You are on page 1of 9

1 Thời kỳ 1945-1954: *Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, thực hiện kháng

chiến toàn dân, toàn diện,trường kỳ, tự lực cánh sinh


Ngày 18-8-1945, chớp đúng thời cơ, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền. Cách mạng tháng Tám năm thành công lật đổ chế độ phong kiến hơn ngàn năm, lật
đổ ách thống trị của thực dân Pháp hơn 80 năm và giành lại độc lập dân tộc trực tiếp từ tay phát
xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở
Việt Nam.
Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra
đời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam- kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội
Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước
ta. Ngày 23-9-1945, chúng núp sau quân đội Anh gây hấn ở Nam Bộ. Ở miền Bắc, hơn 20 vạn
quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, bóp chết nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa non trẻ. Đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chèo
lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở, tới bờ bến thắng lợi.
+ Về đối nội, Người chủ trương củng cố chính quyền non trẻ, đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, khắc
phục nạn tài chính thiếu hụt.
+Về đối ngoại, Người vận dụng sách lược khôn khéo, mềm dẻo thêm bạn, bớt thù, "dĩ bất
biến, ứng vạn biến", tranh thủ thời gian để chuẩn bị thế và lực cho kháng chiến lâu dài.
Chính nhờ đó, ngày 19-12-1946, với tư thế sẵn sàng và lòng tin sắt đá vào cuộc kháng chiến
trường kỳ, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp. Từ đây, Người là linh hồn của cuộc kháng chiến, đề ra đường lối vừa
kháng chiến, vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh
sinh. ”. Đường lối đó phù hợp với quy luật phát triển lịch sử dân tộc: dựng nước đi đôi với giữ
nước, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và xây dựng từng bước chế độ mới. Người đặc biệt chăm lo
xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đấu tranh chống tệ quan liêu, mệnh lệnh, xây dựng
đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phát động phong trào thi đua ái quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển những quan điểm lý luận về con đường cách
mạng Việt Nam. Nội hàm khái niệm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ mới
đã được Hồ Chí Minh làm rõ bằng cách xác định mục tiêu, động lực, các điều kiện bảo đảm
thắng lợi của từng giai đoạn cách mạng, trong mỗi giai đoạn đều kết hợp giải quyết các nhiệm vụ
dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề đẩy cách mạng phát triển lên giai đoạn cao hơn
nhưng cũng khó khăn phức tạp hơn. Để thực hiện mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh kiên trì
quan điểm phát huy cao độ ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đi đôi với ra sức tranh thủ sự
ủng hộ và giúp đỡ quốc tế
.2 Thời kỳ 1954-1975:chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, phát triển tư
tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới.
Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi.
Đó là thắng lợi của sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, bảo vệ thành quả của
Cách mạng Tháng Tám; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: vừa kháng chiến, vừa xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân, kết hợp chặt chẽ và đúng đắn giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến, vận dụng sáng tạo nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, kế tục và phát triển kinh nghiệm chống xâm lược lâu
đời của cha ông, kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng lực lượng cách mạng với công tác xây
dựng Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên mọi mặt của cuộc kháng chiến, vừa xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân, vừa gây dựng mầm mống cho chủ nghĩa xã hội trên đất nước
Việt Nam.
Sáng tạo lý luận của Người thể hiện tập trung trong việc xây dựng và chỉ đạo đường lối tiến
hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, thực hiện "đồng khởi,
tiến tới đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ và tay sai; thống nhất Tổ quốc, đưa cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm, tư tưởng nêu trên được thể hiện ở các nội dung chính
sau đây:
Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), đế quốc Mỹ
nhanh chóng nhảy vào xâm lược Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn
cứ quân sự để ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở khu
vực này. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt
Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy khó khăn gian khổ.
Tháng 12-1957, thời điểm mà ở miền Nam địch tự đánh giá là "Đã ổn định được tình hình",
tại Hội nghị Trung ương lần thứ mười ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Ta đang đồng thời
tiến hành hai chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ một nhiệm vụ nào cũng đều
sai lầm. Tuy vậy, nhiệm vụ củng cố miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có tính chất quyết
định cho toàn bộ thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn mới..., lực lượng cách mạng ở miền
Nam được duy trì và phát triển thì đó là nhân tố trực tiếp quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh
cách mạng ở miền Nam...".
Tiếp đó, tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ mười lăm do Chủ tịch Hồ Chí
Minh chủ trì họp tại Hà Nội, xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục
tiêu và phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai
miền Nam - Bắc, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới... nhằm giải phóng miền Nam,
bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng quốc tế, bảo vệ
hòa bình thế giới.
Thực hiện chủ trương đề ra, cách mạng hai miền có những bước phát triển vững chắc. Trên
miền Bắc, tháng 3-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập "Hội nghị chính trị đặc biệt", biểu thị
khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm sắt đá chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Tiếp đó, ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng
bào và chiến sĩ cả nước, trong đó nhấn mạnh: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20
năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi,
nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
Thực hiện lời hiệu triệu của Người, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đẩy mạnh kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, giành nhiều thắng lợi quan trọng. Tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Tết Mậu Thân 1968, chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"cuối năm 1972 và đặc
biệt là đại thắng mùa Xuân năm 1975, kết thúc vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Như vậy, thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 ngoài sự lãnh đạo
sáng suốt, tài tình của Đảng; sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; sự ủng hộ, giúp đỡ
của bè bạn quốc tế; tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Tư tưởng lãnh đạo
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị mà những lời hiệu triệu, chỉ thị, mệnh lệnh của Người có
sức lay động và thôi thúc toàn dân, là sợi dây kết nối triệu triệu trái tim Việt Nam như một,
chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, quyết tâm đấu tranh giải phóng dân tộc. Thắng lợi của
hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (1945-1975) là minh chứng rõ nét nhất về tư tưởng
cách mạng tiến công, không khoan nhượng với kẻ thù nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là
giành lại nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no cho đồng bào.
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn thành
công mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Trong mối quan hệ này, Người xác định rất rõ vị trí,
vai trò nhiệm vụ cách mạng từng miền và tác động lẫn nhau của chúng. Về thực chất, đây là sự
cụ thể hoá nội dung con đường cách mạng vô sản, sự gắn bó chặt chẽ giữa nhiệm vụ dân tộc, dân
chủ với chủ nghĩa xã hội - con đường mà Người đã đề xuất và kiên trì bảo vệ.
Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, xác
định rõ kẻ thù số một mà dân tộc ta cần tập trung mọi lực lượng để đánh đổ là đế quốc Mỹ.
Người nêu tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” thể hiện ý chí, quyết tâm lớn lao của cả
dân tộc trong việc bảo vệ giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Về tập hợp lực lượng, Người có
những quan niệm và cách làm sáng tạo, trên cơ sở đánh giá đúng vị trí, vai trò của chiến lược đại
đoàn kết trong chiến tranh cách mạng. Hồ Chí Minh đã xây dựng cho cách mạng Việt Nam cái
nền sức mạnh của “ba tầng mặt trận”: Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam chống Mỹ, cứu
nước; Mặt trận ba nước Đông Dương cùng chống Mỹ; Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân
dân Việt Nam chống Mỹ. Sức mạnh của “ba tầng mặt trận" đã tạo cho cách mạng Việt Nam trở
thành vô địch.
Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Người đã xây dựng một quan niệm tương đối hoàn chỉnh, thống nhất về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quan niệm của Người về chủ nghĩa xã
hội mang tính hệ thống, có nhiều nội dung phát triển sáng tạo, nhưng vẫn trung thành với chủ
nghĩa Mác - Lênin. Người đã làm rõ đặc điểm lớn nhất của Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một nước.
Đặc biệt, Người đã có những chỉ dẫn khoa học về những cách thức, phương thức, biện pháp,
bước đi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhiều vấn đề đã tiếp tục được bổ sung và phát triển, hợp thành một hệ thống những quan điểm
lý luận về cách mạng Việt Nam. Đó là: tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội; tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng và chiến lược về con
người; tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền,…

6 Di chúc Hồ Chí Minh


6.1 Hoàn cảnh ra đời
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bản di chúc do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa Hồ Chí Minh lập, được công bố một phần sau khi Người qua đời. Văn bản đầu tiên được viết
trong 5 ngày kết thúc vào ngày 15 tháng 5 năm 1965, dài 3 trang có cả chữ ký người chứng kiến
của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn.
Năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tay bổ sung thêm 6 trang. Trong đó, Bác viết lại đoạn
mở đầu, đoạn nói về việc riêng đã viết trong bản 1965 và thêm vào đó một số đoạn. Ngày 10
tháng 5 năm 1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu di chúc gồm một trang viết tay.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, có đề ngày 10/5 gồm 4 trang in khổ
14,5x22 cm. Trong lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn, khi đó là Bí thư thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc lời điếu và công bố Di chúc của
Người.
6.2 Nội dung
6.2.1 Phần mở đầu
Đoạn mở đầu này được lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu mà Bác viết vào năm 1969 để
thay thế cho phần được viết năm 1965 của Bác.
Ở phần này, Bác khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ bắt buộc phải giành được thắng lợi
về cho đất nước ta. Cho dù phải mất mát, hy sinh, trải qua gian khổ đến mấy cũng phải đem về
chiến thắng cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc, giải phóng miền Nam Việt
Nam. Trong bản di chúc, Bác có viết rằng:
“Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn
nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.”
6.2.2 Phần thân
Trước hết nói về ĐảngChủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống đoàn kết chặt chẽ
trong Đảng và “cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Người yêu cầu “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê
bình và phê bình” để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Mỗi cán bộ đảng
viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Đây chính là
những yêu cầu cơ bản về đạo đức của cán bộ, đảng viên, xuất phát từ bản schất cách mạng của
Đảng, từ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Từ lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực tiễn hiện nay, chúng ta có thể thấy chắc chắn một điều rằng,
để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phải bắt đầu từ việc xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán
bộ, đảng viên đủ đức, đủ tài, những người thực sự là “đày tớ của nhân dân” như Người nhắc nhở
Nói về đoàn viên và thanh niên, Bác nhấn mạnh, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng
cho họ - những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Những lời
căn dặn của Bác nhằm nhắc nhở Đảng luôn phải quan tâm, bồi dưỡng kịp thời thế hệ cách mạng
cho đời sau, đó chính là nhiệm vụ hết sức cần thiết, mang tính cấp bách gắn với nhiệm vụ chính
trị của cách mạng.
Nói về nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân lao động bao đời chịu
đựng gian khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân; nhân dân ta rất anh hùng, dũng
cảm, hăng hái, cần cù, luôn đi theo và rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt
để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Như
vậy, dù là ở những năm cuối cuộc đời, thì vấn đề Người quan tâm, trở thành nỗi trăn trở thường
trực đó chính là chăm lo cho lợi ích, cho đời sống của nhân dân ta, làm sao cho dân ta có được
cuộc sống hạnh phúc, ấm no, đầy đủ…Đó cũng chính là tư tưởng nhân văn cao nhất của Người
được thể hiện qua tác phẩm Di chúc.
Dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có thể kéo dài nhưưng nhất định sẽ hoàn
toàn thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, sau khi kháng chiến thắng lợi, ra sức hàn gắn vết
thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối
tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
“Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ
nhất định phải cút khỏi nước ta.”
Về phong trào cộng sản thế giới, Người bày tỏ sự đau lòng vì sự bất hòa của các đảng anh
em. Chủ tịch Hồ Chí Minh mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc
khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ
nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình.
6.2.3 Phần “về việc riêng”
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tiếc rằng không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục
vụ nhân dân lâu hơn nữa và nhiều hơn nữa
Người sau đó còn căn dặn rằng: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh
đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”
6.2.4 Phần kết
Ở phần kết của bản di chúc, Người muốn để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn
Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Người muốn gửi lời chào đến
các đồng chí, các bầu bạn và các thanh niên trên toàn thế giới.
Và ở đó, mong muốn cuối cùng của Bác chính là “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu,
xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
6.3 Con người - vấn đề trung tâm trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Người bàn tới các nguyên tắc tổ chức của Đảng là để xây dựng một Đảng đoàn kết, một Đảng
mạnh hướng tới một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đây
chính là xã hội xã hội chủ nghĩa do con người và vì con người. Do đó, thực hiện tốt các nguyên
tắc tổ chức của Đảng chính là tạo ra công cụ, phương tiện cần thiết để đạt tới mục tiêu xây dựng
một xã hội tất cả vì con người, cho con người.
Khi bàn tới người đảng viên, Đảng viên có tốt thì Đảng mới có thể thành công trong thực hiện
sứ mệnh lịch sử của mình. Hai trách nhiệm quan trọng của Đảng là trách nhiệm chăm lo bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và trách nhiệm không ngừng nâng cao đời sống của nhân
dân đều hướng tới con người. Có thể thấy, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng chính là nói về
con người: Đó không chỉ là con người hiện tại trong Đảng mà còn là con người mà Đảng phải có
trách nhiệm xây dựng làm đội ngũ kế cận trong tương lai và con người mà Đảng hướng tới phục
vụ lợi ích của họ.
Bên cạnh các công việc đối với con người mà Hồ Chí Minh đề cập trực tiếp trong Di chúc thì
toàn bộ nội dung bàn về Đảng thực chất cũng chính là bàn về vấn đề con người. Ở đây, con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, có quan hệ biện chứng với nhau.
7 Giá trị của Di chúc Hồ Chí Minh trong chỉ đạo thực tiễn hiện ngày hôm nay
Nửa thế kỷ trôi qua nhưng những tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong bản Di chúc
vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đã có rất nhiều nhà phân tích,
nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp của Bác Hồ cho biết rằng bản Di chúc chỉ với 1000
từ nhưng Người đã tổng hợp được rất nhiều lý luận và thực tiễn về cách mạng Việt Nam, về sự
nghiệp của Đảng, của dân tộc mà Người đã luôn trọn đời gắn bó, dấn thân và dâng hiến. Hồ Chí
Minh – người lãnh đạo tối cao của đất nước Việt Nam đã luôn hướng đến sự độc lập và tự do của
dân tộc Việt Nam, điều đó đã được thể hiện qua từng lời nói, hành động và thậm chí trong cả di
chúc của Bác. Bản di chúc như là một minh chứng về sự tận tâm, lo lắng cho tương lai của đất
nước mai này.
Bằng với tất cả sự nhạy bén và linh cảm, Người biết rằng đổi mới là một việc thường xuyên
và lâu dài, là một cuộc chiến đấu cần nhiều thời gian để chống lại những thứ cũ kỹ, lỗi thời,
hướng tới tiến bộ, phát triển tốt đẹp. Bác đã nhìn trước được muốn thực hiện được thành công
phải dựa vào nhân dân, tập hợp thành phong trào, lực lượng để dân thực hiện. Từ đó, chúng ta
càng học thêm được những điểm mới cũng như những giá trị lịch sử và giá trị định hướng mà Di
chúc đã chỉ ra. Từ Di chúc của Người, ta càng thêm thấy rõ « một con người có thật mà có một
cuộc đời huyền thoại ». Tư tưởng của Bác trong bản Di chúc là định hướng cơ bản, quan trọng
đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cả hôm nay và mai sau, Bác đã làm tất
cả vì mục tiêu đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, giúp Đảng và nhà
nước phát triển vững chắc được bao quát toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã
hội,…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành lời dặn dò của mình giữa mối quan hệ với Đảng và nhân dân,
thể hiện trách nhiệm với Đảng ở 3 tư cách. Một Đảng ta là Đảng cầm quyền, hai Đảng ta là đầy
tớ và ba, Đảng là người lãnh đạo. Cuối cùng, vai trò, trách nhiệm thuộc về Đảng quang vinh. Để
làm tròn trách nhiệm này, Đảng phải có được phẩm chất, tinh thần trách nhiệm và năng lực. Đối
với việc lãnh đạo Đảng phải lựa chọn, tuyển lựa được đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng có cả
đức lẫn tài, đủ phẩm chất để thể hiện được vai trò lãnh đạo, vạch ra được kế hoạch rõ ràng đưa
đất nước đi lên. Đó chính là lời nhắn mà Bác muốn gửi đến Đảng không chỉ lúc bấy giờ mà vẫn
luôn còn giá trị thực tiễn đến ngày hôm nay.
Trong suốt 50 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ra đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể,
đồng thời thực hiện những lời căn dặn của Người suốt 50 năm qua. Những kết quả, thành tựu
quan trọng đó được trải dài trong rất nhiều lĩnh vực, được rất nhiều người đánh gia cao về sự
phân tích sâu sắc, phong phú, cầm quyền tin tưởng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới ; rèn luyện
đạo đức, phong cách, phẩm chất người cán bộ, đảng viên hiện nay. Những vấn đề như của nông
dân, nông nghiệp, nông thôn ; chính sách đói với người có công với cách mạng, thương binh,
cựu thanh niên xung phong ; phát triển kinh tế văn hóa ; xây dựng nền văn hóa mới, con người
mới, về quyền bình đẳng cho phụ nữ, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, xây dựng, củng cố quốc
phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,… Đảng và Nhà nước ta đã có những chính
sách đúng đắn và kịp thời, nghe theo những kinh nghiệm chỉ dẫn của Người để dẫn dắt được Việt
Nam ta qua từng thời kì hình thành phát triển đất nước.
Vào năm 2019 đã đánh dấy chặng đường nửa thế kỷ toàn Đảng, toàn dân thực hiện Di chúc
của Người. Đặc biệt, khi các quyết nghị của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chỉ
đạo thực hiện quyết liệt, ráo riết, đạt được những kết quả cụ thể, rõ rệt trong thời gian qua, góp
phần củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó đã tiếp tục
khẳng định tầm vóc tư tưởng, tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những nội dung về đoàn
kết, thống nhất trong Đảng ; quan tâm chăm lo xây dựng được cuộc sống đầy đủ cho nhân dân
luôn được xem là những trọng điểm để các cấp, các ngành, địa phương quyết tâm thực hiện.
Bản Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau nửa thế kỷ, càng sáng tỏ giá trị lịch
sử và ý nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam. Những tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
để lại trong Di chúc vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam cả hôm nay
và trong tương lai
8 Ý nghĩa của giai đoạn này
Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân
Việt Nam vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân (1945 - 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong thời kỳ này tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối của Đảng cơ bản là thống nhất. Đồng thời Hồ Chí Minh từng nhiều lần
đưa ra những quan điểm sáng tạo đi trước thời gian trong những lần làm việc trực tiếp với cán bộ
Đảng, nhân dân các địa phương, ban, bộ, ngành. Những quan điểm đó ngày càng được Đảng cụ
thể hóa và tiếp tục phát triển để soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Thời kỳ này nổi bật là
các nội dung như: tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng khác nhau, đó là cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm một mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc; tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính; xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây
dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền… Đây là thắng lợi to lớn đầu tiên của
Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
8.1 Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với xây
dựng xã hội chủ nghĩa và tiến hành đồng thời hai chiến lược khác nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra chỉ thị thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc và
đã giành được những kết quả hết sức quan trọng:
- Về chính trị - xã hội: xây dựng được nền móng cho một xã hội mới (Hiến pháp, bộ máy
chính quyền).
- Về kinh tế - văn hóa: phát động phong trào gia tăng sản xuất, xóa bỏ thuế vô lý.
- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: đứng lên kháng chiến ở miền Nam và xây dựng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc, lấy miền Bắc làm hậu phương vững chắc trong miền Nam. Hồ Chí Minh
khẳng định vai trò to lớn của hậu phương trong chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, hậu phương là
nơi dừng chân của lực lượng cách mạng trong buổi đầu giữ gìn, phát triển lực lượng, nơi cung
cấp sức người sức của cho chiến tranh, nơi xây dựng và phát triển chế độ mới và là cơ sở chính
trị vững chắc trong chiến tranh.
Những thành quả đấu tranh nói trên đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính
quyền cách mạng, xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản của một chế độ mới - chế
độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, chuẩn bị được những điều kiện cần thiết trực tiếp cho cuộc
kháng chiến toàn quốc sau đó.
8.2 Tư tưởng chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính.
Tư tưởng này được thể hiện rõ trong “Chỉ thị toàn dân kháng chiến” của ban thường vụ Trung
ương Đảng (1946) và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946).
- Tính chất kháng chiến: chống Pháp, trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
- Nhiệm vụ kháng chiến: độc lập dân tộc và dân chủ tự do nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới.
- Phương châm kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn
dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm
là một pháo đài, phải tự cung cấp mọi mặt, đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa, ngoại giao và đánh lâu dài. Thực hiện tự lực cánh sinh nhằm đem sức mạnh ta mà giải
phóng cho ta vì theo Người, một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác
giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập.
8.3 Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Lực lượng cách mạng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam thời kỳ này chính là quần
chúng nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ta đã xây dựng được nhà nước của dân với mục
đích để nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc. Nhà nước phải đặt lợi ích của dân chúng lên
trước hết, phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân; phải thật thà phê bình và tự phê bình; phải
làm mẫu: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh cho rằng nhà nước là đầy tớ
chung của dân, cán bộ làm việc không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại
dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi quan trọng của cách mạng Việt Nam là có
chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân, củng cố và lớn mạnh làm công cụ sắc
bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới. Nhờ đó dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp
tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực. Dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động
tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, là công cụ thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời
sống nhân dân. Ý nghĩa: Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa xã hội làm căn cứ địa hậu cần trong cuộc đấu tranh ở miền Nam, tăng thêm niềm tự hào
dân tộc, nhân dân, nâng cao uy tín của Việt Nam trên chiến trường quốc tế, giương cao lá cờ của
Chủ nghĩa Mác-Lênin và kiên định đường về đường lối độc lập tự chủ. Đảng và chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên cơ sở tự lực tự cường.
8.4 Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền lãnh đạo.
Trong công tác chính trị giai đoạn 1945 - 1969, Đảng ta hoạt động công khai đã có điều kiện
toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến, bộ máy chính quyền được củng
cố từ trung ương tới cơ sở, khối đại đoàn kết dân tộc phát triển lên một bước mới. Nguyên nhân
thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ là có sự lãnh đạo đúng của
Đảng, có lực lượng vũ trang gồm ba thường quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo.
Nhờ đó đưa đường lối chủ trương chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng đối với toàn xã hội. Đảng lãnh đạo chính quyền Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch và tổ chức thực hiện Đảng
lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Qua thời gian hình thành và phát triển, ta đã không ngừng tăng cường công tác xây dựng
Đảng, xây dựng nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh với tư
cách là Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân và chính quyền do dân, vì dân.

You might also like