góp phần tuân thủ nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch bệnh nên được rất nhiều người lựa chọn tin dùng.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 5/…..


 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh
Giai đoạn 3 năm đầu thời kỳ đổi mới chỉ có 211 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt gần
1604 triệu USD. Đến năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm
đến tin cậy cho các nhà đầu tư khi tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD,
tăng 178 lần. Nhiều động lực tăng trưởng mới được xây dựng bên cạnh khu vực doanh nghiệp
nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh,
làn sóng khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa rộng. Nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo bài bản,
có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển, tạo
tiềm lực phát triển kinh tế hiện đại trên nền tảng khoa học- công nghệ. Bộ máy Chính phủ thực
hiện tốt vai trò kiến tạo, nỗ lực tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để tập trung, chuyển
hóa nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế- xã hội.
 Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì ở mức cao
Lương thực, từ chỗ thiếu triền miên, năm 1988 phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, đến bây
giờ Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim
ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản luôn duy trì ở mức cao. Nếu năm 1986, kim
ngạch XNK cả nước đạt 2,9 tỷ USD, nhập siêu chiếm đến 173% tổng kim ngạch, thì đến
năm 2020 trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại
và đầu tư thế giới suy giảm thì kim ngạch XNK của nước ta vẫn đạt 544 tỷ USD với mức xuất
siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22
thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc
tế. Đây chính là bước tạo đà, tạo lực bứt phá cho hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới.
 Từ những thành tựu kể trên, chúng ta rút ra nhận xét rằng:
Rõ ràng sau 35 năm, chúng ta đã không chỉ đạt được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử,
mà còn tạo tiền đề quan trọng tiếp tục đẩy mạnh và phát triển với các nguồn lực phong phú.
Hành trình đổi mới với sự hài hòa giữa ý Ðảng với lòng dân đã và đang kết hợp cả ba yếu tố
thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ðó là động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên thành công của
sự nghiệp cao cả là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, vững bước đi lên CNXH. Đồng thời là minh chứng khẳng định con đường đi lên CNXH
là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Giai đoạn đổi mới (1986- 2021) là giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất
nước, đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kém phát triển thành nước đang phát triển có
thu nhập trung bình, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Đánh dấu sự trưởng thành
của Đảng và Nhà nước, sáng tạo có tính tất yếu, toàn diện để gạt bỏ, tháo gỡ những vướng mắc,
giải phóng lực lượng sản xuất, tạo động lực phát triển bền vững cho đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, chúng ta còn tồn tại những hạn chế khuyết điểm.
Cụ thể kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn
lực được huy động; kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Chất
lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Phát triển còn thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Mà nguyên nhân dẫn

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 6/…..


đến sự yếu kém đó là do bối cảnh kinh tế- chính trị- xã hội trên bình diện quốc tế đã có nhiều
thay đổi, biến động nhanh, không ổn định, mối quan hệ ngày càng phức tạp và không rõ ràng.
Tình hình đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và thiên tai nghiêm trọng diễn
ra trong năm 2020 càng củng cố thêm xu hướng nêu trên. Với tính bất quy luật như vậy, không
có một hệ thống giải pháp nào có tính khuôn mẫu và cứng nhắc có thể mang lại hiệu quả đối với
công tác điều hành kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng nhận thức được đặc điểm này, Đảng và
Nhà nước ta đã xác định cần có các cơ chế tốt hơn để tăng khả năng chống chịu trước các cú
sốc, tạo điều kiện chia sẻ những hệ lụy do cú sốc tạo ra cho nền kinh tế. Việt Nam đã chủ động
xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, tạo dựng nền tảng và dư địa cho điều hành chính sách vĩ mô,
từng bước làm chủ các công nghệ sản xuất tiên tiến, cải thiện vị trí của doanh nghiệp và nền
kinh tế trong chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa các thị trường và đối tác thương mại. Có thể
nhận thấy, mỗi lần đối mặt với thử thách là một lần nền kinh tế Việt Nam tự học hỏi, kiểm
chứng những chính sách và cuộc sống, giữa lý luận và thực tiễn để rút ra được những bài học
cho giai đoạn tiếp theo. Văn hóa học tập từ quá trình điều hành chính sách vĩ mô này giúp cho
đất nước luôn tránh được sự bị động trước những tình hình mới khó lường.
Kết luận: Tựu trung lại, những thành tựu của công cuộc đổi về mới về kinh tế sau 35 năm kể
trên là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
qua nhiều nhiệm kỳ đại hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời của Đảng
và Chính phủ. Đây chính là tiền đề quan trọng, tạo ra tiềm lực, sức mạnh, niềm tin vào sự phát
triển nhanh và bền vững của đất nước trong tương lai.

---Hết---

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 7/…..

You might also like