You are on page 1of 36

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC QLXD VÀ CLCTGT Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc


Số: /CQLXD-CCPN Hà Nội, ngày tháng năm 2021
V/v thông báo kết quả thẩm định hồ sơ
TKBVTC, dự toán công trình tuyến
đường ĐT.789 của dự án thành phần 3-
Tuyến đường ĐT.789 thuộc Dự án đường
liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789

Kính gửi: Ban QLDA Đầu tư xây dựng ngành Giao thông tỉnh Tây Ninh

Cục QLXD và CLCTGT (Cục QLXD) nhận được Tờ trình số 1045/TTr-


BQLDA ngày 20/12/2021 của Ban QLDA Đầu tư Xây dựng ngành Giao thông tỉnh
Tây Ninh (Ban QLDA) về thẩm định hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán triển khai sau
TKCS công trình tuyến đường ĐT.789 của Dự án thành phần 3 - Tuyến đường
ĐT.789 thuộc Dự án đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789 và các Báo cáo
thẩm tra, hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật sửa đổi, bổ
sung Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 06/2021/NĐ-
CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công
xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày
09/02/2021 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc phê duyệt Dự án đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789;
Căn cứ Quyết định số 873/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Dự án đầu tư xây
dựng Đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789;
Căn cứ Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đường liên
tuyến kết nối vùng N8-787B-789;
Sau khi xem xét hồ sơ do Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải –
CTCP lập, đã được Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Minh Trung thẩm tra
và Ban QLDA rà soát, thống nhất trình thẩm định; Cục QLXD thông báo kết quả
thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
1. Tên dự án: Dự án đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789.
2. Tên công trình: Công trình tuyến đường ĐT.789 của Dự án thành phần 3 -
Tuyến đường ĐT.789.
2

3. Địa điểm xây dựng: Công trình đi qua thị xã Trảng Bàng và huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
4. Loại công trình: Công trình giao thông; cấp kỹ thuật: III đồng bằng (theo
TCVN 4054:2005).
5. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Tây Ninh.
6. Chủ đầu tư: Ban QLDA Đầu tư Xây dựng ngành Giao thông tỉnh Tây Ninh.
7. Giá trị dự toán công trình: 922.385.786.000 đồng.
8. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Trung ương (giai đoạn 2021-2025 bố trí 1.200
tỷ đồng); phần còn lại cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp
khác giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 (bố trí hoàn thành dự án năm
2026).
9. Đơn vị khảo sát, lập thiết kế, dự toán xây dựng (TVTK): Tổng Công ty Tư
vấn thiết kế Giao thông Vận tải – CTCP (TEDI).
10. Đơn vị thẩm tra thiết kế, dự toán (TVTT): Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư
xây dựng Minh Trung.
II.HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG
1. Văn bản pháp lý
 Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh
về việc phê duyệt Dự án đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789.
 Quyết định số 873/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về
việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng; Quyết định số 720/QĐ-UBND
ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường Dự án Đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789.
2. Hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế dự toán, thẩm tra
2.1. Hồ sơ khảo sát:
 Báo cáo khảo sát địa hình: Thuyết minh và bản vẽ.
 Báo cáo khảo sát địa chất:
 Hồ sơ khảo sát mặt đường cũ.
 Hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng, trạm trộn và bãi thải vật liệu.
 Hồ sơ khảo sát nền đường, cống.
 Hồ sơ khảo sát cầu Bùng Bình, cầu Cá Chúc, cầu Ngang.
2.2. Hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán
 Tập I: Thuyết minh thiết kế.
 Tập II: Bản vẽ thiết kế.
 Quyển II.1: Các bản vẽ phần đường và an toàn giao thông.
 Quyển II.2: Các bản vẽ phần thoát nước.
 Quyển II.3: Các bản vẽ trắc ngang chi tiết gồm: Quyển III.3.1: Trắc ngang
chi tiết đoạn Km0+000-Km10+000, Quyển III.3.2: Trắc ngang chi tiết đoạn
Km10+000-Km24+040.
 Quyển II.4: Các bản vẽ phần cầu.
3

 Quyển II.5: Các bản vẽ chiếu sáng.


 Tập III: Tính toán xử lý nền đất yếu.
 Tập IV: Tính toán thủy văn, thoát nước.
 Tập V: Bảng tính kết cấu gồm: Tập V.1: Bảng tính phần cầu, Tập V.II: Bảng
tính phần cống hộp.
 Tập VI: Hồ sơ tổng dự toán.
 Tập VII: Quy định và chỉ dẫn kỹ thuật.
 Tập VIII: Quy trình bảo trì.
2.3. Hồ sơ thẩm tra:
 Báo cáo số 150/MT-TKCĐ ngày 06/12/2021 (lần 01) và số 151/MT-TKCĐ
ngày 15/12/2021 (lần 02) về kết quả thẩm tra TKBVTC và dự toán.
 Báo cáo số 152/MT-TKCĐ ngày 15/12/2021 về kết quả thẩm tra an toàn
giao thông giai đoạn TKBVTC.
3. Năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức và năng lực hành nghề
hoạt động xây dựng của các cá nhân tham gia thiết kế xây dựng công trình
3.1. Tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, lập thiết kế, dự toán xây dựng:
Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP: GCN đăng ký doanh
nghiệp số 0100107839; Chứng chỉ năng lực HĐXD số BXD-00000787 còn hiệu lực.
Các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, lập thiết kế, dự toán xây dựng công trình có chứng
chỉ hành nghề (CCHN) còn hiệu lực:
 Chủ nhiệm thiết kế: Ông Nguyễn Gia Nghiêm, CCHN số BXD-00008869.
 Chủ trì thiết kế: Ông Đặng Hoàng Hiệp, CCHN số BXD-00008851.
 Chủ nhiệm khảo sát: Ông Đỗ Văn Đang, CCHN số BXD-00032649.
 Chủ trì khảo sát thủy văn: Ông Võ Thanh Bình, CCHN số BXD-00008854.
 Chủ trì khảo sát địa hình: Ông Trần Đức, CCHN số BXD-00032657.
 Chủ trì khảo sát địa chất: Ông Lê Văn Toàn, CCHN số BXD-00032653.
 Chủ trì lập dự toán: Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, CCHN số BXD-00008897.
3.2. Tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế, dự toán
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Minh Trung: GCN đăng ký doanh
nghiệp số 0310822391; Chứng chỉ năng lực HĐXD số HCM-00008603 còn hiệu lực.
Các chủ nhiệm thẩm tra thiết kế, dự toán có CCHN còn hiệu lực:
 Chủ nhiệm thẩm tra thiết kế, dự toán: Ông Trần Sỹ Minh, CCHN số BXD-
00021910.
 Chủ trì thẩm tra ATGT: Ông Đỗ Văn Thủy, Chứng chỉ thẩm tra viên ATGT
số 19-000001121.
 Chủ trì thẩm tra thiết kế: Bà Phạm Thị Diệu Hiền, CCHN số BXD-
00029610.
 Chủ trì thẩm tra thiết kế điện: Ông Hà Quang Điện, CCHN số HTV-
00008633.
4

 Chủ trì thẩm tra dự toán: Ông Nguyễn Thế Hải, CCHN số HTV-00029606.
III. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH
1. Phạm vi công trình: Dự án thành phần 3 - Tuyến đường ĐT.789 có chiều dài
24,04 km, phạm vi xác định như sau:
 Điểm đầu tuyến: Tại ranh giới giữa thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và
huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
 Điểm cuối tuyến: Tại cầu Bến Củi thuộc địa phận xã Bến Củi, huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, giáp ranh với tỉnh Bình Dương.
2. Quy mô: Tuân thủ theo TKCS được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết
định số 1492/QĐ-UBND ngày 12/7/2021:
 Cấp đường: Đường cấp III đồng bằng (TCVN 4054:2005), Vtk=80km/h.
 Mặt cắt ngang: Đầu tư với quy mô 04 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường Bnền=
22,5m.
 Mặt đường: Cấp cao A1, mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc ≥ 160 Mpa.
 Hoạt tải thiết kế cống HL93, hoạt tải thiết kế đường là trục xe 100kN.
 Công trình cầu:
 Trên tuyến có 03 cầu hiện hữu (cầu Bùng Binh, cầu Cá Chúc, cầu Ngang) được
mở rộng mặt cầu đảm bảo khổ cầu phù hợp với khổ đường Bcầu = 22,5m.
 Thiết kế cầu theo quy mô vĩnh cửu, tiêu chuẩn thiết kế cầu TCVN 11823:2017,
hoạt tải xe ô tô thiết kế HL-93, người đi bộ 3KN/m2.
 Tần suất thủy văn thiết kế nền đường, cống P = 4%; cầu lớn, cầu trung P = 1%,
cầu nhỏ P = 4%.
3. Giải pháp thiết kế chủ yếu
3.1. Bình đồ: Mặt bằng tuyến cơ bản được thiết kế bám theo tim đường hiện
hữu, mở rộng sang hai bên, đáp ứng tiêu chuẩn đường cấp III, Vtk = 80km/h theo
TCVN4054:2005; một số vị trí châm trước với Vtk = 60 km/h để giảm ảnh hưởng đến
dân cư dọc tuyến và hạn chế tăng cường trên mặt đường hiện trạng.
3.2. Trắc dọc
 Trắc dọc thiết kế đảm bảo cao độ vai đường cao hơn mực nước thiết kế
(H4%) tối thiểu 50cm. Đồng thời trắc dọc đảm bảo cao độ vai đường thiết kế cao hơn
mực nước dâng trước cống theo tính toán tối thiểu là 50cm.
 Đảm bảo chiều dày tăng cường trên mặt đường cũ; vuốt nối hài hòa vào các
đường hiện hữu.
 Điểm đầu/cuối dự án khớp nối với đường/cầu hiện hữu.
 Tại các vị trí cầu trên tuyến (cầu Bùng Binh, cầu Cá Chúc, cầu Ngang) vuốt
nối êm thuận với cầu hiện trạng.
3.3. Trắc ngang: Mặt cắt ngang tuân thủ theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND
ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh, cụ thể:
5

 Bề rộng nền đường Bnền = 22,5m; Bề rộng mặt đường Bmặt = 14m, gồm 04
làn xe cơ giới Bcg = (4x3,5)m = 14m,; Dải phân cách giữa (bố trí chiếu sáng) Bpc =
0,5m; Dải an toàn trong (2x0,5)m = 1m; Lề gia cố Blgc = (2x3)m = 6m; Lề đất Blđ =
(2x0,5)m = 1m.
 Độ dốc ngang: Phần xe chạy i=2%, phần lề đất i=6%.
3.4. Mặt đường: Sử dụng kết cấu mặt đường cấp cao A1, tầng mặt là bê tông
nhựa có Eyc≥160MPa, cụ thể như sau:
3.4.1. Kết cấu mặt đường làm mới/cạp mở rộng:
 Bê tông nhựa chặt, BTNC 12,5 : 5cm
 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0,5kg/m2
 Bê tông nhựa chặt, BTNC 19 : 7cm
 Nhựa thấm bám, tiêu chuẩn : 1,0kg/m2
 Đá 4x6 chèn đá dăm : 35cm
3.4.2. Kết cấu mặt đường tăng cường trên đường cũ
 Kết cấu tăng cường loại 1 (Eo hiện hữu ≥ 168Mpa)
 Bê tông nhựa chặt, BTNC 12,5 : 5cm
 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0,5kg/m2 (Trường hợp bù vênh bằng
bê tông nhựa)
Nhựa thấm, tiêu chuẩn : 1,0kg/m2 (Trường hợp bù vênh bằng
cấp phối đá dăm loại 1)
 Lớp bù vênh (H1) bằng BTNC 12,5, BTNC 19, cấp phối đá dăm loại 1 tùy
thuộc vào chênh cao giữa mặt đường thiết kế và mặt đường hiện trạng, cụ thể:
 H1 ≤ 3cm: Bù vênh bằng BTNC 12,5.
 3cm < H1 ≤ 10cm: Bù vênh bằng BTNC 19.
 H1 > 10cm: Bù vênh như kết cấu tăng cường loại 2.
 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0,5kg/m2 (Trường hợp bù vênh bằng
bê tông nhựa)
Cày sọc mặt đường cũ, tạo nhám (Trường hợp bù vênh bằng cấp phối đá
dăm loại 1)
 Kết cấu tăng cường loại 2 (Eo hiện hữu ≥ 135Mpa):
 Bê tông nhựa chặt, BTNC 12,5 : 5cm
 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0,5kg/m2
 Bê tông nhựa chặt, BTNC 19 : 7cm
 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0,5kg/m2 (Trường hợp bù vênh bằng
bê tông nhựa)
Nhựa thấm, tiêu chuẩn : 1,0kg/m2 (Trường hợp bù vênh bằng
cấp phối đá dăm loại 1)
 Lớp bù vênh (H2) bằng BTNC 19, cấp phối đá dăm loại 1 tùy thuộc vào
chênh cao giữa mặt đường thiết kế và mặt đường hiện trạng, cụ thể:
 H2 ≤ 15cm: Bù vênh bằng BTNC 19.
 15 < H2 ≤ 18cm: Bù vênh bằng CPĐD loại 1.
6

 H2 > 18cm: Bù vênh như kết cấu tăng cường loại 3.


 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0,5kg/m2 (Trường hợp bù vênh bằng
bê tông nhựa)
Cày sọc mặt đường cũ, tạo nhám (Trường hợp bù vênh bằng cấp phối đá
dăm loại 1)
 Kết cấu tăng cường loại 3 (Eo hiện hữu ≥ 106Mpa):
 Bê tông nhựa chặt, BTNC 12,5 : 5cm
 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0,5kg/m2
 Bê tông nhựa chặt, BTNC 19 : 7cm
 Nhựa thấm bám, tiêu chuẩn : 1,0kg/m2
 Lớp bù vênh H3 (≥15cm) bằng cấp phối đá dăm loại 1 tùy thuộc vào chênh
cao giữa mặt đường thiết kế và mặt đường hiện trạng. Trường hợp H3 > 18cm, trong
quá trình thi công sẽ phân chia thành các lớp để đảm bảo chiều dày lớp cấp phối tối đa
không quá 18cm
 Cày sọc mặt đường cũ, tạo nhám (Trường hợp bù vênh bằng cấp phối đá
dăm loại 1)
 Trường hợp E0 ≥ 82.3 Mpa: sử dụng kết cấu tăng cường loại 3 với lớp H3
≥18cm.
 Độ dốc ngang mặt đường là 2%.
 Kết cấu lề gia cố: Như mặt đường chính.
3.4.3. Sửa chữa mặt đường cũ: Đối với mặt đường cũ đang khai thác, tùy theo
diện tích, tình trạng hư hỏng mặt đường (vệt hằn bánh xe lún sụt, nứt thành lưới, nứt
dọc ngang, bong tróc rời rạc, ổ gà) sẽ áp dụng biện pháp xử lý cụ thể (làm sạch mặt
đường, tưới nhựa thấm bám, cày tạo nhám mặt đường, cắt mặt đường, đào bỏ hoàn
toàn để thay bằng kết cấu mới hoặc tăng cường).
3.5. Nền đường
 Về độ chặt đầm nén: Sau khi đào lớp hữu cơ hoặc đất không thích hợp dày
30cm, nền đường phần mở rộng:
 Đối với nền đường đắp cao: Tiến hành đắp nền bằng đất chọn lọc, sau đó lu
lèn đảm bảo lớp nền thượng dày 50cm đạt độ chặt K98, CBR≥6; phần nền đường
dưới lớp nền thượng nói trên, đầm nén đạt độ chặt K95, CBR≥4.
 Đối với nền đường đào, nền thiên nhiên, nền đắp thấp: Đắp nền bằng đất
chọn lọc, lu lèn đảm bảo lớp nền thượng dày 50cm đạt độ chặt K98, CBR≥6; nền đất
tự nhiên dưới lớp nền thượng cần tiến hành kiểm tra CBR và độ chặt ngoài hiện
trường trước khi thi công, cụ thể như sau:
 Nếu CBR≥4, độ chặt nền đất ≥0,93 thì tiến hành san gạt và thi công lớp nền
thượng.
 Nếu CBR≥4, độ chặt nền đất <0,93 thì tiến hành xáo xới lu lèn nền đất tự
nhiên đảm bảo đạt độ chặt K93, chiều dày 30cm.
 Nếu CBR<4 thì tiến hành đào bỏ và thay thế bằng lớp đất chọn lọc, đầm nén
đạt độ chặt K93, chiều dày 30cm.
 Vật liệu nền đường đảm bảo sức chịu tải theo quy định.
7

 Độ dốc thiết kế mái taluy nền đường đắp là: 1:1,5, độ dốc lề đất 6%.
3.6. Xử lý nền đất yếu
Đoạn nền đường chuyển tiếp giữa đường và cầu đảm bảo theo đúng quy định
tại Quyết định số 3095/QĐ-BGTVT ngày 07/10/2013, đảm bảo yêu cầu độ lún dư còn
lại Sr<10cm với giải pháp đào thay đất chiều sâu từ 1,8m-3m kết hợp đóng cừ tràm
dài 3-5m, mật độ 16 cây/m2.
3.7. Nút giao
 Nút giao trên tuyến được xây dựng theo dạng giao cùng mức tự điều khiển
bằng đèn tín hiệu và vạch sơn, bán kính rẽ xe phù hợp với quy định hiện hành.
 Nút giao đầu tuyến (giao với đường Trung Lập), nút giao ĐH101
(Km7+720) và nút giao với ĐT.782 (Km17+515):
 Hiện trạng nút giao là ngã 3 tự điều khiển bằng hệ thống vạch sơn, biển báo.
 Giải pháp thiết kế: Giữ nguyên hiện trạng nút giao, vuốt nối ĐT.789 vào
đường hiện hữu, bán kính vuốt nối R=20m.
 Nút giao với ĐT.787B (Km3+172,2):
 Hiện trạng: Nút giao là ngã 4 tự điều khiển bằng hệ thống vạch sơn, biển
báo. Tuyến đường hiện trạng bên trái ĐT.787B có bề rộng khoảng 5,5m và nằm trong
cùng dự án với ĐT.789 đang được đầu tư xây dựng với quy mô MCN tương đương.
Tuyến đường bên phải tuyến là hiện trạng đi vào khu dân cư, bề rộng khoảng 4,5m.
 Giải pháp thiết kế: Xây dựng hoàn thiện nút giao phía bên trái, vuốt nối vào
ĐT.787B với quy mô MCN hoàn thiện, bán kính vuốt nối R=20m. Phía bên phải
tuyến giữ nguyên hiện trạng nút giao, vuốt nối đường hiện hữu vào ĐT.789, bán kính
bó vỉa vuốt nối Rmin=8m, nút giao điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông kết nối
với hệ thống vạch sơn, biển báo.
 Nút giao với ĐT. Đất Sét – Bến Củi (Km17+515):
 Hiện trạng: Nút giao là ngã 4 điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông kết
hợp với hệ thống vạch sơn biển báo và đảo giao thông phân làn.
 Giải pháp thiết kế: Vuốt nối ĐT.789 vào đường hiện hữu, bán kính vuốt nối
Rmin=12m, đảm bảo êm thuận. Điều chỉnh đảo giao thông phân làn, vạch sơn biển
báo và hoàn trả hệ thống đèn tín hiệu giao thông phù hợp với quy mô ĐT.789.
 Nút giao với ĐT.790 (Km22+762,52):
 Hiện trạng: Nút giao là ngã 3 điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông kết
hợp với hệ thống vạch sơn biển báo và đảo giao thông phân làn.
 Giải pháp thiết kế: Cải tạo nút giao phù hợp với quy mô ĐT.789, thiết kế
vuốt nối ĐT.789 vào đường ĐT.790 hiện hữu, bán kính vuốt nối Rmin = 20m, đảm
bảo tận dụng tối đa vuốt nối êm thuận. Bổ sung đảo giao thông phân làn, điều chỉnh
hệ thống vạch sơn biển báo và hoàn trả hệ thống đèn tín hiệu giao thông phù hợp với
quy mô ĐT.789.
3.8. Đường giao dân sinh
Phạm vi dự án có 116 vị trí đường giao dân sinh, trong đó có 12 vị trí là đường
đất, 92 vị trí là đường cấp phối, 9 vị trí là đường nhựa, 3 vị trí là đường BTXM.
8

 Kết cấu vuốt nối loại 1: Áp dụng khi đường ngang dân sinh hiện tại là
BTXM hoặc đường nhựa
 Bê tông nhựa chặt, BTNC : 5 cm.
 Nhựa thấm bám, tiêu chuẩn : 1 kg/m2.
 Đá 4x6 chèn sỏi đỏ : 35 cm.
 Đất sỏi đỏ K98 : 30 cm.
 Kết cấu vuốt nối loại 2: Áp dụng khi bù vênh trên mặt đường ngang dân sinh
hiện tại là BTXM hoặc đường nhựa
 Bê tông nhựa chặt, BTNC : 5 cm.
 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0.5 kg/m2.
 Bù vênh BTNC 19 (Hbv ≤ 10cm) hoặc CPĐD loại 1 (Hbv > 10cm).
 Nhựa dính bám, tiêu chuẩn : 0.5kg/m2 (trường hợp bù vênh bằng
BTNC19)
 Kết cấu vuốt nối loại 3: Áp dụng khi mặt đường ngang dân sinh hiện tại là
đường đất và cấp phối.
 Bê tông nhựa chặt, BTNC : 5 cm.
 Nhựa thấm bám, tiêu chuẩn : 1 kg/m2.
 Đá 4x6 chèn sỏi đỏ : 20 cm.
 Đất sỏi đỏ K98 : 30 cm.
3.9. Hệ thống thoát nước
a) Hệ thống thoát nước ngang
 Cống tròn thiết kế với quy mô vĩnh cửu tải trọng H30-XB80.
 Tần suất thiết kế cống: 4%.
 Đối với các cống đủ khẩu độ thoát nước khi nâng cao, mở rộng nền đường,
chất lượng còn tốt thì thiết kế nối dài (7 cống tròn 1m; 5 cống tròn 2x1m; 2 cống
0,8m; 1 cống hộp 1,2x1,2m; 2 cống hộp 2x2x2m)
 Đối với các cống không đủ khẩu độ thoát nước khi nâng cao mở rộng nền
đường thì thay thế (bỏ 2 cống tròn 1m; 1 cống tròn 0,8m)
 Đối với các đoạn tuyến có số lượng cống hiện tại không đủ khả năng thoát
nước khi nâng cao mở rộng nền đường thì bổ sung cống mới (1 cống hộp 2x2x2m; 4
cống hộp 1,5x1,5m; 2 cống hộp 1,25x1,25m; 1 cống tròn 1m; 3 cống tròn 2x1,5m)
 Các cống ngang là các cống làm nhiệm vụ thoát nước cho rãnh dọc hai bên
tuyến.
 Tại các vị trí cống địa hình có bố trí sân cống tại vị trí cửa vào và cửa ra,
đảm bảo thuận lợi cho hướng dòng chảy và tránh xói.
 Kết cấu cống tròn:
 Ống cống bằng BTCT C25 đúc sẵn theo công nghệ rung ép, chiều dài mỗi
đốt từ 1m-2m.
 Mối nối dạng chống nối âm dương, có joant cao su, phòng lún cống bằng
mối nối mềm.
9

 Mặt ngoài ống cống quét bitum nhựa chống thấm.


 Gối cống bằng BT C20 đúc sẵn, bên dưới bê tông lót C10 dày 10cm.
 Tường đầu, tường cánh cống bằng BTXM C20 đổ tại chỗ, bên dưới là bê
tông lót C10 dày 10cm.
 Hai đầu cống được gia cố bằng đá hộc xây vữa xi măng C10 dày 25cm, bên
dưới là lớp đá dăm 4x6 dày 10cm.
 Kết cấu cống hộp:
 Cống hộp bằng BTCT C25 đúc sẵn, chiều dài mỗi đốt 1m.
 Tại vị trí cống chéo (Km20+540) đốt đầu cống là BTCT C25 đổ tại chỗ.
 Mối nối dạng chống nối âm dương, có joant cao su.
 Mặt ngoài ống cống quét bitum nhựa chống thấm.
 Cống được đặt trên lớp BTXM C20 đổ tại chỗ dày 20cm, bên dưới là lớp đá
dăm đệm dày 10cm.
 Tường đầu, tường cánh cống bằng BTXM C16 đổ tại chỗ.
 Hai đầu cống được gia cố bằng đá hộc xây vữa xi măng C10 dày 25cm.
b) Hệ thống thoát nước dọc
 Đoạn qua vườn cao su hoặc khu vực ít dân cư: Bố trí rãnh đất kích thước
lòng rãnh trung bình 40cm, chiều sâu rãnh từ 40cm-80cm, độ dốc taluy rãnh 1:1.
 Đoạn qua khu đông dân cư:
 Bố trí rãnh hộp BTCT C20, rộng từ 60cm-120cm, đặt sát hai bên lề đất, rãnh
được dẫn đến cống ngang từ đó đưa nước tới các kênh, mương hoặc khu vực trũng. Lề
đất tại vị trí có rãnh BTCT được gia cố bằng lớp BTXM C10 dày 10cm.
 Kết cấu thân rãnh gồm 2 phần đúc sẵn và đổ tại chỗ. Các đốt rãnh đúc sẵn
bằng BTCT C20, chiều dài đốt rãnh 1,5m. Phần thân rãnh đổ tại chỗ bằng BTCT C20
thi công đồng thời sau khi lắp đặt đốt rãnh đúc sẵn. Mối nối được trét vữa xi măng
C10 và bọc bao tải tẩm nhựa.
 Nắp rãnh bằng BTCT C20 đúc sẵn, bề rộng 0,5m, có khe thu nước mặt
đường.
 Đoạn không đi qua khu vực dân cư: Đào rãnh đất đến cao độ thiết kế và đổ
về các rãnh BTCT hoặc về các cống ngang đường và xả ra kênh hiện hữu.
3.10. Công trình cầu
 Trên tuyến gồm 03 cầu (cầu Bùng Binh, cầu Cá Chúc, cầu Ngang) mở rộng
từ các cầu hiện trạng, quy mô mặt cắt ngang, giải pháp thiết kế kết cấu công trình cầu
phù hợp với Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Tây
Ninh.
 Được xây dựng mở rộng tại vị trí cầu cũ; sông không thông thuyền; tải trọng
thiết kế HL93, tải trọng người đi bộ 3KN/m2. Công tác kiểm định cầu cũ đã được
thực hiện tại bước TKCS, kết quả cho thấy các cầu cũ đủ khả năng khai thác.
 Bề rộng cầu Bcầu= 22,5m, gồm: 4 làn xe cơ giới 4x3,5=14m, 02 làn xe thô
sơ 2x3=6m, dải phân cách giữa 0,5m, dải an toàn giữa 2x0,5=1m, lan can 2x0,5=1m.
a) Cầu Bùng Binh (Km3+573)
10

 Sơ đồ nhịp 1x12,5m; chiều dài cầu tính đến đuôi mố L = 18,7m.


 MCN cầu hoàn thiện B = 22,5m; trong đó 2 đơn nguyên cầu làm mới mở
rộng hai bên, mỗi đơn nguyên rộng 6,25m.
 Tần suất thiết kế P = 4%.
 Kết cấu phần trên: Sử dụng dầm T cải tiến BTCT DƯL căng trước chiều dài
12,5m, chiều cao dầm thay đổi từ 0,51m-0,7m. MCN mỗi đơn nguyên bố trí 7 dầm
với khoảng cách giữa các dầm là 0,9m. Các dầm đặt thẳng đứng, việc tạo độ dốc
ngang được thực hiện bằng độ dốc tường thân mố. Bản mặt cầu có chiều dày tối thiểu
180mm bằng BTCT đổ tại chỗ.
 Kết cấu phần dưới: Mố chữ U bằng BTCT đặt trên móng cọc khoan nhồi
BTCT đường kính 1m, chiều dài dự kiến 40m tại mố M1 và 45m tại mố M2.
 Các chi tiết khác: Gối cầu cao su bản thép, khe co giãn sử dụng khe thép hợp
kim hoặc tương đương, tay vịn lan can cầu bằng thép được mạ kẽm nhúng nóng.
 Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa chặt BTNC 12,5 dày 5cm; lớp phòng
nước dạng phun.
b) Cầu Cá Chúc (Km6+880)
 Sơ đồ nhịp 2x24,54m; chiều dài cầu tính đến đuôi mố L = 58,03m.
 MCN cầu hoàn thiện B = 22,5m; trong đó 2 đơn nguyên cầu làm mới mở
rộng hai bên, mỗi đơn nguyên rộng 6,25m.
 Tần suất thiết kế P = 1%.
 Kết cấu phần trên: Sử dụng dầm I bằng BTCT DƯL căng trước chiều dài
24,54m, chiều cao dầm 1,143m. MCN mỗi đơn nguyên bố trí 4 dầm với khoảng cách
giữa các dầm là 1,65m. Các dầm đặt thẳng đứng, việc tạo độ dốc ngang được thực
hiện bằng độ dốc tường thân mố và xà mũ trụ. Bản mặt cầu có chiều dày tối thiểu
180mm bằng BTCT đổ tại chỗ.
 Kết cấu phần dưới: Mố chữ U bằng BTCT đặt trên móng cọc khoan nhồi
BTCT đường kính 1m chiều dài dự kiến 40m tại mố M1 và mố M2.. Trụ dạng trụ dẻo
bằng BTCT đổ tại chỗ, đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi BTCT đường kính 1m, chiều
dài cọc dự kiến 44m.
 Các chi tiết khác: Gối cầu cao su bản thép, khe co giãn sử dụng khe thép hợp
kim hoặc tương đương, tay vịn lan can cầu bằng thép được mạ kẽm nhúng nóng.
 Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa chặt BTNC 12,5 dày 5cm; lớp phòng
nước dạng phun.
c) Cầu Ngang (Km11+542)
 Sơ đồ nhịp 1x24,54m; chiều dài cầu tính đến đuôi mố L = 33,44m.
 MCN cầu hoàn thiện B = 22,5m; trong đó 2 đơn nguyên cầu làm mới mở
rộng hai bên, mỗi đơn nguyên rộng 6,25m.
 Tần suất thiết kế P = 4%.
 Kết cấu phần trên: Sử dụng dầm I bằng BTCT DƯL căng trước chiều dài
24,54m, chiều cao dầm 1,143m. MCN mỗi đơn nguyên bố trí 4 dầm với khoảng cách
giữa các dầm là 1,65m. Các dầm đặt thẳng đứng, việc tạo độ dốc ngang được thực
hiện bằng độ dốc tường thân mố. Bản mặt cầu có chiều dày tối thiểu 180mm bằng
BTCT đổ tại chỗ.
11

 Kết cấu phần dưới: Mố chữ U bằng BTCT đặt trên móng cọc khoan nhồi
BTCT đường kính 1m chiều dự kiến 40m tại mố M1 và 46m tại mố M2.
 Các chi tiết khác: Gối cầu cao su bản thép, khe co giãn sử dụng khe thép hợp
kim hoặc tương đương, tay vịn lan can cầu bằng thép được mạ kẽm nhúng nóng.
 Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa chặt BTNC 12,5 dày 5cm; lớp phòng
nước dạng phun.
3.11. Dải phân cách, bó vỉa, phần đi bộ
 Dải phân cách giữa bằng BTCT C20.
 Bó vỉa các đảo dẫn hướng tại các giao cắt bằng BTXM C20 đúc theo từng
đốt dài 1m.
 Trong các đảo được đắp bằng đất chọn lọc như nền đường, riêng 30cm trên
cùng đắp đất để trồng cỏ.
 Phần đi bộ trên đảo giao thông được lát gạch Terrazzo trên các lớp móng
bằng vữa xi măng M75 dày 2cm và bê tông lót C10 dày 10cm.
3.12. Tường chắn đá hộc xây
 Tường chắn được bố trí tại các vị trí taluy đường vượt ra ngoài ranh giải
phóng mặt bằng.
 Tường chắn bằng đá hộc xây M100, được thiết kế cấu tạo theo định hình 86-
06X của Viện thiết kế giao thông vận tải, chiều cao tường chắn từ 0,5m-2m, tổng
chiều dài 895,68m.
3.13. Hệ thống an toàn giao thông: Hệ thống ATGT gồm dải phân cách cứng
giữa, biển báo, cọc tiêu, cọc km, cọc H, vạch sơn, vạch tín hiệu giao thông, lan can
phòng hộ tôn sóng tuân thủ QCVN41:2019/BGTVT.
3.14. Hệ thống chiếu sáng
 Hệ thống chiếu sáng được xác định theo QCVN 07-7:2016/BXD với đường
trục chính liên khu vực có dải phân cách giữa.
 Bố trí cột đèn 11m (cột thép mạ kẽm tròn côn dày 4mm cao 9m, cần kép cao
2m vươn 1,5m) lắp 02 chóa đèn LED công suất 140W trên dải phân cách, khoảng
cách trung bình 40m.
 Cấp điện cho tuyến chiếu sáng thông qua tủ điều khiển đóng cắt tự động.
Các tủ chiếu sáng được lấy nguồn từ 18 trạm biến áp 1 pha treo trọn bộ 1x15 kVA.
3.15. Tín hiệu giao thông:
 Bố trí hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao ĐT.787B
(Km3+172), nút giao Đường Đất Sét-Bến Củi (Km20+519,17) và nút giao ĐT790
(Km22+762,52).
 Nguồn cấp cho tủ điều khiển tín hiệu lấy từ cột hạ thế hiện có hoặc trạm biến
áp cấp nguồn chiếu sáng xây dựng mới.
 Cột đèn tín hiệu giao thông cao 2,9m có dạng hình tròn, làm bằng thép dày
3mm, đường kính ngoài đầu cột 87mm, đường kính ngoài chân cột 240mm.
12

 Cột đèn tín hiệu giao thông cao 6m vươn 6m có dạng đa giác côn, thân trụ
làm bằng thép dày 6mm được mạ kẽm nhúng nóng đường kính đáy trụ 250mm. Tay
bắt đèn vươn 6m được làm bằng thép dày 3mm mạ kẽm nhúng nóng.
 Thân đèn làm bằng nhựa ABS đúc áp lực màu đen. Kính đèn bằng nhựa PC
trắng, nguồn sáng đèn LED có độ phân bố ánh sáng đều, đèn được thiết kế đạt tiêu
chuẩn IP65.
(Chi tiết giải pháp thiết kế tại hồ sơ trình)
4. Dự toán xây dựng
4.1. Phương pháp lập dự toán: Theo hướng dẫn tại Nghị định số 10/2021/NĐ-
CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; các Thông tư số
11/2021/NĐ-CP, số 12/2021/TT-BXD, số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ
Xây dựng.
4.2. Dự toán xây dựng công trình bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí quản lý
dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng theo Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng.
4.2.1. Chi phí xây dựng: Gồm có chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập
chịu thuế tính trước, thuế GTGT.
4.2.1.1. Chi phí trực tiếp: Xác định trên cơ sở khối lượng trong hồ sơ thiết kế
BVTC và đơn giá xây dựng công trình, cụ thể như sau:
a) Khối lượng: Xác định theo hồ sơ thiết kế BVTC.
b) Định mức: Theo hướng dẫn Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021
của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng; Quyết định 4970/QĐ-BCT ngày
21/12/2016 của Bộ Công thương công bố Định mức dự toán chuyên ngành công tác
lắp đặt đường dây tải điện, trạm biến áp; Định mức xây dựng cơ bản ban hành kèm
theo quyết định số 12/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây Dựng
c) Đơn giá vật liệu: Xác định trên cơ sở Công bố số 3168/TB-SXD ngày
02/12/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh về giá VLXD tháng 11/2021 tại tỉnh Tây
Ninh. Vật liệu báo giá tại mỏ thì tính thêm vận chuyển về chân công trình theo quy
định tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Quyết định số 1726/QĐ-
UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh Tây Ninh. Một số vật liệu không có trong
công bố giá của tỉnh Tây Ninh thì tham khảo báo giá của nhà cung cấp.
d) Đơn giá nhân công: Xác định theo Quyết định số 3132/QĐ-UBND ngày
19/11/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về công bố đơn giá nhân công xây dựng quý III
và IV năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
e) Đơn giá ca máy: Xác định theo Quyết định số 3131/QĐ-UBND ngày
19/11/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về công bố đơn giá ca máy và thiết bị thi công
xây dựng quý III và IV năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
4.2.1.2. Chi phí gián tiếp: Chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở, điều hành thi
công, chi phí công việc không xác định được KL từ thiết kế được xác định bằng định
mức tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình trong dự toán
xây dựng.
13

4.2.1.3. Thu nhập chịu thuế tính trước: Xác định bằng tỷ lệ % trên chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp trong dự toán chi phí xây dựng.
4.2.1.4. Thuế giá trị gia tăng: Theo quy định (10%).
4.2.2. Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí khác: Xác định
theo tỷ lệ % theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD và quy định hiện hành.
4.2.3. Chi phí dự phòng: Xác định theo Thông tư số 11/2021/TT-BXD.
4.3. Giá trị dự toán trình thẩm định: 922.385.786.000 đồng.
IV. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG
1. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng
 Theo quy định tại Khoản 37 Điều 3 Luật Xây dựng 50/2014/QH14 “Thẩm
tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện
năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung
cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án ĐTXD làm cơ sở cho công tác
thẩm định”.
 Hồ sơ thiết kế BVTC do TVTK lập và được TVTT thẩm tra tại các Báo cáo
số 150/MT-TKCĐ ngày 06/12/2021, số 151/MT-TKCĐ và số 152/MT-TKCĐ ngày
15/12/2021. TVTT chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra của mình, Cục QLXD thực
hiện thẩm định thiết kế trên cơ sở kết quả thẩm tra.
 Căn cứ kết quả thẩm tra của TVTT, ý kiến thẩm định của Cục QLXD, Ban
QLDA chỉ đạo TVTK rà soát, hoàn thiện hồ sơ thiết kế BVTC, TVTT xác nhận vào
hồ sơ thiết kế làm cơ sở để Ban QLDA phê duyệt theo quy định.
2. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia
khảo sát thiết kế, thẩm tra thiết kế
 Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải – CTCP ký hợp đồng số
135/2021/HĐ-TVXD ngày 04/10/2021 để khảo sát, lập thiết kế BVTC, dự toán; Công
ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Minh Trung ký hợp đồng 151/2021/HĐ-TVTTr
ngày 18/11/2021 để thẩm tra thiết kế, dự toán. Các đơn vị trên được cấp GCN đăng ký
DN phù hợp, đủ năng lực theo Chứng chỉ năng lực HĐXD còn hiệu lực.
 Năng lực của cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế, thẩm tra TKBVTC: Đề
nghị Ban QLDA rà soát, chịu trách nhiệm toàn diện về năng lực, pháp lý của các cá
nhân tham gia thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, thẩm tra của Dự án đảm bảo phù
hợp với quy định của hợp đồng tư vấn đã ký kết và các quy định hiện hành.
3. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế cơ sở đã được cơ quan
chuyên môn về xây dựng thẩm định: Hồ sơ TKBVTC về cơ bản tuân thủ Quyết
định 1492/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về phê duyệt dự án
và Văn bản thẩm định số 1158/CQLXD-DAĐT2 ngày 14/5/2021 của Cục QLXD.
Một số nội dung điều chỉnh so với TKCS để phù hợp với số liệu khảo sát và tính toán
bước BVTC.
4. Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn về đáp ứng yêu cầu an
toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật về áp
14

dụng tiêu chuẩn trong thiết kế với trường hợp yêu cầu phải thẩm tra thiết kế
theo quy định
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Minh Trung tiến hành thẩm tra và đã
có ý kiến tại các Báo cáo thẩm tra số 150/MT-TKCĐ, 151/MT-TKCĐ và 152/MT-
TKCĐ, cụ thể như sau:
a) Kết quả thẩm tra thiết kế
 Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo
sát xây dựng, thiết kế xây dựng: Phù hợp.
 Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với bước trước: Hồ sơ
TKBVTC cơ bản tuân thủ so với TKCS được duyệt, một số thay đổi đã được TVTK
chỉ rõ trong thuyết minh thiết kế để phù hợp với kết quả khảo sát, thiết kế chi tiết
trong bước TKBVTC.
 Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp
luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình: Hồ sơ TKBVTC do TVTK lập cơ
bản phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng, sử dụng vật liệu cho công trình
theo quy định hiện hành.
 Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng
của công trình: Các giải pháp thiết kế phù hợp với công năng sử dụng của công trình.
 Đánh giá mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân
cận: Giải pháp thiết kế công trình là phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và quy
hoạch xung quanh khu vực xây dựng; đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu công
trình, giải pháp thiết kế công trình đảm bảo an toàn của công trình lân cận. Các bảng
tính của TVTK cho thấy khả năng chịu lực của kết cấu công trình, đảm bảo an toàn
của công trình lân cận.
 Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, an
toàn lao động: Hồ sơ TKBVTC đã có các giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống
cháy nổ và an toàn lao động phù hợp.
 Nội dung an toàn giao thông bước TKBVTC: Hồ sơ do TVTK lập đáp ứng
được các quy định hiện hành và yêu cầu kỹ thuật, đủ điều kiện để triển khai các bước
tiếp theo.
b) Kết quả thẩm tra dự toán
 Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế:
Khối lượng trong hồ sơ dự toán xây dựng là phù hợp với khối lượng trong hồ sơ thiết
kế xây dựng.
 Tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công
trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí
khác trong dự toán công trình:
 Các hạng mục công việc đã áp dụng, vận dụng đơn giá phù hợp với hệ thống
định mức hiện hành của Bộ Xây dựng và đơn giá của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành.
Các định mức chi phí tỷ lệ, chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, các khoản mục chi
phí khác và chi phí dự phòng là phù hợp với quy định hiện hành.
15

 Đơn giá nhân công: TVTK lập theo Quyết định số 3132/QĐ-UBND ngày
19/11/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về công bố đơn giá nhân công xây dựng quý III
và IV năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là phù hợp.
 Đơn giá ca máy: TVTK lập theo Quyết định số 3131/QĐ-UBND ngày
19/11/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về công bố đơn giá ca máy và thiết bị thi công
xây dựng quý III và IV năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là phù hợp, bù giá nhiên
liệu theo báo giá ngày 10/12/2021 của Petrolimex là phù hợp.
 Giá vật liệu: TVTK lập theo Công bố số 3168/TB-SXD ngày 02/12/2021 của
Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh về giá VLXD tháng 11/2021 tại tỉnh Tây Ninh. Vật liệu
báo giá tại mỏ thì tính thêm vận chuyển về chân công trình theo quy định tại Thông tư
số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng và Quyết định số 1726/QĐ-
UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh Tây Ninh. Một số vật liệu không có trong
công bố giá của tỉnh Tây Ninh thì tham khảo báo giá của nhà cung cấp là phù hợp.
 Dự toán chi phí QLDA, chi phí tư vấn, chi phí khác và dự phòng: Phù hợp.
 Giá trị dự toán công trình: Phù hợp.
Một số nội dung hoàn thiện hồ sơ TKBVTC theo ý kiến của TVTT, đề nghị
Ban QLDA chỉ đạo TVTK rà soát, cập nhật hoàn thiện hồ sơ TKBVTC đảm bảo chất
lượng.
5. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng
5.1. Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công
trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình
 Hồ sơ dự toán do TVTK lập, được TVTT thẩm tra tại Báo cáo số 150 và
151/MT-TKCĐ, TVTT chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra của mình. Ban QLDA rà
soát, trình thẩm định trên cơ sở kết quả thẩm tra. Hồ sơ trình cơ bản đầy đủ, hợp lệ
theo quy định.
 Dự toán xây dựng công trình lập trên cơ sở khối lượng TKBVTC; đơn giá,
hệ thống định mức áp dụng tuân thủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; giá
vật liệu, nhân công, ca máy theo khu vực xây dựng được địa phương công bố tại thời
điểm lập dự toán; một số chi phí xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm và quy định
hiện hành. Như vậy, đủ căn cứ pháp lý để xác định dự toán. Ban QLDA, TVTK,
TVTT chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của các nội dung, giá trị dự toán
trình thẩm định.
5.2. Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng
đã được phê duyệt, phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình
 Các chi phí trong dự toán xây dựng đã có trong Tổng mức đầu tư được duyệt
theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh.
 Phương pháp xác định dự toán: Theo các Báo cáo thẩm tra số 150 và số
151/MT-TKCĐ, dự toán lập theo hướng dẫn của Thông tư số 11/2021/TT-BXD là
phù hợp quy định.
5.3. Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại
Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án
16

Nội dung dự toán cơ bản phù hợp quy định tại Điều 11 Nghị định số
10/2021/NĐ-CP gồm các chi phí cần thiết để xây dựng công trình, Ban QLDA lưu ý
nội dung sau:
 Chỉ đạo tư vấn xác định chi phí chung, chi phí nhà tạm (thuộc chi phí gián
tiếp) theo hướng dẫn tại Bảng 3.1, 3.3 Phụ lục Thông tư số 11/2021/TT-BXD; rà soát
nội dung Cục QLXD đã nêu về hồ sơ thiết kế để điều chỉnh khối lượng dự toán cho
phù hợp thiết kế.
 Rà soát các chi phí đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý, tuân thủ quy định hiện
hành.
 Ban QLDA có trách nhiệm thẩm định, đánh giá về sự phù hợp, đầy đủ của
khối lượng công tác xây dựng trong dự toán so với thiết kế trước khi phê duyệt.
5.4. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về áp dụng, tham khảo hệ thống định
mức, giá xây dựng công trình và công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí
công trình tương tự và công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình
Theo các Báo cáo thẩm tra số 150 và số 151/MT-TKCĐ, Dự toán do TVTK lập
cơ bản phù hợp với quy định hiện hành. Ban QLDA chỉ đạo TVTK, TVTT rà soát
một số nội dung sau:
5.4.1. Về đơn giá vật liệu
 Rà soát đơn giá vật liệu chiếu sáng, hệ thống tín hiệu giao thông, trạm biến
áp đảm bảo đầy đủ căn cứ pháp lý.
 Đề nghị Ban QLDA chỉ đạo TVTK, TVTT rà soát, cập nhật đơn giá các
VLXD do địa phương công bố hoặc báo giá từ các nhà sản xuất/nhà cung cấp tại thời
điểm phê duyệt theo quy định; đảm bảo tính đúng, tính đủ, phù hợp mặt bằng giá thị
trường, tuân thủ TKBVTC, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng. Ban
QLDA chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư, đảm bảo tiết kiệm, đem lại
hiệu quả cho dự án.
5.4.2. Về định mức
 Đối với công tác đào đắp đất, cần căn cứ vào lỗ khoan địa chất, để phân cấp
thành đất đào, đắp cấp I, II, III, IV cho phù hợp. Việc tận dụng đất đào để đắp cần
đảm bảo chỉ tiêu cơ lý đối với đất đắp theo quy định của TCVN4054-2005.
 Dự toán áp cự ly vận chuyển bê tông xi măng, bê tông nhựa từ trạm trộn, cự
ly đổ thải là chưa đủ cơ sở pháp lý.
 Theo thiết kế trạm trộn bê tông nhựa đặt tại 2 vị trí của 2 phân đoạn là lý
trình Km6+000 và km18+000. Tuy nhiên, trong phần hồ sơ thiết kế chưa thể
hiện vị trí của 2 trạm trộn này. Tư vấn thiết kế thống nhất bổ sung thêm vị trí
của trạm trộn bê tông nhựa vào hồ sơ thiết kế.
 Phần trạm bê tông xi măng đã được tư vấn thiết kế thể hiện vị trí đặt trạm
trong bản vẽ Mặt bằng công trường của cầu Cá Chúc (Km6+880)
 Vị trí đổ thải của dự án theo hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu là bãi đổ thải Trường
Đạt xã Hưng Thuận, Trảng Bàng cách vị trí đầu tuyến khoảng 1.5km. cự ly
vận chuyển đổ thải tính từ trung bình tuyến đến bãi thải là 13.5km
17

a) Phần đường, thoát nước, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu giao thông
 Công tác “Tưới lớp dính bám mặt đường bằng nhựa pha dầu, lượng nhựa
0,5kg/m2” áp mã AD.24221 (tưới bằng nhũ tương gốc axit) là chưa phù hợp; điều
chỉnh thành mã AD.24211 (tưới bằng nhựa pha dầu).
 TVTK tiếp thu chỉnh sửa như sau: Phần tưới dính bám trên MĐ cũ sử
dụng nhựa pha dầu, phần tưới nhựa dính bám giữa lớp BTN 19 và 12.5
dùng nhũ tương.
 Công tác “Bù vênh BTN C19 dày trung bình 6cm” áp mã AD.23221 (chiều
dày 3cm) là chưa phù hợp; điều chỉnh thành mã AD.23224 (chiều dày 6cm).
 TVTK tiếp thu chỉnh sửa lỗi sai chính tả AD.23221 thành mã AD.23224..
 Công tác “Sơn dẻo nhiệt mặt đường dày 6mm, vạch màu vàng (Gờ giảm
tốc)” áp mã AK.91141 (chiều dày sơn 3mm) là chưa phù hợp.
 Theo quy định của hệ thống định mức kèm theo thông tư 12/2021/TTBXD
thì “chiều dày lớp sơn khác với quy định được áp dụng bằng cách cộng các
định mức hoặc nội suy từ định mức sơn dẻo nhiệt nói trên”. Do đó, sơn gờ
giảm tốc 6mm không có định mức nên được áp dụng bằng cách cộng 2 lần
của định mức sơn dày 3mm
 Công tác “Bê tông C20 dải phân cách đúc sẵn” là chưa đồng nhất bản vẽ
thiết kế bê tông M250; công tác “Lắp đặt cấu kiện giải phân cách, rãnh thoát nước
đúc sẵn” áp mã AG.41610 (trọng lượng cấu kiện từ 50kg-200kg) là chưa phù hợp do
trọng lượng dải phân cách, rãnh thoát nước > 1Tấn.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Hộ lan tôn sóng: Công tác “Trụ D114.1x4.5x2150mm” là chưa phù hợp với
bản vẽ thiết kế kích thước trụ là D140x4,5x2150mm.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Rãnh dọc phần đổ tại chỗ: Công tác “Vữa xi măng M75 dày 1cm” là chưa
phù hợp bản vẽ thiết kế trét vữa xi măng C10; rà soát công tác “Bê tông lót C10 gia
cố rãnh” do không thể hiện trên bản vẽ thiết kế.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Cống hộp:
 Công tác “Bê tông C20 tường cánh” áp mã AF.12112 (chiều dày ≤ 45cm) là
chưa phù hợp; điều chỉnh thành mã AF.12132 (chiều dày > 45cm).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Công tác “Đá hộc xếp khan (gia cố sân cống)” không thể hiện trên bản vẽ
thiết kế (cống hộp 2x2x2m, 1,25x1,25m).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Chiếu sáng:
 Công tác “Lắp cần đèn D60, chiều dài cần đèn ≤ 3,6m” áp mã BA.23103 là
chưa phù hợp với bản vẽ thiết kế chiều dài cần đèn là 3m, điều chỉnh thành mã
BA.23102 (chiều dài cần đèn ≤ 3,2m).
18

 Công tác “Dây lên đèn Cu/PVC/PVC 3x1,5 mm2” là chưa phù hợp với bản
vẽ thiết kế dây Cu/PVC/PVC 3x2,5 mm2.
 Công tác “Đổ bê tông thủ công bằng máy trộn, bê tông móng chiều rộng ≤
250 cm, đá 2x4, mác 250” là chưa phù hợp với bản vẽ thiết kế chiều rộng >250cm
(móng đèn pha 11, 14m).
 Trạm biến áp: Công tác “Đổ bê tông thủ công bằng máy trộn, bê tông móng,
chiều rộng <= 250 cm, đá 1x2, mác 250” áp mã AF.11214 (chiều rộng ≤ 250cm) là
chưa phù hợp bản vẽ thiết kế bê tông mác 200, chiều rộng >250cm; điều chỉnh thành
mã AF.11224.
b) Phần Cầu
 Đối với cả 03 cầu Bùng Binh, Cá Chúc, cầu Ngang:
 Công tác “Sản xuất vữa bê tông qua dây chuyền trạm trộn ≤60m3/h tại hiện
trường” áp mã AF.51150 (trạm trộn ≤ 60m3/h) là chưa phù hợp với hồ sơ khảo sát
bước BVTC thì sử dụng trạm trộn 90m3/h, điều chỉnh thành mã AF.51160 (trạm trộn
≤ 90m3/h).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Công tác “Sản xuất thép tấm đệm gối” áp mã AI.13131, “Lắp dựng thép tấm
đệm gối” áp mã AI.64231 (1 cấu kiện ≤ 50kg) là chưa phù hợp; điều chỉnh thành mã
AI.13121, AI.64221 (1 cấu kiện ≤ 20kg).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Công tác “Lắp đặt khe co giãn dạng ray B50” áp mã AL.25210 (khe co giãn
răng lược) là chưa phù hợp; điều chỉnh thành mã AL.25122.
 Theo biện pháp thi công của cầu thì công tác lắp khe co giãn được thi công
bằng phương pháp lắp sau. Do đó, TV đang vận dụng định mức của công tác
lắp khe co giãn răng lược theo phương pháp lắp sau.
 Công tác “Khoan vào đất trên cạn, đường kính lỗ khoan 1000mm, (VL, NC,
M) x1.2” đề nghị ghi rõ lý do nhân hệ số 1,2.
 TVTK tiếp thu bổ sung chính tả hệ số khoan qua lớp sét “Kset=1.2”
 Công tác “Đá hộc xây vữa chân khay (Tứ nón, chân khay)” áp mã AE.11210
(chiều dày ≤ 60cm) là chưa phù hợp với bản vẽ thiết kế chiều dày chân khay là 70cm;
điều chỉnh thành mã AE.11230 (chiều dày > 60cm).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Công tác “Khấu hao hệ đà giáo thép hình thi công mố (1.5%x3tháng+5%)”
tính lại hệ số khấu hao là (1.5%x3tháng+5%x2) do 2 lần lắp dựng tháo dỡ cho 2 mố.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Tháo dỡ lan can thép” áp mã AI.61111 (Lắp dựng cột thép) là
chưa phù hợp.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Cầu Cá Chúc (phần trụ cầu):
 Công tác “Bê tông trụ cầu trên sông C30” áp mã AF.33120, công tác “Bê
tông mũ trụ cầu trên sông C30”, “Bê tông cọc khoan nhồi C30” áp mã AF.33220 (thi
công dưới nước) là chưa phù hợp với bản vẽ biện pháp thi công trên cạn, điều chỉnh
thành mã AF.33210, AF.33110 (thi công trên cạn).
19

 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Sản xuất, lắp dựng cốt thép trụ cầu, cọc khoan nhồi trên sông D ≤
10mm, ≤ 18mm” áp mã AF.65220, công tác “Sản xuất, lắp dựng cốt thép trụ cầu, cọc
khoan nhồi trên sông D >18mm” áp mã AF.65230 (thi công dưới nước) là chưa phù
hợp với bản vẽ biện pháp thi công trên cạn, điều chỉnh thành mã AF.65110
(D≤10mm), AF.65120 (D≤18mm), AF.65130 (D>18mm) (thi công trên cạn).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Ván khuôn mố, trụ cầu trên sông” áp mã AF.87221 (thi công dưới
nước) là chưa phù hợp với bản vẽ biện pháp thi công trên cạn, điều chỉnh thành mã
AF.87211 (thi công trên cạn).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Khoan vào đất , đường kính lỗ khoan 1000mm” áp mã AC.32220
(thi công dưới nước) là chưa phù hợp với bản vẽ biện pháp thi công trên cạn, điều
chỉnh thành mã AC.32210 (thi công trên cạn).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Bơm dung dịch bentônít trên sông” áp mã AC.32820 (lỗ khoan
dưới nước) là chưa phù hợp với bản vẽ biện pháp thi công trên cạn, điều chỉnh thành
mã AC.32810 (lỗ khoan trên cạn).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Bơm vữa lấp lòng ống siêu âm” áp mã AF.37520 (dưới nước) là
chưa phù hợp với bản vẽ biện pháp thi công trên cạn, điều chỉnh thành mã AF.37510.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Đập đầu cọc bê tông các loại bằng búa căn khí nén 3m3/ph, trên
sông” áp mã AA.22420 (dưới nước) là chưa phù hợp với bản vẽ biện pháp thi công
trên cạn, điều chỉnh thành mã AA.22410.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Sản xuất, lắp dựng cốt thép mố cầu D ≤ 10mm” áp mã AF.65120
(D≤18mm) là chưa phù hợp, điều chỉnh thành mã AF.65110 (D≤10mm) (cầu Bùng
Binh, cầu Ngang).
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Cầu Bùng Binh:
 Công tác “Lắp dựng dầm T ngược L=12,5m trên cạn (bằng pp đấu cẩu)” áp
mã AG.52620 (lắp dựng dầm bản cầu 18m≤L≤24m dưới nước) là chưa phù hợp do
chiều dài nhịp là 12,5m và thi công trên cạn.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
 Công tác “Ống thoát nước PVC D80” áp mã BB.41107 (đường kính ống
89mm) là chưa phù hợp với bản vẽ là ống D50mm; điều chỉnh thành mã BB.41105.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa
 Công tác “Đắp cát phủ đầu cọc K90” tính thừa do theo bản vẽ thiết kế không
có công tác này.
 Tư vấn tiếp thu chỉnh sửa (đã chỉnh sửa trong hồ sơ sau TT)
6. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi
trường
20

 Về thực hiện các yêu cầu phòng, chống cháy, nổ: Đề nghị Ban QLDA chỉ
đạo TVTK rà soát, bổ sung trong biện pháp thi công chủ đạo nội dung yêu cầu các
nhà thầu thực hiện đầy đủ quy định về phòng, chống cháy, nổ trong quá trình thi công.
 Về thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường: Báo cáo đánh giá tác động môi
trường được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày
30/3/2021. Trong bước tiếp theo, Ban QLDA rà soát, bổ sung hợp đồng xây lắp các
yêu cầu về trách nhiệm thực hiện quy định bảo vệ môi trường, thực hiện nội dung
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019; các yêu cầu của quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường … để các đơn vị tham gia dự án nghiêm túc
thực hiện.
7. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu khác theo quy định pháp luật có liên
quan
 Về bãi đổ thải, mỏ vật liệu: Rà soát hồ sơ tổ chức thi công và thể hiện đầy đủ
bãi đổ thải, mỏ vật liệu về vị trí, trữ lượng, sơ đồ, cự ly vận chuyển; bổ sung đầy đủ
biên bản xác nhận của địa phương, các chủ mỏ vật liệu. Ban QLDA, TVTK chịu trách
nhiệm về tính chính xác của hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu, bãi đổ thải, sự phù hợp quy
hoạch của địa phương đối với các vị trí mỏ đất, đá, cát dự kiến sử dụng.
 Về bê tông nhựa, bê tông xi măng: Rà soát vật liệu đảm bảo đầy đủ chứng
chỉ xuất xứ và yêu cầu về chất lượng của dự án trước khi đưa vào sử dụng.
 Về hệ thống kênh, mương thủy lợi: Đề nghị rà soát, bổ sung đầy đủ các văn
bản thỏa thuận, thống nhất với đơn vị quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi đối với
thiết kế cống, mương cải liên quan đến hệ thống kênh, mương thủy lợi.
8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thiết kế xây dựng: Ban QLDA chỉ
đạo TVTK, TVTT rà soát một số nội dung trước khi phê duyệt thiết kế xây dựng, cụ
thể:
8.1. Hồ sơ khảo sát
 Hồ sơ khảo sát địa hình: Bổ sung bản vẽ bình đồ cầu Bùng Binh, cầu Cá
Chúc, cầu Ngang.
 Hồ sơ khảo sát địa chất:
 Bổ sung ghi ngày tháng các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu đất (CBR, thành
phần hạt, giới hạn chảy, thí nghiệm đầm nén, cắt), mẫu cát, đá.
 Thí nghiệm các chỉ tiêu mẫu cát cho bê tông:
 Cát có modun độ lớn <2 (cát mịn) có kết quả thành phần hạt tích lũy trên
sàng 2,5mm >0% là chưa phù hợp Bảng 1 TCVN 7570:2006 yêu cầu bằng 0%.
 Cát có modun độ lớn >2 (cát thô) có kết quả thành phần hạt tích lũy trên
sàng 630mm < 35% là chưa phù hợp Bảng 1 TCVN 7570:2006 yêu cầu từ 35%-70%.
 Thí nghiệm các chỉ tiêu đất đắp: Chỉ số dẻo Ip đều >15 là chưa đáp ứng yêu
cầu Khoản 3 Mục 03600 Chỉ dẫn kỹ thuật yêu cầu Ip <15.
8.2. Thuyết minh thiết kế: Rà soát, điều chỉnh cho phù hợp một số nội dung
trong thuyết minh TK như sau:
a) Phần đường
21

 Mục 6.3.2.7 Khoản 3 Thuyết minh ghi “Cầu Ngang: tạo độ dốc ngang bằng
độ dốc tường thân mố và xà mũ trụ” là chưa phù hợp do cầu Ngang không có trụ cầu.
 Mục 5.4.2 Thuyết minh ghi “Kết cấu tăng cường loại 1 gồm 01 lớp nhựa
dính bám 0,5 kg/m2” là chưa phù hợp với MCN điển hình gồm 02 lớp nhựa dính bám
0,5 kg/m2”; “Kết cấu tăng cường loại 3: lớp bù vênh H3>20cm trong quá trình thi
công sẽ phân chia thành các lớp đảm bảo chiều dày lớp CPĐD không quá 20cm” là
chưa phù hợp bản vẽ thiết kế phân chia thành các lớp có chiều dày không quá 18cm.
 TVTK thống nhất chỉnh sửa thuyết minh khớp với bản vẽ thiết kế.
 Mục 5.5 Thuyết minh ghi “Lát gạch Terrazzo trên các lớp móng bằng vữa xi
măng C10” là chưa phù hợp với bản vẽ thiết kế vữa xi măng M75.
 TVTK thống nhất chỉnh sửa thuyết minh khớp với bản vẽ thiết kế, lớp móng
thống nhất bằng vữa xi măng M75
 Mục 5.9 Thuyết minh ghi “Kết cấu vuốt nối loại 2 gồm 01 lớp nhựa thấm
bám 1 kg/m2” chưa phù hợp bản vẽ thiết kế gồm 02 lớp nhựa dính bám 0,5 kg/m2”.
 TVTK thống nhất chỉnh sửa thuyết minh khớp với bản vẽ thiết kế.
 Mục 5.7.1 Thuyết minh ghi “Cống hộp đặt trên lớp BTXM C20 đổ tại chỗ”
là chưa phù hợp với bản vẽ thiết kế BTXM C16.
 TVTK tiếp thu chỉnh sửa
b) Phần cầu (Thuyết minh trong tập II.4 Các bản vẽ cầu)
 Mục 2.3. Thuyết minh ghi “Chiều dài cầu bằng chiều dài nhịp” là chưa phù
hợp do chiều dài cầu được tính đến hết đuôi mố cầu theo TCVN 11823:2017.
 TVTK tiếp thu chỉnh sửa
8.3. Về bình đồ
 Đề nghị rà soát, thể hiện đầy đủ các lỗ khoan bước TKCS trên các bản vẽ
bình đồ tuyến.
 TVTK thống nhất bổ sung.
 Điều chỉnh bán kính đường cong tròn R = 3m tại vị trí vuốt nối Km3+460
đảm bảo phù hợp Quy chuẩn QCVN 07-4:2016/BXD quy định tối thiểu 5m.
 TVTK tiếp thu giải trình: vị trí này bán kính đường cong tròn các vị trí R
=3m, TVTK đang cơ bản lấy theo vuốt nối hiện trạng. Đây là đường nội bộ
vào khu dân cư, nên TVTK vận dụng bán kính tối thiểu cho trường hợp
đường nội bộ trong khu nhà ở.
8.4. Về trắc dọc
 Bổ sung ghi chú trên trắc dọc phạm vi xử lý nền đất yếu đường đầu cầu.
 TVTK đã có bản vẽ trắc dọc phạm vi xử lý đất yếu đầu cầu thể hiện phạm vi
xử lý nền, chi tiết xem bản vẽ “TDXLDY-010~030”
 Rà soát một số yếu tố hình học chưa phù hợp TCVN4054:2005 gồm:
 Độ dốc dọc tại Km11+144-Km11+344 là I=6,48% chưa phù hợp Bảng 15
Mục 5.7.1 TCVN4054:2005 quy định độ dốc dọc tối đa là 5%.
 TVTK tiếp thu giải trình: Đoạn tuyến phía trước đường Ngang, để đảm bảo
tận dụng tối đa đường cũ đoạn Km11+140 đến Km11+340, TVTK đang thiết
kế châm với vận tốc thiết kế 60km/h tuân thủ theo TKCS đã được duyệt,
22

đường cong đứng lồi (R2.700m) và độ dốc dọc 6,48%, vận dụng theo tiêu
chuẩn kỹ thuật với vận tốc thiết kế 60Km/h trường hợp khó khăn. Ngoài ra
hai bên taluy đang bố trí tường chắn để chân taluy không vượt ra ngoài ranh
GPMB, việc nâng trắc dọc lên 5% sẽ phải bổ sung thêm và làm tăng chiều
cao, kích thước tường chắn hai bên tuyến. Do đó TVTK kiến nghị giữ nguyên
phương án thiết kế.
 Bán kính đường cong đứng lồi chưa phù hợp Mục 5.8.2 TCVN4054:2005
quy định bán kính tối thiểu giới hạn là 4.000m: Tại Km1+280 có R=2.500m,
Km6+885 có R=2000m, Km11+144 có R=2700m, Km20+370 có R=3500m.
 TVTK tiếp thu giải trình: Đây là các đoạn tuyến thiết kế châm chước với tốc
độ thiết kế 60Km/h tuân thủ theo TKCS đã được phê duyệt. TVTK đã thuyết
minh rõ trong giải pháp thiết kế các lý do châm chước mục 5.2.2.
 Bố trí chiều dài đường cong đứng chưa phù hợp Mục 5.8.2 TCVN4054:2005
quy định tối thiểu 70m: Tại Km6+885 có L=20m, Km6+990 có L=49,5m.
 TVTK tiếp thu giải trình: Km 6+885 là vị trí tim cầu Cá Chúc hiện trạng,
mặt cầu được giữ nguyên như hiện trạng, đường cong đứng TVTK thể hiện
tại vị trí này bám theo mặt cầu chỉ để phản ánh hiện trạng mặt cầu do đó
không tuân theo TCVN4054:2005. Km6+990 là đoạn tuyến vuốt nối vào cầu
hiện trạng, do đó thiết kế châm chước với tốc độ thiết kế 60Km/h theo nguyên
tắc của TKCS đã được duyệt để đảm bảo vuốt nối êm thuận vào cầu hiện hữu
theo đúng nguyên tắc của TKCS đã được phê duyệt.
 Bố trí bán kính đường cong nằm, chiều dài đoạn nối siêu cao chưa phù hợp
với độ dốc siêu cao quy định tại Bảng 14 Mục 5.6.2 TCVN4054:2005.
 Tại Km7+695,55 bố trí Isc = 4% và Rnằm=125m. Theo TCVN4054:2005
Isc=4% thì Rnằm=425m-500m.
 Tại Km11+649,55 bố trí Isc=5% và Rnằm=150m. Theo TCVN4054:2005
Isc=5% thì Rnằm=350m-425m.
 Tại Km23+938,48 bố trí Isc=6% và Rnằm=175m, Lnối=70m. Theo
TCVN4054:2005 Isc=6% thì Rnằm=300m-350m và Lnối tối thiểu=85m.
 TVTK tiếp thu giải trình: Tim tuyến thiết kế tuân theo tim tuyến bước thiết
kế cơ sở và ranh giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt. TVTK bước thiết
kế cơ sở đã nghiên cứu đảm bảo tuyến bám theo đường hiện hữu và hạn chế
tối đa ảnh hưởng tới dân cư khu vực hai bên. Các vị trí này là các vị trí thiết
kế chấm chước với vận tốc thiết kế 60Km/h, theo đúng nguyên tắc của TKCS.
TVTK đã thuyết minh rõ trong thuyết minh thiết kế: D14 – Km7+695.55 (qua
khu vực dân cư), đỉnh D20 – Km11+649.55 (vị trí sau cầu Ngang), đỉnh D43 –
Km23+938.48 (vị trí trước cầu Bến Củi).
 Bổ sung thiết kế độ mở rộng phần xe chạy trong đường cong theo quy định
tại Mục 5.4 TCVN4054:2005 đối với các vị trí có bán kính đường cong nằm 250m
(Km1+393, Km5+640, Km10+800, Km11+319, Km18+766, Km19+106).
 TVTK tiếp thu giải trình: Các vị trí này TVTK đã thiết kế độ mở rộng phần
xe chạy trong đường cong với B=1.6m (bố trí hai bên phía bụng và lưng
đường cong mỗi bên 0.8m)
8.5. Về trắc ngang
23

 Rà soát hồ sơ, kiểm tra, tính toán khối lượng, tránh tính trùng lặp giữa khối
lượng đào đắp các hạng mục (phần đường, thoát nước) trong trắc ngang.
 TVTK thống nhất rà soát, kiểm tra: Trong hồ sơ TVTK đã giảm trừ khối
lượng cống và đường đầu cầu chiếm chỗ các hạng mục phần đường.
 Bổ sung trên trắc ngang cao độ tự nhiên của một số vị trí sau: mép đỉnh và
chân taluy nền đường, đáy và đỉnh rãnh đất thoát nước hình thang.
 TVTK tiếp thu giải trình: Cao độ tự nhiên đã có đầy đủ trên trắc ngang chi
tiết, thể hiện địa hình khu vực tuyến đi qua và phải dựa trên cơ sở số liệu
khảo sát bước BVTC. Trên trắc ngang chi tiết TVTK đã thể hiện đầy đủ cao
điểm mia trong quá trình khảo sát tại các vị trí có địa hình thay đổi, làm cơ
sở để tính toán khối lượng đào đắp. Trên trắc ngang chi tiết các vị trí mép
đỉnh, chân taluy nền đường, đáy và đỉnh rãnh đất TVTK đã thể hiện đầy đủ
cao độ thiết kế tại các vị trí này làm cơ sở để triển khai thi công ngoài hiện
trường. Do đó không cần bổ sung cao độ tự nhiên tại các vị trí này.
 Công tác đắp xử lý nền trên trắc ngang ghi bổ sung độ chặt đầm nén, loại vật
liệu đắp; công tác đắp trả thi công rãnh ghi bổ sung độ chặt đầm nén.
 TVTK tiếp thu giải trình: Các đầu mục KL trên trắc ngang TVTK chỉ thể
hiện tên loại công tác đào đắp, độ chặt đầm nén và loại vật liệu TVTK đã ghi
chú rõ trong điển hình và tại bảng tổng hợp khối lượng.
 Công tác đào nền, đào khuôn, đào đường cũ, đào xử lý nền, đào rãnh trên
trắc ngang ghi bổ sung cấp đất đào.
 TVTK tiếp thu giải trình: Cấp đất đều là đất C2, các đầu mục khối lượng
trên trắc ngang TVTK chỉ thể hiện tên loại công tác đào, cấp đất đã thể hiện
chi tiết tại bảng tổng hợp khối lượng.
 Trắc ngang gồm công tác bù vênh bằng đá 4x6 chèn đá dăm là chưa phù hợp
do đã thay đổi bằng cấp phối đá dăm loại 1.
 TVTK thống nhất chỉnh sửa thành cấp phối đá dăm loại 1.
 Công tác đào, đắp đất ghi chú cụ thể những vị trí thi công bằng máy, bằng
thủ công để có biện pháp tổ chức thi công cho phù hợp.
 TVTK tiếp thu giải trình: Hiện tại TVTK đã phân tách khối lượng đắp thủ
công trong hồ sơ thiết kế là vị trí đắp trả hai bên rãnh dọc có chiều rộng
<0.5m, các vị trí khác thi công cơ giới bằng máy. Việc phân tách KL này
chỉ là dự kiến, công tác đào đắp bằng máy hay thủ công tùy thuộc vào thực
tế và biện pháp thi công của nhà thầu ngoài hiện trường, nhằm đảm bảo
tiến độ và chất lượng.
 Rà soát lại kết cấu bù vênh tại trắc ngang các vị trí:
 Km13+300-Km13+380 có chiều dày bù bênh (Hbv) từ 20cm-23cm,
Km13+737-Km13+766 có Hbv từ 21cm-22cm, Km16+006-Km16+100 có Hbv từ
21cm-25cm, Km23+567-Km23+580 có Hbv từ 15cm-19cm nhưng bù vênh theo kết
cấu loại B2.1 (bằng BTNC 19) là chưa phù hợp; điều chỉnh thành kết cấu B3.1
(CPĐD loại 1).
24

 Km17+755-Km17+780 có Hbv từ 16cm-17cm, Km23+700-Km23+727 có


Hbv từ 15cm-23cm nhưng bù vênh theo kết cấu loại B1.2 (bằng BTNC 19) là chưa
phù hợp; điều chỉnh thành kết cấu B2.2 (CPĐD loại 1).
 TVTK tiếp thu giải trình: Kết cấu mặt đường tăng cường hiện tại TVTK đã
áp dụng theo điển hình của dự án, trong đó chiều dày bù vênh là chiều dày từ
đáy của lớp kết cấu tăng cường tới mặt đường hiện trạng (giá trị H1, H2, H3
trong bản vẽ điển hình) ví dụ: đoạn Km13+300-Km13+380, chiều dày kết cấu
là H=20-23cm thì kết cấu mặt đường là BTNC12.5 dày 5cm, BTNC19 dày
7cm sau đó đến lớp bù vênh chiều dày từ đáy của lớp BTNC19 đến mặt
đường hiện trạng là 8-11cm; đoạn Km16+006-Km16+100 chiều dày kết cấu là
H=21-25cm thì kết cấu mặt đường là BTNC12.5 dày 5cm, BTNC19 dày 7cm
sau đó đến lớp bù vênh chiều dày từ đáy của lớp BTNC19 đến mặt đường
hiện trạng là 9-13cm; đoạn Km23+567-Km23+580 chiều dày kết cấu là H=15-
19cm thì kết cấu mặt đường là BTNC12.5 dày 5cm, BTNC19 dày 7cm sau đó
đến lớp bù vênh chiều dày từ đáy của lớp BTNC19 đến mặt đường hiện trạng
là 3-7cm;………các đoạn này đều có chiều dày bù vênh <15cm do đó TVTK
đang áp dụng kết cấu bù vênh loại B2.1 theo đúng mặt cắt ngang điển hình
kết cấu áo đường. Tương tự với các đoạn Km17+755-Km17+780 và
Km23+700-Km23+727 đều có chiều dày bù vênh <15cm do đó TVTK đang áp
dụng loại điển hình sử dụng kết cấu bù vênh là BTNC 19.
 Bổ sung các MCN điển hình kết cấu áo đường các vị trí nút giao, riêng nút
giao với ĐT.787B cần rà soát để tránh trùng lặp khối lượng với dự án thành phần 2 –
Tuyến đường ĐT.787B đang đầu tư xây dựng.
 TVTK tiếp thu giải trình: Kết cấu áo đường tại các vị trí nút giao giống với
kết cấu áo đường tuyến chính, TVTK sẽ thuyết minh rõ trong thuyết minh
thiết kế. TVTK đã liên hệ và phối hợp với TVTK bước bản vẽ thi công dự án
ĐT.787B đảm bảo khớp nối và phân chia khối lượng giữa hai dự án không
trùng lặp.
8.6. Kết cấu mặt đường
Rà soát, điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp 22TCN211:2006, gồm:
 Bổ sung lớp nhựa dính bám giữa mặt đường hiện hữu và lớp bù vênh trong
trường hợp sử dụng vật liệu BTNC19 theo quy định tại Mục 4.2.1.4 22TCN211:2006.
 TVTK tiếp thu giải trình: Tại các vị trí bù vênh bằng BTNC19, TVTK đã có
lớp nhựa dính bám giữa mặt đường hiện hữu và lớp bù vênh BTNC19 (ký
hiệu là a) – Chi tiết xem bản vẽ điển hình kết cấu phụ trợ “RD-TYP-030”
 Việc lựa chọn vật liệu đá 4x6 chèn đá dăm để làm móng cho mặt đường cấp
cao A1 là chưa phù hợp phạm vi áp dụng tại Mục 2.3.2 Tiêu chuẩn 22TCN 211:2006.
 TVTK tiếp thu giải trình: Bước thiết kế bản vẽ thi công, sau khi xem xét đánh
giá nguồn vật liệu địa phương, các mỏ chủ yếu sản xuất các loại đá 4x6, đá
0x5, đá mi sàng và đá mi bụi; trong đó cấp phối đá dăm đa phần là loại đá
Dmax = 37,5 (loại đá 0x4), đá dăm Dmax = 25 sử dụng cho các lớp móng trên.
Như vậy, việc sử dụng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax = 25 làm lớp móng mặt
đường sẽ rất khó khăn trong công tác huy động vật liệu địa phương. Hiện
nay, các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều sử dụng
25

vật liệu đá 4x6 chén đá dăm làm móng mặt đường như ĐT.781 Phước Tân –
Châu Thành, đường ĐT. 782 – ĐT. 784, đường ĐT. 793 – ĐT. 792, đường Đất
Sét – Bến Củi,…; các công trình qua thời gian khai thác như ĐT. 787A,
đường 781 đoạn Bờ Hồ - ngã ba Tân Hưng,… có mặt đường ổn định và ít hư
hỏng. Khối lượng vật liệu lớp móng cho mặt đường của dự án khoảng 160.000
m3 là khá lớn; do vậy việc sử dụng vật liệu đá 4x6 chén đá dăm làm móng
mặt đường để tận dụng vật liệu địa phương, chủ động về nguồn vật liệu như
đề xuất trong hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đã được phê duyệt là
có thể chấp nhận được. Do đó TVTK đề xuất giữ nguyên phần móng kết cấu
mặt đường của dự án là sử dụng lớp đá 4x6 chèn đá dăm làm lớp móng mặt
đường (TVTK đã thuyết minh rõ trong thuyết minh thiết kế mục ”5.4 Thiết
kế mặt đường”)
 Kết cấu lớp móng dày 35cm cần phân ra các lớp thi công có bề dày đầm nén
hiệu quả theo mục 2.4.3. 22TCN211:2006 không quá 18cm.
 TVTK thống nhất phân chia lớp kết cấu thi công thành 3 lớp lần lượt từ trên
xuống dưới là: 15cm-10cm-10cm.
 Đối với lớp BTN chặt C12,5 ghi bổ sung là loại BTN trộn nóng để phù hợp
với quy định tại Mục 2.2.6.1 22TCN211:2006.
 TVTK thống nhất bổ sung vào bản vẽ điển hình kết cấu áo đường
 Phần sửa chữa mặt đường cũ:
 Bổ sung việc đánh giá nguyên nhân xuống cấp, hư hỏng của mặt đường theo
quy định Mục 4.1.3.3 22TCN211:2006.
 Đối với vị trí nứt dọc, ngang, phản ảnh (N1, N2, N3) thì rà soát lại diện tích
nứt dọc, ngang hoặc xiên thì lấy chiều dài đường nứt nhân với 1.0m rộng theo quy
định tại Mục 4.3.1 22TCN211:2006.
 TVTK thống nhất chỉnh rà soát bổ sung.
 Đối với đoạn xử lý có sử dụng BTNC19 dày 5cm đề nghị bổ sung lớp tưới
thấm bám 0,5 kg/m2 trước khi thảm BTN để tăng độ kết dính các lớp kết cấu.
 TVTK tiếp thu giải trình: TVTK đã tính toán khối lượng tưới nhựa thấm
bám trước khi thảm BTN trong bảng thống kê xử lý hư hỏng mặt đường
“RD-PAV-TYP-020~030”. TVTK sẽ thuyết minh thêm vào giải pháp xử lý hư
hỏng mặt đường.
8.7. Nền đường
 Theo hồ sơ thiết kế, với nền đào, nền tự nhiên lớp nền thượng dày 50cm độ
chặt K98, 30cm đất chọn lọc dưới lớp nền thượng có độ chặt K93 là chưa phù hợp với
Khoản 4.14 Mục 03400 Chỉ dẫn kỹ thuật và Mục 2.5.1.4 22TCN211:2006 quy định
lớp nền thượng K98 dày 30cm, 50cm dưới lớp nền thượng có độ chặt K93. Đề nghị rà
soát, điều chỉnh cho phù hợp quy định.
 TVTK tiếp thu giải trình: Hồ sơ TKCS được duyệt có sự sai khác giữa mặt
cắt ngang điển hình và mặt cắt ngang thiết kế chi tiết. Mặt cắt ngang điển
hình hồ sơ TKCS được duyệt: “Đối với nền đắp thấp và nền đào, chiều dày
lớp sỏi đỏ là 30cm, xáo xới lu lèn 30cm tiếp theo đạt độ chặt K≥93”, mặt cắt
ngang chi tiết thiết kế và tính toán khối lượng: “chiều dày lớp sỏi đỏ là 50cm
26

trên toàn tuyến”. Ngoài ra mục 2.5.1.4 22TCN211:2006 quy định với nền
đường đào và không đào không đắp, lớp nền thượng K98 dày 30cm, 50cm
dưới lớp nền thượng có độ chặt K93, tuy nhiên việc xác định độ chặt nền tự
nhiên 50cm dưới lớp nền thượng căn cứ vào thí nghiệm hiện trường, trường
hợp nền tự nhiên không đạt độ chặt theo yêu cầu cần phải xáo xới đạt độ chặt
theo yêu cầu, thực tế thi công cho thấy chiều dày xáo xới tối đa là 30cm, do
vậy cần phải bổ sung công tác đào 20cm chiều dày còn lại theo quy định để lu
lèn đạt độ chặt K93. Để thuận lợi và đẩy nhanh tiến độ thi công TVTK kiến
nghị giải pháp cụ thể như sau: “Tuyến đường đa phần là nền đường mở rộng,
đắp thấp, đề xuất thiết kế lớp nền thượng bằng lớp sỏi đỏ nền thượng dày
50cm, độ chặt K≥0,98 và thiết kế xáo xới 30cm nền đường để đầm chặt
K≥0,93 (trường hợp thi công hiện trường kiểm tra độ chặt không đảm bảo
nền đất K≥0,93). Tại các đoạn tuyến vật liệu nền đường tự nhiên không đảm
bảo yêu cầu về CBR≥4, thực hiện đào thay bằng vật liệu đảm bảo yêu cầu
trong phạm vi 30cm dưới đáy lớp nền thượng “điều này đã được thống nhất
tại cuộc họp ngày 29/10/2021 giữa TVTK với Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng ngành Giao thông tỉnh Tây Ninh và Tư Vấn bước thiết kế cơ sở, Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành Giao thông tỉnh Tây Ninh. Lớp nền
thượng bằng sỏi đỏ nền thượng dày 50cm, độ chặt K≥0,98 và xáo xới 30cm
dưới lớp nền đường đầm chặt K≥0,93 đảm bảo nguyên tắc thiết kế và tính
toán khối lượng của TKCS.
 Đề nghị điều chỉnh lại độ mở rộng lớp đáy móng so với lớp móng áo đường
cho phù hợp với quy định tại Mục 2.3.3 22TCN211:2006.
 Mục 2.3.3 22TCN211:2006 quy định :
+ Lớp móng trên phải rộng hơn bề rộng tầng mặt 20cm: Kết cấu áo đường
trong hồ sơ đã mở rộng móng đá 4x6 chèn đá dăm 20cm so với tầng mặt.
+ Lớp móng dưới nên rộng hơn bề rộng trên mỗi bên 15cm: tiêu chuẩn chỉ
khuyến cáo nên để rộng hơn, kết cấu móng trên và dưới đang đồng nhất cùng
một loại vật liệu, tuân theo TKCS đã được phê duyệt và thống nhất với dự án
thành phần 787B trong cùng dự án.
Do đó TVTK kiến nghị giữ nguyên phương án như TKCS đã được phê duyệt.
 Trong quá trình thi công, Ban QLDA kiểm tra, đánh giá chất lượng đất từ
nền đào để tận dụng tối đa đắp nền đường nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo vệ môi
trường.
 TVTK tiếp thu giải trình: TVTK đã thuyết minh rõ trong thuyết minh thiết
kế mục 5.3.2.1
8.8. Xử lý nền đất yếu
 Bổ sung cao độ thiết kế trên bản vẽ trắc dọc xử lý nền đất yếu.
 TVTK tiếp thu giải trình: Do cao độ tự nhiên thay đổi, để tránh việc thể hiện
một nội dung tại nhiều bản vẽ có thể gây sự nhầm lẫn nên về cao độ đáy đào,
đắp tư vấn thiết kế đã thể hiện chi tết tại bản vẽ mặt cắt ngang chi tiết.
 Rà soát lại chiều sâu đào thay đất bản vẽ đang ghi đào từ 1,5-3m là chưa phù
hợp do chênh lệch cao độ giữa nền tự nhiên và đáy nền đào thay đất trên trắc dọc xử
lý đất yếu trung bình khoảng 5m.
27

 TVTK tiếp thu giải trình: Chiều sâu đào thay đất được ghi chú trên cơ sở
chiều dày, cao độ lớp đất được xác định tại lỗ khoan sử dụng để tính toán.
Trên thực tế do nền đường tự nhiên thay đổi nên chiều sâu đào và cao độ
thực tế đáy đào được thể hiện cụ thể trên bản vẽ mặt cắt ngang chi tiết.
 Bổ sung bảng tính độ lún còn lại sau khi xử lý nền đất yếu đường đầu cầu
Bùng Binh.
 Tư vấn thiết kế thống nhất bổ sung.
 Rà soát đoạn xử lý nền đất yếu có độ lún dư từ 5,2cm – 7,6cm đường đầu
cầu Ngang, để bố trí chiều sâu đào thay đất hoặc chiều dài cọc tràm cho phù hợp, tiết
kiệm, hiệu quả.
 TVTK tiếp thu giải trình: Do đây là đoạn nền đường đầu cầu và là nền đường
đắp cạp, nên việc để độ lún còn lại có giá trị ~10cm thì có thể giảm được
khoảng 30cm chiều dài cọc cừ tràm.Tuy nhiên, về kỹ thuật thì giải pháp như
vậy chưa hợp lý do phần đất yếu còn lại là rất ít nên tư vấn thiết kế đề xuất
giải pháp xử lý triệt để lớp đất yếu phía trên, đảm bảo ổn định công trình và
thuận lợi cho công tác thi công.
 Thiết kế Xử lý nền đất yếu đường đầu cầu bằng đào thay đất và đắp trả bằng
cát độ chặt K90 là chưa đồng nhất với nền đường đào trên tuyến dưới lớp nền thượng
đạt K93.
 TVTK tiếp thu giải trình: Phần đắp trả bằng cát độ chặt K90 không nằm
trong phạm vi tác dụng của nền đường, ngoài ra đây là phần đắp trả trong
phạm vi đào thay đất chỉ là bù lại vật liệu đất không tốt, do đó không cần
thiết phải đạt độ chặt K93.
8.9. Công trình cầu
 Chiều dài cọc móng mố cầu là dự kiến; trong quá trình thi công đề nghị các
đơn vị liên quan căn cứ tình hình địa chất thực tế tại hiện trường để quyết định chiều
dài cọc cho phù hợp.
 Bê tông các loại kết cấu (bệ thân mố trụ, tường cánh mố, cọc khoan nhồi,
bản quá độ …) ghi bổ sung loại đá sử dụng.
 TVTK tiếp thu giải trình: Loại đá sử dụng đã được quy định trong hồ sơ Chỉ
Dẫn Kỹ Thuật của dự án.
 Rà soát, điều chỉnh việc bố trí cự ly 500mm-600mm giữa các thanh cốt thép
đường kính nhỏ Ø10 (bản quá độ, bản mặt cầu) cho phù hợp với Mục 7.2.5, Mục 10.8
TCVN11823-9:2017 quy định cự ly cốt thép không được vượt quá 450mm.
 TVTK xin giải trình như sau:
+ Điều 7.2.5 TCVN11823-9 quy định cự ly giữa các thanh thép đẳng hường
(nằm ngang theo phương dọc và phương ngang của bản quá độ, mặt cầu)
không được vượt quá 450mm;
+ Điều 10.8 TCVN11823-5, quy định cự ly của các thanh thép chịu co ngót,
nhiệt độ (các thanh thép cấu tạo như: thanh cốt thép dọc của bản mặt cầu,
thanh cốt thép theo phương ngang của bản quá độ, thanh cốt thép theo
28

phương dọc cống hộp…) không được vượt quá 450mm để không kiểm soát
vết nứt do co ngót, nhiệt độ;
+ Các thanh thép xoắn Ø10 trong bản vẽ chỉ là các thanh cục bộ xung quanh
thanh chốt bản quá độ để bảo vệ cục bộ bê tông khu vực chốt.
 Bổ sung thông số kích thước từ tim gối cầu đến mép dầm, mép mố trụ cầu,
dầm ngang, khoảng cách giữa các tim gối cầu, các dầm ngang; thể hiện đầy đủ kích
thước chung các nhịp dầm, chiều dày bản mặt cầu có xét đến bù độ vồng dầm sau khi
cắt cáp DƯL.
 TVTK tiếp thu ra soát bổ sung.
 Tường cánh mố cầu Bùng Binh: Rà soát việc bố trí cùng loại cốt thép K2,
K3, K9-D16mm đối với mặt trong (không tiếp giáp đất) và mặt ngoài (có tiếp giáp
đất).
 TVTK tiếp thu điều chỉnh
 Bản mặt cầu: Rà soát việc bố trí cùng loại cốt thép D14 đối với mặt trên và
mặt dưới.
 TVTK tiếp thu giải trình: cốt thép bản mặt cầu theo phương dọc cầu là cốt
thép cấu tạo, TVTK bố trí cùng đường kính cốt thép nhỏ D14. Cốt thép chịu
lực phương ngang cầu TVTK bố trí thép D16. Ngoài ra tại phạm vi phía mép
gờ lan can, TVTK bổ sung thêm 1 thanh D16 vào lưới trên với chiều dài
L=2.02m để đảm bảo chịu lực trong trường hợp xét và xe vào gờ lan can.
 Thân mố cầu Cá Chúc, Cầu Ngang: Rà soát việc bố trí cùng loại cốt thép T4-
D14, T3-D14 đối với mặt trong (không tiếp giáp đất) và mặt ngoài (có tiếp giáp đất).
 TVTK tiếp thu giải trình: Thanh T4-D14 và T3-D14 là các thanh cấu tạo nên
TVTK bố trí cùng đường kính nhỏ là T14, đảm bảo kinh tế kỹ thuật
 Chiều dày lớp bê tông bảo vệ bệ mố, thân mố cầu là 60mm là chưa phù hợp
với bản vẽ quy định chung yêu cầu tối thiểu 75mm.
 TVTK tiếp thu chỉnh sửa
 Bổ sung bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công cầu Ngang.
 TVTK đã thiết kế mặt bằng công trường thi công cầu Ngang. TVTK tiếp thu
bổ sung do lỗi in ấn hồ sơ.
 Xem xét bổ sung lớp nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2 trước khi thảm
BTNC 12,5 bản mặt cầu để tăng cường độ kết dính giữa các lớp kết cấu.
 TVTK đã xét lớp nhựa dính bám này trong hồ sơ thiết kế và tính đầy đủ khối
lượng
 Rà soát, có phương án tận dụng tối đa vật liệu kết cấu từ việc phá dỡ một số
kết cấu cầu cũ (lan can, dầm ngang, dải phân cách, bản mặt cầu …), đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả.
 TVTK tiếp thu rà soát
 Cầu Cá Chúc: Bố trí cao độ đáy dầm thấp nhất (+4,822); chênh lệch với cao
độ mực nước thiết kế (+4,73m) dưới 0,5 m là chưa phù hợp với Mục 6.4.3.
29

TCVN11823-2:2017 quy định khổ giới hạn tối thiểu của đáy kết cấu phần trên và mực
nước thiết kế là 0,5m.
 Cầu Ngang: Bố trí cao độ đáy dầm thấp nhất (+3,75); chênh lệch với cao độ
mực nước thiết kế (+4,14m) dưới 0,5 m là chưa phù hợp với Mục 6.4.3. TCVN11823-
2:2017 quy định khổ giới hạn tối thiểu của đáy kết cấu phần trên và mực nước thiết kế
là 0,5m.
 Cầu Bùng Binh:
 Tại bản vẽ bố trí cáp DƯL ghi “Lực căng cho 1 tao cáp dọc không kể ma sát
và neo là 138kN” là chưa phù hợp với bản vẽ quy định chung “lực căng cho cáp thớ
trên là 98,07kN, cho cáp thớ dưới là 129,4kN”.
 Bố trí bề dày bê tông bảo vệ mặt đáy tấm ván khuôn đúc sẵn là 10mm là
chưa phù hợp với bản vẽ quy định chung yêu cầu tối thiểu 20mm.
 TVTK tiếp thu rà soát điều chỉnh phù hợp
 Bố trí bản thép mạ kẽm chiều dày mạ 100µm, mật độ mạ 705g/m2 là chưa
phù hợp với bản vẽ quy định chung yêu cầu chiều dày mạ 85µm, mật độ mạ 600g/m2.
 TVTK tiếp thu rà soát điều chỉnh phù hợp
 Bố trí kết cấu chân khay là đá hộc xây vữa 10MPa dày 25cm là chưa phù
hợp với bản vẽ quy định chung chân khay là bê tông C16.
 TVTK tiếp thu rà soát điều chỉnh.
 Bổ sung bản vẽ kết cấu nền mặt đường cho các hạng mục phụ trợ thi công
như kho chứa vật liệu, bãi tập kết máy móc, bãi gia công cốt thép, trạm biến áp, khu
nhà ở, khu nhà quản lý điều hành, đường công vụ.
 Bảng tính toán:
 Tính toán độ lún cố kết xử lý nền đất yếu trong 10 năm là chưa phù hợp Mục
1.3.5 22TCN221:2006 quy định độ lún trong thời hạn là 15 năm kể từ khi đưa kết cấu
vào sử dụng.
 TVTK tiếp thu rà soát chỉnh sửa
 Cầu Bùng Binh: Kích thước chiều cao thân mố, chiều dày bệ mố, chiều dài
bệ mố lần lượt là (1,155m; 2,524m; 6,25m) chưa phù hợp với bản vẽ thiết kế kích
thước lần lượt là (0,873m; 2m; 6,23m).
 Cầu Cá Chúc: Kích thước chiều cao thân mố, chiều cao tường đầu, chiều dài
tường cánh, khoảng cách từ tim gối đến mép tường thân lần lượt là (4,513m; 1,522m;
4,40m; 0,7m) chưa phù hợp với bản vẽ thiết kế kích thước lần lượt là (4,574m;
1,538m; 4,46m; 0,8m).
 Chiều cao thân mố, tường đỉnh TVTK đang lấy trung bình tại vị trí tim mố,
chiều dài tường đã khớp bản vẽ. TVTK xin tiếp thu chỉnh sửa khoảng cách từ
tim gối đến mép tường thân.
30

 Cầu Ngang: Kích thước chiều cao thân mố, chiều cao tường đầu, chiều dài
tường cánh, khoảng cách từ tim gối đến mép tường thân lần lượt là (4,501m; 1,522m;
4,40m; 0,6m) chưa phù hợp với bản vẽ thiết kế kích thước lần lượt là (4,562m;
1,538m; 4,46m; 0,8m).
 Chiều cao thân mố, tường đỉnh TVTK đang lấy trung bình tại vị trí tim mố,
chiều dài tường đã khớp bản vẽ. TVTK xin tiếp thu chỉnh sửa khoảng cách từ
tim gối đến mép tường thân.

 Tính toán các trạng thái giới hạn của mố trụ cầu chưa tính đến một số yếu tố
theo quy định tại TCVN11823-3:2017 như: tải trọng người đi bộ (PL), lực ma sát
(FR), ứng lực do gradien nhiệt (TG), ứng lực do lún (SE), tải trọng nước và áp lực
dòng chảy WA (trụ cầu Cá Chúc).
 TVTK tiếp thu giải trình: Cầu không thiết kế làn đường cho người đi bộ. Các
tải trọng ứng lực do gradien, lực ma sát gối đã được xét tới trong hồ sơ bảng
tính. Riêng tải trọng lún kết cấu chỉ xuất hiện đối với kết cấu cầu liên tục
dạng khung thi công phân đoạn. Đối với cầu mố giản đơn, lực này không ảnh
hưởng tới kết cấu chịu lực của mố. Ngoài ra TVTK có bảng tính độ lún riêng,
kiểm tra độ lún đảm bảo trong phạm vi cho phép theo quy định.
 Tính toán các trạng thái giới hạn của bản mặt cầu chưa tính đến một số yếu
tố theo quy định tại TCVN11823-3:2017 như: Phần tĩnh tải chưa tính đến dải phân
cách cứng, hệ thống chiếu sáng.
 TVTK tiếp thu giải trình: dự án cầu mở rộng , phía đơn nguyên mở rộng làm
mới không có dải phân cách giữa và đèn chiếu sáng
31

 Bổ sung bảng tính gối dầm T12,5; bảng tính khe co giãn, lan can cầu.

 TVTK tiếp thu giải trình: hồ sơ bảng tính đã có bảng tính gối dầm T, TVTK
tiếp thu bổ sung bảng tính khe co giãn, lan can cầu
8.10. Về hệ thống thoát nước, chiếu sáng, trạm biến áp
 Bê tông các loại kết cấu (Rãnh, cống tròn, cống hộp, vữa trét khe …) ghi bổ
sung loại đá sử dụng.
 TVTK tiếp thu giải trình: Loại đá sử dụng cho bê tông các loại kết cấu đã
được quy định trong hồ sơ Chỉ Dẫn Kỹ Thuật của dự án.
 Thân rãnh, cống hộp: Rà soát việc bố trí cùng loại cốt thép đối với mặt trong
(không tiếp giáp đất) và mặt ngoài (có tiếp giáp và chịu tải trọng ngang của đất).
 Đáy rãnh, cống hộp và tấm đan rãnh, bản quá độ: Rà soát việc bố trí cùng
loại cốt thép đối với mặt trên và mặt dưới (chịu tải trọng bản thân của bê tông).
 TVTK tiếp thu giải trình: Đường kính cốt thép cống, rãnh chịu lực là các
thanh theo phương ngang, TVTK đã bố trí các loại đường kính khác nhau
đảm bảo khả năng chịu lực. Riêng đối với cốt thép dọc là các thanh cấu
tạo, TVTK sử dụng cốt thép có đường kính nhỏ giống nhau để đảm bảo
kinh tế kỹ thuật.
 Bản vẽ chi tiết cửa xả rãnh dọc: Cửa xả bản vẽ ghi Bê tông C20 nhưng bảng
thống kê khối lượng ghi Bê tông M200 là chưa phù hợp.
 TVTK thống nhất chỉnh sửa bê tông cửa xả là C20.
 Bố trí rãnh dọc thoát nước tại một số vị trí (Km0+380-Km0+707, Km0+920-
Km1+050, Km2+540-Km2+840, Km3+470-Km3+550, Km4+124-Km4+227 có độ
dốc dọc Id=0,17%; Km1+453-Km1+537 có Id=0,1% …) có độ dốc dọc Id<0,3% là
chưa phù hợp Mục 9.3.3 TCVN 4054:2005 quy định “Để tránh lòng rãnh không bị ứ
đọng bùn cát, độ dốc lòng rãnh không được nhỏ hơn 0,5%, trong trường hợp đặc
biệt, cho phép lấy bằng 0,3%”.
 TVTK tiếp thu giải trình: Đoạn rãnh “Km0+380-Km0+707, Km0+920-
Km1+050, Km2+540-Km2+840, Km3+470-Km3+550, Km4+124-Km4+227 có
độ dốc dọc Id = 0,17%; Km1+453-Km1+537 có Id = 0,1% là các đoạn rãnh,
đây là các đoạn rãnh ngược so với dốc đường, do đó nếu thiết kế với độ dốc
0.3%, thì chiều cao rãnh tại điểm cuối rãnh sẽ rất lớn. Ngoài ra các đoạn rãnh
có chiều dài không quá lớn, rãnh bằng BTCT nên khả năng thoát nước lòng
rãnh tốt các loại rãnh khác, do đó để đảm bảo kinh tế kỹ thuật TVTK đang
thiết kế châm chước vận dụng theo Mục 11.2.2 TCVN 104-2007 với độ dốc
<0.3% để giảm bớt chiều cao rãnh và tiết kiệm chi phí.
 Bố trí rãnh đất dọc thoát nước tại một số vị trí (Km0-Km0+713 PT dài
713m; Km2+14-Km2+830 TT dài 816m, Km1+998-Km2+829 PT dài 830m,
Km4+124-Km4+873 PT dài 749m, Km7+366-Km8+776 TT dài 1410m, Km7+390-
Km8+603 PT dài 1212m, Km12+620-Km13+408 TT dài 787m, Km22+838-
Km23+768 TT dài 929m) có chiều dài>500m là chưa phù hợp Mục 9.5.2 TCVN
4054:2005 quy định “Rãnh dẫn nước không nên thiết kế dài quá 500 m”.
32

 TVTK tiếp thu giải trình: Rãnh dẫn bằng đất có nhiệm vụ thu gom nước đổ
về các rãnh BTCT hoặc về các cống ngang đường hoặc xả ra kênh hiện hữu,
các đoạn rãnh >500m có độ dốc rãnh thay đổi theo đoạn và thoát nước về các
hướng khác nhau với chiều dài đổi dốc <500m do đó rãnh vẫn đảm bảo khả
năng thoát nước.
 Cống tròn: Bổ sung bản vẽ cấu tạo ống cống ly tâm BTCT DƯL đúc sẵn, ghi
chú ống cống BTCT có cường độ bao nhiêu.
 TVTK thống nhất rà soát bổ sung.
 Bản vẽ bố trí chung cống tròn bổ sung cao độ thiết kế, bổ sung ghi độ dốc
dọc lòng cống tại Km17+060, Km18+097, Km19+168.
 TVTK thống nhất rà soát bổ sung.
 Cống tròn D1m tại Km7+379 có độ dốc lòng cống là Ic=1,39%, cống D0,8m
tại Km9+630 có Ic=0,2%, cống D1m tại Km13+393, cống hộp 1,25x1,25m tại
Km22+762 có Ic=0%, cống D1m tại Km14+359 có Ic=0,34%, cống D1m tại
Km19+806 có Ic=1,58%, cống hộp 1,5x1,5m tại Km4+880, Km13+883, cống
1,25x1,25m tại Km22+111 có Ic=1%, cống hộp 2x2x2m tại Km23+747, Km23+811
có Ic = 0,3% là chưa phù hợp Mục 10.7 TCVN4054:2005 quy định “Nên lấy dốc
cống từ 2% đến 3% để tránh lắng đọng bùn đất trong lòng cống”.
 TVTK tiếp thu giải trình: Các cống tròn D1m tại Km7+379 có độ dốc lòng
cống là Ic = 1,39%, cống D0,8m tại Km9+630 có Ic = 0,2%, cống D1m tại
Km14+359 có Ic = 0,34%, cống D1m tại Km19+806 có Ic = 1,58% là các
cống nối dài, TVTK đang bố trí các cống trên phù hợp theo độ dốc của
cống hiện hữu.
Đối với các cống hộp Km23+811: đây là vị trí cống nối dài, phía hạ lưu nối
vào cống hiện trạng (không điều chỉnh được cao độ), phía thượng lượng
cửa cống được đặt nguyên tắc bằng cao độ đường lòng kênh mương hiện
trang. Trường hợp tăng dốc dọc cống lên 2%-3%, cửa cống phía thượng
lưu sẽ cao hơn lòng kênh, không đảm bảo khả năng thoát nước của cống.
Đối với cống hộp Km23+747: 2 cửa cống đã bám sát đường tự nhiên 2
phía đầu cống. trường hợp tăng dốc dọc cống lên 2%-3%, cửa cống
thượng lưu sẽ cao hơn lòng kênh hoặc phía hạ lưu sẽ chìm sâu hơn đường
tưn nhiên, không đảm bảo khả năng thoát nước của cống. Ngoài ra quy
trinh chỉ khuyến cáo nên sử dụng độ dốc 2%-3% trong trường hợp đủ
điều kiện, không bị không chế, chứ không bắt buộc.
 Rà soát cao độ móng cống, rãnh dọc, cửa xả, hố thu để đảm bảo thoát nước
phù hợp với địa hình. Bổ sung đầy đủ các biên bản thỏa thuận với địa phương về vị trí
hạ lưu cống, rãnh, cửa xả,… đảm bảo các yêu cầu về tưới tiêu, thoát nước và tránh
khiếu kiện trong quá trình thực hiện; rà soát quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch
thoát nước của địa phương đảm bảo thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp, đồng bộ.
 TVTK thống nhất rà soát, bổ sung.
 Rà soát độ rọi đèn từ chỗ được chiếu sáng tới chỗ không chiếu sáng cho phù
hợp; ghi bổ sung đầy đủ kích thước đường dây trong sơ đồ tủ điện, đấu nối hệ thống
chiếu sáng, sơ đồ hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông, sơ đồ kết nối tủ, sơ đồ nối
33

mạch công suất, đấu nối cáp trong bảng điện. Bình đồ bố trí trạm biến áp ghi bổ sung
chiều dài cáp nguồn, ghi bổ sung kích thước sơ đồ trạm biến áp.
 TVTK thống nhất rà soát và hoàn thiện hồ sơ.
8.11. Về an toàn giao thông
 Để đảm bảo ATGT trong quá trình khai thác, đề nghị nghiên cứu bổ sung
biển hạn chế tốc độ, gờ giảm tốc ngang đoạn đường đầu các cầu, các vị trí giao cắt với
ngã ba, ngã tư.
 Tại các vị trí giao cắt ngã 3, ngã tư không có hệ thống đèn tín hiệu giao
thông TVTK đã bố trí các cụm sơn gờ giảm tốc.
 Tại các đoạn bố trí siêu cao lớn Isc=8% đề nghị bổ sung tôn lượn sóng có
gắn mắt phản quang và biển báo hạn chế tốc độ.
 TVTK tiếp thu giải trình: Tại các vị trí bố trí siêu cao 8%, đường cong có
bán kính nhỏ chiều cao đắp <4m TVTK đã bố trí cọc tiêu dẫn hướng phía
lưng đường cong, theo đúng quy trình. Yếu tố hình học của tuyến tại các
vị trí này đảm bảo với vận tốc thiết kế 80km/h, do đó không cần cắm biển
hạn chế tốc độ.
 Tại các vị trí quay đầu xe (không có dải phân cách giữa), đề nghị xem xét bổ
sung biển cảnh báo hoặc biển hạn chế tốc độ.
 TVTK tiếp thu giải trình: Tại các vị trí quay đầu xe TVTK đã bố trí biển
báo chỉ dẫn và cụm sơn gờ giảm tốc.
 Bổ sung việc bố trí cọc Km đầy đủ trên tuyến.
 TVTK thống nhất chỉnh rà soát bổ sung.
 Ban QLDA làm việc với cơ quan chức năng của địa phương về công tác
thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông bước thiết kế BVTC cho Dự án trước khi phê
duyệt TKBVTC.
8.12. Hồ sơ tổ chức thi công: Hồ sơ trình đã có biện pháp thi công chủ đạo của
Dự án, đề nghị Ban QLDA chỉ đạo tư vấn rà soát, hoàn thiện một số nội dung sau:
 Thể hiện đầy đủ các mũi thi công nền, móng, mặt đường, cầu; sơ đồ điều
phối vật liệu; bảng tổng hợp khối lượng công việc và số lượng, công suất thiết bị thi
công.
 TVTK tiếp thu giải trình: Biện pháp thi công chủ đạo theo hình thức cuốn
chiếu, trình tự thi công được thực hiện liên tục từ dưới lên trên. Vật liệu tận
dụng điều phối chỉ là tạm tính, trước khi thi công phải được kiểm tra chỉ tiêu
theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật và được tập kết tại 1 số vị trí nhất định
trước khi vận chuyển, thi công, TVGS căn cứ vào kết quả thí nghiệm, vị trí
tập kết để xác nhận khối lượng, cự ly vận chuyển cho Nhà thầu. Số lượng
mũi thi công; số lượng, công suất thiết bị thi công phụ thuộc vào năng lực thi
công của Nhà thầu và phải được TVGS, Chủ đầu tư đồng ý chấp thuận trước
khi đưa vào triển khai thi công để đảm bảo hoàn thành tiến độ dự án được
nêu ra.
34

 Rà soát biện pháp tổ chức thi công nền đường, các đường phục vụ thi công
để vận chuyển phế thải cũng như vật liệu đắp; quy định về số lượng, công suất thiết bị
thi công; chiều dài mỗi đoạn thi công.
 TVTK tiếp thu giải trình: Do tuyến mở rộng trên nền đường cũ hiện hữu nên
không cần phải bố trí đường công vụ dọc tuyến dùng để vận chuyển phế thải,
vật liệu đắp. Chiều dài mỗi đoạn thi công đang được tính trung bình là
300m/1 đoạn. Về số lượng, công suất thiết bị thi công phụ thuộc vào năng lực
thi công của Nhà thầu và phải được TVGS, Chủ đầu tư đồng ý chấp thuận
trước khi đưa vào triển khai thi công.
 Bổ sung biện pháp thi công nền đắp K93 và nền đất xử lý đất yếu, rãnh dọc,
biện pháp thi công phá dỡ một số kết cấu của cầu cũ.
 TVTK thống nhất rà soát, bổ sung.
 Biện pháp tổ chức thi công cầu: Ban QLDA chỉ đạo TVTK, TVTT chuẩn
xác, bổ sung đầy đủ bảng tính toán kết cấu phụ trợ thi công đảm bảo an toàn công
trình.
 Rà soát tính toán mực nước thi công phù hợp với thực tế và thời điểm thi
công để lựa chọn cao độ mặt bằng thi công hợp lý.
8.13. Chỉ dẫn kỹ thuật
 Bổ sung quy định về nghiệm thu cao độ mặt đường hoàn thiện.
 TVTK đã yêu cầu trong mục 9.8 của mục 05300 của chỉ dẫn kỹ thuật.
 Ban QLDA rà soát, kiểm tra vật liệu đắp nền, đắp bao, mố cầu, cống đảm
bảo quy định tại Mục 5.1 TCVN 9436:2012.
 Bổ sung quy định về thiết kế cấp phối bê tông nhựa chặt C12,5 và C19.
 TVTK đã yêu cầu trong mục 6 của mục 05300 của chỉ dẫn KT
 Bổ sung chỉ dẫn kỹ thuật vật liệu đắp chọn lọc K95 cống tròn, vật liệu đắp
dạng hạt K98 cống hộp, bản quá độ; ván khuôn thép và gỗ.
 TVTK đã yêu cầu trong mục 03600 của chỉ dẫn KT
 Các vật liệu chính (đất, cát, đá, BTXM, BTN) chỉ chấp thuận nguồn đủ trữ
lượng và kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu TK, chỉ dẫn KT, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp
dụng.
 Điều chỉnh tài liệu tham chiếu cho một số công tác thí nghiệm đảm bảo phù
hợp quy định (một số tài liệu tham chiếu đã hết hạn và được thay thế).
8.14. Quy trình bảo trì: Theo Khoản 47 Điều 1 Luật Xây dựng 62/2020/QH14,
quy trình bảo trì được phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình vào sử
dụng; theo Khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP:“Nhà thầu thiết kế cập nhật
quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi
công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây
dựng đưa vào sử dụng”. Do đó, đề nghị Ban QLDA chỉ đạo TVTK căn cứ tình hình
thực hiện dự án để rà soát, cập nhật hồ sơ quy trình bảo trì cho phù hợp; trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày
07/6/2018.
35

8.15. Một số nội dung khác


 Đề nghị Ban QLDA chỉ đạo tư vấn rà soát, cập nhật ranh GPMB phù hợp
TKBVTC, hoàn chỉnh thủ tục để đẩy nhanh tiến độ GPMB, đảm bảo tiến độ dự án.
 Đối với các khối lượng thiết kế, Ban QLDA, TVTK, TVTT lưu ý rà soát để
tính toán, đo bóc cho phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số
13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ khối lượng thiết kế,
đơn giá,...làm cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng và
chịu trách nhiệm về chất lượng hồ sơ dự toán, tính hợp lý của dự toán xây dựng công
trình.
 Đề nghị Ban QLDA chỉ đạo TVTK rà soát, bổ sung đầy đủ bản vẽ thiết kế
các hạng mục làm cơ sở tính toán khối lượng đưa vào dự toán; rà soát, thống nhất các
quy cách thể hiện hồ sơ, bản vẽ, lưu ý phải có đầy đủ chữ ký, đóng dấu đơn vị thiết
kế, thẩm tra theo quy định; bổ sung tên bản vẽ, ký hiệu, đánh số thứ tự, nội dung
chỉnh sửa (nếu có); đồng thời, chỉ đạo TVTT đóng dấu thẩm tra, chữ ký người thẩm
tra trên tất cả các trang trong hồ sơ và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra của mình
trước pháp luật.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Ban QLDA căn cứ nội dung thẩm định nêu trên và ý kiến của các cơ quan có
liên quan, kiểm tra, rà soát và bổ sung hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ TKBVTC, dự
toán bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định của pháp luật, làm cơ
sở thực hiện các bước tiếp theo bảo đảm tuân thủ quy định hiện hành.
 Tổ chức và cá nhân tham gia công tác tư vấn khảo sát, thiết kế, tư vấn thẩm
tra TKBVTC, dự toán chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế đã thực hiện
theo quy định tại Khoản 2 Điều 85, Khoản 2 Điều 77 và Khoản 2 Điều 86 Luật Xây
dựng, các hợp đồng đã được ký kết và các quy định của pháp luật có liên quan.
 Ban QLDA chịu trách nhiệm toàn diện về cơ sở pháp lý, tính chính xác của
hồ sơ, tài liệu đã trình thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 Luật Xây dựng và
các quy định của pháp luật có liên quan.
 Nội dung thẩm định nêu trên không thay thế, không làm giảm trách nhiệm
của các chủ thể tham gia trong công tác lập và quản lý chất lượng hồ sơ khảo sát,
TKBVTC, dự toán đảm bảo giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện địa hình, địa
chất, thủy văn khu vực dự án đi qua và tính kinh tế - kỹ thuật, ổn định lâu dài công
trình.
Trên đây là thông báo của Cục QLXD về kết quả thẩm định hồ sơ TKBVTC, dự
toán công trình Tuyến đường ĐT.789 của Dự án thành phần 3 Tuyến đường ĐT.789
thuộc Dự án đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789. Đề nghị Ban QLDA Đầu tư
xây dựng ngành Giao thông tỉnh Tây Ninh nghiên cứu thực hiện theo quy định./.

Nơi nhận: KT. CỤC TRƯỞNG


- Như trên; PHÓ CỤC TRƯỞNG
- Cục trưởng (để b/c);
- Các đơn vị liên quan
(Ban QLDA sao gửi);
36
- Lưu: VP, CCPN.

Đinh Mạnh Đức

You might also like