You are on page 1of 3

BÀI TẬP TỰ HỌC SỐ 2 (KHÔNG BẮT BUỘC)

BÀI TẬP: Qua nội dung đã học và đọc giáo trình, nghiên cứu trả lời các
nội dung sau:
1. Tại sao nói dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa có
mối quan hệ biện chứng với nhau?
2. Phân tích tính chất toàn diện, tổng hợp, bao trùm của chính sách dân
tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.
3. Tại sao trong những năm gần đây các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở
Việt Nam lại có chiều hướng diễn ra sôi động và đa dạng, phức tạp hơn?
4. Đọc chương 7, tóm tắt các nội dung cơ bản trong chương 7 bằng hình
thức sơ đồ tư duy rồi chụp và đính kèm nộp cùng phần bài tập tự học.

BÀI LÀM
1.
Sở dĩ nói dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa có mối
quan hệ biện chứng với nhau là bởi:
- Một là, dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng để xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Nền dân chủ sẽ kiểm soát được quyền lực của nhà
nước hoạt động hiệu quả trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, đồng thời ngăn chặn được sự tha hóa, lạm dụng quyền lực của một
số người trong nhà nước. Ngược lại, nếu các nguyên tắc của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
cũng sẽ không thực hiện được, quyền lực của nhân dân sẽ bị biến thành
quyền lực của cá nhân, chỉ phục vụ cho lợi ích của cá nhân hoặc một
nhóm người.
- Hai là, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở của nền xã hội chủ
nghĩa, trở thành công cụ thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước
sử dụng quyền lực của mình để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, đảm bảo cho nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa được bảo vệ và phát triển. Ngược lại, nếu nhà nước xã hội
chủ nghĩa đánh mất bản chất của mình thì sẽ xâm phạm đến quyền làm
chủ của nhân dân, thậm chí xóa bỏ nền dân chủ hoặc dân chủ chỉ còn là
hình thức.

2.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay mang tính toàn
diện, tổng hợp, bao trùm, thể hiện trên nhiều phương diện :
- Về chính trị: Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính
trị của công dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về
tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục
tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
- Về kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế nhằm phát huy tiềm năng,
từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các vùng, giữa các dân tộc. Thực hiện các nội dung kinh tế thông qua các
chương trình, dự án phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số, thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa cách mạng.
- Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc
người, phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao
trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc. Đào tạo cán bộ văn hóa, xây
dựng môi trường, thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện của các tộc
người trong quốc gia đa dân tộc. Đồng thời, mở rộng giao lưu văn hóa
với các quốc gia, các khu vực và trên thế giới. Đấu tranh chống tệ nạn xã
hội, chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng- văn hóa ở nước ta
hiện nay.
- Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước thực hiện bình đẳng xã hội,
công bằng thông qua việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội,
xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý đến tính đặc
thù mỗi vùng, mỗi dân tộc. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở
và các tổ chức chính trị – xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
- Về an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sở
đảm bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên từng địa bàn. Tăng cường
quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào
dân tộc sinh sống.
3.
Trong những năm gần đây, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt
Nam có chiều hướng diễn ra sôi động và đa dạng, phức tạp hơn, cụ thể là
có nhiều tôn giáo mới được hình thành và phát triển. Nguyên nhân là do :
- Một là, nước ta đang trong quá trình phát triển và đổi mới, hoạt động
kinh tế diễn ra sôi động. Tuy nhiên, một bộ phận người không thích nghi
được với sự phát triển ấy đã xảy ra những mâu thuẫn, bất an trong tâm lý,
khiến họ phải tìm đến sự trợ giúp của các vị “thần linh” mới.
- Hai là, “khoảng trống tâm linh” vẫn luôn hiện hữu trong xã hội, khi mà
con người có sự bất mãn, bất đồng quan điểm với những tôn giáo cũ, họ
có xu hướng đi tìm hoặc thành lập ra tôn giáo mới cho mình.
- Ba là, việc xuất hiện các tôn giáo mới được đón nhận dễ dàng tại Việt
Nam, bởi đa số người Việt quan niệm rằng đạo nào cũng tốt, tạo điều
kiện cho các tôn giáo mới xuất hiện
- Bốn là, vì lợi ích cá nhân và mong muốn có vị thế trong xã hội nên một
số cá nhân, tập thể đã tự thành lập ra các hiện tượng tôn giáo mới để
khẳng định mình bằng con đường tâm linh.
4.

You might also like