You are on page 1of 3

Câu 11: Chức năng xã hội của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

nam. Cho VD?


Gợi ý dàn bài:
- Nêu khái niệm: chức năng xã hội là những hoạt động chủ yếu của nhà nướcvề XH bao
gồm các hoạt động về văn hoá, giáo dục, y tế..
- Vị trí vai trò của CNXH: có vị trí vai trò quan trọng, thúc đẩy xã hội phát triển bền
vững
- Nội dung của chức năng XH
+ xây dựng chính sách pháp luật trong các lĩnh vực XH: văn hoá, giáo dục, y tế..
+ tổ chức thực hiện
+ thanh kiểm tra và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
VD: vụ ô nhiễm môi trường của công ty Fomusa

I- Khái niệm về nhà nước: nhà nước là gì?

 Nhà nước là một hình thức tổ chức của xã hội, là một phần của xã hội và nhà nước được tổ
chức ra để quản lí cũng như điều hành xã hội.
 Sự ra đời và tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là điều tất yếu trước nhu cầu phối
hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm nội phản, thiên tai, bảo
vệ lợi ích chung của cộng đồng.
 Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao của xã hội thực hiện việc điều hành các hoạt động
chung vừa hướng về lợi ích chung của xã hội vừa là lợi ích riêng của tổ chức.

II- Khái niệm về chức năng xã hội của nhà nước:

 chức năng xã hội là gì? Là chức năng đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển.
 là những hoạt động chủ yếu của xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội như: lao
động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, dân số, xây dựng hạ tầng cơ sở, bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội…
 Nội dung chủ yếu là bảo đảm cho mọi người dân có điều kiện sống bình thường, nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

III- Đặc điểm và vai trò cả chức năng xã hội của nhà nước

 Chức năng xã hội có vai trò quan trọng trong việc củng cố địa vị thống trị của giai cấp cầm
quyền, lực lượng cầm quyền. Như c.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định rằng: “chức
năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị, sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dàn đến
chừng nào còn thực hiện chức năng xã hội của nó”
 Chúc năng xã hội được thể hiện ở hai đặc điểm chính:
1. Nhà nước chăm lo, quản lí các công việc chung của toàn xã hội: xây dựng các công trình
phức lợi công cộng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng chống ô nhiễm môi trường và
sinh thái, phòng chống lây lan dịch bệnh.
2. Nhà nước đáp ứng nhu cầu của các thành phần xã hội ở mức độ nhất định: nhà nước
phong kiến giảm tô, thuế mở kho lương thực cứu đói nông dân; nhà nước tư sản thực
hiện chính sách “tăng lương giảm giờ làm” cho công nhân.

IV- Chức năng xã hội của nhà nước được thể hiện qua các lĩnh vực xã hội:

1. Văn hoá:
 Nhà nước xây dựng nền văn hoá mới, con người mới nhằm phát huy nhân tố con người
trong mọi lĩnh vực đời sống. Trong đó tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách,
lối sống và trí tuệ. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh
 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Bảo vệ và tôn tạo các di tích
văn hoá danh lam thắng cảnh, phát triển các lễ hội truyền thống nhằm góp phần nâng cao sự
hiểu biết cho nhân dân, xây dựng ý thức trong nhân dân có trách nhiệm đối với cộng đồng.
 Nhà nước thường xuyên chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân dân nhằm hình thành
nhân cách tốt cho thế hệ trẻ, có tấm lòng bao dung, săn sàng chia sẻ từ đó có lối sống lành
mạnh giảm thiểu tệ nạn xã hội.
 Trong cộng đồng vẫn tồn tại các thành phần con người luôn tuyên truyền các văn hoá phẩm
đồi truỵ kèm theo là các tệ nạn xã hội đáng lo ngại như: thuốc lá điện tử, các loại chất kích
thích nói chung..v.v.

2. Giáo dục
 Nhà nước đã và đang tổ chức và quản lí giáo dục một cách toàn diện: từ nội dung chương
trình học, phương pháp giảng dạy và thời gian học tập hợp lí.
 Chú trọng việc đào tạo và chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ giáo viên và giảng viên
nhằm tạo ra những con người có phẩm chất, trình độ chuyên môn vững vàng thúc đẩy nên
giáo dục phát triển.
 Nhà nước có các chính sách học phí hợp lí, học bổng cho các đối tượng học sinh, sinh viên
 Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tìm kiếm nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất tốt hỗ
trợ chất lượng dạy và học của giáo dục Việt Nam
 Tuy nhiên thực trạng vẫn còn nhiều bất cập như: chương trình học các bậc tiểu học và trung
học đang quá tải; hoạt động giáo dục nặng nề về lí thuyết thiếu sự rèn luyện thực thành song
song; giáo dục đại học còn nhiều hạn chế về việc có quá nhiều cơ sở đào tạo ra đời xuất hiện
tình trạng chồng chéo nghề gây lãng phí trong xã hội.

3. Y tế và phát triển các nguồn nhân lực


 Nhà nước mở rộng mạng lưới y tế, chú trọng đào tạo đội ngũ thầy thuốc có trình độ.
 Hiện đại hoá các cơ sở khám bệnh kết hợp y học hiện đại và cổ truyền
 Mở rộng quy mô cơ sở y tế ở các vùng sâu vùng xa để phục vụ người dân.
 Nhà nước thực hiện các chính sách dân số hợp lý tránh gia tăng dân số quá nhanh, bảo đảm
cải thiện điều kiện việc làm của người lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội toàn
dân..v.v
 Trên thực tế ngành y tế Việt Nam đang mất cân đối, thiếu nhân lực cụ thể là các lĩnh vực: giải
phẫu, pháp y, lao, tâm thần..v.v bởi nguồn thu nhập còn thấp và không thu hút cán bộ y tế.

4. Khoa học công nghệ


 Nhà nước quan tâm xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học
 Chú trọng đào tạo các tài năng trẻ, khuyến khích tận tâm nghiên cứu khoa học cống hiến vì
đất nước tránh lãng phí thời gian và hiện tượng chảy máu chất xám.
 Nhà nước tiếp tục thực hiện việc hợp tác quốc tế nhằm học hỏi các khoa học công nghệ tiên
tiến và ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ để phát triển đất nước.
 Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở học sinh, sinh viên, tuyên truyền phổ biến kiến
thức và nâng cao dân trí.
 Số cán bộ khoa học công nghệ gia tăng những thiếu các chuyên gia đầu ngành rong một số
lĩnh vực tiên phong. Các công trình, sản phẩm khoa học công nghệ có hàm lượng chất xám
chưa cao và việc ứng dụng vào đời sống sản xuất còn khiêm tốn.

5. Dân tộc và tôn giáo


 Nhà nước có chính sách dân tộc, tôn giáo hợp lí đả bảo sự phát triển hài hoà ở mọi vùng
miền trên cả nước. Đặc biệt là các vùng sâu vùng xa nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống.
 Nhà nước tổ chức và khuyến khích tổ chức các lễ hội các dân tộc trên các diễn đàn dưới
nhiều hình thức khác nhau nhằm giữ gìn, phát huy các nét đẹp dân tộc Việt Nam.
 Tôn trọng và hỗ trợ các nền tôn giáo lành mạnh trên cả nước.

6. Tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai


 Nhà nước xác định bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn, quy định chặt chẽ các tổ chức, cá
nhân đặc biệt là các doanh nghiệp.
 Có các chính sách khai thác nguồn tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, chống suy thoá môi trường và
nhằm cải thiện môi trường.
 Nhà nước có các quy định chế tài nghiệm khác đối với các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái và
đe doạ tới hệ sinh thái, môi trường.
 Nhà nước có những chủ trương về khác phục sau thiên tai, đồng thời trang bị kiến thức kĩ
năng về việc ứng phó với thiên tai, thảm hoạ có thể xảy ra.

7. Mở rộng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hết sức chú trọng thực hiện chức năng xã hội. Người
nêu rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hét sức chăm nom đến đời sống của nhân
dân” và “nếu để dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi;
nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

8. Kết luận
 Chức năng xã hội là một trong những chức năng cơ bản, chủ yếu của nhà nước, thể hiện rõ
nét bản chất của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
 Mục đích to lớn là mang lại lợi ích cho đại bộ phận nhân dân lao động.

You might also like