You are on page 1of 5

1.

Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng được xét theo nhiều phương diện, đây là một thuật ngữ tổng hợp
dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế

+ Về phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng là bao gồm đường xá, cầu cống, công
trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, lực lượng lao động tri thức,… đây là những tài
sản hữu hình được duy trì và phát triển dựa trên cơ sở có sẵn, các hoạt động kinh tế,
VH-XH.

+ Về phương diện kinh tế hàng hoá, cơ sở hạ tầng là một loại hàng hoá công cộng
phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.

+ Theo quan điểm triết học, cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của
một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã
hội đó.

- Kết cấu của cơ sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất
tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống. Mỗi quan hệ sản xuất có một vị trí, vai trò
khác nhau; trong đó quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã
hội đó. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một
xã hội phản ánh tính chất vận động phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với
tính chất kế thừa phát huy và phát triển. Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì cơ
sở hạ tầng cũng mang tính đối kháng giai cấp. Đề cập đến cơ sở hạ tầng của một xã
hội là đề cập đến quan hệ sản xuất thống trị, giai cấp thống trị nắm giữ những tư
liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, giai cấp bị trị thì không có tư liệu sản xuất cho
nên giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị có sự khác biết, có sự đối lập về lợi ích
cơ bản nên tất yếu giai cấp thống trị và giai cấp bị trị mâu thuẫn với nhau và đây
chính là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu trong một phương thức sản xuất
trong một cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định.
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, phong kiến là quan hệ sản xuất thống trị, chiếm
hữu nô lệ là quan hệ sản xuất tàn dư, tư bản chủ nghĩa là quan hệ sản xuất mầm
mống

2. Khái niệm, kết cấu kiến trúc thượng tầng

- Khái niệm: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng về chính
trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật... với những thiết chế tương
ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác được
hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

- Kết cấu của kiến trúc thượng tầng bao gồm: Hình thức xã hội (toàn bộ những
quan điểm tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết
học...) và Thiết chế xã hội tương ứng (như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn
thể và tổ chức xã hội khác). Các yếu tố về quan điểm tư tưởng và thiết chế xã hội
có quan hệ với nhau, cùng với những quan hệ nội tại trong các yếu tố đó hợp thành
kiến trúc thượng tầng của xã hội . Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong xã hội
hiện đại thì hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng với hệ thống thiết chế tổ
chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế tổ chức quan trọng trong hệ thống
kiến trúc thượng tầng của xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp kiến trúc
thượng tầng có đặc điểm cũng mang tính đối kháng giai cấp vì kiến trúc thượng
tầng nó được hình thành từ cơ sở hạ tầng do đó cơ sở hạ tầng sinh ra và nó phản
ánh cơ sở hạ tầng đó và bảo vệ cho cơ sở hạ tầng. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất
trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là nhà nước. Nhờ có
nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới trở thành 1 sức mạnh thống trị
toàn bộ đời sống xã hội. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.

3. Liên hệ
•Thực trạng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay

- Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều quan hệ sản xuất, tồn tại nhiều loại quy
luật kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường,
đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế hiện đại và hội
nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo pháp luật, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế,
các thành phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển hết mọi tiềm năng.

Ví dụ:

 Kinh tế nhà nước: Tiêu biểu là các tập đoàn Viettel, PVN, EVN, Vietnam
Airline, Vinamilk…
 Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Tiêu biểu là các hợp tác xã nội nghiệp, công
nghiệp ở các địa phương.
 Kinh tế tư nhân: Tiêu biểu là các tập đoàn Vingroup, FLC, Massan, Vietjet…
 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Tiêu biểu là Toyota Vietnam, Huyndai
Vietnam…

- Để tiếp tục phát triển kinh tế tương lai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh
phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đẩy mạnh đầu tư giao thông, vận tải, hạ
tầng đô thị. Với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm
qua, Chính phủ Việt Nam đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng.

VD: Tàu Cát Linh – Hà Đông, Cầu vượt vành đai 2 qua đường Trường Chinh

- Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số còn nhỏ, chưa
đồng bộ và chưa tạo được kết nối liên hoàn. So với một số nước tiên tiến trong khu
vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Với
mục tiêu trở thành “con hổ” kinh tế trong khu vực, Việt Nam đang tập trung đẩy
mạnh đầu tư và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để thu hút hơn nữa các nguồn vốn từ
nước ngoài. Điều này cũng để xứng tầm là một trong những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất trên thế giới.
• Thực trạng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam thể
hiện ở các quan điểm tư tưởng thống trị xã hội. Đảng ta xác định “lấy chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động”. Đây là những tư tưởng cách mạng nhất, khoa học nhất, tiến bộ nhất nhằm
giải phóng người lao động khỏi mọi áp bức, bất công xã hội, giải phóng con người
khỏi chế độ bóc lột, thoát khỏi nỗi nhục của mình là đi làm thuê bị đánh đập, lương
ít.

- Xây dựng hệ thống chính trị, xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân,
do Đảng cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của xã hội.
Toàn bộ quyền lực của xã hội thuộc về nhân dân, thực hiện dân chủ xã hội chủ
nghĩa, đảm bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo, tích cực chủ động của mọi cá
nhân.

- Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
ghi rõ ”xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân, do dân và vì dân,
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền
tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo ”. Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo thành
hệ thống chính trị – xã hội không tồn tại như một mục đích tư nhân mà vì phục vụ
con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lợi thuộc về nhân dân lao động.

- Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS, những tàn dư tư tưởng của các giai cấp
thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, trong kiến trúc
thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này vẫn còn sự đấu tranh giữa
tư tưởng xã hội chủ nghĩa với những tàn dư tư tưởng khác. Chỉ đến chủ nghĩa cộng
sản, tính giai cấp của giai cấp của giai cấp thượng tầng mới bị xoá bỏ.
4. Giải pháp

- Đổi mới kinh tế phải đi liền với đổi mới chính trị. Kinh tế và chính trị là hai mặt
cốt lõi của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

+ Trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, chúng ta chủ trương tiến hành
đổi mới, kết hợp đổi mới nền kinh tế với đổi mới chính trị và các mặt khác của đời
sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm còn đổi mới chính trị thúc đẩy đổi
mới kinh tế. 

+ Đổi mới kinh tế chính là đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, phương thức
phân phối, quy trình công nghệ nhằm làm cho nền kinh tế của nước ta phát triển
hòa nhập với trình độ phát triển kinh tế thế giới.

+ Đổi mới chính trị phải xuất phát từ yêu cầu đổi mới kinh tế, phải phù hợp với
đổi mới kinh tế. Đổi mới chính trị chính là đổi mới tổ chức, bộ máy phân cấp lãnh
đạo của Đảng dân chủ hóa trước hết từ trong Đảng

- Với mỗi bản thân sinh viên:

+ Trong thời kì đại dịch covid-19, sinh viên tham gia tình nguyện phòng và chống
dịch covid, thực hiện theo những chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ và cùng
nhà nước thực hiện chống dịch. Bên cạnh đó Nhà nước cũng đang thực hiện tốt
chức năng của xã hội là bảo vệ, duy trì cũng cố cơ sở hạ tầng khi thực hiện những
mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển nền kinh tế.

+  Tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại, không ngừng học tập
và phát triển bản thân để góp phần xây dựng đất nước, đồng thời phát huy tinh thần
yêu nước, niềm tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm, hoặc những âm mưu chống
phá của các thế lực thù địch.

+ Mỗi sinh viên phải chú tâm rèn luyện bản thân,góp phần tạo nên các yếu tố vật chất
và phi vật chất và nó cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự
phát triển của toàn xã hội.

+ Chú tâm rèn luyện đạo đức và tích lũy kiến thức trong quá trình học tập tại giảng
đường cũng như ngoài xã hội, góp phần làm chắc nền móng cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng để phát triển con người và xã hội Việt Nam.

You might also like