You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN ĐÌNH OANH

THIẾT KẾ QUY TRÌNH SƠN KHUNG VỎ XE BUÝT

THACO CITY B60

Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


Mã số: 85.20.11.6

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng – 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VIỆT DŨNG

Phản biện 1: TS. Phan Thành Long

Phản biện 2: TS. Nhan Hồng Quang

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kỹ thuật họp tại Trường Đại học Bách khoa
Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
- Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa -
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Năm 2018 cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới
vào sản xuất kinh doanh để từ bước hội nhập vào sân chơi của khu
vực và thế giới, trong sân chơi mới cần phải nâng cao chất lượng,
tăng tính hiệu quả trong sản suất và đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng.
- Tại nhà máy Thaco Bus thuộc Khu phức hơp Chu Lai
Trường Hải hiện nay dây chuyền sơn còn nhiều công đoạn làm thủ
công, chiếm tỷ trọng nhân công lớn, không an toàn trong quá trình
thực hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, thẩm mỹ của sản
phẩm.
Để giải quyết các yêu cầu nêu trên, em chọn đề tài “Thiết kế
quy trình sơn khung vỏ xe buýt Thaco City B60” nhằm nâng cao chất
lượng và năng suất của dây chuyền sơn xe buýt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thiết kế quy trình sơn khung vỏ xe buýt Thaco City B60.
- Thiết kế hệ thống sấy sơn màu. Thiết kế hệ thống sấy sơn
màu có năng suất 10-12 xe/ngày.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sơn khung vỏ xe buýt Thaco City B60
* Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu quy trình sơn khung vỏ xe buýt Thaco City B60
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
2
+ Nghiên cứu lý thuyết sơn ô tô.
+ Nghiên cứu lý thuyết hệ thống sấy sơn.
+ Nghiên cứu lý thuyết công nghệ nhúng tĩnh điện.
- Nghiên cứu thực tế
+ Nghiên cứu thực tế tại Xưởng Sơn – Công ty Thaco Bus –
Khu Phức hợp Ô Tô Chu Lai – Trường Hải.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài khi hoàn thành là một tài liệu
nghiên cứu tổng hợp về lý thuyết công nghệ sơn tĩnh điện và các
công đoạn sơn, thiết kế hệ thống sấy sơn màu trong dây chuyền sản
xuất của công ty.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thiết kế quy trình sơn khung vỏ xe buýt
Thaco City B60 góp phần nâng cao công nghệ trong sản xuất. Đáp
ứng với từng yêu cầu của khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng
sản phẩm và nâng cao năng suất sản phẩm dây chuyền sơn ô tô buýt
tại Công ty Thaco Bus – Khu Phức hợp Ô Tô Chu Lai – Trường Hải.
6. Dự kiến kết quả đạt được
- Thiết kế quy trình sơn khung vỏ xe buýt Thaco City B60.
- Thiết kế hệ thống sấy sơn màu của dây chuyền sơn xe buýt
Thaco City B60.
7. Dàn ý nội dung
Lời mở đầu
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh mục các bảng.
Danh mục các hình vẽ và đồ thị
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chương 1: TỔNG QUAN
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 3: QUY TRÌNH SƠN KHUNG VỎ XE BUÝT
THACO CITY B60
Chương 4: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY SƠN
MÀU
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 1 - TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về công nghệ sơn ô tô và xe buýt Thaco City B60
1.1.1. Giới thiệu một số quy trình sơn
1.1.1.1. Quy trình sơn thân xe của xe Mazda
1.1.1.2. Quy trình sơn cabin xe Tải
1.1.2. Phương pháp sơn không khí
Phun sơn không khí dựa vào dòng khí nén do sự chênh lệch áp
suất giữa dòng khí nén đi qua vòi phun với bình chứa sơn, do đó sơn
được hút ra khỏi bình, nhờ dòng khí nén đưa tới vòi phun, sơn được
xé tơi thành những hạt nhỏ bám đồng đều trên bề mặt sản phẩm.
1.1.3. Phương pháp phun sơn cao áp không có không khí.
1.1.4. Phương pháp phun sơn tĩnh điện
+ Phun sơn tĩnh điện
+ Sơn bột tĩnh điện
1.1.5. Phương pháp nhúng tĩnh điện
Dòng một chiều được cấp vào bể sơn và vật thể. Lớp sơn tạo
4
ra dính vào bề mặt vật thể qua một quy trình gọi là sự điện phân. Quá
trình kết tủa điện phân (ED) là một phương pháp sơn đặc biệt mà nó
phân tán trong nước và bám trên bề mặt nền của vật sơn để tạo thành
lớp màng đồng đều không hòa tan trong nước.
1.1.4.2. Ưu điểm
- Sản xuất trên dây truyền tự động, thời gian sơn rất nhanh
(khoảng 3 phút), mức độ tự động hóa cao, năng suất lao động cao.
- Độ dày màng sơn đồng đều, khi sơn nhúng tĩnh điện katot
có thể điều chỉnh điện áp để thu được màng sơn dày khoảng 10 -
35μm.
- Màng sơn che phủ tốt ở cạnh biên, trong lỗ khe hở
hàn,…do đó nâng cao độ bền chống gỉ của sản phẩm. Đặc biệt tính
thẩm thấu của sơn nhúng tĩnh điện katot mạnh, tính chống gỉ trong lỗ
tốt, lớp sơn bề mặt ngoài thích hợp với yêu cầu sản phẩm cao cấp.
- Bảo vệ môi trường tốt, an toàn khi làm việc.
- Hiệu suất sử dụng sơn cao trên 95%, do độ nhớt của sơn rất
thấp, lượng dung dịch chi tiết mang ra ít, lại qua thu hồi siêu lọc tổn
thất rất ít.
- Màng sơn có bề ngoài đẹp, không có vết, khi sấy độ bằng
phẳng tốt. Màng sơn nhúng tĩnh điện katot dày, có độ bằng phẳng
83%, không cần sơn lớp giữa.
1.1.4.3. Nhược điểm
- Nhiêt độ sấy cao (180 oC), màu sắc màng sơn có một màu,
độ bền khí hậu sơn lót kém.
- Đầu tư thiết bị lớn, yêu cầu quản lý chặt chẽ.
- Sản phẩm có nhiều kim loại không thể sơn cùng một lúc.
- Giá treo cần được thường xuyên làm sạch và đảm bảo dẫn
điện tốt.
5
- Sản phẩm chất dẻo, gỗ…là những chất không dẫn điện.
Không thể sơn nhúng tĩnh điện trên bề mặt sơn lót.
1.1.5. Một số hệ thống sấy
1.1.5.1. Phòng sơn xe buýt Yoki Star Trung Quốc
Sử dụng hệ thống gia nhiệt cho không khí bằng cách đốt dầu
diesel, đưa không khí nóng đến làm khô bề mặt sơn.
- Kích thước phủ bì (DxRxC): 15144 x 6896 x 5600 mm
- Kích thước cửa chính (RxC) : 4000 x 4600 mm
- Bộ cấp gió vào phòng sơn: Công suất: 2 x7.5 kW, lưu lượng
gió: 42000m3/h.
- Bộ hút khí: Quạt turbo có lưu lượng: 36000m3/h, tổng công
suất: 11 kW.
- Hệ thống trao đổi nhiệt: Cấu tạo từ thép không gỉ.

Hình 1.7. Phòng sơn sấy xe buýt Yoki Star Trung Quốc

- Đầu đốt Diesel của Italy, lượng nhiệt trao đổi nhiệt: 260000
kcal/h, công suất: 232 kW. Hình 1.5. Phòng sơn sấy xe buýt Yoki
Star Trung Quốc
6
- Ưu điểm:
+ Gia nhiệt đồng đều, màng sơn đồng đều, không khí nóng
tuần hoàn trong hệ thống nên hạn chế thất thoát nhiệt.
+ Tiết kiệm nhiên liệu, chi phí thấp, sử dụng và bảo quản
thuận lợi.
- Nhược điểm: Ô nhiễm môi trường do đốt dầu diesel.
1.1.5.2. Phòng sơn sấy xe buýt Saima Italya.
Sử dụng hệ thống gia nhiệt cho không khí bằng cách đốt khí
hóa lỏng LPG, đưa không khí nóng đến làm khô bề mặt sơn.

Hình 1.8. Phòng sơn sấy xe buýt Saima Ý


- Kích thước trong (Dài x rộng x cao): 15000 x5000 x5000
mm
- Hệ thống lưu thông gió: 48.000 m3/h, công suất: 2 x 10 Hp
(7,5 KW)
- Đầu đốt: 2 x 250.000 Kcal /h
- Nhiệt độ sấy: 60 OC/80 OC
- Quạt hút : 2 x 10 Hp (7,5 kw), tốc độ lưu thông gió: 48.000
7
m3 / h.
- Ưu điểm:
+ Gia nhiệt gián tiếp qua bộ trao đổi nhiệt nên chất lượng sơn
đảm bảo.
+ Nhiệt độ sấy được kiểm sát liên tục.
- Nhược điểm: tổn thất nhiệt trong quá trình sấy lớn
1.2. Giới thiệu về xe buýt Thaco City B60
- Tổng quan về xe buýt Thaco City B60
- Thông số kỹ thuật của xe buýt Thaco City B60
1.3. Quy trình sơn xe buýt hiện tại.
1.3.1. Thực trạng quy trình sơn hiện tại

Hình 1.14. Lưu đồ quy trình sơn xe Buýt.


1.3.2. Ưu điểm:
Chi phí đầu tư thấp.
1.3.3. Nhược điểm:
- Công đoạn sơn lót trong quy trình lặp lại nhiều lần tốn nhiều
thời gian.
- Thực hiện công việc thao tác thủ công bằng tay do đó năng
suất lao động thấp.
8
- Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào kinh nghiệm và tay
nghề của người công nhân.
- Chưa có tính công nghệ trong quy trình sơn.
- Không đáp ứng được kế hoạch sản xuất khi kế hoạch sản
lượng tăng cao.
1.4. Kết luận chương 1
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sơn các dòng xe Du lịch và
xe Tải.
- Nghiên cứu công nghệ sơn và xe buýt Thaco City B60.
+ Các phương pháp sơn: Phương pháp sơn không khí, phương
pháp phun sơn cao áp không có không khí, phương pháp phun sơn
tĩnh điện, phun sơn tĩnh điện, sơn bột tĩnh điện, phương pháp nhúng
tĩnh điện, trong quy trình sơn chọn phương pháp phun sơn không khí
sử dụng sơn màu, phương pháp nhúng tĩnh điện sử dụng cho sơn lót.
+ Thông số kỹ thuật của xe buýt Thaco City B60.
- Nghiên cứu về thực trạng quy trình sơn hiện tại, phân tích
ưu, nhược điểm và giải pháp để thiết kế quy trình sơn khung vỏ xe
buýt Thaco City B60.
9
Chương 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về sơn ô tô
2.1.1. Phân loại
2.1.2. Thành phần của sơn
Sơn là một loại chất lỏng có độ nhớt cao, sơn có các thành
phần khác nhau, khi chung được hoà trộn với nhau tạo thành một
hợp nhất đặc sệt đồng nhất. Sơn thường pha loãng với chất pha sơn
để dễ sử dụng. Ở sơn hai thành phần thì được bổ sung thêm chất
đóng rắn.
Sơn

Nhựa Chất Dung Chất phụ Chất


màu môi phần của sơn
Hình 2.1. Thành gia đóng
2.1.3. Tính chất lý hóa của một số loại sơn sử dụng trên ô tô
Sơn nitroxenlulo:
Cho thêm nhựa Ankyd để làm tăng tính dẻo dùng dung môi
pha thành sơn. Sơn khô nhanh (khô bề mặt 15 phút, khô bên trong 1 -
1.5h) màng cứng, chịu mài mòn, có thể đánh bóng. Dung môi nhiều
dễ cháy, độ bằng phẳng kém, gia công lúc ẩm ướt dễ biến trắng dùng
để sơn lót xe ô tô.
Sơn Poliurethan: Có màng sơn bóng, cứng, chịu mài mòn tốt,
bám chắc, chịu nhiệt, chịu dung môi, tính bền hoá học cao là loại sơn
còn nhiều tính năng tốt. Sơn sấy gốc Amin truyền thống và sơn sấy
gốc Amin acrylat dùng để sơn bề mặt ô tô, chịu mưa, nắng, axit kém.
Sơn sấy poliurethan chịu mưa nắng, axit tốt.
10
Sơn nhựa gốc Vinyl, nhựa Polyvinylclorua (PVC): Chịu ăn
mòn hoá học tốt, chịu mài mòn, nhưng độ kết tinh của nhựa rất
mạnh, nhựa rất khó hoà tan, không thể làm sơn có dung môi.
Sơn hàm lượng chất rắn cao khoảng 80%. Có nhiều loại sơn
Ankyl, Polieste, Epoxy, Poliurethan, Acrylat…trong đó hàm lượng
của sơn Acrylat cao nhất không vượt quá 70%. Sơn hàm lượng chất
rắn cao, sơn một lần có bề dày hơn 40μm, hiệu suất gia công cao.
Sơn Acrylat, Poliurethan dùng để làm chất đánh bóng xe ô tô, có độ
bóng rất cao, trang trí đẹp.
2.1.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với sơn ô tô
- Tạo được màng mỏng trên bề mặt vật liệu.
- Dễ thi công khi pha với dung môi.
- Sức căng bề mặt nhỏ để màng sơn dễ dàng đều.
- Độ bền cơ học cao.
- Độ bền thời tiết cao, chịu được tia tử ngoại, chống được sự
thay đổi màu sắc của bột màu.
- Khả năng chống thấm, chống rỉ, chịu nhiệt….. trước những
biến động của thời tiết.
2.2. Cơ sở lý thuyết về quy trình sấy sơn
2.2.1. Cơ chế hình thành màng sơn ướt
- Tác dụng của vật lý.
- Tác dụng hóa học:
2.2.2. Quá trình sấy khô sơn
2.2.2.1. Loại dung môi bay hơi
Khi dung môi trong sơn bay hơi, loại sơn này tạo ra một lớp,
nhưng vì các phần tử nhựa chưa được kết nối với nhau, sơn có thể bị
hòa tan trong chất pha sơn. Đặc điểm của loại sơn này là khô nhanh
và dễ sử dụng.
11
2.2.2.2. Loại dung môi phản ứng:
Trong loại sơn này dung môi và chất pha sơn trong sơn bay
hơi. Hơn nữa, nhựa được sấy khô nhờ phản ứng hóa học.
2.3. Công nghệ nhúng tĩnh điện
2.3.1. Giới thiệu công nghệ nhúng tĩnh điện
- Hệ thống lọc tuần hoàn
- Bộ phận điện cực
- Dòng điện
- Điều chỉnh thiết bị sơn tĩnh điện
2.3.2. Nguyên lý hoạt động nhúng tĩnh điện
Dòng một chiều được cấp vào bể sơn và vật thể. Lớp sơn tạo
ra dính vào bề mặt vật thể qua một quy trình gọi là sự điện phân. Quá
trình kết tủa điện phân (ED) là một phương pháp sơn đặc biệt mà nó
phân tán trong nước và bám trên bề mặt nền của vật sơn để tạo thành
lớp màng đồng đều không hòa tan trong nước.

ED tích điện âm ED tích điện dương


Hình 2.10. Nguyên lý sơn tĩnh điện.
2.4. Kết luận chương 2
Nghiên cứu lý thuyết về sơn ô tô.
Nghiên cứu lý thuyết về quy trình sấy sơn để định hướng thiết
kế hệ thống sấy đạt năng suất và hiệu quả cao.
Nghiên cứu công nghệ nhúng tĩnh điện, từ đây định hướng
12
thiết kế cho dây chuyền sơn khung vỏ xe buýt Thaco City B60: ứng
dụng công nghệ nhúng tĩnh điện thay cho công đoạn sơn lót thủ
công.

Chương 3 - QUY TRÌNH SƠN KHUNG VỎ XE BUÝT


THACO CITY B60
3.1. Quy trình sơn tổng thể
3.1.1. Tổng thể khung vỏ xe buýt Thaco City B60
Khung vỏ xe Thaco City B60 được thiết kế theo kiểu khung vỏ
liền khối: Phần sàn, phần bên hông và trần xe gắn liền thành một
khối thống nhất.
Trong thiết kế khung xe monocoque, khung xe bao gồm cụm
bên dưới được tạo thành từ khoang trước, sàn trung tâm và khoang
phía sau. Ngoài ra, còn có các tấm bên, cùng với bộ phận bên dưới
và trần xe tạo thành khung xe liền khối. Các bộ phận bổ sung như
cửa, nắp cốp và chắn bùn, phần dưới sàn được hình thành bởi các
thanh dọc và chéo.
3.1.2. Sơ đồ bố trí quy trình sơn khung vỏ xe Thaco City B60

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sơn khung vỏ xe buýt Thaco City


B60.
13
3.1.3. Diễn giải quy trình sơn khung vỏ xe Thaco City.
Nhận khung xe từ xưởng hàn đưa qua trạm tiền xử lý vệ sinh
bề mặt sau đó đưa khung vỏ xe qua bể tẩy dầu để rửa sạch mỡ, dầu.
Tiếp theo nhúng vào các bể rửa nước, định hình bề mặt để rửa sạch
các hợp chất, định hình bề mặt, tạo cho bề mặt lớp chống gỉ tốt. Sau
đó nhúng qua bể ED, tại đây khung xe được sơn lót, tiếp tục khung
xe được đưa vào bể UF để rửa sạch và thu hồi sơn. Sau đó khung xe
được đưa vào phòng sấy, tại đây sơn được sấy đến nhiệt độ cài đặt
sẵn, sau đó đưa vào phòng nguội. Khung xe được đưa vào trạm
chuẩn bị bề mặt, tại đây làm composite, phun foam. Sau đó chuyển
tới chuyền hoàn thiện để làm masda. Khung xe tiếp tục đưa đến trạm
sơn lót, sau đó sấy sơn lót. Nếu còn lỗi chưa phẳng thì làm mastic.
Sau đó chuyển khung vỏ xe qua phòng sơn màu, sấy sơn màu. Tiếp
theo khung xe được chuyển qua trạm sơn chỉ, sấy sơn chỉ, sau đó dọn
sơn. Sau đó khung xe được chuyển qua trạm sơn bóng và sấy sơn
bóng, tiếp theo khung xe được chuyển qua trạm kiểm tra để kiểm tra
chất lượng sơn. Cuối cùng giao khung xe cho xưởng lắp ráp.
3.2. Quy trình sơn khung vỏ xe buýt Thaco City B60
3.2.1. Quy trình tiền xử lý
Khung vỏ xe trước khi sơn phải tiến hành công việc làm bằng
phẳng, loại bỏ các loại chất bẩn hoặc phủ lên một lớp màng chuyển
hóa học gọi là xử lý bề mặt trước khi sơn. Kỹ thuật xử lý bề mặt
trước khi sơn là bộ phận quan trọng của kĩ thuật sơn, trong quá trình
công nghệ, cần phải chọn chất tẩy rửa, chất điều chỉnh, chất
phosphate hóa, chất thụ động, chất oxy hóa.... Xử lý bề mặt tốt làm
cho màng sơn bám chắc với bề mặt của thân xe, đề phòng sự ăn mòn,
đạt được mục đích thẩm mỹ và bảo vệ. Quá trình xử lý bề mặt trước
khi sơn gồm những công đoạn: vệ sinh bề mặt, tẩy dầu, rửa nước,
14
định hình bề mặt, phosphate hóa.
3.2.1.1. Chuẩn bị trước khi nhúng
3.2.1.2. Tẩy dầu
3.2.1.3. Rửa nước 1
3.2.1.4. Bể rửa nước 2
3.2.1.5. Định hình
3.2.1.6. Phosphate
3.2.1.7. Rửa nước 3
3.2.1.8. Rửa nước DI 1
3.2.2. Chuyền nhúng ED
Nhúng khung xe lần lượt vào các bể: bể ED, bể UF, bể rửa
nước DI2, sau đó sấy ED và làm nguội.
Công nghệ sơn lót tĩnh điện âm cực giúp nâng cao chất lượng
cho lớp sơn, đặc biệt là tính năng chống ăn mòn. Bao gồm hệ thống
tuần hoàn dung dịch, hệ thống UF, hệ thống dung dịch điện cực, hệ
thống trao đổi nhiệt, hệ thống chỉnh lưu…
3.2.2.1. Bể ED
3.2.2.2. Bể UF
3.2.2.3. Hệ thống thu hồi sơn
3.2.2.4. Bể rửa nước DI 2
3.2.2.5. Sấy ED
3.2.3. Chuyền chuẩn bị bề mặt
- Phục hồi bề mặt, làm kín các bề mặt, tăng tính bám dính giữa
các lớp.
- Chống gỉ và rỗ bề mặt kim loại.
- Lắp ghép mặt đầu, đuôi của khung xe.
3.2.3.1. Composite
3.2.3.2. Phun foam
15
3.2.4. Chuyền hoàn thiện bề mặt
3.2.4.1. Trét Masda
3.2.4.2. Làm mastic
3.2.5. Sơn lót
3.2.6. Sơn màu
3.2.6.1. Pha màu
3.2.6.2. Sơn màu
3.2.6.3. Sấy sơn màu
3.2.7. Sơn chỉ
3.2.8. Sơn bóng
3.2.9. Dọn sơn
3.2.10. Hệ thống nâng hạ và vận chuyển khung xe
3.2.10.1. Xe di chuyển ngang
3.2.10.2. Thiết bị di chuyển
3.2.10.3. Thiết bị nâng hạ
3.2.10.4. Khung bàn trượt
3.3. Kiểm tra chất lượng
3.3.1. Một số lỗi thường gặp
3.3.2. Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng
3.3.2.1. Phân vùng kiểm tra
3.3.2.2. Tiêu chuẩn độ cứng, độ bám dính, độ va đập, độ bóng.
Tiêu chuẩn độ cứng, độ bám dính, độ va đập, độ bóng theo
bảng 3.31.
3.3.2.3. Tiêu chuẩn chất lượng sơn màu
Kiểm tra sau công đoạn sơn bề mặt là một bước quan trọng
trước khi sản phẩm được hoàn thiện. Sau khi xe được sơn và sấy
khô, ta tiến hành kiểm tra toàn bộ bề mặt của xe nhằm phát hiện và
đánh dấu các lỗi trong quá trình sơn (các vết xước, lồi, lõm). Nếu đạt
16
yêu cầu theo tiêu chuẩn trên thì đưa xe sang đánh bước đánh bóng.
Nếu xe không đạt yêu cầu thì đưa xe về công đoạn chà nhám bề mặt
để sơn lại.
Tiêu chuẩn chất lượng sơn màu theo bảng 3.32
3.3.2.4. Hướng dẫn công việc kiểm tra chất lượng sơn
3.4. Kết luận chương 3
- Nghiên cứu quy trình sơn tổng thể: bố trí lưu đồ quy trình
sơn hợp lý, thuận tiện các công đoạn.
- Mô tả quy trình của từng công đoạn sơn. Quy trình thực hiện
tại các công đoạn theo trình tự đem lại chất lượng sản phẩm cũng
như hiệu quả cao nhất có thể.
- Kiểm tra chất lượng: kiểm tra chất lượng theo từng công
đoạn sơn, các thông số kiểm tra đúng theo các tiêu chuẩn của nhà
máy.
- Xây dựng hướng dẫn công việc kiểm tra chất lượng sơn.

Chương 4 - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY


SƠN MÀU
4.1. Chọn phương pháp sấy
4.1.1. Các phương pháp sấy
4.1.1.1. Sấy tự nhiên
4.1.1.2. Sấy nhân tạo
- Sấy đối lưu (nhiệt nóng): là phương pháp sấy cho tiếp xúc
trực tiếp vật liệu sấy với tác nhân sấy là không khí nóng, khói lò.
Sấy đối lưu có nhiều loại: sấy ở nhiệt độ thấp, sấy ở nhiệt độ
trung bình và sấy ở nhiệt độ cao. Sấy ở nhiệt độ dưới 1000C là sấy ở
nhiệt độ thấp, thường sấy ở nhiệt độ 60 - 800C để rút ngắn thời gian
để khô.
Ưu điểm:
+ Gia nhiệt đồng đều, màng sơn đồng đều, nhiệt độ sấy trong
17
phạm vi lớn.
+ Rút ngắn thời gian khô của sơn mà vẫn đảm bảo chất lượng
sơn dễ áp dụng trong sản xuất dây chuyền công nghiệp.
Nhược điểm:
+ Dây chuyền nhiều thiết bị
+ Vốn đầu tư ban đầu lớn.
- Sấy bức xạ
4.1.2. Chọn thiết bị sấy
4.1.2.1. Thiết bị sấy đối lưu:
Là thiết bị dùng không khí nóng làm chất tải nhiệt, qua
phương thức đối lưu đem nhiệt năng truyền đến sản phẩm và màng
sơn.
- Ưu điểm:
+ Gia nhiệt đồng đều, màng sơn đồng đều, nhiệt độ sấy trong
phạm vi lớn.
+ Sử dụng và bảo quản thuận lợi.
+ Thiết bị có thể sấy được sản phẩm có hình dạng phức tạp và
đồng đều.
- Nhược điểm
+ Tăng nhiệt độ chậm, hiệu suất thấp.
+ Thiết bị lớn chiếm diện tích lớn
4.1.2.2. Thiết bị bức xạ nhiệt:
- Sơ đồ cấu tạo hệ thống sấy
18

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống sấy


1. Đầu đốt; 2. Bộ trao đổi nhiệt; 3. Đường khí đốt ra ngoài; 4. Quạt
tuần hoàn không khí nóng; 5. Thiết bị kiểm soát nhiệt độ; 6,7. Quạt
hút không khí nóng từ phòng sấy ra ngoài; 8. Đường ống dẫn không
khí nóng từ tủ gia nhiệt đến phòng sấy; 9. Đường ống không khí sau
khi sấy trở về lại tủ gia nhiệt; 10. Phòng sấy; 11. Tủ gia nhiệt; 12.
Lọc của tủ gia nhiệt; 13. Cửa gió vào; 14. Cửa vào; 15. Cửa ra; 16.
Khoang không khí nóng; 17. Đường không khí thoát.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy.
Đầu đốt hút không khí thổi vào, khí gas đốt nóng không khí
đến nhiệt độ cài đặt sẵn, sau đó không khí nóng lưu thông qua bộ
trao đổi nhiệt, sau đó sản phẩm cháy khí ra ngoài. Tại bộ trao đổi
nhiệt không khí nóng sẽ trao đổi nhiệt với không khí trong tủ gia
nhiệt làm cho không khí trong tủ gia nhiệt nóng lên. Quạt tuần hoàn
hút không khí nóng từ tủ gia nhiệt đẩy qua phòng sấy. Không khí
19
nóng lan tỏa trong khoang không khí sau đó qua cửa gió vào và vào
bên trong phòng sấy. Sau khi sấy khí nóng sẽ được hai quạt bố trí
bên trên hút ra theo cửa gió hồi tuần hoàn lại tủ gia nhiệt. Nhiệt độ
trong phòng sấy được kiểm soát thông qua điều khiển nhiệt độ đầu
đốt.
4.1.2.3. Kết cấu của phòng sấy
Kết cấu phòng sấy gồm thân phòng sấy, bộ phận trong ống
gió, bệ sàn kết cấu thép, lò hơi, đường ống bên ngoài, ống gió nhiệt
độ cao, cửa mở khí nén, đầu đốt, thiết bị kiểm soát nhiệt độ.
4.2. Chọn tác nhân sấy và chế độ sấy.
4.2.1. Chọn tác nhân sấy.
4.2.2. Chọn chế độ sấy.
4.2.2.1. Vật liệu sấy:
- Sơn Noroo 2K: Sơn sau khi phun lên khung vỏ xe có thành
phần dung môi: 20 %.
- Vật liệu khung vỏ xe: tôn, thép hộp, kích thước khung vỏ xe:
dài x rộng x cao = 8950x2300x3105 mm.
4.2.2.2. Thiết lập chế độ sấy
Khung xe có kết cấu bằng tôn nếu sấy ở nhiệt độ cao thì dễ bị
biến dạng.
Thành phần dung môi sau khi sấy: 2 %.
Nhiệt độ tác nhân sấy vào: t = 60 oC
Nhiệt độ kế ướt: t = 50 oC
4.3. Tính toán kích thước phòng sấy và thời gian sấy
4.3.1. Kích thước phòng sấy
4.3.2. Thời gian sấy.
20
4.4. Tính toán nhiệt thiết bị sấy.

Hình 4.5. Sơ đồ tính toán nhiệt thiết bị sấy


4.4.1. Khối lượng vật liệu sấy vào và ra.
4.4.2. Quá trình sấy lý thuyết
4.4.3. Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh
Tổn thất qua kết cấu bao che: thân phòng (tường, trần), sàn.
4.4.3.1. Tổn thất qua nền:
4.4.3.2. Tổn thất qua tường bao.
4.4.3.3. Tổn thất nhiệt qua trần phòng sấy
4.4.3.4. Tổn thất qua cửa phòng sấy.
4.4.4. Tổn thất do vật liệu sấy mang đi.
4.4.5. Quá trình sấy thực tế
Lượng không khí khô lưu chuyển trong thiết bị sấy l:
1000 1000
l   371,74 [kJ/kg.ẩm]
d 2'  d 3' 84,79  82,1

Lượng không khí khô lưu chuyển cần thiết để làm bay hơi ẩm
trong 1 giờ: L = W.l = 8,56.371,74 = 3182,16 [kJ/kgKKK]
Nhiệt lượng tiêu hao q:
1000.(I1  I 3' ) 1000.(274,78  264,61)
q   3780,67 [kJ/ kg.ẩm]
d 2'  d3' 84,79  82,1

Q = q.W = 3780,67.8,56 = 32362,53 [kJ/h]


21
Nhiệt có ích: q1 = i2 – Ca.tv1 = (2500 + 1,93.52,5) – 5,18.14,66
= 2525,39 [kJ/kgẩm]
Tổn thất nhiệt do tác nhân sấy mang đi:
1000 1000.4100.(52,5  14,66)
Q2  .C pk .(t 2  t 0 )   2038953,87
d 2'  d 0 84,79  8,7
[kJ/h]
Q
q2  2  2038953,87  238195,55 [kJ/kg.ẩm]
W 8,56

Tổn thất nhiệt tính toán q’: tổng nhiệt này bằng tổng nhiệt
lượng tổn thất qua kết cấu bao che, tổn thất do vật liệu sấy mang đi:
q’ = qbc + qv + q1+ q2 = 35927,75 [kJ/kg.ẩm]
Hiệu suất nhiệt:
q 2525,39
  1  0,6679
q 3780,67
Lượng nhiệt mà bộ đốt nóng không khí cần là:
qt = q + q’ =3780,67+ 35927,75 = 39708,42 [kJ/kg.ẩm]
Qt = qt.W = 339904,07 [KJ/h] = 94,41 [KW]
4.5. Chọn các thiết bị phụ trợ
4.5.1. Chọn đầu đốt
Khi biết công suất nhiệt cần cung cấp cho hệ thống sấy ta chọn
lò hơi EDLBUN RS70 thông số kỹ thuật: Công suất 1,4 KW, một
đầu đánh lửa, sản lượng nhiệt 150 KW
4.5.2. Tính toán bộ trao đổi nhiệt
Chọn: Đường kính ngoài và đường kính trong ống đồng: d2/d1
= 50/44 mm
Khoảng cách giữa các ống 0,1 m.
Ống đồng có hệ số truyền nhiệt λ = 110 W/mK
22
Chiều dài ống đồng l = 2 m
Số lượng ống đồng 64 ống.
4.5.3. Quạt gió
Quạt tuần hoàn khí nóng CEP-1-5D, là quạt ly tâm, công suất
2,2 KW, lưu lượng gió: 6300-10000 m3/h, cột áp: 400-600 m3/h, tốc
độ: 965 vòng/ phút.
Hai quạt hút không khí nóng sau khi sấy: CEP-1-5D, là quạt ly
tâm, công suất 1,1 KW, lưu lượng gió: 4000-6000 m3/h, cột áp: 300-
400 m3/h, tốc độ: 950 vòng/ phút.
4.6. Kết luận chương 4
Thiết kế hệ thống sấy sơn màu với năng suất của dây chuyền
sơn 10-12 xe/ ngày.
- Chọn phương pháp sấy đối lưu, thiết bị sấy đối lưu dùng
không khí nóng làm chất tải nhiệt, qua phương thức đối lưu đem
nhiệt năng truyền đến sản phẩm và màng sơn.
- Chọn tác nhân sấy là không khí nóng.
Thời gian sấy: sấy ở nhiệt độ 60 OC, thời gian sấy 45 phút.
- Tính toán nhiệt thiết bị sấy.
- Chọn thiết bị phụ trợ.
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Đã nghiên cứu dây chuyền sơn xe buýt đã có trước đó (các
công việc trong dây chuyền được thực hiện thủ công và lặp lại) và
tìm ra các hạn chế của dây chuyền sơn.
- Đã thiết kế quy trình sơn khung vỏ xe buýt Thaco City B60.
+ Đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhúng tĩnh điện vào dây
chuyền sơn.
Sử dụng công nghệ sơn lót tĩnh điện âm cực giúp nâng cao
chất lượng cho lớp sơn, đặc biệt là tính năng chống ăn mòn. Độ dày
lớp sơn sau khi tĩnh điện đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà máy.
+ Đã nghiên cứu các công đoạn trong quy trình sơn. Giảm
công đoạn hai công đoạn sơn lót còn một công đoạn giảm thời gian
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sơn lót. Bố trí thêm công đoạn sơn
bóng để tăng chất lượng bề mặt sơn, tăng tính thẫm mỹ cho sản
phẩm.
+ Đã nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy sơn màu. Hệ thống sấy
gia nhiệt gián tiếp cho không khí không ảnh hưởng đến chất lượng bề
mặt sơn và thẫm mỹ của sản phẩm.
- Các kết quả nghiên cứu ở trên đã được ứng dụng tại Công ty
Cổ phần Ô tô Trường Hải:
24
2. Đánh giá kết quả đạt được.

Nhược điểm trước khi thiết kế Ưu điểm của thiết kế

- Công đoạn sơn lót thực hiện thủ - Công đoạn sơn lót thực hiện
công, lặp lại nhiều lần. nhúng ED, do đó nâng cao chất
lượng bề mặt sơn lót và năng
suất của dây chuyền.
- Không có công đoạn sơn bóng. - Có công đoạn sơn bóng độ
bóng bề mặt, tính thẩm mỹ cao.

- Hệ thống sấy sơn màu: không - Hệ thống sấy sơn màu: không
khí được gia nhiệt trực tiếp bởi lò khí được gia nhiệt gián tiếp qua
đốt nên không khí nóng lẫn muội bộ trao đổi nhiệt nên chất lượng
than là chất lượng bề mặt sơn sau bề mặt sơn sau khi sấy đảm
khi sấy không đảm bảo. bảo.

3. Hướng phát triển đề tài


- Ứng dụng Robot sơn: Bố trí robot sơn vào công đoạn sơn lót,
sơn màu và sơn bóng để giảm thời gian thực hiện tại các công đoạn
và tăng năng suất cho dây chuyền sơn.
- Thiết kế dây chuyền sơn tự động hóa. Thiết kế hệ thống nâng
hạ, vận chuyển khung xe bằng điều khiển tự động để nâng cao tính tự
động hóa của dây chuyền sơn.

You might also like