You are on page 1of 3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tình hình thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường về
ngoại giao giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Toàn cầu hoá tiếp tục phát
triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia
ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển
vẫn là xu thế hàng đầu của mỗi quốc gia, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc
gia, dân tộc trong quá trình phát triển.

Sau khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh,
có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định, môi trường hoà
bình. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong tiến hành công
cuộc Đổi mới với mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ
quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn
và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước,
các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức chung
như dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi
trường, buôn lậu ma túy, … Những nỗ lực của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách
nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc tế. Việt Nam sẽ chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hợp tác quốc tế, độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân
tộc, giữ vững an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…

Chính vì những lý do trên nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu “chủ trương
chính sách lớn của đảng cộng sản việt nam về mở rộng quan hệ đối ngoại hội nhập
nhập quốc té hiện nay”

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Thông qua quá trình xác định chính sách đối ngoại theo đường lối đổi mới toàn
diện đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam, khẳng định sự nhạy cảm chính trị,
kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng đã kịp thời đổi mới chính sách đối
ngoại phù hợp với chính sách đối nội và xu thế thời đại để hội nhập với cộng đồng
quốc tế vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Theo phương pháp luận sử học, đồng thời dựa vào phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
và kết hợp chặt chẽ các phương pháp lịch sử với so sánh, thống kê nhằm
làm nổi bật những thắng lợi trong đường lối chính sách đối ngoại của
Đảng gần 20 năm qua
4. Kết cấu đề tài
Gồm 3 phần:
 Phần mở đầu
 Phần nội dung
 Phần kết luận
PHẦN NỘI DUNG
Mục I. Một số vấn đề lý luận chung về đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản
Việt Nam
1. Là quá trình ll sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia
và phạm vi từng vùng, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ,
thông tin, lao động vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc
tế, mối quan hệ KT giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới
quan hệ đa tuyến vận hành theo các “luật chơi”chung được hình thành qua sự hợp
tác và đấu tranh giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế. Trong xu thế ấy, các
nền kinh tế quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau.
2. Những nhân tố làm nẩy sinh và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa: Quan điểm của
C. Mác: Do bóp nặn thị trường thế giới, gcts đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của
tất cả các nước mang tính chất thế giới. Mặc cho bọn phản động đau buồn, nó làm
cho công Toàn cầu hóa: nghiệp mất cơ sở dân tộc. Những ngành công nghiệp dân
tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới, tức là những ngành công ngiệp
mà việc du nhập chúng trở thành một vấn đề sống còn đối với các dân tộc văn
minh, những ngànhcông nghiệp không dùng nguyên liệu bản xứ mà dùng nguyên
liệu được đưa từ những vùng xa xôi nhất trên trái đất Các sản phẩm làm ra không
những không tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả mọi nơi trên trái
đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng những sản phẩm trong
nước, thì nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi được thỏa mãn bằng những sản
phẩm được đưa từ những miền xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước
kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung, tự cấp, ta thấy phát triển những
quan hệ phổ biến, và sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sản xuất vật chất
đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của
hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung cho tất cả các dân tộc.
Tính đơn phương và phiến diện của dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa;
và từ những nền văn hóa dân tộc và địa phương, muôn hình, muôn vẻ, đang nẩy nở
ra một nền văn

You might also like