You are on page 1of 3

KẾ HOẠCH MARKETING MIX CỦA

Ô TÔ VINFAST
I. Product
Product là các hoạt động liên quan tới nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới. Cải tiến bổ
sung thêm tính năng cho sản phẩm cũ. Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm cũ.
Thay đổi công thức để tạo thêm mã sản phẩm đa dạng hơn. Thay đổi nâng cao mẫu
mã sản phẩm, bao bì đóng gói. Thay đổi đổi mới mẫu mã tránh sự nhàm chán của sản
phẩm…
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast được đăng ký trong lĩnh vực sản xuất,
ngành nghề công nghiệp ô tô. Tham vọng đưa thương hiệu Vinfast trở thành thương
hiệu được ưa chuộng nhất tại VN. Vì thế Vinfast đã đầu tư tổ hợp sản xuất với công
suất rất lớn(giai đoạn 1 là 250.000xe/năm và giai đoạn 2 là 500.000xe/năm).
Chiến lược marketing của Vinfast đã lựa chọn là Chiến lược người dẫn đầu thị trường.
Định vị thương hiệu của Vinfast là “Nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam“. Vì
chiến lược người dẫn đầu thị trường và định vị thương hiệu là người dẫn đầu nên
Product phải có những yếu tố dẫn đầu.
Thứ nhất công suất sản xuất dẫn đầu. Thứ hai là công nghệ chế tạo dẫn đầu:
VINFAST đã hợp tác công nghệ và kỹ thuật với các nhà sản xuất ô tô và linh kiện phụ
tùng lớn của châu Âu như BMW, Siemens AG và Robert Bosch GmbH của Đức, công
ty Magna Steyr của Áo. Thứ 3 là thiết kế dẫn đầu: Vinfast đã thuê nhà thiết kế trứ
danh của Italy là ItalDesign và hãng thiết kế Pininfarina của Ý (ItalDesign nhà thiết kế
lừng danh gắn liền với tên tuổi của Ferrari và Lamborghini).

II. Price
Price là các hoạt động như lựa chọn phương pháp tính giá, lựa chọn công thức tính
giá, sử dụng các hiệu chỉnh về giá. Hình thành giá bán có lợi thế giúp sản phẩm có thể
cạnh tranh tốt với các đối thủ hiện tại cũng như có sự phòng vệ tốt với các sản phẩm
của đối thủ sẽ ra mắt trong thời gian tới.
Chiến lược giá sẽ phải phản ánh đúng vị thế của thương hiệu, giá phản ánh đúng 3 dẫn
đầu của Product. Chiến lược giá mà Vinfast sử dụng là chiến lược theo phân khúc thị
trường (Thấp – trung – cao). Xe fadil có giá từ 414 – 490 triệu cạnh tranh cùng Yaris
Toyota, I10 Hyundai, Morning Kia. Xe LuxA2.0 có giá từ 1.129 – 1.378 triệu cạnh
tranh với Camry Toyota, Mazda 6, Accord Honda.
Vinfast không thể dùng chiến lược giá xâm nhập thị trường (giá rẻ để xe vào thị
trường dễ hơn). Vinfast cũng không dùng chiến lược giá hớt váng sữa (giá cao) vì Vin
là thành viên mới gia nhập ngành chưa có tên tuổi cũng như kinh nghiệm.
Cùng với chiến lược giá theo phân khúc thị trường Vinfast còn sử dụng triệt để các
yếu tố hiệu chỉnh giá để xe của Vinfast dễ được đón nhận hơn như: Tặng voucher đến
70 triệu khi mua xe Fadil, tặng Voucher 150 triệu khi mua xe LuxA và tặng voucher
200 triệu khi mua LuxSA cho khách đã sở hữu nhà của Vin dưới 2 tỷ, từ 2-3 tỷ và trên
3 tỷ.

III. Place
Place là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc đưa
sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ
người sản xuất đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào
kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh.
Với chiến lược marketing người dẫn đầu thị trường, với định vị thương hiệu nhà sản
xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam, sản phẩm ô tô Vinfast đã có 3 thứ phục vụ cho mục
tiêu dẫn đầu, giá của Vinfast đã áp dụng chiến lược giá theo phân khúc thị trường
(thấp – trung – cao) và sử dụng hiệu chỉnh giá để giúp sản xuất dễ dàng xâm nhập thị
trường.
Đến lượt kênh phân phối phải có những chiến lược phù hợp với mục tiêu, định vị và
logic với 2P đi trước. Vinfast thay vì tự mình thiết lập hệ thống phân phối từ đầu đã
mua lại toàn bộ hệ thống phân phối xe ô tô của Chevrolet tại Việt Nam. Ngay lập tức
Vinfast đã có một hệ thống phân phối tương đối rộng mà phải mất nhiều năm mới có
thể hình thành nếu làm từ đầu. Vinfast cũng chọn hình thức phân phối là bán buôn,
kênh phân phối 1 cấp (Vinfast -> Nhà phân phối -> Người mua xe). Vinfast đã đưa ra
các tiêu chuẩn để tuyển chọn và chính sách hỗ trợ nhà phân phối. Từ đó mời các đơn
vị và cá nhân đang phân phối những dòng xe khác như Ford, Honda, Mazda, Kia,
Suzuki… tham gia phân phối xe của Vinfast. Bên cạnh các hoạt động xây dựng kênh
phân phối mạnh mẽ, Vinfast đã tài trợ và hợp tác với các cơ quan bộ ngành, các chính
quyền địa phương để sử dụng xe Vinfast cho hệ thống công cộng và xe công. Như hợp
đồng cung cấp 1500 xe cho FASTGO để tham gia thị trường xe công nghệ. Hợp tác để
đưa xe Vinfast LuxA và LuxSA làm xe phục vụ trong ngành của CSGT, trong tương
lai là sử dụng trong các đoàn xe đưa đón quan chức cấp cao của chính phủ cũng như
các quan khách nước ngoài khi đến thăm Việt Nam. Đến lúc đó thì mục tiêu định vị
“Ô tô của người Việt” hay Thương hiệu xe Việt đáng tự hào chắc chắn sẽ xướng tên
của Vinfast.

IV. Promotion
Khi triển khai các hoạt động truyền thông chúng ta luôn phải xác định các yếu tố sau:
Định vị thương hiệu là gì? Thông điệp truyền thông là gì? Ai là đối tượng nhận thông
điệp truyền thông? Đối tượng nhận truyền thông đang ở giai đoạn nhận thức nào? Mục
tiêu truyền thông của giai đoạn này là gì?
Từ các yếu tố trên thì chúng ta mới lựa chọn hình thức, công cụ để truyền đạt thông
điệp đến với đối tượng. Trong sách quản trị marketing của Philip Kotler đã chia thành
4 nhóm hoạt động truyền thông: Quảng cáo, Quan hệ công chúng (PR), Sự kiện
(event) và marketing trực tiếp.
Đối với Vinfast, định vị thương hiệu là “Nhà sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam”,
thông điệp truyền thông trong giai đoạn đầu là “Niềm tự hào của người Việt”.
Vì marketing chiến lược trở thành người dẫn đầu thị trường, nên trong 3P đầu đã có
những yếu tố dẫn đầu thì đến P thứ 4 tiếp tục phải có những yếu tố dẫn đầu. Vingroup
đã “phong tỏa” người dùng trên mọi diễn đàn truyền thông. Chiến lược Marketing của
Vinfast là đánh vào truyền thông trên mạng xã hội, nơi người dùng Việt Nam đang
phần lớn sử dụng. Hãng đã quá hiểu tâm lý của người Việt và vì thế chuyện dễ hiểu
khi Social Media và truyền thông truyền miệng là hai phương thức được hãng tập
trung nhắm tới. Lượng Seeding trên mạng xã hội thu về yếu tố rất khả quan khi nhận
đến 90% lượng phản hồi tích cực. Hơn thế nữa khi được hỏi về Vinfast thì có đến 80%
người trả lời là biết tới và mong chờ sự ra mắt của chúng tại thị trường nội địa. Chiến
lược Marketing của Vinfast là nắm rõ truyền thông, hiểu tâm lý người tiêu dùng và
biết vận dụng, tận dụng nhiều nguồn truyền thông mạnh để gia tăng uy tín cho họ.
Việc ra mắt ở Paris Motor Show chính là một trong số đó. Ngoài việc ra mắt thương
hiệu ở một sự kiện tầm cỡ thế giới Paris Motor Show, Vinfast còn thuê danh thủ nổi
tiếng thế giới là David Beckham. David Beckham với hình ảnh một quý ông lịch lãm,
một danh thủ lừng danh, một doanh nhân kinh doanh thành công, một tay sưu tầm xe
khét tiếng, một hình ảnh đại diện tuyệt vời cho mục tiêu của định vị. Đây chính là
điểm mấu chốt trong chiến lược Marketing của Vinfast, hãng không chỉ muốn đây là
sản phẩm nội địa mà nó có thể cạnh tranh với cả các thương hiệu lớn trên thế giới nữa.
Chưa một hãng xe nào của Việt Nam xuất hiện tại các sự kiện thế giới của ngành ô tô.
Slogan mà Vinfast sử dụng “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” cũng là hiển thị hoá thông
điệp “Niềm tự hào của người Việt Nam”.
Tên của thương hiệu VINFAST là viết tắt của các từ “Việt Nam – Phong cách – An
toàn – Sáng tạo – Tiên phong” cũng thể hiện cho mục tiêu định vị và thông điệp đó.
Trên trường quốc tế Vinfast gây bất ngờ và xuất hiện tràn ngập trên các mặt báo lớn
của thế giới. Trong nước Vinfast trở thành một cụm từ quen thuộc khi đâu đâu người
ta cũng bàn tán về một thương hiệu ô tô của người Việt. Xét về mặt lan truyền, hiện
diện thì Vinfast đã quá thành công. Sau hoạt động ra mắt tại Paris Motor Show thì đã
được Vinfast chuẩn bị một hoạt các hoạt động truyền thông liên tục khác như Thủ
tướng chính phủ thăm nhà máy sản xuất, chủ tịch Vinfast lái xe chở Thủ tướng để
kiểm tra chất lượng xe…

You might also like