You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ




BÀI TIỂU LUẬN


Đề tài :
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO THÂN ĐỘNG CƠ

Giảng viên giảng dạy : Ths.Hồ Nhật Phong


Nhóm sinh viên thực hiện : Bùi Hoàng Mãn
Nguyễn Ý
Nguyễn Văn Quân
Đoàn Hữu Đang
Lớp : Kỹ thuật cơ điện tử K54
Nhóm : 02

Thừa Thiên Huế, ngày , tháng 04, năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1.1. Khái quát chung........................................................................................1
1.2. Vai trò và vị trí của sản phẩm trong kỹ thuật và đời sống....................1
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................3
2.1. Khái niệm chung, đặc điểm và phân loại sản phẩm...............................3
2.1.1. Khái niệm chung.................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm...............................................................................................3
2.1.3. Phân loại sản phẩm.............................................................................3
2.2. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo và nguyên lý làm việc.......................................4
2.2.1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo......................................................................4
2.2.2. Nguyên lý làm việc..............................................................................6
2.4. Tình hình ứng dụng trong và ngoài nước...............................................8
3.1. Xác định chất lượng bề mặt và độ chính xác gia công.........................10
3.2. Xác định phương pháp chế tạo phôi......................................................11
3.3. Quy trình chế tạo.....................................................................................15
3.4. Thiết kế nguyên công..............................................................................17
3.5.Thiết kế đồ gá...........................................................................................20
3.6.Trình bày công nghệ chế tạo sản phẩm..................................................20
PHẦN 4: KẾT LUẬN........................................................................................23
4.1. Lĩnh vực và khả năng ứng dụng, triển khai sản phẩm trong đời sống
hay kỹ thuật....................................................................................................23
4.2. Thực trạng và ưu nhược điểm................................................................24
4.3. Các đề xuất...............................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................27

2
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Khái quát chung

- Hiện nay việc sử dụng động cơ đốt trong đã trở nên phổ biến trong đời
sống, sản xuất, được ứng dụng trong rất nhiều ngành kinh tế ở nước ta như: giao
thông vận tải thủy, bộ, hàng không; trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp
sản xuất cơ khí, chế tạo máy,... Sở dĩ như vậy là do động cơ đốt trong có nhiều
đặc tính ưu việt hơn các loại khác.

- Động cơ đốt trong đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn
động lực cho các phương tiện vận tải. Mặt khác động cơ đốt trong đặc biệt là
động cơ ôtô làm một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường,
nhất là ở thành phố.
- Thân động cơ là nơi lắp đặt hầu hết các cụm chi tiết của động cơ đốt
trong. Cụ thể trên đó được bố trí xylanh, hệ trục khuỷu cùng các bộ phận truyền
động để dẫn động các cơ cấu và hệ thống khác khác như bơm dầu, bơm nhiên
liệu, bơm nước, trục cam, quạt gió…

1.2. Vai trò và vị trí của sản phẩm trong kỹ thuật và đời sống

Có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn động lực cơ khí để sử dụng ở tất
cảc các ngành và lĩnh vực sản xuất tạo ra của cải vật chất, phục vụ con người.
Nắm giữ vị trí trí quan trọng trong sản xuất công nghiệp và phương tiện vận tải.
Nắm giữ vị trí quan trọng trong đời sống con người.

Nghành chế tạo động cơ đốt trong là bộ phận quan trọng nhất của nghành cơ
khí.

Ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân.

a) Trong kỹ thuật

Thân động cơ là một bộ phận trong động cơ và được sử nhiều trong kỹ thuật.
Đối với nghành công nghiệp theo hướng sản xuất thì ứng dụng lớn nhất mà động
cơ đốt trong mang lại đó chính là khả năng đốt trong, đây là một bộ phận không

1
thể thiếu của hệ thống máy phát điện và một số loại máy móc đặt thù khác như
tàu thủy, ô tô, máy bay, các loại máy móc tĩnh,…

b) Trong đời sống

Thân động cơ được sử trong đời sống rất nhiều đặc biệt là trong nông nghiệp
thì động cơ đốt trong được ứng dụng vào các loại máy sản xuất như máy cày,
máy kéo, máy cắt, máy gặt cỏ,…các loại máy móc này phục vụ cho quá trình
trồng trọt và thu hoạt của nông dân.

2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Khái niệm chung, đặc điểm và phân loại sản phẩm

2.1.1. Khái niệm chung


- Thân máy, hay còn được gọi là lốc máy (đọc phiên âm của từ "block" trong
"engine block"), thân động cơ, khối động cơ (tiếng Anh: engine block) là bộ
phận dùng để lắp đặt và bố trí hầu hết các chi tiết, cụm chi tiết của động cơ như:
xi lanh, trục khuỷu, pít tông, thanh truyền, trục cam, bơm nhiên liệu, bơm dầu
(bôi trơn), bơm nước (làm mát),... [1]

- Ở các động cơ đốt trong đời đầu, thì khối động cơ chỉ là khối xi lanh đơn
thuần. Trục khuỷu của các động cơ này được chế tạo riêng biệt. Chúng sẽ được
lắp đặt vào thân xi lanh để tạo thành một động cơ hoàn chỉnh. Còn các động cơ
hiện đại thì phần trục khuỷu của động cơ được chế tạo tích hợp với khối xi lanh
thành một bộ phận duy nhất.

2.1.2. Đặc điểm


Thân động cơ có một số đặc điểm nổi bật mà chúng ta dễ dàng nhận thấy như là:

• Thân máy dùng để lắp đặt các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
• Thân máy là chi tiết khá phức tạp có kích thước và khối lượng lớn thương
chiếm khoảng 30 đến 60% khối lượng toàn bộ động cơ ô tô, xe máy, …
• Xe lửa, tàu thủy chiếm khoảng 50- 70%
• Thân máy thường được làm từ hợp kim của gang, hợp kim của nhôm

2.1.3. Phân loại sản phẩm


- Thân máy động cơ có nhiều kiểu với kết cấu khác nhau. Căn cứ vào cách bố trí
xylanh, thân máy được chia thành hai loại là: loại thân đúc liền và thân đúc rời.

• Loại thân đúc liền: Là hợp chung cho các xylanh. Loại này thường dùng
cho động cơ cỡ vừa và nhỏ. Thân máy có độ cứng vững cao, được tản
nhiệt tốt.

3
• Loại thân đúc rời: Các xylanh được đúc riêng từng khối và ghép nối lại
với nhau. Loại này thường được sử dụng cho những động cơ cỡ lớn.

2.2. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo và nguyên lý làm việc

2.2.1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo


- Thân máy là một chi tiết cơ bản của động cơ. Thân máy có nhiều kiểu với kết
cấu khác nhau. Căn cứ vào cách bố trí xi lanh, thân máy được chia thành hai
loại: loại thân đúc liền và thân đúc rời. [2]

- Loại thân máy có xi lanh đúc liền với thân máy thành một bộ phận gọi là thân
xi lanh. 
- Loại thân máy có ống lót xi lanh làm riêng rồi lắp vào thân máy gọi là thân
động cơ.
- Hiện nay thân máy có thể đúc liền với nửa trên của các te hoặc thân máy đúc
liền với cả các te.
- Hình dáng, kích thước của thân máy phụ thuộc vào loại động cơ, số lượng xi
lanh, phương án bố trí cơ cấu phân phối khí, phương pháp làm mát .v.v...
- Thân máy động cơ bốn kỳ dùng xu páp đặt có cấu tạo phức tạp, ở thân máy
không những là nơi gá lắp các cơ cấu hệ thống chính của động cơ mà còn là nơi
có cửa nạp, cửa xả và ống dẫn hướng xu páp.

4
- Thân máy động cơ bốn kỳ dùng xu páp treo có cấu tạo đơn giản hơn so với
thân máy động cơ bốn kỳ dùng xu páp đặt. 
- Đối với động cơ làm làm mát bằng nước, bên trong thân máy có các khoang
chứa nước (áo nước). Được sử dụng hầu hết ở động cơ ô tô, máy kéo.
- Đối với động cơ làm mát bằng không khí, bên ngoài thân máy có các phiến tản
nhiệt.

Thân máy động cơ làm mát bằng không khí:


- Mặt trên của thân máy còn có các lỗ để lắp gugiông, bu lông, bên ngoài có lỗ
để lắp bơm dầu, bộ chia điện, các cửa để diều chỉnh xu páp....
- Thân máy động cơ hai kỳ loại không có xu páp, có đặc điểm là: trên thân xi
lanh có đường nạp thông với các te, đường thổi thông từ các te lên phần dung
tích làm việc của xi lanh và đường xả thông từ xi lanh ra ngoài. Tuỳ theo động
cơ mà vị trí và cấu tạo của đường nạp, đường xả và đường thổi khác nhau.
Nhưng thông thường đường thổi làm nghiêng lên phía trên một góc nhất định và
đặt hai bên thành xi lanh. Hai dòng khí qua cửa thổi vào xi lanh sẽ hội tụ tại một
điểm rồi mới đi ngược lên phía trên để nạp đầy xi lanh và đẩy khí cháy ra ngoài.
- Trục khuyủ treo: Hộp trục khuỷu được chia làm 2 nửa, nửa dưới là cacte. Thân
máy được lắp đặt trên gối đỡ và được sử dụng phổ biến.
- Trục khuỷu đặt: Hộp trục khuỷu được chia làm 2 nửa, nửa dưới là bệ máy.
Trục khuỷu và thân máy được lắp đặt ngay trên bệ máy.
- Trục khuỷu luồn: là hộp trục khuỷu nguyên khối.

5
- Đệm nắp máy: Đệm nắp máy được đặt giữa thân máy và nắp máy, để bảo đảm
độ kín khít của buồng đốt, bảo đảm không cho nước và dầu lọt xuống buồng
cháy.
- Cacte lắp bên dưới hộp trục khuỷu, có nhiệm vụ chứa dầu làm mát hoặc nhớt
bôi trơn cho các chi tiết khi động cơ làm việc. Cacte có nhiệm vụ cho kín và bảo
vệ các chi tiết trong hộp trục khuỷu. Cacte được chế tạo bằng thép tấm, có bố trí
vách ngăn để làm giảm sự dao động của nhoét khi xe chuyển động, đồng thời
bảo đảm nhớt luôn ngập lưới lọc chi xe chuyển động ở mặt đường nghiêng.

2.2.2. Nguyên lý làm việc


- Chu kỳ làm việc của động cơ đốt trong hiện nay thường hoạt động với nguyên
lý chu kỳ tuần hoàn với 4 bước làm việc là: Nạp, nén, nổ và xả.

- Quá trình nạp và xả là quá trình dùng để thêm khí mới, còn quá trình nén và nổ
sẽ sẽ sinh ra công bằng cách đốt cháy khí và nhiên liệu.

- Động cơ đốt trong hoạt động bằng nguyên lý đốt cháy hỗn hợp không khí,
nhiên liệu trong xilanh để sinh ra nhiệt, khi xi lanh đã đến nhiệt độ cao nhất định
sẽ cho khí đốt giãn nở từ đó tạo ra áp suất tác động lên phần piston, hỗ trợ lực
đẩy piston di chuyển.

- Thân máy là thành phần chính của động cơ, nó được chế tạo bằng gang hoặc
hợp kim nhôm.

- Thân máy có chức năng như một cái khung, nó dùng để bố trí các chi tiết và để
giải nhiệt. Thân máy chứa các xy lanh và piston chuyển động lên xuống trong xy
lanh.

- Thân máy được đậy kín bởi nắp máy, ở giữa chúng có một joint làm kín. Hộp
trục khuỷu được bố trí bên dưới thân máy, nó chứa đựng trục khuỷu. Các-te
chứa nhớt được kết nối ở bên dưới thân máy. Mạch dầu làm trơn được bố trí bên
trong thân máy. Một số động cơ, thân máy còn chứa trục cam, trục cân bằng và
một số chi tiết khác.

6
- Thân máy có dạng thẳng hàng hoặc chữ V tuỳ theo cách bố trí xy lanh. Ở động
cơ chữ V các xy lanh được bố trí theo hai nhánh hình V nhưng chúng chỉ có một
trục khuỷu. Người ta chế tạo động cơ chữ V với mục đích rút ngắn chiều dài
thân máy. Số xy lanh ở loại này có thể là 6 hoặc 8 đôi khi có tới 12…

2.3. Sơ đồ, hình ảnh và bản vẽ chi tiết

Bản vẽ thân động cơ

7
Hình ảnh thân động cơ

2.4. Tình hình ứng dụng trong và ngoài nước

- Hiện nay thì động cơ đốt trong được ứng dụng khá rộng và có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc tạo ra nguồn động lực cơ khí để từng bước ứng dụng vào
trong nhiều nghành sản xuất.
- Thân động cơ là một phần không thể thiếu trong động cơ nên nó được ứng
dụng nhiều nhất trong những nghành như: máy phát điện, tàu thủy, ô tô, máy
bay, các loại máy móc tĩnh,…

8
- Đối với nghành nông nghiệp thì thân động cơ trong động cơ đốt trong được
ứng dụng vào các loại máy sản xuất như máy cày, máy kéo, máy cắt, máy gặt
cỏ,…các loại máy móc này phục vụ cho quá trình trồng trọt và thu hoạt của
nông dân.

- Đối với nghành công nghiệp theo hướng sản xuất thì ứng dụng lớn nhất
mà động cơ đốt trong mang lại đó chính là khả năng đốt trong, đây là một bộ
phận không thể thiếu của hệ thống máy phát điện và một số loại máy móc đặt
thù khác

- Trên đây chính là những nội dung chính về động cơ đốt trong, đây là mẫu động
cơ được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều nghành công nghiệp. Hiệu
quả mà nó mang lại là vô cùng lớn cho người sử dụng. Với sự tiến bộ của khoa
học thì động cơ đốt trong sẽ còn được tiếp tục cải tiến để nâng cao hiệu quả lên
mức cao hơn.

Trong nước

• Ứng dụng cho giao thông vận tải

• Chế tạo máy móc phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

Ngoài nước

• Ứng dụng cho giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp

• Sản xuất ô tô, máy bay, tàu thủy, máy phát điện,...

9
PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Xác định chất lượng bề mặt và độ chính xác gia công

Nhìn chung hộp là một chi tiết phức tạp, khó gia công, khi chế tạo phải đảm bảo
nhiều yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Các yêu cầu cụ thể như sau:
+ Độ không đồng tâm của lỗ không quá 0,2. Để đảm bảo độ đồng tâm giữa các
lỗ như vậy có các biện pháp gia công sau:

 Gia công đồng thời hai lỗ trên một lần gá.


 Gia công lỗ thứ nhất sau đó dùng lỗ đó làm chuẩn gia công lỗ còn lại.
 Gia công lỗ thứ nhất sau đó quay bàn máy mang phôi đi 1800 để gia công
lỗ còn lại.

       Để gia công các lỗ trên đạt cấp chính xác 7 với độ nhẵn bề mặt Ra=2,5 µm
nên chọn biện pháp gia công lần cuối là tiện tinh, với dùng phương pháp doa.
+ Độ côn, ô van của các lỗ không quá 0,015.
Vì độ côn, ô van của các lỗ chủ yếu do sai số in dập gây lên do vậy tiến hành gia
công nhiều bước: Thô, bán tinh, tinh.
+ Để đảm bảo độ vuông góc của đường tâm các lỗ có các biện pháp gia công
sau:
• Gia công đồng thời các lỗ trên một lần gá.
• Gia công đồng thời các lỗ có cùng đường tâm chung sau đó quay bàn máy
mang phôi đi 900 để gia công các lỗ còn lại.
     • Dùng chuẩn tinh thống nhất để gia công.
+ Độ không song song của đường tâm chung so với đường tâm trục khuỷu
không quá 0,05/100 và đảm bảo chính xác khoảng cách tâm của các lỗ có thể gia
công như sau:
• Gia công các lỗ và mặt đầu trên cùng một mặt gá .
• Gia công mặt đầu lỗ, sau đó định vị vào mặt đầu đó để gia công lỗ .
• Gia công lỗ trước, sau đó làm chuẩn để gia công mặt đầu .

10
+ Để đảm bảo độ song song giữa các bề mặt thì:
• Gia công đồng thời các bề mặt trên một lần gá.
• Gia cong từng bề mặt sau đó dùng làm chuẩn gia công mặt tiếp theo.
Để đạt cấp độ bóng Ra=2,5 nên chọn biện pháp gia công lần cuối là doa tinh
Với các bề mặt lỗ không đòi hỏi độ chính xác và độ bóng cao thì chỉ cần gia
công một lần là đươc.

3.2. Xác định phương pháp chế tạo phôi

 Dựa vào đặc điểm kết cấu, hình dáng hình học của chi tiết, kết hợp với vật liệu
chế tạo phôi và dạng sản xuất nên chọn phương pháp chến tạo phôi là phương
pháp đúc. [3]

* Đúc trong khuôn cát, làm khuôn bằng tay, mẫu gỗ

+ Ưu điểm:
• Dễ thực hiện .      
• Giá thành rẻ.
• Đúc được các chi tiết có hình dáng từ đơn giản đến phức tạp với khối
lượng từ nhỏ đến lớn .

+ Nhược điểm:       


      •   Lượng dư của phôi đúc lớn nên tốn vậy liệu.
      •   Độ chính xác của phôi đúc thấp.
      •   Độ chính xác của phôi đúc phụ thuộc vào tay nghề của người làm khuôn.
+ Phạm vi ứng dụng:
      Từ những đặc điểm trên thấy rằng phương pháp đúc này phù hợp với dạng
sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ.
* Đúc trong khuôn cát, mẫu kim loại, làm khuôn bằng máy
+ Ưu điểm:
• Độ chính xác của phôi cao.
• Năng suất đúc cao do khuôn được làm bằng máy.
• Đúc được các chi tiết có trọng lượng từ bé đến lớn.

11
• Lượng dư để lại cho gia công nhỏ nên tiết kiệm vật liệu.
• Vật liệu chế tạo khuôn là cát, đất sét có sẵn nên hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhược điểm:
• Giá thành chế tạo mẫu khá cao .
+ Phạm vi ứng dụng:
      Phương pháp đúc này phù hợp với dạng sản xuất hàng khối loạt lớn.
* Đúc áp lực
+ Ưu điểm:
• Năng suất, chất lượng của phôi đúc cao.
• Năng suất, chất lượng của phôi đúc cao có thành mỏng, kết cấu phức tạp.
+Nhược điểm:
• Phải tính chính xác lực đè khuôn.
• Khuôn phải được chế tạo chính xác nên giá thành cao.
+ Phạm vi ứng dụng:
• Phương pháp đúc này nên áp dụng cho dạng sản xuất hàng khối, loạt lớn
với những chi tiết có thành mỏng, nhỏ nhẹ.
* Đúc trong khuôn kim loại:
+ Ưu điểm:
• Năng suất, chất lượng của phôi đúc cao.
• Đúc được các chi tiết phức tạp và có khối lượng nhỏ.
• Khuôn có thể dùng được nhiều lần.
• Tiết kiệm được vật liệu đúc do tính toán chính xác phôi liệu.
+ Nhược điểm:
• Giá thành chế tạo mẫu cao.
• Phải tính chính xác trọng lượng của phôi liệu.
+ Phạm vi ứng dụng:
      Phương pháp đúc này phù hợp với dạng sản xuất hàng khối loạt lớn.
* Đúc trong khuôn vỏ mỏng
+ Ưu điểm:
• Phôi đúc có độ chính xác cao, cơ tính tốt.
• Đơn giản quá trình rỡ khuôn và làm sạch vật đúc.

12
• Dễ cơ tính hoá và tự động hoá quá trình làm khuôn.
+ Nhược điểm :
      •   Chỉ đúc được các chi tiết có độ phức tạp vừa và khối lượng nhỏ .
+Phạm vi ứng dụng:
      Phương pháp đúc này nên áp dụng khi cần nâng cao chất lượng vật đúc.
* Đúc trong khuôn mẫu chảy
+ Ưu điểm:
• Đúc được vật đúc có hình dáng phức tạp, có độ bóng cao.
• Đúc được các loại kim loại và hợp kim.
• Không cần mặt phân khuôn, không cần rút mẫu nên tăng độ chính xác cho
phôi đúc.
+ Nhược điểm:
          Quy trình chế tạo khuôn phức tạp, giá thành cao.
+ Phạm vi ứng dụng:
Phương pháp đúc này chỉ nên áp dụng ở dạng sản xuất loạt lớn hàng khối với
những phôi có chất lượng cao.
      Kết luận:
      Qua vệc phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp đúc trên thấy rằng
với hình dáng chi tiết và vật liệu chế tạo phôi thì phương pháp đúc trong khuôn
cát, mẫu kim loại và làm khuôn bằng máy là hợp lý nhất. Vì phương pháp đúc
này vưà đảm bảo được chất lượng vật đúc, đồng thời giá thành chế tạo phù hợp
và đáp ứng được các nhu cầu sản xuất dạng hàng khối loạt lớn.
Vậy chọn phương pháp đúc trong khuôn cát, mẫu kim loại và làm khuôn
bằng máy để chế tạo phôi.
Vậy chọn phương pháp đúc trong khuôn cát, mẫu kim loại và làm khuôn bằng
máy để chế tạo phôi. Chọn chuẩn rất quan trọng trong việc thiết kế quy trình
công nghệ. Chọn chuẩn hợp lý cần thoả mãn hai yêu cầu:

• Đảm bảo chất lượng của chui tiết trong suốt quá trình gia công.
• Đảm bảo năng suất cao và giá thành hạ.

Từ hai yêu cầu trên người ta đề các nguyên tắc chọn chuẩn như sau :

13
* Nguyên tắc chung:

- Nguyên tắc 1: Khi chọn chuẩn phải xuất phát từ nguyên tắc 6 điểm để khống
chế hết số bậc tự do cần thiết một cách hợp lý nhất, tuyệt đối tránh thiếu và siêu
định vị, trong một số trường hợp cần tránh thừa định vị.

- Nguyên tắc 2: Chọn chuẩn sao cho không bị lực căt, lực kẹp làm biến dạng chi
tiết quá nhiều, đồng thời lực kẹp phải nhỏ để giảm bớt sức lao động của công
nhân.

- Nguyên tắc 3: Chọn chuẩn sao cho kết cấu đồ gá phải đơn giản, sử dụng thuận
lợi nhất và thích hợp với từng loại hình sản xuất.

* Chọn chuẩn tinh :

Yêu cầu khi chọn chuẩn tinh:

• Đảm bảo phân bố đủ lượng dư cho các bề mặt gia công.


• Đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt gia công với
nhau.

* Các nguyên tắc khi chọn chuẩn tinh:

- Nguyên tắc 1: Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính . Nếu được như
vậy chi tiết có vị trí khi gia công giống như khi làm việc và độ chính xác đạt
được một cách trực tiếp nên sẽ dễ dàng hơn, đồng thời đơn giản hoá quá trình
lắp ráp và đỡ phải gia công thêm các chuẩn tinh phụ.

- Nguyên tắc 2: Cố gắng chọn chuẩn tinh sao cho tính trùng chuẩn càng cao
càng tốt . Nếu được như vậy sẽ giảm được sai số gia công và khi chuẩn cơ sở
trùng với chuẩn khởi xuất thì sai số chuẩn: ec = 0.

- Nguyên tắc 3: Cố gắng chọn chuẩn tinh thống nhất cho cả quá trình gia công .
Nếu được như vậy thì số chủng loại của đồ gá sẽ giảm bớt, do đó giảm bớt chi
phí thiết kế tính toán và chế tạo đồ gá nên giá thành sẽ giảm.

* Quy trình công nghệ gia công: Việc lập quy trình công nghệ gia công phải hợp
lý nhất, để rút ngắn thời gian phụ và thời gian gia công đảm bảo năng suất, hiệu

14
quả kinh tế cao . Đồng thời việc sắp xếp các nguyên công hợp lý sẽ tránh được
hiện tượng gia công cả những phôi đã bị phế phẩm ở nguyên công trước.

* Khi thiết kế cần dựa vào hai nguên tắc sau:

• Căn cứ vào trạng thái cuối cùng của bề mặt gia công để lập phương án
theo thứ tự hợp lý.
• Cố gắng bố trí các nguyên công dễ gây phế phẩm lên trước để tránh thời
gian gia công phôi phế phẩm.

Để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, trước tiên ta phảI xem xét các yêu
cầu kỹ thuật từ đó đưa ra các biện pháp công nghệ để gia công .

3.3. Quy trình chế tạo

Toán tắt các bước trong quá trình đúc khuôn cát như sau :

–  Bộ phận kỹ thuật căn cứ theo bản vẽ chi tiết để lập ra bản vẽ vật đúc, mẫu,
hộp lõi.

–  Căn cứ vào bản vẽ để chế tạo bộ mẫu gồm:

Mẫu đúc để tạo ra lòng khuôn mang hình dáng bên ngoài của vật đúc

Hộp lõi để chế tạo lõi tạo ra hình dáng bên trong của vật đúc

Mẫu hệ thống rót để tạo ra đậu hơi, đậu ngót dùng để dẫn kim loại lỏng và thoát
khí cho khuôn.

– Lắp rắp khuôn

– Bộ phận nấu chảy kim loại lỏng phải phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm
khuôn, lắp ráp khuôn để tiến hành rót kim loại lỏng vào khuôn kịp thời. Nấu
chảy vật liệu: [4]
Gang Tổ chức Độ bén Giới hạn Độ dãn ứng dụng
kéo chày dài 50mm

15
(MPa) (MPa) (%)

Block động cơ, mảy


Xám Peclit 275 240 0,4
công cụ

–  Sau khi kim loại đông đặc, vật đúc được hình thành trong khuôn, tiến hành
phá khuôn, lõi, làm sạch vật đúc, kiểm tra vật đúc bằng thủ công hoặc bằng máy.

–  Kiểm tra vật đúc về hình dáng, kích thước, chất lượng bên trong.

3.4. Thiết kế nguyên công

16
a) Nguyên công đúc

Thực hiện đúc bằng khuôn cát cho ra sản phẩm đúc( thân máy chưa tiến hành
gia công)

b) Nguyên công phay

Đối với các mặt phẳng chính có thể gia công bằng phương pháp sau:

• Phay thô - phay tinh

Dao phay phá thô RM-CMM 4000

17
Dao phay ngón tinh MUH-IPM 4000

Ở nguyên công này chúng ta thực hiện phay các bề mặt bằng dao phay thô trước
sau đó phay tinh lại ở bước quá trình gia công mặt phẳng lần cuối.

c) Nguyên công tiện

Đối với các lỗ chính:

• Tiện thô - tiện tinh

Dao tiện

d) Nguyên công khoan

Mũi khoan

18
Mũi doa

Mũi khoét

Đối với các lỗ ren:

Khoan – ta rô

Mũi taro
19
Khoan – khoả mặt đầu – ta rô

Đối với các lỗ lắp gép, lỗ chuẩn:

• Khoan - khoét – doa

3.5.Thiết kế đồ gá

Dùng xác định vị trí phôi so với dụng cụ cắt


Giữ chặt phôi dưới tác dụng của lực cắt
Xác định vị trí và dẫn hướng dụng cụ cắt
Tạo thêm một số chuyển động để gia công bề mặt phức tạp
Tác dụng của đồ gá:
Nâng cao năng suất và độ chính xác. Mở rộng khả năng công nghệ của thiết bị
giúp gia công được các nguyên công khó. Giảm nhẹ sự căng thẳng và cải thieenj
điều kiện làm việc của công nhân. Không cần sử dụng thợ bậc cao.

3.6.Trình bày công nghệ chế tạo sản phẩm

a) Gia công mặt phẳng chuẩn trên và dưới thân động cơ.

b) Gia công các mặt phẳng khác.

c) Gia công sơ bộ các lỗ xylanh.

20
d) Gia công sơ bộ các lỗ lắp trục khuỷu, trục phân phối khí.

e) Kiểm tra khuyết tật của phôi.

f) Gia công bán tinh các lỗ xylanh.

g) Gia công bán tinh các lỗ lắp ghép trục cam và trục khuỷu.

h) Gia công thô các lỗ lắp ghép khác.

i) Gia công bán tinh các lỗ lắp ghép khác.

k) Gia công các lỗ kẹp chặt.

l) Gia công tinh mặt lắp ghép với nắp máy.

m) Gia công tinh lỗ xylanh.

21
n) Gia công tinh các lỗ lắp ghép trục cam và trục khuỷu.

o) Gia công lần cuối lỗ xylanh.

p) Tổng kiểm tra.

22
PHẦN 4: KẾT LUẬN

4.1. Lĩnh vực và khả năng ứng dụng, triển khai sản phẩm trong đời sống
hay kỹ thuật

Thân động cơ là một phần trong động cơ nên nó được ứng dụng vô cùng rộng
rãi trong đời sống hay kỹ thuật. Xuất hiện từ những ngành công nghiệp nặng cho
tới khi các loại máy móc thiết bị sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Một trong những ứng dụng thường bắt gặp nhất của động cơ đốt trong là phương
tiện di chuyển, máy công cụ, xe nâng hàng, máy phát điện. [5]

a) Ứng dụng của động cơ đốt trong với phương tiện di chuyển

Ứng dụng của động cơ đốt trong trong sản xuất các phương tiện di chuyển hàng
ngày là ứng dụng phổ biến và quan trọng nhất. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các
loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong như: Oto, xe máy, xe đầu kéo, xe tải,
… Động cơ đốt trong sử dụng cho các loại phương tiện thường là động cơ xăng
hoặc dầu diesel. Chúng được thiết kế với kích thước nhỏ cho tới lớn vọng rất lớn
tùy thuộc vào mục đích và các loại phương tiện mà chúng phục vụ. Người ta có
thể sử dụng 1 xilanh, 2 xilanh cho ,tới 8 hoặc 32 xi lanh trong một khối động cơ.

b) Ứng dụng của động cơ đốt trong trong lĩnh vực quân sự

Ứng dụng lớn giữa hai của động cơ đốt trong tả hoạt động trong các lĩnh vực
liên quan tới quân sự. Đôi khi người ta còn cho rằng động cơ đốt trong chính là
động lực để tạo nên hai cuộc chiến tranh thế giới. Chúng có mặt trong hầu hết
các phương tiện kỹ thuật quân sự và khí tài. Một số phương tiện sử dụng động
cơ đốt trong trong lĩnh vực quân sự như: xe tăng, xe tải, các loại tàu thuyền,…

c) Ứng dụng trong sản xuất máy công cụ nông nghiệp

Trong hoạt động sản xuất máy công cụ phục vụ lĩnh vực nông nghiệp động cơ
đốt trong hiện tại là là loại động cơ không thể thay thế được. Với ưu điểm là độ
bền cao hoạt động bền bỉ dễ dàng bảo trì bảo dưỡng, Động cơ đốt trong được
được sử dụng ảnh để chế tạo máy thu hái, máy bơm, máy sơ chế nông sản, cho

23
tới các loại máy cắt cỏ, máy cưa,… Các loại máy tự chế của người nông dân
cũng đa số sử dụng các loại động cơ đốt trong.

d) Ứng dụng trong sản xuất máy phát điện

Tại những khu vực mà điện lưới quốc gia không thể với tới, thì máy phát điện sử
dụng động cơ đốt trong được sử dụng rất phổ biến. Tại cơ cơ quan, bệnh viện, tổ
chức nhà nước, hay các hộ gia đình cũng thường được trang bị máy phát điện sử
dụng động cơ đốt trong. Người ta sẽ chạy phát phát điện bằng cách khởi động
động cơ đốt trong. Sau đó tạo ra động năng, làm quay hệ thống máy phát. Nhờ
ưu điểm hoạt động ổn định, mà dòng điện tạo ra điện áp liên tục, và đều đặn
hơn.

e) Ứng dụng trong sản xuất xe nâng hàng

Trong lĩnh vực nâng hạ hàng hóa các dòng xe nâng dầu, xe nâng xăng cũng
chiếm ưu thế vượt trội. Chúng có độ bền cao, chi phí đầu tư ban đầu thấp, điều
quan trọng nhất của các loại xe nâng trang bị động cơ đốt trong là sức mạnh
vượt trội, khả năng làm việc ở nhiều điều kiện khác nhau của chúng. Các loại xe
nâng dầu diesel được sử dụng phổ biến nhất. Một số loại xe nâng dầu diesel phải
kể đến như: Xe nâng dầu 2 tấn, xe nâng dầu 3 tấn, cho tới các dòng xe nâng siêu
tải trọng 50 tấn. Nhược điểm duy nhất của các loại xe nâng sử dụng động cơ đốt
trong so với xe nâng điện là ồn ào, và phát thải khí nhà kính.

f) Ứng dụng trong sản xuất máy, và máy công trình

Ứng dụng lớn khác của các loại động cơ đốt trong là phục vụ trong ngành công
nghiệp xây dựng, ngành công nghiệp nặng. Tại những công trường bạn không
khó để bắt gặp các loại máy móc sử dụng động cơ đốt trong như: Máy xúc, máy
ủi, băng truyền, máy đóng cọc,….

4.2. Thực trạng và ưu nhược điểm

a) Thực trạng
Giờ đây, nhiều nước EU đang cân nhắc việc cấm hoàn toàn động cơ đốt trong và
chỉ cho phép xe điện được lưu thông trên đường vào năm 2035. Điều này khiến

24
cho Evtec phải chuyển đổi cơ cấu công ty sang sản xuất phụ tùng cho xe điện.
[6]

Các công ty khác, chẳng hạn như nhà cung cấp hệ thống truyền động của Đức,
Vitesco Technologies Group AG, đang tìm cách chuyển trọng tâm từ động cơ
đốt sang EVs - dự kiến sẽ chiếm 70% thị trường xe vào năm 2030. Do đó, hoạt
động kinh doanh của họ sẽ được chia thành hai nhánh chính bao gồm một bộ
phận cho các EV và cho những công nghệ cao hơn sử dụng cho động cơ đốt
trong.

Bởi vì động cơ EV có khoảng một phần ba các bộ phận của động cơ đốt trong,
các nhà sản xuất đã cảnh báo về tình trạng mất việc lớn trong sản xuất linh kiện.
Ví dụ, Stellantis, trong quá trình chuyển đổi nhà máy động cơ ở Tremery,
Pháp sang sản xuất động cơ EV, đã cắt giảm lực lượng lao động từ 3.000 xuống
còn 2.400 và dự kiến sẽ cắt giảm thêm trong thời gian tới.

Theo nhà tư vấn ngành ô tô Bernd Bohr, các nhà cung cấp lớn sở hữu nhiều tiềm
lực có thể vẫn sẽ bình tĩnh trong trường hợp này. Mặt khác, các công ty nhỏ hơn
sẽ phải thích ứng, cân nhắc việc đa dạng hóa, hoặc đối mặt với khả năng rất thực
tế là phải ngừng kinh doanh.

b) Ưu nhược điểm
- Ưu nhược điểm của thân đúc liền bao gồm:
• Cấu trúc cơ bản của máy động đơn giản hơn, độ tự chống đỡ cao hơn,
năng suất rất cao và mức độ ô nhiễm thấp hơn.
• Tuy nhiên, thân xilanh liền cũng có những hạn chế như độ bền có thể gặp
phải khi chạy trong thời gian dài, cũng như cơ chế chống sụt áp chiếu
không đảm bảo tốt.
- Ưu nhược điểm của thân đúc rời bao gồm:
• Thân xilanh rời thì nó có những điều tốt hơn như tính linh hoạt cao hơn,
dễ dàng kết nối các thành phần của máy động và thời gian khởi động
nhanh hơn.

25
• Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như lỗi phức tạp có thể gặp phải khi
chế tạo và hiệu suất hồi quy ổn định thấp hơn so với thân xilanh liền.

4.3. Các đề xuất

Bảo trì, bảo dưỡng thân máy, vệ sinh để loại bỏ cặn dầu bôi trơn và bùn đất với
các dung dịch tẩy rửa chuyên nghiệp.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A2n_m%C3%A1y

[2]: https://www.tailieucokhi.net/2017/06/cau-tao-cong-dung-than-may-dong-
co.html

[3]: http://doantotnghiep.vn/thiet-ke-quy-trinh-ong-nghe-gia-cong-than-dong-co-
ts130

[4]: https://trungtamcadcam.com/hoc-co-khi_bai-14-qua-trinh-duc-gang/

[5]: https://xenangthienson.com/dong-co-dot-trong-la-gi-cau-tao/

[6]: https://autopro.com.vn/tuong-lai-mit-mu-cua-nhung-cong-ty-san-xuat-phu-
tung-dong-co-dot-trong-177221018081349154.chn

27

You might also like