You are on page 1of 47

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

CHƯƠNG 2
SẢN XUẤT PHỤ TÙNG, KHUNG VỎ Ô TÔ

Thời gian: Lý thuyết 06 tiết


MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, PHƯƠNG PHÁP
I. MỤC ĐÍCH
- Giới thiệu phương pháp chế tạo phôi, định hình hóa các
quy trình công nghệ chế tạo phụ tùng ôtô .
• Text-xuất
Giới thiệu đặc điểm kết cấu và quá trình công nghệ sản
khung và thân vỏ xe ô tô;
- Giới thiệu những vấn đề chung về sơn và công nghệ
sơn ô tô
II. YÊU CẦU
- Hiểu và nắm được các loại phôi và PP gia công phôi;
- Nắm chắc trình tự thiết kế quá trình công nghệ, lựa chọn
các phương án công nghệ
- Hiểu nắm chắc công nghệ sản xuất khung vỏ và công
nghệ sơn ô tô
III. PHƯƠNG PHÁP NC
-Thuyết trình + hình vẽ minh họa.
BỐ CỤC NỘI DUNG
2.1. Sản xuất phôi
 Phương pháp chế tạo phôi
 Phương pháp gia công chuẩn bị phôi
2.2. Định hình hóa các QTCN chế tạo phụ tùng ôtô
• Text
Thiết kế quá trình công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô
 Định hình hóa quá trình công nghệ
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN sản xuất khung và thân vỏ xe ô tô
 Đặc điểm kết cấu khung, thân vỏ ô tô
Quá trình CN sản xuất khung và thân vỏ xe ô tô
2.4 .Vật liệu, phôi dùng trong SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Vật liệu sản xuất khung và thân vỏ
 Phôi sản xuất khung và thân vỏ
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Cán kim loại
Dập tấm
2.5. Công nghệ sơn ôtô
 Những vấn đề chung về sơn
 Các phương pháp sơn ô tô
 Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
2.1. Sản xuất phôi
2.1.1. Phương pháp chế tạo phôi
 Định nghĩa phôi: Phôi là chi tiết có các bề mặt chứa một lượng dư
kim loại, lượng dư kim loại đó được loại bỏ trong quá trình gia công.
 Phân loại phôi
 Theo phương pháp chế tạo, gồm phôi: đúc, gia công áp lực, hàn
• Text
 Phôi đúc: là sản phẩm được chế tạo bằng cách rót kim loại lỏng vào
khuôn có hình dáng và kích thước định sẵn, khi kim loại kết tinh thu
được chi tiết có hình dạng và kích thước tương ứng với lòng khuôn gọi
là vật đúc.
 Phôi gia công áp lực: Dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ
làm cho kim loại biến dạng dẻo có định hướng trước để thu được chi
tiết có hình dáng, kích thước theo yêu cầu
 Phôi hàn: Được chế tạo từ thép cán dạng tấm hay thép định hình liên
kết lại với nhau bằng mối hàn.
 Phôi đúc liên kết: Phôi có được do thiêu kết hỗn hợp bột hoặc sợi
kim loại và phi kim loại ở áp suất cao (100-600MPa), nhiệt độ liên kết
thấp hơn điểm nóng cháy của kim loại.
 Theo vật liệu, gồm: kim loại, phi kim loại, vật liệu tổng hợp
 Phôi phi kim loại dùng vật liệu phi kim loại là chất dẻo, nhựa, chất
phíp, composite
2.2. Định hình hóa các QTCN chế tạo phụ tùng ôtô
 Thiết kế quá trình công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô
 Nội dung : Lập lên những văn kiện, tài liệu để phục vụ và hướng dẫn
cho việc gia công chi tiết trên máy
 Mục đích: Nhằm hướng dẫn công nghệ, lập các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật, kế hoạch sản xuất và điều hành sản xuất
• Text
Trình tự thiết kế quá trình công nghệ:
1. NC bản vẽ chi tiết, kiểm tra tính CN và sự phù hợp với ĐK sản xuất;
2. Phân loại chi tiết, căn cứ đặc điểm CN phân thành các nhóm;
3. Xác định qui mô sản xuất và lựa chọn phương pháp SX;
4. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi;
5. Lập thứ tự các NC, chọn chuẩn, phương pháp gá đặt và chọn TB;
6. Xác định lượng dư và dung sai cho từng bước công nghệ, từ đó xác
định lượng dư tổng của phôi;
7. Chọn dụng cụ cắt, xác định chế độ cắt gọt;
8.Chọn đồ gá, thiết kế đồ gá; dụng cụ đo, kiểm tra cho từng NC
9. Xác định bậc thợ cho từng nguyên công;
10. Định mức TG tính toán năng xuất, tính kinh tế và so sánh các
phương pháp công nghệ;
11. Lập phiếu qui trình công nghệ vẽ các sơ đồ nguyên công.
2.2. Định hình hóa các QTCN chế tạo phụ tùng ôtô
 Thiết kế quá trình công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô
 So sánh các phương án công nghệ:
60.Tc
 Năng xuất lao động Q: Q .m (chi tiết/ca)
Ttc

Trong đó: Tc - Thời gian làm việc một ca sản xuất (giờ/ca)
• Text Ttc - Thời gian gia công một sản phẩm (Phút/chiếc)
m – Số máy do một công nhân vận hành đồng thời.
 Chi phí sản xuất (G) gồm:
- CP không phụ thuộc sản lượng : G1  K v  (   ).Ttc .K L (đồng/chiếc)
- CP phụ thuộc sản lượng: K  KD K G (đồng/chiếc)
G2  M
Trong đó: K v - Chi phí vật liệu n
K L - Chi phí tiền lương công nhân sản xuất
K M - Chi phí về máy
K D - Chi phí về dụng cụ
K G - Chi phí về trang bị công nghệ

 - Hệ số tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội


 - Hệ số chi phí quản lý, điều hành sản xuất
n - Sản lượng sản phẩm hàng năm
2.2. Định hình hóa các QTCN chế tạo phụ tùng ôtô
 Định hình hóa quá trình công nghệ
 Mục đích: Nhằm nâng cao tính linh hoạt cho đơn vị nguyên công
hoặc cho quá trình CN nhằm đạt hiệu quả kinh tế khi gia công cần phải
thống nhất hóa, tiến tới định hình hóa quá trình CN giống nhau

 Định hình hóa theo 3 dạng


 Công nghệ điển hình: là xây dựng một quá trình CN chung cho các
chi tiết có kết cấu giống nhau hoàn toàn; áp dụng cho qui mô sản xuất
loạt lớn và hàng khối
 Công nghệ nhóm: Phân nhóm các chi tiết theo sự giống nhau về một
hay tập hợp một số bề mặt gia công; có sự giống nhau về thiết bị gia
công, chọn chuẩn định vị và kẹp chặt. Phạm vi CN nhóm thì hẹp hơn
CN điển hình nhưng cho phép ứng dụng nhanh ở điều kiện sản xuất
loạt vừa và loạt nhỏ.
 Công nghệ tổ hợp: Thiết lập quá trình CN được thực hiện trên một
dây truyền sản xuất linh hoạt, tự động hóa và được điều khiển tối ưu
hệ thống, áp dụng trong sản xuất loạt vừa và nhỏ. Đây là sự kết hợp
CN điển hình và CN nhóm.
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Đặc điểm kết cấu khung ô tô
 Khung ô tô là kết cấu chịu lực chính dùng để lắp các bộ phận được
treo, liên kết với HT treo và truyền lực, mô men giữa các bộ phận được
treo và không được treo trong quá trình chuyển động của ô tô.
 Phân loại: Gồm 4 loại
 Khung có dầm sống giữa: Là một dầm chịu lực có thể gồm các hộp
của các tổng thành hệ truyền lực (vỏ hộp số, vỏ truyền lực chính), phía
trên có các thanh ngang
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Đặc điểm kết cấu khung ô tô
 Phân loại: Gồm 4 loại
 Khung có dầm phân đoạn: Khung có dầm phân đoạn thường dùng
cho các xe ô tô con, kết cấu khung chia làm 3 đoạn. Đoạn đầu và cuối
nơi lắp các cầu trước và cầu sau được thu hẹp để tăng góc quay dẫn
hướng; đọan giữa có chiều rộng hơn để đỡ thân vỏ ô tô
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Đặc điểm kết cấu khung ô tô
 Phân loại: Gồm 4 loại
 Khung có dầm chữ X: Thường dùng cho ô tô con đoạn giữa chỉ có
một ống dọc các đăng chui qua. Đoạn đầu và cuối chịu uốn và chịu
soắn, đoạn giữa chỉ chịu uốn
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Đặc điểm kết cấu khung ô tô
 Phân loại: Gồm 4 loại
 Khung có dầm dọc 2 bên: Gồm 2 thanh dầm dọc dài có tiết diện
ngang dạng chữ C, chữ I hay dạng hộp kín. Chiều cao dầm có thể thay
đổi theo chiều dài để đảm bảo chống uốn đồng đều. Đoạn giữa có
chiều cao lớn hơn vì chịu tải lớn, hai đầu chiều cao nhò hơn để giảm
trọng lượng
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Đặc điểm kết cấu thân vỏ ô tô
 Thân vỏ xe ô tô là bộ phận để chứa người lái, hành khách và hàng
hóa, gồm các bộ phận cơ bản: khung xương, vỏ, lót sàn, kính chắn gió,
vật liệu cách âm, cách nhiệt và trang trí nội thất
 Phân loại:
 Loại thân vỏ không chịu lực: Thân vỏ liên kết với khung thông các
gối đỡ đàn hồi. Khi khung ô tô chịu uốn hay chịu xoắn tới một mức độ
nào đó thì thân vỏ sẽ chịu một phần tải trọng
 Loại thân vỏ và khung cùng chịu lực: Thân vỏ liên kết cứng với
khung bằng hàn hay đinh tán. Vị trí liên kết thường là đầu dưới các cột
đứng mảng sườn của thân vỏ với dầm ngang hai bên của khung, giữa
các dầm ngang của mảng sàn với dầm dọc của khung
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Đặc điểm kết cấu thân vỏ ô tô
 Phân loại:
 Thân vỏ chịu lực hoàn toàn: Khung ô tô được cấu thành từ thép tấm
dập định hình hoặc liên kết tại thành kết cấu mảng sàn thân vỏ. Như
vậy khung xương của mảng sàn, chính là khung ô tô hay khung ô tô
chỉ là một bộ phận của thân vỏ
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Đặc điểm kết cấu thân vỏ ô tô
 Phân loại:
 Khung xương thân vỏ xe ô tô khách thường được chế tạo bằng
thép cán hay dập định hình liên kết với nha bằng mối hàn. Phần vỏ chế
tạo từ thép tấm hoặc phi kim loại (compozit, nhựa tổng hợp..)

Thân vỏ xe khách Thân vỏ xe con

Thân vỏ ô tô con thư thân vỏ xe khách thường loại chịu lực không có
khung xương, được lắp ghép từ các mảng: Mảng sàn; mảng sườn
(trước, trái, phải), mảng nóc, mảng nắp khoang động cơ phía trước,
nắp khoang hành lý phía sau, mảng đầu và mảng đuôi.
2.3. Đặc điểm kết cấu và QTCN SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Quá trình công nghệ sản xuất khung và thân vỏ xe ô tô

 Quá trình gia công chế tạo:


chủ yếu là gia công cơ khí, gia
công áp lực tạo hình để chế
tạo chi tiết cho khung, thân vỏ
 Quá trình lắp ráp: Lắp ráp
các chi tiết đã được chế tạo ở
công đoạn trên bằng mối ghép
hàn, đinh tán, hoặc bu lông để
tại thành khung, thân vỏ dạng
thô

 Quá trình hoàn thiện: Xử lý


và tẩy rửa bề mặt, phun keo
làm kín, sơn phủ và lắp hoàn
thiện (cách âm, cách nhiệt và
trang trí nội thất).
2.4. Vật liệu, phôi dùng trong SX khung và thân vỏ xe ô tô
 Vật liệu sản xuất khung và thân vỏ
Vật liệu kim loại: Thép tấm và thép định hình, chế tạo bằng cán nóng
hoặc cán nguội; thép các bon, thép hợp kim, thép qua xử lý bề mặt, thép
có cường độ cao. Kim loại màu, hợp kim của kim loại màu (nhôm, hợp kim
nhôm; đồng, hợp kim đồng; hợp kim magiê; hợp kim titan...)
Vật liệu phi kim loại: kính, nhựa tổng hợp, cao su, giấy, gỗ mềm, a-mi -
ăng, da thuộc, giả da, sợi hóa học, bọt, sốp....
Vật liệu phức hợp, đặc biệt: vật liệu compozit; sợi thủy tinh, sợi polymer
tổng hợp; vật liệu nano, vật liệu gốm...
 Phôi chế tạo khung (dầm dọc, dầm ngang): Làm thép tấm 16Mn hoặc
loại tương đương, có độ dày từ 4mm trở lên thường được chế tạo bằng
phương pháp dập hoặc cán định hình ở tình trạng nguội hay nóng
 Phôi sản xuất khung xương thân vỏ: được chế tạo từ phôi thép định
hình CT3, SS400 và Q235 liên kết với nhau bằng phương pháp hàn tạo
thành các mảng khung xương.
Phôi vỏ ô tô: bằng thép tấm cán nóng ( CT3, SS400; Q235, A572...)
hoặc thép cán nguội (08K, 08YU, SPCC, SPCD...) độ dày đến 1.5mm.
Sàn ô tô hoặc vỏ thùng: hàng sử dụng thép tấm, độ dày 3,0 mm có gân
tăng cứng và chống trượt.
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Cán kim loại
 cho phôi đi qua khe hở giữa 2 trục cán quay ngược chiều nhau, làm cho
phôi bị biến dạng dẻo ở khe hở. Hình dạng mặt cắt của phôi thay đổi theo
mặt cắt của khe hở giữa 2 trục cán
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Cán kim loại
 Các đại lượng đặc trưng của quá trình cán

 Hệ số kéo dài  : Là tỷ số giữa chiều dài của phôi sau L2 F2


   1 2
và trước khi cán hay tỷ số giữa tiết diện trước sau khi cán L1 F1

B2
Hệ số giãn rộng  : Là tỷ số giữa chiều rộng của phôi 
B1
sau và trước khi cán

 Hệ số ép  : Là tỷ số giữa chiều cao phôi trước và sau 


H1
khi cán H2

lg F1  lg Fn
 Số lần cán (n): n
lg tb

Trong đó: F1 , Fn - Diện tích phôi ban đầu và diện tích của sản phẩm;
tb - Hệ số kéo dài trung bình của từng loại lỗ cán (tra bảng).
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Dập tấm
 Khái niệm: là phương pháp biến dạng dẻo phôi kim loại ở dạng tấm
trong khuôn dưới tác dụng của ngoại lực để tạo thành sản phẩm có kích
thước hình dạng theo yêu cầu mà chiều dày phôi có thể thay đổi hoặc thay
đổi ít. Phôi thường ở trạng thái dập nguội (chiều dày phôi lớn hơn 10mm
có thể dập nóng)

Thiết bị dấp tấm


 Theo nguyên lý truyền động:
máy ép trục khuỷu, máy ép thủy
lực
 Theo nguyên tắc tác dụng của
máy: máy tác dụng đơn (có một
đầu trượt); máy tác dụng kép -
song động (đầu trượt ngoài dùng
để giữ phôi, đầu trượt trong để ép
làm biến dạng phôi),
Máy ép tác dụng kép
T heo công dụng của máy: máy
1. Cơ cấu cam;2. Đầu trượt ngoài
cắt, máy sấn, máy đột lỗ, máy dập 3. Đầu trượt trong ;4. Phôi tấm kim loại
khuôn, máy đột - cắt liên hợp
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Dập tấm : Chia làm 2 nhóm nguyên công (cắt; tạo hình).
 Cắt phôi theo đường viền hở

 Máy cắt lưỡi dao song song: lưỡi dao


dưới cố định, lưỡi dao trên di động tạo
hành trình cắt. Máy cắt này chỉ cắt theo
đường thẳng với chiều rộng cắt (B) đến
3200mm; chiều dày (S) đến 60mm.
- Lực cắt tính theo công thức:

P  K .B.S . c  K .B.S .(0,8  0,9). b (N).

Trong đó:
+ K - Hệ số tính đến mức độ không đồng
đều của vật liệu, kích thước của phôi và
độmòn
c của dao (K=1.1-1,3);
+ Giới hạn bền cắt của vật liệu phôi
 c  (0,8  0,9). b
+  b Giới hạn bền của vật liệu phôi ( N / mm 2 )
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Dập tấm : Chia làm 2 nhóm nguyên công (cắt; tạo hình).
 Cắt phôi theo đường viền hở

 Máy cắt lưỡi dao nghiêng:


Lưỡi dao trên nằm nghiêng so với lưỡi
dao dưới một góc   2 . 60
 Khi cắt lưỡi dao không tiếp xúc hoàn
toàn với chiều dài cắt vì vậy lực cắt nhỏ
hơn. Lực cắt tính theo công thức:
0.5.K .S 2 . c
n (N)
tg
Mắt cắt lưỡi dao nghiêng

Máy cắt chấn động:


 Máy cắt có 2 lưỡi dao nghiêng tạo
thành một góc 20  30
0

 Chuyển động lên xuống của lưỡi cắt rất


nhanh 2000-3000 lần/phút
 Với hành trình cắt  4mm

Máy cắt chấn động


2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Dập tấm : Chia làm 2 nhóm nguyên công (cắt; tạo hình).
 Dập cắt và đột lỗ

 Dập cắt và đột lỗ dùng để cắt phôi chi tiết theo đường viền khép kín vì vậy phải
cắt bằng khuôn cắt hoặc mũi đột có lưỡi cắt cũng là đường viền khép kín.
 Đặc điểm chung của dập cắt và đột lỗ là lực cắt trên toàn bộ chu vi cắt nên
đường cắt có chất lượng tốt, hành trình cắt nhỏ, có thể cắt những đường cong
khép kín phức tạp. Các thông số cơ bản gồm:
 Khe hở giữa chày và cối (z):
z  (5  10%).S
- Khi đột lỗ lấy kích thước của chày làm
chuẩn có kể đến dung sai do biến dạng mép
cắt; kích thước của cối lớn hơn 2z.
-Khi dập cắt lấy kích thước của lỗ làm
chuẩn, kích thước của chày nhỏ hơn 2z.
 Lực dập cắt và đột
P  K .L.S . C (N) Sơ đồ đập cắt
Trong đó L - chiều dài hay chu vi đường cắt
(mm
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Dập tấm : Chia làm 2 nhóm nguyên công (cắt; tạo hình).
 Uốn: Là nguyên công làm thay đổi hướng của thớ kim loại trục phôi
 Khi uốn lớp kim loại phía trong bị nén, phía ngoài bị kéo lớp kim loại không bị
kéo, nén gọi là lớp trung hòa. Lớp này phụ thuộc và bán kính uốn (r), chiếu dày
phôi và tính biến dạng của vật liệu.
E.S
 Bán kinh uốn lớn nhất: rmax 
2. c

 1
Bán kính uốn nhỏ nhất: rmin  .(  1)  (0,25  0,3).S
2 
n.B.S . b
Lực uốn tự do P  K1.B.S . b
l

 Lực là phẳng (tinh chỉnh) P  q.F


 Lực uốn hình [ có tấm chắn
P  2.K l .B.S . b  Pch  2,5.K l .S . b Sơ đồ uốn tấm kim loại
Trong đó: E- Mô đun đàn hồi của vật liệu ( N / mm ); Giới hạn chảy của vật liệu
2

2
( N / mm ); Độ giãn dài tương đối (mm); Pch - Lực chặn (N); l - Khoảng cách giữa
hai điểm uốn của cối (mm); n - Hệ số có ảnh hưởng của biến cứng, n = 1,6÷1,8;
K1 - Hệ số uốn tự do, phụ thuộc vào vật liệu và tỷ số S/l; B- Chiều rộng phôi
(mm); F - Diện tích phôi tinh chỉnh ( mm 2) q - Áp lực tinh chỉnh (N/mm ) tra sổ.
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Dập tấm : Chia làm 2 nhóm nguyên công (cắt; tạo hình).
 Dập vuốt : Là nguyên công chế tạo các chi tiết rỗng có dạng hình hộp, tròn
xoay, trụ bậc hoặc có dạng bất kỳ và được tiến hành trên khuôn dập vuốt.
 Hình dạng và KT của phôi được xác
định theo hình khai triển của chi tiết
sau khi gia công có kể đến lượng dư
gia công cho cắt và gấp mép, cùng
như biến dạng và thay đổi chiều dày,
chiều rộng của phôi
Sơ đồ uốn tấm kim loại
 Dập vuốt không biến mỏng thành:
Chiều dày của chi tiết sau khi gia công
không đổi chỉ thay đổi tại các góc
lượn, phụ thuộc: bán kính góc lượn
của cối, khe hở chày và cối, mức độ
biến dạng, tính chất vật liệu và tính
chất bôi trơn

Quá trình dập vuốt


2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Dập tấm : Chia làm 2 nhóm nguyên công (cắt; tạo hình).
 Dập vuốt : Là nguyên công chế tạo các chi tiết rỗng có dạng hình hộp, tròn
xoay, trụ bậc hoặc có dạng bất kỳ và được tiến hành trên khuôn dập vuốt.
d ct
 Hệ số dập vuốt được xác định: m  0,55  0,95
D
Trong đó: d ct - Đường kính ngoài của chi tiết (mm); D - Đường kính của phôi (mm)
 Khi chi tiết có đường kính nhỏ, chiều cao lớn thì phải qua số lần dập vuốt, với
m1  m2 , m3 ,....mn . Số lần dập vuốt được xác định:
d1 ; d lg d n  lg(m1.D)
m1   d1  m1.D m2  2  d 2  m2 .d1  m1.m2 .D  d n  m1.m2 ...mn .D n  1
D d1 lg mtb
Dập vuốt biến mỏng thành
Là QT dập khi khe hở giữa cối và chày nhỏ
hơn chiều dày của phôi. Khi dập vuốt đường
kính chi tiết giảm ít, chiều sâu tăng nhiều,
giảm chiều dày thành phôi. Sự giảm chiều
dày cho phép trong giới hạn được xác định:
Sn  S
.100%  (40  60)%
S0
Sơ đồ dập vuốt làm mỏng thành
Trong đó: S n - Chiều dày phôi; S0 - Chiều dày đáy; S - Chiều dày chi tiết; z -
khe hở giữa chày và cối.
2.5. Gia công áp lực sản xuất chi tiết khung và thân vỏ
 Dập tấm : Chia làm 2 nhóm nguyên công (cắt; tạo hình).
 Viền và gấp mép : Thường được thực hiện sau khi dập tạo hình và cắt sửa
mép thừa cho chi tiết làm từ tấm mỏng. Có thể tiến hành trên máy dập hoặc máy
chuyên dùng hình

Viền, gấp mép trên máy dập Viền, gấp mép trên máy chuyên dùng
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.1. Những vấn đề chung về sơn
 Khái niệm:
 Sơn: là hợp chất hóa học bao gồm nhựa hoặc dầu chưng cất có màu hoặc
không có màu, dùng để phủ lên các bề mặt
 Quá trình sơn: Là quá trình phủ lên bề mặt một lớp sơn mỏng dưới dạng dung
lịch lỏng, sau đó làm khô để tạo ra một lớp mỏng cứng gọi là lớp sơn. Lớp sơn
này có TD bảo vệ (chống ăn mòn, chống phá hủy của môi trường) và làm đẹp.

 Các thành phần cơ bản của sơn

 Nhựa: Chiếm 40-60%, là thành phần chính của sơn, dạng lỏng có độ nhớt và
trong suốt và tạo ra một lớp màng trên bề mặt chi tiết sau khi sơn và làm khô.
Tính chất của nhựa có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính (độ cứng, sức cản dung
môi) và chất lượng của sơn.
Nhựa có nhiều loại:
Theo nguồn gốc: Nhựa tự nhiên, nhựa tổng hợp;
 Theo nguồn góc hóa học: nhựa phenolphomandehit; nhựa ankyl; nhựa amin;
nhựa epoxi; nhựa polyeste; nhựa vinyl; nhựa acrylate; nhựa silicon;
Theo trạng thái vật lý: nhựa dẻo nóng; nhựa phản ứng nhiệt.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.1. Những vấn đề chung về sơn
 Các thành phần cơ bản của sơn
 Chất màu: Chiếm 7 - 40%, ở dạng bột, dùng để tạo màu và che dấu bề mặt
bên dưới lớp sơn, ngăn ảnh hưởng của tia cực tím tới bề mặt bên dưới.
Chất màu nhiều loại:
 Độc hại (sơn chì, titan trắng (Titan dioxit TiO2);
 Loại không tan trong dung môi và keo nhựa, không có tính bám dính, tuy
nhiên lại bám dính vào bề mặt sơn cùng với nhựa và thành phần khác.
 Loạicó khả năng chống xước cao; chất tạo màu có dạng hạt màu.
 Dung môi và chất pha sơn: Là chất lỏng dùng để hòa tan nhựa, chất màu,
chất độn và hòa chộn chúng với nhau tạo thành hỗn hợp sơn. Chất pha sơn
dùng để pha loãng màu sơn cơ bản đến độ nhớt thích hợp cho sơn. Dung môi và
chất pha sơ đều bay hơi khi sấy khô và không nằm lại trong lớp sơn.
 Chất phụ gia: chiếm (0-5%), là chất tạo màng chủ yếu của lớp sơn, nhưng
ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn.
Có nhiều loại:
Chất dẻo hóa; chất phân tán chất màu; chất chống lắng, chất chống tách màu,
chất san phẳng; chất chống sủi bọt;
 Chất hấp thụ tia cực tím; chất làm khô; chất đóng rắn..
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.1. Những vấn đề chung về sơn
 Đặc điểm cơ bản của sơn

 Màng sơn khô từ từ: sau khi sơn dung môi bay đi, màng sơn khô từ từ
(khoảng 10 phút khô bề mặt; 60 phút khô hoàn toàn; 4 tiếng sau có thể mài và
đánh bóng). Tốc độ khô sơn tổng hợp gấp 5-10 lần sơn dầu.
 Màng sơn cứng chịu ma sát: màng sơn tổng hợp cứng, bóng, chịu ma sát,
không bám bụi, dính, nhăn sau khi sấy khô. Sơn dầu không có đặc điểm trên.
 Mầu sắc đồng đều và bóng: Sơn tổng hợp có màu sắc đẹp, khi pha với các
phụ gia khác nhau tạo bề mặt có nhiều loại: không bóng, bán bóng, có vân hoa.

 Chịu ăn mòn hóa học: sau khi sơn xong sản phẩm có thể chịu a xít, kiềm,
xăng dầu, rượu.... bảo vệ bề mặt. Chụi tác động của ánh nắng mặt trời.

 Màng sơn khi gia công trong khí hậu ẩm ướt dễ biến trắng. Màng sơn tương
đối mỏng khi gia công phải phun 3 lần, nhiều nhất là 9 lần. Khó gia công bằng
phương pháp quét vì có độ hòa tan, bay hơi lớn nên khó quét.

Sơn có mùi kích thích khó chịu: dung môi pha sơn có tính kích thích mạnh vì
vậy chú ý an toàn lao động và môi trường.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.2. Các phương pháp sơn ô tô
 Cấu trúc các lớp sơn vỏ ô tô

 Tùy thuộc bề mặt thân vỏ


mà có cấu trúc và số lượng
lớp sơn khác nhau
 Bề mặt thân vỏ có đủ 6 lớp
sơn;
 Bề mặt trong thân vỏ xe có
4 lớp, không có 2 lớp sơn
nền và màng sơn;
 Bề mặt dưới sàn xe và hốc
bánh không có 2 lớp ngoài
cùng nhưng thêm thêm 1 lớp
PVC chống ồn, chống đá
văng.
 Bề mặt dưới cửa, tấm ốp
sườn có thêm lớp PVC bên Các lớp sơn của vỏ xe ô tô
ngoài lớp sơn điện ly, rồi đến
lớp sơn lót bề mặt và lớp sơn
màu
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.2. Các phương pháp sơn ô tô
 Sơn phun tia phủ:
 Vỏ xe được được đưa và buồng chuyên dụng chứa đầy hơi dung môi hữu cơ
và được phủ bằng vật liệu sơn bằng thiết bị phun sơn tia phủ vỏ xe,

1. Cửa van không khí


đầu vào;
2. Hệ thống thông gió;
3. Hệ thống dập cháy;
4. Cửa van không khí
đầu ra;
5. Quạt gió;
6. Hầm hơi;
7. Thùng vật liệu sơn;
8. Khu phun phủ;
9. Cửa vào

 Vỏ xe theo băng truyền vào khu phun phủ (8) đi qua các mạch ống có miệng
phun vật liệu sơn dưới áp lực cao. Thời gian sơn phun phủ khoảng 10-15 phút ở
nhiệt độ không cao hơn . Sơn dư thừa chày xuống đáy vào bình chứa được bơm
đưa vào mạch để dùng lại
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.2. Các phương pháp sơn ô tô
 Sơn phun bụi dùng khí nén
 Khi có tác dụng của khí nén, vật liệu sơn được phun ra qua vòi phun, thành các
hạt bụi nhỏ bám vào bề mặt vỏ xe tạo thành lớp sơn phủ.

1. Bộ lọc dầu và nước;


2. Ống dẫn khí nén;
3. Thùng chứa sơn;
4. Ống dẫn khí nén;
5. Ống dẫn sơn;
6. Súng phun sơn.

Thiết bị phun bụi sơn dùng khí nén


 Sơn phun bụi áp lực (không dùng khí nén)
 Dùng bơm tạo áp suất cao, dòng sơn có vận tốc phun lớn phun thành các bụi
nhỏ, áp suất bụi sơn giảm xuống bằng áp xuất môi trường, dung môi bay hơi
nhanh hình thành lớp sơn mịn. Chùm tia phun tập trung và được bảo vệ bằng lớp
hơi dung môi, ngăn sự khuếch tán hạt sơn ra môi trường vì vậy lượng tổn thất
thấp 10-15%.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.2. Các phương pháp sơn ô tô
 Sơn nhúng
 Vỏ xe được nhúng vào bể chính đã nạp đầy sơn, sau đó được nhắc lên, giữ
một thời gian trên mặt bể

1. Bồn chứa ngầm;


2. Bể thu bọt;
3. Máng;
4. Bể nhúng sơn;
5. Bộ lọc;
6. Trao đổi nhiệt;
7. Máng chảy;
8. Buồng sấy

Sơ đồ sơn nhúng
 Vỏ xe sau khi được làm sạch, khử dầu mỡ, rửa, phối phát hóa Nhúng bể
(4) (chứa đầy vật liệu sơn) Đưa ra máng chảy (7) (sơn thừa rơi máng chảy
về bể) Đưa về buồng sấy (8). Tại đây với nhiệt độ, thời gian phù hợp với
từng loại sơn, vỏ xe được sấy khô theo yêu cầu.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.2. Các phương pháp sơn ô tô
 Sơn tĩnh điện
 Sơn trong trường điện thế cao (20-100kV), sử nguyên lý của tĩnh điện (các hạt
điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau). Ở điện áp 70-100V,
không khí bị ion hóa và chuyển động theo lực điện từ tới các cực trái dấu
Sơ đồ buồng sơn tĩnh điện
1. Băng chuyền;
2. Vòi phun sơn sườn bên;
3. Vòi phun sơn nóc;
4. Thông giỏ;
5. Vỏ xe;
6. Vị trí điều khiển

 Khi va chạm giữa các ion với các phần tử không khí sẽ nạp điện. Sơn phun
vào giữa các điện cực có trường điện từ không đổi, các hạt sơn tích điện âm từ
không khí đẩy nhau thành dạng sương mù chuyển động về cực dương tạo
thành lớp sơn phủ. trường cao thế được tạo ra giữa vỏ ô tô đặt trên các băng
truyền nối với cực dương, các vòi phun được nối với cực âm. Các vật liệu
không dẫn điện được sơn lót bằng vật liệu dẫn điện hoặc chất kích hoạt bề mặt.
Sơn trong thùng được bơm đến vòi phun và được phun thành bụi tích điện
bám vào bề mặt chi tiết, số dư thừa lại chảy về thùng.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.2. Các phương pháp sơn ô tô
 Sơn nhúng điện ly
 Còn gọi là sơn mạ hay sơn kết tủa, đây là một phương pháp sơn hiện đại, đang
được ứng dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất ô tô

Sơ đồ quá trình sơn điện ly


 Nguyên lý của phương pháp này: Bể sơn nối với cực âm (hoặc trong bể có
cực âm) của dòng điện 1 chiều; cực dương là sản phẩm cần sơn
 Dung dịch sơn gồm 80-90% nước ion hóa, 10-20% sơn rắn; nước đóng vai
trò vận chuyển sơn rắn. Dưới tác dụng của dòng điện các hạt sơn mang điện
tích âm di chuyển về bề mặt vỏ của chi tiết sơn tạo thành lớp phủ
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn lớp chống ăn mòn bằng sơn ED
 Quá trình công nghệ sơn lớp chống ăn mòn sử dụng công nghệ ED-
photsphate, hình vẽ.

Sơ đồ quá trình công nghệ sơ ED - photsphate


2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn lớp chống ăn mòn bằng sơn ED
 Làm sạch bề mặt vỏ xe : Sau quá trình dập, hàn lắp, trên bề mặt thân vỏ ô tô
có rất nhiều bụi bẩn, rỉ kim loại, chất ô xi hóa và dầu mỡ, các vật liệu này ngăn
cản sự bám dính của vật liệu sơn vì vậy cần làm sạch trước khi sơn. Chia làm 2
công đoạn

 Làm sạch bằng phương pháp cơ học:


 Tẩy sạch các bụi bẩn, rỉ sắt bằng thủ công như giấy nhám, chổi kim loại, chổi
sợi chất dẻo hay bẳng phương pháp cơ giới hóa máy mài điện, máy mài khí
nén.
 Hạt mài có thể là cát hoặc chất corundum điện phân. hạt mày kích cỡ 0,15-
0,30mm; áp suất tỳ 0,3-1,0MPa. Khi mài có thấm nước tỉ lệ nước và hạt mài là
1/6-1/1.

 Làm sạch bằng phương pháp hóa chất:


 Dầu mỡ sử dụng các phương pháp như xâm thực, dùng dung dịch kiềm tùy
theo mức độ bẩn để chọn dung dịch hóa chất cho hợp lý.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn lớp chống ăn mòn bằng sơn ED
 Phốt phát hóa bề mặt: Làm sạch bề mặt kim loại bằng dung dịch muối phốt
pháp và tạo bề mặt kim loại một lớp màng phốt phát không tan trong nước. Các
chi tiết kim loại thép, kẽm thường được phốt pháp hóa:
KL  2 H 3 PO4  KL( PO4 ) 2  H 

Sơn nhúng điện ly:


 Tạo ra một lớp màng sơn mỏng chống sự ăn mòn và ô xy hóa.

 Vỏ xe được đưa từ từ qua bể sơn với hiệu điện thế thích hợp (khoảng 200-
300V), mật độ dòng lúc đầu khoảng 7A/dm, sau vài giây giảm xuống 0,5A.dm.

 Môi trường sơn nhúng điện ly là nước.

Vật liệu sơn có các thành phần: Polyme có gốc axit hay bazow, một số chất
rắn như đồng cromat, titan dioxit, hay muội đèn và một pigmen hữu cơ để
được mầu sắc mong muốn.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn lớp chống ăn mòn bằng sơn ED

 Sấy khô: Sử dụng phương pháp sấy bằng khí nóng, vỏ xe được đưa vào
buồng sấy với nhiệt độ duy trì ở mức 175 , thời gian sấy khoảng 35 phút, nhiệt
lượng cần thiết làm khô bề mặt sơn:
Q   k .Vk .C.(Tk  Tn )   p .V p .L
Trong đó: - Vk Thể tích màng sơn được phủ lên bề mặt m ; V p - Thể tích không
3

khí m;3  k - Tỷ trọng lớp màng sơn kg / m;  p - Tỷ trọng không khí kg / m; C-


3 3

Nhiệt dung riêng của vật liệu sơn (J/Kg.độ); Tk - Nhiệt độ sấy Tk  175 C ; Tp -
0

Nhiệt độ môi trường Tp  30 C ; L- Nhiệt dung riêng của hợp chất (J/Kg.độ).
0

Kiểm tra: Nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi màng sơn, gồm: Kiểm tra bề
mặt ngoài lớp sơn; Kiểm tra độ bám chắc; Kiểm tra độ dày lớp sơn.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn trang trí
 Quá trình công nghệ sơn trang trí dùng công nghệ sơn phun, gồm 3 công
đoạn: Làm kín, cách âm, cách nhiệt; Sơn lót, sấy và xử lý bề mặt; Sơn
trang trí.

Sơ đồ công nghệ sơn trang trí


2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn trang trí
 Làm kín, cách âm, cách nhiệt

 Làm kín: Phun keo làm kín các vị trí để chống lọt nước như: Nắp ca bô, của
xe, cửa kính, cửa sau khoang hành lý.

 Sơn lót chống va đập (lớp PVC, Undecoat): Sơn phủ lên bề mặt phía
dưới sàn xe một pớp PVC dày. Có thể sử dụng loại dung môi là hợp chất:
Asphate + Nhựa cao su + Các chất lọc vô cơ + Dung môi hay loại Sol: PVC+
Các chất lọc vô cơ + Chất làm dẻo.

 Dán lớp chống ồn, chống rung và cách nhiệt: Bằng các dải đệm đặc
biệt đặt ở sàn xe, mui xe, khoang hàng lý. Các đệm Alphats có thành phần
chính: Như alphats, nhựa cao su và các vật liệu vo cơ
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn trang trí
 Sơn lót, sấy và xử lý bề mặt

Chuẩn bị bề mặt: làm sạch các bụi bẩn, dầu, mỡ; bằng nước và bằng cơ học;
 Sơn lớp lót: Lớp sơ lót nhằm nâng cao tính bám dính giữa lớp ED và lớp
ngoài cùng. Thực hiện trong buồng sơn sấy, dùng súng phun sơn khí nén hoặc
sơn tĩnh điện, phủ lên bền mặt một lớp sơn mỏng khoảng 40 m.
Sấy khô: làm khô nhanh các lớp sơn, để lớp sơn khô đóng cứng. Có thể áp
dụng phương páp sấy đối lưu hay sấy bức xạ.
+/ Sấy đối lưu là gia nhiệt cho bề mặt sơn nhờ không khí nóng hay sản phẩm
cháy trong buồng đặc biệt (nhiệt độ 140-175 0 C, thời gian 30-60 phút).
+/ Sấy bức xạ là sấy bằng tia hồng ngoại truyền qua lớp sơn đến bề mặt kim
loại năng lượng bức xạ chuyển thành năng lượng nhiệt, thời gian sấy nhanh
gấp 4-5 lần sấy đối lưu.
Xử lý bề mặt: Sử dụng bột nhão hay chất dẻo chịu nhiệt dạng bột đắp lên vỏ
xe, độ dày lớp đắp không quá 0,5mm; dùng súng phun với áp suất không khí
nén , áp suất Axetilen chất dèo bị nhiệt độ là mềm ra và phun lên mặt vỏ xe,
còn vỏ xe được sấy lên tới 200-220 0 C sau đó dùng con lăn lướt để lèn chặt
chất dẻo lên mặt vỏ xe. Dùng giấy mài mịn P600, P800 mài nước làm phẳng bề
mặt.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn trang trí
 Sơn trang trí: Gồm các công đoạn

 Sơn màu: Dùng phương pháp sơn phun trong buồng sơn kín, chiều dày lớp
sơn 15 m , lượng sơn cần thiết để sơn lớp sơn màu (kg) :
P  S . . f k .k
Trong đó: S- Diện tích bề mặt cần sơn ( m );  - Chiều dày lớp sơn ( m ); - f k
2
3
Khối lượng riêng của sơn ( kg / cm ); k - Số lớp sơn.

 Sơn bóng: Làm cho bề mặt sơn bóng đẹp, nâng cao tình thẩm mỹ và là lớp
sơn cuối cùng ngăn cách kim loại với môi trường. Dùng phương pháp sơn phun
trong buồng sơn kín. Chiều dày lớp sơn đạt 15 m ; bảo đảm đồng đều, độ bóng,
độ phẳng. Lượng sơn bóng được xác định như sơn màu.

 Sấy khô: Được thực hiện như sấy khô lớp sơn lót. Nhiệt độ ban đầu khoảng
0 0
80 C , sau đó giữ ở 75 C .
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn trang trí
 Kiểm tra chất lượng lớp sơn

Kiểm tra độ bóng: Nguyên lý kiểm tra

- Chiếu đèn lên bề mặt sơn, nếu độ


bóng khác nhau thì độ phản quang cũng
khác nhau, thông qua microampe kế sẽ
đánh giá độ bóng bề mặt sơn.
- Góc  1 và  2 khoảng 450 .

- Kết quả đo là trung bình cộng của 3


lần đo ở 3 vị trí khác nhau trên bề mặt Nguyên lý kiểm tra độ bóng lớp sơn
sơn và so với mẫu chuẩn kèm theo thiết 1. Hệ thống quang học; 2. Đèn
bị. chiếu sáng; 3. Bộ thu hình ảnh;
4. Thiết bị đo; 5. Bộ khuếch đại;
6. Bộ điều chỉnh.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn trang trí
 Kiểm tra chất lượng lớp sơn

 Kiểm tra độ dày đồng đều của


màng sơn:
- Nguyên lý của thiết bị dựa trên sự
thay đổi lực hút nam châm đến tấm sắt
từ. Lực hút này phụ thuộc vào chiều
dày màng sơn không có từ tính.
- Cấu tạo 1 thiết bị kiểm tra độ dày đồng
đều của màng sơn.
- Qui trình kiểm tra: Tháo nắp 1 ra; Đặt
thiết bị vuông góc với màng sơn; Xoay
khớp nối 2, thang chia 3 đi lên đến khi
dòng từ nam châm gián đoạn, đọc số
liệu trên thang chia 3. Thiết bị kiểm tra chiều dày màng sơn
1. Nắp; 2. Khớp nối; 3. Thang chia.
2.5. Công nghệ sơn ôtô
2.5.3. Quá trình công nghệ sơn vỏ ô tô
 Quá trình công nghệ sơn trang trí
 Kiểm tra chất lượng lớp sơn 1. Thân đế;
2. Cột chống;
 Kiểm tra độ bền va chạm:
3. Ống dẫn
- Nguyên lý kiểm tra độ bền va
hướng;
chạm bằng vật nặng;
4. Kim chỉ;
- Vật nặng có khối lượng 01 kg,
5. Vít hãm;
rơi từ độ cao 50 cm xuống bền
6. Nút bấm;
mặt sơn; đầu búa (10) có đường
7. Khóa hãm;
kính 8mm, lỗ ở giữa có đường
8. Thân;
kính 2mm; độ bền va đập của
9. Vật rơi;
màng sơn là 50 kg / cm 2
10. Búa;
- Khi vật nặng rơi xuống búa mà
11. Thanh
không gây ra các khuyết tật như
ngang;
rạn, nứt hoặc phá hủy cơ học lớp
12. Đe.
sơn; kiểm tra bằng kính lúp
phóng to 4 lần.

Thiết bị kiểm tra độ bền va đập


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu khái niệm về phôi? Các phương pháp chế tạo phôi trong sản xuất chi
tiết ô tô?
2. Nêu trình tự thiết kế công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô? Khi thiết kế quá trình
công nghệ cần lưu ý những vấn đề gì? Các chỉ tiêu đánh giá phương án công
nghệ là gì?
• Text
3. Nêu mục đích của định hình hóa công nghệ? Định hình hóa công nghệ theo
dạng nào ?
4. Nêu đặc điểm kết cấu của khung và thân vỏ ô tô?
5. Vẽ sơ đồ, nêu quá trình công nghệ sản xuất khung và thân vỏ ô tô?
6. Phôi trong chế tạo khung và thân vỏ ô tô?
7. Cán kim loại là gì? Các đại lượng đặc trưng cho quá trình cán kim loại?
8. Dập tấm kim loại là gì ? Các nguyên công trong dập tấm?
9. Trình bày đặc điểm và phạm vi ứng dụng của dập cắt và dập lỗ?
10. Trình bày đặc điểm và phạm vi ứng dụng của uốn ?
11. Trình bày đặc điểm vuốt ? Phân biệt dập vuốt không biến mỏng thành và
dập vuốt biến mỏng thành? Các đại lượng đặc trưng?
12. Nêu khái niệm về sơn? Thành phần và đặc điểm cơ bản của sơn ô tô?
13. Nêu cấu trúc các lớp sơn vỏ ô tô? Các phương pháp sơn ô tô?
14. Vẽ sơ đồ, trình bày công dụng các nguyên công chính trong quá trình công
nghệ sơn lớp chống ăn mòn bằng sơn ED - Photsphate?
15. Vẽ sơ đồ và trình bày các nguyên công chính trong quá trình công nghệ
sơn trang trí?

You might also like