You are on page 1of 3

1. Nêu cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam hiện nay?

2. Làm sao để phát triển bản chất tốt đẹp của sinh viên Việt Nam hiện nay?

Bài làm:
Câu 1: Nêu cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam hiện nay?
 Cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay:
- Mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều thành phần đan xen của nhiều
loại hình kinh tế xã hội khác nhau.
- Bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau
như:
 Quan hệ sản xuất tàn dư: Quan hệ sản xuất phong kiến, tư bản chủ nghĩa lạc
hậu. Gắn liền với các hình thức sở hữu như:
+ Hình thức sở hữu phong kiến: Các hộ nông dân sản xuất nhỏ, các hộ gia đình sản
xuất cá thể,...
+ Hình thức sở hữu tư bản chủ nghĩa lạc hậu: Các doanh nghiệp tư bản tư nhân nhỏ,
các doanh nghiệp tư bản tư nhân độc quyền,...
 Quan hệ sản xuất thống trị: Quan hệ sản xuất giữa giai cấp công nhân với giai
cấp tư sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn liền với
các hình thức sở hữu như:
+ Hình thức sở hữu công: Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần nhà
nước, các khu công nghiệp, khu chế xuất,...
+ Hình thức sở hữu tư: Các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài,...
+ Hình thức sở hữu hợp tác xã: Các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã công
nghiệp,...
 Quan hệ sản xuất mầm mống: Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Gắn liền với
các hình thức sở hữu như:
+ Hình thức sở hữu nhà nước về đất đai, tài nguyên,...
+ Hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất,...
- Các hình thức sở hữu đó tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn
tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm:
 Kinh tế nhà nước
 Kinh tế hợp tác xã
 Kinh tế tập thể
 Kinh tế tư nhân
 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
 Kiến trúc thượng tầng Việt Nam hiện nay:
- Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm
kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và toàn dân ta.
- Nội dung cốt lõi: tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột.
 Chính trị: Việt Nam là một nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa mang tính chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của giai
cấp công nhân là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm để nhân dân là
người làm chủ xã hội. Các tổ chức, bộ máy thuộc hệ thống chính trị như:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Quốc hội Việt Nam
+ Chính phủ Việt Nam
 Pháp luật: Hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Hiến
pháp, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Hệ thống pháp luật của Việt
Nam đang được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội và phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, bao gồm
+ Hệ tư tưởng pháp luật được thể hiện trong các văn bản pháp luật, chính sách,
chương trình, tài liệu pháp luật,... của Nhà nước
+ Hệ thống pháp luật: gồm 9 ngành luật chính là hiến pháp, hành chính, hình sự, dân
sự, lao động, kinh tế, tài chính, ngân hàng, dân sự - hôn nhân và gia đình.
+ Các thiết chế tư pháp: bao gồm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan
điều tra, Cơ quan thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án hình sự.
+ Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ pháp luật: bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,...
 Văn hóa: Hệ thống văn hóa của Việt Nam đang được bảo tồn và phát huy, góp
phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, bao gồm
+ Hệ thống các giá trị văn hóa: gồm các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học,
giáo dục, đạo đức,...
+ Các thiết chế văn hoá: gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các trường đại học,
cao đẳng văn hóa nghệ thuật, các nhà hát, bảo tàng, thư viện,...
+ Các hoạt động văn hoá
 Giáo dục: Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện tại bao gồm hệ thống giáo dục
quốc dân và hệ thống giáo dục đào tạo chuyên nghiệp với các yếu tố:
+ Chính sách giáo dục như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục
nghề nghiệp,...
+ Nội dung: chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục đại học,
chương trình giáo dục nghề nghiệp,...
+ Phương pháp giáo dục
+ Đội ngũ giảng viên, viên chức, cán bộ

Câu 2: Làm sao để phát triển bản chất tốt đẹp của sinh viên Việt Nam hiện nay?
- Theo Triết học Mác - Lênin, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội, bản
chất sinh viên cũng là một phần trong bản chất con người, và là sự thống nhất giữa
những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những phẩm chất cần thiết của
người công dân trong thời kỳ mới. Vì thế để phát triển bản chất tốt đẹp của sinh viên
Việt Nam hiện nay, cần xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã
hội tốt đẹp tác động đến sinh viên và đồng thời cần phải kết hợp nhiều yếu tố trong
đó có cả yếu tố chủ quan của chủ thể cá nhân và khách quan của xã hội, trong đó vai
trò của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng.
 Yếu tố chủ quan, vai trò của chủ thể bản thân:
+ Mỗi sinh viên cần phải có ý thức bồi dưỡng và phát triển các bản chất truyền thống
tốt đẹp của con người Việt Nam. Trong đó bao gồm lòng yêu nước, tinh thần đoàn
kết, kiên trì vượt khó, ham học hỏi, tư duy sáng tạo, năng động, hội nhập, sống có lý
tưởng, có hoài bão, có trách nhiệm.
+ Mỗi sinh viên cần phải rèn luyện những phẩm chất cần thiết của sinh viên nói
riêng và người công dân thời kì mới nói chung. Vì vậy sinh viên cần luôn phải trau
dồi tri thức, có ý thức tự giác học tập, không ngừng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu
những kiến thức, kỹ năng mới để có thể trang bị cho mình tri thức, kỹ năng, phẩm
chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Mỗi sinh viên cần phải không ngừng trau dồi sức khoẻ thể chất và tinh thần,
thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và đồng thời chủ động tham giá các hoạt
động vui chơi giải trí lành mạnh để có thể phát triển bản thân về mặt thể chất lẫn tinh
thần.
 Yếu tố khách quan
- Về vai trò của gia đình: Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và quan trọng
nhất đối với mỗi người.
+ Gia đình cần giáo dục cho con em mình những phẩm truyền thống và cần có của
một sinh viên nói riêng và công dân Việt Nam nói chung.
+ Tạo môi trường gia đình lành mạnh, ấm áp, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.
+ Là tấm gương sáng cho con em mình noi theo.
- Vai trò của nhà trường: Nhà trường là môi trường giáo dục chính thức của sinh
viên.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo: Nhà trường cần đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp giáo dục, đào tạo, chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống cho sinh viên.
+ Tăng cường giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa dân tộc: Sinh viên cần được
giáo dục về truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, những giá trị tốt đẹp của
văn hóa dân tộc để vừa kế thừa và phát huy những giá trị ấy.
+ Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam: Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên Việt Nam cần tổ chức các hoạt động phong trào, thu hút sinh viên
tham gia, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho sinh viên.
- Vai trò của xã hội:
+ Xã hội cần tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên học tập, rèn luyện và phát triển
năng lực, sở trường của bản thân..
+ Xã hội cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh viên tham gia học tập,
các hoạt động xã hội, tình nguyện,...
+ Tạo môi trường văn hóa lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, góp phần bảo vệ
bản chất tốt đẹp của sinh viên.

You might also like