You are on page 1of 12

Phần 2.

YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP


Chương V. YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP

I. Giới thiệu về gói thầu:


1. Phạm vi công việc gói thầu
- Tên gói thầu: Cung cấp, lắp đặt cửa sổ nhôm kính, lan can kính, vách kính
- Phạm vi công việc của gói thầu bao gồm nhưng không giới hạn các hạng mục công việc
chính như sau:
a) Nhà thầu phải thực hiện khảo sát hiện trạng và bằng chuyên môn kinh nghiệm của
mình nghiên cứu kỹ các hồ sơ tài liệu thiết kế để đảm bảo hiểu rõ về công trình nhằm
mục đích thi công đạt yêu cầu về an toàn, chất lượng, tiến độ và chi phí dự án.
b) Cung cấp vật tư, nhân công, phương tiện, máy móc, thiết bị để “Cung cấp và lắp đặt
cửa sổ nhôm kính, lan can kính, vách kính” toà nhà VITECO Building, theo yêu cầu
tiêu chuẩn thiết kế và các quy chuẩn/tiêu chuẩn thi công nghiệm thu hiện hành được áp
dụng cho dự án. Trên cơ sở hiện trường NHÀ THẦU thi công/nghiệm thu công việc
mẫu theo yêu cầu của thiết kế, trước khi thi công đại trà.
c) Chuẩn bị công trường, thiết lập văn phòng công trường, huy động/giải tỏa nhân lực,
máy móc, thiết bị thi công đến công trường;
d) Mua các loại bảo hiểm cho người lao động, máy móc và thiết bị thi công và trách
nhiệm dân sự cho bên thứ ba thuộc trách nhiệm và đã bao gồm trong chi phí của nhà
thầu của NHÀ THẦU theo quy định của pháp luật;
e) Lập Biện pháp thi công và quy trình thi công; Kế hoạch quản lý chất lượng; Kế hoạch
tổng hợp ATLĐ-VSMT-PCCN và các quy trình đảm bảo an toàn, an ninh, sức khỏe,
bảo vệ môi trường trình TVGS/Đại diện Chủ đầu tư xem xét phê duyệt;
f) Lập phương án, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên công trường và giao thông
đường ngõ/ngách hiện hữu tiếp giáp với công trình;
g) Lập phương án, biện pháp đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác động đến các công trình,
tài sản các khu dân cư lân cận. Bao gồm cả các biện pháp kiểm soát tiêu thoát nước
mưa, nước mặt, nước thải, ô nhiễm không khí và tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi
công xây dụng của nhà thầu.
h) Tổ chức thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng, chất thải độc hại khác ra
khỏi mặt bằng đến nơi được cấp có thẩm quyền chấp thuận đúng quy định pháp luật,
đảm bảo vệ sinh môi trường bãi đổ thải;
i) Tổ chức lập và thẩm định phương án phòng cháy chữa cháy trong từng giai đoạn thi
công xây dựng phù hợp với tổng mặt bằng thi công.
j) Lập bản vẽ hoàn công từng giai đoạn hoàn thành từng giai đoạn thi công, hoàn thành
toàn bộ hạng mục công trình;
k) Lập kế hoạch thí nghiệm bao gồm: công tác lấy mẫu, bảo quản và thí nghiệm tần suất
đánh giá chất lượng vật liệu chất lượng hạng mục công trình theo tiêu chuẩn xây dựng
hiện hành;
l) Tổ chức quản lý, bảo vệ mặt bằng sau khi nghiệm thu đến khi bàn giao cho CH Ủ ĐẦU
TƯ;
m) Bảo hành công trình/hạng mục công trình theo quy định của HỢP ĐỒNG và quy định
của pháp luật;
n) Các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của NHÀ THẦU để hoàn thành CÔNG
VIỆC theo quy định của HỢP ĐỒNG.
2. Mô tả về tiện ích của Dự án:
- 01 cổng chính tại đường ngõ 61 Lạc Trung. Toàn bộ công trình đã được l ắp d ựng hàng rào
tôn bảo vệ cao 2.5m. Cổng ra vào phải luôn được kiểm soát đảm bảo an ninh, an toàn cho
công trình và người có liên quan.
- Bảo vệ - an ninh công trường: Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tổ ch ức b ảo v ệ và đảm
bảo an ninh của công trường để kiểm soát công tác ra vào tuân thủ đúng nội quy công
trường và sẽ phải tự trả mọi chi phí cho công tác này.
- Nguồn điện thi công: Chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực Hai Bà Tr ưng,
nguồn điện 3 pha, công tơ 3P tại vị trí cột điện BTLT ngách 61/33 cạnh công trình ph ục v ụ
thi công của Chủ đầu tư. Chi phí đấu nối từ công tơ về công trường và chi phí sử dụng điện
trong quá trình thi công sẽ do nhà thầu chi trả, chi phí s ử d ụng đi ện Ch ủ đầu t ư s ẽ kh ấu tr ừ
tiện ích. Nhà thầu cần thiết lập hệ thống điện thi công phù hợp đảm bảo an toàn….
- Nguồn nước thi công: Chủ đầu tư đang có hợp đồng sử dụng nước với xí nghiệp KDNS
Hai Bà Trưng thông qua đồng hồ D20 tại vị trí trong dự án, chi phí sử dụng nước Chủ đầu
tư khấu trừ tiện ích.
- Phần diện tích khu vực thuộc ngoài ranh giới đất dự án được xác định mốc giới ranh đất
theo Hồ sơ thiết kế bao gồm phần đất thuê của Công ty Lương thực Miền Bắc để đảm bảo
hành lang an toàn lưới điện trung thế đi ngầm, Nhà thầu có nhu cầu tạm thời sử dụng phục
vụ thi công chi phí sử dụng Chủ đầu tư sẽ khấu trừ tiện ích theo giá thỏa thu ận v ới bên cho
thuê.
3. Thời hạn hoàn thành:
- Thời gian hoàn thành gói thầu là xxx Ngày (bao gồm cả ngày Lễ, Thứ Bảy, Chủ Nhật) tính
từ ngày HỢP ĐỒNG có hiệu lực;
II. Yêu cầu về tiến độ thực hiện
Các mốc Tiến độ chính yêu cầu thực hiện công việc của gói thầu như sau:
Stt Tên hạng mục công việc Ngày bắt đầu Ngày kết thúc

- Căn cứ vào mốc tiến độ chính, NHÀ THẦU phải lập Bảng tiến độ thi công chi tiết (bao
gồm trình tự thực hiện các công việc, thời gian thi công cho từng hạng mục, tiến độ huy
động máy/thiết bị thi công và biểu đồ nhân lực), xác nhận khả năng hoàn thành công việc.
Chi tiết hóa thời gian hoàn thành công việc tuân theo yêu cầu của HỢP ĐỒNG bao gồm
công tác phối hợp với các gói thầu khác liên quan, thời gian nghiệm thu, sửa chữa sai sót,
dự phòng và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của Cơ quan chuyên môn
về xây dựng;
- NHÀ THẦU có thể đề xuất Bảng tiến độ thi công tham khảo các mốc chính nêu trên đảm
bảo phù hợp với biện pháp/công nghệ thi công của NHÀ THẦU nhưng cần đảm b ảo th ời
gian kết thúc theo mốc tiến độ cuối cùng.
III. Bàn giao mặt bằng thi công
- CHỦ ĐẦU TƯ sẽ bàn giao và NHÀ THẦU tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, bảo
quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.
Phạm vi mặt bằng được thi công thuộc phạm vi CÔNG VIỆC của NHÀ TH ẦU được xác
định mốc giới ranh đất theo Hồ sơ thiết kế.
- Nhà thầu cần tiến hành kiểm tra mặt bằng thực địa so với hồ sơ thiết k ế tr ước khi ti ến hành
thi công để đảm bảo phù hợp. NHÀ THẦU phối hợp với CHỦ ĐẦU TƯ trong việc xử lý
vướng mắc (nếu có) để có đủ mặt bằng thi công phù hợp với TIẾN ĐỘ quy định trong
HỢP ĐỒNG.
IV. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật
Nhà thầu phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật thể hiện trên bản vẽ
thiết kế thi công. Ngoài ra, nhà thầu còn phải thực hiện các công việc cần thiết trong quá
trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng bao gồm tổ chức thi công, giám
sát, nghiệm thu, thử nghiệm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ,
huy động thiết bị, kiểm tra, giám sát chất lượng.
1. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình:
1.1. Quy trình:
 Trên cơ sở xem xét các tài liệu thiết kế, khảo sát hiện trường và yêu cầu trong HSMT,
bằng kinh nghiệm và năng lực thực tế của mình, nhà thầu phải đưa ra tài liệu thuyết minh, bản vẽ (
tổng thể và chi tiết ), trình bày đầy đủ và rõ ràng về qui trình, biện pháp kỹ thuật thi công các hạng
mục của gói thầu để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh môi
trường.
 Nội dung tối thiểu trong phần thuyết minh biện pháp thi công phải đuợc nêu những điểm
sau:
+ Biện pháp tổ chức thi công công trường như: lán trại, kho bãi, sơ đồ vị trí bố trí thiết bị
thi công, tổ chức lao động và các vấn đề tổ chức thi công cần thiết khác; các biện pháp đảm bảo
chất lượng, tiến độ, giải pháp đảm bảo giao thông, bãi đổ phế liệu…
+) Các công tác nhập và thí nghiệm vật liệu đầu vào, gia công sản phẩm;
+) Các công tác khảo sát mặt bằng, phối hợp với các nhà thầu xây dựng khác;
+) Các công tác thi công lắp đặt và hoàn thiện sản phẩm.
 Việc đưa ra các biện pháp, kỹ thuật thi công một cách chi tiết, hợp lý và khoa học sẽ là
những yếu tố thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình đánh giá xem xét HSĐX. Nhà thầu phải lường
trước và nêu ra các trường hợp khó khăn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thi công và dự kiến
phương án giải quyết hay đề nghị giải quyết các trường hợp đó.
 Nhà thầu cần phân tích và nêu khả năng có thể xảy ra những sự cố khách quan (bão, gió,
mất điện,…) hoặc chủ quan (máy móc hỏng, gây ảnh hưởng tới các công trình liền kề trong quá
trình thi công…) và có biện pháp đề phòng rủi ro với công trường để đảm bảo an toàn và thi công
đúng tiến độ, chất lượng.
 Trong tổ chức mặt bằng thi công yêu cầu nhà thầu phải có biện pháp thi công để đảm bảo
việc thi công không ảnh hưởng đến môi trường, đời sống và các hoạt động chung của khu vực.
1.2. Quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng cho gia công và lắp dựng cửa kính khung nhôm:
 Theo chỉ dẫn kỹ thuật (CDKT) của Hồ sơ thiết kế
 Gia công lắp dựng cửa nhà thầu phải tuân thủ theo quy định, tiêu chuẩn hiện hành:

STT Tên nghị định, quy trình Ký hiệu


1 Điều lệ chung
- Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu NĐ số 15/2021/NĐ-CP
tư xây dựng
- Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất NĐ số 06/2021/NĐ-CP
lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
2 Vật tư, vật liệu
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây QCVN 16:2014/BXD
dựng
3 Thi công - nghiệm thu
- Tổ chức thi công TCVN 4055 : 2012
- Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Yêu cầu chung TCVN 9398:2012
- Công tác hoàn thiện trong xây dựng-Thi công và nghiệm thu TCVN 9377 : 2012
- Cửa đi, cửa sổ - Phần 2: Cửa kim loại TCVN 9366-2: 2012
- Cửa sổ và cửa đi - Phương pháp thử TCVN 7542: 2004
- Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực - Que/thanh, ống và sản TCVN 12513-6:2018
phẩm định hình ép đùn ISO 6362-6:2012
- Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều TCVN 7364-1:2018
lớp ISO 12543-1:2011
- Sử dụng máy xây dựng – Yêu cầu chung TCVN 4087 : 2012
4 An toàn lao động, phòng chống cháy nổ
An toàn trong xây dựng - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD
Tiêu chuẩn về Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 : 1991

An toàn điện trong xây dựng TCVN 4086 : 1985


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện QCVN01:2020/BCT

Công tác hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn TCVN 3146 – 1986

An toàn nổ trong xây dựng TCVN 3255 - 1986

An toàn cháy – Yêu cầu chung TCVN 3254 - 1989


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “An toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06:2010/BXD
Giàn giáo các yêu cầu về an toàn TCXDVN 296:2004

QCVN7:2012/
An toàn lao động đối với thiết bị nâng
BLĐTBXH
5 Yêu cầu về vệ sinh môi trường
Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động NĐ số 44/2016/NĐ-CP
về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an
toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động ; NĐ số 140/2018/ NĐ-
CP
Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong Quyết định số
quá trình xây dựng các công trình tại thành phố Hà Nội.
29/2015/QĐ-UBND
Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành
- Trong mọi trường hợp nếu tiêu chuẩn kỹ thuật không tương ứng với nhau, thì phiên bản
mới nhất được áp dụng.
- Ngoài các tiêu chuẩn đã liệt kê, NHÀ THẦU cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn khác
có liên quan đến công tác thi công xây dựng hiện hành của Nhà nước tại thời điểm thi
công, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám sát;
a. Yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công:
NHÀ THẦU phải đề xuất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng; kế hoạch và biện pháp
kiểm soát chất lượng trên cơ sở yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế được duyệt; quy
định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn thi công và nghiệm thu áp dụng; quy định về quản lý chất
lượng xây dựng công trình theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm nhưng không giới
hạn các nội dung sau:
- Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng;
- Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của các nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý
chất lượng công trình theo quy định; quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể này trong
công tác quản lý chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ
thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dần kỹ thuật;
- Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,
thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình;
- Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chế tạo và lắp đặt thiết bị; xác
định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dụng
cần nghiệm thu; các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, biểu
mẫu các biên bản nghiệm thu;
- Kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi
trường, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng;
- Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng;
hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; các biểu mẫu kiểm tra; quy
trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; trình tự, thủ tục phát hành và xử lý
các văn bản thông báo ý kiến của các bên và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình thi công xây dựng;
- NHÀ THẦU tự thực hiện giám sát đảm bảo chất lượng công trình, tự tổ chức nghiệm thu
nội bộ trước khi mời CHỦ ĐẦU TƯ/TVGS nghiệm thu công việc xây dựng, hạng mục/bộ
phận công trình hoàn thành, giai đoạn thi công xây dụng hoàn thành theo quy định của
HỢP ĐỒNG và các quy định của pháp luật có liên quan.
- CHỦ ĐẦU TƯ/TVGS thực hiện chế độ giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống trong
suốt quá trình thi công và có quyền từ chối nghiệm thu nếu chất lượng thi công xây dựng
của nhà thầu không đảm bảo yêu cầu quy định của HỢP ĐỒNG. Kế hoạch giám sát và
nghiệm thu, thử nghiệm do NHÀ THẦU lập trên cơ sở quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, trình
CHỦ ĐẦU TƯ/TVGS xem xét, phê duyệt.
- NHÀ THẦU được yêu cầu phối hợp và tuân thủ chính sách, quy trình quản lý chất lượng
của CHỦ ĐẦU TƯ/TVGS (nếu có). Việc tham gia chứng kiến, kiểm tra, giám sát của
CHỦ ĐẦU TƯ/TVGS không làm giảm bất cứ trách nhiệm của NHÀ THẦU đối với việc
đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ quy định trong HỢP ĐỒNG.
b. Giám sát thi công
- Giám sát kỹ thuật công trình được quyền bất cứ lúc nào cũng được tiếp cận các vị trí thi
công để kiểm tra công tác của Nhà thầu. Nhà thầu có trách nhiệm hỗ trợ giám sát kỹ thuật
công trình trong công tác trên.
- Toàn bộ vật liệu, thiết bị, bán thành phẩm sản xuất chỉ được đưa vào công trình sau khi có
văn bản nghiệm thu của giám sát kỹ thuật công trình. Mọi vật liệu, thiết bị, bán thành phẩm
không được giám sát kỹ thuật chấp nhận phải chuyển khỏi phạm vi công trường.
- Khi phát hiện những bất hợp lý trong thiết kế thi công có thể gây tổn hại tới công trình
hoặc thiệt hại vật chất cho bên mời thầu thì nhà thầu phải thông báo cho tổ chức thiết kế có
biện pháp xử lý.
- Mọi vật tư thay thế chất lượng tương đương phải có chứng chỉ của nhà sản xuất và phải
được tổ chức thiết kế, bên mời thầu cho phép bằng văn bản mới được đưa vào công trường.
- Các phần khuất của công trình trước khi lấp phải có biên bản nghiệm thu. Nếu không tuân
theo những quy định trên thì mọi tổn thất phục hồi công trình do nhà thầu chịu.
- Nhà thầu phải chấp nhận tạm thời đình chỉ hoặc hoãn thi công không được đòi hỏi bồi
hoàn thiệt hại theo yêu cầu của giám sát thi công và bên mời thầu trong những trường hợp
sau:
+ Do lý do an ninh và an toàn bảo vệ môi trường.
+ Do nguyên nhân thời tiết khí hậu.
3. Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị (kèm theo các tiêu chuẩn
về phương pháp thử)
Vật tư, máy móc, thiết bị đưa vào xây lắp công trình phải có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp và
phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế và theo bảng sau:

Stt Vật tư, vật liệu Yêu cầu kỹ thuật/ Tên hãng SX/ Nhà Tiêu chuẩn áp dụng
cung cấp/ Xuất xứ

Khung nhôm sản xuất tại Việt Nam,


kiểu dáng hệ XF55, độ dày 1,5mm
Nhôm : Bình Phát ( Ricco Tungyang) TCXDVN 330 : 2004
Sơn tĩnh điện : Jotun hoặc Akzonobel, TCVN 197-1 : 2014
Cửa nhôm hệ các loại Tiger Coating cho hệ Facade ngoài nhà
1 TCVN 2581-1 : 2007
(Note hỏi TVTK chiều dầy tối thiểu, mã
TCVN 5878-2007
màu sơn???)
ASTM E1251 -1994
Nhôm hợp kim 6063- T5, cơ tính, thành
phần hóa học, sai số kích thước, độ dày
theo TCVN 330-2004.

2 Vách kính kết hợp cửa Khung nhôm sản xuất tại Việt Nam, cây
thủy lực nhôm ST1120 (50x120x2)
Vách kính giấu đố Bản mã
thông tầng Nhôm : Bình Phát ( Ricco Tungyang)
Sơn tĩnh điện : Jotun hoặc Akzonobel,
Tiger Coating cho hệ Facade ngoài nhà
(Note hỏi TVTK chiều dầy tối thiểu???)
Nhôm hợp kim 6063- T5, cơ tính, thành
phần hóa học, sai số kích thước, độ dày
theo TCVN 330-2004.

TCVN 7219:2018
Kính dán an toàn dày 8,38mm
TCVN 8261:2009
Kính các loại Kính Hải Long/ Hồng Phúc ( phôi kính
3 TCVN 7455:2013
VFG)
TCVN 7364-4:2018
Kính cường lực dày 10mm; 12mm
TCVN 7368:2013

Trụ Inox 304 cao theo TK dày 10mm


Tay vịn Inox D50,8x1,2mm
Cạnh trên kính chụp Inox 304 dày
4 Lan can kính ban công
1,2mm
Kính cường lực dày 12mm : Hải Long/
Hồng Phúc
Phụ kiện: khóa, tay Phụ kiện hãng Draho/3H, Kinglong
nắm, clemon, chân Vít nở Inox 201
5 nhện, keo silicon, bản Keo tường Apollo A500; Keo kính
lề…. Apollo A300
Gioăng cao su chống lão hóa
Ghi chú:
 Các vật liệu xây dựng khác phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật thuật trong hồ
sơ thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Các vật liệu không
được quy định trong danh mục sẽ tham khảo công bố tiêu chuẩn của nhà sản xuất và ph ải
được Chủ đầu tư phê duyệt. Các thí nghiệm kiểm chứng có thể được tiến hành bằng chi phí
Nhà thầu nếu cần thiết;
 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, số QCVN
16:2019/BXD được ban hành kèm theo thông tư số 19/2019/TT-BXD
 Các vật liệu, vật tư, thiết bị không liệt kê trong bảng trên đây thực hiện theo yêu cầu của
thuyết minh thiết kế và bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt;
 Phòng thí nghiệm: Chủ đầu tư sẽ chỉ định các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây d ựng đủ
năng lực và kinh nghiệm.
 Quy định về chỉ tiêu, tần suất thí nghiệm được quy định theo Quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện
hành (đính kèm theo HSMT);
 Trong HSDT của mình, nhà thầu phải định rõ và đầy đủ chủng loại, mã hi ệu, ngu ồn g ốc, xu ất
xứ/chứng nhận xuất xưởng (nếu có) của các vật liệu, vật tư, thiết bị sử dụng cho công trình
mà không được ghi “hoặc tương đương”;
3.1: Yêu cầu về chủng loại, chất lượng sản phẩm:
3.1.1: Thanh Profile:
Các thanh Profile và vật liệu chính được mô tả theo hồ sơ thiết kế trong đó các sản phẩm nhôm
thanh profile do nhà máy nhôm được phê duyệt sản xuất để định hướng hình dáng, kích thước và
các yêu cầu chính. Các nhà thầu khi dùng sản phẩm khác thay thế yêu cầu phải có chất lượng bằng
và tốt hơn so với yêu cầu thiết kế và phải có thông số kỹ thuật tương ứng thể hiện ở các yêu cầu
sau:

 Tương ứng về tiêu chuẩn sản xuất : Nhà thầu phải cấp bản tiêu chuẩn sản xuất kèm theo để so
sánh (trong trường hợp sử dụng tiêu chuẩn sản xuất do nhà sản xuất công bố).
 Tương ứng về chất liệu, mầu sắc, hình dáng sản phẩm: Sử dụng thanh profile bằng nhôm mầu
sơn tĩnh điện mã màu do chủ đầu tư lựa chọn, nhà thầu cấp catalo và sản phẩm mẫu kèm theo hồ
sơ đề xuất, trên sản phẩm mẫu yêu cầu có dán nhãn ghi rõ mã hiệu thanh.
3.1.2: Phụ kiện cửa:

 Mô tả theo phụ kiện của do nhà máy nhôm được phê duyệt cung cấp đồng bộ, các nhà thầu khi
dùng sản phẩm khác thay thế yêu cầu phải có thông số kỹ thuật tương ứng thể hiện ở các yêu cầu
sau:
 Tương ứng về tiêu chuẩn sản xuất : Nhà thầu phải cấp bản tiêu chuẩn sản xuất kèm theo để so
sánh (trong trường hợp sử dụng tiêu chuẩn sản xuất do nhà sản xuất công bố).
 Tương ứng về hình dáng, chất liệu, góc mở, tải trọng chịu lực, số lượng phụ kiện/bộ cửa…vv,
nhà thầu cấp catalo sản phẩm kèm theo hồ sơ đề xuất.
3.1.3: Kính an toàn:

 Kính dán, sử dụng công nghệ ép dán bằng film, kính Hải Long/ Hồng Phúc
 Nhà thầu phải cấp bảng mô tả sản phẩm kèm theo HSĐX (theo mẫu mục 3.1) chương này.
 Trên vật tư, phụ kiện chính đưa vào sản xuất, lắp dựng phải nhận diện được logo của hãng
 Trường hợp có sự sai khác giữa bản mô tả sản phẩm này với hồ sơ thiết kế hoặc catalo gốc của
sản phẩm thì bản catalo gốc của sản phẩm và hồ sơ thiết kế sẽ là căn cứ xem xét.
Chứng chỉ chất lượng :
 Chứng chỉ chất lượng chứng minh chất lượng của vật liệu, do Nhà sản xuất lập hoặc do cơ quan
giám định, kiểm định cấp cho Nhà sản xuất.
 Các phiếu thí nghiệm mẫu thử phải do cơ quan giám định, kiểm định, trung tâm thí nghiệm tiến
hành và cấp.
 Chứng chỉ chất lượng, kết quả thí nghiệm là cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm xây lắp và
là một phần hồ sơ pháp lý công trình.
 Nhà thầu phải bảo quản, lưu trữ các loại tài liệu trên và phải được đóng thành quyển, theo thứ
tự thời gian, theo tính chất công việc.
III.2 : Yêu cầu và quy định công tác kiểm soát lấy mẫu thí nghiệm, thí nghiệm

- Lập và trình CHỦ ĐẦU TƯ kế hoạch tổ chức thí nghiệm


- Tất cả Vật liệu đưa vào công trường thi công đều phải được kiểm tra và nghiệm thu. Tư vấn
giám sát (TVGS) tổ chức kiểm tra nghiệm thu theo đúng quy trình và lập biên bản theo quy
định.
- Nhà thầu thi công trình kế hoạch lấy mẫu thí nghiệm và gửi phiếu yêu cầu cho (TVGS) tối
thiểu trước 24h khi vật liệu về Dự án.
- Cán bộ TVGS có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ bao gồm: Hợp đồng; Phê duyệt vật liệu; Hợp
chuẩn/hợp quy, chứng nhận CO/CQ; Biên bản giao nhận và các hồ sơ liên quan khác khi vật
liệu về công trình, đối chiếu với mẫu vật liệu đệ trình (nếu có) và tổ chức lấy mẫu, thí nghiệm.
- Cán bộ TVGS tổ chức niêm phong mẫu, giao mẫu và chứng kiến kiểm soát thí nghiệm, và thực
hiện công tác nghiệm thu, ký biên bản nghiệm thu vật liệu cho Nhà thầu.
- Vật liệu chỉ được đưa vào sử dụng khi có Kết quả thí nghiệm (“KQTN”) đạt. Nếu tiến độ thi
công gấp cần sử dụng vật liệu trước phải có công văn cam kết chất lượng của đại diện theo
pháp luật của nhà thầu và được đại diện Chủ đầu tư phê duyệt.
- Trường hợp Nhà thầu được miễn thí nghiệm vật liệu theo Hợp đồng hoặc có văn bản phê duyệt
của Chủ đầu tư,
- Trong quá trình thi công, khi có nghi ngờ chất lượng vật liệu, TVGS lập biên bản hiện trường
và yêu cầu Nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm kiểm chứng.
a) Quy định kiểm soát các nhà sản xuất/cung cấp vật liệu chính khác (xi măng, cát, gạch, vữa
đóng bao, các loại hóa chất xây dựng, cửa nhôm/thép/gỗ, …)
- Nhà thầu sẽ đệ trình Hồ sơ Nhà cung cấp (“NCC”) bao gồm: hồ sơ năng lực, công nghệ/thiết bị
sản xuất, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, công bố hợp quy/hợp chuẩn vật liệu. TVGS
sẽ tổ chức kiểm tra và thực hiện lấy mẫu thí nghiệm cốt liệu/vật liệu chế tạo tại nhà máy và tiến
hành thí nghiệm nghiệm thu vật liệu trước khi chế tạo. Các mẫu vật liệu lấy tại nhà máy sản
xuất phải lập biên bản và niêm phong lưu trữ về kho của TVGS.
- Vật liệu sau khi thí nghiệm đạt mới được phê duyệt cấp vào công trình theo quy định.
b) Quy định phê duyệt vật liệu khác với quy định trong Hợp đồng
- Trong trường hợp Nhà thầu sẽ đệ trình vật liệu khác với hợp đồng (nếu có), trên nguyên tắc vật
liệu trình thay thế phải tốt hơn và không làm tăng phát sinh chi phí hợp đồng. Hồ sơ đệ trình sẽ
bao gồm: Hồ sơ chất lượng của vật liệu cần phê duyệt kèm theo hồ sơ chứng minh so sánh tiêu
chuẩn kỹ thuật và đơn giá/chi phí ảnh hưởng. Sau khi đầy đủ hồ sơ TVGS sẽ phối hợp với Tư vấn
thiết kế (“TVTK”) để kiểm tra xem xét, đánh giá và trình CĐT phê duyệt (Việc phê duyệt này
không làm giảm trách nhiệm tiến độ của Nhà thầu).
4. Yêu cầu về thi công, lắp đặt:
 Nhà thầu chịu trách nhiệm về việc thi công lắp đặt đạt yêu cầu theo các bản vẽ thiết kế thi công
đã được phê duyệt.
 Kích thước khe hở lắp đặt : ( trích dẫn sai số cho phép theo CDKT)
 Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho lắp dựng cửa nhôm theo khí hậu và thực tế ở Việt Nam.
 Cửa đi, cửa sổ được lắp đặt sau khi tường xây, trát đã khô cứng. Kích thước ô tường chuẩn bị
cho lắp cửa phải đảm bảo chính xác về mặt kích thước, phải đảm bảo vuông và phẳng về mặt hình
học.
 Sau khi lắp đặt cửa, bơm keo bọt lấp đầy khe hở giữa cửa và tường. Sử dụng keo trung tính
(keo chống thấm) bơm bên ngoài lớp keo bọt.
 Yêu cầu cho lắp dựng:
 Khung cửa phải vuông, thẳng đứng và cạnh nằm ngang thăng bằng. Đối với các cửa sổ trượt
phải đặc biệt chú ý đến ray dưới phải thẳng hàng.
 Khe hở bơm keo xung quanh ô cửa phải đều nhau, cân đối với ô chờ thực tế và phía cạnh dưới
của khung sắt bặt buộc phải có khe hở nhỏ nhất. Bơm keo bọt nở phải đầy, đều, đảm bảo kín khít.
 Các lỗ vít lắp đặt phải được lắp đầy đủ, phải bơm keo cho các vít nằm ở cạnh dưới của khung
cửa.
 Cửa phải đảm bảo sự hoạt động đúng quy cách, đóng mở nhẹ nhàng của hệ thống cửa.
5. Yêu cầu về vận hành thử nghiệm, an toàn:
Tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án. Các thiết bị sau khi được lắp đặt phải tiến
hành vận hành thử nghiệm theo hƣớng dẫn quy định trong từng thiết bị và theo các tiêu chuẩn
hiện hành trƣớc khi nghiện thu.
6. Yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ (nếu có):

a) Quy định chung


- Nhà thầu phải lập, lưu trữ, cập nhật bộ hồ sơ pháp lý và kế hoạch về ATLĐ-VSMT-PCCN,
phương án PCCC&CNCH theo pháp luật về ATVSLĐ, bảo vệ môi trường, PCCC.
- Nhà thầu phải tổ chức huấn luyện đào tạo, cấp chứng chỉ/thẻ ATVSLĐ, chứng chỉ huấn luyện
nghiệp vụ PCCC&CNCH cho CBNV và chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và tuyên truyền về
PCCC theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện khai báo kiểm định, kiểm tra các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Tiến
hành điều tra, đánh giá, khai báo và công bố tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho
người lao động và cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thực hiện việc báo cáo định kỳ cho Cơ
quan PCCC&CNCH theo quy định.
b) Về phòng chống cháy nổ:
- Nhà thầu tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày
29/06/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số
40/2013/QH13 ngày 22/11/2013; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính
phủ; các Tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan về Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và
bảo trì công trình xây dựng;
- Nhà thầu phải lập phương án Phòng chống cháy nổ trong giai đoạn thi công xây dựng và được
chấp thuận bởi Phòng Cảnh sát PCCC địa phương, bao gồm nhưng không giới hạn các nội
dung sau:
+ Lập phương án chữa cháy, phương án thoát nạn, cứu nạn, cứu tài sản trên công trường và
tổ chức thực tập các phương án đó.
+ Các quy trình hàn cắt kim loại trên công trường và việc thực hiện các quy trình đó.
+ Điều kiện giao thông phục vụ chữa cháy trên công trường.
+ Kiểm tra nguồn nước dự trữ để chữa cháy và việc dự trữ các chất chữa cháy cần thiết khác
theo quy định tiêu chuẩn.
+ Phương án chữa cháy, phương án thoát nạn, cứu người, tài sản và chế độ thực tập các
phương án đó của cơ sở.
+ Điều kiện bảo quản vật tư, hàng hóa và các chất có nguy hiểm cháy nổ tại các kho tạm trên
công trường.
+ Bố trí, số lượng, chất lượng hoạt động của các hệ thống, phương tiện, thiết bị chữa cháy,
cứu người đã trang bị trên công trường.
+ Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ PCCC tại công trường
c) Về vệ sinh môi trường:
- Biện pháp đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu phải
được Chủ đầu tư phê duyệt trước khi nhà thầu tiến hành tổ chức thi công công trình.
- Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường phải thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của
pháp luật về bảo vệ môi trường. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu: Tiếng ồn, bụi, khói, dầu
mỡ, hóa chất. Đề xuất biện pháp kiểm soát rác thải, nhà vệ sinh của công nhân trên công
trường từ khi bắt đầu thi công đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
d) Về an toàn lao động:
- NHÀ THẦU tuân thủ các quy định về Luật Lao động, Luật Xây dựng và Pháp luật an toàn lao
động hiện hành.
- NHÀ THẦU phải có kế hoạch, lập biện pháp và thực thi các công việc để đảm bảo an toàn an
toàn lao động, phương tiện và thiết bị thi công của chính NHÀ THẦU và các bên có liên quan;
đảm bảo an toàn giao thông đường bộ; đảm bảo an toàn cho các tài sản liền kề; đảm bảo vệ
sinh, bảo vệ môi trường theo quy định và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt.
- NHÀ THẦU có trách nhiệm lập các quy trình, kế hoạch tổng hợp đảm bảo an toàn theo quy
định để trình TVGS/Đại diện Chủ đầu tư xem xét, chấp thuận/phê duyệt.
- Về máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (theo danh mục quy định của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) trước khi đưa vào thi công phải được kiểm định kỹ thuật
an toàn và khai báo, đăng ký với Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định: Danh
mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ tuân thủ theo thông tư số 36/2019/TT-
BLĐTBXH Ban hành Danh Mục các loại Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
An toàn, vệ sinh lao động.
7. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công:

- Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị của nhà thầu phải phù hợp với biện pháp tổ chức thi
công, kỹ thuật thi công tiến độ thi công nêu tại HSDT của nhà thầu, phù hợp với tiến độ thi
công chi tiết mà nhà thầu lập khi khởi công công trình được chủ đầu tư phê duyệt và phù hợp
với tiến độ thi công được cập nhật từng giai đoạn trong suốt quá trình thi công xây dựng công
trình;
8. Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và các hạng mục:
 Trên cơ sở xem xét các tài liệu thiết kế và yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu, bằng kinh nghiệm
và năng lực thực tế của mình, Nhà thầu phải đưa ra tài liệu thuyết minh, bản vẽ (tổng thể
và chi tiết), trình bầy đầy đủ và rõ ràng về biện pháp kỹ thuật, để có thể đáp ứng tốt nhất
các yêu cầu kỹ thuật trong Hồ sơ thiết kế do Bên yêu cầu cung cấp.
 Nội dung tối thiểu trong phần thuyết minh biện pháp thi công phải nêu được những điểm
sau:
+ Trình bày sơ đồ bố trí tổ chức về nhân lực, máy móc thiết bị dùng để gia công khuôn
cửa, cánh cửa.
+ Trình bày phương án vận chuyển, tập kết, lắp dựng, bảo quản cửa, vách kính,… đến
công trình số 35 ngõ 61 Lạc Trung.
+ Nhà thầu phải lập biểu đồ tiến độ thi công chi tiết, biểu đồ nhân lực, biểu đồ máy thi
công.
9. Phối hợp thực hiện gói thầu thi công phần hoàn thiện và các nhà thầu khác :

 Nhà thầu phải tuân thủ nội quy Công trường Dự án.
 Nhà thầu có trách nhiệm liên hệ, phối hợp với nhà thầu thực hiện gói thầu thi công phần
hoàn thiện để xác định các điều kiện thi công, tiến độ cung cấp và lắp đặt sản phẩm.
 Chi phí cấp điện, nước, vận chuyển vật tư, máy móc lên cao, chi phí bảo vệ, kho bãi tập kết
vật liệu, vệ sinh môi trường và các chi phí khác do nhà thầu chịu
IV. Các bản vẽ
Chi tiết bản vẽ thiết kế được phát hành kèm theo HSMT (bản vẽ thiết kế là bản vẽ đã được
thẩm tra có xác nhận của Bên mời thầu).

You might also like