You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Xây dựng TCVN “Xe bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và bồn
chuyên dụng chứa LNG (iso-tank) trên phương tiện vận chuyển đường bộ -
Hệ thống thiết bị và lắp đặt”

I. THÔNG TIN CHUNG


1. Tên đề tài: Xây dựng TCVN “Xe bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng
(LNG) và bồn chuyên dụng chứa LNG (iso-tank) trên phương tiện vận chuyển
đường bộ - Hệ thống thiết bị và lắp đặt”.
2. Loại đề tài: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia.
3. Thuộc lĩnh vực: Khí thiên nhiên.
4. Cơ quan chủ trì: Bộ Công thương / PVGas.
5. Cơ quan phối hợp chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ
Khoa học và công nghệ.
6. Thời gian: 9 tháng (không kể thời gian thẩm tra và thẩm định của Bộ KHCN).
7. Thông tin về nhân lực:
Tác giả: 6 người (chi tiết xem tại bảng mục III.1).
Cộng tác viên: …
II. NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp khí Việt Nam đã phát triển qua 26 năm kể từ năm 1990 –
thời điểm bắt đầu triển khai dự án thu gom khí đồng hành mỏ Bạch Hổ và dần trở
thành một ngành công nghiệp quan trọng của Quốc gia. Hiện nay khí đã trở thành
nguồn năng lượng chính trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam góp phần thúc đẩy
sự phát triển của Kinh tế, Xã hội. Khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ khí và khí
đồng hành được thu gom từ các mỏ dầu đã cung cấp khoảng 10 tỷ m3/năm để sản
xuất khoảng 30 – 40% điện năng (tại trung tâm nhiệt điện khí Phú Mỹ, Nhơn Trạch,
Cà Mau), sản xuất 70% lượng phân đạm (tại nhà máy đạm Phú Mỹ và đạm Cà
Mau) và đáp ứng 20 – 30% nhu cầu LPG của Việt Nam (sản xuất từ nhà máy xử lý
khí Dinh Cố). Ngoài ra khí còn được cung cấp cho rất nhiều khu Công nghiệp tại
các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Long An,
Bình Thuận, Cà Mau, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh … để
thay thế nhiên liệu than, dầu FO, DO, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong
sản xuất và bảo vệ môi trường.
Với những lợi thế so với các nhiên liệu than, dầu (FO, DO), nhiên liệu khí
ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, nhu cầu tiêu thụ khí ngày một tăng.
Theo cân đối cung – cầu, lượng khí thu gom, khai thác và cung cấp từ các mỏ dầu
khí trong nước có giới hạn và sẽ giảm dần từ sau năm 2020 (đặc biệt là các mỏ ở
khu vực Đông Nam bộ thuộc bồn trũng Cửu Long, Nam Côn Sơn) dẫn tới sự thiếu
hụt nguồn cung gây mất cân đối cung – cầu. Trước thực trạng nêu trên, Chính phủ

1/11
đã đồng ý để Tập đoàn dầu khí Việt Nam / TCT Khí Việt Nam triển khai các dự án
nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung trong
nước cũng như mở rộng thị trường cung cấp/tiêu thụ khí. Dự án nhập khẩu LNG
đầu tiên được triển khai là xây dựng kho cảng nhập khẩu LNG Thị Vải có công suất
1 triệu T LNG/năm, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2020 và có khả năng mở rộng
trong các giai đoạn sau (tùy theo sự phát triển của thị trường).
LNG được nhập khẩu vào Việt Nam sẽ là một sản phẩm mới, chưa có tiền lệ vì
vậy việc xây dựng các TCVN về LNG (trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn phổ
biến trên Thế giới, cập nhật phù hợp với điều kiện tại Việt Nam) giúp tạo hành lang
pháp lý, tạo điều kiện thuận tiện để tham khảo cho công tác quản lý của nhà nước
cũng như việc thực hiện của các thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu, phân phối,
kinh doanh và sử dụng LNG tại Việt Nam.
LNG nhập khẩu về Việt Nam sẽ được tồn trữ trong các bồn chứa và tái hóa khí
để cung cấp vào hệ thống đường ống, vận chuyển đến các khách hàng tiêu thụ.
Riêng với các thị trường/ khách hàng ở xa hệ thống đường ống phân phối khí hoặc
việc cấp khí bằng đường ống không thuận lợi, LNG có thể được vận chuyển bằng
xe bồn hoặc chứa trong iso-tank ở trạng thái lỏng và được vận chuyển bằng xe đến
các kho vệ tinh để tồn trữ, tái hóa khí và cung cấp cho khách hàng. Sơ đồ minh họa
việc phân phối LNG đến các khách hàng như trong hình sau:

Sơ đồ minh họa việc phân phối LNG đến các khách hàng
Việc vận chuyển LNG từ kho đầu mối đến kho vệ tinh (Satellite Terminal)
cung cấp khí cho các khách hàng ở xa hệ thống đường ống phân phối khí, trong các
khu công nghiệp, khu đô thị … được thực hiện bằng các xe bồ chở LNG chuyên
dụng hoặc bằng các bồn chứa LNG chuyên dụng gắn với các đầu kéo, các phương
tiện này sẽ ngày càng trở nên phổ biến như những xe bồn vận tải LPG. Vì vậy, xây
dựng tiêu chuẩn cho xe bồn vận chuyển LNG và bồn chuyên dụng chứa LNG trên
phương tiện vận chuyển đường bộ là việc cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý cho
hoạt động kinh doanh, phân phối LNG trong tương lai.

2/11
2. Mục tiêu của đề tài
- Tạo hành lang pháp lý hỗ trợ việc đa dạng hóa nguồn cung khí và phát triển
việc tiêu thụ khí của các khách hàng như: Các hộ sản xuất công nghiệp, các
khu dân cư/ thương mại tập trung.
- Phù hợp với các tiêu chuẩn trên thế giới về thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị
cho xe bồn vận chuyển LNG và bồn chuyên dụng chứa LNG trên phương tiện
vận chuyển đường bộ.
3. Nội dung chi tiết của đề tài
- Đăng ký kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia năm 2017 với Bộ KHCN /
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TCĐLCL).
- Thu thập, thống kê và nghiên cứu các tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
có liên quan đến thiết bị được lắp đặt cho xe bồn vận chuyển LNG và bồn
chuyên dụng chứa LNG trên phương tiện vận chuyển đường bộ;
- Dự thảo TCVN “Xe bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và bồn
chuyên dụng chứa LNG trên phương tiện vận chuyển đường bộ - Hệ thống
thiết bị và lắp đặt” trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn đang được áp dụng phổ
biến trên thế giới;
- Gửi lấy ý kiến nhận xét, góp ý và phản biện cho bản dự thảo tiêu chuẩn từ các
đơn vị / bộ phận chuyên môn / chuyên gia của PVGas, PVN, Bộ Công thương
để hoàn chỉnh bản dự thảo.
- Trình dự thảo TCVN và phối hợp với Tổng cục TCĐLCL lấy ý kiến góp ý cho
bản dự thảo tiêu chuẩn / tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề.
- Trình hồ sơ TCVN đã được hoàn chỉnh lên Bộ KHCN để tổ chức thẩm định và
ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN).
4. Phương pháp thực hiện
- Thu thập và thống kê tài liệu;
- Xử lý tài liệu: Phân tích, biên dịch, lựa chọn và biên soạn Tiêu chuẩn để phù
hợp trong điều kiện của Việt Nam;
- Phối hợp với Bộ Công thương, Tổng cục TCĐLCL – Bộ Khoa học công nghệ
để hoàn thiện dự thảo sau khi gửi lấy ý kiến của các đơn vị có chuyên môn/
liên quan;
5. Kết quả của đề tài

Sản phẩm Yêu cầu


TCVN “Xe bồn vận chuyển khí - Quy định đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn,
thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và bồn hữu ích cho việc áp dụng vào thực tế khi vận
chuyên dụng chứa LNG trên chuyển LNG bằng đường bộ;
phương tiện vận chuyển đường bộ - - Đúng quy định của Tổng cục TCĐLCL Việt
Hệ thống thiết bị và lắp đặt” Nam;

3/11
6. Tài liệu chính để làm căn cứ xây dựng TCVN “Xe bồn vận chuyển khí
thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và bồn chuyên dụng chứa LNG trên phương
tiện vận chuyển đường bộ - Hệ thống thiết bị và lắp đặt”
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11;
- Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) -
Hướng dẫn về việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;
- Thông tư số 46/2014/TT-BCT, ngày 03/12/2014 của Bộ Công thương - Quy
định về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia của Bộ Công thương;
- Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn của nước ngoài:
o ISO-20421-1 - Cryogenic vessels - Large transportable vacuum-insulated
vessels - Part 1: Design, fabrication, inspection and testing;
o ISO-20421-2 - Cryogenic vessels - Large transportable vacuum-insulated
vessels - Part 2: Operational requirements;
o BS EN 1473:2007 Installation and equipment for liquefied natural gas –
Design of onshore installation;
o DIN-EN-13530-2 - Part 2: Design, Fabrication, Inspection & Testing,
Cryogenic Vessels - Large Transportable vacuum insulated vessels;
o DIN-EN-13530-2/A1 - Amendment 1 for Din-En-13530-2, Part 2: Design,
Fabrication, Inspection & Testing;
o DIN-EN-13530-3 - Part 3: Operational Requirements, Cryogenic Vessels -
Large Transportable vacuum insulated vessels;
o CGA 341-2007 Specification for isolated cargo tank for non-flameable
cryogenic liquid, sixth edition;
o 2010 ASME Boiler and pressure vessel code, ASME International;
o TCVN 8616:2010 (NFPA 59A:2009) Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) –
Yêu cầu trong sản xuất, tồn chứa và vận chuyển;
o Ngoài ra, tham khảo và viện dẫn thêm một số tiêu chuẩn tương đương của
các quốc gia đã áp dụng rộng rãi hệ thống vận chuyển LNG bằng phương
tiện đường bộ (Nhật, Trung Quốc…);
7. Bố cục, nội dung TCVN (dự kiến)
7.1. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn quy định nguyên lý thiết kế, chế tạo và lắp đặt,
vận hành, bảo dưỡng xe bồn vận chuyển LNG và bồn chuyên dụng chứa LNG
trên phương tiện vận chuyển đường bộ ở Việt Nam. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu
cầu kỹ thuật chung liên quan tới thiết kế, chế tạo và lắp đặt, vận hành, bảo
dưỡng cũng như chất lượng vật liệu chế tạo bồn chứa LNG trên phương tiện
vận chuyển đường bộ cùng với tiêu chuẩn, quy định cho các thiết bị đi kèm
bồn chứa LNG tại Việt Nam. Tiêu chuẩn cung cấp các quy định cho công tác
quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến vận chuyển LNG bằng đường bộ
ở Việt Nam.
4/11
7.2. Tài liệu viện dẫn.
7.3. Thuật ngữ và định nghĩa và các từ viết tắt.
7.4. Các yêu cầu chung.
7.5. Xe bồn/ xe chuyên chở bồn chứa LNG.
- Vật liệu.
- Thiết kế. (Đưa ra các yêu cầu tối thiểu về hệ thống đường ống công nghệ)
- Chế tạo.
- Kiểm tra và bảo dưỡng.
7.6. Bồn chuyên dụng chứa LNG trên phương tiện vận chuyển đường bộ.
- Vật liệu.
- Thiết kế.
- Chế tạo.
- Kiểm tra và bảo dưỡng.
7.7. Các thiết bị công nghệ : Bơm, thiết bị hóa hơi LNG….
- Vật liệu.
- Thiết kế.
- Chế tạo.
- Kiểm tra và bảo dưỡng.
7.8. Hệ thống nạp/xuất LNG.
- Vật liệu.
- Thiết kế.
- Chế tạo.
- Kiểm tra và bảo dưỡng.
7.9. An toàn và môi trường.
- Tổng quan.
- Quy định an toàn trong quá trình giao nhận sản phẩm.
7.10. Lắp đặt, chạy thử, vận hành và bảo dưỡng bồn chứa LNG.
7.11. Các phụ lục và tài liệu tham khảo.

5/11
III. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC & KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Dự kiến nguồn lực thực hiện
Bảng 1: Tên tác giả và phân công nhiệm vụ
Thời gian
Chức danh
TT Họ và Tên Nhiệm vụ được giao chính thực hiện
trong DT
(tháng)
Ông Phạm Tiến Phụ trách quản lý chung toàn bộ
1 Chủ nhiệm 9
Dũng Đề tài

Hỗ trợ Chủ nhiệm thực hiện đề tài,


tổng hợp các công việc thành
2 Bà Vũ Thúy Oanh Thư ký 9
phần, phụ trách biên dịch và viết
Mục 1, 2, 3 và 4
Ông Hoàng Hải
3 Tác giả Phụ trách biên dịch và viết Mục 5 3
Thành
Ông Đặng Đức Phụ trách biên dịch và viết Mục 6
4 Tác giả 3
Thuyết và 7
Phụ trách biên dịch và viết Mục 8
5 Ông Bùi văn Luyện Tác giả 3
và 9
Ông Nguyễn Hồng Phụ trách biên dịch và viết Mục
6 Tác giả 3
Châu 10 và 11

2. Cơ quan phối hợp


- Tổng công ty Khí Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Bộ Công thương: Vụ Khoa học Công nghệ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Công thương;
- Bộ Khoa học công nghệ: Tổng cục TCĐLCL và các đơn vị có liên quan thuộc
Bộ Công thương;

6/11
3. Tiến độ thực hiện
Bảng 2: Tiến độ thực hiện công việc
Tiến độ triển khai
TT Nội dung công việc Thời gian
Bắt đầu Kết thúc
(tháng)
Tổng thời gian thực hiện 13.0 1/09/2016 4/10/2017

Soạn thảo TCVN và lấy ý kiến trong


I 9.0 1/09/2016 2/6/2017
Bộ Công thương

1 Biên soạn dự thảo TCVN 9.0    


Thu thập, phân tích và chọn các tài
A 1.0 1/9/2016 1/10/2016
liệu để tham khảo

Biên dịch, biên soạn các tiêu chuẩn


B 3.0 2/10/2016 31/12/2016
phù hợp với điều kiện Việt Nam
Gửi bản dự thảo để lấy ý kiến nội bộ
của Tổng công ty Khí Việt Nam và
C 2.5 1/1/2017 17/3/2017
Tập đoàn dầu khí Việt Nam và cập
nhật theo góp ý
Gửi bản dự thảo để lấy ý kiến của Bộ
D 2.0 18/3/2017 17/5/2017
Công thương
Tổ chức Hội thảo/ hội nghị với đơn vị
E chuyên ngành trong Bộ công thương 0.5 18/5/2017 2/6/2017
và hoàn thiện theo góp ý
Thẩm tra - thẩm định, phê duyệt &
II công bố TCVN tại TC TCĐLCL – 4.0 3/6/2017 4/10/2017
Bộ KHCN
Lấy ý kiến về nội dung dự thảo TCVN
của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
2 2.0 3/6/2017 2/8/2017
Chất lượng và các Cơ quan, tổ chức
liên quan khác
Hội nghị chuyên đề và hoàn thiện theo
3 0.5 3/8/2017 18/8/2017
góp ý
Chuẩn bị hồ sơ dự thảo TCVN để trình
4 0.5 19/8/2017 3/9/2017
duyệt thẩm định
5 Duyệt hồ sơ và công bố 1.0 4/9/2017  4/10/2017

7/11
BẢNG CHI TIẾT GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY DỰNG TCVN “XE BỒN VẬN
CHUYỂN KHÍ THIÊN NHIÊN HÓA LỎNG (LNG) VÀ BỒN CHUYÊN
DỤNG CHỨA LNG TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BỘ
- HỆ THỐNG THIẾT BỊ VÀ LẮP ĐẶT”
T Đơn giá Số Thành tiền
Nội dung công việc Đơn vị
T (VNĐ) lượng (VNĐ)
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
I Thù lao       10,800,000
Thù lao nhận xét, đánh
       
giá phản biện 2 cấp
1 Cấp I vnđ/người/lần 1,600,000 3 4,800,000
2 Cấp II vnđ/người/lần 2,000,000 3 6,000,000
II Chi phí mua tài liệu Vnđ/ĐT-NV 15,429,4 1 16,022,720
06
Chi phí thuê dịch
III thuật và hiệu đính tài Vnđ/trang 100,000 258 25,800,000
liệu kỹ thuật
In ấn, hoàn thiện báo
IV vnđ/ĐT-NV 1 10,000,000
cáo, sao đĩa
V Hội thảo - hội họp     29,100,000
1 Hội thảo lần 1 vnđ/lần 1 12,100,000
  Người trình bày Vnđ/người 300,000 1 300,000
  Ủy viên, khách mời Vnđ/người 200,000 30 6,000,000
Nước, đồ ăn nhẹ phục
  vụ giải lao Vnđ/lần 400,000 2 800,000

  Chi phí thuê phòng họp Vnđ/lần 5,000,000 1 5,000,000


Hội thảo chuyên đề lần
2 vnđ/lần 1 17,000,000
2
  Chủ tịch Hội đồng Vnđ/người 500,000 1 500,000
  Thư ký Vnđ/người 400,000 1 400,000
  Người trình bày Vnđ/người 300,000 1 300,000
  Ủy viên, khách mời Vnđ/người 200,000 50 10,000,000
Nước, đồ ăn nhẹ phục
  vụ giải lao Vnđ/lần 400,000 2 800,000

  Chi phí thuê phòng họp Vnđ/lần 5,000,000 1 5,000,000

8/11
T Đơn giá Số Thành tiền
Nội dung công việc Đơn vị
T (VNĐ) lượng (VNĐ)
Chi phí đi lại TP.HCM
- HN, lưu trú & công
VI tác phí (bảo vệ đề     45,720,000
cương, dự thảo TCVN
trước Hội đồng các cấp)
Vé máy bay khứ hồi
TP.HCM - HN: 2 lượt x
1 Vnđ/vé/lượt 5,720,000 6 34,320,000
3 ngườix 5,720,000
đ/người/lượt
Thuê xe đi lại và đưa
2     6,000,000
đón sân bay
Xe đưa đón tại sân bay:
2 lần x 1,000,000 Vnđ/lượt 1,000,000 2 2,000,000
vnđ/lượt
Xe đi làm việc tại HN: 2
lượt x 2 ngày x Vnđ/lượt 1,000,000 4 4,000,000
1,000,000 vnđ/lượt
Khách sạn: 2 lượt x 3
Vnđ/người/đê
3 người x 1 đêm x 500,000 6 3,000,000
m
500,000 vnđ/người/đêm
Lưu trú: 2 lượt x 3
Vnđ/người/
4 người x 2 ngày x 200,000 12 2,400,000
ngày
200,000 vnđ/người/ngày
81,722
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
A vnđ     ,720
(I+II+III+V)
CHI PHÍ KHÁC
B vnđ     55,720,000
(IV+VI)
8,172
DỰ PHÒNG PHÍ
C       ,272
(Ax10%)
13,74
THUẾ GTGT = 10%
D vnđ     4,272
(A+B)
159,35
TỔNG KINH PHÍ
  vnđ     9,264
(A+B+C+D)
Bằng chữ: Một trăm năm mươi chín triệu ba trăm năm mươi chín nghìn hai trăm sáu
mươi bốn đồng.

9/11
DANH MỤC TÀI LIỆU DỰ KIẾN MUA
T Tên tiêu chuẩn Nội dung chính Giá mua
T (USD, dự
kiến)
1 ISO-20421-1 - - Quy định các yêu cầu đối với thiết kế, 192.260
Cryogenic vessels - chế tạo, giám định và thử nghiệm các
Large transportable bồn chứa đông lạnh cách nhiệt chân
vacuum-insulated không cỡ lớn, vận chuyển với thể tích
vessels - Part 1: hơn 450 lít, được lắp cố định hoặc lắp
Design, fabrication, rời trên các phương tiện vận chuyển.
inspection and testing - Tiêu chuẩn này áp dụng cho bồn chứa
(122 pages) lạnh cách nhiệt chân không cỡ lớn để
vận chuyển các lưu chất đông lạnh,
không áp dụng cho các bồn chứa được
thiết kế cho lưu chất độc hại.
- Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu
cầu đối với phương tiện chuyên chở nói
chung chẳng hạn như bánh răng truyền
động, phanh, đèn chiếu sáng... theo các
tiêu chuẩn/quy định liên quan.
2 ISO-20421-2 - Quy định các yêu cầu về vận hành bồn 135.300
Cryogenic vessels - chứa lưu chất đông lạnh cách nhiệt chân
Large transportable không cỡ lớn. Phạm vi của tiêu chuẩn
vacuum-insulated bao gồm các quy trình đưa vào hoạt
vessels - Part 2: động, nạp, xả, vận chuyển, lưu trữ, bảo
Operational dưỡng, giám định định kỳ và ứng cứu
requirements (13 khẩn cấp.
pages) Đối với việc vận chuyển bồn chứa bằng
đường quốc lộ, đường sắt, đường thủy,
đường biển và đường hàng không, cần
áp dụng các yêu cầu bổ sung, điều này
được quy định cụ thể.
3 DIN-EN 13530-2 - Quy định các yêu cầu đối với thiết kế, 219.240
Part 2: Design, chế tạo, giám định và thử nghiệm các
Fabrication, Inspection bồn chứa vận chuyển lưu chất đông lạnh
& Testing; Cryogenic cách nhiệt chân không cỡ lớn
Vessels - Large
Transportable vacuum
insulated vessels (100
pages)
4 DIN-EN 13530-2/A1 - Phụ lục cho DIN-EN-13530-2 - Part 2: 43.380
Amendment 1 for thiết kế, chế tạo, giám định và thử
DIN-EN-13530-2, Part nghiệm
2: Design,
Fabrication,Inspection
& Testing; Cryogenic
Vessels - Large
Transportable vacuum
insulated vessels (5
10/11
T Tên tiêu chuẩn Nội dung chính Giá mua
T (USD, dự
kiến)
pages)
5 DIN-EN-13530-3 - Quy định các yêu cầu về vận hành bồn 106.460
Part 3: Operational chứa lưu chất đông lạnh cách nhiệt chân
Requirements, không cỡ lớn
Cryogenic Vessels -
Large Transportable
vacuum insulated
vessels (18 pages)
  Tổng   696.640 USD
  Quy đổi (tỷ giá 23,000 Vnđ/USD) 16,022,720
vnđ

11/11

You might also like