You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÀI TẬP DÀI MÔN HỌC KINH TẾ


NĂNG LƯỢNG
Giới thiệu khái quát chung về tổng
công ty điện lực thành phố Hà Nội
(EVNHANOI)

Stt Họ và tên sinh viên Mã số sinh


viên
1 Nguyễn Văn 20181106
2 Đạo Hà Duy 20181141
3 Giang Nguyễn 20181119
4 Việt Đức 20173610
Phạm Văn An

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bành Thị Hồng


Lan
Viện: Kinh tế quản lý

HÀ NỘI, 4/2021
Mụ c lụ c
2.1 Đặc trưng nguồn năng lượng................................................................2
2.1.1 Nguồn gốc năng lượng...............................................2
3 Khái niệm trữ lượng năng lượng......................................2
4 Thực trạng xu thế nguồn năng lượng dầu mỏ trên Thế Giới và Việt 
Nam......................................................................................................2
5 Đặc điểm công nghiệp dầu mỏ.........................................2
6 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................4
7 Trữ lượng, tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu trên thế giới 
(số  liệu, phân tích)...............................................................5
7.1.1 Trữ lượng, tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu tại Việt 
Nam( số liệu, phân tích).........................................................8
8 Nhận xét chung (đề xuất giải pháp, phương hướng tương lai)............13
2.3.1 Nhận xét chung..........................................................13
2.3.2 Phương hướng phát triển.......................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................16

1
Phần 2: Nguồn năng lượng - dầu mỏ 
2.1 Đặc trưng nguồn năng lượng 
2.1.1 Nguồn gốc năng lượng 
Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hoá thạch có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó
được hình thành từ xác của động và thực vật nhỏ (plankton) đã chết dưới các đáy biển cổ đại
cách đây 10 đến 600 triệu năm.
Khi các sinh vật chết đi, xác của chúng chìm dưới bùn cát đáy biển và bị phân huỷ trong
các tầng trầm tích này qua hàng nghìn năm. Trong điều kiện hầu như vắng bóng ôxy (hay còn
gọi là môi trường yếm khí), các sinh vật không phân huỷ thành CO2 như ở trên mặt đất, mà
chúng bị phân rã thành những hợp chất giàu carbon, hình thành nên các lớp vật chất hữu cơ. 

Khi trộn lẫn với trầm tích biển, những vật liệu hữu cơ này hình thành nên lớp đá phiến
sét hạt mịn, hay còn gọi đá gốc. Trong quá trình đó, các lớp trầm tích mới cũng không ngừng
lắng đọng bên trên, tạo nên một sức ép lớn, làm nóng đá gốc. Sau cùng, nhiệt độ và áp suất cao
đã hoá lỏng các vật liệu hữu cơ trở thành dầu thô và khí tự nhiên. 
Dầu chảy khỏi lớp đá gốc và tích lũy trong một lớp đá vôi hoặc đá cát dày hơn và có
nhiều lỗ rỗng hơn, được gọi là lớp đá chứa. Hoạt động chuyển dịch của các mảng thạch quyển
trong lòng trái đất (như uốn nếp, đứt gãy hay vặn xoắn) đã "khoá" dầu và khí thiên nhiên lại
trong các lớp đá chứa, kẹp chúng giữa những lớp đá không thấm nước xung quanh như granite
hay cẩm thạch, tạo thành các mỏ dầu. 

3 Khái niệm trữ lượng năng lượng 
Là lượng năng lượng chưa được khai thác, có thể khai thác được trong
tương lai, được dữ tính có trong một vùng.

4 Thực trạng xu thế nguồn năng lượng dầu mỏ trên Thế Giới và Việt  Nam 
5 Đặc điểm công nghiệp dầu mỏ 
- Ngành công nghiệp dầu mỏ là một ngành mang tính tổng hợp và đa dạng
cao
- Công nghiệp dầu khí là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro nhiều và lợi
nhuận cao
2
- Ngành công nghiệp dầu mỏ là ngành công nghệ cao
- Thăm dò khai thác dầu khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâu trong
lòng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước nên việc
thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi
phí đầu tư lớn hơn so với các ngành công nghiệp khác.
- Công nghiệp dầu mỏ là ngành mang tính quốc tế cao. Khác với than đá
trước đây, việc thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu mỏ đã
nhanh chóng mang tính toàn cầu. Tính quốc tế của các hoạt động dầu mỏ
còn thể hiện ở chỗ do công nghệ cao và mang tính chuyên ngành sâu, hầu
như mọi công ty không thể tự mình thực hiện toàn bộ chuỗi công việc.
- Đóng vai trò quan trọng:
Trước hết, ngành dầu mỏ luôn đóng vai trò rất quyết định trong phát triển
kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Dầu khí luôn có ảnh hưởng đáng kể
đến cả nền kinh tế, cũng như đến tình hình địa - chính trị của thế giới. Trong số
các hàng hóa được trao đổi trên thế giới, giá của dầu mỏ và khí thiên nhiên phụ
thuộc nhiều nhất vào tình hình địa - chính trị. Mối quan hệ về chính trị giữa các
nước luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển của ngành dầu khí.
Dầu mỏ là một ngành công nghiệp của các nước phát triển và quốc gia giàu
nguồn tài nguyên dầu mỏ. Đối với nhiều quốc gia, dầu khí là nguồn thu ngân
sách chủ yếu và có ảnh hưởng quyết định đến sự ổn định của đồng tiền, cũng như
của nền kinh tế.
Nhà bác học vĩ đại Mendeleep đã nói “đốt dầu mỏ là đốt tiền”. Vì vậy, con
người đã không chỉ sử dụng dầu mỏ như một nguồn nhiệt năng, hơn thế nữa, đã
và đang sử dụng triệt để dầu mỏ nhằm chế ra các sản phẩm có giá trị kinh tế rất
cao khác. Dầu mazut là một minh chứng. Đó là sản phẩm rất có giá trị được chế
từ chất thải của ngành hóa dầu.
2)Trữ lượng và sản lượng dầu khí của thế giới được phân bổ không đồng
đều giữa các châu lục và khu vực kinh tế. Ngay trong từng châu lục và khu vực
kinh tế, trữ lượng và sản lượng dầu khí cũng phân bổ không đồng đều. Các nước
OPEC kiểm soát tới hơn 40% sản lượng dầu mỏ, các nước phát triển chiếm
khoảng 70% sản lượng khai thác, các nước phương tây - 19%.
Nhìn chung, sự phát triển của công nghiệp dầu khí thế giới luôn chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, trước hết là điều kiện địa lý - địa chất, phân bố trữ lượng, tài
nguyên trong lòng đất, hạ tầng cơ sở kỹ thuật v.v...
3)Đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ hiện đại: Công nghiệp dầu khí bao
gồm các công đoạn chủ yếu: Thăm dò, khai thác dầu, khí thiên nhiên từ lòng đất
thông qua các lỗ khoan, vận chuyển dầu thô, khí thiên nhiên đến các trung tâm
hóa dầu (chế biến dầu) và từ đó đến các hộ tiêu thụ bằng đường ống, hoặc tàu
thủy, tầu hỏa, ô tô v.v... Trong đó, việc thăm dò, khai thác dầu khí ngoài thềm lục
địa đang ngày một tăng, điều kiện mỏ - địa chất ngày càng phức tạp, đòi hỏi
nguồn vốn phát triển rất lớn, kèm theo các công nghệ hiện đại trong tất cả các
khâu.
4)Giá dầu mỏ và khí đốt luôn biến động: Trước những năm 90 của thế kỷ
trước, công nghiệp dầu khí của thế giới đã phát triển tương đối ổn định. Từ cách

3
đây trên 50 năm, giá dầu tương đối rẻ và được điều chỉnh theo sản lượng khai
thác của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Đến năm 1998, giá dầu đã giảm xuống mức kỷ lục là 18 U$/tấn, ảnh
hưởng đến nguồn thu của OPEC, vì vậy, các nước OPEC đã dần dần giảm sản
lượng khai thác để tăng giá dầu. Kết quả là giá dầu đã tăng đến mức kỷ lục (gần
300 U$/tấn), và đã xẩy ra một cuộc khủng hoảng nhân tạo về dầu mỏ. Điều này
đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng kinh tế của các nước nhập khẩu dầu chủ
yếu, trong đó có Anh, Mỹ và Đức. Vì vậy, các nước nhập khẩu dầu mỏ, đặc biệt
là Mỹ đã buộc phải huy động nguồn tài nguyên dầu mỏ của mình vào khai thác.
5)Về mặt nhân khẩu học, các mâu thuẫn trong phát triển công nghiệp dầu
khí nói riêng và của ngành khai thác khoáng sản nói chung, ngày càng rõ nét:
Dân số thế giới ngày một tăng, để duy trì được chất lượng sống cần thiết, việc
tiêu dùng dầu mỏ và khí đốt được tăng lên. Điều này đã dẫn loài người tới nhu
cầu phải tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản. Khi các nguồn
tài nguyên khoáng sản được khai thác cao hơn “ngưỡng” (mức chấp nhận của
thiên nhiên), chất lượng sống của con người sẽ giảm đi đáng kể.

6 Lịch sử hình thành và phát triển 
 Thế giới
Dầu mỏ ở dạng tự nhiên đã được con người sử dụng cách đây hơn 5.000
năm. Nhìn chung dầu đã được sử dụng từ rất sớm trong lịch sử loài người để giữ
cho ngọn lửa cháy, và cũng dùng trong chiến tranh. Nhữngg tấm gỗ được khắc
bằng tiếng Ba Tư cổ đại cho thấy những ứng dụng làm thuốc và thắp sáng bằng
dầu mỏ trong cấp thượng lưu trong xã hội. Trung Quốc cổ đại cũng từng đốt dầu
váng để thấp sáng.
Ngành công nghiệp dầu khí trước đây được thành lập từ thế kỷ thứ 8, khi
các đường phố ở Baghdad được trải bằng hắc ín, một sản phẩm được tách ra
từ dầu mỏ bằng chưng cất phá hủy. Trong thế kỷ 9, các mỏ dầu được khai thác ở
các khu vực xung quanh Baku, Azerbaijan ngày nay để sản xuất napta. Các mỏ
này được al-Masudi miêu tả trong thế kỷ 10 và Marco Polo vào thế kỷ 13, họ đã
miêu tả các sản phẩm lấy lên từ các giếng dầu này trên hàng trăm tàu hàng.[2] Dầu
mỏ được al-Razi chưng cất vào thế kỷ 9 và tạo ra các sản phẩm
như kerosene trong alembic, loại này được ông sử dụng cho phát minh của mình
là đèn kerosene trong công nghiệp đèn dầu. 
 
 Việt Nam
Chặng đường xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đã tiến
tới mốc son 55 năm. Ngành công nghiệp đang giữ vai trò đầu tàu kinh tế của đất
nước đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn gian khổ, song mỗi bước đi lên đều
ghi dấu bản lĩnh và khát vọng, đều để lại dấu ấn lịch sử đáng tự hào vì ngọn lửa
dầu khí luôn được gìn giữ, lan truyền, tiếp nối qua từng thế hệ.
       Từ những bước khởi trình
 
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm tổ chức lại ngành địa chất và mỏ.
4
Tháng 10-1945, Bác ký Sắc lệnh sáp nhập Sở Tổng thanh tra Khoáng chất và Kỹ
nghệ thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương vào Bộ Quốc dân Kinh tế.
  Suốt 15 năm sau đó, ngành địa chất Việt Nam đã xây dựng được đội ngũ
tới 22 nghìn người với hàng nghìn người có trình độ đại học, cao đẳng và trung
cấp.
 Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam kết
thúc thắng lợi và miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, với tầm nhìn chiến lược,
sáng suốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình dung ra đất nước Việt Nam muốn
cường thịnh nhất định phải có ngành công nghiệp dầu khí hùng mạnh, từ đó
Người đã dành sự quan tâm đặc biệt với một niềm tin và ước vọng lớn lao. Sau
khi đi thăm ngành dầu khí Anbani, Bungari, Liên Xô, Bác Hồ đã đề nghị Liên Xô
giúp Việt Nam xây dựng ngành Dầu khí.
Ngay sau đó, những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, Liên Xô đã cử
các chuyên gia có kinh nghiệm vừa nghiên cứu khảo sát, đánh giá triển vọng dầu
khí, vừa đào tạo cán bộ Việt Nam. Một kế hoạch tổng thể về công tác tìm kiếm,
thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam đã được các chuyên gia Liên Xô và Việt
Nam đề xuất và từng bước triển khai. Các học sinh và cán bộ Việt Nam đã được
Đảng và Nhà nước cử sang Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác để học và
thực tập về tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và lọc hóa dầu...
Song hành, các chuyên gia Liên Xô đã giúp đỡ khảo sát, đánh giá triển
vọng dầu khí ở Việt Nam. Tháng 4-1961, Báo cáo “Triển vọng dầu khí ở nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959-1961)” được hoàn thành, đây là công trình
tổng hợp đầu tiên của nước ta về nghiên cứu địa chất và đánh giá triển vọng dầu
khí trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, nó là cơ sở ban đầu định hướng một cách
khoa học cho công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí về sau.
Mở ra những trang mới
Hơn 10 năm tiếp đó, các kỹ sư Việt Nam đồng hành với chuyên gia Liên
Xô đã tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí, công tác địa vật lý và khoan dầu
khí ở Đồng bằng sông Hồng và vùng trũng An Châu, khẳng định kết quả thăm
dò, chính xác hóa cấu trúc địa chất của tam giác châu thổ sông Hồng, phát hiện
các vết dầu và vỉa khí trong trầm tích Đệ Tam. Đoàn 36 Dầu lửa đã cung cấp rất
nhiều tài liệu và thông tin quý giá, những kết luận quan trọng về cấu trúc địa
chất, tiềm năng dầu khí ở miền võng Hà Nội, ở vùng trũng An Châu và là “cái
nôi” cung cấp nguồn nhân lực quản lý cho ngành Dầu khí Việt Nam trong giai
đoạn đầu.
Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tự hào đã có thương hiệu
uy tín trong nước và quốc tế với trình độ khoa học công nghệ tương đồng với các
nước phát triển, có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh cao, là doanh nghiệp Việt
Nam hội nhập quốc tế sâu rộng nhất, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
và quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và đặc thù, không ngừng lớn
mạnh cả về chất và lượng.
7 Trữ lượng, tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu trên thế giới (số 
liệu, phân tích) 
Dầu thô là dạng lỏng hỗn hợp của hydrocarbon đã được khai thác từ những
mỏ dầu ở dưới lòng đất, nhờ công nghệ khoan và hút để đưa lên khỏi giếng dầu.
5
Dạng hỗn hợp tự nhiên đầu tiên thu được này, theo quá trình công nghệ, được
đưa vào các bể chứa tại cảng dầu hay các tàu dầu lớn, sau đó qua hệ thống ống
dẫn dầu được chuyển đến nhà máy lọc dầu và chế biến ra các dạng sản phẩm dầu.
Như vậy, sản lượng và chất lượng dầu thô khai thác được từ mỏ dầu sẽ quyết
định công suất của mỗi nhà máy lọc dầu cũng như chất lượng của các chế phẩm
từ dầu, quyết định quy mô toàn ngành công nghiệp dầu của mỗi nước. Nghiên
cứu mức sản lượng dầu thô là cơ sở cho việc phân tích khả năng cung cấp và thỏa
mãn nhu cầu tiêu thụ cho việc phát triển kinh tế của các nước trên thế giới.

5 quốc gia hàng đầu về trữ lượng dầu, 1980-2013


 Tình hình tiêu thụ dầu thô
Có một nhận xét rằng cường độ tiêu thụ dầu thô ở các nước hiện nay bị thu
hẹp nhiều so với năm 1970. Nguyên nhân chủ yếu là do các sức ép từ nhiều phía
như: dầu thô là nguồn tài nguyên có hạn nên trữ lượng dầu đang ngày càng cạn
kiệt, các nước xuất khẩu dầu thô buộc phải tính toán lại lượng bán, mức giá và
mức lợi nhuận hàng năm nhằm sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên quý hiếm không
tái sinh này, đồng thời giảm thiểu những rủi ro kinh tế, kỹ thuật và chính trị trong
buôn bán dầu….
Theo kịch bản cơ sở của Citi Research (27/3/2020), kinh tế thế giới sẽ rơi
vào suy thoái, tăng trưởng -1,6% năm 2020 (so với mức tăng trưởng 2,6% năm
2019), trong đó tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ khoảng 2,4% (so với mức
tăng 6,1% năm 2019), của Mỹ suy giảm -0,5% (so với mức 2,3% năm 2019), của
Nhật Bản giảm -1,9% (so với mức tăng 0,7% năm 2019), của Hàn Quốc tăng
khoảng 0,3% (so với mức tăng 2% năm 2019), còn khu vực đồng tiền chung
Châu Âu thậm chí giảm -8,4% (so với mức tăng trưởng 1,2% năm 2019). Một số
dự báo gần đây cảnh báo rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2020 khá rõ nét,
khi đó mức tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ còn thấp hơn. Hệ quả là, nhu cầu thế
giới về hàng hóa nói cung, trong đó có xăng dầu sụt giảm mạnh.
 Tình hình sản xuất dầu thô

6
Ngoài những thông tin dự báo từ phía IEA, những con số trữ lượng và sản
lượng khai thác của 10 quốc gia hàng đầu thế giới dưới đây sẽ phản ánh tiềm lực
của nguồn cung cho thị trường dầu mỏ thế giới.

Theo IEA, 10 Quốc gia này có sản lượng khai thác chiếm trên 60% sản
lượng dầu thế giới. Theo các chuyên gia nghiên cứu, nguồn cung cấp này có thể
cạn kiệt trong vòng 50 năm tới. Song, với nguồn cung quá đủ bởi sự bùng nổ của
việc khai thác dầu thô đá phiến bằng sự kiện các công ty năng lượng Mỹ sử dụng
công nghệ khoan ngang và ép thủy lực để thu nguồn dầu thô từ các tầng đá phiến
đã làm cho giá dầu thô giảm mạnh trong những năm gần đây.
Tình hình hiện tại (cập nhật gần nhất): Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã
"xé toạc" ngành công nghiệp dầu mỏ, tạo ra những tình huống đầy kịch tính. Đầu
tiên, dịch bệnh khiến nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng khi nhiều nhà máy đóng
cửa, tài xế không ra khỏi nhà do lệnh phong toả, các đường bay tại các nước bị
hoãn vô thời hạn. Giá dầu lao dốc mạnh vào hôm 20/4 – giá dầu WTI xuống mức
âm 40 USD/thùng, khiến các công ty Mỹ phải dừng hoạt động khai thác, cắt
giảm nhân sự, đồng thời phải “hỗ trợ” thêm cho người mua mang dầu đi tiêu thụ.
Trước khi khủng hoảng Covid-19 diễn ra, các công ty dầu mỏ đã vận hành
khoảng 650 giàn khoan ở Mỹ. Đến ngày 24/4, hơn 40% trong số đó ngừng hoạt
động, chỉ còn lại 378. Ả Rập Xê Út, Nga và các nước còn lại của OPEC+ sẽ thực
hiện cắt giảm sản lượng, với khoảng hơn 20%, tương đương 9,7 triệu thùng/ngày.
Saudi Aramco đã công bố kế hoạch, các công ty của Nga cho biết sẽ giảm xuất
khẩu dầu thô Urals vào tháng 5 xuống mức thấp nhất trong 10 năm.
 Nhận xét chung
Dầu khí được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn
cầu. Nó mang lại lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và dân tộc trên
thế giới đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này. Đây
cũng là nguồn nhiên liệu của tất cả phương tiện giao thông vận tải, trong công
nghiệp hóa dầu và sản xuất chất dẻo khác. Bắt đầu từ thế kỷ 18 đến nay, dầu khí
đã trở thành một loại hàng hóa chiến lược vì nó chi phối toàn bộ các hoạt động
7
kinh tế, chính trị, quốc phòng của cả thế giới. Ở thời điểm hiện tại, giá dầu thô
trên thế giới biến động từng ngày theo yếu tố thị trường, thể hiện hoạt động kinh
tế trên toàn cầu. Đầu tháng 5 năm 2020 do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 mà giá
dầu thô đạt mức âm lần đầu tiên trong lịch sử khiến các tập đoàn, công ty khai
thác dầu mỏ ở các nước như Mỹ, Nga, Saudi Arabia… chịu thiệt hại nặng nề.
Các nước OPEC và đồng minh đã có động thái cắt giảm sản lượng dầu gần 10
triệu thùng mỗi ngày nhằm cứu vớt thị trường dầu cũng như là các nền kinh tế
phụ thuộc vào dầu mỏ. Tại Việt Nam do ngành công nghiệp khai thác dầu thô
chiếm 70% trong công nghiệp khai khoáng, mà công nghiệp khai khoáng chỉ
chiếm khoảng 12% ngành chế biến chế tạo nên giá dầu không tác động nhiều vào
nên kinh tế sản xuất nước ta. Ở chiều ngược lại việc nhập khẩu giá dầu rẻ từ
nước ngoài sẽ thuận lợi cho phát triển nền kinh tế và giao thương hàng hóa. Tuy
nhiên tập đoàn khai thác dầu khí Việt Nam PVN, là doanh nghiệp đứng đầu trong
chuỗi cung ứng hầu hết các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như xăng, dầu,
điện, đạm, khí... cũng phải chịu tác động mạnh mẽ từ suy thoái kinh tế thế giới.
Trước tình hình đó tập đoàn đã bình tĩnh ứng phó, thích ứng với từng biến động
thị trường, chủ động đưa ra các dự báo, đề ra giải pháp cho mọi tình huống của
tập thể lãnh đạo PVN. Với tinh thần đó, PVN và các đơn vị thành viên đã khẩn
trương xây dựng quy định nội bộ trong toàn PVN nhằm quản lý, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ dịch Covid-19 một cách an toàn; rà soát
công việc, tăng cường quản trị, triển khai các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí;
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đưa ra các kịch bản đối phó
với từng tình huống giá dầu xuống thấp nhất, thậm chí là kịch bản xấu nhất như
buộc phải dừng hoạt động các mỏ, nhà máy lọc dầu; các đơn vị tăng cường chia
sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường... nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động trong cả
chuỗi giá trị của PVN; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước có ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn vị mình cung
cấp nhằm tháo gỡ thị trường, tối ưu nguồn lực của các bên để cùng “cộng sinh”
vượt khó. Từ đó tập đoàn có thể vượt qua thời kỳ khó khăn thực hiện phương
hướng phát triển khai thác dầu khí mà nhà nước chính phủ đã giao phó.

7.1.1 Trữ lượng, tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu tại Việt Nam( số liệu, phân tí


ch) 
 Trữ lượng dầu mỏ tại Việt Nam 
Trữ lượng dầu của Việt Nam tính đến 31/12/2004 cho 24 mỏ có khả năng
thương mại vào khoảng 402 triệu tấn.  Trữ lượng dầu được tăng hàng năm rất
nhanh kể từ năm 1988 sau khi phát hiện dầu trong móng nứt nẻ trước Đệ Tam ở
mỏ Bạch Hổ. Năm 1988, trữ lượng ước tính vào khoảng 113 triệu tấn (860
BSTB) dầu có khả năng thu hồi. Sau thời gian trên 10 năm đã được bổ sung vào
nguồn trữ lượng khoảng 289 triệu tấn nâng tổng số trữ lượng dầu đến 31/12/2004
đạt 402 triệu tấn.
Cũng trong thời kỳ đã khai thác 169,94 triệu tấn chiếm 42% còn lại
232,06 triệu tấn. Trong số trữ lượng còn lại, trữ lượng đã và đang phát triển là
200,4 triệu tấn (~ 80%) ở 9 mỏ đang khai thác (kể cả mỏ dầu – khí), số còn lại
chuẩn bị phát triển trong thời gian tới. Trữ lượng dầu tập trung chủ yếu ở bể Cửu
8
Lòng chiếm tới 86% (khoảng 340,8 triệu tấn) trữ lượng dầu Việt Nam, trong đó
trữ lượng dầu từ móng nứt nẻ trước Đệ Tam là 262 triệu tấn, chiếm 63% tổng trữ
lượng dầu.
Theo quy mô mỏ, có 7 mỏ có trữ lượng trên 13 triệu tấn (>100MMSTB)
chiếm 80% trữ lượng dầu thuộc mỏ dầu quy mô lớn – khổng lồ, trong đó mỏ dầu
Bạch Hổ có trữ lượng trên 190 triệu tấn (~ 56%) ở bể Cửu Long là mỏ lớn nhất ở
thềm lục địa Việt Nam. Theo phân loại của Hội nghị năng lượng thế giới (WEC),
chất lượng dầu của các mỏ đang khai thác ở thềm lục địa Việt Nam chủ yếu
thuộc loại nhẹ có tỉ trọng từ 380 đến 40,20 API, là loại dầu ngọt có hàm lượng
lưu huỳnh rất thấp (0,03 ÷ 0,09% TL), sạch (hàm lượng các chất nhiễm như V,
Ni, N thấp), có nhiều parafin (hàm lượng parafin rắn 15%)
 Tình hình sản xuất

Với rất nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, năm 2019, Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam (PVN) đã cố gắng, nên các hoạt động sản xuất, kinh doanh của
toàn Tập đoàn đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của
Nhà nước giao.

Theo số liệu công bố trong thông điệp đầu năm của PVN (ngày 22/1/2020),
chỉ tiêu gia tăng trữ lượng cả năm đã hoàn thành trong tháng 10/2019, vượt thời
gian kế hoạch trước 2 tháng; giá trị công nghiệp đạt 518,6 nghìn tỷ đồng, vượt
4,1% kế hoạch năm; doanh thu Tập đoàn đạt 736,2 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch
20%; tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 43,8 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch
40%; nộp ngân sách Nhà nước đạt 108 nghìn tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch. Tập
đoàn lần đầu tiên được các tổ chức quốc tế xếp hạng tín nhiệm ở mức BB+ là
một niềm vui lớn của tập thể lao động PVN.

Thành tích nổi bật nhất trong các thành viên của PVN như sau:

1) Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất, kinh doanh cả năm trong tháng 11/2019; sản lượng khai thác ở Lô 09-1 đạt
3,1 triệu tấn dầu (sớm 47 ngày so với kế hoạch năm); sản lượng cả năm đạt
khoảng 3,7 triệu tấn cả dầu thô và condensat (vượt kế hoạch 5,66%); khai thác
khí đạt 136 triệu m3 (vượt 15% kế hoạch); gia tăng trữ lượng vượt 3% kế hoạch;
doanh thu bán dầu đạt cả năm 1,796 tỷ USD (vượt 11% kế hoạch); nộp ngân sách
Nhà nước và lợi nhuận 2 phía (Việt Nam và Nga) 1,3 tỷ USD (vượt 30% kế
hoạch).

Năm 2019, Vietsovpetro cũng đã hoàn thành đầu tư và đưa 2 mỏ và công


trình mới (mỏ Cá Tầm và Giàn BK-20) vào khai thác. Vietsovpetro, một liên
doanh gồm Việt Nam (51%), Nga (49%) vốn đầu tư, cho đến nay luôn là lá cơ
đầu của ngành dầu khí thượng nguồn Việt Nam và luôn luôn giữ được danh hiệu
cao quý đó.

2) Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), thành viên lớn nhất
của PVN, có nhiệm vụ quản lý, giám sát các đề án hợp tác dưới các dạng phân
9
chia sản phẩm và tự sản xuất, kinh doanh, gia tăng 40% lợi nhuận ròng năm 2019
so với năm 2018, đạt 1 tỷ 565 triệu USD.

Nhờ hoạt động hiệu quả nên đã hết lỗ lũy kế từ các năm trước và đã ra khỏi
tình trạng giám sát tài chính; gia tăng trữ lượng được 1,82 triệu tấn dầu quy đổi
(Toe); sản lượng khai thác được 4,45 triệu Toe, hoàn thành kế hoạch năm trước
12 ngày, tạo điều kiện thuận lợi mở đầu cho bước phát triển mới năm 2020.

3) Công ty Dầu khí Biển Đông (Biển Đông POC) hoàn thành vượt mức kế
hoạch sản xuất cả năm; gồm kế hoạch khai thác dầu thô và condensat cụm mỏ
Hải Thạch - Mộc Tinh, về đích sớm 75 ngày; hoàn thành 105% kế hoạch khai
thác khí (ngày 11/12/2019) và kế hoạch khai thác condensat 125% (ngày
30/12/2019); tổng doanh thu của Công ty đạt 110% kế hoạch.

Tính từ ngày 6/9/2013 đến cuối năm 2019, Biển Đông POC đã khai thác
12,1 tỷ m3 khí, 12 triệu thùng condensat, doanh thu lũy kế đạt 3,3 tỷ USD trên
tổng vốn đầu tư 3,43 tỷ USD; nộp ngân sách Nhà nước 824 triệu USD.

4) Thành tích của các công ty trung nguồn và hạ nguồn như lọc dầu, vận tải,
sản xuất điện, đạm và kinh doanh dịch vụ các loại cũng như các đề án chuẩn bị
cho các kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau năm 2019, các đơn vị nghiên cứu
khoa học, đào tạo nhìn chung đều vượt qua nhiều trở ngại khó khăn lớn và đạt
được kết quả hoạt động tốt.

10
 Tình hình tiêu thụ

Việt Nam là một nước đang bắt đầu phát triển, nhu cầu năng lượng ngày
càng cao, nhưng nguồn cung trong nước nhỏ nên là nước nhập khẩu dầu ròng
không những chỉ là sản phẩm lọc - hóa dầu mà cả dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất hoạt động.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019 Việt Nam nhập khẩu gần
9,8 triệu tấn xăng dầu, với giá trung bình 607 USD/tấn, tổng kim ngạch nhập
khẩu đạt gần 6 tỷ USD (bảng 1). Riêng trong tháng 12/2019, lượng xăng, dầu
nhập khẩu lên đến 952.468 tấn, với tổng giá trị đạt 561,85 triệu USD và khuynh
hướng đang giảm dần nhờ có thêm Nhà máy Lọc dầu Nghi sơn (Thanh Hóa) đi
vào sản xuất.

Số liệu thống kê chủ yếu từ nguồn của các tổ chức quốc doanh, còn các
đơn vị tư doanh, hoặc địa phương hầu như thiếu vắng nên bức tranh toàn cảnh
của thị trường dầu khí Việt Nam trình bày ở đây chắc chắn còn nhiều khiếm
khuyết.

11
Tỷ trọng trong
Thị trường Tăng/giảm (+/-) so với tổng lượng
Năm 2019
nhập năm 2018 nhập khẩu
năm 2019 (%)

Lượng nhâp Lượng nhập Giá trị


Trị giá (USD)
(tấn) (%) (%)

5.954.529.38
Tổng cộng nhập 9.797.888 - 14,31 - 22,06 100
2

1.846.320.00
Hàn Quốc 2.837.349 17,17 2,95 31,61
0

1.432.512.52
Malaysia 2.459.314 - 25,10 - 30,17 24,06
5

1.208.488.27
Singapore 2.150.607 - 10,37 - 21,03 20,30
1

Trung Quốc 1.562.368 975.734.576 7,07 2,60 16,39

Thái Lan 634.019 393.063.438 - 57,62 - 60,36 6,60

Nga 54.546 36.665.192 - 57,66 - 66,60 0,62

Đài Loan 22.905 14.851.773 NA NA 0,25

Nhật Bản 16.340 9.381.570 NA NA 0,16

Hongkong 563 260.902 1,30 NA Không đáng kể

Bảng 1. Nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2019 (Nguồn: Tổng cục Hải
quan 13/1/2020)
12
13
8 Nhận xét chung (đề xuất giải pháp, phương hướng tương lai) 
2.3.1 Nhận xét chung
Dầu khí được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
toàn cầu. Nó mang lại lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và dân tộc
trên thế giới đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này.
Đây cũng là nguồn nhiên liệu của tất cả phương tiện giao thông vận tải, trong
công nghiệp hóa dầu và sản xuất chất dẻo khác. Có thể nói dầu khí là một bước
đà quan trọng cho cuộc Cách mạng công nghiệp của thế giới nhiều năm về trước.
Bắt đầu từ thế kỷ 18 đến nay, dầu khí đã trở thành một loại hàng hóa chiến lược
vì nó chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, quốc phòng của cả thế
giới.
Với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 cùng với giá dầu duy trì ở mức
thấp khiến ngành dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ
tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới bao gồm:
 Biến động về sản lượng khai thác của OPEC:
Các nước OPEC và đồng minh đã có động thái cắt giảm sản lượng dầu gần
10 triệu thùng mỗi ngày nhằm cứu vớt thị trường dầu cũng như là các nền kinh tế
phụ thuộc vào dầu mỏ.
 Suy giảm về lượng phương tiện giao thông vận tải:
Các quy định hạn chế đi lại, tập trung đông người, thậm chí là giao thương
hàng hoá giữa các khu vực dẫn đến nhu cầu về xăng dầu giảm sút đáng kể
 Khó khăn kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, nhiều quốc gia đã chứng
kiến tăng trưởng âm, điều đó tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu dùng nói
chung, dầu mỏ nói riêng.
Tuy nhiên tập đoàn khai thác dầu khí Việt Nam PVN, là doanh nghiệp đứng
đầu trong chuỗi cung ứng hầu hết các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như
xăng, dầu, điện, đạm, khí...,cũng phải chịu tác động mạnh mẽ từ suy thoái kinh tế
thế giới.Trước tình hình đó tập đoàn đã bình tĩnh ứng phó, thích ứng với từng
biến động thị trường, chủ động đưa ra các dự báo, đề ra giải pháp cho mọi tình
huống của tập thể lãnh đạo PVN. Với tinh thần đó, PVN và các đơn vị thành viên
đã khẩn trương xây dựng quy định nội bộ trong toàn PVN nhằm quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ dịch Covid-19 một cách an
toàn; rà soát công việc, tăng cường quản trị, triển khai các giải pháp nhằm tiết
giảm chi phí; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đưa ra các kịch
bản đối phó với từng tình huống giá dầu xuống thấp nhất, thậm chí là kịch bản
xấu nhất như buộc phải dừng hoạt động các mỏ, nhà máy lọc dầu; các đơn vị
tăng cường chia sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường... nhằm tối ưu hiệu quả hoạt
động trong cả chuỗi giá trị của PVN; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước có ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn
vị mình cung cấp nhằm tháo gỡ thị trường, tối ưu nguồn lực của các bên để cùng
“cộng sinh” vượt khó. Từ đó tập đoàn có thể vượt qua thời kỳ khó khăn thực hiện
phương hướng phát triển khai thác dầu khí mà nhà nước chính phủ đã giao phó
14
2.3.2 Phương hướng phát triển
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, đáp ứng nhu cầu khai thác,
tạo cơ sở khoa học cho hoạch định chiến lược phát triển ngành dầu khí
Mở rộng và nâng cao hiệu quả khai thác mỏ trong nước,  ưu tiên phát triển
những vùng nước sâu, xa bờ từng bước tham gia khai thác mỏ dầu khí ở nước
ngoài đảm bảo an toàn năng lượng cho nền kinh tế quốc phòng.
Xây dựng phát triển công nghệ lọc- hóa dầu, hóa khí giảm dần tỷ lệ xuất
khẩu nguyên liệu và nhập khẩu sản phẩm dầu khí.
Xây dựng hệ thống vận chuyển, tàng trữ dịch vụ tương xứng với nhu cầu.
Xây dựng phát triển thương mại dầu khí hiện đại
Theo đó tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN cũng đã có các phương án phát
triển cụ thể cho từng hạng mục sản xuất kinh doanh dầu khí như sau:
1. Tìm kiếm, thăm dò và khai thác :
Hoạt động khai thác, phát triển mỏ được triển khai chủ động, tích cực, đã
đưa hàng loạt công trình mới trong và ngoài nước vào khai thác, trong đó, một số
mỏ mới được kết nối thành công với các mỏ hiện có giúp đẩy nhanh tiến độ,
nâng cao hiệu quả dự án sản lượng khai thác dầu và khí đã được giữ ở mức ổn
định; các đơn vị dịch vụ của tập đoàn đã có sự phát triển vượt bậc, tự thực hiện
thành công nhiều dự án. Tập đoàn đã phối hợp các đơn vị có năng lực khác nhau
để hỗ trợ nhau trong công tác triển khai thiết kế, thi công, chế tạo, lắp đặt… để
đảm bảo tiến độ, giảm thiểu chi phí.
Trong công tác tìm kiếm thăm dò nước ngoài PVN đã tích cực đầu tư trên
nguyên tắc hiệu quả kinh tế nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt ở trong nước và
góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế quốc dân. Trong đó Tổng
Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) – đơn vị trụ cột của PVN – đã và
đang chủ động lựa chọn các khu vực có tiềm năng dầu khí cao, thuận lợi về quan
hệ chính trị và hợp tác với các công ty dầu khí khác. Chú trọng đầu tư vào các
khu vực trọng điểm có tiềm năng ở Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, các
nước Liên Xô cũ và Trung/Nam Mỹ.
2. Chế biến dầu khí:
Hàng năm, lĩnh vực chế biến dầu khí đóng góp khoảng 20%-25% tổng
doanh thu của toàn Tập đoàn, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
năng lượng, an ninh lương thực quốc gia, góp phần bình ổn thị trường trong nước
và thúc đẩy sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025, trong những năm vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát
sao của Đảng, Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tập trung đầu tư xây
dựng và phát triển lĩnh vực Chế biến Dầu khí đã hình thành ngành công nghiệp
chế biến dầu khí của đất nước.
Các công trình tiêu biểu của lĩnh vực Chế biến dầu khí như Nhà máy lọc
dầu Dung Quất tích hợp hóa dầu sản xuất nhựa Polypropylen (vận hành từ 2010),
các nhà máy Đạm Phú Mỹ (vận hành từ 2004), Cà Mau (vận hành từ 2012), nhà
máy chế biến condensate Phú Mỹ (vận hành từ 2002) đã được đưa vào vận hành,
khai thác có hiệu quả.
3. Công nghiệp khí:

15
PV GAS- đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được giao
nhiệm vụ xây dựng và hình thành toàn bộ dây chuyền thu gom, xuất nhập khẩu,
vận chuyển, tàng trữ, chế biến, kinh doanh, dịch vụ khí và các sản phẩm khí, đã
và đang cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ lớn như các nhà máy điện, các nhà máy
công nghiệp tiêu thụ khí thấp áp, công nghiệp hóa chất, phân bón, giao thông vận
tải và sinh hoạt dân dụng, với nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao. Từ đó lần lượt xây
dựng các hệ thống khí Cửu Long, Nam Côn Sơn, Cà Mau để xử lý truyền dẫn khí
từ các bể ngoài biển vào phục vu phát triển kinh tế.
4. Công nghiệp điện:
Vận hành ổn định, an toàn và có hiệu quả các nhà máy điện hiện có, nhằm
góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và mang lại hiệu quả kinh tế cho
PVN/PVPower.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng,
tiến độ 04 Dự án Nhiệt điện than đã được Chính phủ giao.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhiên liệu khí cho phát triển công nghiệp điện.
Đồng thời, đẩy nhanh công tác nghiên cứu phát triển các dự án điện Khí khi được
Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Dịch vụ dầu khí:
Công tác dịch vụ đóng vai trò quan trọng ở cả ba khâu: thượng nguồn,
trung nguồn, hạ nguồn. Nghĩa là công tác dịch vụ phải có mặt và tham gia vào tất
cả các khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ và phân
phối của ngành Dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã từng bước xây dựng và
phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí đồng bộ với tất cả loại hình dịch vụ như: Dịch
vụ kỹ thuật dầu khí, tài chính, bảo hiểm, vận chuyển dầu khí, tư vấn hỗ trợ sản
xuất, khoa học đào tạo…

16
TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O
[1].https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_qu%E1%BB
%91c_gia_theo_tr%E1%BB%AF_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_d%E1%BA%A7u_m%E1%BB
%8F
[2].http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/The-gioi/839841/my-lan-dau-tien-dung-so-1-the-gioi-ve-tru-
luong-dau-mo
[3]. http://baoquangngai.vn/channel/2031/201904/su-hinh-thanh-dau-mo-2943629/index.htm

17

You might also like