You are on page 1of 4

Yếu tố công nghệ

Cuộc cách mạng điện hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải đang gây ra những làn sóng
trong toàn ngành năng lượng, tác động mạnh mẽ đến thị trường dầu mỏ. Hiện xăng, dầu
chiếm hơn 90% tổng nhu cầu trong lĩnh vực giao thông vận tải trên toàn cầu, nhưng con
số này giảm mạnh trong những năm tới do sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng xe điện.
IEA dự đoán ô tô điện sẽ thay thế việc tiêu thụ 5 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2030 và
13 triệu thùng/ngày vào năm 2040. Ở Việt Nam, ngày 23/10/2023, VTV đã đưa tin về các
số liệu từ Bộ Công Thương, doanh số tiêu thụ xe máy điện tại Việt Nam đã tăng khoảng
30% - 35% trong những năm gần đây, đưa Việt Nam trở thành thị trường xe máy điện lớn
nhất khu vực ASEAN và lớn thứ 2 toàn cầu. Điều này cho thấy tiềm năng, triển vọng của
ngành xe điện trong tương lai ngày càng trở nên phổ biến và nó sẽ tác động không nhỏ
đến nhu cầu về sử dụng xăng dầu.
Trước cuộc cách mạng tự động hóa trong kinh doanh và sản xuất, Petrolimex là doanh
nghiệp xăng dầu tiên phong tại Việt Nam áp dụng công nghệ ERP (Enterprise Resource
Planning) vào quản trị, hiện là bộ phần mềm được dùng phổ biến tại Tập đoàn. ERP được
xem là nền tảng ban đầu cho chiến lược đầu tư hiện đại hóa công nghệ và hệ thống quản
trị tại Petrolimex. Hiện tại, Petrolimex đang kết hợp với Tập đoàn JX NOE nghiên cứu
triển khai tối ưu hóa chi phí vận chuyển bằng hệ thống kiểm soát lộ trình (DOC), phối
hợp nghiên cứu xây dựng và nâng cấp hệ thống quản trị; đồng thời triển khai đề án phát
triển ứng dụng tự động hóa hệ thống kho xăng dầu trong toàn Tập đoàn với lộ trình triển
khai đến năm 2025. Nhiều năm trở lại đây, Petrolimex đã xây dựng và dần hoàn thiện
phần mềm quản lý cửa hàng bán lẻ xăng dầu (EGAS) với tổng mức đầu tư 17 tỷ đồng.
Phần mềm được nghiên cứu phát triển bởi Công ty CP Tin học Viễn thông Petrolimex
(Piacom). EGAS đã đáp ứng được những nhu cầu khắt khe nhất của hoạt động kinh
doanh xăng dầu, từ quản lý hàng hóa, dòng tiền… tới tích hợp đồng bộ hệ thống cột bơm
điện tử, hệ thống tự động đo bồn bể xăng dầu, nhiệt độ, quy đổi dung tích… Số liệu thực
tế được truyền tải tới hệ thống ERP theo thời gian thực, nhằm hỗ trợ công tác quản trị
được thuận lợi nhất. Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án hợp tác kỹ thuật giữa Tổ chức Hợp
tác dầu khí và năng lượng bền vững Nhật Bản (JCCP), Tập đoàn ENEOS (Nhật Bản) và
Petrolimex giai đoạn III (2021-2023) về “Nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành an toàn hệ
thống kho xăng dầu tại Việt Nam’’, Petrolimex đã được JCCP và ENEOS hỗ trợ xây dựng
quy định quản lý an toàn OHSE; xây dựng quy định kiểm tra, bảo dưỡng bơm; đánh giá
hiệu quả việc thực hiện quy định kiểm tra đường ống, bể chứa; thử nghiệm công nghệ
kiểm tra tiến tiến cho bể chứa và đường ống trong kho xăng dầu… Đây là những yếu tố
góp phần duy trì hoạt động sản xuất doanh ổn định và an toàn, nâng cao sức cạnh tranh
và sự phát triển bền vững của Petrolimex.
https://vjst.vn/vn/tin-tuc/7235/petrolimex--tien-phong-ung-dung-cong-nghe-vao-hoat-
dong-san-xuat---kinh-doanh.aspx#:~:text=Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20xu%20h
%C6%B0%E1%BB%9Bng%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n,%C4%91%E1%BB
%99ng%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%20%2D%20kinh%20doanh.

Yếu tố tự nhiên
Trong năm 2021 khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ngày càng phức tạp, nhiều
địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ khiến
nhu cầu đi lại, tiêu thụ xăng dầu tại thị trường nội địa giảm sâu, tồn kho xăng dầu tăng
cao tại cả kho của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và kho của hai Nhà
máy lọc dầu trong nước. Tại cuộc họp ngày 12/8/2021, ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó
Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho biết sản lượng tiêu thụ
mặt hàng xăng E5 RON92 và dầu DO 0.05% bằng khoảng 50% so với bình quân cùng
thời điểm tháng 6/2021; mặt hàng xăng RON95 bằng khoảng 30% so với bình quân cùng
thời điểm tháng 6/2021. Tình hình sụt giảm tiêu thụ xăng dầu của thị trường nội địa do sự
hạn chế đi lại của người dân và ngừng hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp đã khiến
Petrolimex buộc phải hạn chế tiếp nhận xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu, dừng nhập
khẩu các mặt hàng mà hai nhà máy lọc dầu trong nước sản xuất được do tồn kho tăng
cao.
Để đầu tư cho phát triển bền vững để tạo lợi thế cạnh tranh, Petrolimex đã chuyển sang
kinh doanh xăng RON95 tiêu chuẩn khí thải mức 5 tại Việt Nam. Trong đó các chỉ số có
hại cho môi trường và động cơ đều được giảm đến mức tốt nhất, cụ thể thì hàm lượng lưu
huỳnh, benzene và aromatic đều giảm so với xăng RON 95-IV. Đi cùng với việc giảm tối
đa lượng khí thải độc hại ra ngoài môi trường thì điều này còn giúp hệ sinh thái có thời
gian phục hồi, cải thiện và tăng sức khỏe cho môi trường sống. Ngoài ra, việc giảm lượng
khói bụi từ động cơ cũng giúp thời tiết không quá oi bức, đặt biệt là thời điểm nắng nóng
vào mùa hè. Petrolimex còn triển khai giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng một lần, thay thế
bằng lọ, bình thủy tinh có thể tái sử dụng; trang bị hệ thống phao quây tràn dầu, bọt chữa
cháy, tàu cứu hộ trên sông biển... Đối với xử lý nước thải, Petrolimex đầu tư cho hệ thống
xử lý nước thải tại các kho xăng dầu đảm bảo tính quản lý thống nhất trên toàn Tập đoàn
theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ mô hình. Định hướng từ nay đến năm 2030, Petrolimex
sẽ đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý nước
thải theo mô hình và giải pháp chuẩn tại 36 kho xăng dầu trên khắp cả nước. Petrolimex
cũng đề ra các quy định rõ ràng trong quản lý các sự cố tràn dầu; áp dụng các giải pháp
công nghệ trong quản lý, vận hành các công trình xăng dầu, giảm thiểu các thao tác của
con người dẫn đến thất thoát hơi xăng dầu ra ngoài môi trường.
https://www.petrolimex.com.vn/nd/bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang-dau/petrolimex-
no-luc-gop-suc-thuc-hien-cam-ket-tai-cop-26.html
https://www.petrolimex.com.vn/nd/tin-chuyen-nganh/tuan-thu-phap-luat-tao-loi-the-
canh-tranh-trong-kinh-doanh-xang-dau-tai-petrolimex.html

Yếu tố văn hóa – xã hội


Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tỉ lệ người sử dụng xe máy năm 2023. Cụ thể, trong
năm 2023, ở Đông Nam Á, Việt Nam có tỉ lệ sử dụng xe máy cao nhất với mức 72,8%.
Số đông người dân Việt Nam sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại chính vì nhiều lý do,
như giá và chi phí sử dụng xe máy vừa túi tiền hơn so với ô tô. Ngoài ra, kích thước nhỏ
gọn của xe máy phù hợp với tình hình giao thông đông đúc tại các đô thị lớn của Việt
Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình giá xăng biến đổi không ngừng và
có xu hướng tăng khiến cho nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng và xe điện ngày
càng trở nên phổ biến làm cho việc kinh doanh xăng dầu của Petrolimex gặp nhiều khó
khăn.
Tình hình buôn lậu xăng dầu trong nước ngày một phức tạp, nhất ở thời điểm giá liên tục
tăng, việc buôn lậu mặt hàng này lại càng gia tăng mạnh cả về số vụ, số lượng với thủ
đoạn của các đối tượng cũng tinh vi hơn và nóng nhất vẫn là các tuyến vận tải biển với
khối lượng cực lớn. Họ bất chấp việc vi phạm pháp luật khi đã nhập khẩu trái phép xăng
dầu giả với mô quy mô lớn và lưu thông trong toàn xã hội. Điều này ảnh hưởng không
chỉ gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh xăng dầu hợp pháp của các doanh nghiệp chân
chính mà còn làm thất thu ngân sách của quốc gia. Bên cạnh đó, khi người dân sử dụng
phải xăng giả sẽ để lại nhiều hậu quả trực tiếp đối với động cơ xe ô tô, xe máy như hao
mòn các chi tiết máy móc, giảm cống suất, ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và hệ
thống xử lý khí xả, các cảm biến của hệ thống nạp, xả. Vì thế, trước tình trạng này,
Petrolimex đã được đa số người dân tin tưởng và lựa chọn để nạp nhiên liệu cho phương
tiện của mình. Vào năm 2022 và 2023, các cơ quan điều tra đã truy bắt và khởi tố nhiều
đường dây buôn lậu, sản xuất xăng dầu giả cùng với ảnh hưởng từ các vấn đề kinh tế,
chính trị trong và ngoài nước đã khiến cho thị trường nhiên liệu nội địa có một số thời
điểm bị đứt gãy, nhất là ở phía Nam, sau lan ra Hà Nội, dẫn đến cảnh người dân xếp hàng
dài chờ mua xăng.
https://www.petrolimex.com.vn/nd/tin-chuyen-nganh/vuot-qua-dai-dich-cung-7-nhiem-
vu-trong-tam-nam-2022.html
https://vtv.vn/kinh-te/buon-lau-xang-dau-va-he-luy-kinh-te-20220327004344622.htm

You might also like