You are on page 1of 2

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN [*]


Nhìn chung, công nghiệp dầu khí trên thế giới có các đặc điểm chung như sau:
1/ Đóng vai trò quan trọng: Trước hết, ngành dầu khí luôn đóng vai trò rất quyết định
trong phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Dầu khí luôn có ảnh hưởng
đáng kể đến cả nền kinh tế, cũng như đến tình hình địa - chính trị của thế giới. Trong số
các hàng hóa được trao đổi trên thế giới, giá của dầu mỏ và khí thiên nhiên phụ thuộc
nhiều nhất vào tình hình địa - chính trị. Mối quan hệ về chính trị giữa các nước luôn có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển của ngành dầu khí.
Dầu khí là một ngành công nghiệp của các nước phát triển và quốc gia giàu nguồn tài
nguyên dầu mỏ. Đối với nhiều quốc gia, dầu khí là nguồn thu ngân sách chủ yếu và có
ảnh hưởng quyết định đến sự ổn định của đồng tiền, cũng như của nền kinh tế.
Nhà bác học vĩ đại Mendeleep đã nói “đốt dầu mỏ là đốt tiền”. Vì vậy, con người đã
không chỉ sử dụng dầu mỏ như một nguồn nhiệt năng, hơn thế nữa, đã và đang sử dụng
triệt để dầu mỏ nhằm chế ra các sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao khác. Dầu mazut là
một minh chứng. Đó là sản phẩm rất có giá trị được chế từ chất thải của ngành hóa dầu.
2/ Trữ lượng và sản lượng dầu khí của thế giới được phân bổ không đồng đều giữa các
châu lục và khu vực kinh tế. Ngay trong từng châu lục và khu vực kinh tế, trữ lượng và
sản lượng dầu khí cũng phân bổ không đồng đều. Các nước OPEC kiểm soát tới hơn
40% sản lượng dầu mỏ, các nước phát triển chiếm khoảng 70% sản lượng khai thác,
các nước phương tây - 19%.
Nhìn chung, sự phát triển của công nghiệp dầu khí thế giới luôn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố, trước hết là điều kiện địa lý - địa chất, phân bố trữ lượng, tài nguyên trong
lòng đất, hạ tầng cơ sở kỹ thuật v.v...
3/ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ hiện đại: Công nghiệp dầu khí bao gồm các công
đoạn chủ yếu: Thăm dò, khai thác dầu, khí thiên nhiên từ lòng đất thông qua các lỗ
khoan, vận chuyển dầu thô, khí thiên nhiên đến các trung tâm hóa dầu (chế biến dầu) và
từ đó đến các hộ tiêu thụ bằng đường ống, hoặc tàu thủy, tầu hỏa, ô tô v.v... Trong đó,
việc thăm dò, khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa đang ngày một tăng, điều kiện mỏ -
địa chất ngày càng phức tạp, đòi hỏi nguồn vốn phát triển rất lớn, kèm theo các công
nghệ hiện đại trong tất cả các khâu.
4/ Giá dầu mỏ và khí đốt luôn biến động: Trước những năm 90 của thế kỷ trước, công
nghiệp dầu khí của thế giới đã phát triển tương đối ổn định. Từ cách đây trên 50 năm,
giá dầu tương đối rẻ và được điều chỉnh theo sản lượng khai thác của các quốc gia xuất
khẩu dầu mỏ (OPEC).
Đến năm 1998, giá dầu đã giảm xuống mức kỷ lục là 18 U$/tấn, ảnh hưởng đến nguồn
thu của OPEC, vì vậy, các nước OPEC đã dần dần giảm sản lượng khai thác để tăng giá
dầu. Kết quả là giá dầu đã tăng đến mức kỷ lục (gần 300 U$/tấn), và đã xẩy ra một cuộc
khủng hoảng nhân tạo về dầu mỏ. Điều này đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng kinh
tế của các nước nhập khẩu dầu chủ yếu, trong đó có Anh, Mỹ và Đức. Vì vậy, các nước
nhập khẩu dầu mỏ, đặc biệt là Mỹ đã buộc phải huy động nguồn tài nguyên dầu mỏ của
mình vào khai thác.
5/ Về mặt nhân khẩu học, các mâu thuẫn trong phát triển công nghiệp dầu khí nói riêng
và của ngành khai thác khoáng sản nói chung, ngày càng rõ nét: Dân số thế giới ngày
một tăng, để duy trì được chất lượng sống cần thiết, việc tiêu dùng dầu mỏ và khí đốt
được tăng lên. Điều này đã dẫn loài người tới nhu cầu phải tăng cường khai thác các
nguồn tài nguyên khoáng sản. Khi các nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác cao
hơn “ngưỡng” (mức chấp nhận của thiên nhiên), chất lượng sống của con người sẽ giảm
đi đáng kể.
Định hướng phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam: Phát triển lĩnh vực công
nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ: Khai thác - thu gom - vận chuyển
- chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí trên toàn quốc;
đảm bảo thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà PVN và các nhà thầu dầu khí
khai thác tại Việt Nam.
Về phát triển thị trường tiêu thụ khí, Việt Nam định hướng tiếp tục phát triển thị
trường điện là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm LNG nhập khẩu) với tỷ
trọng khoảng 70 - 80% tổng sản lượng khí, đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để
sản xuất điện. Bên cạnh đó, lĩnh vực hóa dầu từ khí, phân phối khí cho các hộ tiêu thụ
công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị cũng là các thị trường tiêu thụ được
đẩy mạnh mở rộng. Trong thời gian tới, các khu vực đều đề ra mục tiêu xây dựng cơ
sở hạ tầng nhập khẩu LNG để duy trì khả năng cung cấp khi nguồn khí suy giảm.
Ngoài ra, phụ thuộc vào điều kiện cơ sở hạ tầng mỗi vùng miền có các quy hoạch phát
triển ngành khí cụ thể như sau: Khu vực Định hướng phát triển Bắc Bộ Đẩy mạnh
việc thu gom khí từ các mỏ nhỏ, nằm phân tán trong khu vực nhằm tăng cường khả
năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp khu vực Bắc Bộ Trung Bộ Phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh
để cung cấp cho các nhà máy điện. Phát triển công nghiệp hóa dầu sử dụng khí từ mỏ
khí Cá Voi Xanh sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu khí cho các nhà máy điện. Phát triển
hệ thống phân phối khí thấp áp, sản xuất CNG/LNG quy mô nhỏ cấp cho các hộ tiêu
thụ công nghiệp trong khu vực. Đông Nam Bộ Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu
gom, vận chuyển các mỏ khí tiềm năng nhằm duy trì nguồn khí cung cấp cho các hộ
tiêu thụ hiện hữu, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ để đảm bảo duy
trì đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí trong khu vực. Tây Nam Bộ Hoàn thiện hệ thống cơ
sở hạ tầng thu gom, vận chuyển khí từ Lô B & 48/95, 52/97 và các mỏ nhỏ khu vực
Tây Nam (Khánh Mỹ, Đầm Dơi, Nam Du, U Minh,...) (Nguồn: Quy hoạch ngành khí
đến 2035)
3. Kết luận
Tổng hợp một số nét chính trên thị trường  Giá dầu có khả năng tăng nhưng bị hạn
chế.  Tỷ giá USD/VND giữ ở mức cao.  Sản lượng khai thác dầu khí trên thế giới
tăng nhẹ, tuy nhiên khai thác giảm dần ở Việt Nam trong tương lai. Cơ hội  Tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm xăng dầu. 
Tiêu thụ xăng bình quân đầu người ở Việt Nam còn khá thấp.  Theo cam kết WTO,
Việt Nam đã và sẽ mở cửa lĩnh vực này cho các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút vốn,
chuyên môn và công nghệ. Dòng vốn nước ngoài đang được kêu gọi tham gia các
hoạt động thăm dò và phát triển các mỏ dầu mới. Thách thức  Chi phí đầu tư ban
đầu cao  Những thay đổi về chính sách của Chính Phủ  Trữ lượng dầu khai thác
đang trong quá trình suy giảm  Căng thẳng với Trung Quốc trên lãnh thổ ở biển
Đông

You might also like