You are on page 1of 9

TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM

 Loại hình: Công ty cổ phần


 Ngành nghề: Công nghiệp khí
 Thành lập: 20 tháng 9 năm 1990
 Trụ sở chính: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà PV GAS, số
673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Thành
phố Hồ Chí Minh
 Ban lãnh đạo: Chủ tịch HĐQT: Dương Mạnh Sơn
Tổng Giám đốc: Hoàng Văn Quang
Phó Tổng Giám đốc: Nguyễn Thanh Nghị
Phó Tổng Giám đốc: Phạm Hồng Lĩnh
Phó Tổng Giám đốc: Phạm Đăng Nam
 Sản phẩm: Khí khô
 Doanh thu: 915.000 tỷ VND (2021)
 Số nhân viên: 3720 người (tính đến ngày 30/6/2018)
 Khẩu hiệu: Năng lượng khơi nguồn đổi mới
 Tổ chức: Trụ sở của PV GAS đặt tại Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15,
Tòa nhà PV GAS, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển,
huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu của Tổng Công ty
bao gồm Đại hội đồng cổ đông, cơ quan điều hành, chi nhánh, các
công ty con, các công ty liên kết.
1. Lịch sử hình thành
Ngày 20/9/1990, PV GAS được thành lập trên cơ sở Ban Quản lý Công trình
Dầu khí Vũng Tàu với tên gọi ban đầu là Công ty Khí đốt và với chức năng,
nhiệm vụ chủ yếu là thu gom, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, phân
phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí. Ngay sau khi được thành lập, PV
GAS đã nhanh chóng tổ chức triển khai xây dựng hệ thống thu gom và sử dụng
khí Bạch Hổ, hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tiên của ngành công nghiệp khí.
Ngày 17/11/2006, PV GAS được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Chế
biến và Kinh doanh sản phẩm Khí.
Ngày 18/7/2007, Tổng Công ty Khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức
lại Công ty TNHH MTV Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí và một số đơn
vị kinh doanh Khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ngày 16/5/2011, PV GAS chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
2. Hoạt động kinh doanh
Sản phẩm:
o Khí khô
o Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
o Khí ngưng tụ (Condensate)
o Khí thiên nhiên nén (CNG)
o Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
o Ống thép dầu khí
Dịch vụ:
o Vận chuyển khí và các sản phẩm khí
o Thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công
trình khí
o Dịch vụ kho cảng cho các dịch vụ xuất nhập khẩu khí
o Cung cấp vật tư, thiết bị ngành khí
o Bọc ống dầu khí
3. Hình thành và phát triển
Ý tưởng về một ngành công nghiệp khí đã được hình thành từ đầu những năm
90 khi sản lượng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ, nếu không đưa vào bờ để sử dụng
sẽ phải đốt bỏ ngoài khơi. Do đó, ngày 20/09/1990, PV GAS được thành lập
trên cơ sở Ban Quản lý Công trình Dầu khí Vũng Tàu với tên gọi ban đầu là
Công ty Khí đốt và với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là thu gom, nhập khẩu, vận
chuyển, tàng trữ, chế biến, phân phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí.
Hệ thống khí thứ nhất – Hệ thống khí Cửu Long:
Ngay sau khi thành lập, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam, PV GAS đã bắt tay ngay vào việc triển khai Hệ thống khí thứ nhất –
Hệ thống khí Bạch Hổ, sau này phát triển mở rộng thành Hệ thống khí Cửu
Long, bao gồm: Giàn nén khí ngoài khơi, Hệ thống đường ống vận chuyển khí
từ các mỏ dầu khí thuộc bể Cửu Long, vào bờ và lên đến Phú Mỹ, Nhà máy xử
lý khí Dinh Cố, Kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải, các Trạm
phân phối khí. Để sớm đưa khí vào bờ đáp ứng nhu cầu sử dụng khí, Hệ thống
được chia thành các giai đoạn để thực hiện.
Đầu quý II/1995, phần đưa sớm khí vào bờ đã hoàn thành; dòng khí đầu tiên
được đưa vào bờ vào ngày 26/04/1995 từ mỏ Bạch Hổ để cung cấp cho Nhà
máy điện Bà Rịa với công suất 1 triệu m3/ngày, góp phần giảm bớt khoản chi
ngoại tệ rất lớn từ ngân sách Nhà nước để nhập khẩu diesel làm nhiên liệu cho
Nhà máy điện.
Tiếp theo đó, cùng với việc hoàn thành giàn nén khí nhỏ, giàn nén khí lớn ngoài
khơi và hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ, công suất đưa khí vào bờ được
nâng dần lên 2 triệu m3/ngày vào đầu năm 1997 và 3 triệu m3/ngày vào cuối
năm 1997, trên 5 triệu m3/ngày vào năm 2002 để vận chuyển thêm nguồn khí từ
các mỏ khác thuộc bể Cửu Long: mỏ Rạng Đông 2002, Cá Ngừ Vàng, Phương
Đông 2008, Sư Tử Vàng, Sư Tử Đen 2009, Vòm Bắc, Rồng, Đồi Mồi 2010, Tê
Giác Trắng 2011, Hải Sư Đen, Hải Sư Trắng 2013, Đại Hùng năm 2015, Thiên
Ưng năm 2016… đến các nhà máy điện, đạm, khách hàng công nghiệp khác tại
Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP HCM.
Việc hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và
Kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng PV GAS vào cuối năm 1998 là một sự
kiện có ý nghĩa to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Lần đầu tiên LPG và
Condensate được sản xuất tại Việt Nam. Từ tháng 5/1999, PV GAS đã đáp ứng
phần lớn nhu cầu LPG trong nước với chất lượng tốt và giá cạnh tranh, thay thế
cho mặt hàng lâu nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Đến nay, Hệ thống khí Cửu Long không ngừng được phát triển, với giàn nén khí
ngoài khơi, hệ thống đường ống dẫn khí dài gần 390 km từ bể Cửu Long vào bờ
(công suất thiết kế: 2 tỷ m3 khí/năm), đến các hộ tiêu thụ tại Bà Rịa Vũng Tàu,
Đồng Nai, TP HCM, Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, Nhà máy xử lý khí Dinh
Cố (công suất thiết kế: 2 tỷ m3 khí, 350 nghìn tấn LPG và 130 nghìn tấn
Condensate/năm), Kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải (công suất
chứa theo thiết kế: trên 71.000 tấn LPG, 46.000 m3 Condensate; 2 cầu cảng
60.000 DWT và 2.000 DWT).
Hệ thống khí thứ hai – Hệ thống khí Nam Côn Sơn:
Phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được từ Hệ thống khí Cửu Long, PV
GAS tiếp tục triển khai Hệ thống khí thứ hai – Hệ thống khí Nam Côn Sơn với
sự tham gia của các đối tác nước ngoài là những Tập đoàn Dầu khí  lớn  trên thế
giới, bao gồm hệ thống đường ống dài trên 400 km từ các mỏ thuộc bể Nam Côn
Sơn, Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn. Tháng 12/2002, Hệ thống khí Nam Côn
Sơn đã hoàn thành những hạng mục quan trọng, dòng khí đầu tiên từ mỏ Lan
Tây, Lan Đỏ được đưa vào bờ đến các hộ tiêu thụ. Tiếp sau đó, Hệ thống khí
Nam Côn Sơn lần lượt tiếp nhận thêm nguồn khí từ các mỏ khác thuộc bể Nam
Côn Sơn (Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây năm 2006, Chim Sáo, Dừa năm 2011, Hải
Thạch, Mộc Tinh năm 2013); trở thành hệ thống khí có công suất lớn nhất hiện
nay, trên 7 tỷ m3 khí/năm, làm gia tăng đáng kể sản lượng khí PV GAS cung
cấp ra thị trường.
Hệ thống khí Nam Côn Sơn kết hợp với hệ thống khí Cửu Long đã tạo nên cơ sở
hạ tầng khí đốt quan trọng trong tam giác kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam
Bộ: TP. HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.
Hệ thống khí thứ ba – Hệ thống khí PM3 - Cà Mau:
Để phát triển thị trường tiêu thụ khí tại khu vực Tây Nam Bộ, PV GAS đã đầu
tư Hệ thống khí PM3 – Cà Mau với 325 km đường ống khí ngoài khơi và trên
bờ, công suất thiết kế trên 2 tỷ m3 khí/năm, Trung tâm phân phối khí Cà Mau,
đưa khí mỏ PM3-CAA, 46 CN thuộc bể Malay – Thổ Chu cấp cho các nhà máy
điện và nhà máy đạm tại Cà Mau từ 5/2007. Cuối năm 2017, PV GAS đã đưa
vào vận hành Nhà máy xử lý khí Cà Mau sản xuất LPG và Condensate, gia tăng
giá trị nguồn khí PM3. Hệ thống khí PM3-Cà Mau góp phần phát triển kinh tế
tỉnh Cà Mau và đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống khí Cửu Long, Nam Côn Sơn và PM3 – Cà Mau vẫn đang được mở
rộng bằng việc tiếp nhận thêm các nguồn khí mới, đầu tư thêm đường ống, nhà
máy, dây chuyền sản xuất, kho cảng,… để không chỉ tăng sản lượng khí tiêu thụ
mà còn sản xuất thêm các sản phẩm khí mới.
Hệ thống khí thứ tư – Hệ thống khí Hàm Rồng – Thái Bình:
Do một số hạn chế về đặc tính kỹ thuật của thành phần khí bể Sông Hồng và thị
trường tiêu thụ nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng ngành khí tại miền Bắc tương đối
muộn hơn so với miền Nam.
Hệ thống khí Hàm Rồng – Thái Bình với 25 km đường ống khí ngoài khơi và
trên bờ, công suất thiết kế 500 triệu m3 khí/năm bắt đầu được vận hành vào
7/8/2015, cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp tại Thái Bình và các tỉnh lân
cận, mở đường cho việc phát triển thị trường tiêu thụ khí tại miền Bắc trong các
năm tiếp theo.
Không chỉ dừng lại với việc vận hành an toàn và hiệu quả các Hệ thống khí Cửu
Long, Nam Côn Sơn, PM3-Cà Mau, Hàm Rồng – Thái Bình, để đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ khí trong nước ngày càng tăng, PV GAS đang tích cực đầu tư các
dự án mới như: Dự án khí lô B – Ô Môn, nhập khẩu LNG, Sư Tử Trắng, Sao
Vàng-Đại Nguyệt, Nam Côn Sơn 2 –giai đoạn 2.
Để gia tăng giá trị sử dụng khí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
của đất nước cũng như để đảm bảo sự phát triển bền vững của PV GAS, PV
GAS đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối
sản phẩm khí trên địa bàn cả nước bằng hình thức tự đầu tư của công ty mẹ hoặc
đầu tư thông qua các đơn vị thành viên như:
Hệ thống phân phối khí thấp áp: bao gồm hệ thống phân phối khí thấp áp khu
vực Nam Bộ (cung cấp cho các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đồng Nai, TP. HCM) và  hệ thống phân phối khí thấp áp khu vực Bắc Bộ (cung
cấp cho khu công nghiệp Tiền Hải – Thái Bình và các tỉnh Bắc Bộ) do Công ty
cổ phần phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV Gas D) quản lý với sản
lượng khoảng 600 triệu m3 khí/năm. Ngoài ra, PV Gas D cũng đang nghiên cứu
việc mở rộng hệ thống phân phối khí thấp áp đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Hệ thống phân phối CNG cho các khu đô thị, khách hàng công nghiệp và
phương tiện giao thông vận tải tại khu vực Đông Nam Bộ và một số địa phương
tại khu vực Bắc Bộ do Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Nam (PV Gas
South), Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Bắc (PV Gas North), Công ty cổ
phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam), Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp
Dầu khí Việt Nam (PV Gas D) quản lý với sản lượng  330-350 triệu m3/năm.
CNG được PV Gas South, PV Gas North, CNG Việt Nam, PV Gas D phân phối
đến các khách hàng công nghiệp có nhu cầu sử dụng khí làm nhiên liệu cho quá
trình sản xuất nhưng nằm xa hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp. Ngoài
ra, sản phẩm CNG của PV Gas South còn được sử dụng cho các xe bus, xe taxi,
xe ô tô của thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu nhằm góp
phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Hệ thống phân phối LPG cho các công ty kinh doanh LPG, các khách hàng
công nghiệp, thương mại, hộ gia đình, khu đô thị và phương tiện giao thông vận
tải do Công ty kinh doanh sản phẩm khí (PV Gas Trading), Công ty cổ phần
kinh doanh khí miền Nam (PV Gas South), Công ty cổ phần kinh doanh khí
miền Bắc (PV Gas North), quản lý với sản lượng trên 1,5 triệu tấn LPG/năm từ
nguồn LPG trong nước sản xuất và nhập khẩu từ nước ngoài. Để đáp ứng hoạt
động kinh doanh LPG này, các đơn vị thành viên của PV GAS đã đầu tư hệ
thống kho chứa LPG trên địa bàn khắp cả nước như kho Thị Vải trên 7.000 tấn,
2 kho Gò Dầu 8.000 tấn, kho Đồng Nai 1.000 tấn, kho Cần Thơ 1.600 tấn, 2 kho
Dung Quất 3.500 tấn, kho Hà Tĩnh gần 1.800 tấn, 3 kho Hải Phòng 8.600 tấn,
kho Đà Nẵng gần 1.800 tấn và đặc biệt là kho lạnh tại Thị Vải với sức chứa
60.000 tấn lớn nhất và hiện đại nhất tại Việt Nam, hội đủ điều kiện cho phép PV
GAS có những giải pháp tàng trữ LPG với khối lượng lớn, lâu dài.
Hệ thống sản xuất và bọc ống: đây là những sản phẩm và dịch vụ do 2 Công ty
cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần bọc ống Dầu
khí Việt Nam cung cấp với công suất 100.000 tấn ống/năm/ca để sản xuất và
cung cấp ống chuyên dụng cho các dự án trong ngành công nghiệp khí và các
ngành công nghiệp khác.
4. Thành tựu
Qua quá trình 28 năm hình thành và phát triển, PV GAS đã đạt được những kết
quả đáng khích lệ:
 Vận chuyển và cung cấp 10 tỷ m3 khí/năm cho các nhà máy điện, đạm,
khách hàng công nghiệp, làm nguồn nguyên nhiện liệu để sản xuất 30%
sản lượng điện quốc gia và đáp ứng 70% nhu cầu đạm trên toàn quốc,
cũng như cho rất nhiều nhà máy công nghiệp khác
 Kinh doanh trên 1,5 triệu tấn LPG/năm, chiếm 65% thị phần trong nước.
 Vận chuyển và kinh doanh: 250.000 tấn Condensate/năm.
 Cung cấp ống thép và dịch vụ bọc ống.
(Sản lượng kinh doanh và vận chuyển nêu trên có thể tăng đến công suất tối đa
của hệ thống khí, nhà máy, thiết bị,… theo nhu cầu tăng lên của khách hàng mỗi
năm; và theo sản lượng các nguồn khí mới được đưa vào bờ và nhập khẩu từ
nước ngoài về).
Và theo đó mỗi năm thu được gần 3 tỷ USD doanh thu, gần 400 triệu USD lợi
nhuận sau thuế, hình thành tổng tài sản khoảng 2,7 tỷ USD.
Với những thành tựu to lớn đạt được, PV GAS xứng đáng trở thành Nhà vận
chuyển và cung cấp khí khô lớn nhất tại Việt Nam, Nhà sản xuất và kinh doanh
LPG số 1 tại Việt Nam; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Nhà nước giao cho:
góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; an ninh lương thực quốc gia;
đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường LPG và vinh dự đón nhận rất nhiều
Huân chương, Cờ thi đua, Bằng khen... của Nhà nước, các bộ, ngành, địa
phương và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đặc biệt trong năm 2015 vinh dự
đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động do Nhà nước trao tặng.
Trong những năm tiếp theo, PV GAS sẽ không ngừng phấn đấu hoàn thiện hệ
thống quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường
sức cạnh tranh trên thị trường với chiến lược phát triển con người làm then chốt.
PV GAS tin tưởng vững chắc rằng với nỗ lực của toàn thể CBCNV PV GAS, sự
quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS sẽ
không ngừng phát triển, đưa ngành công nghiệp khí trở thành một trong những
ngành công nghiệp đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam, từng bước vươn ra thị
trường thế giới và có tên trong các Doanh nghiệp khí mạnh của châu Á.
5. Mục tiêu và định hướng phát triển của PV GAS đến năm 2025
Mục tiêu tổng quát
o Phát triển Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP thành Doanh nghiệp khí
mạnh, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả
các khâu thu gom - xuất nhập khẩu - vận chuyển - chế biến/chế biến sâu -
tàng trữ - dịch vụ - kinh doanh khí và sản phẩm khí, tham gia hoạt động
đầu tư thượng nguồn; đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí
trên toàn quốc, phấn đấu trở thành Doanh nghiệp ngành khí hàng đầu khu
vực Asean và có tên trong các Doanh nghiệp ngành khí mạnh của Châu
Á.
o Duy trì 100% thị phần khí khô, 50-60% thị phần LPG toàn quốc. Cơ cấu
sản phẩm theo doanh thu: khí và LNG chiếm 64%, sản phẩm khí 29%,
dịch vụ khí 7%.
Mục tiêu cụ thể
o Đa dạng hóa nguồn cung, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thu gom
khí, tham gia hoạt động thượng nguồn trong và ngoài nước để chủ động
nguồn khí cung cấp, cũng như nâng cao vị thế của PV GAS.
o Xây dựng, vận hành và kinh doanh đồng bộ, an toàn, hiệu quả, tối ưu các
hệ thống khí trên toàn quốc; xây dựng đường ống kết nối các khu vực,
từng bước hình thành hệ thống khí quốc gia và khu vực. Toàn bộ nguồn
khí vào bờ đều được đưa qua GPP, đa dạng hóa và gia tăng sản lượng các
sản phẩm khí. Tăng cường chế biến sâu khí và sản phẩm khí. Nhanh
chóng triển khai đầu tư để nhập khẩu LNG , đảm bảo đáp ứng tối đa nhu
cầu tiêu thụ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Sẵn sàng gia tăng
nguồn khí theo nhu cầu của hộ tiêu thụ.
o Kinh doanh sản phẩm khí: Giữ vững vai trò chủ đạo trong thị trường kinh
doanh LPG. Phấn đấu duy trì và giữ vững 50-60% thị phần LPG toàn
quốc, trong đó trên 50% thị phần LPG bán buôn và 30% thị phần LPG
thương mại dân dụng. Phát triển thương hiệu PV GAS và tham gia mạnh
thị trường LPG quốc tế trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả. Tăng cường
phát triển thị trường CNG, LNG, Gas City, Auto gas, ES (tiết kiệm năng
lượng) … trên toàn quốc.
o Hoạt động dịch vụ: Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường dịch vụ khí
trong nước, tích cực tham gia thị trường quốc tế.

You might also like