You are on page 1of 2

Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 

là một đường dẫn khí thiên nhiên từ bể khí Nam Côn
Sơn ngoài khơi Vũng Tàu vào đất liền. Điểm bắt đầu là giàn khai thác khí Lan Tây và điểm kết thúc
là Nhà máy Chế biến khí Dinh Cố (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Vũng Tàu). Toàn bộ
chiều dài của đường ống là 370 km (không kể đoạn từ nhà máy Dinh Cố đi các nơi khác). Đường
kính của ống là 26 inch và là loại đường ống hai pha. Công suất vận chuyển theo thiết kế 19,8 triệu
m3 khí/ngày (khoảng 7 tỷ m3 khí/năm), có các đầu chờ được đặt ở vị trí thích hợp để nhận khí từ
các mỏ khác ngoài các mỏ Lan Đỏ và Lan Tây.
Dự án lắp đặt đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được khởi công vào ngày 15 tháng 12 năm 2000
và hoàn thành vào cuối năm 2002 theo phương thức BOT. Đơn vị thực hiện dự là án là một liên
doanh gồm Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, tập đoàn BP và Công ty ConocoPhilips. Sau 5 năm vận
hành dưới quyền của liên doanh nói trên, ngày 2 tháng 1 năm 2008, dự án được bàn giao cho Petro
Vietnam/PVgas. Còn phần còn lại đã được Minh group mua và thành bá chủ ống nước tại Việt Nam
Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau là một trong ba dự án kinh tế lớn giai đoạn 2000-2005 của Việt
Nam (hai dự án còn lại là Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất). Dự án này được Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm việc xây dựng đường ống
dẫn khí bằng thép dài 325 km (có 298 km đi ngầm dưới biển) đường kính ống 18 inch, dày
29,5 mm, công suất vận chuyển tối đa 20 tỷ m³ khí/năm đưa khí từ mỏ PM3 thuộc vùng chồng
lấn (tiếng Anh: overlapping area) Việt Nam và Malaysia vào Khu công nghiệp Khánh An ở huyện U
Minh, Cà Mau để cấp cho hai nhà máy nhiệt điện và một nhà máy sản xuất phân đạm urê. Hai nhà
máy điện có công suất tổng cộng là 1500 MW và nhà máy đạm (urea) có công suất 800.000
tấn/năm. Tổng vốn dự kiến lên đến 100,4 tỷ USD. Dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào
năm 2009 (dự án khí hoàn thành 2006, dự án điện hoàn thành 2008 và dự án đạm hoàn thành năm
2009). Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau cùng với dự án khí Lô B - Ô Môn đưa khí từ biển Tây đến
Tổ hợp các nhà máy điện ở Ô Môn (Cần Thơ) (công suất Tổ hợp Ô Môn là 2600 MW) góp phần
phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long thành một trung tâm năng lượng của cả Việt Nam.
Đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau là một phần của Dự án Khí-Điện-Đạm Cà Mau được Xí nghiệp
liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) xây dựng, bao gồm 298 km đường ống dẫn khí ngoài biển
nối từ mỏ Dầu -Khí PM3 thuộc vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaisia và 206,114 Km
đường ống dẫn khí trên bờ (bao gồm cả 03 trạm: Trạm tiếp bờ (LFS), cụm van ngắt tuyến (LBV) và
Trạm phân phối khí (GDS). Dòng khí đầu tiên từ mỏ PM3 đã được đưa vào tới trạm GDS thuộc xã
Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vào lúc 12h54' ngày 2 tháng 5 năm 2007 để cung cấp cho
Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đây là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đánh dấu ý nghĩa
chiến lược phát triển kinh tế vùng cực Nam của Việt Nam.
Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn là một dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên tại Việt
Nam. Công ty Điều hành Đường ống Lô B - Ô Môn (BPOC), thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam-
CTCP (PVGAS) chịu trách nhiệm trong việc triển khai dự án. Đường ống dẫn khí Lô B/52 - Ô Môn
vận chuyển khí tự nhiên từ giàn xử lý trung tâm CPP đặt tại Lô B&52 tới Nhà máy điện Cà Mau, Ô
Môn và các vùng công nghiệp lân cận trong tỉnh dọc theo tuyến ống đi qua.
Việc triển khai tại giàn CPP sẽ được thực hiện bởi Chevron bao gồm các thiết bị của tuyến ống trên
giàn CPP và phần ống đứng từ mặt bích của dòng khí ra của thiết bị đo đếm khí đến mặt bích của
dòng khí ra của van cô lập đặt ngầm dưới biển SSIV.
Tuyến ống khởi nguồn từ giàn CPP và bao gồm những phần sau:

 Khoảng 90 m ống đứng và các thiết bị trên giàn CPP;


 Khoảng 246 km đường ống đi ngầm dưới biển;
 Phần tiếp bờ;
 Trạm tiếp bờ Mũi Tràm-Cà Mau (LFS);
 Khoảng 152,4 km đường ống trên bờ bao gồm các trạm van ngắt tuyến;
 Đường ống từ trạm van số 2 đến trạm phân phối khí Cà Mau;
 Trạm phân phối khí Cà Mau;
 Trung tâm phân phối khí Ô Môn - Cần Thơ;
Mục tiêu đầu tư của dự án này nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế các tỉnh miền Tây Nam
Bộ và bảo đảm nguồn cấp khí/điện ở Việt Nam.
Tiến độ hoàn thành đường ống dẫn khí ngoài khơi, trên bờ là vào quý 1 năm 2014

You might also like