You are on page 1of 57

CÔNG TY TNHH KT&QH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KIẾN THIẾT Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


Số:………./CDKT-KT 

HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG


CHỈ DẪN KỸ THUẬT

TÊN DỰ ÁN : NÂNG CẤP ĐƯỜNG CAO BÁ QUÁT, THÀNH PHỐ BẢO LỘC
HẠNG MỤC : THI CÔNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
CHỦ ĐẦU TƯ: BQL DỰ ÁN ĐTXD THÀNH PHỐ BẢO LỘC
ĐỊA ĐIỂM : PHƯỜNG LỘC PHÁT – TP. BẢO LỘC – TỈNH LÂM ĐỒNG
ĐƠN VỊ LẬP : CTY TNHH KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH KIẾN THIẾT
ĐỊA CHỈ : LÔ 5B KQH 12A – TRIỆU VIỆT VƯƠNG - PHƯỜNG 4
- THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
ĐIỆN THOẠI : 0978.601.557

Lâm Đồng, tháng 4 năm 2023


CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC & CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QH KIẾN THIẾT Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Số:………./CDKT-KT 

HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG


CHỈ DẪN KỸ THUẬT

TÊN DỰ ÁN : NÂNG CẤP ĐƯỜNG CAO BÁ QUÁT, THÀNH PHỐ BẢO LỘC
HẠNG MỤC : THI CÔNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
CHỦ ĐẦU TƯ: BQL DỰ ÁN ĐTXD THÀNH PHỐ BẢO LỘC
ĐỊA ĐIỂM : PHƯỜNG LỘC PHÁT – TP. BẢO LỘC – TỈNH LÂM ĐỒNG
ĐƠN VỊ LẬP : CTY TNHH KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH KIẾN THIẾT
ĐỊA CHỈ : LÔ 5B KQH 12A – TRIỆU VIỆT VƯƠNG - PHƯỜNG 4
- THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
ĐIỆN THOẠI : 0978.601.557

NGƯỜI LẬP ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ


CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC &
QUY HOẠCH KIẾN THIẾT
GIÁM ĐỐC

VÕ ANH TÀI NGUYỄN DƯƠNG TIẾN


CHỈ DẪN KỸ THUẬT
1.QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG CHO VIỆC THI CÔNG, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH :
Tất cả quy trình thực hiện xây dựng, phương pháp thử nghiệm và vật liệu sử dụng cho
công trình, phải tuân thủ tiêu chuẩn mới nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn thi
công và nghiệm thu chuyên ngành.
Nhà thầu phải lưu trữ tại công trường tối thiểu mỗi tài liệu một bản về tiêu chuẩn, quy
định quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý chất lượng liên quan đến những công tác đang
thực hiện, để cung cấp cho GSTC tham khảo.
Việc quản lý chất lượng tất cả các công tác xây lắp đều phải tuân theo Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết về một số nội dung về quản
lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng.
Riêng từng hạng mục xây lắp phải tuân theo các quy trình quy phạm thi công và nghiệm
thu hiện hành như sau :
Stt Loại công tác Quy chuẩn, tiêu
chuẩn
1 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng – TCVN 5637-1991
Nguyên tắc cơ bản
2 Tổ chức thi công TCVN 4055-2012
3 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi TCVN 4252 : 2012
công.
4 Dung sai trong xây dựng công trình - Phương pháp đo TCVN 9264:2012
kiểm công trình và các cấu kiện chế sẵn của công trình ISO7976-2:1989
- Vị trí các điểm đo.
5 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu TCVN 9398:2012
cầu chung
6 Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống 22TCN 266-2000
7 Công tác thi công đất, nền móng:
7.1 Nền đường ôtô – Thi công và nghiệm thu. TCVN 9437:2012
7.2 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447:2012
7.3 Thi công – nghiệm thu nền móng TCVN 9371:2012
8 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép:
8.1 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm TCVN 4453:1995
thi công và nghiệm thu (trừ mục 6.8 được thay thế bởi
TCVNXD 305:2004).
8.2 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Quy phạm TCVN 9115:2012
thi công và nghiệm thu
8.3 Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVNXD 05:2004
(thay thế mục 6.8 của TCVN 4453-1995).
8.4 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Các yêu cầu cơ bản đánh giá TCVN 9340:2012
chất lượng và nghiệm thu
8.5 Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu TCXD 170 : 2007
kỹ thuật.
8.6 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu Bê tông cốt thép - Tiêu TCVNXD 9391:2012
chuẩn thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu
8.7 Bê tông - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên TCVNXD 8828:2011
9 Công tác thi công móng, mặt đường
9.1 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối TCVN 8859:2011
đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô
9.2 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông TCVN 8819:2011
nhựa nóng
9.3 Ban hành quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và 1951/QĐ-BGTVT
nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng
công trình giao thông
10 Công tác hoàn thiện:
10.1 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và TCVN 9377-2 : 2012
nghiệm thu – Công tác trát, ốp.
10.2 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và TCVN 9377-3 : 2012
nghiệm thu – Công tác Lát, Láng
10.3 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng TCVN 4459 : 1987
10.4 Kết cấu gạch đá – Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4085:2012
Đối với các hạng mục thi công chi tiết còn phải áp dụng các quy trình tiêu chuẩn về thi
công và nghiệm thu được nêu trong mục 4 chương này.
2. YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC KỸ THUẬT THI CÔNG, GIÁM SÁT :
2.1 Tổ chức công trường:
a. Tổ chức công trường của nhà thầu
Nhà thầu sẽ cử một Ban Chỉ huy công trường gồm các kỹ sư và nhân viên quản lý có kinh
nghiệm và năng lực. Việc đề cử phải được CĐT chấp thuận trước.
Ban Chỉ huy công trường gồm một Chỉ huy Trưởng phụ trách xây dựng, các nhân viên
quản lý và kỹ sư, nhân viên kỹ thuật đủ bảo đảm thực hiện tốt công trình.
Bộ phận quản lý xây dựng phải có văn phòng làm việc với các phương tiện và trang thiết
bị đầy đủ và có mặt thường xuyên tại công trường.
Tất cả chi phí cho Ban Chỉ huy công trường được tính trong đơn giá dự thầu và không
được tính riêng lẻ thêm.
b. Tổ chức của Dự án
Tổ chức quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Bảo Lộc.
Tổ chức tư vấn thiết kế: Công ty TNHH Kiến Trúc và quy hoạch Kiến Thiết
c. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền
Nhà thầu có trách nhiệm thu thập tất cả các thông tin các lọai giấy phép cần thiết từ các
cơ quan có thẩm quyền có liên quan trước khi bắt đầu thi công xây dựng.
2.2 Cơ sở vật chất cho giám sát thi công.
a. Văn phòng tạm tại công trường
Nhà thầu bố trí văn phòng làm việc tại công trình.
b. Thiết bị và dụng cụ khảo sát đo đạc
Nhà thầu phải cung cấp cho GSTC các thiết bị khảo sát đo đạc và các dụng cụ khác (máy
toàn đạc điện tử, máy thủy bình, gương, mia, chân gương, cọc, sơn, dây, ống ni vô và vật liệu
khác) theo yêu cầu để kiểm tra công tác thi công và đo đạc.
c. Hỗ trợ cho Giám sát thi công
Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp nhân lực và hỗ trợ GSTC để thực hiện nhiệm vụ
d. Bảo hộ lao động cho Giám sát thi công.
Nhà thầu phải cung cấp cho GSTC quần áo bảo hộ lao động, áo mưa và các trang bị bảo
hộ khác như: ủng cao su, đèn pin, dây an toàn, … Tất cả trang bị phải hoàn toàn mới khi giao
và phải được nhà thầu sửa chữa hay thay thế khi cần thiết.
2.3 Kế hoạch thi công
a. Mở đầu
Nhà thầu phải trình kế hoạch tiến độ thi công chi tiết từng tháng cho từng hạng mục chính
và từng công tác thi công.
Kế hoạch tiến độ thi công phải tính đến điều kiện khí hậu, địa chất và các điều kiện khác
nhằm bảo đảm hoàn thành công trình đúng thời hạn hợp đồng.
b. Kế hoạch tiến độ thi công của nhà thầu
Trong hồ sơ đề xuất, Nhà thầu phải gửi biểu đồ tiến độ kèm theo kế hoạch thi công.
Kế hoạch bao gồm tất cả các hạng mục công trình và phải nêu được các yêu cầu tối thiểu
như sau:
- Kế hoạch huy động lực lượng: nhân lực, xe máy, thiết bị thi công, tập kết vật liệu
chính;
- Kế hoạch tiến độ thi công của các hạng mục và công tác chính;
- Chuyển lực lượng đi khi hoàn thành công trình.
c. Kế hoạch có tính ràng buộc
Kế hoạch thi công có tính ràng buộc đối với nhà thầu. Mặc dù kế hoạch chi tiết đối với
một số công tác có thể sẽ được điều chỉnh trong quá trình thực tế thi công, nhưng nhà thầu vẫn
phải tuân thủ các mốc thời gian hoàn thành chủ yếu trong kế hoạch tổng thể.
2.4 Báo cáo tiến độ
a. Báo cáo tiến độ thực hiện tháng
Nhà thầu phải nộp báo cáo tiến độ thực hiện hàng tháng thông qua các cuộc họp tiến độ
tổ chức ½ tháng một lần. Báo cáo phải nêu rõ và chính xác việc huy động lực lượng, việc thực
hiện công tác xây lắp tại công trường và công tác nghiệm thu v.v… so sánh với kế hoạch tiến
độ ghi trong hợp đồng.
Nhà thầu cũng phải báo cáo chủ đầu tư về các vấn đề chất lượng, khối lượng, an toàn lao
động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng
Báo cáo phải được nộp trong mỗi cuộc họp tiến độ.
b. Trao đổi công văn tài liệu
Tất cả các tài liệu công văn nhà thầu gửi chính thức đến văn phòng: Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng thành phố Bảo Lộc - Thành Phố Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng.
3. Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị
3.1 Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư chính:
STT Vật liệu Tiêu chuẩn về
phương pháp thử
1 Xi măng.
- Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 2682:2009
- Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 6260:2009
2 Cốt liệu và nước trộn cho bê tông và vữa
- Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 7570:2006
- Cốt liệu cho bê tông và vữa - Các phương pháp thử TCVN 7572:2006
- Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCXDVN 302:2004
3 Hỗn hợp Bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh TCVNXD 374:2006
giá chất lượng và nghiệm thu
4 Thép cốt bê tông TCVN 1751:2008
5 Nhựa đường TCVN 7493:2005
6 Cấp phối đá dăm TCVN 8859-2011
7 Yêu cầu về chất lượng vật liệu để chế tạo hỗn hợp TCVN 8819-2011
bêtông nhựa TCVN 7572:2006
TCVN 8860:2011
TCVN 7574:2005
AASHTO T176
TCVN 4197:1995
3.1.1 Khái quát
Tất cả các loại vật liệu phải phù hợp với các yêu cầu được qui định dưới đây cũng như các
mục khác trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần này.
Vật liệu đưa tới công trường phải được cất giữ và xử lý để giữ được chất lượng và sự phù
hợp cho công trình. Ngay cả khi được chấp thuận trước khi cất giữ và xử lý, vật liệu có thể
được kiểm tra và thí nghiệm lại trước khi được sử dụng cho công trình. Vật liệu sẽ được cất giữ
tại vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra nhanh chóng. Trước khi nghiệm thu công trình, tất cả vị trí
tập kết vật liệu sẽ được dọn dẹp sửa sang lại như điều kiện ban đầu bằng chi phí của Nhà thầu.
Các vật liệu không phù hợp với yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật này sẽ không được GSTC
chấp thuận và phải di chuyển ngay ra khỏi công trường trừ khi GSTC có chỉ dẫn khác. Những
vật liệu đã bị loại bỏ sẽ không được phép sử dụng cho công trình.
3.1.2 Xi măng
Xi măng phải là loại xi măng Porland, phù hợp các yêu cầu của TCVN 2682-2009. Nhãn
hiệu xi măng như đã được phê chuẩn sẽ được dùng để sản xuất bê tông cho toàn bộ dự án, trừ
khi có văn bản chỉ thị khác.
Kiểm nghiệm xi măng
Trước khi đặt mua, nhà thầu phải báo cáo bằng văn bản về nguồn gốc và nhãn hiệu của
loại xi măng dự định sử dụng để GSTC chấp thuận.
Nhà thầu phải trình chứng chỉ kiểm nghiệm liên quan đến mỗi lô hàng xi măng sử dụng
cho công trình, chứng chỉ phải chứng minh được lô hàng xi măng đáp ứng được yêu cầu của
tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nếu đã để xi măng tồn kho lâu hơn 40 ngày hoặc GSTC nghi ngờ về chất lượng, xi măng
cần được kiểm nghiệm lại, chi phí do nhà thầu chịu.
Nguồn cung cấp xi măng phải được sự phê chuẩn của GSTC tại mọi thời điểm, Nhà thầu
phải cung cấp chứng chỉ thí nghiệm của nhà sản xuất và bằng chứng chứng tỏ xi măng đã đạt
yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật cùng với một giấy ghi ngày tháng sản xuất, có xác nhận của ít
nhất một Cơ quan độc lập, GSTC sẽ có quyền loại bỏ một phần hay toàn bộ bất kỳ lần giao xi
măng nào nếu thấy không phù hợp với việc sử dụng cho công trình.
Bảo quản xi măng
Xi măng được chở đến công trường trong những bao đóng kín ghi tên nhà sản xuất, loại
xi măng, chứng chỉ xuất xưởng, mã số lô, ngày tháng sản xuất. Xi măng phải được bảo quản
trong kho chống thấm khô ráo hay các nhà kho tạm thời khác được GSTC chấp thuận và nền
kho phải cao hơn mặt đất 30 cm. Xi măng bao được xếp thành từng đống không quá tám bao.
Khối lượng cất giữ phải tương đương với khối lượng bê tông cần đổ lớn nhất. Các nhà kho này
sẽ được sử dụng dành riêng cho việc cất giữ xi măng, sàn nhà phải được xây cao hơn mặt đất
thiên nhiên trong hoặc gần công trường xây dựng; Khi công trình hoàn thành thì các nhà kho
này sẽ vẫn là tài sản của Nhà thầu, Nhà thầu sẽ dỡ bỏ và di chuyển, phá móng và sửa sang khôi
phục lại như điều kiện ban đầu.
Xi măng phải được để cách tường nhà kho ít nhất 1m. Các đường đi phụ khác phải được
bố trí để có thể kiểm tra. Các lô xi măng được chuyển đến sau sẽ được cất giữ trong kho tách
biệt với lô trước đó và xi măng sẽ được sử dụng theo thứ tự chuyển đến.
Cân đong xi măng.
Khi đưa ra sử dụng, xi măng phải được cân đong bằng trọng lượng; không được sử dụng
xi măng từ bao lưng và bao không may kín.
Nhà thầu sẽ cung cấp cân để kiểm tra trọng lượng của bao xi măng. Các cân này sẽ được
giữ lại lâu dài tại mỗi nhà kho. Tại bất cứ thời điểm nào GSTC cũng có thể đến để kiểm tra xi
măng trong kho.
Xi măng không được chấp nhận.
Mặc dù nhà thầu đã trình chứng chỉ kiểm nghiệm và đã được sự chấp thuận của GSTC,
GSTC vẫn có thể từ chối bất cứ loại xi măng nào không đạt yêu cầu căn cứ theo kết quả kiểm
nghiệm bổ sung.
Bất cứ chuyến hàng xi măng nào bị đóng bánh hay bị hỏng Nhà thầu đều phải di chuyển
ra khỏi công trường bằng chi phí của mình. GSTC có quyền từ chối xi măng không đạt yêu cầu,
xi măng bị vón cục do không bảo quản tốt hay do bất kỳ nguyên nhân nào khác.
Nhà thầu phải chuyển ngay ra khỏi công trường và tự trang trải mọi chi phí liên quan.
3.1.3 Cốt liệu hạt mịn sử dụng đúc bê tông.
Thành phần cốt liệu hạt mịn cho cấp phối bê tông phải là cát tự nhiên có độ bền, độ cứng
và rắn chắc cao. Cốt liệu hạt mịn phải sạch, không có các chất ngoại lai, hạt sét, các chất hữu
cơ và các chất có hại khác theo tiêu chuẩn TCXDVN 7570:2006 (Cốt liệu cho bê tông và vữa
– Yêu cầu kỹ thuật).
Trường hợp đặc biệt khi được GSTC yêu cầu hoặc để đáp ứng các yêu cầu của Chỉ dẫn
kỹ thuật, cốt liệu hạt mịn sử dụng cho bê tông cốt thép phải được rửa bằng nước sạch.
3.1.4 Cốt liệu hạt thô sử dụng đúc bêtông.
Cốt liệu hạt thô phải là loại cốt liệu đá nghiền dùng cho công tác bê tông cốt thép và bê
tông không cốt thép. Cốt liệu này phải đồng nhất, sạch, không có vật liệu ngoại lai, đất, chất
hữu cơ, kali và các chất có hại khác theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và
vữa – Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7572:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử;
GSTC có thể yêu cầu sàng lại cốt liệu để đảm bảo thành phần hạt theo yêu cầu hoặc rửa
cốt liệu nếu thấy không sạch hoặc có thể loại bỏ bất kỳ vật liệu nào nếu thấy không phù hợp
với các Chỉ dẫn kỹ thuật.
Nguồn cung cấp cốt liệu hạt thô phải được sự phê chuẩn của GSTC trước khi chuyển vật
liệu đến công trường.
3.1.5 Nước trộn bê tông, vữa
Nước sử dụng cho tất cả các mục đích thi công tại công trường phải tuân theo TCVN
4506-2012 (Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật) và là nước uống được, sạch, trong và
không lẫn đất bùn, chất hữu cơ, kiềm, muối hoặc tạp chất khác.
Nhà thầu phải giao cho GSTC mẫu nước dự kiến sử dụng để thí nghiệm sự phù hợp với
tiêu chuẩn. GSTC có thể yêu cầu tiến hành thí nghiệm bất kỳ nguồn nước được sử dụng nào,
tại bất kỳ lúc nào. Nhà thầu thanh toán chi phí lấy mẫu và thí nghiệm.
3.1.6 Phụ gia
Để tránh các mối nối nguội, Nhà thầu phải cung cấp trạm trộn bê tông năng suất đủ lớn,
bố trí vận chuyển bê tông và sử dụng phụ gia tăng dẻo thích hợp khi GSTC thấy cần thiết. Phụ
gia tăng dẻo phải có chủng loại được TVTK chấp thuận và tuân thủ các yêu cầu được qui định
trong TCXD 173-1989. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc sử dụng phụ gia
tăng dẻo, tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của Nhà sản xuất.
Phụ gia tăng dẻo không được phép sử dụng đồng thời với các chất phụ gia khác trong cùng
một cấp phối trừ khi có sự chấp thuận của GSTC. Hàm lượng chất phụ gia nếu ở thể lỏng phải
được xem xét trong việc xác định tỷ lệ nước/ xi măng.
Các thí nghiệm về cường độ mẫu bê tông phải được tiến hành cho tất cả các loại bê tông
có chất phụ gia. Khi GSTC chấp thuận thay đổi nhãn hiệu hoặc chủng loại xi măng, Nhà thầu
phải tiến hành các thí nghiệm bổ sung và xác lập một cấp phối tương ứng.
Các chất phụ gia làm giảm nước, chậm giảm nước, và các chất phụ gia hoá dẻo, chậm
đông cứng theo TCXD 173-1989 (hoặc ASTM C494 và ASTM C1017) có thể được sử dụng
nếu có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền, tuân thủ các thiết kế cấp phối và yêu cầu về
độ sụt được GSTC phê chuẩn.
Clo-rua calxi hay các chất phụ gia có chứa clo-rua calxi không được phép sử dụng.
3.1.7. Cốt thép
- Cốt thép thường: xem ở Mục 4.5 chương này
3.1.8. Nhựa đường
Xem mục 4.9.3.1
3.1.9. Bê tông nhựa
Xem ở mục 24 chương này
3.1.10. Cấp phối đá dăm:
Xem mục 4.8.3
3.2. Yêu cầu về chủng loại máy móc, thiết bị
Nhà thầu tham gia gói thầu này phải đáp ứng tiêu chí về cung cấp thiết bị thi công Những
công tác yêu cầu cùng chủng loại máy móc thì lấy số lớn nhất làm số tối thiểu. Tất cả các thiết
bị phải được kiểm định, đo lường và phải có sự đồng ý của giám sát thi công mới được đưa
vào công trường.
4. Yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt:
4.1 Cao độ và mốc chuẩn
Sau khi nhận bàn giao từ đơn vị thiết kế nhà thầu phải thiết lập, bảo quản và kiểm tra
thường xuyên các mốc đường chuyền cấp 2, các cọc đỉnh, tim tuyến, các mốc cao độ. Các mốc
chuẩn này phải được GSTC chấp thuận.
Nhà thầu phải sử dụng nhân viên khảo sát có năng lực và kinh nghiệm. Các dụng cụ khảo
sát của nhà thầu phải thích hợp với công việc cần thực hiện, phải được bảo quản ở tình trạng
tốt nhất và phải được GSTC chấp thuận.
4.2 Dọn dẹp, phát quang
Nhà thầu phải dọn dẹp các công trình kiến trúc, phát quang và dọn dẹp cỏ rác trong phạm
vi công trường; và chặt hạ các cây lớn trong phạm vi công trình trước khi thi công. Toàn bộ
phế liệu từ công tác trên phải được vận chuyển khỏi công trường.
Toàn bộ chi phí do nhà thầu chịu trách nhiệm.
4.3 Công tác đất
a. Khái quát
Công tác đất nêu ở mục này bao gồm tất cả các công việc về đào và đắp đất để thi công
các cấu kiện chôn trong đất bao gồm đào hố móng và đắp đất hòan trả hố móng. Yêu cầu kỹ
thuật tuân theo Quy phạm thi công và nghiệm thu - công tác đất TCVN 4447 – 2012.
Nhà thầu phải thông báo cho GSTC bằng văn bản ít nhất 3 ngày trước khi khởi công công
tác đất. Toàn bộ công tác đất phải được thực hiện theo kích thước và cao độ thể hiện trên thiết
kế.
Nhà thầu phải cung cấp cho GSTC tọa độ, cao độ mặt bằng để có thể kiểm tra việc đo đạc.
Khi phá dỡ công trình cũ, nhà thầu phải thu hồi vật liệu còn sử dụng được và bàn giao cho
chủ đầu tư.
b. Đắp đất
Đất đắp phải được GSTC chấp thuận, được trải đều tương đối phẳng và đầm chặt từng lớp
có độ dày không quá 30 cm sau khi đầm, nếu sử dụng lu rung để đầm lèn lớp đất có chiều dày
lớn hơn thì nhà thầu phải báo cáo trước phương án và phải được GSTC thông qua mới được
thực hiện. Độ ẩm phải được kiểm tra thường xuyên để đạt được độ ẩm tối ưu trước khi đầm
nén.
Công tác lu lèn phải được thực hiện bằng xe lu, thiết bị đầm nén cơ khí hoặc các dụng cụ
khác được GSTC chấp thuận.
Nhà thầu phải chuẩn bị túc trực các dụng cụ thí nghiệm chuyên ngành như phễu rót cát,
dao đai … để khi có yêu cầu của GSTC, nhà thầu phải tiến hành thử nghiệm tính chất cơ lý của
đất đắp.
c. Đào bỏ đất không đạt yêu cầu
Nếu phát hiện có lớp đất không đạt yêu cầu ở nền móng công trình, nhà thầu phải dọn bỏ
và đổ đi theo chỉ dẫn của Thiết kế và GSTC.
Việc đắp lại phần đất nêu trên, nhà thầu thực hiện theo chỉ dẫn của Thiết kế và GSTC.
d. Công tác thi công móng.
- Nhà thầu thực hiện công tác thi công móng theo yêu cầu quy định tại mục 2 của TCVN
9371:2012.
- Khi dùng đất làm nền thiên nhiên cần phải áp dụng những biện pháp xây dựng để chất
lượng của nền đã được chuẩn bị và các tính chất tự nhiên của đất không bị xấu đi do nước ngầm
và nước mặt xói lở, thấm ướt do tác động của các phương tiện cơ giới, vận tải và do phong hóa.
Về nguyên tắc không được phép ngừng công việc giữa lúc đã đào xong hố móng và bắt
đầu xây móng. Khi bắt buộc ngừng việc thì phải có các biện pháp để bảo vệ tính chất thiên
nhiên của đất. Việc dọn sạch đáy hố móng phải làm ngay trước lúc xây móng.
-Nước vào hố móng trong thời gian xây móng nhất thiết phải bơm ra, không cho phép lớp
bê tông hay vữa mới thi công ngập nước chừng nào chưa đạt 30% cường độ thiết kế. Để phòng
ngừa vữa bị rữa trôi khỏi khối xây cần làm các rãnh thoát nước và các giếng thu nước.
- Khi độ sâu đặt móng thay đổi thì việc xây móng phải bắt đầu từ cao trình thấp nhất của
nền.
- Trước khi xây móng, nền đất đã chuẩn bị phải được nghiệm thu bằng biên bản giữa
GSTC và CHTCT, và khi cần thiết có đại diện của cơ quan thiết kế. Việc nghiệm thu xác định
sự đúng đắn về vị trí, kích thước và độ cao của đáy hố móng, các lớp đất thực tế và những tính
chất của đất so với những số liệu đã dự tính trong thiết kế, đồng thời xác định khả năng đặt
móng ở cao độ thiết kế hay cao độ đã thay đổi.
4.4 Công tác bêtông và các kết cấu bê tông.
4.4.1 Khái quát
Phần chỉ dẫn kỹ thuật này đưa ra các yêu cầu và quy trình áp dụng đối với công tác bê
tông bao gồm các nội dung chính như: chuẩn bị cấp phối bê tông cho các cấp khác nhau, vận
chuyển và đổ trên bề mặt đã được chuẩn bị hay trên mặt ván khuôn được chuẩn bị trước, kể cả
việc cung cấp, lắp dựng ván khuôn và các công trình phụ tạm, rung, đầm và bảo dưỡng. Phần
tiêu chuẩn này sẽ áp dụng cho tất cả các loại bê tông và việc đổ bê tông bao gồm: cấu kiện bê
tông đổ tại chỗ, cấu kiện bê tông đúc sẵn, và các công trình bê tông dự ứng lực.
4.4.2 Tiêu chuẩn và quy phạm
Tiêu chuẩn và qui phạm sau đây với những xuất bản mới nhất sẽ được áp dụng cho các
công trình được đề cập đến trong Chỉ dẫn kỹ thuật này:
1. TCVN 2682 : 2009 Xi măng Pooclăng. Yêu cầu kỹ thuật.
2. TCVN 7570 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
3. TCVN 7572 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử.
4. TCXDVN 302:2004 Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
5. TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi
công và nghiệm thu (trừ mục 6.8 được thay thế bởi TCVNXD 305:2004).
6. TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Quy phạm thi
công và nghiệm thu.
7. TCVNXD 305:2004 Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu (thay thế
mục 7.8 của TCVN 4453-1995).
8. TCXD 170:2007 Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ
thuật.
9. TCVNXD 9391:2012 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn
thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu.
10. TCVNXD 374:2007 Hỗn hợp Bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất
lượng và nghiệm thu.
11. TCVN 8828:2011 Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.
12. TCVN 7025:1995 Bê tông. Phân mác theo cường độ nén.
13. TCVN 9335:2012 Bê tông nặng. Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy
đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén.
14. TCXD 173:1989 Phụ gia tăng dẻo KDT2 cho vữa và bê tông xây dựng.
15. TCVN 3101:1979 Dây thép cacbon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép bê tông.
16. TCVN 1751:1985 Thép cốt bê tông cán nóng.
17. TCVN 5709:1993 Thép cacbon cán nóng dùng cho xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.
18. TCVN 7052:1995 Giàn giáo thép.
4.4.3 Vật liệu
Tất cả các loại vật liệu phải phù hợp với các yêu cầu được qui định dưới đây cũng như các
mục khác trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần này.
Vật liệu đưa tới công trường phải được cất giữ và xử lý để giữ được chất lượng và sự phù
hợp cho công trình. Ngay cả khi được chấp thuận trước khi cất giữ và xử lý, vật liệu có thể
được kiểm tra và thí nghiệm lại trước khi được sử dụng cho công trình. Vật liệu sẽ được cất giữ
tại vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra nhanh chóng. Trước khi nghiệm thu công trình, tất cả vị trí
tập kết vật liệu sẽ được dọn dẹp sửa sang lại như điều kiện ban đầu bằng chi phí của Nhà thầu.
Các vật liệu không phù hợp với yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật này sẽ không được GSTC
chấp thuận và phải di chuyển ngay ra khỏi công trường trừ khi GSTC có chỉ dẫn khác. Những
vật liệu đã bị loại bỏ sẽ không được phép sử dụng cho công trình.
Vật liệu dùng trong công tác bê tông bao gồm các thành phần sau:
- Xi măng: xem mục 3.1.2
- Cốt liệu hạt mịn: xem mục 3.1.3
- Cốt liệu hạt thô: xem mục 3.1.4
- Nước trộn bê tông: xem mục 3.1.5
- Phụ gia: xem mục 3.1.6
4.4.4 Loại bê tông
Bê tông được sử dụng trong dự án phải được trộn theo cấp phối đã được thiết kế với các
yêu cầu về cường độ đã được chấp thuận trong các phần khác của Chỉ dẫn kỹ thuật.
Trọng lượng hoặc thể tích xấp xỉ của các thành phần cho mỗi loại bê tông và các số liệu
khác trình bày trong bất kỳ phần nào của Chỉ dẫn kỹ thuật là số liệu dùng cho các cấp phối trộn
thử nghiệm và là giá trị để Nhà thầu tham khảo trong việc xác định cấp phối bê tông. Tuy nhiên,
cường độ nén tối thiểu của mẫu bê tông hình lập phương tại 7 ngày và 28 ngày phải được tuân
thủ chặt chẽ. Sự chấp thuận của GSTC đối với bê tông công trình sẽ dựa trên cường độ mẫu
hình lập phương 28 ngày hoặc 90% cường độ mục tiêu đối với mẫu 7 ngày được qui định theo
yêu cầu của các qui trình và Chỉ dẫn kỹ thuật.
Bê tông được sử dụng phải có các đặc tính cơ lý và đạt được các yêu cầu cường độ được
qui định trong mục sau và theo tiêu chuẩn TCVN 5726:1993 Bê tông nặng, phương pháp xác
định cường độ lăng trụ và mô đun đàn hồi khi nén tĩnh.
Loại bê tông được dùng trong mỗi phần công trình thuộc Dự án phải theo qui định trong
Hồ sơ được phê duyệt hoặc theo Chỉ dẫn kỹ thuật.
Mác bê tông các hạng mục thuộc dự án này khi không có chỉ dẫn khác được quy định như
sau:
4.4.5 Thiết kế cấp phối bê tông
4.4.5.1 Các mẫu thử
Nhà thầu phải trình GSTC các mẫu của tất cả các vật liệu được sử dụng trong cấp phối để
kiểm tra và các mẫu này phải được thí nghiệm tại phòng thí nghiệm trên công trường. Khi chưa
nhận được văn bản chấp thuận của GSTC, không được phép đưa các vật liệu này đến công
trường.
4.4.5.2 Cường độ mục tiêu
Để quyết định cường độ, các sai số tiêu chuẩn luôn có trong thực tế sẽ được ước tính theo
các kinh nghiệm đổ bê tông trước đó hoặc theo các thiết kế tương tự.
Cường độ mục tiêu: yêu cầu đạt 115 % đối với kết quả nén mẫu bê tông thiết kế cấp phối.
Biên độ sai lệch tiêu chuẩn dự kiến không được nhỏ hơn 3,8MPa và không lớn hơn
7,23MPa trừ trường hợp thử nghiệm liên tục với từng cấp bê tông của các mẫu thử được lấy tại
hiện trường. Độ lệch tiêu chuẩn được xác định từ ít nhất 30 kết quả thử nghiệm mới nhất cho
cấp phối bê tông được dùng. Nhà thầu phải đưa ra cường độ thực tế của mẫu theo các quy định
hiện hành và được sự chấp thuận của GSTC. Cường độ này phải tương thích với mức độ kiểm
tra được áp dụng và không được nhỏ hơn cường độ nhỏ nhất qui định ở trên.
Nhà thầu phải đưa ra trị số kiểm tra kiến nghị thể hiện theo cường độ trung bình và độ sai
lệch tiêu chuẩn, khi đệ trình các chi tiết về thiết kế cấp phối kiến nghị. Nếu trong thời gian thi
công trị số kiểm tra này không đạt (thể hiện do phương pháp trộn bê tông được dùng hoặc
cường độ mẫu hình lập phương được lấy khi thi công). GSTC có thể rút lại sự chấp thuận cho
tới khi thiết kế lại cấp phối hoặc tạo nên được việc kiểm tra chất lượng tốt hơn. Khi việc thiết
kế cấp phối mới được chuẩn bị, chi phí cho việc thử nghiệm sẽ do Nhà thầu chịu.
4.4.5.3 Thiết kế cấp phối bê tông
Sau khi được kỹ sư GSTC chấp thuận, Nhà thầu phải nộp thiết kế cấp phối và kết quả thí
nghiệm bằng văn bản theo tỉ lệ trọng lượng và dựa trên cấp phối thí nghiệm thực hiện với các
vật liệu đã được chấp thuận cho sử dụng ở mỗi loại bê tông qui định trong dự án.
Việc đổ bê tông chỉ được thực hiện khi Nhà thầu đã nhận được sự chấp thuận bằng văn
bản của GSTC về thiết kế cấp phối đề xuất.
Nhà thầu phải sắp xếp tất cả các công việc trên đây khi có đủ kết quả, số liệu để GSTC có
đủ thời gian xem xét các thiết kế cấp phối và nếu cần thì thực hiện hoặc yêu cầu tiến hành thí
nghiệm bổ sung.
Trong trường hợp có thay đổi về đặc điểm hay nguồn cung cấp bất kỳ thành phần vật liệu
nào, thiết kế cấp phối mới phải được nộp để GSTC thông qua. Trong quá trình thi công Dự án,
GSTC có thể lấy mẫu bê tông để kiểm tra xem có đảm bảo với thiết kế cấp phối đã được chấp
thuận không.
4.4.5.4 Điều chỉnh trong quá trình thực hiện công việc
Sau khi một thiết kế cấp phối đã được thông qua, như mô tả ở trên, tỉ lệ của các yếu tố của
thiết kế cấp phối sẽ không được thay đổi trong suốt quá trình thực hiện trừ các trường hợp sau:
Điều chỉnh đối với những thay đổi về khả năng làm việc.
Nếu thấy cấp phối bê tông đã được chấp thuận chưa đạt yêu cầu, GSTC có thể cho phép
thay đổi trọng lượng cốt liệu nếu thấy thích hợp.
Điều chỉnh đối với cường độ tối thiểu.
Nếu thấy khó có thể tạo ra bê tông có cường độ cho phép tối thiểu như qui định, hàm
lượng xi măng sẽ được tăng lên theo chỉ dẫn của GSTC.
Điều chỉnh đối với vật liệu mới.
Không được thay đổi về nguồn hay đặc điểm của vật liệu nếu không có sự chấp thuận của
Tư vấn.
Tất cả các vật liệu mới phải được GSTC chấp nhận và tỉ lệ mới dựa trên các thí nghiệm
của cấp phối thí nghiệm đã được quyết định.
4.4.5.5 Hàm lượng clorua và sunfat
Hàm lượng Clorua trong khối bê tông không vượt quá 1000 ppm (phần triệu) khi tính toán
trên toàn bộ khối bê tông đó hay 6000 ppm khi tính toán theo khối lượng xi măng trên cấp phối
thực tế. Khối lượng Sulphát trong bê tông không vượt qúa 800 ppm khi tính toán trên toàn bộ
khối bê tông, hay 5000ppm khi tính toán theo khối lượng xi măng trong cấp phối thực tế. Đối
với tính toán trên, hàm lượng Clorua và Sunphát sẽ do các tính toán trong phòng thí nghiệm về
xi măng, cốt liệu, nước và hỗn hợp quyết định. Những phân tích này phải được thực hiện bằng
các phương pháp đã được công nhận.
4.4.5.6 Tỉ lệ nước/xi măng
Lượng nước sử dụng trong cấp phối trộn phải được GSTC chấp thuận căn cứ trên kết quả
các thí nghiệm đầu tiên và các cấp phối trộn thử, và phải là lượng nước ít nhất có thể tạo ra một
cấp phối dẻo đồng nhất có thể đổ tràn đều trên ván khuôn và xung quanh cốt thép. Trong bất
cứ trường hợp nào cũng không cho phép để xảy ra hiện tượng phân tầng cốt liệu trong vữa bê
tông trong quá trình vận chuyển. Không cho phép sử dụng lượng nước vượt quá yêu cầu và bất
cứ mẻ bê tông nào chứa quá nhiều nước cũng sẽ bị loại bỏ.
Khi xác định lượng nước cho một mẻ bê tông phải tính đến lượng nước có sẵn trong cốt
liệu được dùng để trộn. Tổng lượng nước trong mẻ trộn bao gồm lượng nước chứa trong các
hạt cốt liệu cộng với lượng nước được bổ sung thêm vào.
Phải tiến hành các thí nghiệm thường xuyên, kể cả thí nghiệm về độ sụt để chắc chắn rằng
hàm lượng nước yêu cầu được đảm bảo.
4.4.5.7 Thí nghiệm
Ngoài các thí nghiệm kể trên còn phải tiến hành các thí nghiệm được liệt kê ở các phần
dưới đây. Tất cả các thí nghiệm phải được tiến hành theo sự chấp thuận của GSTC. Nhà thầu
phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc thu nhận, chọn lọc hoặc lấy mẫu hoặc bộ phận được
thí nghiệm.
Thí nghiệm các mẫu hình lập phương sẽ được tiến hành cho mỗi một cấp bê tông hoặc
cho từng 20m3 bê tông cùng cấp được sử dụng liên tục hoặc theo chỉ dẫn của GSTC. Mỗi lần
thí nghiệm phải thực hiện 03 mẫu hình lập phương và mỗi một mẫu phải được đánh số thứ tự
liên tiếp, đồng thời phải ghi rõ ngày tháng thực hiện thí nghiệm, đoạn công trình lấy mẫu thí
nghiệm và các thông tin cần thiết khác được gửi đến phòng thí nghiệm được chấp thuận của
Nhà thầu để thí nghiệm cường độ nén.
Chấp thuận cuối cùng đối với công tác bê tông phải dựa trên kết quả kiểm tra sau 28 ngày
bảo dưỡng của tổ mẫu thí nghiệm. Bê tông sẽ được coi là phù hợp nếu giá trị trung bình của 3
mẫu thí nghiệm nói trên bằng hoặc lớn hơn giá trị yêu cầu tối thiểu đối với loại bê tông được
đổ. Nếu giá trị cường độ trung bình của hai mẫu trong bất cứ tổ mẫu nào không thấp hơn cường
độ yêu cầu tối thiểu. Nếu kết quả thí nghiệm sau 28 ngày không thoả mãn yêu cầu thì Nhà thầu
phải tiến hành các thí nghiệm tại những phần kết cấu có nghi ngờ về chất lượng theo hướng dẫn
của GSTC. Nếu các thí nghiệm chứng tỏ rằng bê tông không đáp ứng yêu cầu hoặc thấp hơn
tiêu chuẩn quy định thì GSTC có thể yêu cầu dỡ bỏ và đổ lại phần bê tông đó sao cho đáp ứng
được yêu cầu quy định. Tất cả các chi phí cho việc thay thế bê tông thuộc trách nhiệm của Nhà
thầu và do Nhà thầu chi trả.
4.4.5.7.1 Độ sụt
Phương pháp tiến hành kiểm tra độ sụt sẽ tuân theo TCVN 3107-1993.
Mỗi một thí nghiệm kiểm tra độ sụt hoặc nhiều thí nghiệm được tiến hành khi GSTC yêu
cầu, sẽ được thực hiện trên mỗi mẻ trộn bê tông tại trạm trộn và tại vị trí bơm bê tông (nếu có)
và thí nghiệm sẽ không được tiến hành nếu không có sự chứng kiến của GSTC.
Các mẻ trộn có độ sụt thấp nhất mà có thể đổ bê tông một cách hiệu quả sẽ được sử dụng.
Các mẻ trộn độ sụt quá lớn hơn cho phép sẽ không được chấp thuận.
4.4.5.7.2 Kiểm tra phát triển cường độ
Thí nghiệm sự phát triển cường độ của bê tông để xác định cường độ chịu nén của bê tông
đổ tại chỗ cho các trường hợp sau:
Xác định cường độ chịu nén để cho phép tháo ván khuôn sớm.
Phương pháp kiểm tra sự phát triển của bê tông phải theo đúng với tiêu chuẩn TCVN
3118-1993.
4.4.6 Ván khuôn
4.4.6.1 Thiết kế ván khuôn
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các chủng loại ván khuôn và phải đệ trình
toàn bộ bản vẽ, các tính toán, vật liệu và các sản phẩm được sản xuất, cho GSTC xem xét ít
nhất là 1 tuần trước khi thi công các ván khuôn.
Tập bản vẽ phải chỉ ra những chi tiết kiến nghị của công trình như kích thước của các
phần, khoảng cách giữa các điểm cuốn, các cột, các vách, thành giằng ngang, các dầm dọc, đầu
nối, bu lông, các mối hàn, liên kết ngang, tốc độ rót, và các đề nghị của nhà sản xuất về khả
năng an toàn của tất cả các bộ phận nối ráp ván khuôn và các móc cài của các cột. Toàn bộ các
chi tiết, các kích thước, vật liệu thích hợp, và các số liệu khác, được sử dụng để phân tích kết
cấu, phải được ghi trên các bản vẽ thi công. Theo như yêu cầu, hồ sơ thiết kế ván khuôn cần
được sự chấp thuận của TVTK nếu có ảnh hưởng đến kết cấu và coi như là một điều kiện để
phê duyệt.
Trong trường hợp dùng chất phụ gia, ảnh hưởng của nó được xem xét một cách thích đáng
trong quá trình tính toán các áp lực liên quan của bê tông tươi. Ngoài trọng lượng của ván khuôn
và bê tông tươi, tải trọng thiết kế sẽ bao gồm trọng lượng của công nhân đang làm việc, trang
thiết bị, các đường thi công và các xung kích được tính chung với giá trị không nhỏ hơn 250
kg/m2. Các thanh giằng chống nên thiết kế chịu được tất cả các tải trọng bên có thể tác động
đến.
Khi các ván khuôn, các neo móc hoặc giàn giáo chế sẵn, được mang ra sử dụng phải tuân
thủ các đề nghị của nhà sản xuất đối với tải trọng cho phép.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các thiết kế ván khuôn, các thanh chống,
thanh giằng ngang của ván khuôn và sẽ phải thi công sao cho không làm biến dạng hư hỏng
dưới tác dụng của tải trọng bê tông tươi hoặc do phương pháp được chấp nhận đối với việc đổ
và đầm bê tông, hoặc do bất kỳ một tải trọng phụ nào khác.
4.4.6.2 Các loại ván khuôn
Toàn bộ các ván khuôn sẽ được chế tạo theo một trong số các loại được ghi dưới đây trừ
trường hợp các loại khác được thể hiện trong Thiết kế bản vẽ thi công hoặc được GSTC yêu
cầu.
4.4.6.2.1 Ván khuôn được gia công bề mặt
Ván khuôn phải được bào nhẵn, nếu được sản xuất bằng thép, gỗ dán hoặc gỗ không bào
nhưng phải được xử lý mặt. Gỗ dán phải có bề dầy lớn hơn 12mm và bôi mỡ chống thấm nước.
4.4.6.2.2 Ván khuôn gỗ xẻ
Ván khuôn dùng cho các mặt bê tông không lộ ra ngoài được làm bằng gỗ xẻ trong xưởng
gỗ. Các tấm ván phải có cùng bề rộng. Mặt ngoài của tấm ván đều phải thẳng đứng.
4.4.6.3 Sản xuất ván khuôn
Ván khuôn được sản xuất một cách chính xác để tương ứng với hình của bê tông như chi
tiết trong bản vẽ. Nó phải chắc chắn và được sự chấp nhận của Tư vấn. Nhà thầu phải thực hiện
bất cứ sự điều chỉnh cần thiết nào để cho phép co ngót, lún, võng có thể xảy ra trong suốt quá
trình thi công khiến cho sản phẩm bê tông đã hoàn thiện sẽ có kích thước chính xác như đã định
về khuôn, cao độ, độ vồng.
Khi đổ lớp bê tông tạo phẳng với chiều dày theo thiết kế trong phần đáy bệ móng công
trình phải đảm bảo sự bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho thi công, sự ổn định cho phần đất
móng và diện tích bề mặt phải đủ để lắp dựng ván khuôn.
Bất cứ vật liệu hoặc gỗ xẻ nào bị cong oằn trước khi đổ bê tông sẽ bị loại bỏ.
Tất cả các mặt khuôn ở phía ngoài tiếp xúc với bê tông làm bằng gỗ ván mới hoặc tấm
kim loại. Bề mặt của các ván khuôn này sẽ được bảo đảm như mới trong suốt quá trình đổ để
tạo được bề mặt bê tông như yêu cầu.
Phải dùng các kẹp ván khuôn hoặc bu lông ghép chặt các khuôn. Bu lông hoặc các kẹp
ván khuôn phải có độ dịch chuyển giới hạn, có đủ độ bền và đủ số lượng để ván khuôn không
bị bửa ra. Có thể đặt các neo kéo trong các phần được đúc sẵn. Các bu lông, các kẹp ván và neo
kéo sẽ có thể tháo bỏ hoàn toàn hoặc cắt lạm vào 2 cm hoặc cắt thấp hơn mặt bê tông đã hoàn
thiện, tháo bỏ các phần không phải làm bằng kim loại trong khoảng 3 cm so với bề mặt bê tông.
Không được phép đổ bê tông khi chưa hoàn thành lắp đặt tất cả các cấu kiện có liên quan
và chưa có sự chấp thuận của GSTC.
Các lỗ thoát nước và các lỗ cho nước rỉ ra sẽ được làm theo như chi tiết đã ghi trong bản
vẽ và phải được sự chấp thuận của GSTC.
Cường độ của bê tông trước khi tháo dỡ ván khuôn sẽ được quy định như trong bảng dưới
đây trừ phi GSTC có chấp thuận khác.

Ván khuôn Thời gian Cường độ bê tông


tối thiểu tối thiểu
Các tường hoặc bản thẳng đứng của
- 70 %
kết cấu bê tông cốt thép thường khác

4.4.6.4 Các yêu cầu chung


Trừ các phần khác được GSTC yêu cầu, còn lại các bề mặt bên trong của ván khuôn sẽ
được phủ bằng một chất chống dính bám được GSTC chấp nhận. Các chất chống dính bám
được phủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và không được tiếp xúc với cốt thép.
Ngay trước khi đổ bê tông, tất cả các ván khuôn phải được lau chùi sạch toàn bộ.
4.4.7 Bê tông
4.4.7.1 Tổng quan
Toàn bộ bê tông dùng cho các cấu kiện bê tông khối lớn, bê tông cường độ cao phải được
trộn bằng máy trong các trạm trộn. Vị trí của trạm trộn phải thoả thuận trước với CĐT. Nhà
thầu phải trình GSTC đề xuất của mình về việc bố trí lưu kho cốt liệu, thùng trộn và cấp phối
bê tông trộn. Nhà thầu cũng phải trình các chi tiết về kiểu loại máy hay thiết bị trộn sẽ được sử
dụng và các kiến nghị của mình về việc vận chuyển bê tông từ trạm trộn đến vị trí đổ tại công
trường.
Bê tông phải được trộn theo định lượng trừ khi GSTC có chỉ dẫn khác đi. Máy định lượng
theo trọng lượng phải là loại đã được GSTC thông qua và được bảo quản trong điều kiện thích
hợp khi sử dụng tại công trường. Nếu GSTC yêu cầu thì sẽ phải kiểm tra để xác định xem thiết
bị đo có hoạt động chính xác hay không. Mỗi máy trộn sẽ được gắn một đồng hồ đo nước có
độ chính xác tới 1% của lượng nước cần thiết cho một mẻ trộn. Độ chính xác của dụng cụ đo
này phải không bị ảnh hưởng do sự thay đổi về áp suất khi cấp nước.
Trong trường hợp khối lượng cốt liệu được đo theo thể tích, xi măng sẽ được đo theo trọng
lượng và nước sẽ được đo theo thể tích. Mỗi cỡ hạt cốt liệu sẽ được đo trong một thùng kim
loại, chiều sâu của thùng ít nhất phải tương đương với chiều rộng lớn nhất của thùng. Thùng
phải có hình dạng sao cho dung tích chứa trong thùng có thể xác định bằng phương pháp đo.
Loại thiết bị trộn được chấp nhận phải có một thùng quay theo chiều ngang hoặc quay
quanh một trục và phải luôn được bảo quản trong điều kiện tốt. Thùng quay phải có tốc độ quay
thích hợp theo sự chấp thuận của GSTC. Không cho phép dùng trạm trộn liên tục.
Việc trộn bằng nước lạnh cũng như việc cho thêm chất phụ gia phải được sự chấp thuận
của GSTC.
Khoảng 10% lượng nước yêu cầu cho mẻ trộn sẽ được rót vào thùng trước khi đổ xi măng
và cốt liệu vào, lượng nước còn lại sẽ được bổ sung dần dần trong khi trộn và đến cuối 1/4 thời
gian trộn, lượng nước này phải được cho vào hết. Bê tông sẽ được trộn cho đến khi cấp phối
trộn có mầu đồng nhất và đạt được độ đậm đặc yêu cầu. Đối với máy trộn có dung tích 750 lít
hoặc ít hơn, việc trộn sẽ phải được tiếp tục đến ít nhất là 1,5 phút sau khi toàn bộ lượng nước
yêu cầu đã được cho vào. Đối với máy trộn có dung tích lớn hơn dung tích của máy trộn nói
trên 500 lít thì thời gian trộn tối thiểu phải tăng thêm 15 giây. Khi sử dụng trạm trộn hai thùng
công suất cao loại đã được GSTC chấp thuận, thời gian trộn tối thiểu cho phép là 70 giây.
Lượng bê tông trộn trong bất kỳ mẻ nào đều không được vượt quá công suất thiết kế của
máy trộn. Toàn bộ mẻ trộn sẽ được đổ ra trước khi vật liệu của mẻ mới được cho vào thùng.
Trong trường hợp ngừng công việc quá 20 phút, máy trộn và toàn bộ thiết bị vận chuyển phải
được rửa bằng nước sạch. Các cặn của mẻ bê tông cũ trong thùng phải được rửa sạch bằng cách
quay nước trước khi trộn mẻ bê tông mới.
Bê tông được trộn như quy định ở trên không được phép thay đổi bằng cách bổ sung thêm
nước hoặc bằng bất cứ cách nào khác để tiện cho việc vận chuyển bê tông hoặc vì bất cứ một
lý do nào khác.
4.4.7.2 Đầm và đổ bê tông
Ngay sau khi trộn bê tông phải được vận chuyển đến vị trí đổ trên công trường bằng các
phương pháp tránh được hiện tượng phân tầng, mất mát hoặc nhiễm bẩn bởi bất cứ thành phần
nào. Không được phép sử dụng bất cứ phương pháp nào liên quan đến việc sử dụng ống hoặc
máng chuyền để vận chuyển bê tông, trừ phi có sự chấp thuận bằng văn bản của GSTC.
Vận chuyển bê tông từ trạm trộn phải nhanh nhất tới mức có thể và Nhà thầu phải luôn có
trách nhiệm để bê tông không bị đông cứng trong khoảng thời gian từ lúc cho nước cho đến khi
được đổ và đầm.
Trước khi đổ bê tông, ván khuôn phải được làm sạch kỹ càng không còn các chất bẩn,
phoi bào, vụn đá hay các mảnh vụn vật liệu khác.
Các ván khuôn sẽ được xử lý bằng cách quét hoặc tưới vật liệu không mầu hoặc nhúng
vào nước ngay trước khi đổ bê tông. Đối với các bề mặt lộ ra bên ngoài, ván khuôn sẽ được xử
lý bằng một loại vật liệu không mầu được GSTC chấp thuận để bê tông không bám chặt vào
ván khuôn. Ván khuôn phải được làm sạch không để các chất có thể dính vào hoặc làm biến
mầu bê tông.
Bê tông phải được đổ nhẹ nhàng vào vị trí và không được rơi tự do từ khoảng cách lớn
hơn 1 mét.
Bê tông phải được đổ sao cho nước không bị đọng ở đáy, góc và bề mặt ván khuôn
Bê tông được đổ và đầm thành các lớp đồng đều với các mẻ trộn được đổ sát nhau.
Độ dày của các lớp bê tông sau khi đầm dao động trong khoảng 15 - 30cm đối với bê tông
cốt thép và khoảng 45cm đối với bê tông không cốt thép.
Bê tông phải được đầm liên tục và cẩn thận, đầm xung quanh cốt thép và các góc của ván
khuôn để bê tông bám chặt vào cốt thép và không để lại các lỗ rỗng tổ ong.
Bê tông phải được đầm bằng đầm dùi điện cơ loại được GSTC chấp thuận. Không cho
phép đầm rung quá mạnh bê tông trong ván khuôn bằng các thiết bị đầm rung.
Đầm dùi phải có đường kính phù hợp với khoảng trống giữa các cốt thép, phải là loại có
tần số đủ cao và phải được công nhân có kinh nghiệm vận hành. Đầm phải ngập trong bê tông
tại các điểm cách đều nhau một khoảng gấp 10 lần đường kính của đầm và hết chiều sâu của
lớp bê tông mới đổ. Phải chú ý cẩn thận để cốt thép không bị dịch chuyển và không làm ảnh
hưởng đến sự đông cứng từng phần của bê tông. Trong bất cứ trường hợp nào các máy đầm
rung đều không được chạm vào cốt thép. Mỗi lần ấn đầm vào bê tông phải để liên tục cho đến
khi bọt khí của vữa không còn xuất hiện trên bề mặt bê tông nhưng không kéo dài quá 30 giây.
Đầm phải được rút lên một cách đều đặn theo phương thẳng đứng để không tạo thành túi khí
trong bê tông.
Đầm rung phải có khả năng truyền sự rung động sang bê tông ở tần số không nhỏ hơn
4500 xung lực trên một phút (75 Hz) và hiệu quả có thể nhận thấy là thu được một cấp phối
thiết kế phù hợp với độ sụt 25mm trong khoảng cách ít nhất là 45cm từ vị trí đặt đầm rung.
Nhà thầu phải có số đầm dùi dự phòng đặt tại vị trí đang đầm bê tông.
Toàn bộ việc rung, đầm và hoàn thiện phải được kết thúc ngay sau khi bê tông đã đổ đến
vị trí cuối cùng.
Bê tông phải được đầm chặt bằng máy đầm rung cơ khí loại có thể hoạt động trong cấp
phối vữa bê tông. Khi cần thiết, có thể hỗ trợ việc đầm rung bằng cách sử dụng các dụng cụ
cầm tay thích hợp để khuấy bê tông để đảm bảo độ đầm chặt đủ và thích hợp.
Trong mọi trường hợp phải có ít nhất hai đầm rung tại vị trí của công trình khi có hơn 25
mét khối bê tông sẽ được đổ.
Trong quá trình thi công không được phép đi trên bê tông mới đổ cho đến khi bê tông đạt
đủ độ đông cứng để có thể đi lại mà không làm lõm bê tông.
Phải chú ý phần cốt thép chờ ra ngoài lớp bê tông mới đổ không bị lắc hay va chạm làm
hỏng hay phá phần bê tông mới đông cứng tiếp xúc với các cốt thép này.
Việc đổ bê tông ở bất kỳ phần hay đoạn nào của công trình cũng phải được tiến hành một
cách liên tục, không một công việc có liên quan nào được phép ngắt quãng quá trình đổ bê tông
này.
Khi bản và dầm cùng liên hợp chịu lực thì phải được đổ một lần, trừ khi có quy định khác
đi hoặc để tạo một điều kiện đã được chấp thuận cho việc tạo mối nối thi công.
Bê tông mới đổ phải được che mưa, lốc bụi, các chất hoá học và các tác động có hại của
mặt trời, nhiệt độ, gió, nước chảy và va chạm mạnh. Bê tông mới đổ cũng phải được che bằng
rào ngăn hoặc bằng các cách khác để ngăn không cho người dẫm lên hoặc bị các vật khác đặt
lên hay ném vào. Việc bảo vệ này phải tiếp tục cho đến khi bê tông đủ cứng và không còn bị
những yếu tố trên gây hư hại nữa. GSTC có thể quyết định khi nào thì không cần bảo vệ nữa,
nhưng trong mọi trường hợp thời gian bảo vệ không được ít hơn 24 giờ đồng hồ sau khi bê tông
được đổ.
Nhà thầu phải có các biện pháp phòng ngừa các luồng nhiệt độ cao hơn 20 độ C đi qua
khối bê tông trong giai đoạn đang đổ và bảo dưỡng bê tông.
4.4.7.3 Đề phòng thời tiết
Trong điều kiện thời tiết nóng, phải lưu ý đến việc làm lạnh nước trộn bê tông trước khi
sử dụng, lựa chọn các phương pháp sản xuất, vận chuyển và bảo dưỡng thích hợp để giảm nhiệt
độ của bê tông và giảm tỉ lệ bay hơi nước.
Trạm trộn bê tông phải có lưới ngăn và lớp che phủ để ngăn gió, mưa và nắng. Các biện
pháp phòng ngừa tương tự cũng phải được áp dụng khi vận chuyển, đổ và bảo dưỡng bê tông
tuỳ từng điều kiện cụ thể.
Khi nhiệt độ không khí trong bóng râm là 35 độ C và có chiều hướng tăng lên thì phải tiến
hành các biện pháp phòng ngừa đặc biệt được GSTC chấp thuận trong quá trình sản xuất bê
tông để nhiệt độ của bê tông khi đổ không vượt quá 32 độ C.
Việc che phủ cốt liệu và máy trộn, việc làm lạnh nước trộn bê tông và các bước thi công
khác phải được tiến hành đúng yêu cầu của GSTC.
Không đổ bê tông ở nhiệt độ  38 độ C.
4.4.7.4 Tính liên tục của công tác đổ bê tông
Khi được GSTC chỉ dẫn, Nhà thầu phải tiến hành công việc đổ bê tông ở bất cứ bộ phận
đặc biệt nào đó của công trình một cách liên tục, không ngắt quãng từ lúc bắt đầu đổ cho đến
lúc kết thúc. Trong trường hợp cho phép ngắt quãng thì không được đổ bê tông ướt lên trên mặt
hoặc tiếp xúc với lớp bê tông đã đổ trước khi ngắt quãng cho đến khi phần bê tông đổ trước có
đủ độ đông cứng để không bị hư hại.
Phải chú ý cẩn thận để đảm bảo chỗ bê tông đã đông cứng từng phần không bị phá hoại
do va đập mạnh hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào khác.
Việc đổ bê tông tại chỗ sẽ không được tiến hành nếu không có đầy đủ lượng vật liệu cần
thiết để đảm bảo bê tông được đổ liên tục.
Phải có đủ thiết bị dự phòng trước khi đổ bê tông.
4.4.7.5 Định lượng vật liệu trộn
Việc cân đong, đo đạc vật liệu trộn sẽ được tiến hành tại trạm trộn.
4.4.7.5.1 Xi măng poóc lăng
Không được sử dụng một phần xi măng của một bao (bao dở) cho một mẻ trộn bê tông
nào đó trừ khi lượng xi măng đó được cân để xác định khối lượng.
Độ chính xác trong định lượng vật liệu được phép nằm trong khoảng dung sai ±1% so với
trọng lượng yêu cầu.
4.4.7.5.2 Nước
Nước có thể được xác định khối lượng theo thể tích hoặc cân nặng. Độ chính xác trong
việc xác định khối lượng nước được phép nằm trong khoảng dung sai ±1% so với khối lượng
nước yêu cầu.
4.4.7.5.3 Cốt liệu
Các cốt liệu được sản xuất và vận chuyển bằng phương pháp thuỷ lực và các cốt liệu đã
được rửa phải được đổ thành đống hoặc đổ vào thùng cho ráo nước ít nhất 12 giờ trước khi cho
vào thùng trộn. Trong trường hợp hạt cốt liệu có độ ẩm cao hoặc độ ẩm không đồng đều,
GSTCcó thể yêu cầu phải để ráo nước vật liệu quá 12 giờ.
Độ chính xác trong định lượng cốt liệu được phép nằm trong khoảng dung sai ±2% so với
trọng lượng yêu cầu.
4.4.7.5.4 Đóng thùng và cân đong
Trạm trộn bê tông kiểu mẻ trộn phải có các thùng riêng biệt để đựng xi măng rời, cốt liệu
mịn và cốt liệu thô các cỡ, một phễu cân, và một cân có thể xác định chính xác trọng lượng mỗi
thành phần của mẻ trộn.
Cân chỉ được phép sai số ±1% trong suốt quá trình sử dụng.
4.4.7.5.5 Định lượng vật liệu trộn bê tông
Khi chuyển vật liệu đến trạm trộn, xi măng rời phải được chứa trong các khoang kín nước
hoặc đặt giữa cốt liệu mịn và cốt liệu thô. Nếu xi măng được đặt tiếp xúc với cốt liệu ẩm thì cả
mẻ trộn đó sẽ bị loại bỏ, trừ phi việc trộn được tiến hành ngay trong khoảng 1,5 giờ đồng hồ kể
từ khi xi măng bị đặt tiếp xúc với cốt liệu ẩm. Xi măng đóng bao có thể vận chuyển bằng cách
đặt lên trên các đống cốt liệu.
Các mẻ trộn sẽ được đưa đến máy trộn lần lượt từng mẻ và để nguyên cả mẻ. Mỗi một mẻ
sẽ được đổ vào thùng trộn mà không được để thất thoát vật liệu, và trong trường hợp một xe
chở nhiều hơn một mẻ thì vật liệu giữa các mẻ không được tràn lẫn sang nhau từ ngăn này sang
ngăn khác.
4.4.7.6 Trộn và vận chuyển
Bê tông có thể được trộn trên công trường xây dựng tại một điểm trộn trung tâm, hoặc
bằng cách kết hợp điểm trộn trung tâm với xe trộn bê tông, hoặc kết hợp điểm trộn trung tâm
với xe khuấy bê tông.
Vận chuyển bê tông phải đều đặn để đảm bảo việc đổ bê tông được liên tục trừ khi có sự
chậm trễ trong khâu đổ bê tông. Khoảng thời gian giữa các lần vận chuyển bê tông không được
kéo quá dài khiến cho bê tông bị đông cứng từng phần ngay trong khi đổ, trong bất cứ trường
hợp nào khoảng thời gian này cũng không được vượt quá 45 phút.
Không được phép bổ sung thêm nước hay phụ gia vào cấp phối bê tông trộn trừ phi có sự
chỉ dẫn đặc biệt của GSTC và nếu tỉ lệ nước/xi măng trong cấp phối trộn được chấp nhận không
bị vượt quá và xe tải trộn được chất tải không quá 70 % tải trọng cho phép.
Đối với bê tông mác cao như dầm hộp, cọc khoan nhồi, mố cầu, bản mặt cầu, máy trộn có
dung tích nhỏ hơn 0,5 mét khối không được sử dụng cho các mẻ trộn bê tông. Khối lượng của
mỗi mẻ bê tông trộn không được vượt quá dung tích bình thường của máy trộn theo chỉ dẫn có
ghi trên máy trộn về tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Khi đổ vật liệu vào thùng trộn, một phần nước
sẽ được đổ vào trước xi măng và cốt liệu. Dòng nước đổ vào phải đều đặn và toàn bộ nước phải
được đổ vào thùng trong 15 giây đầu tiên của qúa trình trộn. Thời gian trộn được tính từ khi
toàn bộ vật liệu, trừ nước, đã được đổ hết vào thùng. Thời gian trộn không được ít hơn 70 giây
đối với máy trộn có dung tích bằng hoặc nhỏ 1,5 mét khối. Đối với máy trộn có dung tích lớn
hơn 1,5 mét khối, thời gian trộn không được ít hơn 90 giây. Nếu thời gian trộn được tính bắt
đầu khi thùng trộn đang ở điểm cao nhất thì phải tính thêm 4 giây vào thời gian trộn quy định.
Thời gian trộn kết thúc khi máng chuyền vật liệu mở ra.
Máy trộn phải vận hành với tốc độ quay của thùng trộn đúng hướng dẫn ghi trên máy trộn.
Nếu có bất cứ mẻ bê tông nào được trộn ít hơn thời gian quy định thì phải loại bỏ đi.
Dụng cụ đo thời gian trên máy trộn sẽ được gắn với một cái chuông hoặc một thiết bị báo
hiệu thích hợp khác được điều chỉnh để có thể nghe được tín hiệu một cách rõ ràng mỗi khi
khoá ngắt. Trong trường hợp thiết bị đo thời gian bị hỏng, Nhà thầu vẫn được phép tiếp tục vận
hành máy trong khi thiết bị đo thời gian đang được sửa chữa với điều kiện Nhà thầu phải cung
cấp một thiết bị đo thời gian được chấp thuận có kim chỉ phút và giây. Nếu trong vòng 24 giờ,
thiết bị đo thời gian không được bố trí lại trong điều kiện làm việc tốt thì phải dừng hoạt động
của máy trộn cho đến khi thiết bị trên được sửa chữa tốt.
Nếu bê tông không được đổ trong vòng 1 giờ kể từ khi đổ các thành phần trộn vào tang
trộn hoặc nếu bê tông đã bắt đầu có hiện tượng đông cứng thì mẻ bê tông đó sẽ không được sử
dụng.
4.4.7.7. Đổ bê tông
4.4.7.7.1 Tổng quan
Bê tông chỉ được đổ sau khi ván khuôn và cốt thép đã được kiểm tra và đã được GSTC
chấp thuận. Phương pháp và trình tự đổ bê tông phải đúng như đã được GSTC chấp thuận.
GSTC có thể yêu cầu toàn bộ việc trộn, đổ và bảo dưỡng bê tông kết cấu phải được thực
hiện trong khu vực có mái che.
Bề mặt bên ngoài của bê tông phải được hoàn thiện trong quá trình đổ bằng các loại dụng
cụ đã được chấp thuận. Công việc phải thực hiện là loại bỏ toàn bộ cốt liệu thô ra khỏi bề mặt
và đưa vữa đến thành ván khuôn, như vậy sẽ tạo được một bề mặt hoàn thiện bằng phẳng, không
bị đọng nước hay có các lỗ khí, lỗ tổ ong.
4.4.7.7.2 Máng chuyền và ống xả bê tông
Bê tông phải được đổ sao cho vật liệu không bị phân tầng và không dịch chuyển cốt thép.
Toàn bộ máng chuyền, ống xối, ống dẫn phải được giữ sạch và không bị bám vữa đông
cứng bằng cách xả nước kỹ sau mỗi lần sử dụng. Nước sử dụng để xả phải xả sạch vữa bê tông
đã đông cứng trong ống. Không cho phép sử dụng máng chuyền, ống xối, ống dẫn làm bằng
nhôm.
Các hạt cốt liệu thô phải không được ở sát ván khuôn mà phải ở xung quanh cốt thép
nhưng không được làm dịch chuyển các thanh cốt thép. Sau khi bê tông bắt đầu đông cứng,
phải giữ cho ván khuôn không bị rung và các đầu thanh cốt thép chồi ra ngoài khối bê tông
không bị chấn động.
4.4.7.7.3 Bơm bê tông
Nếu được GSTC cho phép, có thể đổ bê tông bằng phương pháp bơm. Các thiết bị phải
được bố trí sao cho độ rung của thiết bị không làm ảnh hưởng đến lớp bê tông mới đổ. Khi bê
tông được vận chuyển và đổ bằng máy áp lực cơ, thiết bị sử dụng phải là loại có thiết kế thích
hợp và có công suất đủ lớn. Máy bơm vữa phải được vận hành sao cho bê tông được chuyển đi
liên tục và không tạo ra bọt khí. Khi kết thúc việc bơm vữa, bê tông còn dính lại trong ống nếu
được sử dụng phải được phụt ra không làm nhiễm bẩn hay làm phân tầng phần bê tông đó.
4.4.7.8 Mối nối
4.4.7.8.1.Tổng quan
Theo nguyên tắc, các mối nối thi công phải được giới hạn ở các vị trí chỉ ra trên bản vẽ và
phải tuân theo quy định kỹ thuật.
Trong khi thi công các khe co dãn phải được bảo vệ tránh rác bẩn hay các vật liệu hoặc
hoá chất khác có thể rơi xuống làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ khép của mối nối.
Mối nối thi công được quy định chi tiết trong bản vẽ và việc đổ bê tông tại các mối nối
này phải được tiến hành liên tục, theo thường lệ được đặt vuông góc với trục của các kết cấu.
4.4.7.8.2. Mối nối thi công
Mối nối thi công chỉ được đặt ở các vị trí quy định trong bản vẽ thiết kế, như quy định
trong tài liệu này hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn, trừ trường hợp bị hỏng hóc hoặc bị chậm trễ
không lường trước và không tránh được. Trong trường hợp đó, GSTC sẽ chỉ thị rõ có phải nối
hay không.
Các mối nối giữa các khối dầm thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng hoặc mối
nối giữa các đợt thi công trụ neo, trụ tháp phải được hoàn thiện cẩn thận. Tại các vị trí mối nối
trước khi đổ bê tông khối mới, bề mặt khối trước phải được tạo nhám. Công tác đổ bê tông chỉ
tiến hành khi được GSTC kiểm tra và chấp thuận.
Gờ của tất cả các mối nối tại bề mặt lộ ra ngoài có thể nhìn thấy phải được hoàn thiện cẩn
thận đúng đường thẳng và cao độ. Các khoá chống cắt phải được tạo bên trong hay bên ngoài
bề mặt lớp bê tông đã đổ từ trước hoặc sử dụng các chốt thép khi cần thiết. Các khoá chống cắt
đặt bên trong bê tông sẽ được tạo bằng cách gắn và sau đó tháo các thanh gỗ xiên ra. Các thanh
gỗ này sẽ được ngâm kỹ trong nước trước khi gắn vào. Các chốt thép có thể dùng thay cho khoá
nếu GSTC cho phép. Kích cỡ và khoảng cách giữa các khoá và chốt sẽ do GSTC quy định.
Phải luôn chú ý cẩn thận để không làm hỏng bê tông hoặc làm vỡ liên kết giữa thép và bê
tông. Khi thi công sàn cầu nơi các mối nối dọc được xác định, một mặt sàn sẽ được xây bên
ngoài các mối nối dọc và được đỡ trên một ván khuôn bản thấp hơn, và công nhân không được
phép đứng hoặc đi trên các thanh cốt thép chìa ra ngoài cho đến khi bê tông đã đủ độ đông
cứng.
4.4.7.8.3. Các mối nối thi công có dính kết
Trừ khi có quy định khác đi, các mối nối thi công có dính kết khi cần phải thực hiện theo
các quy trình sau đây:
Sau khi bê tông đã đông cứng, để có thể dỡ các tấm bịt đầu và ván khuôn mà không làm
hỏng bê tông, ván khuôn và tấm bịt đầu được tháo dỡ và bọt xi măng sẽ được tẩy khỏi bề mặt
bằng phun nước áp lực hoặc phun cát để làm sạch bề mặt và gắn kết tốt giữa các hạt cốt liệu.
Để dễ dàng rửa sạch xi măng dính bám, bề mặt các tấm bịt đầu ván khuôn tiếp xúc với lớp
đổ đầu tiên được phủ toàn bộ bằng một chất làm chậm đông cứng. Chất này dạng lỏng để làm
chậm sự đông cứng của bề mặt bê tông và không làm các hạt cốt liệu lộ ra trên bề mặt, chất này
phải được GSTC chấp thuận trước khi đổ. Kết quả thu được phải đạt yêu cầu của GSTC và kết
quả này phải được đánh giá căn cứ trên các số liệu và hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi sử dụng
chất làm chậm đông cứng, phải sử dụng phương pháp phun nước áp lực để rửa rạch và để lộ ra
các hạt cốt liệu được gắn kết tốt.
Sau khi bề mặt đã được xử lý, bê tông phải được làm cho bão hoà nước cho đến khi đổ
lớp bê tông mới lên trên, hoặc có thể làm cho bão hoà trong 4 giờ đồng hồ trước khi đổ bê tông
mới. Trước khi đổ bê tông mới, các ván khuôn phải được điều chỉnh khít với lớp bê tông đã
đông cứng và bề mặt lớp bê tông cũ phải được phủ một lớp xi măng 1:2.
Sau khi tấm bịt đầu hoặc ván khuôn được tháo dỡ và bê tông đã được bảo dưỡng trong
một thời gian thường lệ. Lớp đổ thứ hai phải được dính kết với lớp đổ thứ nhất bằng cách phủ
một lớp bê tông nhựa epoxi polyme lỏng tổng hợp để gắn kết với bề mặt mối nối bê tông. Chất
dính bê tông epoxi phải phù hợp với yêu cầu của TVTK.
Bề mặt để rải chất gắn kết phải sạch dầu, bụi bẩn và vữa bê tông cũ. Toàn bộ bê tông
không đạt yêu cầu phải được dỡ bỏ cho đến khi lớp bê tông cứng chắc, không bị hư hại lộ ra
trên bề mặt sắp rải chất gắn kết. Các chất bụi bẩn, dầu nặng còn lại trên bề mặt rải chất gắn kết
phải được quét hết bằng bàn chải sắt hoặc thổi cát. Bề mặt không được quá ẩm hay quá khô
trước khi rải chất kết dính. Không được rải chất kết dính vào các chỗ bê tông mới đổ trước khi
kết thúc giai đoạn bảo dưỡng thông thường.
Ngay trước khi gắn kết, phải kết hợp hai thành phần của chất gắn kết với tỉ lệ quy định
theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Cấp phối phải được trộn kỹ bằng tay hoặc bằng dụng cụ trộn
mô-tơ có tốc độ chậm. Hỗn hợp chất gắn kết phải được dàn mỏng bằng cách bổ sung và trộn
chất hoà tan vào chất gắn kết. Khối lượng chất gắn kết trong một lần trộn phải giới hạn trong
thời hạn sử dụng của chất gắn kết.
Hai thành phần của chất gắn kết và chất hoà tan không được trộn lẫn quá 30 phút trước
khi sử dụng. Chất gắn kết thu được phải được rải trên lớp bê tông thành một lớp dày từ 1 đến
2mm. Sau khi rải chất gắn kết, bê tông không được đổ lên trên cho đến khi các chất hoà tan đã
bay hơi hết. Thời gian để chất hoà tan bay hơi hết thông thường là từ 30 đến 70 phút tuỳ thuộc
vào điều kiện thời tiết. Chất kết dính phải đảm bảo độ dính và không bị khô khi đổ lớp bê tông
bên trên. Tại những điểm bị khô thì trước khi đổ bê tông phải phủ lại một lớp kết dính.
Do độ độc hại của vật liệu, kể cả chất hòa tan, trong quá trình bốc dỡ và sử dụng vật liệu
có thể gây hại đến sức khoẻ và có thể gây ra dị ứng cho những người nhạy cảm với các loại vật
liệu này. Hơn nữa, nếu sử dụng chất hòa tan để làm phương tiện lau rửa thì sẽ có khả năng xảy
ra cháy. Nhà thầu phải có trong tay hướng dẫn đầy đủ về công thức của vật liệu để đảm bảo an
toàn, sức khỏe và có các biện pháp phòng ngừa trong bốc dỡ vật liệu khi đưa vật liệu vào sử
dụng, đồng thời phải lập ra các bước cụ thể để công nhân tuân theo khi tiếp xúc với vật liệu.
Trước khi được phép tiến hành công việc, công nhân phải được hướng dẫn về các chất độc hại
trong công việc, các bước đề phòng hay các bước giải quyết trong trường hợp chẳng may tiếp
xúc với các vật liệu đó.
4.4.7.8.4. Các mối nối thi công không dính kết
Mạch ngừng thi công phải được theo quy định của mục 7.7 TCVN 4453:1995.
Các mạch ngừng thi công phải được hình thành trên các mặt phẳng nằm ngang hoặc thẳng
đứng; vị trí các mạch ngừng thi công phải được GSTC đồng ý trước khi đổ bêtông.
Bờ cạnh ngoài của các mạch ngừng thi công thẳng đứng phải được tạo thành bằng các
thanh gỗ gắn vào cốp pha để đảm bảo mặt phẳng ngay thẳng và hoàn chỉnh.
Các mối nối thi công không dính kết được làm bằng cách gõ bê tông đã đổ từ trước để tạo
một bề mặt chuẩn, đồng đều và để cho bê tông đông cứng lại. Sau khi bê tông đã đông cứng,
bê tông mới sẽ được đổ sát vào lớp bê tông cũ, đầm nén kỹ để đảm bảo lớp bê tông mới tiếp
xúc hoàn toàn với lớp bê tông cũ mà không cần phải cố gắng để tạo dính kết giữa lớp bê tông
mới và lớp bê tông cũ.
4.4.7.9. Hoàn thiện bê tông
4.4.7.9.1. Hoàn thiện bề mặt bê tông
Tất cả các khối bê tông đổ phải có bề mặt được hoàn thiện như chỉ ra trên bản vẽ hoặc có
thể theo các chỉ dẫn của GSTC.
Các loại bề mặt hoàn thiện như sau:
4.4.7.9.2. Bề mặt được tạo khuôn loại A1
Loại này không có một yêu cầu đặc biệt nào. Nói chung việc hoàn thiện loại bề mặt này
tương ứng với bề mặt bê tông tiếp xúc với nền đất.
4.4.7.9.3. Bề mặt được tạo khuôn loại A2
Những chỗ gồ ghề trên bề mặt hoàn thiện không được lớn hơn những chỗ gồ ghề phát hiện
thấy khi sử dụng các tấm ván dày có cạnh vuông áp trên một mẫu đều đặn.
Bề mặt hoàn thiện có thể là bề mặt sau khi san phẳng nhưng những chỗ có sai sót như các
vết gợn hay bê tông bị biến mầu sẽ phải được chỉnh sửa lại cho tốt bằng những phương pháp
được GSTC chấp thuận.
4.4.7.9.4. Bề mặt được tạo khuôn - loại A3
Ván khuôn phải được gắn một loại vật liệu mà GSTC chấp thuận để tạo một bề mặt hoàn
thiện bằng phẳng đồng đều. Loại vật liệu này phải đảm bảo không để lại vết bẩn hay biến mầu
trên bề mặt bê tông và phải được gắn cố định vào ván khuôn để không làm dây bẩn vào bê tông.
Vật liệu này phải là một loại đồng nhất và được cung cấp từ một nguồn duy nhất khi sử dụng
cho một công trình kết cấu.
Nhà thầu phải chỉnh sửa tốt những chỗ không hoàn hảo trên bề mặt hoàn thiện theo yêu
cầu của GSTC.
Không được để nhô ra các thanh giằng cũng như các bộ phận kim loại được bao bọc.
4.4.7.9.5. Bề mặt không được tạo khuôn - loại B1
Bê tông phải được san phẳng đồng đều để tạo một bề mặt bằng phẳng hoặc một bề mặt
dốc theo quy định trong Bản vẽ. Không tiến hành xử lý bổ sung bề mặt trừ khi việc san phẳng
nói trên được thiết kế là bước thi công ban đầu.
4.4.7.9.6. Bề mặt không được tạo khuôn - loại B2
Sau khi bê tông đã đủ độ đông cứng, bề mặt bê tông sẽ được xoa phẳng, có thể sử dụng
bàn xoa hay thanh gạt bằng tay hoặc bằng máy để tạo một bề mặt bằng phẳng đồng đều không
còn vết gợn.
Khi không còn màng nước trên bề mặt bê tông và bê tông đã đủ độ đông cứng để nước
trên bề mặt không làm ảnh hưởng gì đến bê tông nữa thì bề mặt bê tông phải được làm mặt
bằng bàn xoa sắt dưới áp lực lớn để tạo một bề mặt bằng phẳng, chặt đồng đều và không còn
các vết gợn của bàn xoa.
Mục đích của việc hoàn thiện bề mặt bê tông là để tạo một bề mặt bằng phẳng không thấm
nước, vì vậy độ chính xác trong hoàn thiện phải cao để khi kiểm tra bằng thước thẳng dài 3m,
chỗ lõm tối đa trên bề mặt không được vượt quá 10mm.
4.4.7.9.7. Các yêu cầu đối với các bề mặt được tạo khuôn
Các bề mặt bê tông để thoáng vĩnh viễn phải được làm sạch, không còn các loại bụi bẩn
hay vết ố.
4.4.7.9.8. Sửa chữa bề mặt đã hoàn thiện
Bất kỳ công tác sửa chữa nào đối với các bề mặt đã hoàn thiện phải được thống nhất với
GSTCsau khi đã kiểm tra ngay lập tức khi dỡ ván khuôn và phải được tiến hành không chậm
trễ.
Bất cứ khối bê tông nào có bề mặt được xử lý lại trước khi GSTC kiểm tra đều có thể bị
loại bỏ.
4.4.7.9.9. Cố định các bộ phận bằng sắt
Toàn bộ các giá đỡ, các vít đầu vuông hoặc các bộ phận bằng sắt khác có thể để lại các lỗ
hổng trong bê tông của công trình phải được phụt vữa vào đúng vị trí của chúng một cách cẩn
thận.
4.4.7.9.10. Thi công lại các bộ phận công trình bị sai sót
Trong trường hợp sau khi dỡ ván khuôn, bất kỳ một vị trí nào đó của công trình có biểu
hiện thi công không tốt do thiếu tay nghề hay có các khiếm khuyết khác, hoặc các thí nghiệm
nén vỡ trên các mẫu lấy từ công trình cho kết quả là bê tông ở vị trí đó không đạt yêu cầu,
những bộ phận đó của phải được tháo dỡ, cắt bỏ và thi công lại theo sự quy định hoặc xem xét
của Tư vấn. Trong trường hợp những sai sót làm thay đổi cường độ hoặc kích thước kết cấu đã
được phê duyệt trong TKBVTC phải khai báo với chủ đầu tư và GSTC trước khi xử lý, tùy
mức độ sai sót và mức độ xử lý để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.4.7.10. Bảo dưỡng
Tất cả bê tông mới đổ đều phải được bảo dưỡng, công tác bảo dưỡng phải bắt đầu ngay
sau khi hoàn thiện và kéo dài liên tục trong vòng ít nhất là 7 ngày. Công tác bảo dưỡng phải
đảm bảo sao cho luôn giữ được độ ẩm trên bề mặt bê tông, và công tác bảo dưỡng được coi là
một phần không thể thiếu trong hoạt động đổ bê tông.
Bê tông được bảo dưỡng không thoả đáng sẽ bị coi là bê tông có khiếm khuyết, và GSTCcó
thể cho dừng mọi hoạt động đổ bê tông của Nhà thầu cho đến khi nào Nhà thầu áp dụng một
quy trình bảo dưỡng thích hợp.
Phương pháp được mô tả dưới đây "Cung cấp thêm độ ẩm" sẽ được sử dụng để bảo dưỡng
phần mặt ngoài bê tông trừ phi GSTCcó các yêu cầu hoặc chấp thuận khác.
Khi được GSTC chấp thuận bằng văn bản, Nhà thầu có thể sử dụng một trong những
phương pháp sau đây hoặc kết hợp các phương pháp đó với nhau như quy định dưới đây để bảo
dưỡng phần mặt ngoài của bê tông.
4.4.7.10.1. Cung cấp thêm độ ẩm
Phương pháp này bao gồm việc cung cấp thêm độ ẩm bằng cách ngâm nước, phun nước
hoặc phun hơi nước. Phải dùng bao tải ướt phủ lên bề mặt để giữ lượng nước được phun. Không
được sử dụng mùn cưa và những vật liệu bao phủ có thể làm cho bê tông biến mầu. Bất kỳ
phương pháp nào làm cho bê tông lúc ướt lúc khô sẽ bị coi là phương pháp bảo dưỡng không
thích hợp. Phải phủ vải ướt càng nhanh càng tốt sau khi kết thúc công tác hoàn thiện và chưa
có nguy cơ làm cho bề mặt bê tông bị hư hại. Vải phủ phải được giữ ẩm liên tục.
4.4.7.10.2. Chống lại sự mất mát độ ẩm
Phương pháp này bao gồm việc ngăn ngừa sự mất mát độ ẩm của bê tông. Thất thoát độ
ẩm có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng giấy không thấm nước, các tấm vải nhựa hoặc hỗn hợp
bảo dưỡng có dạng màng chất lỏng, trừ những chỗ cấm sử dụng hỗn hợp này. Nếu bề mặt được
đánh bóng, bê tông phải được giữ ẩm trước và trong suốt quá trình đánh bóng, và sẽ bắt đầu
bảo dưỡng ngay khi bắt đầu đánh bóng trong khi bề mặt bê tông vẫn còn ẩm. Bản mặt cầu, bản
dẫn, lan can phải được phủ vải bao bì hoặc một loại vải tương tự đã được chấp thuận ngay sau
khi bê tông đạt đủ độ đông cứng mà không làm ảnh hưởng đến công tác hoàn thiện. Vật liệu
giữ ẩm phải bão hoà nước và toàn bộ diện tích cần giữ ẩm phải được phủ bằng giấy không thấm
nước hoặc các tấm vải nhựa.
4.4.7.10.3. Giấy không thấm nước
Khổ rộng của giấy càng lớn càng tốt và các tấm gần kề nhau phải chồng lên nhau ít nhất
là 15cm và phải được ép chặt vào nhau bằng thước nặng, bằng matít, keo dán hoặc các phương
pháp được chấp thuận khác để tạo một lớp không thấm nước trên toàn bộ bề mặt bê tông. Giấy
phải được ép chặt để không bị gió làm dịch chuyển. Nếu có phần nào đó của giấy bị rách trước
khi kết thúc thời hạn bảo dưỡng thì phần giấy rách đó phải được thay thế ngay lập tức. Những
đoạn giấy không đảm bảo chất lượng chống thấm nước sẽ không được sử dụng.
4.4.7.10.4. Vải nhựa
Cách thức sử dụng vải nhựa giống như cách thức sử dụng giấy không thấm nước nói trên.
4.4.7.10.5. Hỗn hợp bảo dưỡng
Chỉ có 2 loại hỗn hợp bảo dưỡng bằng màng chất lỏng phù hợp với các yêu cầu của TCVN
5592-1991 có thể sử dụng được khi GSTCchấp thuận để bắt đầu và kết thúc bảo dưỡng kết cấu
bê tông. Nếu màng chất lỏng bị phá vỡ hoặc bị hỏng vào bất cứ thời điểm nào trong suốt quá
trình bảo dưỡng thì khu vực đó phải được phủ lại màng chất lỏng như yêu cầu ban đầu. Hỗn
hợp bảo dưỡng phải được phun vào những khu vực không có ván khuôn ngay sau khi không
còn các ánh nước trên bê mặt bê tông, hoặc ngay sau khi ván khuôn được tháo khỏi bề mặt
không cần đánh bóng. Hỗn hợp bảo dưỡng không được dùng ở những nơi cần đánh bóng bề
mặt. Nếu xảy ra chậm trễ trong việc phun hỗn hợp bảo dưỡng thì bề mặt bê tông phải được giữ
ẩm cho đến khi phun hỗn hợp này.
Hợp chất bảo dưỡng phải được phun bằng một thiết bị có khả năng phun một lớp mịn, và
tất cả các hỗn hợp đều phải được khuấy đều và kỹ trước khi sử dụng. Bề mặt bê tông sẽ được
phun lại ngay tại các góc vuông trong lần phun đầu tiên. Lượng hỗn hợp sử dụng trong mỗi lần
phun không ít hơn 1 lít trên 3,7 mét vuông bề mặt. Chú ý cẩn thận để tránh phun hỗn hợp này
vào các mối nối cần có sự liên kết giữa bê tông và cốt thép hoặc vào các mối nối sẽ đổ chất bịt
mối nối.
4.4.7.10.6. Làm ẩm ván khuôn
Ván khuôn gỗ bao phủ lớp bê tông sẽ được tạo ẩm bằng nước tưới theo chu kỳ đều đặn để
tránh bị khô trong suốt thời gian bảo dưỡng. Ván khuôn kim loại lộ ra ngoài phải được che chắn
để không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, được sơn trắng hoặc bảo vệ bằng cách nào
đó trong suốt thời gian bảo dưỡng. Nếu ván khuôn được tháo ra vào trước ngày bảo dưỡng thứ
7, Nhà thầu phải tiến hành các bước bảo dưỡng quy định liên tục cho đến hết ngày thứ 7.
4.4.7.11. Các chi tiết bê tông đúc sẵn
4.4.7.11.1. Khái quát
Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt thành phần và các chi tiết đúc sẵn, hoàn thành, chuẩn bị
tất cả các vật liệu, nhân công và thiết bị và thi hành các công việc yêu cầu như trong Bản vẽ và
quy định kèm theo đây hoặc các mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng được Kỹ sư GSTC hướng
dẫn.
Việc thi công các cấu kiện đúc sẵn sẽ bao gồm, nhưng không hạn chế việc chuẩn bị và lắp
đặt các chi tiết, thành phần bê tông đúc sẵn, trát vữa và toàn bộ các phụ kiện yêu cầu khác cho
việc lắp đặt.
4.4.7.11.2. Vật liệu
Vật liệu bê tông kết hợp trong việc sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn sẽ phải theo các
yêu cầu của tiểu mục này hoặc những mục chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng khác và sẽ là loại bê tông
như đã chỉ ra trong thiết kế.
4.4.7.11.3. Sản xuất
Các cấu kiện đúc sẵn sẽ được hoàn thiện thô sau khi tháo dỡ khuôn.
Để đảm bảo sự liên kết, dính bám tốt với các kết cấu khác, bề mặt tiếp giáp với kết cấu đó
phải được tạo nhám lộ cốt liệu thô. Tại thời điểm bắt đầu đông cứng, cần phải loại bỏ toàn bộ
vụn vữa tới chiều sâu không nhỏ hơn 3mm bằng một dây kim loại để lộ ra cốt liệu bê tông.
Nhà thầu phải được GSTC chấp thuận các bản vẽ, bản tính và công nghệ thi công hoặc tổ
chức thi công bao gồm bãi đúc, phương pháp vận chuyển, lắp đặt cho tất cả các thành phần
hoặc các cấu kiện đúc sẵn để được phê duyệt hoặc chấp thuận mới được thi công.
Các cấu kiện đúc sẵn được sản xuất xa hiện trường sẽ không được vận chuyển trước khi
bê tông đạt cường độ 28 ngày.
Tất cả các chi tiết đúc sẵn khi vận chuyển phải được móc cẩu tại các điểm chỉ ra trên Bản
vẽ hoặc được Kỹ sư GSTC chấp thuận.
Các hạng mục đúc sẵn khi nâng, hạ hoặc vận chuyển lắp đặt không được gây ra các hư hại
như nứt, gãy, cong vênh, có kích thước hình dạng khác so với thiết kế. Bất cứ một hư hại nào
đối với các chi tiết, cấu kiện đúc sẵn trong quá trình vận chuyển hoặc lắp đặt sẽ được kiểm tra
bởi Kỹ sư GSTC và Kỹ sư phải báo cáo với các bên liên quan. Tùy theo mức độ hư hại, Kỹ sư
GSTC có thể từ chối các chi tiết đúc sẵn nếu những hư hại đó có ảnh hưởng đến chất lượng,
cường độ hoặc hình thức bê tông.
4.4.7.12. Đo đạc
4.4.7.12.1. Khái quát
Đo đạc cho các hạng mục công trình bê tông sẽ được mô tả dưới đây và bao gồm trong
bảng khối lượng. Các công việc bao gồm trong hạng mục này được liệt kê theo bảng khối lượng
sẽ bao gồm nhân công, vật liệu, dụng cụ, thiết bị và các dụng cụ khác để hoàn thành công việc
tương ứng.
Ván khuôn, bảo dưỡng, mối nối, hoàn thiện, đổ bê tông, thí nghiệm, ống thoát nước và
vữa đệm sẽ được xem xét như một phần bổ sung bắt buộc cho các hạng mục có thể dùng được
của biểu khối lượng và không cho phép có sự đo đạc riêng biệt nào trong các khoản mục đó.
Đối với các hạng mục bê tông đúc sẵn, bao gồm các hạng mục đã trình bày trong các phần
khác của Chỉ dẫn kỹ thuật, việc đo khối lượng sẽ thực hiện theo số lượng và chủng loại đã thi
công, lắp dựng và nghiệm thu theo các yêu cầu kỹ thuật và trong các bản vẽ. Tất cả các công
việc cần cho việc sản xuất và lắp dựng phải bao gồm trong đơn giá như đã chỉ ra trong dự toán
được duyệt.
4.4.7.12.2. Thực hiện đo đạc
Việc đo đạc cho các cấp bê tông ở các vị trí khác nhau sẽ được tính toán bằng m3 như chỉ
ra trên Bản vẽ và như trong bảng khối lượng. Việc tính toán khối lượng sẽ được làm sát nhất
với kết cấu chỉ ra trên Bản vẽ. Không trừ thể tích chiếm dụng của cốt thép và các kết cấu chôn
trong bê tông.

Các hạng Mô tả Đơn vị


mục đo đạc
Bê tông loại ... (tên) m3

4.5 Cốt thép thường


4.5.1 Giới thiệu chung
Mục này bao gồm phần giới thiệu chung, các yêu cầu và điều khoản cho việc cung cấp,
uốn thép, gia công và đặt cốt thép theo loại thép, kích thước và loại yêu cầu theo đúng các Bản
vẽ như quy định tại đây dưới sự chỉ đạo của GSTC.
Các yêu cầu đối với cốt thép dùng cho các cấu kiện cống về vật liệu, gia công, lắp đặt, sai
số cho phép phải tham khảo quy định trong Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống 22TCN
277-2000.
4.5.2 Các tiêu chuẩn và quy định
Các tiêu chuẩn và quy định dưới đây phải được áp dụng vào các công việc quy định theo
mục Chỉ dẫn kỹ thuật này.
TCVN 1751-2008 và TCVN 5709-2009 (hoặc ASTM-A715M).
Những quy định dưới đây nhằm mục đích cụ thể hóa một số vấn đề về vật liệu và yêu cầu
thi công cốt thép, những vấn đề liên quan đến Nhà thầu và GSTC trong quá trình thi công;
phương pháp đo đạc và xác định khối lượng.
4.5.3 Vật liệu
Thép thanh
Thanh cốt thép phải tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn sau:
+ Loại C-I: thanh cốt thép trơn có đường kính dưới 40mm.
+ Loại C-II: thanh cốt thép có gờ, đường kính dưới 40mm.
+ Loại C-III: thanh cốt thép có gờ, đường kính trên 40mm.
Các thanh cốt thép phải được bảo quản xa mặt đất, được cất giữ trong nhà hoặc bao che
phù hợp.
Tất cả các loại thép thanh phải là loại thép tròn và đáp ứng được các yêu cầu của TCVN
1751-2008 giới hạn chảy ≥ 400Mpa. Các loại thường dùng cho kết cấu bê tông là loại thép tròn
có gờ và đáp ứng được các yêu cầu của TCVN 1751 – 2008 và TCVN 5709 - 2009 (hoặc
AASHTO M-31, ASTM A 715M, Loại grade 70).
Giấy chứng nhận
Nhà thầu phải trình GSTC các giấy chứng nhận của nhà sản xuất, trong đó cho biết:
+ Nước sản xuất.
+ Nhà máy sản xuất.
+ Tiêu chuẩn dùng để sản xuất mác thép.
+ Bảng chỉ tiêu cơ lý được thí nghiệm cho lô thép sản xuất ra.
Lấy mẫu và thử nghiệm
Với mỗi loại đường kính, mỗi loại mác thép (CI, CII, CIII) một lô thép được quy định là
 20T.
Mỗi lô thép khi chở đến công trường nếu có đầy đủ các chứng chỉ sẽ lấy 9 thanh làm thí
nghiệm: 3 mẫu kéo, 3 mẫu uốn, 3 mẫu thí nghiệm hàn theo mẫu hàn và phương pháp hàn thực
tế tại công trường.
Khi kết quả thí nghiệm được GSTCchấp thuận mới được phép đưa lô thép đó thi công.
Thay đổi
Chỉ được phép thay đổi kích thước thép khi có phê duyệt bằng văn bản của TVTK và thép
thay thế phải có tiết diện tương đương hoặc lớn hơn loại thép cho trong Bản vẽ.
Khi thay thế các thanh theo mã số không tương đương về diện tích với các thanh theo
đường kính mm, khoảng cách giữa các thanh được điều chỉnh để tạo ra cùng diện tích cốt thép
trên cùng một đơn vị khoảng cách. Việc thay thế các thanh có chiều dài tính theo mm cho các
kích cỡ thanh không có sẵn từ nguồn Nhà thầu có thể tìm từ nguồn tương tự. Tất cả thay thế
thanh đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản của TVTK.
4.5.4 Bảo vệ và bố trí cốt thép
Tất cả cốt thép phải được bảo vệ tránh hư hỏng bề mặt hoặc hư hỏng mang tính cơ học,
tránh gỉ hoặc các nguyên nhân khác kể từ khi nhập hàng cho tới khi lắp đặt cốt thép. Cốt thép
lưu kho tại công trường phải đặt trên sàn gỗ hoặc không được đặt trực tiếp trên mặt đất, cốt
thép phải được che kín.
Trong nhà kho, cốt thép phải được xếp trên bệ để cách đất hoặc trên các mễ hay giá đỡ và
phải được bảo quản một cách thiết thực tránh những hư hại về cơ học và tránh cho cốt thép bị
gỉ. Phải đánh dấu và xếp kho sao cho tiện khi cần kiểm nghiệm.
Khi đem ra sử dụng, cốt thép không được bị nứt, không bị ép mỏng bẹt đi hoặc bị bám
bụi, hoen gỉ, bị rỗ, có dính sơn, dầu, mỡ hay bị các tạp liệu ngoại lai khác bám vào.
Cốt thép han rỉ, mặt sứt sẹo, mặt không đều hay bị sần sùi không phải là những lý do để
không được chấp nhận miễn là kích thước, tiết diện (diện tích cắt ngang) những đặc tính căng
của 1 mẫu thử được chải bằng bàn chải sắt đáp ứng được những yêu cầu về lý học đối với kích
cỡ và mác của loại thép quy định.
4.5.5 Cung cấp và chất lượng thép
Trước khi bắt đầu công việc, Nhà thầu phải đệ trình lên GSTCvà GSTCthiết kế mẫu thép
sẽ dùng trong công trường để xét duyệt, đồng thời đệ trình chứng chỉ của nhà sản xuất cho mỗi
loại mẫu và địa điểm của nhà sản xuất, ngày tháng và kích thước của lô hàng sẽ chuyển đến
công trường và tất cả các giấy tờ có liên quan của các thành phần, sản xuất, cường độ và chất
lượng thép.
Trong trường hợp mẫu thép thí nghiệm không đạt yêu cầu kỹ thuật tại bất kỳ thời điểm
nào, hoặc GSTCcó ý kiến cho rằng mẫu được đệ trình lên GSTCkhông đúng chất lượng hoặc
không được duyệt để sử dụng trên công trường, GSTCcó thể yêu cầu Nhà thầu loại bỏ hoàn
toàn tất cả những bộ phận đã được xây dựng bằng loại thép đó.
4.5.6 Danh mục cốt thép và sơ đồ uốn thép
Nhà thầu phải trình lên GSTCdanh mục cốt thép và sơ đồ uốn thép để xét duyệt. Cốt thép
không được phép gia công khi chưa đệ trình các danh mục này. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm
về sự chính xác của các danh mục và sơ đồ này khi có xét duyệt. Nhà thầu phải chịu mọi chi
phí trong trường hợp phải thay đổi vật liệu đã cho trong danh mục và sơ đồ sao cho theo đúng
bản vẽ thiết kế.
4.5.7 Gia công
4.5.7.1 Uốn thép
Cốt thép phải được cắt và uốn theo đúng hình dạng cho trên bản vẽ. Toàn bộ cốt thép phải
được uốn nguội, trừ khi có sự chấp thuận khác.
Tất cả các việc cắt và uốn thép phải để cho những công nhân có năng lực làm với những
thiết bị được GSTC kiểm tra chấp nhận. Các thép thanh sẽ được cắt và uốn trong xưởng hoặc
tại hiện trường.
Các thanh thép có 1 phần nằm trong bê tông thì không được uốn ở hiện trường, trừ trường
hợp có hướng dẫn trong bản vẽ hay được chấp thuận của Tư vấn.
Đường kính trong của chỗ uốn như hướng dẫn trong bản vẽ, nếu không thì quy định theo
quy phạm hiện hành.
4.5.7.2 Kích thước móc và uốn
Kích thước móc và đường kính uốn phải được đo bên trong cốt thép theo đúng bản vẽ.
Khi trên bản vẽ không chỉ ra kích thước móc hoặc đường kính uốn, chúng phải theo đúng hướng
dẫn của GSTC.
4.5.7.3 Đặt, đỡ, chống và buộc cốt thép
Phải đặt cốt thép chính xác và trong cốp pha khi đổ bê tông các cốt thép phải được giữ
chặt bằng những giá đỡ (hay thanh chống) được chấp nhận. Các thanh thép phải được buộc vào
với nhau thật chắc không được phép đặt hay luồn cốt thép vào trong bê tông sau khi đổ bê tông
vào khuôn.
Tất cả các chỗ thép giao nhau phải buộc thật chặt vào nhau và các đầu thép uốn phải quay
vào phần thân chính của bê tông.
Các cục bê tông kê cốt thép theo yêu cầu để bảo đảm cốt thép được đặt đúng vị trí phải
càng nhỏ càng tốt phù hợp với mục đích của chúng và phải có hình dạng được GSTC chấp
thuận và không được lật ngược trong khi đổ bê tông.
Không được phép dùng đá cuội, các mảnh đá hay gạch vỡ, ống kim loại hay các khối gỗ
làm con chèn, cục kê.
Trước khi đổ bê tông GSTC sẽ kiểm tra và nghiệm thu cốt thép.
4.5.7.4 Cốt thép lưới
Các cốt thép ở dạng tấm lưới hay tấm đan sẽ chồng lên nhau đủ để duy trì một cường độ
đồng nhất và phải được buộc vào nhau ở cuối và ở các mép, chỗ mép chồng lên sẽ có chiều
rộng nhỏ hơn 1 mắt lưới.
Chỗ các thanh thép giao nhau sẽ được buộc hoặc hàn với nhau.
4.5.7.5 Uốn và neo
Mỗi thanh cốt thép phải được cắt và uốn theo đúng kích thước quy định trên bản vẽ. Đối
với một số kết cấu, số lượng và chiều dài thanh thép cần phải đo tại hiện trường để theo đúng
kích thước kết cấu.
Cần phải tuyển những thợ có tay nghề để cắt và uốn thép, đồng thời cũng phải cung cấp
thiết bị phù hợp cho các công việc này.
4.5.8 Lắp đặt cốt thép
Cốt thép phải được lắp đặt theo đúng hình dạng và kích thước như chỉ dẫn trên bản vẽ.
Các thanh phải được định vị chắc chắn theo đúng chỉ dẫn trên bản vẽ. Các thanh này phải được
liên kết chặt chẽ tại các nút giao để đảm bảo khung cốt thép giữ đúng hình dạng và hệ cốp pha
sẽ chống đỡ tạm thời sao cho giữ đúng vị trí trong suốt qúa trình đổ bê tông. Các đầu dây thép
phải nằm bên trong bê tông và không được phép chồi lên bề mặt. Con kê phải là bê tông đúc
sẵn và có cường độ ít nhất phải tương đương với bê tông đổ tại chỗ. Kích thước con kê phải
theo đúng tiêu chuẩn và được định vị chính xác bằng dây thép. Các con kê này phải được ngấm
nước ngay trước khi đổ bê tông.
Tại thời điểm đổ bê tông, cốt thép phải được vệ sinh sạch gỉ sắt, bụi, dầu, đất hoặc bất kỳ
lớp phủ nào có thể phá huỷ hoặc giảm độ dính kết
Việc lắp đặt cốt thép phải được GSTCkiểm tra và không được phép đổ bê tông khi
GSTCchưa duyệt. GSTCkhông cho phép cài đặt hoặc tháo bỏ phần cốt thép chờ tại các vị trí
đã đổ bê tông. Phần cốt thép chờ tại các mạch ngừng không được uốn khi chưa được GSTCxét
duyệt.
Cốt thép chưa chịu lực chỉ được phép nối tại các điểm đã cho trên bản vẽ hoặc theo các
bản vẽ thi công đã được duyệt.
Khoảng cách tối thiểu giữa các thanh cốt thép phải gấp 2,5 lần đường kính của chúng và
khoảng tĩnh không giữa các cốt thép không được nhỏ hơn 1.5 lần so với kích thước tối đa của
cốt liệu thô.
4.5.9 Nối cốt thép
4.5.9.1 Khái quát chung
Các vị trí, hình loại và kích thước cho phép của các mối nối, bao gồm cả việc đặt so le đối
với các thanh cốt thép phải được thể hiện trong các bản vẽ. Tất cả cốt thép phải được cung cấp
với chiều dài đầy đủ theo chỉ dẫn trên bản vẽ.
4.5.9.2 Mối nối chồng
Các mối nối chồng phải có chiều dài như chỉ dẫn trên bản vẽ.
Chiều dài chồng của các mối nối chồng các thanh riêng lẻ phải theo các quy định theo
Điều 4.4 trong TCVN 4453:1995.
Mối nối chồng trong các bó theo quy định của Điều 5.11.2.3. Các mối nối của từng thanh
riêng lẻ trong bó không được chồng lên nhau. Các bó nguyên không được nối theo kiểu nối
chồng.
Không được dùng mối nối chồng đối với các thanh chịu kéo đường kính lớn hơn 37mm.
Các thanh được nối bằng nối chồng không tiếp xúc trong các cấu kiện chịu uốn không
được đặt cách nhau theo chiều ngang xa hơn 1/5 chiều dài mối nối chồng yêu cầu hoặc
150mm.
4.5.9.3 Các mối nối hàn
Các mối nối hàn chỉ được sử dụng nếu được nêu chi tiết tại các bản vẽ hoặc nếu được sự
phê duyệt của GSTC.
Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải đảm bảo
chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế.
Việc hàn các mối nối phải theo đúng bản hiện hành theo Điều 4.3 trong TCVN 4453:1995
Các thanh phải được nối bằng các mối nối hàn đối đầu. Sức kháng của mối nối phải được
quy định là không nhỏ hơn 125% cường độ chảy quy định của thanh chịu kéo.
* Liên kết cơ khí hoặc mối nối hàn chịu kéo:
Các liên kết cơ khí hoặc các mối nối hàn chịu kéo, được sử dụng khi diện tích cốt thép bố
trí nhỏ hơn yêu cầu 2 lần, phải đáp ứng các yêu cầu của các liên kết cơ khí đầy đủ hoặc của các
mối nối hàn đầy đủ.
Các liên kết cơ khí hoặc các mối nối hàn chịu kéo, được dùng khi diện tích cốt thép bố trí
ít nhất bằng 2 lần diện tích theo phân tích và khi mối nối so le ít nhất là 700mm, có thể được
thiết kế để tăng không nhỏ hơn 2 lần ứng lực kéo ở trong thanh tại mặt cắt hoặc một nửa cường
độ chảy quy định của cốt thép.
* Liên kết cơ khí hoặc mối nối hàn chịu nén:
Các liên kết cơ khí hoặc các mối nối hàn chịu nén, được dùng phải thoả mãn các yêu cầu
đối với các liên kết cơ khí đầy đủ hoặc các mối nối được hàn đầy đủ như quy định trên.
4.5.9.4 Mối nối tấm lưới sợi thép hàn
Mối nối tấm lưới sợi thép có gờ hàn chịu kéo:
Chiều dài nối chồng của các mối nối chồng của tấm lưới sợi thép có gờ hàn có các sợi
thép ngang nằm trong chiều dài chồng, được đo giữa các đầu của mỗi tấm lưới, phải không
được nhỏ hơn hoặc 1,3 lhd hoặc 200mm. Đoạn chồng được đo giữa các sợi thép ngang ngoài
cùng của mỗi tấm lưới không được nhỏ hơn 50mm.
Các mối nối chồng của các tấm lưới sợi thép có gờ hàn khi không có các sợi thép ngang
ở trong chiều dài mối nối chồng phải được xác định như là đối với sợi thép có gờ phù hợp với
các quy định của mối nối chồng chịu kéo tại Điều 5.11.5.3.1 trong 22 TCN-272-05.
Mối nối tấm lưới sợi thép trơn hàn chịu kéo:
Khi diện tích cốt thép được bố trí là nhỏ hơn hai lần diện tích yêu cầu tại vị trí mối nối,
chiều dài nối chồng được đo giữa các sợi thép ngang ngoài cùng của mối tấm lưới phải không
được nhỏ hơn:
- Tổng của một khoảng cách của các sợi thép ngang cộng 50mm hoặc
- 1,5 ld (ld chiều dài triển khai được lấy theo Điều 5.11.2 trong 22 TCN-272-05) hoặc
150 mm
- Khi diện tích cốt thép bố trí ít nhất bằng hai lần diện tích cốt thép yêu cầu tại vị trí nối,
chiều dài chồng lên nhau được đo giữa các sợi thép ngang ngoài cùng của mỗi tấm lưới
phải không nhỏ hơn hoặc 1,5 ld hoặc 50 mm.
4.5.10 Đo đạc và tính khối lượng
Việc đo đạc cốt thép phải tính theo kilôgam hoặc tấn dựa trên tổng trọng lượng tính toán
theo chiều dài và kích thước của thép theo chỉ dẫn chi tiết cốt thép.
Không được tính khối lượng riêng cho các hạng mục kẹp thép, dây thép, đai thép, dụng
cụ bẻ và các nguyên liệu khác dùng để buộc chặt thép tại chỗ. Trong trường hợp phải thay thế
bằng loại khác theo yêu cầu của Nhà thầu dẫn đến khối lượng lớn hơn, thì phần khối lượng đã
được qui định theo bảng khối lượng là căn cứ để tính khối lượng.
Tính toán trọng lượng sẽ không bao gồm vật liệu dôi ra do dùng thanh cốt thép có đường
kính lớn hơn đường kính tiêu chuẩn được sử dụng, hoặc vật liệu dôi ra do phải nối thanh thép
ngắn hơn thanh thép tiêu chuẩn được sử dụng.
Tính toán trọng lượng sẽ bao gồm phần thép dôi ra do phải nối thanh thép khi thanh thép
cần dùng chỉ ra trên bản vẽ lớn hơn 11,7m.
Các thanh thép được lắp đặt như trong bản vẽ, hoặc được GSTC chấp thuận sẽ được tính
khối lượng.
Toàn bộ chi phí cho việc cung cấp dây thép buộc, các cục đá, miếng đệm... và các dụng
cụ phụ trợ khác sẽ được xem xét như 1 phần của đơn giá trong hợp đồng trả cho cốt thép và
không tính khối lượng riêng cho các phần này.
Toàn bộ chi phí cung cấp các thí nghiệm mối nối và phương tiện cho phép GSTC tiến
hành các thí nghiệm sẽ được xem xét như 1 phần của đơn giá trả cho 1 tấn thép.
Khi có các mối nối khác so với bản vẽ hoặc được duyệt tại các bản vẽ thi công nhằm tạo
thuận lợi cho Nhà thầu, số lượng thép phát sinh cũng sẽ không được tính khối lượng.
Khi tính khối lượng thép, trọng lượng thép sẽ lấy theo tiêu chuẩn sau đây:
Đường kính thép (mm) Kg/m Tiết diện (cm2)

 6 0,222 0,283

 8 0,395 0,737

 10 0,717 0,79

 12 0,888 1,13

 14 1,210 1,54

 17 1,580 2,01

 18 2,000 2,54

 20 2,470 3,14
Đường kính thép (mm) Kg/m Tiết diện (cm2)

 22 2,980 3,80

 24 3,550 4,52

 25 3,850 4,91

 27 4,170 5,31

 28 4,830 7,17

 29 5,03 7,41

 30 5,550 7,07

 32 7,310 8,04

 37 7,990 10,18

 38 8,900 11,34

 40 9,870 12,57

4.6. Công tác thi công nền đường


4.6.1. Mô tả
Nền đường là nền đất thông thường bao gồm nền đường đào và nền đường đắp. Mặt cắt
ngang nền đường được giới hạn bởi mặt taluy nền đường, mặt lề đường, mặt ranh giới bố trí
kết cấu áo đường và cả phạm vi liên quan cần phải áp dụng các giải pháp xử lý để tăng cường
độ và độ ổn định của nền mặt đường (xử lý thay đất, thóat nước, bố trí công trình chống đỡ và
phòng hộ nền đường, xử lý nền đất yết, xử lý chống sạt lở…).
Công tác thi công nền đường bao gồm đào nền, đắp nền, xử lý nền yếu, lu lèn đạt yêu
cầu kỹ thuật, vận chuyển đất thừa đi đổ bỏ theo đúng tuyến, đúng cao độ và kích thước được
chỉ rõ trong hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công.
4.6.2. Tiêu chuẩn áp dụng
Tất cả các công tác thi công trong hạng mục nền đường đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn
Thi công và nghiệm thu nền đường ô tô TCVN 9436:2012.
4.6.3. Hồ sơ đệ trình
Nhà thầu lập biện pháp thi công và tiến độ thi công chi tiết phần nền đường trình GSTC
chấp thuận trước khi triển khai thi công. Trong đó có nêu rõ biện pháp phân luồng giao thông,
tính tóan điều phối đất đào, đất đắp, số lượng chủng loại máy móc bố trí cho hạng mục này, sơ
đồ lu lèn… Nhà thầu sẽ đệ trình bằng văn bản cho GSTC về việc đầm nén từng loại vật liệu
đắp được dùng trong các công tác. Phải có đề cương kiểm tra độ chặt được GSTC chấp thuận
phù hợp với quy trình quy phạm hiện hành và phù hợp với các thiết bị đầm nén nhà thầu sử
dụng.
4.6.4. Yêu cầu thi công
4.6.4.1. Nền đường đào
4.6.4.1.1. Khái quát:
Nhà thầu phải tiến hành việc khảo sát tuyến thi công có liên quan tới số liệu bình đồ đã
sử dụng trong bản vẽ đã được phê duyệt dưới sự kiểm tra của GSTC để dùng làm cơ sở cho
việc tính toán khối lượng vật liệu đào nền thực tế.
Tất cả công việc đào nền sẽ kết thúc khi có bề mặt nhẵn bằng phẳng và đúng cao độ nền
đường thiết kế theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Trước khi đào thì khu vực đó phải hoàn
thành công tác chuẩn bị mặt bằng thi công.
4.6.4.1.2. Đào nền đường:
Chọn phương án thi công nào xuất phát từ tình hình cụ thể. Với những chỗ hẹp hoặc
phần mở nền ta luy âm dốc, không đủ diện tích để thi công bằng máy thì phải đào bằng thủ
công.
Mọi mái ta luy phải sửa sang cho đúng với độ dốc mái ta luy thiết kế và không để vật
liệu rời nào sót lại trên ta luy. Khi đào đến cao độ thiết kế mái taluy qui định mà vật liệu không
phù hợp, GSTC có thể yêu cầu Nhà thầu đào bỏ lớp đất không phù hợp và thay bằng vật liệu
được chấp nhận cho đến cao độ qui định. Mọi mái taluy, hướng tuyến, cao độ đều phải chính
xác phù hợp với bản vẽ thiết kế hoặc phù hợp với những qui định kỹ thuật khác đã được GSTC
chấp thuận. Cao độ nền đào phải đúng với cao độ thiết kế ở trắc dọc với sai số +20mm hoặc
+30mm.
Khi Nhà thầu sử dụng các phương pháp đào mà để lại các lỗ hổng không thoát nước trên
bề mặt, Nhà thầu phải dùng chi phí riêng của mình làm thoát nước các chỗ lún, trũng đó theo
qui định của GSTC và phải lấp lại các chỗ trũng bằng vật liệu không thấm nước đã được chấp
thuận.
Khi nền đường nửa đào, nửa đắp hoặc có công trình phòng hộ dưới mái ta luy âm thì
phần đắp hoặc công trình ở mái ta luy âm phải được thực hiện trước và được GSTC nghiệm thu
đảm bảo chất lượng mới được thi công phần đào.
4.6.4.1.3. Vận chuyển vật liệu đào :
Vật liệu thu được trong khi đào nền, qua thí nghiệm mà được GSTC xác định là phù hợp
sẽ tận dụng đưa vào sử dụng cho công trình.
Trước khi bắt đầu công việc đào ở bất kỳ khu vực nào trên công trường, Nhà thầu phải
được sự chấp thuận của GSTC về diện tích đề nghị sử dụng vật liệu thừa, mọi đống đất đổ phải
sao cho không ảnh hưởng đến công việc đào tiếp theo của đoạn sau tránh mọi sự sụt lở có thể
gây hư hại đến nền đường đã thi công.
Đất đào và các vật liệu khác không sử dụng vào công trình sẽ được vận chuyển đổ đi
đúng quy định theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được GSTC xem xét và Chủ đầu tư chấp
thuận.
Đất đào phải được xử lý ở các khu vực đã được xác định rõ trên các bản vẽ thiết kế bản
vẽ thi công qua kiểm tra nghiệm thu của GSTC.
4.6.4.1.4. Xáo xới lu lèn nền đường đào:
Khi đã đào nền đường đến cao độ thiết kế, nhà thầu phải dùng thiết bị phù hợp để xáo xới
lớp đất nguyên thổ dày 30cm và bố trí lu lèn để lớp đất này đạt độ chặt yêu cầu K>=98. Yêu
cầu của công tác lu lèn được nêu trong phần nền đường đắp.
4.6.4.2. Nền đường đắp
4.6.2.2.1. Phạm vi công việc :
Phần này gồm có thi công đắp nền đường phải phù hợp với qui định kỹ thuật theo đúng
các tuyến cao độ kích thước đã chỉ trên các bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công hoặc do nhà thầu
lập, GSTC xem xét, Chủ đầu tư chấp thuận. Công tác này được thực hiện sau công tác đào nền.
Nền đường đắp được thi công làm 2 giai đoạn: nếu chiều cao nền đường đắp >= 30cm thì
30 cm trên cùng phải được đầm chặt K>= 0,98; bên dưới đạt độ chặt K >=0,95; nếu chiều cao
nền đường đắp < 30cm thì yêu cầu độ chặt K>= 0,98.
Đánh cấp đối với nền đắp mới nằm trùng lên nền đắp cũ, hoặc khi nền đắp nằm trên một
mái dốc ít nhất là 1/5 hoặc ở những vị trí do GSTC chỉ thị, bề mặt của nền đất cũ phải được
đánh cấp (Theo bậc nằm ngang) theo như qui định trong đồ án thiết kế hoặc do GSTC ấn định.
Mỗi cấp phải đủ rộng để máy ủi và máy đầm hoạt động. Mỗi bề ngang cấp sẽ bắt đầu từ giao
điểm mặt đất thiên nhiên và giao điểm của cạnh thẳng đứng của cấp trước. Vật liệu đánh bù cấp
sẽ được đầm lại cùng với vật liệu mới của nền đắp bằng kinh phí của Nhà thầu. Việc đánh cấp
và đào rãnh phải được giữ cho khô ráo.
4.6.2.2.2. Các yêu cầu vật liệu :
Vật liệu đắp nền phải phù hợp với các yêu cầu đã được nêu trong TKBVTC phù hợp với
quy trình quy phạm được GSTC chấp thuận và đạt các yêu cầu sau:
- Thành phần hạt của loại đất thay thế và vật liệu đất đào tận dụng phải được thí nghiệm và
đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đất đắp nền phải có sức chịu tải CBR nhỏ nhất quy định tại bảng 3 TCVN 9436:2012
Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu đối với nền cho đường cấp III có sử dụng mặt
đường cấp cao A1.
- Nhà thầu phải xuất trình các phiếu thí nghiệm về cơ lý của đất đắp phù hợp với quy trình,
quy phạm nhà nước hiện hành được GSTC chấp thuận.
- Nhà thầu phải trình loại đất dự trù để đắp nền từ nguồn đất đào hoặc trường hợp khai thác
từ mỏ đất đắp cho GSTC để kiểm tra xác minh lại theo các nội dung: thành phần hạt, chỉ
số dẻo, độ ẩm tốt nhất, khối lượng thể tích khô lớn nhất (cmax), hàm lượng hữu cơ và
phải được sự thống nhất bằng văn bản của GSTC.
- Mỗi loại đất phải có ít nhất 3 thí nghiệm: xác định thành phần hạt, thí nghiệm xác định
sức chịu tải CBR nhỏ nhất, kiểm tra trị số cmax.
- Nhưng trong quá trình thi công với khối lượng đất đắp lớn thì cứ 10.000 m3, hoặc khi có
sự nghi ngờ về giá trị cmax đều phải làm thí nghiệm đầm nén để xác minh lại. Mỗi lần
thí nghiệm xác minh cũng phải thực hiện 2 thí nghiệm. (Việc xác định trị số cmax với
độ ẩm tốt nhất tiến hành trên dụng cụ đầm nén tiêu chuẩn tối thiểu 5 mẫu).
- Phải điều chỉnh độ ẩm sao cho đạt được độ chặt yêu cầu cho từng lớp vật liệu đắp nền.
- Các mỏ vật liệu trước khi khai thác phải dọn quang, đào bỏ các lớp hữu cơ.
- Tại các mỏ vật liệu nhà thầu phải loại bỏ các vật liệu không thích hợp như các hạt quá
kích kỡ, đá mồ côi...
- Khi hoàn thành công việc lấy đất và vật liệu trong khu mỏ nhà thầu phải thu xếp, san lấp
lại mặt bằng gọn gàng, không để lại các hố tụ... sao cho phù hợp với kế hoạch khai thác
đã được các cấp có thẩm quyền chấp thuận để sau này hoán trả lại mặt bằng.
4.6.2.2.3. Công tác thi công :
* Các biện pháp thi công :
Trước khi thi công nhà thầu phải tiến hành khảo sát đo đạc để phát hiện các sai sót so với
hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công cho gói thầu với sự kiểm tra
giám sát của GSTC để trình Chủ đầu tư chấp thuận.
Trước khi thi công đại trà, phải làm thử nghiệm một đoạn dài tối thiểu 100m theo yêu cầu
của mục 6.7 TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu
Đắp nền đường theo từng lớp, mỗi lớp dày không quá 30cm. Độ đầm chặt đạt theo quy
định thiết kế trước khi đắp lớp tiếp theo. Đối với nền đường tiếp giáp với đáy kết cấu mặt đường
độ chặt yêu cầu K=0,98.
Dùng máy san, máy ủi để thi công nền đắp. Đối với những đoạn có chiều rộng mặt đường
mở rộng B  2,5m thì thi công bằng thủ công hoặc bằng máy nhỏ để đảm bảo chiều dày và độ
chặt tại những nơi này.
Khi nền đắp nằm trên mặt tự nhiên có độ dốc ngang >1/5, trên nền đắp cũ, hoặc ở những
vị trí do GSTC chỉ thị phải đánh cấp chiều rộng của bậc cấp 0,4m. Sau đó mới đắp theo từng
lớp để lu lèn theo quy định.
Khi có hiện tượng trượt, sụt, lở, lún các lớp đất ra khỏi nền đất nhà thầu phải đào hết các
lớp đất sụt lở đó và làm lại để đạt yêu cầu quy định.
* Lu lèn :
Nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm thích hợp ứng với độ chặt yêu cầu.
Trong khi thi công đảm bảo các điều kiện thoát nước từ nền đường tránh bị xói mòn nền
đắp. Phải xây dựng các rãnh xương cá khi đắp nền.
Phải dùng phương pháp thủ công để đắp từng lớp đất dày 10~15cm trên đỉnh cống và hai
bên cống trong phạm vi 50cm từ đỉnh cống lên và từ mép cống ra hai bên.
Các cao độ và độ dốc đã hoàn thiện sau khi đầm nén phải đạt yêu cầu thiết kế được duyệt.
Các bề mặt đắp phải đồng đều, đủ phẳng và có độ dốc thích hợp để đảm bảo thoát nước.
4.6.2.2.4. Công tác kiểm tra nghiệm thu:
* Kiểm tra độ chặt của đất đắp:
- Độ chặt phải kiểm tra theo từng lớp, nhất thiết không thi công ồ ạt, lớp trước chưa
kiểm tra đã san lớp sau. Khối lượng kiểm tra như sau:
- Tại các vị trí thông thường cứ 100m2 kiểm tra 1 điểm
- Tại vị trí xây dựng cống kiểm tra tối thiểu 1 điểm.
- Lớp trên cùng của nền đắp dày 0,3m cứ 50m2 kiểm tra 1 điểm.
- Tại 1 điểm kiểm tra, thí nghiệm 1 mẫu ở 1 độ sâu, một nửa ở trên một nửa dưới lớp
đắp.
- Các điểm kiểm tra bố trí đều trên bề mặt.
* Phương pháp kiểm tra:
Tuỳ theo loại đất, việc xác định trị số khối lượng thể tích khô thực hiện theo các phương
pháp sau:
Đối với đất á cát (đất có chỉ số dẻo nhỏ hơn 7) và các loại cát, dùng phao thử độ chặt,
hoặc phương pháp dao vòng+cân+đốt cồn.
Đối với loại đất á sét, đất sét (đất có chỉ số dẻo hỗn hợp 7) dùng phương pháp dao
vòng+cân+đốt cồn (hoặc sấy).
Đối với các loại đất lẫn sỏi sạn mà dao vòng không lấy mẫu được, dùng phương pháp
rót cát+cân+đốt cồn.
Các dụng cụ kiểm tra độ chặt phải được cơ quan kiểm tra hiệu chỉnh thường xuyên
theo quy định.

*Quy định sai số về độ chặt:


Lớp đất đắp được coi là đạt yêu cầu khi có tới 90% số mẫu kiểm tra đạt được giá trị
quy định, 10% số mẫu còn lại chỉ thấp hơn trị số quy định 0.01 và chỉ được phân tán rải rác.
Nếu độ chặt không đảm bảo phải xử lý rồi kiểm tra lại. Chỉ được phép thi công lớp
tiếp theo khi lớp trước đã kiểm tra đạt yêu cầu.
Trong quá trình kiểm tra cần theo dõi quy trình lu lèn và kết quả độ chặt đạt được. Nếu
thấy có những kết quả trái ngược nhau giữa công lu và độ chặt phải tìm hiểu nguyên nhân và
tìm biện pháp xử lý.
Có thể dùng các biện pháp đơn giản như chuỳ xuyên động kiểm tra sơ bộ trước, khi thấy
có đủ khả năng đạt yêu cầu mới kiểm tra chính thức theo quy định.

* Kiểm tra chất lượng nền đường khi hoàn thành :


Khi đào và đắp nền đường đến độ cao thiết kế phải kiểm tra tổng thể theo các nội dung
đã quy định ở TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu như sau:
TT Nội dung kiểm tra Biện pháp Khối lượng Sai số cho phép
1 Vị trí trục tim tuyến Máy kinh vỹ + 50m kiểm tra 1 50 (mm)
thước thép điểm và các cọc
chính của đường
cong (TD,P,TC)
2 Cao độ mặt cắt dọc Máy cao đạc 50m 1 cọc +10; -15 (mm)
theo tim đường
3 Bể rộng đỉnh nền Thước thép 50m kiểm tra 1 Không nhỏ hơn
mặt cắt, thiết kế
4 Độ dốc taluy Máy thuỷ bình 20m 1 cọc + 10%
5 Độ dốc ngang và độ Máy thuỷ bình 50m kiểm tra 1 ± 0,5%
dốc siêu cao mặt cắt, 1 đường
cong kiểm tra 5
mặt cắt
6 Độ bằng phẳng của Thước 3m 20m 1 điểm Móng dưới 
nền đường (khe hở lớn 10mm
nhất đo dưới Móng trên 
thước ) 5mm
7 Độ bằng phẳng của Thước 3m 20m 1 điểm Mái taluy nền
mái ta luy đắp  30mm
Mái taluy nền
đào  50mm
8 Độ dốc của rãnh dọc Máy thủy bình 20m 1 điểm 5%
(tính theo % so với độ
dốc thiết kế)
Cường độ E của nền T.N nén tĩnh 100m dài 2 điểm ≥ 40Mpa
9 đường tấm ép cứng cho 2 chiều
10 Kiểm tra việc trồng Các biện pháp
cỏ, ốp mái. thông thường
Các sai số cho phép nêu ở bảng trên là giá trị cho phép tối đa, chỉ được phép sai sót cục
bộ không quá 10% số điểm kiểm tra và phải nằm phân tán, không được tập trung tại 1 vùng.

*Nghiệm thu đánh giá chất lượng:


Trước khi thi công lớp móng đường phải nghiệm thu đánh giá chất lượng của nền đường.
Công việc nghiệm thu chỉ tiến hành khi các nội dung kiểm tra đã được thực hiện đầy đủ
và chất lượng đạt yêu cầu thiết kế.
4.6.2.2.5. Công tác đo đạc khối lượng:
Khối lượng đào đắp nền tính theo đơn vị m3 tại vị trí cuối cùng của công trình được nhà
thầu tính, GSTC kiểm tra trình Chủ đầu tư chấp thuận và thanh toán theo giá bỏ thầu. Nếu thi
công không đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải làm lại cho đúng mới được thanh toán theo
giá bỏ thầu.
Phương pháp tính: phương pháp trung bình theo mặt cắt ngang, diện tích các phần được
thể hiện trên các bản vẽ trắc ngang chi tiết trong hồ sơ hoàn công.
4.7. Công tác thi công hệ thống thoát nước
4.7.1 Mô tả
Công tác thi công hệ thống thóat nước bao gồm các hạng mục mương thoát nước dọc,
cống thoát nước ngang, hố thu, cửa thu nước mặt và các mương, cống hạ lưu.
Cống thoát nước ngang là cống hộp BTCT kích thước lọc long 2x (300x300)cm. cống ngang
đường D1000-H30 tại các vị trí km0 + 284.80 và km 0 + 524,02 kết hợp gia cố mương hạ lưu để
đảm bảo việc thu và dẫn nước ra các suối là tốt nhất.
Chi tiết các vị trí cống và hố ga được thể hiện trong hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công;
Thoát nước dọc bằng cống tròn bê tông ly tâm D800 – VH.
Thoát nước dọc bang đường bằng cống tròn bê tông ly tâm D800 – H30.
Hố thu bằng bê tông đá 1x2 M200 và Đan hố ga bằng BTCT M.250. được thể hiện trong
Thiết kế bản vẽ thi công
4.7.2 Hồ sơ đệ trình
Nhà thầu phải lập biện pháp thi công chi tiết và kế hoạch tiến độ thi công chi tiết đệ trình
GSTC, sau khi được chấp thuận mới tiến hành thi công.
4.7.3. Yêu cầu thi công
Công tác thi công phải được tiến hành tuần tự theo phương pháp cuốn chiếu với biện pháp
thi công phù hợp với mặt bằng thực tế và tiến độ đề ra để đề phòng thời tiết xấu.
4.7.3.1.Công tác bê tông và bê tông cốt thép:
Xem Chỉ dẫn kỹ thuật mục 4.4.
4.7.3.2.Công tác đệm đá dăm:
4.7.3.2.1 Yêu cầu vật liệu
- Đá dăm 4x6 lót và chêm chèn: là đá granit có kích cỡ đồng đều, đảm bảo độ sạch theo
quy định. được xếp và chêm chèn vào vị trí theo đúng thiết kế.
4.7.3.2.2 Kỹ thuật thi công
Công tác thi công phải được tiến hành tuần tự theo phương pháp cuốn chiếu với biện
pháp thi công phù hợp với mặt bằng thực tế và tiến độ đề ra để đề phòng thời tiết xấu.
- Chuẩn bị hố móng: đào móng đúng kích thước hình học, đảm bảo các quy định của tiêu
chuẩn thi công và nghiệm thu công tác đất TCVN 4447:2012;
- Đá dăm lót 4x6: là đá granit xay có kích cỡ đồng đều, đảm bảo độ sạch theo quy định.
được xếp và chêm chèn vào vị trí theo đúng thiết kế.
4.7.3.3.Công tác lắp đặt cống hộp:
4.7.3.3.1. Yêu cầu vật liệu:
- Xây dựng mới cống hộp 2x(300x300) cm M.300 ngang đường tại vị trí cọc Conghop
(Km1+407,02) L=20m, tải trọng H30 cống hộp được đúc tại bãi đúc. Khi cống đạt cường,
tiến hành vận chuyển đến công trường tập kết và cẩu lắp đúng vị trí.
- Các đốt cống hộp trong quá trình sản xuất đều phải lấy mẫu bê tông, mẫu cốt thép để
kiểm chứng thí nghiệm và lưu mẫu theo Mục 4.4.
4.7.3.3.2 Trình tự thi công
- Đào đất móng cống theo đúng thiết kế, chống đỡ vách hố móng và đảm bảo hố móng luôn
khô ráo.
- Vận chuyển cống đến vị trí lắp đặt.
- Làm lớp đệm móng đá dăm.
- Đổ bê tông móng cống đá 1x2 M200.
- Dùng thiết bị cẩu đốt cống hộp lắp đặt vào đúng vị trí, chú ý lắp đặt cống từ hạ lưu đến
thượng lưu.
- Trám mối nối cống bằng vữa xi măng M100.
- Lấp đất và đầm chặt từng lớp hai bên mang cống và trên đỉnh cống theo đúng quy định.
- Thi công hố ga thượng lưu và hạ lưu theo thiết kế bản vẽ thi công.
4.7.4 Tính toán khối lượng
GSTC sẽ xác nhận khối lượng thực hiện phần này của nhà thầu sau khi đạt đầy đủ các yếu
tố kỹ thuật, kích thước hình học, cao độ, chất lượng bê tông…
Đơn vị tính của mương dọc là mét dài tùy theo từng loại mương, đơn vị tính hố thu là hố,
cống ngang là mét dài, móng cống là m3.
4.8.Công tác thi công móng cấp phối đá dăm
4.8.1. Quy định chung
Công tác thi công và nghiệm thu lớp móng đường cấp phối đá dăm được thực hiện theo
hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo
đường ô tô TCVN 8859-2011.
Quy trình này quy định những yêu cầu về vật liệu, công nghệ thi công và nghiệm thu lớp
móng trong kết cấu áo đường mềm đường ô tô sử dụng vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD).
Lớp móng cấp phối đá dăm được sử dụng trong công trình làm lớp móng dưới ở hạng mục
gia cố lề.
4.8.2. Hồ sơ đệ trình
Nhà thầu phải lập biện pháp thi công chi tiết hạng mục móng đường CPDD và trình GSTC
xem xét, CĐT chấp thuận trước khi thi công bao gồm:
- Xuất xứ, chứng chỉ kiểm nghiệm chất lượng của vật liệu CPDD đề nghị sử dụng cho gói
thầu.
- Quy trình công nghệ thi công: bố trí thiết bị thi công, sơ đồ lu lèn cho công tác rải thử
nghiệm.
- Quy trình công nghệ thi công: bố trí thiết bị thi công, sơ đồ lu lèn cho công tác rải đại trà
sau khi có kết quả và hiệu chỉnh các thông số cần thiết của công tác rải thử nghiệm.
4.8.3. Yêu cầu vật liệu
Đối với lớp móng dưới dùng cấp phối đá dăm loại 2 có Dmax = 37,5 mm.
Thành phần hạt của vật liệu CPĐD được quy định như sau:
Kích cỡ mắt sàng vuông Tỷ lệ lọt sàng (%) theo
(mm) khối lượng
50 100
37,5 95-100
25 -
19 58-78
9,5 39-59
4,75 24-39
2,37 15-30
0,425 7-9
0,075 2-12

Đối với lớp móng trên dùng cấp phối đá dăm loại 1 có Dmax = 25 mm.
Thành phần hạt của vật liệu CPĐD được quy định như sau:
Kích cỡ mắt sàng vuông Tỷ lệ lọt sàng (%) theo
(mm) khối lượng
50
37,5 100
25 79-90
19 67-83
9,5 49-64
4,75 34-54
2,37 25-40
0,425 12-24
0,075 2-12

Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD :


Chỉ tiêu Cấp Cấp Phương pháp thử
phối phối
đá đá
dăm dăm
loại loại
1 2
1. Độ hao mòn Los ≤ ≤ TCVN 7572-12:2006
Angeles của cốt liệu 35 40
(LA),
2. Chi số sức chịu tải ≥ - 22 TCN 332-06
CBR tại độ chặt K98, 100
ngâm nước 97h, %
3. Giới hạn chảy (WL), ≤ ≤ TCVN 4197:1995
% 25 35 Xác định bằng thí
nghiệm với thành phần
hạt lọt qua sàng 0,425
mm
4. Chỉ số dẻo (Ip), % ≤6 ≤7 TCVN 4197:1995
5. Tích số dẻo PP = Ip x ≤ ≤ -
lượng lọt qua sàn 45 70
0,075mm
6. Hàm lượng hạt thoi ≤ ≤ TCVN 7572-2006
dẹt, % 18 20 Hạt thoi dẹt là hạt có
chiều ngang nhỏ hơn
hoặc bằng 1/3 chiều dài,
thí nghiệm được thực
hiện với các cỡ hạt có
đường kính lớn hơn 4,75
mm và chiếm trên 5%
khối lượng mẫu
7. Độ chặt đầm nén ≥ ≥ 22 TCN 333-06
(Kyc) 98 98

Nhà thầu phải thực hiện việc lấy mẫu vật liệu CPĐD phục vụ công tác kiểm tra nghiệm
thu chất lượng vật liệu và lớp móng CPĐD trình GSTC. Khối lượng lấy mẫu đá không nhỏ hơn
200kg. Việc kiểm tra và nghiệm thu chất lượng vật liệu được thực hiện cho việc chấp thuận
nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công trình và kiểm tra vật liệu CPĐD đã được tập kết tại
chân công trình để đưa vào sử dụng.
- Kiểm nghiệm sơ bộ mẫu CPĐD
Nhà thầu phải trình cho GSTC các mẫu cốt liệu đề nghị sử dụng cho công trình, việc lấy
mẫu và chứng chỉ kiểm nghiệm phải được thực hiện đúng theo các phương pháp quy định theo
tiêu chuẩn Việt nam.
Nếu nguồn vật liệu thay đổi theo yêu cầu của nhà thầu, tất cả việc lấy mẫu và kiểm nghiệm
phải được thực hiện lại.
Chi phí liên quan đến công tác này do nhà thầu chiụ.
- Kiểm nghiệm CPĐD tại công trường.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, CPĐD phải được thường xuyên kiểm nghiệm theo
yêu cầu của GSTC.
4.8.4. Công nghệ thi công lớp móng đường bằng cấp phối đá dăm
Thực hiện theo quy định tại Mục 7 – TCVN 8859-2011. Bao gồm:
- Công tác chuẩn bị thi công: công tác chuẩn bị vật liệu CPĐD, công tác chuẩn bị mặt bằng
thi công, công tác chuẩn bị thiết bị thi công.
- Các yêu cầu về thi công lớp móng đường bằng vật liệu CPĐD: Công tác tập kết vật liệu
vào mặt bằng thi công, yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD, công tác san rải CPĐD,
công tác lu lèn và bảo dưỡng và làm lớp nhựa thấm bám.
- Nhà thầu phải thực hiện việc thi công thí điểm trước khi triển khai thi công đại trà theo
quy định tại Mục 3 – TCVN 8859-2011về: yêu cầu đối với công tác thi công thí điểm,
lập biện pháp tổ chức thi công thí điểm và tiến hành thi công thí điểm.
- Toàn bộ quá trình công tác thi công thí điểm nêu trên, từ khi lập biện pháp tổ chức thi
công thí điểm cho đến khi xác lập được dây chuyền công nghệ áp dụng cho thi công đại
trà, phải được sự kiểm tra và chấp thuận của GSTC.
4.8.5. Yêu cầu đối với công tác kiểm tra nghiệm thu
Thực hiện theo quy định tại Mục 8 – TCVN 8859-2011. Bao gồm:
Quy định về lấy mẫu vật liệu CPĐD phục vụ công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng vật
liệu và lớp móng CPĐD.
Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng vật liệu
Kiểm tra trong quá trình thi công
Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công.
4.8.6. Đo đạc khối lượng
Khối lượng móng CPDD sẽ được đo đạc và xác nhận sau khi kiểm tra nghiệm thu chất
lượng từng lớp rải .
Khối lượng (m3) = Diện tích (m2) x chiều dày lớp rải sau khi lu lèn(m)
Chiều dày lớp rải xác định bằng phương pháp đục lỗ kết hợp trong công tác đo độ chặt
bằng phương pháp rót cát.
4.9. Công tác thi công mặt đường bêtông nhựa nóng (BTNN)
4.9.1. Quy định chung
Công tác thi công và nghiệm thu được thực hiện theo quy trình công nghệ thi công và
nghiệm thu mặt đường bêtông nhựa TCVN 8819-2011 ban hành năm 2011, bao gồm:
- Phân loại bêtông nhựa: loại bê tông nhựa nóng sử dụng trong công trình là BTN C19, sử
dụng làm lớp mặt trên và các yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý của bêtông nhựa tương ứng;
- Yêu cầu về chất lượng vật liệu để chế tạo hỗn hợp bêtông nhựa: đá dăm, cát, bột khoáng,
nhựa đường;
- Chế tạo hỗn hợp;
- Thi công mặt đường bêtông nhựa BTNC dày 7cm;
- Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu;
- An toàn lao động và bảo vệ môi trường.
4.9.2. Hồ sơ đệ trình
Trước khi khởi công, nhà thầu phải trình văn bản về phương pháp tổ chức thi công công
tác BTNN để GSTC thông qua.
Văn bản về phương pháp tổ chức thi công công tác BTNN tại trạm trộn và tại công trường
bao gồm:
- Thiết bị sử dụng: chế tạo, vận chuyển, rải và lu lèn.
- Mặt bằng bố trí thiết bị sản xuất, thi công công tác BTNN.
- Phương pháp tổ chức vận hành thiết bị thi công BTNN.
- Thủ tục kiểm tra vật liệu trộn và chất lượng BTNN.
- Phương pháp vận chuyển, rải và lu lèn BTNN.
- Phương pháp bảo dưỡng.
4.9.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bêtông nhựa nóng (BTNN)
Thành phần cấp phối các cỡ hạt của các bêtông nhựa BTN C19 phải nằm trong bảng giới
hạn quy định theo bảng 1 - TCVN 8819-2011:
Cỡ sàng mắt vuông (mm) Lượng lọt sàng, % khối lượng
25 100
19 90-100
12,5 71-86
9,5 58-78
4,75 36-61
2,36 25-45
1,18 17-33
0,60 12-25
0,30 8-17
0,15 6-12
0,075 5-8
Hàm lượng nhựa của BTN C19 tính theo % khối lượng của cốt liệu thô được quy định
theo bảng 1 - TCVN 8819-2011: 4,8%-5,8%
Các yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý của BTN C19 được quy định theo bảng 3 - TCVN 8819-
2011:
Chỉ tiêu Quy Phương pháp
định thử
1. Số chày đầm 75x2 TCVN 8860-
1:2011
2. Độ ổn định ở 60 độ C, 40 phút, kN ≥8 TCVN 8860-
12:2011
3. Độ dẻo, mm 2-4 TCVN 8860-
9:2011
4. Độ ổn định còn lại, % ≥ 75 TCVN 8860-
10:2011
5. Độ rỗng dư, % 3-6
6. Độ rỗng cốt liệu tương ứng với độ ≥8
rỗng dư 4%

4.9.4. Yêu cầu vật liệu


Yêu cầu về chất lượng vật liệu để chế tạo hỗn hợp BTNN gồm: đá dăm, cát, bột khoáng,
nhựa đường được quy định tại Mục 5 - TCVN 8819-2011.
Trước khi chế tạo BTNN đại trà cho công trình, nhà thầu phải thực hiện công tác kiểm
nghiệm sơ bộ mẫu vật liệu bao gồm cốt liệu (đá dăm, cát, bột khoáng) và nhựa đường và thiết
kế thành phần BTNN.
a. Đá dăm: được nghiền từ đá tảng, đá núi, không được dùng đá xay từ đá macnơ, sa thạch
sét, diệp thạch sét. Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
Chỉ tiêu Quy định Phương pháp thử
1. Cường độ nén đá gốc, Mpa TCVN 7572-10:2006
- Đá macma, biến chất; ≥ 100
- Đá trầm tích; ≥ 80
2. Độ hao mòn khi va đập trong ≤ 28 TCVN 7572-12:2006
máy Los Angeles, %
3. Hàm lượng thoi dẹt (tỉ lệ 1/3) ≤ 15 TCVN 7572-13:2006
,% Bằng cách sử dụng mắc
sàng vuông ≥ 4,75mm
4. Hàm lượng chung bụi, bùn, ≤2 TCVN 7572-17:2006
sét, %
5. Hàm lượng sét cục, % ≤ 0,25 TCVN 7572-8:2006
6. Độ dính bám của đá với nhựa ≥ cấp 3 TCVN 7504:2005
đường, cấp Trường hợp nguồn đá
dăm dự định sử dụng để
chế tạo bê tông nhựa có
độ dính bám với nhựa
đường nhỏ hơn cấp 3 cần
thiết phải xem xét các giải
pháp, hoặc sử dụng chất
phụ gia tăng khả năng
dính bám; nếu không phải
tìm nguồn đá dăm khác
đảm bảo độ dính bám.
Việc lựa chọn giải pháp
do GSTC quyết định.
b. Cát: dùng cát thiên nhiên hoặc cát xay hoặc hỗn hợp hai loại. Cát thiên nhiên không
được lẫn tạp chất hữu cơ, nếu dùng cát xay phải được nghiền từ đá có cường độ nén không nhỏ
hơn cường độ nén của đá dùng để sản xuất ra đá dăm.
Các chỉ tiêu cơ lý của cát như sau:
Chỉ tiêu Quy định Phương pháp thử
1. Mô đun độ lớn (MK) ≥2 TCVN 7572-
2:2006
2. Hệ số đương lượng cát (ES), % AASHTO T176
- Cát thiên nhiên ≥ 80
- Cát xay ≥ 50
3. Hàm lượng chung bụi, bùn, sét, % ≤3 TCVN 7572-8:2006
4. Hàm lượng sét cục, % ≤ 0,5 TCVN 7572-8:2006
5. Độ góc cạnh của cát (độ rỗng của ≥ 43 TCVN 8860-7:2011
cát ở trạng thái chưa đầm nén), %

c. Bột khoáng: là sản phẩm được nghiền từ đá cacbonat có cường độ nén của đá gốc lớn
hơn 20 Mpa, sạch, không lẫn tạp chất hữu cơ, hàm lượng chung bụi bùn sét không quá 5%. Bột
khoáng phải khô, tơi, không vón hòn.
Các chỉ tiêu cơ lý của bột khoáng:
Chỉ tiêu Quy Phương pháp
định thử
1. Thành phần hạt (lượng lọt sàng qua TCVN 7572-
các cỡ mắt sàng vuông), % 2:2006
- 0,6mm 100
- 0,3mm 95-
- 0,075mm 100
70-
100
2. Độ ẩm, % ≤1 TCVN 7572-
7:2006
3. Chỉ số dẻo, % ≤4 TCVN 4197-
1995
d. Nhựa đường: nhựa đường dùng để sản xuất bê tông nhựa đường là là loại nhựa đường
đặc, gốc dầu mỏ thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại TCVN 7493 – 2005 và thông tư
27/2014/TT-BGTVT ngày 28-7-2014, độ kim lún 60/70.
Nhà thầu phải trình cho GSTC chấp thuận các mẫu cốt liệu đề nghị sử dụng cho công
trình, việc lấy mẫu và chứng chỉ kiểm nghiệm phải được thực hiện đúng theo các phương pháp
quy định theo tiêu chuẩn Việt nam.
Nếu nguồn vật liệu thay đổi theo yêu cầu của nhà thầu, tất cả việc lấy mẫu và kiểm nghiệm
phải được thực hiện lại. Chi phí liên quan đến công tác này do nhà thầu chiụ.
Thành phần BTNN: nhà thầu phải trình thiết kế thành phần cốt liệu và hàm lượng nhựa;
và phải được GSTC chấp thuận, sau khi tiến hành thử nghiệm mẫu đúng theo yêu cầu kỹ thuật
bao gồm tất cả các chỉ tiêu cơ lý được quy định theo TCVN 8819-2011.
4.9.5 Thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa
Việc thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa được tiến hành theo phương pháp Marshall.
Trình tự thiết kế gồm 3 bước: thiết kế sơ bộ, thiết kế hòan chỉnh và xác định công thức
chế tạo bê tông nhựa.
Công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa phải chỉ ra các nội dung sau:
- Nguồn cốt liệu và nhựa đường dùng cho hỗn hợp bê tông nhựa;
- Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường, cốt liệu đá dăm, cát, bột khoáng;
- Thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu;
- Tỷ lệ phối hợp giữa các loại cốt liệu: đá dăm, cát, bột đá, tại phễu nguội, phễu nóng;
- Kết quả thí nghiệm Marshall và hàm lượng nhựa đường tối ưu (tính theo phần trăm khối
lượng của hỗn hợp bê tông nhựa);
- Tỷ trọng lớn nhất bê tông nhựa (là cơ sở để xác định độ rỗng dư);
- Khối lượng thể tích của mẫu bê tông nhựa ứng với hàm lượng nhựa đường tối ưu (là cơ
sở để xác định độ chặt lu lèn K);
- Phương án thi công ngòai hiện trường: chiều dày lớp bê tông nhựa chưa lu lèn, sơ đồ lu,
số lượt lu lèn trên 1 điểm, độ nhám mặt đường…
4.9.6. Sản xuất hỗn hợp BTNN
Yêu cầu về chế tạo hỗn hợp BTNN được quy định tại Mục 7 – TCVN 8819-2011.
Sử dụng trạm trộn có tính năng và công suất phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm
bảo khả năng sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa ổn định về chất lượng với dung sai cho phép so
với công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa như sau:

Chỉ tiêu Dung sai cho


phép (%)
1. Cấp phối hạt cốt liệu
Lượng lọt qua - Cỡ hạt lớn nhất (D 0
sàng tương ứng max) của loại bê tông
với các cỡ sàng, nhựa;
±8
mm - 12,5 và lớn hơn
±7
- 9,5 và 4,75
±6
- 2,36 và 1,18
±5
- 0,6 và 0,3
±3
- 0,15 và 0,075
2. Hàm lượng nhựa đường (% theo tổng khối ± 0,2
lượng hỗn hợp)

4.9.7. Thi công mặt đường BTNN


Yêu cầu về thi công mặt đường BTNN được quy định tại Mục 8 – TCVN 8819-2011.
Trình tự thi công gồm:
- Chuẩn bị mặt bằng: vệ sinh, thổi bụi
- Tưới nhựa dính bám: dùng thiết bị chuyên dùng có khả năng kiểm sóat được liều lượng
và nhiệt độ để tưới; đối với trường hợp thảm bê tông nhựa lên móng cấp phối đá dăm dùng
nhựa lỏng đông đặc vừa MC30 ở nghiệt độ 35-55 độ C để tưới, thời gian tưới đến khi rải đủ để
nhựa lỏng kịp thấm bám xuống lớp móng và đủ để cho dầu nhẹ bay hơi, thông thường khoảng
1 ngày.
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa từ trạm trộn đến công trường: phương tiện và cự ly
vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ bê tông nhựa theo Mục 8.1.2 và Mục 8.5 – TCVN
8819-2011;
- Rải bê tông nhựa bằng thiết bị chuyên dùng đảm bảo các yêu cầu về kích thước hình học
và mối nối theo mục Mục 8.6– TCVN 8819-2011;
- Lu lèn bê tông nhựa bằng thiết bị chuyên dùng đảm bảo các yêu cầu về kích thước hình
học và mối nối theo mục Mục 8.6– TCVN 8819-2011;
4.9.8. Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu
Yêu cầu về giám sát, kiểm tra và nghiệm thu được quy định tại Mục 9 - TCVN 8819-2011.
*Giám sát, kiểm tra
Công tác giám sát kiểm tra được tiến hành trong khi chế tạo hỗn hợp BTNN ở trạm trộn;
kiểm tra chất lượng lớp móng và các yêu cầu khác trước khi rải BTNN ở hiện trường và kiểm
tra trong khi rải và lu lèn lớp BTNN.
*Nghiệm thu:
Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường BTNN sẽ tiến hành nghiệm thu theo các yêu cầu
sau:
Về kích thước hình học
Về độ bằng phẳng
Về độ nhám
Về độ chặt lu lèn
Các chỉ tiêu cơ lý của BTNN nguyên dạng lấy ở mặt đường và của các mẫu BTNN được
chế bị lại từ mẫu khoan ở mặt đường phải thoả mãn các trị số yêu cầu theo TCVN 8819-2011.
Các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của BTNN được quy định trong
TCVN 8819-2011.
4.9.9. Đo đạc khối lượng:
Khối lượng thảm BTN được tính bằng m2 sau khi đo đạc các kích thước hình học trừ diện
tích các cấu kiện chiếm chỗ trên vỉa hè như cột điện, hố thu… đối với chiều dày thảm tương
ứng.
4.10. Công tác thi công tường chắn
4.10.1. Yêu cầu vật liệu
- Cát: các loại cát dùng cho vữa xây phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo TCVN
7570:2007; đối với khối xây đá chẻ kích thước lớn nhất của hạt cát không được vượt quá
2,5mm. Bãi chứa cát trong công trường phải bố trí hợp lý, làm rãnh thóat nước, có rác
bẩn phải dọn sạch hoặc lót một lớp gạch hoặc đầm chặt đất. Quanh đống cát dùng gỗ ván
hoặc xếp gạch làm thành chắn cho cát không bị trôi khi mưa, chiều cao thành ít nhất là
0,3m. Không đổ đống các vật liệu rời lẫn lộn với nhau.
- Đá hộc: có kích cỡ tương đối đều đảm bảo yêu cầu của Thiết kế bản vẽ thi công. Đá xếp
đống phải đảm bảo kỹ thuật an toàn, không được để mọc rêu, mốc, bẩn.
- Đá dăm 4x6 lót và chêm chèn: là đá granit có kích cỡ đồng đều, đảm bảo độ sạch theo
quy định. được xếp và chêm chèn vào vị trí tầng lọc theo đúng thiết kế.
- Ống PVC tầng lọc đảm bảo chịu lực trong qua trình thi công. Nếu bị đá đè, rơi hoặc bị va
đập bị bể ống thì phải thay lại ống nguyên vẹn.
- Vữa xây:
+Vữa dùng trong khối xây phải có mác và các chỉ tiêu kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế
và yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 4085:2011.
+ Việc xác định liều lượng pha trộn vữa để đảm bảo mác vữa phải tiến hành tại phòng thí
nghiệm thông qua thiết kế cấp phối vữa. Khi thay đổi vật liệu, thành phần và mác vữa
phải thiết kế cấp phối lại.
+ Vật liệu để sản xuất vữa phải đảm bảo các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật: xem mục 3.2.1
(xi măng) và 3.1.3 (cát) chương này.
+ Nước dùng để trộn vữa không được chứa tạp chất có hại làm cản trở quá trình đông cứng
của chất kết dính. Khi dùng nước ngầm tại chỗ hoặc nước của hệ thống cấp nước kỹ thuật
để trộn vữa phải được phần tích bằng thí nghiệm, nếu lấy nước trong hệ thống cấp nước
sinh hoạt thì không cần phải kiểm tra.
+ Khi sản xuất vữa phải đảm bảo:
. Sai lệch khi đong lường phối liệu so với thành phần vữa không lớn hơn 1% đối với nước
và xi măng, 5% đối với cát;
. Mác vữa theo yêu cầu của thiết kế (mác 100);
. Độ dẻo của vữa theo quy định của thiết kế ( theo độ sụt của côn tiêu chuẩn);
. Độ đồng đều theo thành phần và màu sắc;
. Khả năng giữ nước cao
. Có thể sử dụng phụ gia để nâng cao độ dẻo và khả năng giữa nước nếu cần thiết.
. Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn
2 phút, nếu trộn bằng tay không được nhỏ hơn 3 phút. Không được đổ thêm vật liệu vào
cối vữa trong khi trộn hoặc đống vữa nếu trộn bằng tay.
. Vữa đã trộn phải dùng hết trước khi bắt đầu đông cứng, không dùng vữa đã đông cứng
hoặc bị khô.Nếu vữa đã bị phân tầng, trước khi dùng phải trộn lại cẩn thận tại chỗ thi
công.
. Nên tận dụng các thiết bị vận chuyển cơ giới, máy bơm vữa, xe cải tiến dùng để vận
chuyển vữa, tránh cho vữa khỏi bị phân tầng và bị bẩn vì các tạp chất khác.
. Chất lượng vữa phải được kiểm tra bằng thí nghiệm mẫu lẫy ngay tại chỗ sản xuất vữa.
Độ dẻo của vữa phải được kiểm tra trong quá trình sản xuất và ngay trên hiện trường. Số
liệu và kết quả thí nghiệm phải ghi trong sổ nhật ký công trình.
4.10.2. Kỹ thuật thi công
Công tác thi công phải được tiến hành tuần tự theo phương pháp cuốn chiếu với biện pháp
thi công phù hợp với mặt bằng thực tế và tiến độ đề ra để đề phòng thời tiết xấu.
- Kết cấu xây đá chẻ phải thi công theo đúng kích thước hình học của thiết kế bản vẽ thi
công, nếu cần thiết phải lắp đặt ván khuôn, giàn giáo khi xây. Các loại giàn giáo phải bảo
đảm ổn định, bền vững, chịu được tác dụng do người, do vật liệu và do di chuyển các
thùng vữa trên giàn giáo. Giàn giáo không được gây trở ngại cho quá trình xây dựng, tháo
lắp phải dễ dàng, di chuyển không cồng kềnh khó khăn.
- Khi xây đá hộc, mặt ngòai phải phằng nhẵn ở các góc, cạnh phải xây so le bằng các viên
đá sát bên. Khi đặt phải chú ý cho thớ dọc viên đá tương đối thẳng góc với phương chịu
lực.
- Mạch vữa đứng cần được nhồi chặt vữa bằng bay hay bằng thanh thép.
- Sau khi xây phải tưới nước bảo dưỡng liên tục trong vòng 3 ngày đảm bảo các mạch vữa
không bị nứt.
4.11. Các công tác hoàn thiện
4.11.1. Công tác trồng cọc tiêu:
Cọc tiêu bê tông cốt thép được gia công tại xưởng hoặc tại công trường, kích thước cọc
tiêu theo đúng thiết kế bản vẽ thi công.
Cọc tiêu lắp đặt phải đảm bảo chắc chắn, liên kết chặt vào móng bê tông đảm bảo kỹ thuật
và kích thước hình học, độ thẳng hàng, vuông góc với mặt bằng.
Sơn cọc tiêu tại công trường là những thùng sơn nguyên của nhà sản xuất. Mỗi thùng sơn
phải có nhãn của nhà sản xuất ghi tên, loại sơn, màu sơn và cách thức pha loãng.
Sơn đầu cọc tiêu là loại sơn màu phản quang đảm bảo kích thước đúng với thiết kế bản vẽ
thi công.
Nhà thầu phải chuẩn bị các mẫu sơn tại công trường với các màu được chỉ định, sau khi
được chấp thuận các mẫu sơn này sẽ được làm chuẩn cho công tác sơn tương tự.
Việc sơn phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản suất.
Công tác sơn phải tuân thủ theo quy trình sơn các lớp, thời gian dừng giữa các lớp sơn
trung gian và lớp sơn ngoài cùng đảm bảo thời gian cho sơn khô, tăng độ bóng bề mặt và độ
bám dính của sơn với kết cấu.
Khi tiến hành nghiệm thu yêu cầu bề mặt sơn phải cùng màu, không có vết ố, không có
vết tụ sơn, chảy sơn hoặc vón cục, không có những vết loang lổ làm ảnh hưởng màu sắc và độ
bóng bề mặt công trình.
Bề mặt sơn dầu, sơn tổng hợp phải mịn bóng, đồng màu, không cho phép lộ màu lớp sơn
lót phía dưới, không có vết ố, vết chảy, tụ sơn hay đứt đoạn về màu sắc.
4.11.2. Công tác sơn vạch kẻ đường:
- Yêu cầu thi công sau khi hoàn thiện mặt đường, lề đường.
- Nhà thầu phải cung cấp đúng chủng loại sơn dẻo nhiệt và màu sơn. Yêu cầu trước khi đưa
vào công trình phải được sự chấp thuận của giám sát thi công:
- Nhà thầu có trách nhiệm bảo dưỡng sơn kẻ đường đến hết thời hạn bảo hành công trình.
- Thi công sơn dẻo nhiệt phản quang giao thông là một quá trình thực hiện với quy cách
mức độ chỉ tiêu đã được đề ra cho từng dự án, từng hạng mục với các kỹ thuật khác nhau.
- Những yêu cầu trong thi công sơn nhiệt dẻo trắng, vàng bằng phương pháp gia nhiệt nấu
chảy và thi công nóng trên bề mặt đường bê tông nhựa.
- GSTC sẽ xác nhận khối lượng thực hiện phần này của nhà thầu sau khi đạt đầy đủ các
yếu tố kỹ thuật, kích thước hình học. Đơn vị tính là m2.
5. YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM, AN TOÀN

Mục này gồm việc đặt các dấu hiệu trên mặt đường đã hoàn thiện. Đặt các biển báo hiệu
với kích cỡ thiết kế trong bản vẽ hoặc do GSTC yêu cầu bao gồm biển báo cấm, biển báo nguy
hiểm, biển chỉ dẫn để đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người sử dụng giao thông trong
suốt quá trình khai thác tuyến sau này, tiến hành các công tác hoàn thiện như:
- Dọn tẩy sạch vương vãi đất đá thừa trên đường.
- Sửa chữa lề theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt.
- Sửa sang vỗ lại ta luy nền đường.
- Trồng trụ tiêu.
- Lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn theo các chi tiết ghi trên bản vẽ thiết kế.
- Gia công và lắp đặt cọc tiêu biển báo đúng các vị trí theo thiết kế, nếu phát hiện thêm
những taluy âm nguy hiểm phải đặt rào chắn tạm hoặc phát sinh hộ lan an toàn.
6. YÊU CẦU VỀ PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ (NẾU CÓ)

Nhà thầu phải có những biện pháp thích hợp để phòng chống cháy cho công trình chính,
công trình tạm và bất cứ tài sản xung quanh công trường. Khi được yêu cầu, nhà thầu phải
chấp hành việc kiểm tra của cơ quan phòng chống cháy.
Nhà thầu phải đặc biệt thận trọng trong việc sử dụng các thiết bị hàn hồ quang, thiết bị cắt
bằng oxyacetylene và các thiết bị khác có sử dụng đến ánh sáng trần và phải có biện pháp đặc
biệt để tồn trữ chất lỏng dễ cháy tại công trường.
Nhà thầu chịu trách nhiệm dọn dẹp các vật liệu dễ cháy theo yêu cầu của Giám sát thi
công.
7. YÊU CẦU VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Nhà thầu phải dọn dẹp và giữ gìn công trường trong điều kiện vệ sinh tốt và phải tuân thủ
hướng dẫn của GSTC về mặt này.
Bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và an toàn trật tự đô thị: nhà thầu phải có biện pháp
giữ gìn vệ sinh đường phố khi tiến hành thi công hay vận chuyển vật liệu. Khi làm dơ bẩn
đường phố, nhà thầu phải tiến hành ngay công tác dọn rửa và phải chịu chi phí.
Nhà thầu phải có những biện pháp thi công thích hợp để hoàn thành tốt công trình và bảo
đảm quy định về bảo vệ môi trường và vệ sinh đô thị.
Tất cả chi phí cho việc bảo đảm vệ sinh phải được tính vào giá dự thầu.
8. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Nhà thầu phải có các biện pháp và phương tiện hữu hiệu đảm bảo an toàn cho người, thiết
bị và công trình trong suốt quá trình thi công.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước cùng các phí tổn về việc để xảy
ra tai nạn trên công trường.
Tại những vị trí nguy hiểm Nhà thầu phải có các biển báo, cắm cờ, rào chắn, ban đêm có
đèn.
Nhà thầu chịu trách nhiệm về an toàn thi công, an toàn lao động, an ninh khu vực, đảm
bảo giao thông và vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian
thực hiện hợp đồng.
Không quy định nào trong tài liệu này miễn trừ bất cứ trách nhiệm và bổn phận về bảo
đảm an toàn lao động của nhà thầu.
Nhà thầu phải thông báo ngay cho Chủ Đầu tư bất cứ tai nạn nào xảy ra liên quan đến nhà
thầu. Thông báo ban đầu có thể bằng miệng, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo toàn diện
tai nạn trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi xảy ra tai nạn.
Nhà thầu trang trải chi phí và chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ và thắp sáng cho công
trường. Nếu cần thiết, Giám kỹ thuật sẽ yêu cầu nhà thầu bổ sung và Nhà thầu phải trang trải
chi phí này.
Giám sát thi công có quyền rút lại sự chấp thuận về một biện pháp thi công nào đó của
nhà thầu và nhà thầu phải đề xuất và thực hiện biện pháp thi công khác. Nhà thầu không có
quyền khiếu nại để yêu cầu Chủ Đầu tư thanh toán chi phí phát sinh do việc thay đổi biện pháp
thi công hay do việc sử dụng thiết bị thi công khác.
Nhà thầu có trách nhiệm tìm hiểu và chấp hành những quy định về việc tổ chức giao thông
và an toàn giao thông cho đường phố.
Nhà thầu phải bảo đảm duy trì giao thông an toàn và đầy đủ cho người đi bộ và xe cộ; bảo
đảm việc tiếp cận các họng nước cứu hoả, các công trình công cộng và nhà cửa.
Nhà thầu phải bố trí các rào chắn, bảng chỉ dẫn giao thông và hệ thống chiếu sáng cần
thiết tại đường giao thông quanh công trường theo yêu cầu của của cơ quan có thẩm quyền và
GSTC.
Nhà thầu phải tôn trọng quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân, nhà thầu phải trả
lời kiến nghị hay khiếu nại của nhân dân và thực hiện những biện pháp khắc phục đối với những
yêu cầu hợp lý.
Nhà thầu không được gây phiền nhiễu, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến hoạt động của
nhân dân, các cơ quan trong khu vực thi công. Tất cả vật kiến trúc, công trình, vật thể và cây
cối gần công trường phải được bảo vệ tránh bị hư hại do xe máy, đất lún sụt, chấn động … do
công tác thi công của nhà thầu gây ra. Nhà thầu có trách nhiệm bồi thường/ sửa chữa những hư
hại nêu trên (nếu xảy ra) và bảo đảm hoàn trả lại nguyên trạng trước khi bị hư hỏng;
Nhà thầu phải vận chuyển vật liệu trên những phương tiện phù hợp tránh làm rơi vãi khi
vận chuyển, bốc dỡ. Hàng hoá phải được neo giữ an toàn khi vận chuyển. Tất cả các phương
tiện vận chuyển không đáp ứng yêu cầu này hoặc không phù hợp với luật pháp phải được mang
ra khỏi công trường.
Công trường phải được rào chắn trong phạm vi ranh giới cần thiết và được sự chấp thuận
của GSTC
Yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn lao động theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành :

Stt Loại công tác Quy chuẩn, tiêu chuẩn


1 Quá trình sản xuất yêu cầu chung về an toàn TCVN 2289 : 1978
2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – An toàn trong QCVN 18:2014/BXD
xây dựng
3 An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung TCVN 4086 : 1985
4 Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an TCVN 3146 : 1986
toàn.
5 An toàn cháy. Yêu cầu chung TCVN 3254 : 1989
9. BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NHÂN LỰC VÀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG :

Nhà thầu phải gửi biểu đồ tiến độ kèm theo kế hoạch thi công đến Chủ Đầu tư và GSTC
xem xét chấp thuận.
Kế hoạch bao gồm tất cả các hạng mục công trình và phải nêu được các yêu cầu tối thiểu
như sau:
+ Kế hoạch huy động lực lượng: nhân lực, xe máy, thiết bị thi công, vật liệu chính;
+ Kế hoạch tiến độ thi công của các hạng mục và công tác chính;
+ Chuyển lực lượng đi khi hoàn thành công trình
Nhà thầu phải thường xuyên đối chiếu tiến độ thực hiện so với tiến độ thi công mà nhà
thầu đã thống nhất với giám sát thi công , chủ đầu tư để kịp thời có biện pháp xử lý, các chậm
trễ từng khâu công tác, từng mũi thi công.
Nếu GSTC và chủ đầu tư thấy tiến độ Nhà thầu thực hiện bị chậm, có khả năng làm chậm
thời hạn hoàn thành công trình thì Nhà thầu phải có biện pháp cần thiết với sự đồng ý của
GSTCgiám sát để đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu bằng cách tập trung nhân công và thiết bị,
Nhà thầu sẽ không được trả thêm khoản tiền nào về những biện pháp đó.

10. YÊU CẦU VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ VÀ CÁC HẠNG MỤC :

Nhà thầu phải trình biện pháp tổ chức thi công đến Chủ Đầu tư và GSTC xem xét chấp
thuận trước khi thi công theo yêu cầu của Mục 4 – Yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt.
11. YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU :

11.1. Yêu cầu chung về quản lý chất lượng của nhà thầu.
a) Nhà thầu phải lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu công trình theo quy
định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết về một
số nội dung về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng.
Trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình
trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng ;
b) Nhà thầu phải bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp
đồng và quy định của pháp luật có liên quan ;
c) Nhà thầu tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới
công trình;
d) Nhà thầu phải lập, trình phê duyệt và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công trong đó
quy định rõ các biện pháp bảo đảm an tòan cho người, máy, thiết bị và công trình, tiến độ thi
công;
đ) Nhà thầu thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị
công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt và công trình xây dựng theo quy
định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng và phải báo cáo
đầy đủ quy trình , phương án và kết quả thử nghiệm với GSTC;
e) Nhà thầu phải thi công theo đúng hợp đồng xây dựng, thiết kế xây dựng công trình,
đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng;
f) Nhà thầu phải thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa
thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường;
g) Nhà thầu phải sữa chữa những sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công
việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá
trình thi công xây dựng công trình, lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong
quá trình giám định nguyên nhân sự cố;
h) Nhà thầu lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
i) Khi có yêu cầu nghiệm thu, Nhà thầu phải gửi Phiếu yêu cầu nghiệm thu cho Chủ Đầu
tư. Nhà thầu phải chuẩn bị và cung cấp các tài liệu quản lý chất lượng cho chủ đầu tư làm căn
cứ để nghiệm thu;
j) Nhà thầu phải thực hiện việc nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận
công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình hoàn thành;
k) Nhà thầu phải lập bản vẽ hòan công theo quy định;
l) Nhà thầu phải thực hiện kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên
ngoài công trường;
m) Nhà thầu phải báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động
và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
n) Nhà thầu phải hoàn trả mặt bằng, di chuyển máy móc, vật tư thiết bị và những tài sản
khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao;
o) Nhà thầu có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng về những nội dung nêu
trên.
p) Nhà thầu phải chấp hành các quy định khác của nhà nước về công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng (Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy
định chi tiết về một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng.).
11.2. Bảo đảm chất lượng và Quản lý chất lượng của nhà thầu
Nhà thầu chịu trách nhiệm lập, thực hiện và duy trì Hệ thống bảo đảm chất lượng (BĐCL)
và kế hoạch quản lý chất lượng (QLCL) bao quát tất cả các mặt của hợp đồng trong suốt thời
gian thực hiện hợp đồng.
Hệ thống BĐCL và Kế hoạch QLCL phải tuân thủ các quy định của nhà nước về công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Hệ thống BĐCL và Kế hoạch QLCL phải nêu rõ:
- Toàn bộ cơ cấu tổ chức bảo đảm chất lượng, phạm vi trách nhiệm của từng bộ phận và cá
nhân tham gia thực hiện công tác quản lý chất lượng;
- Nguyên tắc, quy trình lập kế hoạch bảo đảm chất lượng;
- Kế hoạch kiểm tra, tổ chức BĐCL cho từng hạng mục, cho từng đơn vị thi công - nhà thầu
phụ và nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Nhà thầu phải nộp hồ sơ ban đầu về Hệ thống BĐCL và Kế hoạch QLCL; có nêu các hoạt
động cụ thể để tiến hành kiểm tra và thử nghiệm các công tác xây lắp.
11.3. Hệ thống bảo đảm chất lượng
Hệ thống BĐCL phải bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:
- Quản lý nhà thầu phụ và nhà cung cấp vật tư, thiết bị.
- Kiểm tra tay nghề công nhân.
- Quy trình sửa chữa những sai sót trong xây dựng.
- Hệ thống QLCL tại công trường theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của
Chính phủ quy định chi tiết về một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì
công trình xây dựng cụ thể như sau:
1. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được trình bày, thuyết
minh, được cập nhật thường xuyên trong quá trình thi công và phải được thông báo cho chủ
đầu tư trước khi thi công xây dựng.
2. Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể hiện rõ nội dung:
a) Sơ đồ tổ chức các bộ phận, cá nhân của nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm
quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của từng công trường xây dựng;
quyền và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân này trong công tác quản lý chất lượng công trình.
b) Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình bao
gồm:
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị
công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng.
- Hình thức giám sát, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiệm thu nội bộ.
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ
thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế.
c) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây
dựng, nghiệm thu; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; quy trình và
hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến
của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị và khiếu nại với chủ đầu tư và với các bên có liên
quan;
11.4. Kế hoạch quản lý chất lượng.
Nhà thầu phải trình kế hoạch QLCL chi tiết về tất cả các biện pháp bảo đảm chất lượng
cho từng phần của công trình và toàn bộ công trình.
KH này phải được trình cho Chủ Đầu tư để được chấp thuận, chậm nhất là 1 tuần trước
khi khởi công công trình hay một phần công trình.
Kế hoạch QLCL phải bao gồm các biện pháp kiểm tra mà nhà thầu thấy cần thiết để bảo
đảm chất lượng công việc.
Kế hoạch QLCL phải mô tả cụ thể loại, phương pháp, tiêu chuẩn, phương thức lập hồ sơ
và cá nhân/ đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công việc thử nghiệm/ quản lý chất lượng.
Nếu Chủ Đầu tư không chấp thuận hoặc yêu cầu bổ sung kế hoạch QLCL đã trình, nhà
thầu phải chỉnh sửa lại hoặc bổ sung theo yêu cầu, việc này không làm thay đổi thời gian hoàn
thành cũng như giá trị hợp đồng.
Chủ Đầu tư và GSTC có quyền tiến hành kiểm định chất lượng của bộ phận công trình
hay toàn bộ công trình vào bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước cho nhà thầu.
11.5. Việc lập và quản lý hồ sơ của nhà thầu
Lập, ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình thi công công trình
Tất cả các hoạt động quản lý và quản lý chất lượng của nhà thầu phải được ghi chép lại.
Nhà thầu phải lập, ghi chép, bảo quản hồ sơ quản lý và quản lý chất lượng và lưu trữ tại
công trường trong suốt thợi gian thực hiện hợp đồng.
Nhà thầu phải lập biểu mẫu của các loại hồ sơ cần thiết để ghi chép, sổ nhật ký, sổ theo
dõi cùng danh mục hồ sơ trước khi khởi công.
Hồ sơ phải ghi đầy đủ thông tin theo biểu mẫu; có địa điểm lập, ngày tháng năm, có đánh
số và có danh tính và chữ ký của những cá nhân có trách nhiệm liên quan.
Chủ Đầu tư và GSTC có quyền tiếp cận toàn bộ hệ thống hồ sơ bất cứ lúc nào mà không
cần thông báo trước.
11.6. Tài liệu khi chuyển giao
Thực hiện theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết về một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng.
Trước khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm
thu thiết bị hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng; nhà thầu có trách nhiệm
chuyển giao:
- Các hồ sơ theo yêu cầu của Quy định về quản lý chất lượng xây dựng của Nhà nước và
phụ lục Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng. Tài liệu chuyển giao gồm 07 bộ: 2 bản
chính và 5 bản sao.
- Các hồ sơ khác trong hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu. Tài liệu chuyển giao gồm
1 bản chính và 1 bản sao.
11.7. Thời gian bảo hành công trình
Thực hiện theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết về một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng.
Thời gian bảo hành công trình là 1 năm kể từ ngày nghiệm thu công trình để đưa vào sử
dụng. Trong thời gian bảo hành, công tác sửa chữa những hư hỏng của Nhà thầu cũng phải
thực hiện theo những yêu cầu tương tự như công tác xây dựng công trình chính. Nhà thầu
phải lưu trữ hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng công trình trong thời gian tối thiểu là 10 năm
sau khi hết thời gian bảo hành công trình.

You might also like