You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRƯƠNG TRƯỜNG THỊNH

TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN LẮP RÁP CÁC CỤM CHI TIẾT


XE BUÝT THACO CITY B60

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Cơ Khí Động Lực


Mã số : 85.20.11.6

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng, 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUỐC THÁI

Phản biện 1:TS. LÊ VĂN TỤY

Phản biện 2: TS. NHAN HỒNG QUANG

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí Động Lực họp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày 18 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
1

TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT LẮP RÁP XE BUÝT


THACO CITY B60
1. Tính cấp thiết của đề tài
₋ Sản phẩm mới sau khi được phê duyệt thiết kế, để sản xuất thương mại cần
thiết kế tất cả các quy trình từ cung cấp linh kiện, hàn, sơn, lắp ráp, kiểm
định chất lượng sản phẩm.
₋ Quy trình lắp ráp xe buýt tại NM Bus Thaco còn nhiều công đoạn thủ công,
quy trình sản xuất chưa được tiêu chuẩn hóa nên chất lượng chưa ổn định.
₋ Lắp ráp là một công đoạn của chuỗi giá trị sản xuất cần được nghiên cứu và
thiết kế để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
₋ Thiết kế được quy trình lắp ráp xe buýt (bao gồm layout, quy trình công
nghệ, thiết bị và hệ thống hướng dẫn công việc theo từng công đoạn).
₋ Đảm bảo năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất.
3. Lịch sử nghiên cứu
₋ Có nhiều đề tài thiết kế quy trình lắp ráp xe buýt, nhưng số ít đề tài hướng
đến mục tiêu áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
₋ Những đề tài trước đây không chú trọng vào cách tổ chức layout, máy móc
thiết bị cần thiết để có thể nâng cao năng lực sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
₋ Hệ thống linh kiện, vật tư lắp ráp xe buýt Thaco City B60 (sau đây gọi tắt là
xe buýt B60).
₋ Công nghệ lắp ráp xe xe buýt B60.
₋ Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng lắp ráp xe buýt B60.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
₋ Quy trình công nghệ lắp ráp xe buýt B60 tại Nhà máy Bus Thaco.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
₋ Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công nghệ lắp ráp xe buýt.
₋ Nghiên cứu hệ thống linh kiện, vật tư lắp ráp xe buýt.
5.2. Phương nghiên cứu thực tiễn.
₋ Nghiên cứu, tìm hiểu tại dây chuyền lắp ráp xe Bus – NM Bus Thaco.
2

5.3. Phương pháp thu thập thông tin.


₋ Tổng hợp, phân tích các Quy trình sản xuất, hướng dẫn công việc sẵn có.
₋ Nghiên cứu tài liệu chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp linh kiện, máy
móc, dây chuyền thiết bị.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
₋ Đóng góp tri thức khoa học và nâng cao năng lực sản xuất lắp ráp xe buýt
của Việt Nam, hạ giá thành sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng.
6.2. Đối với Nhà máy Bus Thaco:
₋ Tiêu chuẩn hóa lại hệ thống quy trình, hướng dẫn công việc từ đó nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm..
₋ Thiết kế, sắp xếp lại mặt bằng công nghệ phù hợp với năng lực sản xuất.
7. Dự kiến kết quả đạt được
₋ Hệ thống Quy trình công nghệ lắp ráp xe buýt B60 gồm: Layout bố trí thiết
bị, layout bố trí nhân sự, hướng dẫn công việc theo trạm.
₋ Bộ tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng lắp ráp xe buýt B60.
8. Bố cục đề tài
8.1. Lời mở đầu
8.2. Các ký hiệu viết tắt và thuật ngữ
8.3. Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị
8.4. Nội dung đề tài.
8.4.1. Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
8.4.2. Chương 2: Cơ sở lý thuyết
8.4.3. Chương 3: Tổ chức dây chuyền lắp ráp xe Bus Thaco City B60
8.4.4. Chương 4: Quy trình kiểm tra chất lượng xe Bus Thaco City B60
8.5. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1. Tổng quan về công nghệ sản xuất lắp ráp ô tô Bus tại Việt Nam.
1.1. Xu hướng phát triển ô tô Bus tại Việt Nam.
1.1.1. Hiện trạng phát triển ô tô khách ở Việt Nam.
Ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển, các công nghệ mới ra đời và được
ứng dụng tạo ra các loại ô tô có tính tiện nghi, an toàn cao, đáp ứng được nhu cầu
của người sử dụng.
Ngày 25-2/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 356 phê duyệt
điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, trong đó sẽ kiểm soát sự phát triển của xe máy, ô tô cá nhân.
Đến năm 2020, theo định hướng phát triển phương tiện vận tải gồm ô tô các loại sẽ
có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe, trong đó xe con 57%, xe khách 14% và xe tải 29%.
Xu hướng phát triển ô tô khách hiện nay chủ yếu tập trung công nghệ vào các ô tô
có số chỗ ngồi lớn, phục vụ cho các mục đích sau: ô tô chạy trên cung đường dài,
chạy liên tỉnh, ô tô phục vụ cho ngành du lịch.
1.1.2. Tình hình lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Tình hình lắp ráp xe ở Việt Nam vẫn tồn tại khá nhiều dạng. Tùy theo mức độ phức
tạp và chuyên môn hóa mà ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp ô tô của Việt Nam
tồn tại các hình thức sau:
1.2. Các phương pháp lắp ráp xe Bus tại Việt Nam
1.2.1. Phương pháp lắp ráp dạng CBU:
- Xe được nhập về dưới dạng nguyên chiếc, các cụm chi tiết, khung gầm,
thùng vỏ, ca bin đã được lắp ráp, liên kết và sơn hoàn chỉnh. Do đó mất độ
phức tạp hầu như không có.
1.2.2. Phương pháp lắp ráp dạng SKD:
- Phương pháp này, lắp ráp từ các chi tiết là cụm bán tổng thành được nhập từ
nước ngoài hoàn toàn. . Một số chi tiết phụ tùng sẽ do các nhà cung cấp
trong nước sản xuất.
1.2.3. Phương pháp lắp ráp dạng CKD:
- Ca bin hoặc thân xe, các chi tiết kim loại ở sáu mặt được nhập từ nước ngoài
với tình trạng tháo rời đã qua sơn lót.
4

- Tương tự các bánh xe, khung chassis, trục, động cơ, ống, dây nối, các ống
mềm cũng được cung cấp tách riêng theo từng cụm và cũng được lắp ghép
tại nhà máy.
1.2.4. Phương pháp lắp ráp IKD:
- Phương pháp này lắp ráp các sản phẩm từ các chi tiết rời từ nước ngoài.
Đồng thời một tỷ lệ đáng kể các chi tiết trong sản phẩm sẽ do nền sản xuất
trong nước cung cấp..
2. Giới thiệu dây chuyền lắp ráp tại NM Bus Thaco.
2.1. Tổng quan nhà máy.
Nhà máy Bus Thaco được khởi công xây dựng vào tháng 9/2016 và hoàn thành vào
ngày 8/12/2017, với tổng vốn đầu tư 7000 tỷ đồng trên diện tích khu đất 17 ha. Nhà
máy có hệ thống nhà xưởng rộng 8 ha, công suất thiết kế 20.000 xe/năm (bao gồm
8.000 xe bus và 12.000 xe mini bus. Với định vị là nhà máy xe khách lớn nhất Đông
Nam Á, nhà máy Bus Thaco được xây dựng với nhận diện hoàn toàn mới và được đầu
tư các dây chuyền công nghệ mới hiện đại.
Tại nhà máy Bus Thaco, Thaco đã đầu tư các dây chuyền hiện đại, áp dụng nhiều
công nghệ tiên tiến như:
₋ Công nghệ lắp ráp khung gầm động cơ (Chassis) được chuyển giao từ tập
đoàn Hyundai.
₋ Công nghệ lắp ráp thân xe (body) vào khung gầm (chassis) với hệ thống cân
bằng chassis (hệ thống Lifter).
₋ Công nghệ đúc hàn Jig body.
₋ Kết cấu tổng thành( khung xương, body ) được tính toán thiết kế dựa trên
phần mền phân tích Ansys ( tối ưu hóa lực liên kết) lần đầu tiên được áp
dụng tại Việt Nam.
₋ Công nghệ cách âm hạn chế tối đa tiếng ồn động cơ và bên ngoài vào
khoang hành khách….
Công ty Bus Thaco được xây dựng bao gồm một kho vật tư, xưởng hàn, xưởng sơn,
xưởng lắp ráp, xưởng kiểm định và nhiều phòng ban khác nhau.
2.2. Các sản phẩm chính của nhà máy: bao gồm xe Buýt ghế ngồi, giường nằm,
xe buýt chuyên dụng.
₋ THACO GARDEN: Xe ghế ngồi 29 chỗ.
₋ THACO MEADOW: Xe ghế ngồi 16 – 29 chỗ.
5

₋ THACO BLUESKY: Xe ghế ngồi 25 – 47 chỗ.


₋ THACO MOBIHOME: Xe giường nằm cao cấp 22 – 36 giường + 2 ghế.
₋ THACO CITY: Xe buýt 40 – 48 chỗ.
2.3. Layout, mặt bằng công nghệ.
Mặt bằng tổng thể nhà máy được bố trí như Hình 2.3 gốc các khu vực sau: khu vực
xưởng sản xuất 7,7 ha bao gồm : Xưởng Hàn, Xưởng Sơn, Xưởng lắp ráp, Xưởng
kiểm định và PDI.

2.4. Công nghệ sản xuất và lắp ráp.


₋ Đối với xưởng Hàn:
+ Công nghệ cắt thép hốp CNC, máy uốn thép hộp 3D;
+ Ứng dụng robot hàn trên các Jig khung xương hông và mảng mui;
+ Hệ thống Conveyor tự động di chuyển body qua các công đoạn sản xuất.
- Đối với xưởng Sơn:
+ Công nghệ sơn nhúng tĩnh điện (ED) toàn bộ body.
+ Hệ thống conveyor tự động di chuyển body qua các công đoạn sản xuất
+ Công nghệ sơ phủ bề mặt bằng súng sơ tĩnh điện.
- Đối với xưởng lắp ráp:
+ Hệ thống conveyor dây chuyền lắp ráp chassis monocoque.
+ Hệ thống slat conveyor.
+ AGV ( Automatic Guide Vehicle) ráp cầu trước, cầu sau.
6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết về linh kiện B.O.M
2.1.1. Định nghĩa về B.O.M
BOM là viết tắt của từ Bill of Material nghĩa là định mức nguyên vật liệu trong sản
xuất. Nó là một bảng kê các vật liệu hoặc cấu trúc sản phẩm là danh mục các
nguyên vật liệu, phụ cụm, cụm trung gian, tiểu thành phần, các bộ phận và số lượng
từng bộ phận cần để sản xuất một sản phẩm cuối cùng.
2.1.2. Bảng ví dụ về B.O.M
B.O.M gồm các thông tin sau:
₋ Mã số vật tư linh kiện
₋ Tên vật tư linh kiện
₋ Số lượng/ 1 lot
₋ Giá/ sp
₋ Tổng giá thành
₋ Khối lượng/ sp
₋ Khối lượng tổng thành
₋ Số lot
₋ Số container (nếu có)
₋ Số trạm lắp ráp:
2.2. Lý thuyết về cân bằng dây chuyền
2.2.1. Phương pháp tính toán cycletime, takt time.
a) Cycletime:
Hiện nay, sản xuất theo dây chuyền là phương thức sản xuất được ứng dụng ở rất
nhiều lĩnh vực như sản xuất và lắp ráp ô tô, dệt may, da giày, điện thoại, chế biến
thực phẩm… với nhiều ưu điểm là:
 Tốc độ sản xuất nhanh.
 Chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp.
 Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí và thời gian đào tạo.
 Khả năng kiểm soát quá trình sản xuất cao.
 Dễ dàng bố trí các dòng nguyên liệu và sản phẩm cũng như vị trí máy
móc thiết bị.
- Nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền: Nhịp sản xuất trung bình của
dây chuyền là khoảng thời gian trung bình để hai sản phẩm kế tiếp nhau
được sản xuất xong và đi ra khỏi dây chuyền. Thời gian cần thiết để gia
công sản phẩm thường ít thay đổi trừ khi ta thay đổi công nghệ sản xuất, vì
7

vây nhịp sản xuất của dây chuyền phụ thuộc chủ yếu vào số lượng thiết bị
của dây chuyền.
- Xác định số nơi làm việc: Nếu mỗi nơi làm việc bố trí một thiết bị thì số
lượng thiết bị đồng nhất với số nơi làm việc.
- Cân bằng năng suất các nơi làm việc: Cân bằng năng suất các nơi làm việc
của dây chuyền sản xuất là quá trình phân chia quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm thành các nguyên công (mỗi nguyên công có thể gồm nhiều
bước) sao cho số nơi làm việc thực tế của dây chuyền là ít nhất.
b) Takt time: TAKT là một phép đo và kỷ luật dựa trên các nguyên tắc và
thông lệ sản xuất đã biết và hiện có. Thời gian TAKT là thời gian tối đa
chấp nhận được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. TAKT Time giả định
kế hoạch hàng ngày không đổi trong ngày; nếu kế hoạch biến động trong
ngày, TAKT Time cần được điều chỉnh.
2.2.2. Cách áp dụng tại NM Bus Thaco
a) Ví dụ tại chuyền lắp ráp nội thất Trim

5
4
3
2
1
0
Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim Trim
1 2 LH 2 LH 3 RH 3 LH 4 RH 4 4 5 LH 5 RH 6 RH 6 LH 7 LH 7 RH 9 10
LH1 LH2

Thời gian thực tế Thời gian mục tiêu

Hình 2.2: Biểu đồ cân bằng chuyền chuyền lắp ráp nội thấp Trim
Sau khi biểu diễn lên biểu đồ, ta nhìn được sự biến thiên thời gian theo trạm. Mục
tiêu bây giờ là phân bổ các việc để cân bằng dây chuyền.
b) Các giải pháp cân bằng và kết quả đạt được
₋ Thay đổi lại quy trình công nghệ: Ta cải tiến quy trình công nghệ để giảm
thời gian gia công, tăng năng suất lao động tạo hiệu quả cao trong sản xuất và
giải pháp thay đổi quy trình là giải pháp hiệu quả nhất.
₋ Đào tạo nâng cao tay nghề và đào tạo đa kỹ năng: Đưa ra các kế hoạch
đào tạo cho công nhân trong xưởng lắp ráp đã và đang mang lại hiệu quả
cao trong cân bằng dây chuyền
8

₋ Tăng thêm nhân sự tại trạm: Tăng thêm nhân sự là giải phát cuối cùng
khi các giải pháp không mang lại hiệu quả để cân bằng dây chuyền.

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE BUÝT


THACO CITY B60
3.1. Tổ chức tổng thể quy trình lắp ráp xe buýt B60.
3.1.1. Layout dây chuyền.
Layout dây chuyền lắp ráp xe buýt B60 được xây dựng gồm 3 chuyền chính: Chuyền
Chassis, chuyền Trim-Final và chuyền lắp ráp Sub.

Hình 3.1: Layout dây chuyền sản xuất xe buýt B60


- Chuyền Chassis: Gồm năm trạm chính (MC01, MC02, MC03, MC04,
MC05). Công nhân chuẩn bị đầy đủ vật tư sau đó tiến hành lắp ráp theo
hướng dẫn công việc.
3.1.2. Máy móc thiết bị
Để sản xuất được một chiếc xe buýt hoàn chỉnh và hiện đại, cần áp dụng các yêu
cầu khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Hình 3.2: Layout bố trí máy móc hỗ trợ tại Xưởng Lắp Ráp
9

3.1.3. Layout bố trí nhân sự, cycle time theo chuyền


₋ Chuyền Chassis
Kho vật tư

Trạm Trạm Trạm


Ráp Ráp cầu Lắp ráp động cơ
cầu sau trước

Trạm MC01 Trạm MC02 Trạm MC03 Trạm MC04 Trạm MC05

Trạm gia công Trạm lắp lốp


Trạm Hàn ống hơi, ống dầu vào mâm

Hình 3.6: Quy trình công nghệ dây chuyền Chassis


Chuyền Trim -
₋ Chuyền Trim-Final
Final

3.1.4. Phương pháp đo đạc cycle time của công đoạn.


₋ Phân tích một công đoạn của quy trình theo từng bước nhỏ nhất.
₋ Cách đo đếm được thực hiện bằng đồng hồ bấm giờ hoặc quay phim để phân
tích.
₋ Mã số vật tư và các điểm cần lưu ý khi lắp ráp cũng được mô tả để công
nhân dễ dàng thực hiện theo.
10

3.2. Tổ chức chi tiết các công đoạn thuộc quy trình lắp ráp
3.2.1. Quy trình lắp ráp tại chuyền Chassis

Chuyền Chassis Kho


vật tư

Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm
MT MT MT MT MT MT MT MT MT MT
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10

Xưởng
Kiểm
Định

Hình 3.12: Quy trình lắp ráp tại chuyền Chassis


₋ Lắp lá côn, mâm ép vào động cơ:
+ Ráp lá côn vào động cơ.
11

+ Ráp mâm ép vào động cơ.


- Gá hộp số vào động cơ:
+ Cẩu hộp số gá vào mặt bích động cơ.
+ Gá và siết các bu lông liên kết hộp số vào các đăng.
₋ Ráp xilanh trợ lực vào hộp số:
+ Ráp pát heo côn vào hộp số.
+ Ráp heo côn trợ lực vào hộp số
₋ Ráp ống dầu trợ lực lái vào bơm trợ lực:
+ Gá ống dầu đi, dầu hồi vào bơm trợ lực lái.
+ Siết chặt cổ dê giữ ống dầu đi.
+ Siết chặt bu lông giữ ống dầu hồi.
₋ Ráp hoàn thiện cụm dí trước vào Chassis:
+ Ráp nhíp trước vào Chassis.
+ Đưa nhíp trước vào Trolley lắp ráp.
+ Liên kết cụm dí trước với chassis.
+ Bắt thanh giằng chữ U.
₋ Ráp hoàn thiện cụm cầu sau:
+ Đưa cầu vào jig lắp ráp.
+ Gắn bộ nhíp vào cầu sau.
+ Bắt cố định bộ nhíp sau vào cầu.
+ Bắt các đầu ống hơi vào bầu lốc kê.
₋ Ráp cụm cầu sau vào Chassis:
+ Đưa cụm cầu sau vào trolley liên kết.
+ Liên kết cụm cầu sau với Chassis.
+ Bắt thanh giằng chữ U vào cầu sau.
+ Bắt nến treo thanh giằng.
₋ Ráp box tay lái:
+ Ráp Box tay lái vào pát Box li.
+ Bắt đòn kéo dọc vào Box.
₋ Ráp giảm chấn sau:
+ Ráp giảm chấn vào pát trên Chassis.
+ Siết chặt bu lông giữ đầu dưới giảm chấn.
₋ Ráp giảm chấn trước:
12

+ Ráp giảm chấn vào pát trên Chassis.


+ Siết chặt bu lông giữ đầu dưới GC.
₋ Ráp ba đờ xông dọc:
+ Gá bộ chuyển đổi vào Chassis.
+ Bắt các đăng lái vào bộ chuyển và Box lái.
+ Bắt badoxong.
₋ Ráp cụm động cơ hộp số vào Chassis:
+ Cẩu cụm động cơ hộp số từ giá đỡ động cơ vào Chassis.
+ Liên kết cao su chân máy trên động cơ và Chassis.
+ Liên kết cao su chân hộp số và Chassis.
₋ Liên kết trục các đăng vào cầu:
+ Ráp đầu trục các đăng vào cầu chủ động.
+ Siết chặt các bu lông lắp.
₋ Ráp các bầu hơi khí nén vào Chassis:
+ Ráp bầu hơi lốc kê (1) vào pát trên chassis (bầu 30 lít).
+ Ráp bầu hơi hệ thống phụ vào pát trên chassis (bầu 30 lít).
+ Ráp bầu hơi thắng sau (3) & bầu hơi thắng trước (4) vào pát trên chassis (2 bầu 40
lít).
₋ Ráp bộ chia hơi lốc kê, bộ chia hơi thắng sau – thắng trước:
+ Ráp bộ chia hơi lốc kê.
+ Ráp bộ chia hơi thắng sau.
+ Ráp bộ chia hơi thắng trước.
₋ Ráp đường ống hơi:
+ Chạy các đoạn ống dẫn hơi dọc Chassis.
+ Cố định đường ống hơi.
+ Kết nối các đoạn ống con đến các CT điều khiển.
+ Kết nối các ống hơi đến hệ thống điều khiển và các bầu hơi.
₋ Ráp dây diện vào Chassis:
+ Ráp dây điện chính lên chassis.
+ Ráp dây điện phụ, Kết nối dây điện phụ với dây điện chính.
+ Siết chặt các kẹp.

₋ Kết nối dây điện với cảm biến KM, báo NO- ZE:
+ Kết nối dây điện báo số Mo.
13

+ Kết nối dây điện báo số Ze.


+ Kết nối dây điện tốc độ xe (Báo Km).
₋ Ráp ống dầu trợ lực lái vào boss lái:
+ Gá ống nhớt trợ lực lái vào bơm.
+ Ráp ống dầu từ Box lái về lọc dầu, dùng cơ lê siết chặt co nối
₋ Ráp ống dầu - ống hơi trợ lực ly hợp vào SERVO:
+ Ráp ống dẫn dầu điều khiển vào Servo.
+ Ráp đường ống hơi trợ lực vào Servo
₋ Ráp dây lừa tay số:
+ Trải dây lừa, dây số chạy chọc Chassis.
+ Gá đầu dây lừa vào càng lừa trên hộp số, dùng cờ lê siết chặt bu lông.
+ Gá đầu dây số vào càng gài số, dùng cờ lê siết chặt bu lông.
+ Cố định 2 dây lừa, dây số vào pát, siết chặt bu long.
₋ Ráp bánh xe vào tambua:
+ Di chuyển các lốp xe đến vị trí cần lắp.
+ Ráp lốp xe vào tambua.
+ Gá các tắcke cố định lốp xe.
+ Siết chặt tắc ke.
₋ Ráp bầu giảm thanh:
+ Ráp pát bắt bầu giảm thanh lên Chassis.
+ Siết chặt các bu lông liên kết.
+ Bắt cùm treo bầu giảm thanh vào pát.
+ Gá bầu giảm thanh vào cùm treo, siết chặt bu lông khóa.
₋ Ráp bầu air
+ Ráp bầu air vào pát trên chassis.
+ Siết chặt các bu lông giữ đế bầu air.
+ Kết nối ống từ bầu air đến Turbo tăng áp.
+ Siết chặt các cổ dê.
₋ Ráp két nước – két gió.
+ Ráp khung bảo vệ két nước vào áo nước.
+ Ráp két gió vào két nước thành cụm.
+ Ráp áo gió vào két gió.
+ Cẩu cụm két nước két gió gá lên chassis.
14

+ Siết cố định cụm liên kết vào chassis.


₋ Ráp quạt làm mát.
+ Lắp pát đỡ đế Puly quạt gió vào Chassis.
+ Lắp đế Puly quạt gió vào pát.
+ Lắp cánh quạt vào khớp nối liên kết.
+ Bắt liên kết dây curoa vào Puly động cơ và Puly quạt gió.
₋ Ráp đường ống nước vào két nước.
+ Ráp ống dẫn nước nóng từ động cơ ra két nước.
+ Ráp ống dẫn nước sau khi làm mát từ két nước vào động cơ.
+ Ráp ống nước phụ.
₋ Ráp hoàn thiện phanh cúp pô.
+ Ráp van cúp pô vào pát trên Chassis.
+ Bắt dây cấp hơi cho van.
+ Bắt dây hơi điều khiển phanh cúp pô vào đầu ra của van.
+ Kết nối dây hơi điều khiển từ van đến xy lanh cúp pô.
₋ Bơm mỡ, chăm nhớt động cơ, nhớt hộp số, nhớt cầu.
+ Bơm mỡ cho các khớp nối, rotuyn.
+ Bơm nhớt cho động cơ.
+ Bơm nhớt cho hộp số.
+ Bơm nhớt cho cầu chủ động.
15

3.2.2. Quy trình lắp ráp tại chuyền Trim-Final

₋ Ráp hoàn thiện búa thoát hiểm:


+ Ráp đế búa thoát hiểm.
+ Ráp búa vào đế.
₋ Ráp la phông đầu:
+ Lấy chi tiết la phông đầu.
+ Rà định vị la phông đầu.
+ Rà ốp trụ cửa hành khách.
+ Ráp hoàn thiện la phông đầu.
16

₋ Ráp la phông đuôi:


+ Lấy chi tiết la phông đuôi.
+ Rà định vị làm dấu.
+ Rà la phông đuôi.
+ Ráp hoàn thiện la phông đuôi.
₋ Ráp đèn la phong giữa:
+ Khoan lỗ bắt đèn.
+ Kết nối dây điện.
+ Đưa đèn vào vị trí lỗ lắp đèn.
+ Bắt cố định đèn.
+ Bắt chụp đèn.
₋ Ráp ốp trụ kính chết bên tài, lơ:
+ Ráp ốp trụ kính chết vào khung.
+ Cố định ốp trụ kính chết.
+ Ráp nút chụp.
₋ Ráp táp lô:
+ Chụp và định vị táp lô chính lên khung xương.
+ Liên kết các pát táp lô với táp lô theo từng vị trí.
+ Kết nối ống sưởi trên táp lô với quạt sưởi.
+ Bắt các chi tiết rời vào táp lô.
+ Bắt tay vịn táp lô.
+ Ráp cố định táp lô chính lên khung xương.
₋ Ráp kính chiếu hậu cabin:
+ Khoan lỗ ráp kính chiếu hậu cabin.
+ Ráp cố định kính chiếu hậu.
+ Kiểm tra và canh chỉnh kính chiếu hậu.
₋ Ráp bơm cửa khách:
+ Lấy vật tư.
+ Gá bơm cửa vào vị trí lắp ráp.
+ Gá bu long.
+ Cố định bộ bơm.
₋ Ráp nẹp nhôm bậc tam cấp:
+ Lắp nẹp vào góc bậc tam cấp.
17

+ Bắn cố định nẹp xuống sàn.


+ Rà, cắt roan che nẹp.
+ Dán cố định roan vào nẹp.
- Ráp ghế tài:
+ Cân chỉnh ghế tài so với trục lái và khoan lỗ.
+ Ráp ghế tài.
+ Siết chặt bu long.
+ Ráp cố định ống hơi điều khiển ghế tài.
₋ Ráp cần lốc kê.
+ Luồn dây lốc kê lên đúng vị trí.
+ Liên kết dây điều khiển, dây trực vào cần lốc kê.
+ Siết chặt liên kết.
+ Cố định cần lốc kê vào táp lô phụ.
₋ Ráp tay nắm cho hành khách
+ Lắp tay nắm vào ống Inox.
+ Đo, lấy dầu vị trí lắp tay cầm.
+ Khoan lỗ bắt tay nắm.
+ Cố định tay nắm.
₋ Ráp ghế hành khách
+ Lấy dấu vị trí bắt chân ghế.
+ Khoan lỗ sàn xe.
+ Taro ren.
+ Gá bu lông ray ghế.
+ Đưa ghế vào vị trí.
+ Gá đai ốc bắt ray ghế.
+ Bắn gá bu lông sàn.
+ Canh chỉnh ghế.
+ Bắn cố định bu lông ray ghế.
+ Cố định bu lông sàn.
₋ Ráp cản trước
+ Lấy cản trước.
+ Kiểm tra và gá cản trước vào part trên body.
+ Chỉnh khe hở cản trước cho đều với gò má bên tài, lơ.
18

+ Bắn cố định các bu long.


₋ Ráp cản sau
+ Lắp mảng cản sau.
+ Ráp cản sau vào khung xương body.
+ Siết chặt bu lông cố định.
+ Ráp cản sau vào chassis.
+ Siết chặt bu lông cố định.
₋ Ráp kính chiếu hậu bên ngoài
+ Làm dấu khoan lỗ các vị trí liên kết.
+ Khoan và taro các lỗ bắt liên kết vừa lấy dấu.
+ Bắn keo chống vô nước tại vị trí bắt bu long.
+ Bắn bu lông ráp đế trong gương chiếu hậu lên xương mảng đầu.
+ Ráp kính chiếu hậu.
+ Điều chỉnh độ rộng của kính và cố định kính.
₋ Ráp kính chắn gió
+ Ráp roon kính gió phía dưới.
+ Bắn keo liên kết.
+ Ráp kính chắn gió.
+ Dán băng keo giấy.
+ Vuốt keo chống vô nước và điền đầy khe hở.
19

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VÀ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA


CHẤT LƯỢNG XE BUÝT B60
4.1. Xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn kiểm tra chất chất lượng máy gầm xe
buýt B60. (Mô tả công việc)
Bước 1: Kiểm tra cacte động cơ. Kiểm tra bề mặt, bulong xả nhớt, bulong lắp nghép.
Bước 2: Kiểm tra máy khởi động, bề mặt lắp ghép, dây điện.
Bước 3: Kiểm tra chân máy, su chấn máy, bulong lắp ghép.
Bước 4: Kiểm tra bầu bô:bass treo,cao su giảm chấn, mí nối, vòng côn làm kín, bulông
lắp ghép, cupbô.
Bước 5: Kiểm tra bầu e,lốc lạnh,turbo tăng áp, máy phát điện,bình nước phụ,các
đường ống.
Bước 6: Kiểm tra nắp giàn cò. Kiểm tra các cảm biến,nụ báo.
Bước 7: Kiểm tra dây curoa,phly,tân đưa. Kiểm tra két nước,quạt gió. Kiểm tra các vú
bơm mỡ.
Bước 8: Kiểm tra lọc dầu,bình chứa dầu.
Bước 9: Kiểm tra hộp số:
- Kiểm tra bulông lắp ghép,bề mặt,che bụi
- Kiểm tra xylanh li hợp :Độ lệch của ty, bulông lắp ghép,các co nối.
- Kiểm tra các đầu rotuyn dây lừa số.
- Kiểm tra các cảm biến, nụ báo.
- Kiểm tra bát treo,cao su chân hộp số.
- Kiểm tra đuôi cá.
- Kiểm tra mực nhớt hộp số.
Bước 10: Kiểm tra cầu sau của xe:
- Kiểm tra bề mặt lắp ghép,bulông thăm xả nhớt đuôi cá,roan và lỗ thông hơi,mứt
nhớt cầu.
Bước 11: Kiểm tra bầu lốc kê thắng sau: các ống hơi, co nối, khoá tân bố,bulông lắp
ghép.
Bước 12: Kiểm tra van chia,các đường ống,co nối,van xả nhanh,van ABS.
Bước 13: Kiểm tra tang trống,chắn dừng,bộ điều khiển ,bulông lắp ghép.
4.2. Xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn kiểm tra chất chất lượng ngoại thất-nội
thất xe buýt B60.
 Ngoai Thất:
20

Bước 1: Kiểm tra mặt đầu: kiểm tra kính gió, mặt galăng, cản trước,gò má, roan kính
gió.
₋ Kiểm tra các khe hở, ghết ngậm giữ mặt galăng, lót gò má.
₋ Kiểm tra các bulông bắt cản,khe hở giữa cản và gò má.
₋ Kiểm tra đèn pha cos.
Bước 2: Kiểm tra nắp cốp, hầm hành lý, mạng hông xe: kiểm tra kính hông xe, đường
keo.
₋ Kiểm tra các bề mặt cốp, khe hở các đường gân, khoá cốp,tay nắm.
₋ Kiểm tra tay nắm,trụ đỡ,cây tân đưa các ty mở nắp cốp.
₋ Kiểm tra hầm hành lý, kiểm tra các mối hàn, đường keo,sàn hầm, trần
hầm,các nẹp che,kiểm tra đèn hầm hành lý.
 Nội Thất:
Bước 1: Kiểm tra cửa hành khách:kính cửa, roan cửa,tappi cửa, bề mặt,khe hở.
- Kiểm tra bơm cửa: các đường hơi, tốc độ đóng mở, hoạt động
- Bậc tam cấp cửa lên xuống.
Bước 2: Kiểm tra bản cầu chì taplô, các biến thế.

Bước 3: Kiểm tra bề mặt táp lô, các ốp trụ kính gió, các loại đèn, đồng hồ tín
hiệu, âm thanh.
Bước 4: Kiểm tra tấm che nắng, các mối hàn trụ kính gió.
Bước 5: Kiểm tra vôlăng, nắp còi, trụ lái.
Bước 6: Kiểm tra ghế tài xế, ghế phụ.
21

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT THỰC TẾ


5.1. Các vấn đề gặp phải khi sản xuất
5.1.1. Các vấn đề về quy trình lắp ráp
 Chuyển Chassis:
- Trạm ráp cụm cầu trước:
+ Tháo dây thép buộc cầu trước.
+ Chỉnh bu lông giới hạn góc lái.
- Trạm ráp cụm cầu sau:
+ Tháo dây thép buộc càng C.
+ Lắp chữ C vào cầu.
- Trạm hàn:
+ Nâng Chassis vào jig hàn.
+ Xoay chassis.
+ Hàn khung chống biến dạng chassis.
- Trạm LR cụm động cơ: Ráp cụm động cơ.
- Trạm gia công ống hơi: Cắt ống nhựa.
- Trạm gia công ống hơi:
+ Ráp co vào bầu hơi.
+ Vệ sinh ống.
- Trạm MC01:
+ Ráp thanh giằng C vào cầu.
+ Ráp boss lái vào chassis.
- Trạm MC02: Đi dây điện chính trên chassis.
- Trạm MC03:
+ Ráp các đường ống hơi, ống dầu.
+ Siết kẹp ống hơi.
- Trạm MC04:
+ Chuyển bánh xe lại vị trí ráp.
+ Ráp thùng dầu.
- Trạm MC05: Thử hơi
 Chuyền Trim-final:
- Gia công ván: Lấy ván từ kệ qua bàn cắt.
- Trạm WB01: Di chuyển Chassis.
22

- Trạm WB02: Chuẩn bị bulong bắt về


- Trạm WB03: Lắp ván sàn.
 Chuyền Trim-final:
- Trạm gia công ống hơi:
+ Ráp co vào bầu hơi.
+ Vệ sinh ống.
- Trạm MC01:
+ Ráp thanh giằng C vào cầu.
+ Ráp boss lái vào chassis.
- Trạm MC02: Đi dây điện chính trên chassis
- Trạm MC03:
+ Ráp các đường ống hơi, ống dầu.
+ Siết kẹp ống hơi.
- Trạm MC04:
+ Chuyển bánh xe lại vị trí ráp.
+ Ráp thùng dầu
- Trạm MC05: Thử hơi.
5.1.2. Các vấn đề bất cấp công nghệ:
- Phương pháp.
- Con người.
- Máy móc thiết bị.
- Nguyên vật liệu.
23

KẾT LUẬN
Kết quả đạt được của đề tài:
₋ Giúp học viên có thể hiểu được cách thức tổ chức sắp xếp dây chuyền lắp ráp xe
Bus Thaco City B60 và cách cải tiến nâng cao năng suất dây chuyền.
₋ Tài liệu có thể dùng để tham khảo cho các kỹ sư, sinh viên trong quá trình sản
xuất hàng loạt.
₋ Hiểu được cách thức đo cycle time, tìm ra những bất cập trong quá trình lắp ráp
Hạn chế của đề tài.
₋ Do thời gian vừa làm vừa nghiên cứu nên chưa nghiên cứu chuyên sâu về máy
móc thiết bị, ưu điểm nhược điểm của từng loại thiết bị.
₋ Chưa đi sâu vào nghiên cứu thao tác, cách bố trí dây chuyền thiết bị cho phù hợp.
Hướng phát triển đề tài trong tương lai.
₋ Tiếp tục đầu tư nghiên cứu chi tiết từng trạm, từng hướng dẫn công việc để có
thể áp dụng hiệu quả trong thực tế
Tài liệu tham khảo:
[1] Hiệp hội ô tô thế giới, Automotive Quality Management System Standard IATF
16949:2016, 2016.
[2] Tổ chức tiêu chuẩn thế giới, Quality Management System Standard ISO
9001:2015, 2015.
[3] Quy trình sản xuất lắp ráp ô tô Bus, Thaco Bus, 2019.
[4] Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng xe Bus, Thaco Bus, 2019.
[5] Quy trình kiểm định xe Bus, Thaco Bus, 2019.
[6] Hướng dẫn công việc lắp ráp xe Bus, Thaco Bus, 2019.
[7] Packing List, Thaco Bus, 2019.
24

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài làm việc và nghiên cứu đề tài luận văn của tôi, nay tôi đã
hoàn thành đúng thời hạn bài nghiên cứu của mình với đề tài “ Tổ chức dây chuyền
sản xuất và lắp ráp xe buýt B60”.
Tôi mong muốn bày tỏ lời cảm ơn đến với TS.Phạm Quốc Thái đã hướng dẫn tận
tình để định hướng để tôi tìm được phương pháp nghiên cứu và tài liệu tiếp cận hoàn
thành đề tài luận văn cao học của mình.
Cũng xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các PGS, TS đang công tác tại Khoa Cơ khí
giao thông trường ĐH Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, đã truyền đạt những kiến thức
quý báu để trang bị thêm kiến thức chuyên môn và khả năng phân tích vấn đề một các
sâu sắc.
Tôi xin chân thành cám ơn đơn vị công ty Bus Thaco và các đồng nghiệp đã tạo điều
kiện hỗ trợ cho tôi tác nghiệp tìm kiếm tài liệu, thông tin, để phục vụ cho đề tài của
mình một các tốt nhất.
Tri thức là tài sản quy báu nhất và quý vị là những người đã góp phần lớn trao cho tôi
những kiến thức quý báu mà tôi tiếp nhận được qua thời gian nghiên cứu và thực hiện
bài luận văn của mình.
Sau cùng, Xin chúc quý vị thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc cao quý của mình.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!

Đà Nẵng, tháng 9 năm 2019


Học viên

Trương Trường Thịnh

You might also like