You are on page 1of 27

DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp.

Hà Nội

MỤC LỤC

1. CĂN CỨ THỰC HIÊN


̣ ................................................................................................2
2. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH................................................................3
3. DANH MỤC HỒ SƠ THẨM TRA.............................................................................3
3.1. Văn bản pháp lý..........................................................................................................3
3.2. Danh mục hồ sơ nhận được.........................................................................................3
3.3. Các tài liệu sử dụng trong thẩm tra..............................................................................4
4. NỘI DUNG CHỦ YẾU THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...........................4
4.1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng......................................................................4
4.2. Giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình...................................................................6
5. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ...................................................................6
5.1. Quy cách và danh mục hồ sơ thực hiện thẩm tra.........................................................6
5.2. Nhận xét, đánh giá về các nội dung thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 80 Luật
xây dựng 2014.................................................................................................................... 6
5.3. Kết luận của đơn vị thẩm tra về việc đủ điều kiện thẩm tra.........................................6
6. KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ...........................................................................6
6.1. Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công so với bước thiết kế cơ sở............................6
6.2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật; quy định của pháp luật về sử
dụng vật liệu xây dựng cho công trình...............................................................................7
6.3. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của
công trình, mức độ an toàn công trình và đảm bảo an toàn của công trình lân cận............7
6.4. Sự hợp lý của việc lựa chọn công nghệ thi công, quản lý khai thác............................8
6.5. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.....................8
6.6. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ............................................................................................8
7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................14

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 1


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GTVT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC/VKHCN Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2019


V/v thẩm tra hồ sơ TK BVTC cầu vượt nút giao
Nguyễn Chí Thanh và cầu vượt Giảng Võ –
Láng Hạ dự án ĐTXD đường vành đai 1 đoạn
Hoàng Cầu – Voi Phục (lần 1)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM TRA (LẦN 1)


HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
CẦU VƯỢT NÚT GIAO NGUYỄN CHÍ THANH VÀ CẦU
VƯỢT NÚT GIAO GIẢNG VÕ – LÁNG HẠ
DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XD ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 1 ĐOẠN HOÀNG CẦU – VOI PHỤC

ĐỊA ĐIỂM: QUẬN ĐỐNG ĐA VÀ QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Kính gửi: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và
công nghiệp thành phố Hà Nội

1. CĂN CỨ THỰC HIỆN


- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày
01/6/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và
thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 32/2015NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thực hiện hợp đồng kinh tế số /2019/HĐ-TVTTr ngày / /2019 giữa

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 2


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành
phố Hà Nội và Viện Khoa học và Công nghệ GTVT về việc thực hiện gói thầu:
Tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh
và cầu vượt Giảng Võ – Láng Hạ dự án ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng
Cầu – Voi Phục.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ thiết kế do Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông
vận tải - CTCP lập, Tư vấn thẩm tra - Viện Khoa học và Công nghệ GTVT báo cáo
kết quả thẩm tra (lần 1) như sau:

2. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH


- Tên công trình: Cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh và cầu vượt Giảng Võ –
Láng Hạ dự án ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục.
- Loại, cấp công trình: công trình giao thông, cấp II;
- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp thành phố Hà Nội;
- Nguồn vốn: Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, nguồn vốn ngân sách thành phố;
- Địa điểm xây dựng: Quận Đống Đa và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
- Đơn vị khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng: Tổng công ty Tư vấn thiết kế
giao thông vận tải - CTCP.

1. DANH MỤC HỒ SƠ THẨM TRA


1.1. Văn bản pháp lý
Quyết định số 5757/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc phê duyệt báo cáo NCKT Dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn
Hoàng Cầu – Voi Phục, TP. Hà Nội – giai đoạn 1;
Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 23/1/2019 của UBND Thành phố Hà Nội
phê duyệt Phương án kiến trúc hai cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Giảng Võ và
nút giao Nguyễn Chí Thanh;
Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 21/03/2019 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng
Cầu – Voi Phục, TP. Hà Nội – giai đoạn 1.
1.2. Danh mục hồ sơ nhận được
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh và cầu

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 3


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

vượt Giảng Võ – Láng Hạ, dự án ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi
Phục, Tư vấn thẩm tra (TVTT) nhận được gồm:
Bảng 1. Danh mục hồ sơ thiết kế
STT Ký hiệu Nội dung hồ sơ Ghi chú
1 Quyển 1 Tập bản vẽ Thiết kế bản vẽ thi công A3
cầu vượt nút giao Nguyễn Chí
Thanh
2 Quyển 2 Tập bản vẽ Thiết kế bản vẽ thi công A3
cầu vượt nút giao Giảng Võ – Láng
Hạ
3 Quyển 3 Chỉ dẫn kỹ thuật cầu vượt nút A4
Nguyễn Chí Thanh
4 Quyển 4 Chỉ dẫn kỹ thuật cầu vượt nút giao A4
Giảng Võ – Láng Hạ
5 Quyển 5 Dự toán cầu vượt nút Nguyễn Chí A4
Thanh
6 Quyển 6 Dự toán cầu vượt nút giao Giảng Võ A4
– Láng Hạ
7 Quyển 7 Quy trình bảo trì cầu vượt nút giao A4
Giảng Võ – Láng Hạ
8 Quyển 8 Quy trình bảo tri cầu vượt nút giao A4
Giảng Võ – Láng Hạ
1.3. Các tài liệu sử dụng trong thẩm tra
Hồ sơ khảo sát, thiết kế công trình do TVTK lập, các tiêu chuẩn, quy chuẩn
áp dụng cho dự án.

2. NỘI DUNG CHỦ YẾU THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


2.1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng
Các tiêu chuẩn chủ yếu để sử dụng cho công tác thiết kế được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2. Các tiêu chuẩn chính
STT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
1 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế TCVN 4054-2005

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 4


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

STT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu

2 Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế TCXDVN 104-2007


3 Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823-2017
4 Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn 22 TCN 211-06
thiết kế
5 Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT
6 Màng phản quang cho báo hiệu đường bộ TCVN 7887-2008
7 Thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386:2012
8 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 3727-2006
9 Tính toán đặc trưng dòng chảy lũ TCVN 9845-2013
10 Phân cấp đường thủy nội địa TCVN 5664-2009
11 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10304:2014
12 Thiết kế điện chiếu sáng đường, đường TCXDVN 259-2001
phố và quảng trường
13 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu TCVN 5574:2012
chuẩn thiết kế
14 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575:2012
15 Cống tròn BTCT lắp ghép 22TCN 195-86
16 Tiêu chuẩn kỹ thuật gối chậu EN 1337
17 Tiêu chuẩn khe co giãn dạng ray AASHTO M 270, Grade
36. AASHTO M232
18 Thép kết cấu JIS G 3144 loại SMA
490 AP
19 Quy trình thiết kế công trình và thiết bị 22 TCN 200-1989
phụ trợ thi công cầu

Bảng 3. Các tiêu chuẩn tham khảo cho công tác thiết kế
STT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
1 Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô 22TCN 273-01
2 Tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế QPTL C6-77

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 5


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

STT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu


3 Tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO LRFD AASHTO LRFD 1998,
phiên bản 1998 và 2007 2007
4 Tiêu chuẩn chiếu sáng thẩm mỹ CIE 4-15
5 Hệ thống tiêu chuẩn thí nghiệm ASTM
6 Hệ thống các tiêu chuẩn của Nhật Bản:
- Thép cường độ cao sử dụng cho dự án cầu. JIS G 3140
- Bu lông cường độ cao. JIS B 1186

2.1. Giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình


1.1.1. Cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh
a) Bình đồ cầu
Mặt bằng cầu nằm trên đường cong bán kính R=700m và được nối với hai đoạn
thẳng bằng hai đoạn cong chuyển tiếp, mỗi đoạn cong dài Lct=50m.

b) Thiết kế trắc dọc cầu


- Trắc dọc cầu được thiết kế trên cơ sở các yêu cầu về tĩnh không tĩnh không đường
đi dưới và đảm bảo các yếu tố hình học theo quy trình thiết kế.
- Kết quả thiết kế trắc dọc như sau:

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 6


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

Đơn Giá trị thiết


Hạng mục
vị kế

Bán kính đường cong đứng


m 1400
lồi min

Độ dốc dọc tối đa % 5

Cao độ đỉnh đường cong m 15.60

c) Kết cấu cầu tại nút giao Nguyễn Chí Thanh


Kết cấu phần trên
- Sử dụng kết cấu gồm 6 nhịp dầm hộp bản rỗng bê tông cốt thép DƯL sơ đồ nhịp:
(30+2x35+45+2x35)m. Tổng chiều dài cầu L=220.7m (tính đến đuôi tường cánh
mố). Khổ cầu B=18 m.
- Dầm bản rỗng BTCT DƯL có chiều cao thay đổi, trong đó: chiều cao dầm tại vị trí
giữa nhịp và trụ biên H=1.50m, tại vị trí trụ chính H=2.50m. Đáy dầm được vuốt
cong tạo thẩm mỹ.

250
250

CL
250
250

R20000
R15000

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 7


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

250
250

R20000

R15000
R15000

- Cầu nằm hoàn toàn trong phạm vi bố trí siêu cao. Mặt cầu có độ dốc ngang không
thay đổi và bằng 2%.
Kết cấu phần dưới
- Mố cầu bằng BTCT dạng chữ U, gác lên tường đỉnh mố là bản quá độ dài 8m, nối
tiếp sau mố là kết cấu sàn giảm tải và tường chắn đất có cốt.
- Trụ cầu dạng trụ bằng BTCT thân cột có bề rộng theo phương ngang thay đổi theo
phương đứng theo kiểu bo cong (bán kính bo R=7250mm) mở rộng lên phía trên,
đảm bảo tính thẩm mỹ của kết cấu phần dưới, hài hòa với kết cấu phần trên.
- Xẻ rãnh đứng ở thân trụ tại hai mặt theo phương dọc cầu, rãnh phẳng ở hai mặt
theo phương ngang cầu tạo mỹ quan cho trụ.

Kết cấu móng


- Kết cấu móng cọc khoan nhồi BTCT đường kính D1200mm. Số lượng cọc của mố
M0: 07 cọc; mố M6: 09 cọc; 08 cọc cho các trụ T1, T2, T5; 12 cọc cho các trụ
T3&T4. Chiều dài cọc thay đổi từ 33 m đến 35 m (không bao gồm 0.15m ngàm
trong bệ cọc) xác định trên cơ sở số liệu khoan địa chất bước Lập dự án đầu tư và

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 8


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

bước TKBVTC (Chiều dài cọc chính thức sẽ được quyết định tại hiện trường bởi
TVGS căn cứ vào kết quả thực tế khoan và thí nghiệm cọc).

Chiều
Tên Cao độ Cao độ Cao độ dài cọc
STT Lý Trình
Mố/Trụ tim tuyến đáy bệ mũi cọc dự kiến
(m)

1 Mố M0 Km2+036.220 +11.219 +5.00 -29.00 34

2 Trụ T1 Km2+066.320 +12.724 +4.00 -29.00 33

3 Trụ T2 Km2+101.320 +14.418 +5.50 -28.50 34

4 Trụ T3 Km2+136.320 +15.419 +5.50 -28.50 34

5 Trụ T4 Km2+181.320 +15.419 +5.50 -28.50 34

6 Trụ T5 Km2+216.320 +14.418 +6.50 -28.50 35

7 Mố M6 Km2+251.420 +12.719 +5.65 -28.35 34

d) Sàn giảm tải và tường chắn


Tại hai đầu cầu, đoạn tiếp giáp với cầu, để giải quyết độ chênh cao giữa đường
song hành lên cầu và hệ thống đường đi bên cạnh,cũng như không phải kéo dài
cầu, kết cấu tường chắn đất có cốt được sử dụng. Chiều dài đoạn tường chắn được
bố trí từ sau đuôi mố đến vị trí chênh cao so với đường đi bên khoảng 1m, tùy theo
điều kiên địa chất khu vực. Đo ạn tiếp sử dụng tường chắn trọng lực và gờ chắn
bánh bê tông cốt thép.

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 9


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

e) Các kết cấu khác


Lan can
Gờ bê tông lan can được thiết kế với chiều cao đảm bảo các yêu cầu và chịu lực va
xe theo yêu cầu của TCVN 11823-2017 có kết hợp với dải máng để đất trồng hoa trang
trí cho cầu. Tay vịn lan can cầu bằng thép mạ kẽm.
Lớp phủ mặt cầu
Lớp phủ mặt cầu dày 70mm.
Lớp phòng nước bằng vật liệu chuyên dụng dạng phun.
Kết cấu mặt đường trong tường chắn
Kết cấu mặt đường trong lòng tường chắn có cốt và tường chắn chữ L tương tự kết
cấu mặt đường đầu cầu có chiều dày các lớp như sau:
Eyc≥190MPa

Bê tông nhựa chặt 12.5,


t=5cm
Bê tông nhựa chặt 19, t=7cm
Móng CP đá dăm loại 1,
t=45cm
Móng CP đá dăm loại 2,
t=50cm

Đỉnh nền K98, t=30cm, Eo  42MPa.


+ Giữa hai lớp bê tông nhựa được tưới một lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2.
+ Giữa hai lớp CPDD loại 1 và bê tông nhựa, tưới nhựa thấm bám 1kg/m2.
1.1.2. Cầu vượt nút giao Láng Hạ - Giảng Võ
a) Bình đồ cầu

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 10


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

Mặt bằng cầu nằm trên đường cong bán kính R=700m và được nối với hai đoạn
thẳng bằng hai đoạn cong chuyển tiếp, mỗi đoạn cong dài Lct=50m.

b) Thiết kế trắc dọc cầu


- Trắc dọc cầu được thiết kế trên cơ sở các yêu cầu về tĩnh không tĩnh không đường
đi dưới và đảm bảo các yếu tố hình học theo quy trình thiết kế.
- Kết quả thiết kế trắc dọc như sau:

Hạng mục Đơn vị Giá trị thiết kế

Bán kính đường cong đứng lồi min m 700

Độ dốc dọc tối đa % 5

Cao độ đỉnh đường cong m 14.980

c) Kết cấu cầu tại nút giao Láng Hạ – Giảng Võ

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 11


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

Kết cấu phần trên


- Sử dụng kết cấu gồm 7 nhịp dầm hộp bản rỗng bê tông cốt thép DƯL sơ đồ nhịp:
(30+2x35+45+2x35+30)m. Tổng chiều dài cầu L=250.7m (tính đến đuôi tường
cánh mố). Khổ cầu B=18 m.
- Dầm bản rỗng BTCT DƯL có chiều cao thay đổi, trong đó: chiều cao dầm tại vị trí
giữa nhịp và trụ biên H=1.50m, tại vị trí trụ chính H=2.50m.

250
250

CL

250
250

R20000
R15000

250
250

R20000

85
° .0
.0 °
85
R15000
R15000

- Đoạn chiều cao thay đổi, các giá trị biến đổi theo lý trình như sau

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 12


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

Khu vực Lý trình RC (m) Alpha (độ)


Km1+222.350 20 85
Km1+229.650 10 78
Trụ T3
Km1+232.050 20 78
Km1+240.700 20 85
Km1+266.000 20 85
Km1+274.650 10 78
Trụ T4
Km1+277.050 10 78
Km1+284.350 20 85

Ở tại các lý trình trung gian, các giá trị RC và Alpha được nội suy từ bảng
trên
- Mặt cầu có độ dốc ngang thay đổi. Ở phía trái dải phân cách giữa (phía Nam) dốc
ngang không thay đổi và bằng 2%. Ở phía phải dải phân cách giữa (phía Bắc), dốc
ngang biến đổi theo các đoạn thiết kế hình học tuyến. Cụ thể như sau:
Lý trình Dốc ngang Yếu tố
Từ Tới Từ Tới hình học đoạn
Km1+130.75
Km1+178.633 -2 -2 thẳng
0
Km1+178.63
Km1+228.633 -2 2 cong chuyển tiếp
3
Km1+228.63
Km1+284.558 2 2 cong tròn
3
Km1+284.55
Km1+334.558 2 -2 cong chuyển tiếp
8
Km1+334.55
Km1+375.950 -2 -2 thẳng
8
Kết cấu phần dưới
- Mố cầu bằng BTCT dạng chữ U, gác lên tường đỉnh mố là bản quá độ dài 8m, nối
tiếp sau mố là kết cấu sàn giảm tải và tường chắn đất có cốt.
- Trụ cầu dạng trụ bằng BTCT thân cột có bề rộng theo phương ngang thay đổi theo
phương đứng theo kiểu bo cong (bán kính bo R=7250mm) mở rộng lên phía trên,
đảm bảo tính thẩm mỹ của kết cấu phần dưới, hài hòa với kết cấu phần trên.
- Xẻ rãnh đứng ở thân trụ tại hai mặt theo phương dọc cầu, rãnh phẳng ở hai mặt
theo phương ngang cầu tạo mỹ quan cho trụ.

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 13


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

Kết cấu móng


- Kết cấu móng cọc khoan nhồi BTCT đường kính D1200mm. Số lượng cọc của mố
là 07 cọc; 08 cọc cho các trụ T1, T2, T5&T6; 12 cọc cho các trụ T3&T4. Chiều
dài cọc thay đổi từ 39 m đến 41 m (không bao gồm cả 0.15m ngàm trong bệ cọc)
xác định trên cơ sở số liệu khoan địa chất bước Lập dự án đầu tư và bước
TKBVTC (Chiều dài cọc chính thức sẽ được quyết định tại hiện trường bởi TVGS
căn cứ vào kết quả thực tế khoan và thí nghiệm cọc).

Chiều
Tên Cao độ Cao đáy Cao độ dài cọc
STT Lý Trình
Mố/Trụ tim tuyến bệ mũi cọc dự kiến
(m)

1 Mố M0 Km1+130.750 +10.599 +4.00 -37 41

2 Trụ T1 Km1+160.850 +12.104 +4.00 -35 39

3 Trụ T2 Km1+195.850 +13.799 +4.00 -36 40

4 Trụ T3 Km1+230.850 +14.799 +4.50 -34.5 39

5 Trụ T4 Km1+275.850 +14.799 +4.50 -34.5 39

6 Trụ T5 Km1+310.850 +13.799 +4.00 -36 40

7 Trụ T6 Km1+345.850 +12.104 +4.00 -35 39

8 Mố M7 Km1+375.950 +10.599 +4.00 -37 41

d) Sàn giảm tải và tường chắn


Tại hai đầu cầu, đoạn tiếp giáp với cầu, để giải quyết độ chênh cao giữa đường
song hành lên cầu và hệ thống đường đi bên cạnh,cũng như không phải kéo dài
cầu, kết cấu tường chắn đất có cốt được sử dụng. Chiều dài đoạn tường chắn được
bố trí từ sau đuôi mố đến vị trí chênh cao so với đường đi bên khoảng 1m, tùy theo
điều kiên địa chất khu vực. Đoạn tiếp sử dụng tường chắn trọng lực và gờ chắn
bánh bê tông cốt thép.

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 14


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

18000
500 17000 500
La n c a n

La n c a n
d Ýn h k Õt c a o d Ýn h k Õt c a o
R.L.L TIM § ¦ ê NG R.L.L
(®­ î c m· k Ï m n h ò n g n ã n g ) (®­ î c m· k Ï m n h ò n g n ã n g )
P .W.T.L i% i%
C.U.L C.U.L

t Êm t ­ ê n g t Êm t ­ ê n g
t e r r a c l a s s 140mm t e r r a c l a s s 140mm
H 140 17380 140

H
h1
h1 ®Êt ®¾p n Òn ®­ ê n g

§¦ ê ng go m §¦ ê ng g om

s µn g i¶ m t ¶ i

l l
è n g ®ô c l ç d 160mm è n g ®ô c l ç d 160mm
q u Ên v ¶ i ®Þa k ü t h u Ët x u n g q u a n h q u Ên v ¶ i ®Þa k ü t h u Ët x u n g q u a n h

Đất yếu ở hai đầu cầu được xử lý bằng cách sử dụng sàn giảm tải dày 300mm trên
hệ cọc đóng BTCT. Tổng chiều dài sàn giảm tải ở mỗi đầu cầu là 3@15=45m, chia
làm 3 đơn nguyên dài 15m. Tại mỗi đơn nguyên sàn giảm tải, bố trí 80 cọc BTCT
350x350mm chiều dài dự kiến là 30m.

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 15


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

e) Các kết cấu khác


Lan can
Gờ bê tông lan can được thiết kế với chiều cao đảm bảo các yêu cầu và chịu lực va
xe theo yêu cầu của TCVN 11823-2017 có kết hợp với dải máng để đất trồng hoa trang
trí cho cầu. Tay vịn lan can cầu bằng thép mạ kẽm.
Lớp phủ mặt cầu
Lớp phủ mặt cầu dày 70mm.
Lớp phòng nước bằng vật liệu chuyên dụng dạng phun.
Kết cấu mặt đường trong tường chắn
Kết cấu mặt đường trong lòng tường chắn có cốt và tường chắn chữ L tương tự kết
cấu mặt đường đầu cầu có chiều dày các lớp như sau:
Eyc≥190MPa

Bê tông nhựa chặt 12.5,


t=5cm
Bê tông nhựa chặt 19, t=7cm
Móng CP đá dăm loại 1,
t=45cm
Móng CP đá dăm loại 2,
t=50cm

Đỉnh nền K98, t=30cm, Eo  42MPa.


+ Giữa hai lớp bê tông nhựa được tưới một lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2.
+ Giữa hai lớp CPDD loại 1 và bê tông nhựa, tưới nhựa thấm bám 1kg/m2.

3. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ


Sau khi nhận được hồ sơ của Chủ đầu tư - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội, Viện Khoa học và Công
nghệ GTVT báo cáo về chất lượng hồ sơ đề nghị thẩm tra như sau:
3.1. Quy cách và danh mục hồ sơ thực hiện thẩm tra
Hồ sơ thiết kế thiết kế bản vẽ thi công được lập có số lượng và quy cách cơ
bản đầy đủ
3.2. Nhận xét, đánh giá về các nội dung thiết kế xây dựng theo quy định tại
Điều 80 Luật xây dựng 2014
Các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 80 Luật xây dựng 2014, hồ sơ thiết
kế bao gồm các nội dung sau:

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 16


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

- Phương án kiến trúc;


- Phương án công nghệ;
- Công năng sử dụng;
- Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình;
- Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu;
- Chỉ dẫn kỹ thuật.
Hồ sơ thiết kế BVTC Tư vấn thiết kế lập chưa đầy đủ theo các nội dung trên.
3.3. Kết luận của đơn vị thẩm tra về việc đủ điều kiện thẩm tra
Hồ sơ thiết kế BVTC được lập có số lượng và quy cách chưa đầy đủ theo quy
định hiện hành. Hồ sơ chưa đủ điều kiện để thẩm tra.

4. KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ


4.1. Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công so với bước thiết kế cơ sở
Về cơ bản, nội dung của hồ sơ bước thiết kế bản vẽ thi công phù hợp so với
bước thiết kế cơ sở điều chỉnh (Quyết định số 5757/QĐ-UBND ngày 25/10/2018
của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt báo cáo NCKT Dự án xây dựng
đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, TP. Hà Nội – giai đoạn 1). Tuy
nhiên, có một số điều chỉnh so với bước thiết kế cơ sở sau khi đã có tính toán thiết
kế chi tiết hơn, cụ thể như sau:
- Chiều dài cọc khoan nhồi thay đổi giữa bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công và
thiết kế cơ sở, cụ thể như sau:
Bảng tổng hợp thay đổi cọc khoan nhồi cầu vượt Nguyễn Chí Thanh
Ghi
Số lượng (cọc) Chiều dài một cọc (m)
chú
Hạng mục
Chênh Chênh
TKCS TKBVTC TKCS TKBVTC
lệch lệch
Mố M0 7 7 0 45 34 -11.00  
Trụ T1 8 8 0 45 33 -12.00  
Trụ T2 8 8 0 45 34 -11.00  
Trụ T3 12 12 0 45 34 -11.00  
Trụ T4 12 12 0 45 34 -11.00  
Trụ T5 8 8 0 45 35 -10.00  
Mố M6 9 9 0 45 34 -11.00  
Tổng cộng 64 64 0 2880 2176 -704.00  
(Chênh lệch = TKBVTC - TKCS)

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 17


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

Bảng tổng hợp thay đổi cọc khoan nhồi cầu vượt Láng Hạ - Giảng Võ
Ghi
Số lượng (cọc) Chiều dài một cọc (m)
Hạng mục chú
TKCS TKBVTC Chênh lệch TKCS TKBVTC Chênh lệch
Mố M0 7 7 0 45 41 -4.00  
Trụ T1 8 8 0 45 39 -6.00  
Trụ T2 8 8 0 45 40 -5.00  
Trụ T3 12 12 0 45 39 -6.00  
Trụ T4 12 12 0 45 39 -6.00  
Trụ T5 8 8 0 45 40 -5.00  
Trụ T6 8 8 0 45 39 -6.00  
Mố M6 7 7 0 45 41 -4.00  
Tổng cộng 70 70 0 3150 2774 -376.00  
(Chênh lệch = TKBVTC - TKCS)
- Theo thiết kế cơ sở một phần kết cấu tường chắn có cốt được đặt trên sàn
giảm tải, tuy nhiên thiết kế bản vẽ thi công kết cấu tường chắn được đặt trên lớp đá
dăm và cát vàng đầm chặt;
- Một số khối lượng chính thay đổi giữa thiết kế bản vẽ thi công và thiết kế cơ
sở như sau:
Bảng tổng hợp thay đổi khối lượng chính cầu vượt Nguyễn Chí Thanh
TKBVT Ghi
STT Hạng mục Đơn vị TKCS Chênh lệch
C chú
A. Kết cấu phần trên
I Dầm bản rỗng          
1 Cáp dự ứng lực t 173.80 178.26 +4.46  
2 Cốt thép t 685.5 566.847 -118.65  
3 Bê tông m3 3608 3244.5 -363.50  
II Dải phân cách          
1 Cốt thép t 25.80 25.166 -0.63  
2 Thép mạ kẽm t 38.3 37.4 -0.90  
3 Bê tông m3 258.4 231.21 -27.19  
B. Kết cấu phần dưới
I Kết cấu mố trụ          
1 Cốt thép t 226.7 201.29 -25.42  
2 Bê tông m3 2021.4 2082.8 +61.35  
C. Tường chắn + Gờ chắn bánh
1 Cốt thép t 60.70 62.728 +2.03  
2 Bê tông m3 435.7 503.442 +67.74  
(Chênh lệch = TKBVTC - TKCS)

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 18


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

Bảng tổng hợp thay đổi khối lượng chính cầu vượt Láng Hạ - Giảng Võ
TKBVT Ghi
STT Hạng mục Đơn vị TKCS Chênh lệch
C chú
A. Kết cấu phần trên
I Dầm bản rỗng          
1 Cáp dự ứng lực t 201.80 178.77 -23.03  
2 Cốt thép t 795.6 654.798 -140.80  
3 Bê tông m3 4187.23 3564.61 -622.62  
II Dải phân cách          
1 Cốt thép t 25.40 38.784 +13.38  
2 Thép mạ kẽm t 37.6 35.483 -2.12  
3 Bê tông m3 254.2 424.32 +170.12  
B. Kết cấu phần dưới
I Kết cấu mố trụ          
1 Cốt thép t 242.4 256.96 +14.55  
2 Bê tông m3 2217.6 2503.5 +285.91  
II Sàn giảm tải          
1 Cốt thép t 102.1 98.49 -3.61  
2 Bê tông m3 567 486.0 -81.00  
C. Tường chắn + Gờ chắn bánh
1 Cốt thép t 37.20 55.505 +18.31  
2 Bê tông m3 479.4 495.541 +16.14  
(Chênh lệch = TKBVTC - TKCS)
Các thay đổi trong hồ sơ bước thiết kế bản vẽ thi công so với bước thiết kế cơ
sở nêu trên là không lớn, dựa vào kết quả tính toán chi tiết ở bước thiết kế bản vẽ
thi công.
4.2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật; quy định của
pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình
a) Về sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
Các tiêu chuẩn áp dụng cho công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm
thu là tương đối đầy đủ, phù hợp và đang còn hiệu lực, được áp dụng phổ biến cho
các công trình xây dựng giao thông hiện nay;
b) Về sử dụng vật liệu cho công trình theo quy định của pháp luật
Các vật liệu chủ yếu sử dụng trong công trình là bê tông, cốt thép, thép kết
cấu là các vật liệu phổ biến để xây dựng công trình hiện nay ở nước ta, không gây
khó khăn cho các nhà thầu thi công và ưu tiên được các vật liệu trong nước sẵn có.

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 19


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

4.3. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử
dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và đảm bảo an toàn của công
trình lân cận
a) Đánh giá sự phù hợp của từng giải pháp thiết kế với công năng sử dụng công
trình
Giải pháp thiết kế kết cấu nhịp dạng dầm bản rỗng BTCT DƯL là một dạng
kết cấu đã được xây dựng nhiều ở các đô thị Việt Nam;
Giải pháp thiết kế mố bằng BTCT, móng mố sử dụng cọc khoan nhồi đường
kính D=1,2m phù hợp với địa chất tại vị trí cầu;
Giải pháp thiết kế trụ bằng BTCT, móng trụ sử dụng cọc khoan nhồi đường
kính D=1,2m phù hợp với địa chất tại vị trí cầu.
b) Đánh giá, kết luận khả năng chịu lực của kết cấu công trình, giải pháp thiết
kế đảm bảo an toàn cho công trình lân cận
Các kết cấu chịu lực chính của công trình đã được TVTK tiến hành tính toán,
kiểm toán. Các kết quả tính toán của TVTK cho thấy các bộ phận chịu lực của
công trình đảm bảo khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn thiết kế;
Các giải pháp thiết kế móng công trình sử dụng dạng móng cọc khoan nhồi,
có khả năng ít ảnh hưởng nhất đến các công trình lân cận.
4.4. Sự hợp lý của việc lựa chọn công nghệ thi công, quản lý khai thác
Các công nghệ xây dựng cầu chính: Công nghệ xây dựng phù hợp với công
nghệ xây dựng cầu nhịp nhỏ tại Việt Nam và trên thế giới, hoàn toàn khả thi trong
giai đoạn triển khai xây dựng cầu;
Công tác bảo trì, quản lý khai thác cầu: TVTK đã lập Quy trình bảo trì, quản
lý khai thác cầu để có cơ sở triển khai công tác quản lý, bảo trì trong quá trình khai
thác.
4.5. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ
Các quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đã được nêu sơ bộ
trong phần thuyết minh. Các yêu cầu này cần được quy định chi tiết hơn để có cơ
sở triển khai trong quá trình thi công cầu ngoài hiện trường và quá trình khai thác
cầu.
4.6. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ
4.6.1. Hồ sơ cần bổ sung

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 20


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

- Khung tiêu chuẩn được duyệt của dự án.


4.6.2. Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất
Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất cơ bản đầy đủ các số liệu phục vụ công tác
tính toán và thiết kế kết cấu công trình.
4.6.3. Phần bản tính - Hồ sơ thiết kế
- Mô đun đàn hồi vật liệu đề nghị tính đúng theo TCVN 11823;
- Kiểm toán đáy bệ : Một số đầu vào chưa đúng:
 Bước cốt thép là 140, TVTK nhập 150;
 Lưới thép trên d18, TVTK nhập d20;
 Lưới thép trên d32 kẹp đôi, TVTK nhập d32;

4.6.4. Phần bản vẽ - Hồ sơ thiết kế


a) Cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh
- Bản vẽ “Quy định chung”:
 Mục 3.5. Xem xét việc yêu cầu sử dụng xi măt Poóc lăng bền sunfat, vì
loại xi măng này chỉ sử dụng trong môi trường có xâm thực sunfat;
 Mục 4.6. Đề nghị sửa “mặt ngoài bệ mố, trụ, cọc khoan nhồi” thành “mặt
ngoài bệ mố, trụ, cọc khoan nhồi và các kết cấu tiếp xúc trực tiếp với
đất”;
 Mục 5. Cáp dự ứng lực: Bổ sung các tiêu chuẩn sử dụng cho cáp DƯL,
neo…(Kiểm tra lại yêu cầu mô đun đàn hồi cáp, thông thường
195000Mpa);
 Quy định rõ cấp vữa sử dụng bơm ống gen cáp DƯL và lấp lòng ống
sonic;
 Mục 7 TVTK xem lại quy định cường độ chịu nén mẫu lăng trụ, hình
dạng của mẫu đúc có thể là 40x40x160mm phù hợp với tiêu chuẩn TCVN
6016-2011 hoặc 7,07x7,07x7,07cm theo TCN 247-98;
 Mục 10.3. “Cao độ ghi trong bản vẽ là cao độ sau 30 năm khai thác” cần
xem lại và chỉ rõ cao độ tại thời điểm thi công mới có cơ sở triển khai;
 Bổ sung các quy định liên quan đến gối cầu, khe co dãn, bê tông nhựa;

- Bản vẽ bố trí chung cầu: Toàn cầu có 1 lỗ khoan địa chất, chỉ có LK4 đúng vị
trí trụ T2. Các số liệu địa chất để tính toán móng mố, trụ tại vị trí không có lỗ
khoan là số liệu tham khảo lỗ khoan LK4 nên kết quả tính toán chưa phản ánh
chính xác so với thực tế. Do đó, Chủ đầu tư cần yêu cầu TVTK tính toán lại các vị
trí này khi có số liệu địa chất tại thời điểm khoan cọc, để có cơ sở quyết định chiều
dài cọc thực tế tại hiện trường;

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 21


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

- Bản vẽ cọc khoan nhồi mố: Tính sai khối lượng vữa lấp ống siêu âm, bổ sung
thêm khối lượng bê tông đập đầu cọc;
- Bổ sung đề cương thí nghiệm cọc khoan nhồi;
- Bản vẽ kích thước chung mố M0: Sửa lại chiều dài cọc khoan nhồi tại mặt
đứng; Kích thước hình học tại các mặt cắt A-A, B-B, C-C không tương ứng với
cao độ; Kiểm tra lại cao độ 11.239 tại mặt cắt A-A
- Bản vẽ kích thước chung mố M6: Sửa lại chiều dài cọc khoan nhồi, số lượng
cọc khoan nhồi tại mặt đứng; Sửa lại khoảng cách các cọc khoan nhồi ở hình vẽ
mặt bằng bệ cọc;
- Bản vẽ cốt thép mố M0: Hình dạng chi tiết thanh S8, S9 không đúng, không
tương ứng với chiều dài thanh trong bảng tổng hợp khối lượng; Tính sai khối
lượng bê tông bệ mố, bê tông lót, diện tích ván khuôn (Theo bản vẽ bê tông bệ là
175.81m3, bê tông lót là 8.08m3, ván khuôn là 90.8m2; TVTT tính toán lại bê tông
bệ là 193.51m3, bê tông lót là 9.41m3, ván khuôn là 92.8m2). Bổ sung thêm diện
tích quét nhựa đường phần bê tông ngập đất;
- Bản vẽ cốt thép mố M6: Hình dạng chi tiết thanh S8, S9 không đúng, không
tương ứng với chiều dài thanh trong bảng tổng hợp khối lượng; Tính sai khối
lượng bê tông bệ mố, bê tông lót, diện tích ván khuôn (Theo bản vẽ bê tông bệ là
175.81m3, bê tông lót là 8.08m3, ván khuôn là 90.8m2; TVTT tính toán lại bê tông
bệ là 193.17m3, bê tông lót là 9.19m3, ván khuôn là 92.8m2). Bổ sung thêm diện
tích quét nhựa đường phần bê tông ngập đất;
- Bản vẽ kích thước chung trụ T1, T2, T3, T4, T5: Bổ sung cao độ mũi cọc khoan
nhồi; Cao độ đường đỏ tại đỉnh trụ không thống nhất với bản vẽ “Bố trí chung
cầu”;
- Bản vẽ “Bố trí cốt thép bệ trụ” T1, T2:
 Thanh S1 là thép D32 kẹp đôi, cần tính toán lại; Thanh S1, TVTT tính là
102 thanh, TVTK tính là 104 thanh;
 Thanh S4, TVTT tính là 51 thanh, TVTK tính là 52 thanh;
 Thanh S2, S3, TVTT tính là 84 thanh, TVTK tính là 85 thanh;
 Thanh S2, S3 dài 7530mm lớn chiều rộng bệ là 7500mm;
 Bệ trụ T1, T2 kích thước giống nhau, bố trí cốt thép giống nhau nhưng
tổng khối lượng thép khác nhau, đề nghị xem lại;

- Bản vẽ cốt thép thân trụ T3, T4 (trụ ngàm): Mặt chính bố trí thép thân trụ, cần
thể hiện vị trí cáp DƯL của dầm để kiểm tra xem có vướng thép thường hay
không;
- Thân các trụ tại mặt cắt sát bệ có kích thước nhỏ so với kích thước bệ, do đó

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 22


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

cần bố trí lưới thép cục bộ trong bệ tại phạm vị thân trụ tác động;
- Bản vẽ Kích thước chung các đốt dầm, trên mặt cắt ngang dầm nên xem xét bỏ
2 lỗ rỗng D300mm phía ngoài cùng do kích thước mặt cắt dầm tại ví trí này
nhỏ; Bổ sung vị trí các lỗ rỗng trong bản vẽ kích thước chung các đốt dầm;
Cao độ A, B, H, I không tương ứng với mặt cắt 3-3 trong bản vẽ kích thước
chung đốt S1;
- Bản vẽ Bố trí cáp DƯL: Lực căng kéo bó cáp dọc cao (80% ứng suất bền), đề
nghị TVTK kiểm tra lại
- Bản vẽ khe co dãn: Bổ sung bảng thông số kỹ thuật của khe (chuyển vị max,
min; Bảng chỉ dẫn nhiệt độ và khoảng cách lắp đặt;
- Bản vẽ gờ lan can: Khối lượng bê tông gờ lan can và giải phân cách chưa trừ
các lỗ đặt cáp điện;
- Bản vẽ bố trí thoát nước: Xem xét bố trí ống thoát nước nằm trong thân mố để
tạo mỹ quan; Kết nối ống thoát tại mố với hệ thống thoát nước bên dưới; Cầu
dốc một mái nên bố trí cần bố trí thoát nước một phía (Trên bản vẽ mặt bằng
bố trí thoát nước ở tim cầu và phải tuyến, các bản khác bố trí thoát nước ở trái
tuyến và phải tuyến);
- Bổ sung thiết kế xử lý nền tường chắn hai đầu cầu. Nghiên cứu, sử dụng
phương án sàn giảm tải và móng cọc;
- Bổ sung bản vẽ sơ đồ bố trí và cầu tạo gối cầu, bản vẽ vạch sơn, biển tên cầu,
…;
- Bảng tổng hợp khối lượng toàn cầu: Tính thiếu khối lượng hạng mục cáp DƯL
dầm bản rỗng; Tính sai khối lượng bê tông, cốt thép dầm (Theo bản tổng hợp
khối lượng bê tông là 3651m3, cốt thép là 673.608t; Theo các bản vẽ chi tiết
tổng hợp lại bê tông là 3244.5m3, cốt thép là 566.847t); Tính sai khối lượng bê
tông cốt thép mố trụ cầu (Theo bản tổng hợp khối lượng bê tông là 990.374m3,
cốt thép là 80.75t; Theo các bản vẽ chi tiết tổng hợp lại bê tông là 2082.8m3,
cốt thép là 201.29t);
- Biện pháp thi công cầu vượt Nguyễn Chí Thanh:
 Bổ sung phương án đảm bảo an toàn thi công, phòng tránh cháy nổ;
 Thống kê thiết bị, vật tư phụ phục vụ tổ chức thi công;
 Bổ sung kích thước để tính khối lượng đào đất, đắp trả các hố móng bệ
mố, bệ trụ;
 Bổ sung phương án thi công lắp đặt cáp DƯL;
 Bổ sung phương án thi công các mối nối thi công các đốt đúc;
 Thi công mố M0, M6 kiểm tra lại: Bổ sung mặt bằng thi công hố móng;

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 23


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

 Bổ sung khối lượng đà giáo, ván khuôn các khối đúc trên đà giáo;

b) Cầu vượt nút giao Giảng Võ - Láng Hạ


- Bản vẽ “Quy định chung”:
 Mục 3.5. Xem xét việc yêu cầu sử dụng xi măt Poóc lăng bền sunfat, vì
loại xi măng này chỉ sử dụng trong môi trường có xâm thực sunfat;
 Mục 4.6. Đề nghị sửa “mặt ngoài bệ mố, trụ, cọc khoan nhồi” thành “mặt
ngoài bệ mố, trụ, cọc khoan nhồi và các kết cấu tiếp xúc trực tiếp với
đất”;
 Mục 5. Cáp dự ứng lực: Bổ sung các tiêu chuẩn sử dụng cho cáp DƯL,
neo…(Kiểm tra lại yêu cầu mô đun đàn hồi cáp, thông thường
195000Mpa);
 Quy định rõ cấp vữa sử dụng bơm ống gen cáp DƯL và lấp lòng ống
sonic;
 Mục 7 TVTK xem lại quy định cường độ chịu nén mẫu lăng trụ, hình
dạng của mẫu đúc có thể là 40x40x160mm phù hợp với tiêu chuẩn TCVN
6016-2011 hoặc 7,07x7,07x7,07cm theo TCN 247-98;
 Mục 10.3. “Cao độ ghi trong bản vẽ là cao độ sau 30 năm khai thác” cần
xem lại và chỉ rõ cao độ tại thời điểm thi công mới có cơ sở triển khai;
 Bổ sung các quy định liên quan đến gối cầu, khe co dãn, bê tông nhựa;

- Bản vẽ bố trí chung cầu: Toàn cầu có 2 lỗ khoan địa chất, chỉ có LK1 đúng vị
trí mố M0, LK2 đúng vị trí trụ T3. Các số liệu địa chất để tính toán móng mố,
trụ tại vị trí không có lỗ khoan là số liệu tham khảo các lỗ khoan gần đó nên
kết quả tính toán chưa phản ánh chính xác so với thực tế. Do đó, Chủ đầu tư
cần yêu cầu TVTK tính toán lại các vị trí này khi có số liệu địa chất tại thời
điểm khoan cọc, để có cơ sở quyết định chiều dài cọc thực tế tại hiện trường;
- Bản vẽ cọc khoan nhồi: Tính sai khối lượng vữa lấp ống siêu âm, bổ sung thêm
khối lượng bê tông đập đầu cọc;
- Bản vẽ “Kích thước chung mố M0, M7:
 Theo bản vẽ bố trí chung, chiều rộng bệ mố là 5500mm; Theo bản vẽ bố
trí cốt thép, chiều rộng bệ mố là 5000mm;
 Lưới thép chịu lực mặt trên và mặt dưới bệ mố cùng là D18 là chưa hợp
lý cần bố trí phù hợp với đặc điểm chịu lực của bệ mố;
 Kiểm tra lại chi tiết cốt thép một số thanh sai chiều dài như: Thanh S8,
S9;
 Bổ sung khối lượng quét bitum mặt mố tiếp xúc trực tiếp với đất;

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 24


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

 Tính chưa đúng khối lượng bê tông bệ mố, khối lượng bê tông lót móng
và diện tích ván khuôn;

- Bản vẽ kích thước chung trụ T1, T2, T3, T4, T5: Bổ sung cao độ mũi cọc
khoan nhồi;
- Bản vẽ “Bố trí cốt thép bệ trụ” T1, T2, T5, T6: Thanh S2, S3 dài 7530mm lớn
chiều rộng bệ là 7500mm; Tính sai khối lượng bê tông bệ mố, bê tông lót, diện
tích ván khuôn (Theo bản vẽ bê tông bệ là 188.15m3, bê tông lót là 9.29m3,
ván khuôn là 84.5m2; TVTT tính toán lại bê tông bệ là 187.65m3, bê tông lót
là 8.95m3, ván khuôn là 80.4m2);
- Bản vẽ “Bố trí cốt thép bệ trụ” T3, T4: Tính sai khối lượng bê tông bệ mố, bê
tông lót, diện tích ván khuôn (Theo bản vẽ bê tông bệ là 252.59m3, bê tông lót
là 12.75m3, ván khuôn là 95.84m2; TVTT tính toán lại bê tông bệ là
251.40m3, bê tông lót là 11.77m3, ván khuôn là 91.2m2)
- Bản vẽ cốt thép thân trụ T3, T4 (trụ ngàm): Mặt chính bố trí thép thân trụ, cần
thể hiện vị trí cáp DƯL của dầm để kiểm tra xem có vướng thép thường hay
không;
- Thân các trụ tại mặt cắt sát bệ có kích thước nhỏ so với kích thước bệ, do đó
cần bố trí lưới thép cục bộ trong bệ tại phạm vị thân trụ tác động;
- Bản vẽ bố trí cốt thép thường các đốt dầm cần thể hiện vị trí cáp DƯL đề kiểm
tra xem có vướng cốt thép thường không;
- Bản vẽ Bố trí cáp DƯL: Lực căng kéo bó cáp dọc cao (80% ứng suất bền), đề
nghị TVTK kiểm tra lại
- Bản vẽ khe co dãn: Bổ sung bảng thông số kỹ thuật của khe (chuyển vị max,
min); Bảng chỉ dẫn nhiệt độ và khoảng cách lắp đặt;
- Bản vẽ gờ lan can: Khối lượng bê tông gờ lan can và giải phân cách chưa trừ
các lỗ đặt cáp điện;
- Bản vẽ chi tiết hàng rào tôn lượn sóng (1310): Cần thể hiện mặt bằng vị trí bố
trí hàng rào tôn lượng sóng;
- Bản vẽ bố trí thoát nước: Xem xét bố trí ống thoát nước nằm trong thân mố để
tạo mỹ quan; Kết nối ống thoát tại mố với hệ thống thoát nước bên dưới;
- Nghiên cứu, so sánh phương án sử dụng cọc BTCT 35x35cm với cọc ly tâm
DƯL cho sàn giảm tải;
- Bổ sung bản vẽ sơ đồ bố trí và cầu tạo gối cầu;
- Bảng tổng hợp khối lượng toàn cầu: Tính thiếu khối lượng hạng mục cáp DƯL
dầm bản rỗng; Tính sai khối lượng cốt thép dầm (Theo bản tổng hợp khối

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 25


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

lượng cốt thép là 593.12t; Theo các bản vẽ chi tiết tổng hợp lại cốt thép là
654.798t); Tính sai khối lượng bê tông cốt thép mố trụ cầu (Theo bản tổng hợp
khối lượng bê tông là 1023.84m3, cốt thép là 85.771t; Theo các bản vẽ chi tiết
tổng hợp lại bê tông là 2503.5m3, cốt thép là 256.96t);
- Biện pháp thi công cầu vượt Nguyễn Chí Thanh:
 Bổ sung phương án đảm bảo an toàn thi công, phòng tránh cháy nổ;
 Thống kê thiết bị, vật tư phụ phục vụ tổ chức thi công;
 Bổ sung kích thước để tính khối lượng đào đất, đắp trả các hố móng bệ
mố, bệ trụ;
 Bổ sung phương án thi công lắp đặt cáp DƯL;
 Bổ sung phương án thi công các mối nối thi công các đốt đúc;
 Bổ sung bản vẽ phương án đúc cọc 35x35cm;
 Bổ sung bản vẽ để tính khối lượng đà giáo định hình thi công các đốt trên
đà giáo;
 Bổ sung độ vồng thi công dầm;

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh và cầu
vượt Giảng Võ – Láng Hạ, dự án ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi
Phục, thành phố Hà Nội, do Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải -
CTCP lập tháng 3/2019 còn một số nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện
như đã trình bày chi tiết ở trên. Sau khi bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các ý kiến
nêu trên, TVTT sẽ rà soát và có báo cáo thẩm tra tiếp theo.
Trên đây là nội dung ý kiến thẩm tra về Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Cầu
vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh và cầu vượt Giảng Võ – Láng Hạ, dự án ĐTXD
đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, thành phố Hà Nội. Viện Khoa học
và Công nghệ GTVT báo cáo Chủ đầu tư xem xét, chỉ đạo Tư vấn thiết kế hoàn
thiện hồ sơ.
Người thực hiện: Chủ nhiệm thẩm tra: Nguyễn Việt Khoa
Nguyễn Quang Huy (CCHN số BXD-00015583
Lê Minh Phúc KCS: Lê Văn Hùng
Lê Trung Du (CCHN số BXD-00032870)
Lưu Quốc Vượng Viện CN Cầu Hầm: Nguyễn Việt Khoa
Nguyễn Thanh Hà

Nơi nhận: VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GTVT

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 26


DA ĐTXD đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, tp. Hà Nội

- Như trên;
- Lưu VT.

Viện khoa học và công nghệ GTVT - ITST 27

You might also like