You are on page 1of 26

TỔNG QUAN NGÀNH Ô TÔ

Một số chỉ tiêu chính


 Tổng doanh thu: 10.3 tỷ USD
 Ô tô sản xuất trong nước: 263.170 chiếc
 Tỷ lệ nội địa hoá 15%

Ngành ô tô Việt Nam mới


đang ở giai đoạn đầu của chu
kỳ phát triển. Ngành có đóng
góp lớn vào nên kinh tế nên
được quan tâm đặc biệt từ
phía cơ quan quản lý.
Cấu trúc ngành:
 Chu kỳ ngành phát triển
 Mức độ tập trung thấp

 Biến động doanh thu cao


 Hỗ trợ ngành trung bình – cao
 Mức độ tập trung trung bình – cao
 Pháp luật và chính sách cao
 Bước nhảy khoa học kỹ thuật trung bình
 Rào cản gia nhập cao
 Thương mại toàn cầu trung bình
 Mức độ cạnh tranh trung bình – cao
SỨC HẤP DẪN NGÀNH
 Ngành ô tô dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía chính phủ:
Ngành Ô tô luôn là ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP của các nước lớn trên thế giới với
3.25% GDP của Mỹ, 5% GDP của Trung Quốc, 4% GDP của Đức và 12% GDP của Thái Lan. Tại Việt
Nam, ngành Ô tô cũng chiếm tới 3% GDP cả nước. Chính vì lý do này mà ngành luôn dành được
những sự quan tâm và đối xử đặc biệt từ phía chính phủ. Các hiệp định thương mại từ trước
đến nay luôn có những ngoại lệ dành cho ngành Ô tô nhằm bảo vệ ngành trước sức ép cạnh
tranh từ các nước trên thế giới, ngoại trừ ATIGA (và có thể là EVFTA sắp tới)
 Sức cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước còn yếu so với các nước trong khu vực:
Quy mô thị trường xe ô tô Việt Nam hiện quá nhỏ để khiến cho các hãng xe chi tiền đầu tư sản
xuất linh kiện, phụ tùng. Theo Toyota Việt Nam, số lượng phụ tùng, linh kiện bán được hàng
năm phải đạt khoảng 50,000 bộ thì mới khả thi để đầu tư. Có nghĩa là một mẫu xe phải sản xuất
được 50,000 chiếc trong một năm, gấp đôi doanh số tiêu thụ của các mẫu xe bán chạy hiện tại.
Quy mô nhỏ trong khi những ưu đãi để thu hút đầu tư phụ trợ là chưa rõ ràng đã khiến cho việc
sản xuất ở Việt Nam chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp. Điều đó khiến giá thành xe sản xuất ở Viêt Nam
cao hơn 10 – 20% so với các nhà sản xuất lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.
 Môi trường kinh doanh đang thay đổi:
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký tổng cộng 12 hiệp định thương mại tự do với các
nước và các khối, trong đó 10 hiệp định đã có hiệu lực. Một điều khá đặc biệt ở các hiệp định đã
ký kết đó là 2 ngành công nghiệp như Ô tô và Thép luôn được đối xử hết sức đặc biệt và thường
không nằm trong danh mục các dòng thuế được miễn giảm, chỉ ngoại ngoại trừ ATIGA và có thể
là EV-FTA sắp tới.
Với việc nhập khẩu dễ dàng hơn và thuế tiêu thụ đặc biệt giảm có thể được áp dụng, chúng tôi
kỳ vọng rằng giá xe ô tô trong nước sẽ giảm xuống và phụ hợp hơn với thu nhập của người dân,
qua đó thúc đẩy tiêu thụ xe.
 Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp:
Về cơ hội, những thay đổi trong ngành qua đó dẫn tới bùng nổ tăng trưởng tiêu thụ. Giảm thuế
tiêu thụ đặc biệt nếu được áp dụng cũng sẽ là cách giúp gia tăng lợi thuế cho doanh nghiệp có
khả năng thúc đẩy tỷ lệ nội địa hóa. Sản lượng tăng cao lại tiếp tục giúp cho ngành đạt đủ quy
mô đầu tư, sức cạnh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng lên.
Về phần rủi ro, có thể thấy rõ sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào cách thức bảo hộ của
chính phủ. Với việc hoạt động nhập khẩu ô tô đang diễn ra mạnh mẽ thì sẽ là sự đe dọa tới các
nhà lắp ráp trong nước trong thời gian sắp tới. Một số hãng lớn như Toyota thậm chí đã tính tới
chuyện ngừng sản xuất ô tô tại Việt Nam mà chuyển sang nhập khẩu khi thuế giảm về 0%. Nếu
như không sớm có những biện pháp kịp thời để giữ chân các nhà sản xuất thì ngành ô tô trong
nước sẽ phải chịu những thiệt hại rất lớn.
 Tính kinh tế theo quy mô là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tỷ lệ nội địa hoá thấp:
Giá thành sản xuất luôn là yếu tố quyết định đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp nói chung và ngành ô tô nói riêng. Theo Toyota Việt Nam, số lượng phụ tùng, linh kiện
bán được hàng năm phải đạt khoảng 50,000 bộ thì mới khả thi để đầu tư. Có nghĩa là một mẫu
xe phải sản xuất được 50,000 chiếc trong một năm. Đây là lý do vì sao các hãng sản xuất ô tô ở
Việt Nam mới chỉ làm các khâu lắp ráp và hoàn thiện như giập vỏ, sơn, … khi những mẫu xe bán
chạy nhất có thể kể đến như Hyundai I10, Toyota Vios cũng chỉ có mức doanh số bán đạt 20,000
– 30,000 xe một năm. Không có đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng cũng đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp thiếu đi lợi thế cạnh tranh nếu so với các nước trong khu vực như Đông Nam Á
như Thái Lan (Sản xuất 2 triệu xe mỗi năm).

Tính kinh tế theo quy mô cũng được phản ánh ở các hãng sản xuất tô tô và linh kiện trên thế
giới. Theo thống kê từ 27 hãng sản xuất xe hơi và 36 nhà cung cấp hàng đầu, biên lợi nhuận của
những doanh nghiệp quy mô lớn hơn thường cao hơn do doanh số đủ lớn để bù đắp chi phí
R&D, chi phí đầu tư ban đầu.

 Tiêu thụ xe ô tô có thể được đẩy mạnh trong các năm tới khi giá bán ô tô giảm nhờ những
thay đổi trong môi trường pháp lý:
Ngành Ô tô Việt Nam đứng trước sự thay đổi lớn về môi trường pháp lý tạo ra cơ hội lớn cũng
như rủi ro cho các doanh nghiệp. Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký tổng cộng 12 hiệp
định thương mại tự do với các nước và các khối, trong đó 10 hiệp định đã có hiệu lực. Một điều
khá đặc biệt ở các hiệp định đã ký kết đó là 2 ngành công nghiệp như Ô tô và Thép luôn được
đối xử hết sức đặc biệt và thường không nằm trong danh mục các dòng thuế được miễn giảm vì
đây là 2 ngành công nghiệp trọng điểm có đóng góp lớn vào nền kinh tế.
Sở dĩ Việt Nam chấp nhận giảm đi sự bảo hộ đối với một ngành quan trọng và có tiềm năng phát
triển lớn trong tương lai là để đội lại lấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Khi tham gia
hiệp định với càng nhiều nước thì sẽ càng dễ dàng cho những doanh nghiệp đặt nhà máy ở Việt
Nam để xuất khẩu sản phẩm của mình đi nước khác. Có thể hiểu rằng, Việt Nam đang chọn con
đường để trở thành một công xưởng sản xuất, đây cũng là bước đệm cần có để tạo ra một nền
tảng phụ trợ giúp khối doanh nghiệp nội có thể phát triển.

 Sự ủng hộ của người dân đối với hàng hoá mang thương hiệu trong nước cũng sẽ là một
yếu tố tác động liên ngành:
Khi nhìn lại những nước có nền công nghiệp ô tô phát triển và tương đối phát triển, có thể dễ
dàng nhận thấy được sự ủng hộ của người dân đối với những thương hiệu ô tô trong nước. Tại
Malaysia, 2 thương hiệu nội địa của quốc gia này là Proton và Perodua chiếm tới 47% thị phần
tiêu thụ xe. 2 thương hiệu của Malaysia cũng thường xuyên được chính phủ dành cho những ưu
ái và những chương trình hỗ trợ đặc biệt. Còn tại Hàn Quốc, 2 thương hiệu Hyundai và Kia chiếm
tới 66% thị phần tiêu thụ.
Hoàn toàn có cơ sở khi Vinfast truyền thông đánh mạnh vào lòng tự tôn dân tộc. Chính phủ Việt
Nam cũng hoàn toàn có thể áp dụng những chính sách đặc biệt đối với thương hiệu ô tô trong
nước như các nước vẫn thường làm.
 Quy mô ngành còn khiêm tốn nếu so với các nước trong khu vực:
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các nước trong khu vực như Indonesia và
Thái Lan. Chúng tôi cho rằng câu chuyện của ngành Ô tô Việt Nam 10 năm tới sẽ rất khác, lượng
xe tiêu thụ sẽ tăng lên đến một mức đủ để các nhà sản xuất đầu tư sản xuất công nghiệp phụ
trợ.

 Thị trường xe máy so sánh với thị trường xe ô tô:


Số lượng xe máy tiêu thụ hiện tại cao hơn nhiều so với số lượng ô tô tiêu thụ và đạt tới 3.4 triệu
chiếc năm 2018, tăng trưởng 3.5%. Giá trị thị trường xe máy đạt vào khoảng 118.5 nghìn tỷ VND
(5 tỷ USD), còn thị trường ô tô đạt khoảng 241.6 nghìn tỷ VNĐ (10.3 tỷ USD).

Thị trường xe máy Việt Nam đang được thống trị bởi Honda (76% thị phần) và Yamaha (21% thị
phần). Tình trạng độc quyền đã khiến cho giá xe duy trì ở mức cao, thậm chí giá do đại lý bán
cho người dân cao hơn cả chục phần trăm so với giá mà hãng công bố.
 Ngành ô tô Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng, chu kỳ này dự kiến còn tiếp tục
trong ít nhất 5 năm tới:
Dư địa tăng trưởng ngành còn rất lớn khi tỷ lệ hộ gia đình sở hữu xe ô tô mới chỉ ở khoảng 2%.
Phương tiện di chuyển của người Việt vẫn chủ yếu là xe máy. Trong bối cảnh những thay đổi về
chính sách để thúc đẩy tăng trưởng ngành ô tô được chính phủ chú trọng như hiện nay, chúng
tôi cho rằng khả năng tiếp cận của người dân đối với sản phẩm ô tô sẽ tăng lên đáng kể. Giá xe
sẽ phù hợp hơn với thu nhập của đại đa số người dân, sự lựa chọn trong phân khúc giá thấp sẽ
trở lên đa dạng hơn trước.
Triển vọng tăng trưởng sẽ có thay đổi tùy thuộc vào môi trường, điều kiện pháp lý, kinh tế của
từng giai đoạn. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng ngành Ô tô Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh
trong dài hạn trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng bền vững hơn trước.
 Những thay đổi về cơ cấu ngành đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết trên thế giới:
Mặc dù tăng trưởng tiêu thụ xe trong nước là điều dễ dàng nhận thấy nhưng ngành Ô Tô Việt
Nam cũng chịu sự ảnh hưởng lớn trước những thay đổi ngành trên thế giới. Bloomberg gọi thời
điểm hiện tại của ngành Ô tô là thời điểm chứng kiến sự thay đổi lớn chưa từng thấy trước đây.
Ô tô điện đang trở lên phổ biến hơn bao giờ hết khi có thể giải quyết được bài toán ô nhiễm đô
thị, hệ thống tự lái cũng đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Các hãng xe và cả các nhà cung cấp đang đầu tư những khoản tiền lớn cho hoạt động nghiên cứu
phát triển để đón đầu xu hướng mới. Volkswagen đứng đầu bảng với chi phí nghiên cứu đạt tới
13 tỷ USD năm 2017, chiếm xấp xỉ 8% doanh thu của hãng. Bosch cũng là một ví dụ thành công
khi bỏ lượng lớn tiền cho khâu nghiên cứu, động cơ điện của Bosch hiện được dùng cho nhiều
dòng xe ô tô cũng như xe máy

Chi phí R&P/doanh thu


Phát triển xe điện cũng yêu cầu những thay đổi lớn ở mặt hạ tầng, cụ thể là trạm sạc pin
hoặc thay pin. Những doanh nghiệp đi tiên phong và xây dựng được hệ thống trạm sạc
lớn hơn sẽ là những doanh nghiệp chiếm được thị phần. Để làm được như vậy thì các
hãng xe phải có tiềm lực tài chính rất mạnh.
THỊ TRƯỜNG
Hiện tại Việt Nam là một trong 4 nước có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tương đối phát triển
nhưng lại là nước có tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất chỉ đạt khoảng 10 – 15% tùy hãng. Trong khi đó
các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều có tỷ lệ nội địa hóa lớn hơn 70% nhờ có thị trường
lớn hơn.

Quy mô ngành nhỏ, tỷ lệ nội địa hóa thấp đã đẩy chi phí sản xuất của ngành Ô Tô VN tăng cao:
- Theo Toyota Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa thấp khiến cho giá thành sản xuất của ngành ô tô
Việt Nam cao hơn 10% so với các nước khác trong khu vực.
- Còn nếu theo báo cáo của BMI, giá thành sản xuất xe Ford Fiesta ở Việt Nam cao hơn 20%
so với các nước trong khu vực vì lý do tương tự.
Các phân khúc xe nhỏ
hiện vẫn là các dòng xe
ăn khách tại thị trường
Việt Nam.

Xét về tổng quan tình hình xuất nhập khẩu ngành, Việt Nam xuất siêu 837 triệu USD trong năm
2018. Giá trị xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam tăng đều đặn trong các
năm và đạt 7.96 tỷ USD năm 2018, tốc độ tăng trưởng CAGR 4 năm qua đạt 8.8%

Trong cơ cấu xuất khẩu phương tiện và phụ tùng của Việt Năm năm 2012, tàu thuyền chiếm
27% giá trị, tiếp theo là phụ tùng ô tô với 55% giá trị. Theo Viện nghiên cứu chiến lược, giá trị
xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô hàng năm cao hơn giá trị nhập khẩu gần 1 tỷ USD. Trong cấu
phần xuất khẩu linh kiện ô tô thì chiếm phần lớn vẫn là các doanh nghiệp FDI. Những sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là những đồ có hàm lượng công nghệ thấp như ăng ten, van
điều hòa khí xả, bàn đạp chân ga, lỗ bịt sàn…
Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất các sản phẩm phương tiện và phụ tùng của Việt Nam
với 31%. Mỹ cũng chiếm tới 17% trong cơ cấu xuất khẩu phương tiện và phụ tùng. Các đối tác
xuất khẩu lớn khác bao gồm Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan, Canada,
Malaysia,…

Về mặt nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập ô tô nguyên chiếc từ nội khối ASEAN và cụ thể là
Thái Lan và Indonesia vì có mức thuế nhập khẩu giảm về 0% kể từ 2018. Một số thị trường nhập
khẩu khác cũng chính là những nước có nền công nghiệp ô tô phát triển là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đức,… Với các loại linh kiện phụ tùng, các hãng sản xuất trong nước sẽ nhập chủ
yếu ở nội khối ASEAN và các nước gốc của thương hiệu. Ví dụ như Hyundai và Kia sẽ nhập linh
kiện từ Hàn Quốc, Honda nhập linh kiện từ Nhật Bản và Thái Lan nơi hãng này đặt nhà máy lớn
MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH
 Ngành ô tô Việt Nam có mức độ tập trung ở mức trung bình – cao:
Theo số liệu của Bộ công thương, hiện có 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp
ráp ô tô tại Việt Nma, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe,
thùng xe và 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe ô tô. Số lượng doanh
nghiệp ở Việt Nam thấp hơn nhiều nếu so với 385 doanh nghiệp ở Malaysia và 2500
doanh nghiệp ở Thái Lan.
4 nhà sản xuất xe lớn là THACO, Toyota, Hyundai, Ford chiếm tới 75% thị phần toàn
ngành. THACO đứng đầu với 2 thương hiệu xe chủ lực là Kia và Mazda, Toyota đứng thứ
2 với 19% thị phần và bám sát nút là Hyundai với 18% thị phần

 Sự hỗ trợ từ chính phủ


Những vấn đề còn tồn đọng của ngành Ô tô Việt Nam vượt ra khỏi tầm quyển soát của
bản thân các doanh nghiệp. Những chính sách bảo hộ cũng như những chính sách kích
thích đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng của chính phủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với
ngành.
 Chất lượng quản trị và chất lượng sản phẩm
Các sản phẩm lắp ráp ở Việt Nam hiện vẫn thiếu đi yếu tố này nên sản phẩm ô tô lắp ráp
luôn có chất lượng kém hơn và không tạo được lòng tin ngay cả với người tiêu dùng
Việt. Nhân công ở Việt Nam cũng không được đánh giá cao nếu so với các nước bạn như
Thái Lan, đây là yếu tố vô hình nhưng sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp có khả
năng quản lý và kiểm soát chất lượng nhân sự tốt.

Ngành Ô tô Việt Nam mặc dù có độ tập trung cao như đã phân tích, tuy nhiên số lượng
những thương hiệu trên thế giới là rất nhiều và có thể cũng sẽ tìm cách thâm nhập thị
trường Việt Nam trong tương lai. Biên lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp sản
xuất ô tô trên thế giới chỉ vào khoảng 5%. Mặc dù mức độ tập trung ở Việt Nam cao,
biên lợi nhuận và tăng trưởng cao nhưng những thay đổi tiềm tàng về môi trường kinh
doanh ở thời điểm hiện tại là cao hơn bao giờ hết. Các nhà sản xuất trong nước có thể
sẽ phải đối mặt với một khoảng thời gian khó khăn sắp tới trước khi chính phủ có những
biện pháp can thiệp khác.
PHÂN TÍCH CÔNG TY VINFAST
Nhà sản xuất đáng gờm trong tương lai:

Mặc dù tham gia thị trường sau nhưng Vingroup lại


Tập đoàn Vingroup đang là doanh nghiệp thu hút được rất nhiều sự chú ý
của dư luận vì là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam
Mã chứng khoán: VIC và thương hiệu xe hơi “made in Vietnam” Hiện tại
Vinfast đang tập trung vào cả 2 mảng của ngành là Ô
tô và Xe máy điện. Nhà máy của Vinfast được đầu tư
bài bản, chuyên nghiệp với đội ngũ nhân sự hùng
mạnh.

 Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Kinh doanh VinFast
 Trụ sở chính: Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Đảo Cát Hải, Thị trấn Cát Hải, Huyện Cát
Hải, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
 Chi nhánh Hà Nội: Tầng 7, Tòa Symphony, Đường Chu Huy Mân, Khu đô thị Vinhomes
Riverside Long Biên, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
 Điện thoại: 1900 232389
 Website: vinfast.vn
 Mã số thuế: 0107942187
VinFast là một Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô được thành lập vào tháng 06 năm 2017
với sự hậu thuẫn của Vingroup - doanh nghiệp tư nhân lớn nhất và là một trong những Tập
đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ hàng đầu Việt Nam. VinFast là tên viết tắt của từ: Việt
Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong, thể hiện khát vọng xây dựng một thương
hiệu Việt Nam có đẳng cấp và được công nhận trên trường quốc tế, mở ra cơ hội sở hữu ô tô,
xe máy phù hợp với thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân. 

Chủ tịch của VinFast là bà Lê Thị Thu Thủy - người đồng thời đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch
Tập đoàn Vingroup. Bên cạnh bà Thủy, ban lãnh đạo của VinFast cũng là những chuyên gia có
nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp ô tô như: CEO James Deluca - nguyên Phó
Chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu của General Motors, Phó Tổng giám đốc Võ
Quang Huệ - nguyên Tổng giám đốc Bosch Việt Nam,... 

VinFast hiện đang sở hữu một văn phòng đại diện ở Hà Nội và một nhà máy sản xuất có diện
tích 335 hecta với tổng vốn đầu tư 3,5 tỉ USD tại Hải Phòng, đây cũng là một trong những dự
án công nghiệp lớn nhất nước ta. Với việc xây dựng nhà máy này, VinFast đã xác lập kỳ tích
trong ngành công nghiệp xe hơi thế giới khi hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây
chuyền sản xuất chỉ trong vòng 21 tháng. Nhà máy đi vào hoạt động từ ngày 14/6, công suất
thiết kế giai đoạn 1 là 250.000 xe mỗi năm, giai đoạn 2 là 500.000 xe, tốc độ sản xuất 38 xe một
giờ. Tổ hợp nhà máy VinFast gồm nhà điều hành, khu nhà sản xuất xe máy điện, khu nhà sản
xuất ôtô, khu công nghiệp phụ trợ, trung tâm đào tạo và viện nghiên cứu và phát triển R&D. 

Bằng cách chiêu mộ những chuyên gia xuất sắc trong ngành công nghiệp ô tô - bao gồm hãng
thiết kế Ý Pininfaria, chuyên gia kỹ thuật Magna Steyr và các kỹ sư hệ thống truyền động AVL
- ngay từ đầu VinFast đã định hướng sản phẩm của mình là những chiếc xe đẳng cấp thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, VinFast đã cho ra mắt thị trường bốn dòng xe máy điện là Klara,
Ludo, Impes và Klara S - phiên bản nâng cấp thay thế cho dòng xe Klara, và ba dòng xe ô tô với
dòng Fadil thuộc phân khúc A và dòng xe Lux thuộc phân khúc E, gồm hai mẫu Lux A2.0
(sedan) và Lux SA2.0 (SUV). Trong năm 2019, VinFast đạt doanh số 67.000 ô tô và xe máy điện -
con số tương đối ấn tượng với một hãng xe mới đi vào hoạt động, đặc biệt hơn nữa khi đây là
hãng xe ô tô đầu tiên của Việt Nam. Mới đây nhất, theo số liệu thống kê từ Cục đăng kiểm, với
doanh số tổng 5.124 xe, VinFast xếp thứ 5 về doanh số bán ra trong quý I/2020. Doanh số xếp
thứ 5 thị trường được xem là kết quả tốt của hãng xe Việt sau ba tháng đầu 2020. Khách hàng
của hãng không những là người tiêu dùng thông thường mà còn các đối tác, nhân viên của tập
đoàn mẹ.

VinFast Fadil Vinfast Lux A 2.0


VinFast Klara  VinFast Klara S Cargo

VinFast Ludo VinFast Impes


Có thể thấy, chỉ sau một năm gia nhập thị trường sản xuất ô tô, xe máy điện, thương hiệu
VinFast đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình của hàng chục ngàn khách hàng. Không
chỉ vậy, cái tên VinFast cũng đã “vượt qua biên giới” với độ phủ dày đặc trên hàng loạt các
hãng thông tấn lớn trên thế giới. Khi VinFast khánh thành nhà máy với “kỳ tích 21 tháng”,
chuyên trang tài chính Bloomberg đánh giá rất cao VinFast trong “cuộc đua” với các đối thủ
lừng lẫy đến từ nước ngoài, đã có hàng chục năm kinh nghiệm. Trong khi đó, tờ Nikkei lại cho
rằng, VinFast đã thể hiện một bước đi táo bạo khi thị trường Việt Nam có quy mô còn nhỏ so
với các nước khác trong khu vực. Ở góc nhìn tổng thể, tạp chí Forbes của Mỹ đưa ra bình luận
về vai trò của VinFast trong việc trở thành đầu tàu kéo các doanh nghiệp nội địa tham gia sâu và
ngành công nghiệp phụ trợ. Riêng CNN lại chọn xe máy điện VinFast để đưa vào một phóng sự
về môi trường ở Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2018, tổng lượng vốn mà Vinfast đã đầu tư vào tổ hợp dự án ô tô và xe máy
điện là 26 nghìn tỷ VNĐ. Dự án có tổng mức đầu tư là 3.5 tỷ USD. Công suất của nhà máy sẽ vào
khoảng 500 nghìn xe/năm, mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa 60%. Những chiếc xe đầu tiên của Vinfast
dự kiến sẽ được bàn giao cho khách hàng vào quý 2/2019.

Những điểm đặc biệt ở Vinfast: Khác với những câu chuyện thông thường trên thế giới, khi các
hãng xe gia đời sau đều lựa chọn phân khúc thấp tiền hơn so với các hãng xe đi trước. Ví dụ
như Hyundai lựa chọn phân khúc thấp hơn Toyota, Proton và Perodua của Malaysia lựa chọn
phân khúc thấp hơn phân khúc của các hãng xe nước ngoài hay việc xe của cãng hãng Trung
Quốc có giá rất rẻ. Vinfast chọn cách đi khác, lựa chọn phân khúc cận sang, thể hiện ở việc lựa
chọn các trang thiết bị loại tốt, nhà cung cấp với sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Chúng
tôi cho rằng Vinfast sẽ phải có thêm nhiều sự lựa chọn “bình dân” hơn mới có thể bán được sản
phẩm cho đại đa số dân chúng.
Điểm đặc biệt hơn ở Vinfast mà chúng tôi đánh giá rất cao đó là khi những tập đoàn đầu ngành
lớn chuyển hướng sang kinh doanh ở những ngành chiến lược như Ô tô thì sẽ nhận được sự hỗ
trợ rất lớn ở chính phủ. Điều này hứa hẹn nhiều thay đổi trong ngành Ô tô Việt Nam giai đoạn
10 năm tiếp theo.

Là doanh nghiệp sản xuất xe duy nhất có quyền tự quyết tại thị trường Việt Nam. Khác với
THACO sản xuất xe cho các thương hiệu lớn nhưng lại thiên về hướng lắp ráp và phân phối,
VEAM chỉ nắm cổ phần chứ không có thực quyền tại các công ty liên doanh thì VIC sở hữu hoàn
toàn Vinfast. Các hãng xe toàn cầu có nhiều phương án lựa chọn và thường không chọn Việt
Nam làm thị trường trọng điểm, nhất là khi thuế nhập khẩu đã giảm về 0%. Còn với Vinfast,
mục tiêu tập trung chắc chắn là ở thị trường Việt Nam.

Khả năng cạnh tranh trong hiện tại là chưa có, Vinfast sẽ cần nhiều ưu đãi hơn nữa. Có nhiều
yếu tố đang làm cho Vinfast khó có thể cạnh tranh về giá thành với các hãng sản xuất khác: Quy
mô tiêu thụ còn là ẩn số, chưa tự chủ công nghệ, vốn đầu tư cao trong khi vẫn cần thêm nhiều
để nâng tỷ lệ nội địa hóa. Vinfast cần thêm nhiều ưu đãi để có đủ sức cạnh tranh với hàng nhập
khẩu từ khối ASEAN.

Tầm nhìn
Tầm nhìn của VinFast khi tham gia vào lĩnh vực sản xuất ô tô là trở thành một trong những nhà
sản xuất hàng đầu thế giới, nơi làm ra những sản phẩm thương hiệu Việt mang đẳng cấp quốc
tế. Sản phẩm của VinFast không chỉ hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Việt Nam mà còn chinh phục thị trường thế giới.

Mục tiêu
VinFast hướng tới mục tiêu tạo ra những chiếc xe trở thành hình ảnh đại diện cho Việt Nam và
có thể cạnh tranh trên thị trường ô tô thế giới. Phát biểu tại sự kiện lịch sử của Vingroup nói
riêng và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung, bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập
đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast cho biết, mục tiêu của Tập đoàn là xây dựng thương hiệu
xe Việt tầm cỡ quốc tế. Kể từ đây, Việt Nam chính thức có tên trên bản đồ công nghệ ô tô thế
giới. Cùng với đó, ông James Deluca - Tổng giám đốc nhà máy VinFast cũng chia sẻ mục tiêu của
VinFast là trở thành thương hiệu toàn cầu, trong tương lai sẽ có mặt ở nhiều thị trường trên
thế giới.
Phân tích tình hình tài chính của Vinfast

Cụ thể, VinFast cho biết đến cuối năm 2019, tổng vốn chủ sở hữu của công ty này đạt  19.459 tỷ
đồng. Với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 3,67 lần, nợ phải trả của doanh nghiệp ước khoảng
71.414 tỷ. Như vậy, tổng tài sản cân đối tổng nguồn vốn của nhà sản xuất ôtô và xe điện này
đến cuối năm 2019 là gần 91.000 tỷ đồng.

Báo cáo tóm tắt cũng lần đầu tiên công bố con số lợi nhuận của nhà sản xuất ôtô thương hiệu
Việt. Trong đó, riêng năm 2019, công ty này lỗ ròng sau thuế 5.702 tỷ, với tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) âm 29%. Thực tế, kịch bản lỗ trong những năm đầu đi vào vận hành
của VinFast đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hãng sản
xuất ôtô của Việt Nam công bố số lỗ ròng trong một năm tài chính kể từ khi đi được thành lập
năm 2017.

Trong lần trả lời Bloomberg cuối năm 2019, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup
(công ty mẹ VinFast) cũng cho biết hãng xe này sẽ chưa thể có lãi trong khoảng 5 năm tới. Theo
dự tính của ông, số tiền Vingroup phải bù lỗ cho nhà sản xuất ôtô này có thể lên tới  18.000 tỷ
đồng mỗi năm. Các khoản này bao gồm chi phí tài chính và khấu hao và mỗi năm lỗ khoảng
7.000 tỷ vì bán xe dưới giá thành sản xuất.

Người giàu nhất Việt Nam cũng dự tính sẽ bán 10% lượng cổ phần của mình để huy động vốn
cho VinFast. Trong đó, Bloomberg cho biết ông Vượng đang sở hữu 49% VinFast và 51% cổ
phần còn lại do Vingroup nắm giữ. Hiện tại, Vingroup ghi nhận VinFast trong bộ phận kinh
doanh sản xuất và các dịch vụ liên quan bao gồm cả hoạt động của Vinsmart (chuyên điện
thoại).

Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2019 mới công bố của tập đoàn này cho biết, tổng tài sản
theo bộ phận mảng sản xuất đến cuối năm qua đã đạt trên 96.200 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với
năm liền trước. Đây cũng là bộ phận kinh doanh có tài sản lớn thứ 2 tại Vingroup sau bộ phận
kinh doanh chuyển nhượng bất động sản (hơn 140.000 tỷ).

Hoạt động sản xuất (bao gồm VinFast) năm vừa qua cũng mang về cho tập đoàn 9.201 tỷ
đồng doanh thu thuần bên thứ 3, tương đương 7% doanh thu hợp nhất. Tuy nhiên, hoạt động
này cũng ghi nhận khoản lỗ trước thuế theo bộ phận 9.913 tỷ đồng vào báo cáo tài chính hợp
nhất. Trong năm 2018 trước đó, mảng sản xuất mang về cho tập đoàn Vingroup  556 tỷ
đồng doanh thu và cũng khiến tập đoàn gánh khoản lỗ 1.028 tỷ.

Thực tế nhiều năm gần đây, nhờ nguồn lợi nhuận lớn từ bộ phận kinh doanh chuyển nhượng
bất động sản và cho thuê bất động sản đầu tư (trên 32.000 tỷ năm gần nhất) mà Vingroup vẫn
có thể bù lỗ cho các mảng dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí; y tế; giáo dục; bán lẻ (đã
chuyển nhượng); và sản xuất. Trong năm 2019, tổng doanh thu thuần hợp nhất toàn tập đoàn
này đạt 130.036 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước.

Khoản lợi nhuận trước và sau thuế Vingroup thu về đạt lần lượt 15.637 tỷ và 7.717 tỷ đồng,
tăng tương ứng 13% và 24% so với năm 2018. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản doanh nghiệp
này đạt 403.741 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu đạt 120.589 tỷ, tăng lần lượt 40% và 22% so
với cuối năm 2018.
ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU
1. Điểm mạnh
 Văn hoá doanh nghiệp rõ ràng, nhất quán, mạnh mẽ, có sức lan tỏa và ảnh hưởng
trong cộng đồng cán bộ nhân viên, góp phần tăng trưởng hoạt động kinh doanh
Tinh thần làm việc kỷ luật, hết mình vì công việc đã góp phần giúp VinFast việc vượt tiến độ 3
tháng, xác lập kỳ tích mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Lần đầu tiên, một nhà máy sản
xuất xe hơi hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất, vận hành trơn tru
và đi vào sản xuất chỉ trong vòng 21 tháng. Trước đó, VinFast cũng đã xác lập các kỷ lục thế giới
về tiến độ khi trong vòng 12 tháng đã khánh thành nhà máy sản xuất xe máy điện và phát triển
thành công 3 mẫu xe ô tô. Đặc biệt, từ khi chính thức mở bán đến nay, VinFast đã nhận được
hơn 10.000 đơn đặt hàng ô tô và sẽ tổ chức bàn giao những chiếc xe đầu tiên 
Trong chuỗi giá trị Việt Nam do VinFast làm chủ – các thương hiệu hàng đầu trong ngành ô tô
quốc tế như BMW, Magna, AVL, Bosch, Siemens… tham gia như những cấu phần. Nói cách
khác, nhà máy VinFast đã đánh dấu bước tiến của công nghiệp ô tô Việt Nam từ làm thuê lên
làm chủ. Với việc khánh thành nhà máy VinFast – Việt Nam đã chính thức ghi danh là 1 nước có
công nghiệp ô tô trên bản đồ thế giới.
 Tạo môi trường cho cán bộ nhân viên phát triển và phát huy năng lực của mình
Tại Vingroup nói chung và VinFast nói riêng, các cán bộ nhân viên được làm việc trong môi
trường vô cùng thân thiện, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Thời gian làm việc: 8h/ngày; 5,5
ngày/tuần (khối hành chính, văn phòng) và 6 ngày/tuần (khối dịch vụ). Cán bộ nhân viên được
hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng nguyên lương theo đúng quy định
của Luật Lao động, có xe đưa đón của Tập đoàn khi đi làm và được phục vụ cơm trưa ở nơi làm
việc. Có thể nói rằng, cán bộ nhân viên không có gì phải “lo nghĩ”, ngoại trừ làm việc sao cho
hiệu quả nhất.
Điều kiện làm việc văn phòng cán bộ nhân viên cũng vô cùng rộng rãi, khang trang, được cấp
phát đồng phục, trang thiết bị hiện đại, được kiểm tra sức khỏe định kỳ (đối với cán bộ nhân
viên khối hành chính); được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động, vệ sinh lao
động (đối với cán bộ nhân viên khối dịch vụ). 
Khi làm việc tại VinFast, cán bộ nhân viên có cơ hội phát huy tối đa khả năng chuyên môn, sự
sáng tạo và trí tuệ, được thụ hưởng các chính sách đãi ngộ, lương thưởng vượt trội.
 Hình ảnh thương hiệu tích cực
Với sứ mệnh và mục tiêu VinFast hướng đến, được thể hiện nhất quán qua slogan, logo và các
hình ảnh nhận diện thương hiệu khác, không thể phủ nhận rằng VinFast đã và đang chiếm được
cảm tình trong lòng người tiêu dùng Việt. Ngoài ra, nhờ có xuất phát điểm từ tập đoàn
Vingroup - nơi đã tạo được hình ảnh rất tốt đối với công chúng thông qua những thành tựu
Vingroup đã làm cho du lịch, bất động sản, y tế, xã hội,... nên VinFast cũng được thừa hưởng
một phần hình ảnh thương hiệu tích cực đó.
2. Điểm yếu
 Cách làm việc đôi khi còn nguyên tắc, cứng nhắc
Hạn chế dễ nhận thấy nhất khi làm việc tại Vingroup đó chính là môi trường làm việc quá
nghiêm túc và nguyên tắc. Từ văn phòng làm việc truyền thống, “một màu”; nhân sự khá lớn
tuổi; nội quy làm việc theo nguyên tắc định sẵn; không khí làm việc thì yên ắng, tập trung,…; tất
cả đều thể hiện sự chuyên nghiệp nhưng đâu đó đi kèm là sự cứng nhắc và không phù hợp với
những nhân viên có tư tưởng phóng khoáng và thích sự linh động.
Sự gò bó, kỷ luật khi làm việc tại Vingroup còn được thể hiện ở đội phụ trách kỷ luật của
Vingroup nói chung và VinFast nói riêng. Đội kỷ luật này hoạt động với nhiệm vụ phạt trực tiếp
những nhân viên làm việc riêng, đi muộn, mắc sai phạm trong nội quy làm việc. Sự sáng tạo, trẻ
trung và năng động không phải là điểm mạnh trong môi trường làm việc tại Vingroup.
 Môi trường làm việc áp lực, cạnh tranh cao
Mức đãi ngộ đi kèm với những gì nhân viên đóng góp được, do đó môi trường làm việc của
VinFast nói riêng và Vingroup nói chung còn tồn tại nhiều áp lực cạnh tranh. Theo chia sẻ của
những cựu nhân viên từng làm việc tại Vingroup, cán bộ nhân viên của công ty thường xuyên
phải làm thêm giờ (dù công ty không yêu cầu); bởi nếu không làm thêm, công việc sẽ bị tồn
đọng, chồng chéo và không thể kịp hoàn thành deadline. Nhiều nhân viên không thể dành được
thời gian dành cho gia đình, thường xuyên phải làm cả ngày thứ bảy.
Đồng thời, Vingroup nói chung và VinFast nói riêng thường xuyên có những đợt tinh giảm biên
chế; áp lực dành cho những nhân sự làm việc không hiệu quả là rất cao. Với những bạn thực
tập sinh, hay nhân viên mới, làm việc tại Vingroup đòi hỏi sự chủ động học hỏi. Với một môi
trường kỷ luật, nguyên tắc và khối lượng công việc lớn; những nhân viên mới, vốn cần thời gian
để làm quen với môi trường thực tế rất dễ gặp trường hợp đối mặt với áp lực dày đặc ngay
trong những buổi làm việc đầu tiên.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1. Cơ hội
 Có cơ hội tạo ra sản phẩm phù hợp với số đông thông qua việc thừa hưởng, tận dụng
được công nghệ từ các đối tác và nhà cung cấp
VinFast đã có những bước khởi đầu với sự hợp tác của nhiều đối tác chiến lược như công ty
thiết kế của Ý hay tập đoàn BMW,… Đây cũng là một xu hướng được nhiều hãng xe trên thế giới
áp dụng. Việc biết thừa hưởng, tận dụng được công nghệ từ các đối tác để tự mình đưa vào sản
xuất, tạo ra sản phẩm phù hợp với nhiều nhóm khách hàng sẽ là một điểm mạnh có yếu tố
quyết định đến sự tồn tại của VinFast.
 Được sự ủng hộ cao từ người dùng Việt trong bối cảnh lượng tiêu thụ trong nước
tăng mạnh nhất Đông Nam Á
Có thể nói tới thời điểm hiện tại, VinFast là công ty Việt Nam đầu tiên có tham vọng sản xuất ô
tô và có khả năng biến tham vọng đó thành hiện thực. Sau bao nhiêu mong mỏi của người dân
Việt Nam về việc có một chiếc ôtô của chính nước nhà sản xuất, từ những nỗ lực của thương
hiệu Vinaxuki, đến trước những năm 1975 tại Việt Nam cũng có thương hiệu đình đám được
lắp ráp như La Dalat, điều này cho thấy Vinfast chiếm ưu thế là “người dẫn đầu” ở thị trường
Việt Nam.
Đồng thời, theo một thống kê cho biết, lượng tiêu thụ ôtô tại Việt Nam tăng mạnh nhất trong
khu vực Asean. Với dân số trẻ, và thu nhập tương đối ổn định, việc muốn sở hữu một chiếc xe
hơi là điều dễ hiểu. Và vì là xe hơi đầu tiên “made in Vietnam”, điều đó cũng làm cho những
bạn trẻ tò mò và muốn sở hữu hay dùng thử chiếc xe hơi đó như thế nào. Chưa kể, thuế cho 1
chiếc oto khi nhập khẩu vào Việt Nam khá cao cho nên khi xuất hiện 1 dòng xe nội địa sẽ nhận
được sự hưởng ứng của đa số người dân.
 Có tiềm năng lớn khi đáp ứng được tâm lý muốn sở hữu một chiếc ô tô khi cơ sở hạ
tầng ngày một nâng cao của người Việt Nam
Không những thế, với sự phát triển của các dự án đô thị ở ngoài thành phố, kèm theo cơ sở hạ
tầng ngày được nâng cao, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến xu hướng muốn sử dụng xe hơi của
người tiêu dùng. Hiện nay, xu hướng nhà ở truyền thống đã chuyển sang các chung cư cao cấp
với đầy đủ tiện nghi. Có hầm để xe rộng lớn kèm theo chi phí gửi không đáng là bao. Những yếu
tố này hợp lại cho chúng ta một cái nhìn tiềm năng và phát triển hơn về xu hướng muốn sở hữu
một chiếc xe ôtô.
2. Thách thức
 Rào cản thương hiệu
Đối với các mẫu xe ô tô mới thì giá trị thương hiệu là tiêu chí quan trọng, chi phối quyết định
của khách hàng, bởi họ sẽ có tâm lý phân vân giữa việc chọn mua các sản phẩm của VinFast hay
các thương hiệu khác đã có hàng chục năm khẳng định trên thị trường. VinFast sẽ phải đối đầu
với các tên tuổi dày dặn kinh nghiệm và có chỗ đứng ở Việt Nam như Toyota, Mazda, Ford hay
cao hơn là BMW, Mercedes có cùng phân khúc giá.
 Hạn chế của ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam
Mặc dù được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ, song ngành công nghiệp phụ trợ trong
nước vẫn chưa thực sự phát triển, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành còn thấp. Công nghiệp hỗ trợ
ngành sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng
như chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây
phanh,... Ngoài ra, đầu tư cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô còn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm
làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Do đó, VinFast sẽ phải gánh chịu áp lực tương đối lớn về
nguồn cung linh kiện cho các sản phẩm của mình.
 Áp lực mở rộng thị trường
Thị trường nội địa không đủ lớn, trong khi VinFast cần đẩy sản lượng lên cao để lấy lợi thế theo
quy mô. VinFast sẽ phải giải bài toán này bằng con đường xuất khẩu sang các thị trường khác.
Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các hãng khác trên thị trường thế giới với cùng phân khúc
giá của mình thì đây là một điều không hề dễ dàng, bởi vì các ông lớn trong ngành đã có lợi thế
quy mô cùng với những giá trị thương hiệu của mình sẽ là rào cản rất khó cho VinFast chen
chân vào.

You might also like