You are on page 1of 19

CHƯƠNG 1

Chương 1-1: khái quát chung về công nghệ SXLR ô tô


1 .Các khái niệm:
-Ô tô sắt si:
+ Ô tô sắt si là ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc
không có buồng lái
+ Ô tô sắt si có tính năng thông qua cao
- Chi tiết : có cấu tạo hoàn chỉnh, không thể tháo rời và có công dụng nhất định
- Linh kiện ô tô: là các cụm tổng thành, hệ thống, các chi tiết và bán thành phẩm được
sử dụng để sản xuất và lắp ráp ô tô
-Sản phẩm cùng kiểu loại: là sản phẩm cùng 1 chủ sở hữu ông nghiệp, cùng nhãn
hiệu, thiêt kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất theo cùng 1 công nghệ.

3.Đặc điểm và vai trò của SXLR:


Đặc điểm:
- Về vốn đầu tư: có vốn đầu tư ban đầu rất lớn, thu hồi vốn chậm và sinh lợi nhuận cao
- Về công nghệ và kỹ thuật: công nghệ SXLR ô tô là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ và kỹ
thuật tiên tiên, hiện đại
- Về tổ chức sản xuất: mang tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất
- Về sản phẩm và mạng lưới tiêu thụ
Vai trò:
- Thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển đặc biệt
- Đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa thông qua việc quốc tế hóa của các tập đoàn ô tô
khổng lồ trên thế giới và xúc tiến quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát
triển sang các nước kém phát triển.

Chương 1-2: quá trình sản xuất và quá trình công nghệ SXLR ô tô
4.Đặc trưng của quy mô sản xuất:
- Đơn chiếc: hầu hết các trang thiết bị và máy móc thuộc loại vạn năng, năng suất lao
động kém, giá thành đắt
- Hàng loạt: sản xuất theo lô hàng, có sử dụng máy vạn năng và chuyên dùng, có 3
dạng sản xuất: loạt nhỏ, loạt vừa, loạt lớn.
- Hàng khối: lượng sản phẩm hàng năm rất lớn, cho phép tự động hóa và cơ giới hóa
quá trình sản xuất.

5.Các hình thức lắp ráp:


- Lắp ráp CBU : ô tô được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu về ở dạng nguyên
chiếc, có khung và thân vỏ, động cơ,HTTL,.. được lắp ráp và sơn hoàn chỉnh.
- Lắp SKD: là chi tiết rời hoặc cụm tổng thành bán hoàn chỉnh được nhập từ nước
ngoài và sẽ được lắp ráp thành cụm tổng thành và ô tô hoàn chỉnh với 1 số linh kiện có
thể lắp ráp trong nước.
- Lắp CKD: các linh kiện nhập về có mức độ tháo rời cao hơn ở phương pháp SKD và
khung vỏ chưa sơn.
- Lắp IKD: các linh kiện được nhập về từ nước ngoài và với số lượng đáng kể các linh
kiện được sản xuất trong nước. Áp dụng cho quá trình nội địa hóa.
6.Quá trình SXLR ô tô với mối liên hệ bên ngoài:
- Cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng, cơ quan
hành chính, quản lí chất lượng.
7. Quá trình sản xuất trong nhà máy:

- Quá trình quản lý và điều hành sản xuất: tổ chức và lập kế hoạch sản xuất
- Quá trình chuẩn bị tư liệu sản xuất: lập quy trình công nghệ và các tài liệu.
- Quá trình công nghệ sản xuất: bao gồm chế tạo phôi,gia công cơ khí,..

8. Khái niệm quá trình công nghệ, quá trình công nghệ cơ bản.
- là 1 phần của quá trình sản xuất, ở đó con người trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
công cụ lao động tác động lên đối tượng sản xuất và làm thay đổi trạng thái và tính
chất của đối tượng sản xuất.

3 quá trình:
- Quá trình công nghệ chế tạo chi tiết
- Quá trình công nghệ lắp ráp
- Quá trình kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chỉnh

Chương 1-3: Tổ chức sản xuất trong SXLR ô tô


9. Phương pháp tổ chức nguyên công theo dạng phân tán và tập trung
- Phân tán nguyên công: số nguyên công nhiều, nhưng số bước trong mỗi nguyên công
ít, mỗi nguyên công chỉ có một hay vài bước công nghệ.
- Tập trung nguyên công: Nhiều bước công nghệ trong 1 nguyên công

10.Chuyên môn hóa công nghệ: mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ
nhất định hoặc một phương pháp gia công. Áp dụng khi cơ sở phải sản xuất nhiều loại
sản phẩm có số lượng không lớn với quy trình công nghệ gia công chúng khác nhau.
Chuyên môn hóa sản phẩm: mỗi phân xưởng hay bộ phận sản xuất chỉ chế tạo một
loại sản phẩm. Thích hợp với cơ sở sản xuất với loại sản phẩm ổn định, sản lượng của
một loại sản phẩm khá lớn.
11.Phương pháp tổ chức chuyên môn hóa theo thời gian
Đặc trưng là chu kỳ sản xuất và phương thức phối hợp các bước công nghệ và nguyên
công
12. Phương pháp tổ chức theo dây chuyền
Khái niệm: Là một hình thức kết hợp đặc biệt của phương pháp tổ chức sản xuất theo
nguyên tắc chuyên môn hóa sản phẩm và phối hợp song song, để sản xuất một hoặc 1
vài sản phẩm có quy mô lớn.
Đặc điểm:
- Sản phẩm được nghiên cứu tỉ mỉ, phân chia thành nhiều công việc và sắp xếp theo
trình tự hợp lý nhất.
- Bố trí số bước công việc tại mỗi vị trí trên dây chuyền sao cho thời gian gia công
bằng nhau
- Các vị trí trên dây chuyền có tính chuyên môn hóa cao
- Dây chuyền được bố trí theo trình tự gia công sản phẩm hợp lý nhất
- Các thông số đặc chưng cho dây chuyền sản xuất bao gồn: thời và nhịp ; số vị trí làm
việc, khoảng cách giữa 2 vị trí, chiều dài dây chuyền.
Chương 1-4: An toàn lao động
13.Các nhóm nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật
- Nhóm các nguyên nhân về tổ chức
- Nhóm các nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp
14.Các biện pháp an toàn lao động trong sản xuất lắp ráp ô tô
- An toàn lao động trong các phân xưởng gia công chế tạo và lắp máy
- An toàn điện
- An toàn thiết bị nâng hạ
- An toàn thiết bị áp lực
- An toàn về hóa chất

Chương 1-5: Xu hướng phát triển công nghệ trong SXLR ô tô


17.Các phương pháp gia công hiện đại và đặc điểm
- 4 phương pháp:
-Gia công cơ sở: sử dụng cơ năng để tiến hành gia công như: gia công bằng sóng siêu
âm, gia công bằng tia nước, gia công bằng dòng hạt mài.
- Gia công điện vật lý: lợi dụng điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng hoặc quang
năng để tiến hành gia công: gia công bằng tia laser, hồ quang điện,..
- Gia công điện hóa: sử dụng năng lượng điện hóa để bóc tách vật liệu, cơ chế ngược
với quá trình mạ điện( áp dụng trong mài, đánh bóng, gia công lỗ)
- Gia công hóa: sử dụng chất hóa học có tính khắc hóa mạnh để tách vật liệu khỏi chi
tiết gia công ( áp dụng trong phay, khắc tạo phôi)
18.Gia công tạo mẫu nhanh RPT:là dựa trên khả năng kết dính hoặc phản ứng hóa
học làm cho vật liệu sinh trưởng trong môi trường đặc biệt để tạo hình chi tiết.
19.
- Công nghê gia công SLA: là công nghệ chuyển mẫu chi tiết từ dạng 3D thành mẫu
vật lý nhờ sự kết hợp của chùm laser, phản ứng quang hóa và phần mềm điều khiển.
- tia laser biến một lớp mỏng của polymer dạng lỏng thành rắn nhờ phản ứng quan
hóa.
- Công nghệ gia công SLS: sử dụng phương pháp thiêu kết bằng tia laser có chọn
lọc.Dùng cho sản xuất đơn chiếc như thân máy,..
- Công nghệ FDM: tạo ra chi tiết bằng cách đắp từng lớp mỏng vật liệu. Vật liệt nóng
chảy được phun lên mặt nền theo biên dạng mặt cắt của chi tiết theo từng lớp.
- Công nghệ SGC: dùng nguồn năng lượng là tia cực tím chiế đồng thời trên bề mặt
vật liệu qua một tấm phim âm bản so với biên dạng mặt cất của mẫu 3 chiều.
CHƯƠNG 2
Chương 2-1.Những vấn đề cơ bản trong cn chế tạo chi tiết
20.Qúa trình hình thành sản phẩm cơ khí:
- Hình thành ý tưởng
- Thiết kế
- Nghiên cứu phát triển
- Tổ chức sản xuất
- Chế tạo sản phẩm
- Xã hội- thị trường
21.Qúa trình chế tạo chi tiết
-Tạo phôi , gia công cơ , gia công nhiệt, lắp ráp
22. Chỉ tiêu đánh giá độ chính xác gia công:
-Độ chính xác về kích thước
- Độ chính xác về hình dạng
-Độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt
- Chất lượng bề mặt
23.khái niệm và nguyên nhân gây ra:
- Sai số hệ thống không đổi:do sai số của phương pháp cắt, sai số chế tạo của dụng cụ
cắt, độ chính xác và mòn của máy, đồ gá, dụng cụ đo và biến dạng chi tiết gia công
-Sai số hệ thống thay đổi:do dụng cụ bị cắt mòn theo thời gian , biến dạng nhiệt của
máy, đồ gá và dụng cụ cắt
-Sai số ngẫu nhiên: do tính chất vật liệu không đồng nhất, lượng dư gia công không
đều,sai số gá đặt, do gá dao và mài dao nhiều lần, do ứng suất dư và do dao động nhiệt
của chế độ cắt gọt
24.khái niệm của:
-Khâu thành phần: (Ai) Kích thước của khâu do quá trình gia công quyết định và
không phụ thuộc lẫn nhau. Sự thay đổi giá trị khâu thành phần dẫn tớ thay đổi giá trị
khâu khép kín
-Khâu khép kín:(AΣ) là khâu mà kích thước của nó hoàn toàn phụ thuộc vào kích
thước khâu thành phần.Khâu khép kín là kết quả của sự thực hiện các khâu thành phần
và được hình thành cuối cùng trong trình tự công nghệ
-Khâu thành phần tăng:là khâu có kích thước tỉ lệ thuận với kíc thước khâu khép kín
-Khâu thành phần giảm: là khâu có kích thước tỉ lệ nghịch với kích thước của khâu
khép kín
Chương 2-2 . Phôi và phương pháp gia công chuẩn bị
25. KN phôi và các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn phôi và đánh giá lựa chọn phôi:
-Khái niêm : Phôi là chi tiết có các bề mặt chứa 1 lượng dư kim loại, lượng dư kim
loại đó được loại bỏ trong quá trình gia công.
-Yếu tố ảnh hưởng đến chọn phôi: Căn cứ vào hình dạng , kích thước và yêu cầu kĩ
thuật, điều kiện làm việc của chi tiết, dạng sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất cũng
như là cơ sỏ vật chất sẵn có của nhà máy sản xuất
-Đánh giá việc lựa chọn phôi hợp lý bằng hệ số sử dụng kim loại, tính bằng tỉ lệ giữa
khối lượng của chi tiết trên khối lượng phôi. Hệ số này gần bằng 1 thì việc chọn phôi
càng hợp lý
26.Phương pháp chế tạo phôi bằng đúc và gia công áp lực
* Phôi đúc: là sản phẩm được chế tạo bằng cách rót kim loại lỏng vào khuôn hình
dáng và kích thước định sẵn, khi kim loại kết tinh thu được chi tiết có hình dạng và
kích thước tương ứng với lòng khuôn gọi là vật đúc.
-Đặc điểm: Có thể đúc được tất cả các kim loại và hợp kim có thành phần khác nhau,
chi phí sản xuất thấp, nhưng tổn thất kim loại lớn do đậu ngót , đậu rót
-Phạm vi ứng dụng: chế tạo được các chi tiết có hình dạng từ đơn giản đến phức tạp,
khối lượng vật đúc từ vài chục gam đến vài chục tấn
*Gia công áp lực: là dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ làm cho kim loại
bị biến dạng dẻo có định hướng trước để thu được chi tiết có hình dạng kích thước
theo yêu cầu.
- Các hình thức gia công áp lực chủ yếu là rèn tự do, rèn khuôn, dập tấm, cán, vuốt và
chồn
27.Phương pháp gia công chuẩn bị phôi:
- Là những nguyên công mở đầu cho quá trình công nghệ gia công cơ, bao gồm: làm
sạch phôi, cắt đứt phôi, nắn thẳng phôi, gia công phá, gia công chuẩn định vị( lỗ tâm)
và ủ phôi.
Chương 2-3. Thiết kế và hình hóa quá trình công nghệ:
28. Mục đích và nội dung thiết kế quá trình công nghệ
-Nội dung : là lập nên những văn kiện, tài liệu để phục vụ và hướng dãn cho việc gia
công chi tiết trên máy, bao gồm cả việc thiết kế những trang bị cần thiết.
-Mục đích: Nhằm hướng dẫn công nghệ, lập các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, kế hoạch sản
xuất và điều hành sản xuất
29.Công nghệ điển hình, công nghệ nhóm và công nghệ tổ hợp:
- Công nghệ điển hình: mục đích là xây dựng 1 quá trình công nghệ chung cho các
chi tiết có kết cấu hầu như là hoàn toàn giống nhau, thường áp dụng với quy mô sản
xuất loạt lớn và hàng khối
-Công nghệ nhóm: cơ sở của công nghệ nhóm là phân nhóm các chi tiết theo sự giống
nhau về 1 hoặc tập hợp hợp 1 số bề mặt gia công, có sự giống nhau về thiết bị gia
công, chọn chuẩn định vị và kẹp chặt
-Công nghệ tổ hợp: đây là phương hướng đang được triển khai với mục đích là thiết
lập quá trình công nghệ được thực hiện trên dây chuyền sản xuất linh hoạt, tự động
hóa và được điều khiển tối ưu hệ thống, áp dụng trong sản xuất loạt vừa và nhỏ.
Chương 2-4. Phân nhóm chi tiết và cân bằng vật quay
30.Cơ sở phân nhóm và phân nhóm các chi tiết
-Cơ sở: Qúa trình công nghệ nhóm có tác dụng làm giảm bớt công tác chuẩn bị sản
xuất, không cần lập phương án công nghệ hoặc không cần thiết kế và chế tạo trang bị
công nghệ riêng cho từng chi tiết
-Phân nhóm:
+Nhóm chi tiết dạng hộp( vỏ dày)
+Nhóm các chi tiết dạng càng
+Nhóm các chi tiết dạng trục
+Nhóm các chi tiết dạng trụ rỗng
+Nhóm các chi tiết dạng bạc
+Nhóm các chi tiết dạng đĩa
+Nhóm các chi tiết nối ghép bằng ren
31.Mất cân bằng vật quay:
-Nguyên nhân: Khi chi tiết và máy làm việc, luôn xuất hiện lực quán tính do chuyển
động không đều, do sự phân bố khối lượng vật quay không trùng với tâm quay, do mài
mòn ở các gối dỡ
Chương 3:Công nghệ chế tạo khung và thân vỏ ô tô
Chương 3-1: Đặc điểm kết cấu khung và thân vỏ ô tô
33. - Thân vỏ ô tô khách loại không chịu lực, loại Semi -Integral Bus Body: thân
vỏ đươc liên kết cứng với khung ô tô bằng phương pháp hàn hoặc đinh tán.
- +) Vị trí liên kết thường là đầu dưới các cột đứng mảng sườn của thân vỏ với các
dầm ngang hai bên của khung ô tô, hoặc giữa dầm ngang của mảng sàn với dầm dọc
của khung ô tô.
- Loại thân vỏ chịu lực hoàn toàn ( Integral Bus Body): đặc điểm của loại này là khung
ô tô được cấu thành từ thép dập tấm định hình hoặc hàn liên kết tạo thành kết cấu
mảng sàn của ô tô.
Đặc điểm của khung sắt xi ô tô tải.
34. Đặc điểm kết cấu thân vỏ ô tô khách, thân vỏ ô tô con và thân vỏ ô tô tải.
- Ô tô khách: thường được chế tạo từ thép cán hoặc dập định hình và liên kết với nhau
bằng phương pháp hàn
- Ô tô con thường là loại chịu lực và không có khung xương, được lắp ghép từ các
mảng kết cấu và liên kết bằng phương pháp hàn.
- Ô tô tải: thân vỏ gồm cabin người lái và thùng xe. Dung phương pháp hàn hoặc đinh
tán.

Chương 3-2: Quá trình công nghệ và vật liệu chế tạo khung và thân vỏ ô tô
35. Các quá trình công nghệ cơ bản để chế tạo khung sắt xi và thân vỏ ô tô.
- Quy trình gia công chế tạo
- Quy trình lắp ráp
- Quy trình hoàn thiện
36. Tính năng sử dụng và tính năng công nghệ của kim loại
- Tính năng sử dụng là các đặc tính biểu hiện trong quá trình sử dụng như cơ tính( độ
bền, biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo,..) lý tính ( tính dẫn điện, dẫn nhiệt,..) và hóa
tính ( thành phần hóa học, khả năng chống ăn mòn).
+ Phạm vi sử dụng: độ tin cậy và tuổi bền của chi tiết.
- Tính năng công nghệ là các đặc tính biểu hiện trong quá trình gia công chế tạo như
tính rèn dập, tính hàn, tính cắt gọt và tính đúc.
+ Phạm vi sử dujngL quyết định mức độ khó trong gia công chế tạo chi tiết.
37. Vật liệu chế tạo khung sắt xi và thân vỏ ô tô.
- Khung xương của thân vỏ thường được chế tạo từ phôi thép định hình với vật liệu là
thép CT3,SS400 và Q235.
- Vật liệu chế tạo thân vỏ là thép tấm cán nóng( CT3,SS400,Q235,A36,A572,..) hoặc
thép tấm cán nguội ( 08K, 08YU,SPCC,SPCD,..) có độ dày đến 1,5mm.
38. Phôi kim loại thường được dùng để chế tạo khung sắt xi và khung xương của
thân vỏ.
- - Khung xương của thân vỏ thường được chế tạo từ phôi thép tấm 16Mn.

Chương 3-3. Gia công áp lực trong chế tạo chi tiết khung và thân vỏ ô tô.
39. Phương pháp cán và điều kiện cán.
- Phươn pháp cán: là cho phôi đi qua khe hở giữa 2 trục cán quay ngược chiều nhau,
làm cho phôi bị biến dạng dẻo ở khe hở, kết quả là chiều dày của phôi giảm xuống,
chiều dài tăng lên rất nhiều
- Điều kiện cán: Tăng ma sát bằng cách khoét rãnh, hàn vết trên trục cán khi cán thô,
giảm nhiệt độ đầu phôi và bôi các chất làm tăng hệ số ma sát, làm nhỏ đầu phôi cán và
tăng tốc độ lao phôi, tăng khe hở trục cán ban đầu.
40. Khái niệm, đặc điểm và thiết bị của các nguyên công cắt( theo đường viền hở
và kín) và uốn
- Máy cắt lưỡi dao song song: Máy cắt này chỉ có thể cắt theo đường thẳng với chiều
rộng cắt B đến 3200mm và chiều dày S đến 60mm.
Ưu điểm của máy cắt này là đường cắt có chất lượng tốt, hành trình cắt nhỏ.
Nhược điểm: cần lực cắt lớn, không cắt được các đường cong và đường khép kín.
- Máy cắt lưỡi dao nghiêng: máy cắt có lưỡi dao trên nằm nghiêng với lưỡi dao dưới
một góc phi = 2-6 độ
Ưu điểm: có thể cắt với chiều dài bất kì, cắt được đường cong
Nhược điểm: đường cắt có chất lượng kém.
- Máy cắt chấn động: máy cắt có 2 lưỡi dao nghiêng tạo thành một góc từ 24-30 độ,
chuyển động lên xuống của lưỡi cắt rất nhanh từ 2000-3000 lần/ phút với hành trình
ngắn < bằng 4mm.
- Uốn là nguyên công làm thay đổi hướng của thớ kim loại trục phôi.
41. Phương pháp dập vuốt biến mỏng và không biến mỏng thành? Phạm vi áp
dụng và so sánh giữa hai phương pháp.
- Dập vuốt không biến mỏng thành: Các thông số đặc trưng: hệ số dập sâu, số lần dập,
lực dập vuốt, tốc độ dập
Phạm vi sử dụng: chi tiết mảng sườn của ô tô con, chi tiết mảng sàn có gân tăng cứng.
- Dập vuốt biến mỏng thành: là quá trình dập thực hiện khi khe hở giữa cối và chày
nhỏ hơn chiều dày phôi.
Khi dập vuốt, đường kính chi tiết giảm ít, chiều sâu tăng nhiều, giảm chiều dày phôi
và chiều dày đáy không đổi.
So sánh: Chất lượng chi tiết qua dập biến thành mỏng tốt hơn so với dập không biến
thành mỏng do có hạt kim loại đồng đều hơn.

Chương 3-4: Công nghệ hàn


42. Khái niệm, nguyên lí chung và các phương pháp hàn điện tiếp xúc. Ưu nhược
điểm so với phương pháp hàn hồ quang điện
- Khái niệm: Hàn tiếp xúc là một dạng hàn áp lực dùng dòng điện có cường độ lớn
- Nguyên lí: Khi hàn, 2 bề mặt được ép sát vào nhau nhờ cơ cấu ép, sau đó có dòng
điện chạy qua bề mặt tiếp xúc, theo định lí Junlenxo
- Các phương pháp hàn tiếp xúc:
+ Hàn giáp nối là phương pháp hàn tiếp xúc trong đó mối hàn được tạo thành trên toàn
bộ bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết.
+ Hàn tiếp xúc đường là phương pháp hàn điện tiếp xúc trong đó các chi tiết được hàn
với nhau theo từng điểm
+ Hàn tiếp xúc đường là tập hợp các điểm hàn liên tục, tại mỗi thời điểm có 1 điểm
hàn được tạo ra dưới tác dụng của dòng điện và lực ép thông qua các điện cực hình đĩa
quay liên tục.
- Hàn hồ quang là phương pháp hàn nóng chảy dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang sinh
ra giữa các điện cực hàn.
43. Nguyên lí, sơ đồ thiêt bị và đầu hàn, phạm vi áp dụng của các phương pháp
hàn MIG,MAG,TIG
- Hàn MIG: sử dụng khí bảo trợ là khí trơ Argon hoặc He hoặc hỗn hợp Ar và He.
- Do khí trơ có giá thành cao nên hàn MIG không được sử dụng rộng rãi, chỉ dùng để
hàn kim loại màu và thép hợp kim
- Hàn MAG: sử dụng khí bảo trợ là khí CO2 hoặc hỗn hợp Co2 với oxy hoặc Ar
- Khí bảo trợ CO2 giá thành không cao nên hàn MAG được sử dụng phổ biến.
- Điện cực không nóng chảy TIG: Nguồn nhiệt cung cấp bởi hồ quang được tạo thành
giữa điện cực không nóng chảy và vũng hàn. Vùng hồ quang được bảo vệ bằng môi
trường khí trơ ( Ar, He hoặc hỗn hợp Ar và He)
- Thiết bị hàn bao gồm: điện hàn, hệ thống cung cấp khí bảo trợ và van lưu lượng,
nước làm mát, mỏ hàn.
- Hàn hồ quang có khí bảo trợ được sử dụng để hàn lắp khung và khung xương thân vỏ
ô tô, thùng hàng, thép hàn không rỉ,..

CHương 3-5: Lắp ráp khung sắt xi và thân vỏ ô tô.


44. Quá trình công nghệ lắp ráp khung sắt xi? Lưu ý đối với việc xử lí và sơn phủ
bề mặt đối với khung sắt xi lắp ráp bằng phương pháp hàn và lắp ráp bằng bu
lông ( đinh tán)?
- Quy trình công nghệ:
+ Công đoạn gia công chế tạo chi tiết
+ Công đoạn lắp ráp các chi tiết thành khung ô tô
+ Công đoạn hoàn thiện chi tiết và khung ô tô.
* Lưu ý: Khi lắp ráp hoàn thiện khung ô tô bằng bu lông hoặc đinh tán thì các chi tiết
khung được gia công bề mặt, tẩy rửa, sơn hoặc mạ bảo vệ trước khi lắp ráp hoàn thiện.
- Nêu liên kết bằng phương pháp hàn thì sơn hoặc mạ bảo vệ bề mặt được tiến hành
sau khi lắp ráp hoàn thiện.
45. Trình tự hàn và lắp ráp các chi tiết thành đơn vị mảng, các đơn vị mảng
thành thân vỏ ô tô con dòng sedan hoặc ca bin ô tô tải ( Body under, Body main
và Body in White)
- Lắp ráp các chi tiết thành các đơn vị mảng
+ Liên kết bích dưới với tấm che: hàn chồng, tiếp xúc điểm
+ Liên kết tấm che với vỏ ngoài: hàn chồng, tiếp xúc điểm
+ Liên kết vỏ trong với vỏ ngoài: mối ghép hàn nối bích, tiếp xúc ddiermr, tiếp xúc
đường.
+ Liên kết giá chống kích với vỏ trong và ngoài: hàn chồng, tiếp xúc điểm
- Lắp ráp các đơn bị mảng mảng thành vỏ ô tô
+ Hàn lắp các đơn vị mảng tạo thành phần vỏ chính
+ Lắp ráp hoàn thiện thành vỏ ô tô dạng thô
46. Trình tự hàn và lắp ráp để tạo phần thân vỏ ô tô khách loại có khung xương?
Đặc điểm và phạm vi áp dụng với phương pháp hàn lắp khung xương và vỏ xe
khách trực tiếp lên xe sắt xi.
- Lắp các chi tiết để tạo thành các mảng khung xương
- Lắp ráp các mảng khung xương thành khung xương của thân vỏ
- Lắp ráp các đơn vị mảng vỏ lên khung xương với mối ghép hàn hoặc đinh tán, đinh
tán rút để tạo thân vỏ ở dạng thô.

Chương 3-6. Công nghệ sơn thân vỏ ô tô


48.Công dụng của lớp sơn trên thân vỏ ô tô: Sơn để bảo vệ và trang trí các bề
mặt, nâng cao tính thẩm mĩ và nhận biết, chống ăn mòn.
49.Các lớp sơn cơ bản trên thân vỏ ô tô:
- Lớp phốt phát hóa
- Lớp sơn điện li
- Lớp sơn lót nền
- Lớp sơn mầu nền
- Lớp sơn phủ bóng
50.Nguyên lý chung và ưu nhược điểm của pp sơn tĩnh điện, lớp sơn nào được sử
dụng sơn tĩnh điện?
- Nguyên lý: là sơn trong trường điện thế cao, sử dụng nguyên lí cơ bản của tĩnh điện:
các hạt điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau. Ở điện áp 70-100 kV, không
khí bị ion hóa và chuyển động theo hướng lực diện từ tới các cực đối đầu.
- Ưu điểm: Giảm tiêu hoa vật liệu sơn
+ thông gió buồng sơn đơn giản, rẻ tiền
+ Quá trình sơn hoàn toàn tự động và năng suất sơn cao
+ Vệ sinh công nghiệp tốt
- Nhược điểm: Không thể sơn các chi tiết có bề mặt hình dạng phức tạp
+ Khi sơn các chi tiết làm bằng vật liệu không dẫn điện buộc các màu chuyên dụng
hoặc tấm đệm dẫn nhiệt.
+ Vật liệu sơn phải có các thông số điện xác định như điện trở thể tích
+ Không thể phun vật liệu sơn có độ nhớt cao.
- Lớp sơn lót nền sử dụng sơn tĩnh điện
51.Nguyên lý chung và ưu nhược điểm của pp sơn điện li, lớp sơn nào được sử
dụng sơn điện li?
- Nguyên lí: Bể sơn nối với cực âm của dòng điện 1 chiều, cực dương là sản phẩm cần
sơn. Dung dịch sơn gồm 80-90 phần tăm nước và 10-20 sơn rắn. Nước đóng vai trò
vận chuyển sơn rắn.
- Ưu điểm:+ Chất lượng bề mặt của lớp sơn rất cao, không có vết chảy , lượn sóng.
+ Đảm bảo lớp sơn đồng đều bề mặt, kể cả các chỗ lồi lõm, cạnh, mặt trong của chi
tiết
+ Tự động hóa hoàn toàn quá trình sơn.
- Nhược điểm: + Chỉ có thể nhận được 1 lớp sơn, một màu sơn
+ Cần thiết phải có 1 diện tích sản xuất lớn và trang thiết bị đặt tiền
- Lớp sơn phủ bóng sử dụng sơn điện li
52.Trình tự các quá trình công nghệ cơ bản khi sơn điện ly và sơn trang trí khi
sơn mới cho thân vỏ ô tô?
- Quá trình sơn điện ly: + Làm sạch bề mặt vỏ xe
+ Phốt phát hóa bề mặt
+ Sơn nhúng điện ly
+ Sấy khô
+ Kiểm tra
- Quá trình sơn trang trí:
+ Làm kín, cách âm, cách nhiệt
+ SƠn lớp lót, sấy và xử lý phẳng bề mặt
+ Sơn trang trí
+ Kiểm tra chất lượng lớp sơn.
CHƯƠNG 4
Chương 4-1. Tổng quan về công nghệ lắp ráp ô tô
53. các quá trình công nghệ cơ bản để lắp ráp ô tô (3 quá trình cơ bản)
1. lắp các chi tiết thành nhóm
2. lắp các nhóm thành cụm- tổng thành
3. lắp các cụm- tổng thành thành ô tô hoàn chỉnh
54. Các chỉ tiêu đánh giá độ chính xác lắp ráp giữa các chi tiết?
1. chuẩn lắp ráp: là một tập hợp đường, điểm, bề mặt của chi tiết được dung làm căn
cứ để xác định vị trí của một tập hợp đường, điểm, bề mặt chi tiết khác trong một mối
quan hệ lắp ráp. Chuẩn lắp ráp chia làm 3 loại:
 Chuẩn lắp ráp chính
 Chuẩn lắp ráp phụ
 Chuẩn đo lường lắp ráp
2. độ chính xác lắp ráp
a) các chỉ tiêu đánh giá độ chính xác lắp ráp:
 Độ chính xác của mối lắp ghép: được đặc trưng bằng dung sai lắp ghép, mức độ
tương tác và phương chiều của các bề mặt tiếp xúc lắp ghép từ đó hình thành độ dôi độ
dơ cho phép, khe hở … của mối lắp ghép
 Độ chính xác về tương quan giữa các chi tiết và cụm chi tiết: được thể hiện
bằng các khâu trong chuỗi kích thước lắp ghép, trong quá trình lắp ráp phải đảm bảo
các kích thước các khâu của chuỗi kích thước theo yêu cầu kĩ thuật.
 Đảm bảo khả năng hiệu chỉnh hoặc tự hiệu chỉnh của máy (nếu có): khi làm
việc các bề mặt tiếp xúc bị mòn làm tang khe hở. Quá trình lắp ráp cần tìm cách giảm
khe hở ban đầu và có khả năng hiệu chỉnh vị trí của chi tiết và cụm chi tiết khi bị mài
mòn
b) các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác lắp ráp
 Độ chính xác khi gia công các chi tiết
 Sự dịch chuyển tương đối và biến dạng của các chi tiết do ứng suất xuất hiện
trong quá trình lắp ráp
 Thực hiện quá trình lắp ráp và kiểm tra không đúng, gây hư hỏng chi tiết hoặc
không đảm bảo độ chính xác lắp ráp
55.Đặc điểm của các phương pháp lắp ráp để đảm bảo độ chính xác của khâu
khép kín (5 phương pháp)
 Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn
 Phương pháp này đơn giản, năng suất cao, không đòi hỏi trình độ tay nghề
 Dễ dàng xây dựng những định mức kỹ thuật, kế hoạch lắp ổn định, có khả năng
tự động hóa, cơ khí hóa quá trình lắp và thuận tiện cho quá trình sửa chữa thay thế.
 Nhược điểm: giá thành chế tạo các chi tiết cao, phế phẩm nhiều
 Thích hợp với dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, sản phẩm đã được tiêu
chuẩn hóa
 Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn
 Mở rộng phạm vi dung sai của các khâu thành phần để dễ chế tạo hơn
 Số chi tiết phế phẩm phụ thuộc vào quy luật phân bố của đường cong xác suất
và số khâu lắp ráp
 Áp dụng cho các chi tiết không yêu cầu độ chính xác cao như bulong và đai ốc
 Phương pháp lắp chọn
 Cho phép mở rộng dung sai chế tạo của các chi tiết
 Lắp chọn có thể tiến hành theo hai cách: chọn lắp từng chiếc, chọn lắp theo
nhóm
 Lắp chọn theo nhóm nâng cao năng suất, giảm được giá thành chế tạo. được
ứng dụng trong công nghệ chế tạo các bộ đôi có yêu cầu dung sai khắt khe
 Phương pháp lắp có sửa nguội
 Độ chính xác của khâu khép kín đạt được nhờ thay đổi kích thước của một hoặc
một số khâu thành phần bằng cách bỏ đi một lớp vật liệu cần thiết, còn các khâu khác
vẫn giữ nguyên
 Thường được sử dụng trong lắp ráp má phanh với tang trống phanh, bạc đầu
nhỏ thanh truyền với chốt piston, bạc cổ trục khuỷu với bạc đầu to thanh truyền,…
 Phương pháp lắp có điều chỉnh
 Phương pháp này giống với phương pháp lắp sửa nhưng khác ở chỗ không phải
lấy đi 1 lớp kim loại mà là điều chỉnh kích thước khâu bù trừ
 Phương pháp này còn có khả năng phục hồi độ chính xác của mối lắp sau thời
gian làm việc và thuận tiện trong BD và SC các cụm tổng thành và hệ thống.
56. Đặc điểm các phương pháp tổ chức lắp ráp: cố định tập trung, cố định phân
tán, di động tự do, di động cưỡng bức?
 Lắp ráp cố định tập trung: các linh kiện cấu thành được đưa từ kho hoặc tại các
giá để chi tiết xung quanh đến vị trí lắp ráp
 Lắp ráp cố định phân tán: các nhóm, cụm hoặc cụm tổng thành được lắp ráp ở
nhiều vị trí độc lập sau đó mới lắp các nhóm, cụm hoặc cụm tổng thành lại thành sản
phẩm hoàn thiện ở 1 vị trí cố định khác
 Lắp ráp di động tự do: tại mỗi vị trí có thể do một nhóm công nhân thực hiện
công việc lắp ráp tại vị trí đó, hoặc một nhóm công nhân di chuyển cùng đối tượng lắp
ráp và đảm nhận công việc của 1 vài vị trí liên tục trên tuyến dây truyền
 Lắp ráp di động cưỡng bức: thời gian di chuyển đối tượng giữa các vị trí và thời
gian thực hiện nội dung công việc lắp ráp tại mỗi vị trí được tính toán và điều khiển
phù hợp với nhịp sản xuất của tuyến dây truyền.
Chương 4-2. Các mối lắp ghép điển hình
57. Phân loại các mối lắp ghép theo khả năng: tháo được - không tháo được - di
động - cố định?
- Tháo được: Bu lông
- Không tháo được: đinh tán
- Di động: then
- Cố định: vòng bi
58. Mối lắp ghép có độ dôi (không gia nhiệt và có gia nhiệt) và phạm vi áp dụng? Ý
nghĩa các ký hiệu trong công thức tính lực ép ở trạng thái nguội?
- Phạm vi áp dụng: có gia công nhiệt: áp dụng cho chi tiết bao có hệ số dãn nở nhiệt
lớn hơn chi tiet bao.

- Công thuwsc tính lực ép nguội:


+ f: hệ số ma sat
+ d: đường kính danh nghĩa
+ l chiefu dài mối ghép
59. Các lưu ý khi lắp ráp ổ lăn với trục và vỏ?
 Lực ép được đặt vào ca lắp có độ dôi
 Khi lắp ráp ổ lăn vào trục quay và vỏ đứng yên thì ca trong của ổ lăn lắp có dôi
và lắp trước vào trục, ca ngoài lắp trung gian hoặc lắp lỏng vào vỏ hộp số và được lắp
sau
 Khi lắp ổ lăn vào trục đứng yên và vỏ quay thì trình tự ngược lại, ca ngoài của ổ
lăn được ép trước vào vỏ rồi mới được lắp ca trong vào trục
60.Các lưu ý khi lắp cặp bánh răng ăn khớp để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật?
- Chú ý điểm tiếp xúc phải nằm trên vòng tròn chia của 2 bánh răng và sự ăn khớp phải
êm dịu, không va đập
-Đảm bảo kích thước vòng tròn chia và khoảng cáchtâm 2 bánh răng
- Đảmbảo rằng vết ăn khớp và khe hở ăn khớp giữa 2 bánh rang
61. Các phươngpháp định tâm then hoa
- Phương pháp định tâm theo đường kính đáy then của trục then
- Theo mặt bên của then.
- Đặcđiểm: Trong công nghệ che tạo ống then thường đc gia công bằng phươn pháp
xọc, để định tâm theo đáy then của trục then, gia công then ủa trục then ban pp mài
định hình.

Chương 4-3. Quy trình công nghệ lắp ráp cụm tổng thành
63. Các khái niệm về nhóm, phân nhóm, chi tiết độc lập, chi tiết cơ sở và nhóm
cơ sở?
 Nhóm: gồm 2 chi tiết trở lên, lắp và kiểm tra độc lập với cụm-tổng thành và lắp
trực tiếp vào cụm- tổng thành
 Phân nhóm: gồm 2 chi tiết trở lên, lắp và kiểm tra độc lập với nhóm và lắp vào
nhóm
 Chi tiết độc lập: là chi tiết không thuộc nhóm hoặc phân nhóm, dung để lắp
ghép giữa các nhóm, phân nhóm hoặc có công dụng riêng để đảm bảo sự hoạt động
bình thường của cụm- tổng thành và ô tô
 Chi tiết cơ sở, nhóm cơ sở: là khâu đầu tiên của quá trình lắp ráp dung để xác
định vị trí tuowng quan giữa các chi tiết, phân nhóm hoặc nhóm khác lắp lên nó
64. Khái niệm các sơ đồ lắp ráp: Sơ đồ lắp ráp nhóm của cụm – tổng thành; Sơ
đồ lắp ráp nhóm mở rộng của cụm – tổng thành; Sơ đồ lắp ráp mở rộng của
nhóm?
 Sơ đồ lắp ráp nhóm của cụm- tổng thành: là sơ đồ ở dạng chung nhất với các
thành phần là các nhóm. Sơ đồ bắt đầu từ nhóm cơ sở và kết thúc là cụm hay tổng
thành được lắp hoàn chỉnh
 Sơ đồ lắp ráp nhóm mở rộng của cụm – tổng thành: là sơ đồ lắp ráp nhóm của
cụm- tổng thành và có them các chi tiết độc lập
 Sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm: là sơ đồ thể hiện trình tự lắp ráp áp dụng cho
một nhóm của cụm -tổng thành

Chương 4-4. Tính toán tuyến dây chuyền lắp ráp


1. Khái niệm, công thức tính thời gian làm việc danh nghĩa và thực tế của
người lao động?
 Khái niệm :
- Thời gian làm việc danh nghĩa :
- Thời gian làm việc thực tế :
 Công thức :
- Thời gian làm việc danh nghĩa 1 công nhân/năm :

- Thời gian làm việc thực tế 1công nhân/ năm :

2. Công thức tính số lượng lao động danh nghĩa và thực tế?

D : thời gian lao động, : thời gian lắp ráp mỗi sản phẩm trên dây chuyền, N : số
sản phẩm của tuyến dây chuyền một năm phải lắp ráp
 Khối lượng lao động hàng năm :

 Lượng lao động danh nghĩa :

 Lượng lao động thực tế :

3. Khái niệm, công thức tính thời và nhịp sản xuất của tuyến dây chuyền?
Kiểm tra sai lệch về thời sản xuất của tuyến dây chuyền?
 Khái niệm :
- Thời của tuyến dây chuyền : là thời gian cần thiết để hoàn thành khối lượng
công việc xét theo năng lực của tuyến dây chuyền.
- Nhịp sản xuất của tuyến dây chuyền : là thời gian cần thiết để hoàn thành
một sản phẩm theo kế hoạch.
 Công thức :
- Thời của tuyến dây chuyền :
Tuyến dây chuyền không liên tục :

Tuyến dây chuyền liên tục :

- Nhịp sản xuất của tuyến dây chuyền :

 Kiểm tra sai lệch :

: thời vị trí
Điều kiện :

âm dương

Chương 4-5. Chạy rà và chạy thử tổng thành


4. Mục đích và công dụng của chạy rà và chạy thử tổng thành?
 Chạy rà :
- Mục đích : tạo sự mài hợp “tích cực” làm thay đổi : kích thước, độ bóng bề mặt,
- Công dụng :
 Chạy thử :
- Mục đích : kiểm tra lần cuối chất lượng lắp ráp
- Công dụng :
5. Các phương pháp chạy rà và chạy thử đối với các cụm - tổng thành trên ô
tô?

Phương pháp Cụm – tổng thành sinh động lực Cụm – tổng thành không sinh
chạy rà động lực

Chạy rà nguội Chạy rà nóng Chạy rà nguội Chạy rà nóng

Không tải X X X -

Có tải X X X -

Chương 4-6. Tổng lắp ô tô


6. Khái niệm, vai trò và các tuyến lắp ráp cơ bản trong tổng lắp ô tô (Trim line, Body
line, Cab line, Chassis line, Under-floor line, Final line)
 Khái niệm : là công đoạn lắp ráp cuối cùng trong quá trình sản xuất lắp ráp tạo thành ô
tô hoàn chỉnh trước khi đưa ô tô vào kiểm tra chạy thử.
 Vai trò : có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao
 Tuyến lắp ráp cơ bản :
Bao gồm 3 tuyến :
- Lắp thân vỏ, cabin và khung vỏ (Trim line, cab line hay body line)
- Lắp hệ thống gầm và truyền lực (chassis line hay under-floor line)
- Lắp hoàn thiện (final line)
7. Các tuyến lắp ráp trong dây chuyền tổng lắp ô tô con, ô khách và ô tô tải?
 Tuyến lắp ô tô con :
Lắp thân vỏ 1 (trim line 1) -> lắp cánh cửa (door line) -> lắp hệ thống gầm và truyền lực
( under – floor line) -> lắp thân vỏ 2 (trim line 2) -> lắp hoàn thiện (final line)
 Tuyến lắp ô tô tải :
Lắp cabin (cab line) -> lắp hệ thống gầm và truyền lực (chasis line) -> lắp hoàn thiện (final
line)
 Tuyến lắp ô tô khách ( cỡ nhỏ, thân vỏ chịu lực) :
Lắp phần thân vỏ (body line) -> lắp hệ thống gầm và truyền lực ( under-floor line -> lắp hoàn
thiện (final line)
 Tuyến lắp ô tô khách ( khung và khung vỏ cùng chịu lực ) :
Lắp khung vỏ (body line) -> lắp hệ thống gầm và truyền lực ( chassis line) -> lắp hoàn thiện
( final line)
 Tuyến lắp ô tô khách (khung vỏ chịu lực ) :
Lắp khung vỏ ( body – line) -> lắp hệ thống gầm và truyền lực ( under – floor line) -> lắp hoàn
thiện ( final line)
CHƯƠNG 5
Chương 5-1. Khái niệm chất lượng sản phẩm
72. KN CLSP của ISO
- KN: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của 1 thực thể tạo cho thực thể đó khả năng
thỏa mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn
73.Thuộc tính phản ánh chất lượng ô tô
-Các nhóm thuộc tính hữu hình: Thông số kỹ thuật cơ bản, Tuổi thọ và độ tin cậy
của ô tô, An toàn chuyển động và bảo vệ môi trường
-Các nhóm thuộc tính vô hình: Tính thẩm mỹ, Tính tiện dụng và dịch vụ hỗ trợ, Tính
kinh tế, Tính xã hội
74.KN giá trị và giá trị sử dụng hàng hóa
-Gía trị sản phẩm: là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó và
tính năng thời gian lao động xã hội cần thiết
-Gía trị sử dụng: là tính năng, công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của
khách hàn, được quyết định bởi những thuộc tính hữu hình và vô hình

75.Chủ quan và khách quan CLSP


-Tính chủ quan của chất lượng: là mức độ phù hợp của sản phẩm thiết kế đối với
nhu cầu của khách hàng
-Tính khách quan của chất lượng: thể hiện thông qua các thuộc tính vốn có trong
từng sản phẩm, từ đó đánh giá mức độ phù hợp của các thuộc tính chất lượng sản
phẩm so với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra.
76.Các yếu tố bên trong quá trình sản xuất
-Lực lượng lao động
-Trang thiết bị và công nghệ
-Yếu tố đầu vào và hệ thống cung ứng
-Tổ chức quản lý
77.Vai trò của QLCL đối với nền kinh tế-xã hội
- Tiết kiệm được lao động xã hội, tăng năng suất, thỏa mãn nhu cầu khách hàng khi
đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, cải thiện và nâng cao chất
lượng đời sống, tạo lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng đối với doanh nghiệp.
78.Các phương pháp quản lý chất lượng:
-QI : là đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định bằng việc kiểm tra các
sản phẩm nhawmfsangf lọc và loại bỏ các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn hay
quy cách kỹ thuật.
-QC : là phương pháp sử dụng để kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình tạo ra chất lượng, nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm bị lỗi.
-QA : là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định để đem lại lòng
tin thỏa đáng cho sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu chất lượng của khách hàng.
-TQC : Kiểm soát chất lượng toàn diện là 1 hệ thống hoạt động có hiệu quả để nhất
thể hóa các nỗi lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong
1 tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể tiến hành 1 cách
kinh tế nhấ, cho phép thỏa mãn hoàn toàn các nhu cầu của khách hàng.
-TQM : là cung cấp 1 hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía
cạnh có liên quan đến chất lượng và và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi
thành viên để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
79.ISO/TS 16949:2009
- yêu cầu cụ thể đối vói hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất lắp
ráp ô tô và linh kiện ô tô
-Đối tượng áp dụng : cho các hoạt động thiết kế và phát triển, sản xuất và lắp đặt,
cung cấp dịch vụ( nếu có) cho các sản phẩm liên qua trong ngành công nghiệp ô tô-xe
máy.
80.Quản lý chất lượng toàn diện và vòng tròn PDCA:
-KN: phương pháp quản lý chất lượng toàn diện là cách quả lý 1 tổ chức tập trung vào
chất lượng, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt được sự lâu dài
nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và
cho xã hội.
-Vòng tròn PDCA:
+P(plan)- hoạch định chất lượng
+D (do) tổ chức thực hiện
+C (check) kiểm tra chất lượng
+A (action) hoạt động cải tiến và điều chỉnh
Chương 5-3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
81.Các nội dung cảu KTCL sản phẩm:
-Kiểm tra quá trình thiết kế và chất lượng sản phẩm thiết kế
-Kiểm tra các điều kiện sản xuất và các trang thiết bị công nghệ
-Kiểm tra vật liệu đầu vào
-Kiểm tra từng công đoạn trong quá trình sản xuất và chất lượng của bán thành phẩm
trong từng công đoạn
-KTCL của sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng
-Kiểm tra việc bảo quản, vận chuyển và chất lượng các hoạt động dịch vụ trước và sau
khi bán hàng
82. phương pháp kiểm tra chất lượng bằng cảm quan, đo lường:
*Phương pháp cảm quan:
-KN : thông qua sự cảm nhận của các cơ quan cảm giác của con người về các thuộc
tính chất lượng của sản phẩm để đưa ra những kết luận về chỉ tiêu chất lượng
-Ưu điểm: đơn giản, cho kết quả nhanh, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực vật chất
trong công tác kiểm tra
-Nhược điểm: phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, kiến thức, khả năng, kinh
nghiệm, thói quen và trạng thái, tinh thần của người kiểm tra.
*Phương pháp đo lường:
-KN: được thực hiện với những trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và kết quả thu
được làn những số liệu có định lượng rõ ràng
-Ưu điểm: phản ánh 1 cách khách quan và chính xác các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
-Nhược điểm: đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, vố đầu tư lớn và chi phia kiểm tra cao,
khó áp dụng vói các chỉ tiêu có tính chất tâm lý như thẩm mỹ màu sắc, mùi vị, sự thích
thú,…
83.Phương pháp chuyên gia Delphi và Partner;
- Phương pháp Delphi: các chuyên gia không trực tiếp trao đổi mà các ý kiến được
đánh giá bằng các phiếu điều tra đã được soạn thảo sẵn
-Phương pháp Partner:là phương pháp trong đó các chuyên gia trao đổi trực tiếp với
nhau để đi đến nhất trí về mức độ đạt được của các chỉ tiêu chất lượng.
-Ưu điểm: đem lại kết quả khá chính xác trong kiểm tra, khai thác được kiến thức,
trình độ và kinh nghiệm của các chuyên gia am hiểu sâu về chất lượng từng loại sản
phẩm.
-Nhược điểm: mang tính chủ quan, phụ thuộc vào kinh nghiệm, độ nhạy cảm và khả
năng của các chuyên gia, chi phí cao, tón kém về thời gian.
84, 85.Hình thức kiểm tra chọn mẫu và kiểm tra toàn bộ:
*Kiểm tra chọn mẫu :
-KN: chỉ tiến hành kiểm tra 1 lượng sản phẩm gọi là mẫu rút ra từ lô sản phẩm
-Ưu điểm: Hoạt động kiểm tra tiến hành nhanh, gọn, cho kết quả sớm, tạo cơ sở cho
việc đưa ra các quyết định khắc phục nhanh, kịp thời những sai hỏng.
-Nhược điểm: lượng thông tin thu được ít hơn nên đòi hỏi thông tin phải chính xác.
*Kiểm tra toàn bộ:
-KN: kiểm tra tất cả mọi sản phẩm, đánh giá theo các chỉ tiêu chất lượng quy định
-Ưu điểm: lượng thông tin thu được nhiều hơn, đầy đủ hơn giúp cho những kết luận
có cơ sở khoa học hơn.
-Nhược điểm: phương pháp này khá tốn kém về tài chính, thời gian và sức lực.
86.Đánh giá COP:
-Mục đích đánh giá COP : là đánh giá năng lực QLCL của cơ sở sản xuất, để đảm
bảo duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt.
-Các phương thức đánh giá: đánh giá lần đầu , đánh giá hàng năm, đánh giá đột xuất
-Cơ sở sản xuất miễn đánh giá COP trong các TH: kiểu loại sản phẩm được sản
xuất, lắp ráp theo quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra không có sự thay đổi cơ
bản so với kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá trước đó
87. Triệu hồi các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật:
-Lý do:
+ Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc
áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó.
+ Sản phẩm gây ra nguy hiểm về sinh mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong quá
trình thiết kế, chế tạo.
+ Sản phẩm dù chưa gây ra tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng
có thể gây nguy hiểm trong 1 số điều kiện nhất định.
-Vai trò, trách nhiệm: cơ sở sản xuất phải có trách nhiệm khắc phục lỗi kỹ thuật cho
các sản phẩm phải triệu hồi và phải chịu mọi phí tổn liên quan đến việc triệu hồi sản
phẩm kể cả chi phí vận chuyển

You might also like