You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP RÁP Ô TÔ

Thời gian: Lý thuyết 04 tiết


GiẢNG VIÊN: TS. Lại Năng Vũ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, PHƯƠNG PHÁP
I. MỤC ĐÍCH
- Giới thiệu các văn bản qui định hiện hành; tình hình thực
trạng sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam;
• Text-xuất,
Giới thiệu các quá trình công nghệ và qui trình CN sản
lắp ráp ô tô;
- Giới thiệu công tác an toàn trong sản xuất, lắp ráp ô tô
II. YÊU CẦU
- Nắm được các văn bản qui định hiện hành; tình hình
thực trạng sản xuất, lắp ráp ô tô và tiêu thụ ô tô tại VN.
- Nắm chắc khái niệm, quá trình sản xuất, quá trình CN
sản xuất, lắp ráp ô tô.
- Nắm và hiểu được các yếu tố và nguyên nhân gây mất
an toàn trong sản xuất, lắp ráp ô tô
III. PHƯƠNG PHÁP NC
-Thuyết trình + hình vẽ minh họa.
BỐ CỤC NỘI DUNG
1.1. Các văn bản quy định về SXPR ôtô ở Việt Nam
 Quyết định số 1168/QĐ-TTg, ngày 16/7/2014
Quyết định số 1211/QĐ-TTg, Ngày 24/07/2014
Nghị định 116/2017/NĐ-CP, ngày 17/10/2017
• TextThông tư số 25/2019/TT-GTVT ngày 05/7/2019
1.2. Sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam
Đánh giá về tỷ trọng và thị trường tiêu thụ ô tô
Cơ hội để thâm nhập thị trường xe hơi thế giới
Thách thức khi xuất khẩu xe vào các thị trường
1.3. Các quá trình sản xuất và quá trình công nghệ
Quá trình sản xuất và lắp ráp ô tô
Quá trình công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô
1.4.Cơ khí hóa và tự động hóa các quy trình CN
Tự động hóa thông minh trong tổ chức sản xuất
Ứng dụng kỹ thuật gia công hiện đại
Ứng dụng vật liệu mới
1.5. An toàn lao động trong sản xuất và lắp ráp ôtô
Các văn bản quy định về SXLR ôtô ở Việt Nam
1.1.1. Quyết định số 1168/QĐ-TTg, ngày 16/7/2014
Quyết định của TTCP phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
 Mục tiêu tổng quát:
 XD ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trở thành ngành CN quan trọng, đáp ứng
• Text
nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia XK;
 Tạo động lực thúc đẩy sự PT của các ngành CN khác và nâng cao năng lực
cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất
công nghiệp ôtô thế giới.
 Nội dung Chiến lược
 Xe tải, xe khách từ 10 chỗ trở lên chú trọng xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy liên
tỉnh, huyện, nội đô...
 Xe chở người đến 9 chỗ tập trung vào xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít
năng lượng phù hợp với hạ tầng GT và thu nhập của người dân
 Xe chuyên dụng SXLR một số chủng loại xe có nhu cầu lớn (xe chở beton, xe
xitec, xe phục vụ an ninh, quốc phòng ...), xe đa chức năng
Về công nghiệp hỗ trợ: Chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ
truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe;
 Phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ
tùng cho SXLR ôtô trong nước. 2026-2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về linh
kiện, phụ tùng cho SXLR ôtô trong nước. 2035, XK đạt khoảng 90.000 chiếc.
Các văn bản quy định về SXLR ôtô ở Việt Nam
1.1.2. Quyết định số 1211/QĐ-TTg, Ngày 24/07/2014
Quyết định của TTCP, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành CN ô tô Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
 Mục tiêu phát triển trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng tối đa
nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng; phấn đấu trở
• Text
thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất CN ô tô thế giới.
 Mục tiêu cụ thể:
 Đến năm 2020, tỷ trọng số lượng xe ô tô đến 9 chỗ, từ 10 chỗ trở lên, ô tô
tải, xe chuyên dùng được sản xuất lắp ráp trong nước lần lượt đạt 60%; 90%;
75% và 15% so với nhu cầu nội địa;
 Tổng lượng xe xuất khẩu là 20.000 chiếc, trong đó ô tô đến 9 chỗ và trên 9
chỗ đều đạt 5000 chiếc, ô tô tải đạt 10.000 chiếc; xuất khẩu linh kiện, phụ tùng
đạt 4 tỷ USD…
 Các giải pháp pháp về cơ chế chính sách:
 Áp dụng thuế suất NK ở mức trần các cam kết thuế quan mà Việt Nam đã
tham gia đối với các loại phụ tùng, linh kiện khuyến khích đầu tư sản xuất;
 Dự án sản xuất xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid,
xe điện…) được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất hiện hành;
 Dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô được vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển với lãi suất thấp nhất theo từng thời kỳ.
Các văn bản quy định về SXLR ôtô ở Việt Nam
1.1.3. Nghị định 116/2017/NĐ-CP, ngày 17/10/2017
Nghị định của Chính phủ Qui định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và
kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
 Quan điểm:
 Phát triển ngành CN ôtô trên cơ sở phát huy tiềm năng của DN thuộc mọi
• Text
thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
 Phát triển CN ôtô trên cơ sở bình đẳng giữa sản xuất trong nước và các
doanh nghiệp nhập khẩu ôtô;
 Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn môi trường;
 Phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong QT hội nhập quốc tế.
Trách nhiệm:
 BH, BD ô tô: xe con 03 năm hoặc 100.000 km; ô tô khách 2 năm hoặc
50.000 km; các loại xe còn lại 1 năm hoặc 30.000 km
 Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
 Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
 Cơ sở vật chất; cơ sở BH, BD ô tô thuộc sở hữu của DN hoặc do DN ký hợp
đồng thuê hoặc thuộc đại lý ủy quyền;
 Người phụ trách các dây chuyền phải có trình ĐH trở lên, thuộc ngành cơ khí,
ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực SXLR tối thiểu 5 năm;
 Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
Đáp ứng đủ ĐK an toàn về phòng cháy chữa cháy theo qui định;
Có đủ hồ sơ bảo vệ môi trường, được cơ quan cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các văn bản quy định về SXLR ôtô ở Việt Nam
1.1.4. Thông tư số 25/2019/TT-GTVT ngày 05/7/2019
Thông tư của Bộ GTVT Qui định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ô tô
 Qui định về Hồ sơ thiết kế ô tô, gồm: Đơn đề nghị thẩm định thiết kế ô tô;
Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật.
• Text
 Thuyết minh thiết kế kỹ thuật:
 Bố trí chung của ô tô thiết kế, tính toán về khối lượng và phân bố khối lượng,
tính toán lựa chọn các thiết bị đặc trưng lắp lên ô tô (nếu có), thông số và đặc
tính kỹ thuật cơ bản của ô tô thiết kế;
Tính toán đặc tính động học, động lực học và tính toán kiểm nghiệm bền các
chi tiết, tổng thành, hệ thống;
 Danh mục các tổng thành, hệ thống chính sử dụng để sản xuất, lắp ráp ô tô
có liên quan đến nội dung tính toán.
 Tính toán đặc tính động lực học: Động lực học kéo, khả năng tăng tốc; tính
ổn định ngang, dọc trạng thái tĩnh (không tải, đầy tải); tính ổn định khi quay
vòng (không tải, đầy tải); tính ổn định của ô tô khi lắp cơ cấu chuyên dùng;
Tính toán kiểm nghiệm bền: Khung xe; khung xương thân xe; dầm ngang
sàn xe dầm ngang của thùng chở hàng; liên kết thân xe hoặc thùng chở hàng
với khung xe; hộp số; trục các đăng; cầu xe; lốp xe; cơ cấu lái, đẫn động lái; cơ
cấu phanh, dẫn động phanh; hệ thống treo; liên kết các bộ phận của các trang
thiết bị đặc trưng với khung xe (nếu có).
1.2. Sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam
 Ngành CN ô tô Việt Nam được hình thành năm 1991; Thái Lan, Indonesia,
Malaysia từ những năm 1960 như vậy chậm so với khu vực 30 năm.
 Sản lượng ô tô SXLR trong nước: 287.586 xe năm 2018 ; 339.151 năm
2019 ; 323.892 năm 2020
 Tổng công suất LR theo thiết kế khoảng 755 nghìn xe/năm, (DN có vốn đầu
• Text
tư nước ngoài chiếm 35%, DN trong nước chiếm khoảng 65%)
 Trong 3 năm trở lại đây, sản lượng SXLR xe dưới 9 chỗ trên thực tế đã đáp
ứng khoảng 70% nhu cầu trong nước.
 Tỷ lệ nội địa hóa cao: xe tải nhẹ dưới 7 tấn khoảng 50%; xe khách từ 25
chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng trên 60%.
 Hiện có 10 nhà sản xuất gốc (OEM) tham gia TT: Toyota, Honda, Suzuki,
Mitsubishi, Ford, Mecerdes Benz, Thaco, TC Motor, VinFast. Thực hiện
LR dạng CKD trên dây chuyền gồm 4 công đoạn chính là: hàn, sơn, lắp ráp và
kiểm định; Toyota, VinFast, Thaco…thêm công đoạn dập thân vỏ xe.
 Có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3.
Những linh kiện nội địa hóa chủ yếu là các chi tiết cồng kềnh, giản đơn, sử
dụng nhiều nhân công, giá rẻ hư: ghế, ắc quy, nhựa cỡ lớn... Phần lớn linh kiện
và cụm linh kiện phải nhập khẩu. Chưa kể, những linh kiện sản xuất ở Việt Nam
đều có giá thành gấp 2-3 lần so với Thái Lan và Indonesia.
1.2. Sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam
 Đánh giá về tỷ trọng thị trường ô tô
 Năm 2019: Nhập khẩu 110.055 xe (32%); SXLR 233.954 xe (68%)
 Năm 2020: Nhập khẩu 95.715 xe (29%); SXLR 235.679 xe (71%)
 6 tháng 2021: Nhập khẩu 49.369 xe (33%) ; SXLR 101.451 xe (67%)
Thị trường tiêu thụ:
• Text
 Doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô thuộc VAMA trong năm 2020
đạt 296.634 xe, giảm 8% so với năm 2019.
Trong đó, doanh số bán ô tô lắp ráp trong nước giảm 1% trong khi xe nhập
khẩu giảm tới 17% so với cùng kì năm 2019
 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh số lên tới 150.481 chiếc, tăng 40% so với
cùng kì năm 2020.
Trong đó, ô tô du lịch tăng 37%; xe thương mại tăng 48% và xe chuyên dụng
tăng 68%. Xe SXLR tăng 29%, xe nhập khẩu tăng 59%
 Cơ hội để thâm nhập thị trường xe hơi thế giới
 Năm 2020, Công ty Trường Hải đã XK sang Thái Lan, 1.407 xe, đạt gần 50
triệu USD. Công ty Ford Việt Nam, sau khi nâng công suất lên 40.000 xe/năm,
cũng xuất khẩu những mẫu xe EcoSport, Transit, Tourneo sang một số thị
trường trong khu vực.
 Đầu năm 2021, VinFast chuẩn bị xuất sang thị trường Mỹ hai mẫu xe điện
cao cấp là VinFast VF33 và VinFast VF32
Công ty TC Motor cũng đang củng cố những điều kiện cần thiết để XK sang
các thị trường khu vực.
1.2. Sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam
 Thách thức khi xuất khẩu xe vào các thị trường
 Cung ứng linh kiện tại chỗ Việt Nam còn rất yếu.
 Với dòng xe cá nhân có 80 DN sản xuất linh kiện, cung cấp cho 10 nhà sản
xuất gốc. Trong đó, có 18 nhà cung cấp cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3.
Thái Lan gần 2.000; Indonesia 1.000.
• Text
 Linh kiện SX tại Việt Nam chủ yếu là các cụm chi tiết đơn giản, cồng kềnh
như: khung ghế, ắc quy, chi tiết nhựa cỡ lớn

 Giá thành xe SXLR hiện cao hơn 20% so với Thái Lan và Indonesia

 Rào cản về cam kết hiệp định TM


Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA): EU sẽ mở cửa TT ô tô
cho Việt Nam thuế ưu đãi (MFN) 10% sẽ giảm về 0% sau 7 năm, linh kiện
VTPT thuế nhập khẩu từ 3 - 4% sẽ được cắt bỏ ngay khi EVFTA có hiệu lực.

 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA): Thuế NK ôtô từ ASEAN về
Việt Nam sẽ xuống mức 0% (với xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối từ 40% trở
lên) từ 01/01/2018.
1.3. Các quá trình SX và quá trình CN
1.3.1. Quá trình sản xuất và lắp ráp ô tô
 Khái niệm quá trình SXLR ô tô: Là tổng hợp các hoạt động của con người và
công cụ sản xuất, các dịch vụ thông tin cần thiết để tác động vào nguyên vật
liệu, linh kiện bán thành phẩm nhằm sản xuất ra sản phẩm cung cấp và thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Gồm 2 quá trình:
• Text
 Quá trình sản xuất với mối liên hệ bên ngoài:
1.3. Các quá trình SX và quá trình CN
1.3.1. Quá trình sản xuất và lắp ráp ô tô
 Quá trình sản xuất với mối liên hệ bên trong, gồm 3 quá trình cơ bản:
 Quá trình quản lý và điều hành sản xuất:
 Tổ chức lập kế hoạch sản xuất;
 Quản lý và điều phối nhân sự;
• Text
 Quản lý chất lượng sản phẩm;
 Điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với năng lực và nhu cầu thị trường...
 Quá trình chuẩn bị tư liệu sản xuất:
 Lập qui trình công nghệ và các tài liệu phục vụ cho sản xuất;
 Xây dựng nhà xưởng; đào tạo nguồn nhân lực;
 Đầu tư mua sắm trang thiết bị dụng cụ công nghệ;
 Bố trí và cung cấp nguồn năng lượng - động lực;
 Xuất nhập nguyên vật liệu, linh kiện, thành phẩm...
 Quá trình công nghệ sản xuất:
 Chế tạo phôi, gia công cơ khí, xử lý và sơn bề mặt;
 Lắp ráp linh kiện và lắp ráp ô tô;
 Kiểm tra thử nghiệm và hiệu chỉnh sản phẩm..
 Cơ cấu tổ chức trong nhà máy SXLR ô tô gồm 4 bộ phận cơ bản:
 Quản lý và điều hành sản xuất;
 Sản xuất chính;
 Sản xuất phụ;
 Phục vụ.
1.3. Các quá trình SX và quá trình CN
1.3.2. Quá trình công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô
 Khái niệm quá trình công nghệ SXLR ô tô: Quá trình công nghệ là một phần
của quá trình sản xuất, ở đó con người trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công
cụ lao động tác động lên đối tượng sản xuất và làm thay đổi trạng thái và tính
chất của đối tượng sản xuất. Quá trình công nghệ SXLR ô tô gồm 03 quá trình:
• Text
 Quá trình công
nghệ chế tạo chi tiết

 Quá trình công


nghệ lắp ráp

 Quá trình kiểm tra,


thử nghiệm và hiệu
chỉnh
1.3. Các quá trình SX và quá trình CN
1.3.2. Quá trình công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô
 Quá trình công nghệ chế tạo chi tiết:
 Các tác động làm thay đổi trạng thái hình học (kích thước, hình dáng, vị trí
tương quan..);
• Text
 Thay đổi tính chất cơ lý (độ cứng, độ bền, ứng suất, trạng thái bề mặt).

 Quá trình công nghệ lắp ráp:


 Tác động tạo ra vị trí tương quan xác định giữa các chi tiết,
 Thông qua các mối ghép để tạo ra các sản phẩm như các cụm, tổng thành,
khung thân vỏ và ô tô.

 Quá trình kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chỉnh :


 Nhằm đánh giá xác định chất lượng của sản phẩm.
 Công tác hiệu chỉnh nhằm thay đổi tương qua giữa các chi tiết như khe hở,
hành trình
 Thay đổi các đại lượng vật lý (áp suất, thời điểm, lượng phun nhằm đảm
bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm đó.
1.4. Cơ khí hóa và tự động hóa các QTCN
1.4.1. Tự động hóa thông minh trong tổ chức sản xuất
Ngành sản xuất ô tô đã trải qua bốn giai đoạn chính về tự động hóa
Tự động hóa liên hệ cứng (trước năm 1950):
Sử dụng các máy chuyên dùng hoặc tổ hợp máy gia công, tự động hóa đơn
chiếc, sản suất hàng loạt, hàng khối. Ưu điểm năng xuất cao; nhược điểm khó
• Text
thay đổi khi thay đổi sản phẩm.
Tự động hóa liên hệ mềm (1952-1980):
QTCN có thể lập trình để thay đổi với đối tượng SX, sản phẩm chất lượng cao
thích ứng với cả sản xuất vừa và nhỏ. Khi kỹ thuật máy tính phát triển, máy gia
công NC thay bằng các máy CNC với kỹ thuật gia công nhóm (GT), điều khiển
phân số bố thức (DNC), đơn nguyên SX mềm (FMC), hệ thống SX mềm
(FMS), dây truyền sản xuất mêm (FML).
Tự động hóa tổ hợp sản xuất (cuối thế kỷ 20):
Tổ chức kiểu tổ hợp sản xuất bằng máy tính (CIM) và hệ thống tổ hợp sản xuất
điều khiển bằng máy tính (CIMS). Ưu điểm: giải quyết tối ưu các TQCS, gồm: T
(Time – T) - (Quality – Q) - (Cost – C) - (Service - S). Quá trình sản xuất gắn với
công nghệ hiện đại trong gia công, điều khiển tự động, máy tính - thông tin, tổ
chức sản xuất và quản lý sản xuất.
Tự động hóa sản xuất thông minh (Cuối thể kỷ 20 - thế kỷ 21):
Hệ thống: Sản xuất thông minh (IMS); nhậy hóa sản xuất (AMS); Mô phỏng hóa
sản xuất (VMS); Mạng lưới sản xuất (NMS); Toàn cầu hóa sản xuất (GMS) và
môi trường hóa sản xuất (GMS).
1.4. Cơ khí hóa và tự động hóa các QTCN
1.4.2. Ứng dụng kỹ thuật gia công hiện đại
 Phương pháp gia công hiện đại:
 Đặc điểm: khác biệt với phương pháp gia công truyền thống (dựa vào độ
cứng của dao, cơ năng và lực cắt):
 Không dựa vào dao cụ, hạt mài mà sử dụng điện năng, quang năng, nhiệt
• Text
năng, sóng siêu âm hoặc hóa năng để cắt gọt vật liệu.
 Sử dụng công cụ có độ cứng hoặc độ bền có thể thấp hơn vật liệu cần gia
công.
Trong quá trình gia công lực cắt gọt không tồn tại một cách rõ ràng giữa công
cụ cắt gọt và vật liệu gia công.

 Phân loại: Dựa trên nguyên lý và nguồn năng lượng đưa vào gia công. Chia
làm 4 nhóm chính:
 Gia công cơ: sử dụng cơ năng để tiến hàng gia công, như: Sóng siêu âm, tia
nước, dòng hạt mài
 Gia công điện vật lý: Lợi dụng điện năng để chuyển hóa thành nhiệt năng
hoặc quang năng như: tia lửa điện, tia điện từ, tia laser, hồ quang điện.
 Gia công điện hóa: sử dụng năng lượng điện hóa để bóc tách vật liệu cơ chế
ngược với quá trình mạ, như: mài, đánh bóng, gia công lỗ, làm sạch ba via.
 Gia công hóa: sử dụng chất hóa học có tính khắc hóa mạnh để tách vật liệu
khỏi chi tiết gia công, như: phay, khắc tạo phôi.
1.4. Cơ khí hóa và tự động hóa các QTCN
1.4.2. Ứng dụng kỹ thuật gia công hiện đại
 Công nghệ gia công hiện đại
 Gia công cao tốc (MSM): Tốc độ cắt dao cao, tốc độ quay của trục chính cao,
lượng ăn dao lớn, năng suất cắt cao.Giảm thời gian 90%, giảm chi phí 50%.
Được áp dụng để chế tạo khuôn mẫu, chế tạo các chi tiết bằng hợp kim nhôm
• Text
hay vật liệu rẻo phi kim loại. Trên các máy có tốc độ trục chính 10.000 - 25.000
vòng/phút
 Gia công tạo mẫu nhanh (RPT): Dựa trên khả năng dính kết hoặc phản ứng
hóa học làm cho vật liệu sinh trưởng trong môi trường đặc biệt để tạo hình chi
tiết. Gồm các công nghệ:
 Công nghệ SLA: Chuyển mẫu chi tiết từ công nghệ file 3D thành mẫu vật lý
nhờ sự kết hợp sử dụng chùm tia laser, phản ứng quang hóa và phần mềm
điều khiển.
 Công nghệ SLS: Giống như công nghệ SLA sử dụng phương pháp thiết kế
bằng tia laser có chọn lọc.
 Công nghệ FDM: Tạo chi tiết bằng cách đắp từng lớp mỏng vật liệu,
 Công nghệ SGC: Cũng sử dụng vật liệu lỏng quang hóa như SLA nhưng
dùng nguồn năng lượng là tia cực tím chiếu đồng thời trên bề mặt vật liệu qua
một tâm phim âm bản so với biên dạng mặt cắt của mẫu 3 chiều.
1.4. Cơ khí hóa và tự động hóa các QTCN
1.4.3. Ứng dụng vật liệu mới
 Vật liệu mới chất lượng cao, vật liệu siêu nhẹ - siêu bền, vật liệu thông minh
có thuộc tính thay đổi theo điều kiện sử dụng và thân thiện với môi trường như:
Gốm, Nano, vật liệu sinh học.

• Text
 Vật liệu gốm: Gốm áp điện, gốm sinh học, màng gốm, và gốm thủy tinh có
tính siêu dẫn điện, độ bền cao, độ nhạy, độ chính xác cao để chế tạo các chi
tiết điện tử trên ô tô.

 Vật liệu Aerogel: hình thành từ các chất Gel khi rút hết chất lỏng, thay thế
bằng chất khí hoặc chất có tính chất đặc biệt tạo ra vật liệu siêu bền, siêu nhẹ
và cách nhiệt tốt.

 Các Polymer tổng hợp: với cấu trúc phân tử thông minh có thế thay đổi hình
dạng và tính chất vật lý để chế tạo lốp thông minh.

 Vật liệu nano: cấu trúc vật chất siêu nhỏ, vật liệu Nano có tính bám dính cao
và bền vũng với môi trường, chống bám bẩn, tẩy rửa tốt được ứng dụng sản
xuất sơn ô tô.
1.5. An toàn lao động trong SXLR ôtô
1.5.1. Các yếu tố nguy hiểm trong SXLR ô tô
 Các bộ phận và cơ cấu sản xuất: cơ cấu truyền động, trục, khớp nối truyền
động, đồ gá...
 Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công: dụng cụ cắt, mài, phôi, chi tiết gia công,
bavia là sạch vật đúc, khi rèn rập...
• Text
 Nguồn điện: phụ thuộc các yếu tố cường độ, điện áp, thời gian tác động, đặc
điểm cơ thể người tiếp xúc...
 Các yếu tố về nhiệt: kim loại nóng chảy, vật liệu nung nóng, thiết bị nung, khí
nóng, hơi nước nóng, ...
 Các chất độc công nghiệp: sơn, dầu, mỡ, xăng, xâm nhập vào cơ thể khi thao
tác, tiếp xúc..
 Các chất lỏng hoạt tính: Axit, kiểm
 Bụi công nghệp: gây các tổn thương cơ học, bụi độc hay nhiễm độc, ẩm điện..
 Nguy hiểm nổ: nổ hóa học hay nổ vật lý..
Những yếu tố nguy hiểm khác: làm việc trên cao, thiếu rào chắn, vật rơi, tơn
trượt..
1.5. An toàn lao động trong SXLR ôtô
1.5.2. Nguyên nhân gây tai nạn
 Nhóm nguyên nhân về kỹ thuật:
Trang thiết bị công nghệ; quá trình công nghệ;
 Độ bền các chi tiết máy; thiếu thiết bị che chắn; thiết thiết bị cảnh báo;
 Không thực hiện đúng qui tắc, qui trình an toàn;
• Text
 Thiếu điều kiện trang bị cơ khí hóa, tự động hóa;
 Thiếu hay không sử dụng trang bị bảo hộ lao động...
 Nhóm nguyên nhân về tổ chức:
Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý; bố trí trang bị máy móc sai nguyên tắc;
 Bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm không đúng nguyên tắc;
 Thiếu phương tiện đặc chủng, không phù hợp;
 Không tổ chức huấn luyện hay huấn luyện chất lượng kém..
 Nhóm nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp:
 Các điều kiện vệ sinh, bố trí nguồn phát sinh hơi, khí bụi..;
 Phát sinh bụi, khí độc do rò rỉ;
 Điều kiện khí hậu, chiếu sáng, độ ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
 Trang bị bảo hộ lao động; chấp hành qui định vệ sinh cá nhân..
1.5. An toàn lao động trong SXLR ôtô
1.5.3. Biện pháp an toàn trong SXLR ô tô
 An toàn trong các phân xưởng gia công chế tạo, lắp ráp:
 Tính toán thiết kế và lựa chọn công nghệ phù hợp. HL kỹ thuật an toàn lao
động ngành nghề chuyên môn và vận hành thiết bị.
 Tuân thủ các KT nội qui an toàn lao động trước, trong và sau khi vận hành.
• Text
 Trang bị đầy dủ, đúng yêu cầu kỹ thuật phù hợp với công việc.
 An toàn về điện:
 Đảm bảo khoảng cách an toàn chọn đúng điện áp, đấu nối dúng qui định.
 Sử dụng các thiết bị dụng cụ an toàn và trang bị bảo vệ cá nhân khi làm việc.
 Đầy đủ thiết bị, biển hiện cảnh báo, hướng dẫn sử dụng.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra qui tắc an toàn, dự phòng cách điện..
 An toàn thiết bị nâng hạ:
 Có hồ sơ thiết kế lắp đặt, tài liệu hướng dẫn vận hành, sử dụng.
 Trước khi cho thiết bị hoạt động phải kiểm tra TTKT, đầy đủ cơ cấu an toàn.
 SD đúng người, đúng qui trình, qui định: tải trọng, hành trình, góc xoay...
 Đầy đủ thiết bị, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.
 An toàn thiết bị áp lực:
 Quản lý chặt trẽ các thiết bị tạo áp lực và chịu áp lực theo đúng QT, TC.
 Xây dựng đầy đủ các tài liệu HD, tiêu chuẩn qui phạm cho người sử dụng.
 An toàn hóa chất:
 Hạn chế tiếp xúc trực tiếp; TH đúng qui định bảo quản, cất giữ, sử dụng bố trí
hệ thống thông gió, hút khí độc. Trang bị đầy đủ các trang bị, bảo hộ lao động.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu mục tiêu và nội dung cơ bản các văn bản về sản xuất, lắp ráp
ô tô tại Việt nam?
2. Nêu tóm tắt tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam (số lượng,
chủng loại, tỷ trọng sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ trong nước. Cơ hội,
• Text
thách thức thâm nhập thị trường ô tô thế giới?
3. Nêu khái niệm quá trình sản xuất lắp ráp ô tô? Trình bày quá trình
sản xuất lắp ráp ô tô với mối liên hệ bên ngoài và bên trong nhà máy?
4. Nêu khái niệm và nội dung cơ bản của quá trình công nghệ cơ bản
trong sản xuất lắp ráp ô tô?
5. Nêu các ứng dụng kỹ thuật gia công hiện đại trong sản xuất và lắp
ráp ô tô?
6. Nêu các ứng dụng vật liệu mới trong sản xuất lắp ráp ô tô?
7. Nêu các yếu tố nguy hiểm gây mất an toàn trong sản xuất lắp ráp ô
tô?
8. Trình bày các nguyên nhân và biện pháp bảo đảm an toàn trong
sản xuất lắp ráp ô tô?

You might also like