You are on page 1of 3

Các hoạt đông thuê ngoài chủ yếu trong kênh phân phối của Toyota:

(1) Mạng lưới cửa hàng, hệ thống phân phối:


Về hệ thống đại lý, Toyota áp dụng “phong cách Toyota” để quản lý đại lý dựa trên 3
nguyên tắc chính:
- Đại lý được toàn quyền quyết định về sản phẩm.
- Toyota sẽ cùng phát triển với đại lý như hai đối tác
- Cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhất để phát triển
Và chuỗi cung ứng của Toyota đã giúp công ty này trở thành số 1 thế giới.
Ðể đạt được sự phát triển bền vững lâu dài, Toyota Việt Nam đã thiết lập mối quan
hệ mật thiết với các đại lý. Hiện nay, tại Việt Nam Toyota có mạng lưới bán hàng và dịch
vụ lên tới 44 đại lý/chi nhánh đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền được phủ khắp toàn quốc.
Mạng lưới đại lý của Toyota có thể mang lại dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng với đội
ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, trang thiết bị xưởng dịch vụ hiện đại và hệ thống cung
cấp phụ tùng chính hiệu. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng, Toyota đã thành lập trung tâm đào tạo tại trụ sở chính (Thị trấn
Phúc Yên – Vĩnh Phúc) với chức năng đào tạo và bổ sung kiến thức cho các kỹ thuật
viên.

(2) Thuê dự trữ, lưu kho:


Với hai trung tâm phân phối phụ tùng đặt tại khu vực Miền Bắc và Miền Nam được
đầu tư mới, hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn toàn cầu của Toyota và kết nối với hệ thống cung
cấp phụ tùng chính hãng từ Nhật Bản và Thái Lan. Toyota sử dụng hệ thống thông tin kết
nối với nhà phân phối, nhà phân phối kết nối trực tiếp với trung tâm phân phối. Chính vì
vậy có thể quan sát được nhà kho, số lượng lưu kho mà họ mong muốn.

(3) Vận chuyển, cung ứng hàng hóa cho khách hàng:
Việc giao nhận xe của Toyota Việt Nam sẽ được thực hiện theo 2 phương thức:
- Khách hàng nhận xe trực tiếp tại showroom Công ty.
- Giao xe tại địa chỉ của khách hàng. Phí giao xe sẽ được niêm yết tại công ty và thông
báo cụ thể cho Khách hàng.

(4) Nghiên cứu nhu cầu, khảo sát thị trường:


Toyota Việt Nam luôn chú trọng cải tiến mọi hoạt động, nhằm liên tục nâng cao chất
lượng dịch vụ sau bán hàng, rút ngắn thời gian chờ đợi, liên tục gia tăng giá trị dịch vụ
nhằm mang đến nụ cười và nhiều lợi ích hơn nữa cho khách hàng. Các hoạt động này
thường được triển khai đồng bộ tại hệ thống 46 đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền của
TMV, nơi cơ sở vật chất, quy trình đón tiếp, quy trình dịch vụ, cũng như chương trình
đào tạo cho nhân viên được đầu tư bài bản, và đạt tiêu chuẩn của Toyota toàn cầu.
Năm 2019, Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu J.D Power, chuyên thực hiện
khảo sát về sự hài lòng của khách hàng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vừa
qua đưa ra số liệu đánh giá mới nhất về mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ
của các hãng xe tại Việt Nam, theo đó:
 Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng (SSI):
 Toyota đạt 838 điểm, tiếp tục đứng đầu trong vòng 4 năm qua
 Ưu điểm của dịch vụ bán hàng Toyota là do Toyota đã thực hiện tốt quy trình tư vấn,
thủ tục bán hàng và giao xe nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng cũng có
tác phong chuyên nghiệp, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đưa ra các thỏa thuận phù
hợp với từng đối tượng khách hàng, mang lại sự hài lòng vượt trên mong đợi của
khách hàng.
Tại thị trường thế giới, ngoài những tác động và sức mạnh của một thương hiệu hàng
đầu thì việc Toyota vươn lên ngôi vị số 1 trong năm 2006 một phần không nhỏ còn nhờ
sự sa sút của các đối thủ khác, đó là hai hãng xe Mỹ là General Motors và Ford. Còn tại
thị trường Việt Nam, để có được thành công trong một năm đầy biến động bất lợi cho xe
sản xuất và lắp ráp trong nước, với phương châm “không ngừng vươn tới chất lượng
hoàn thiện’’ là một trong những mục tiêu hàng đầu của Toyota. Với công nghệ tiên tiến
và chất lượng cao, những sản phẩm của Toyota hoàn toàn hợp thị hiếu của người tiêu
dùng: giá thành hợp lý, tiết kiệm nhiên liệu và độ bền cao. Vì vậy, các sản phẩm hiện
đang có mặt tại thị trường Việt Nam bao gồm Hiace, Camry, Corolla Altis, Zace, Land
Cruiser, Vios và Innova đều được khách hàng chào đón nồng nhiệt và đã trở thành những
sản phẩm được ưu chuộng nhất tại Việt Nam.

(5) Thiết kế mạng lưới


Toyota có trụ sở chính tại Vĩnh Phúc, ngoài việc nhập khẩu động cơ máy từ nước ngoài
Toyota còn phải phối hợp sản xuất linh kiện với các nhà cung ứng trong nước. Hiện nay
Toyota Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới, dây chuyền sản xuất với 9 nhà cung ứng
chính:
1. Công ty TNHH TOYOTA BOSOKU HÀ NỘI: Bộ ghế, nắp khoang phụ tùng trong xe,
tấm ốp cửa, giá đỡ bánh xe dự phòng, thanh ngăn cách.
2. SHWS / Công ty Hệ thống dây Sumi – Hanel: Bộ dây điện.
3. EMTC / Công ty Cổ Phần Dụng cụ Cơ Khí Xuất Khẩu: Bộ dụng cụ, tay quay kích.
4. YHV /Công ty TNHH Yazaki Hai Phong Việt Nam: Bộ dây điện
5. TD-Tech / Công ty Phát Triển Kỹ Thuật Tân Ðức: Ðài
6. HVL / Công ty TNHH Công Nghiệp Harada: Angten
7. GSV / Công ty TNHH Ắc quy GS Viet Nam: Ắc quy
8. TMV / Công ty Ô tô Toyota Việt Nam: Ống xả, tấm sườn xe phải/trái, tấm trần xe
phải/trái, tấm khoang bánh xe trong/ngoài, phải/trái, sàn xe, ống nhiên liệu và ống phanh,
thanh đỡ bảng điều khiển.
9. DMVN / Công ty TNHH Denso VN: Bàn đạp

(6) Các vấn đề pháp lý

Toyota thuê công ty luật cũng như luật sư riêng để tránh những rủi ro như: Tranh chấp
nội bộ: Tranh chấp về hợp đồng lao động, tranh chấp giữa các thành viên góp vốn, cổ
đông góp vốn với nhau, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công ty …Tranh chấp với
cơ quan nhà nước: Tranh chấp về thuế, bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính …Tranh
chấp với bên ngoài: Về các loại hợp đồng kinh tế, phát sinh nợ khó đòi …Thiệt hại do
thiếu am hiểu thủ tục hành chính, chính sách pháp luật về đầu tư, về thuế, xuất nhập
khẩu.

Với chi phí thấp, hiệu quả cao. Toyota chỉ cần ký hợp đồng thuê một văn phòng luật với
một chi phí hợp lý là đã có hẳn một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, tận tụy sẵn sàng hỗ
trợ pháp lý mọi lúc mọi nơi. Trong khi đó nếu duy trì một nhân viên pháp lý trong công
ty sẽ rất khó đáp ứng được hết các yêu cầu của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình
hoạt động.

You might also like