You are on page 1of 44

Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa

Việt Nam

Chương 2
KINH NGHIỆM & THÁCH THỨC
PHÁT TRIỂN CÁC MỎ NHỎ VÀ
MỎ CẬN BIÊN Ở THỀM LỤC
ĐỊA VIỆT NAM VIETSOVPETRO

2.1. Kinh nghiệm thiết kế và xây dựng các mỏ dầu & khí ngoài
khơi Lô 09-1
Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro bắt đầu khai thác dầu khí
ở mỏ Bạch Hổ, thềm lục địa phía nam Việt Nam vào năm 1986.
Thiết kế và xây dựng mỏ Bạch Hổ ban đầu được viện nghiên cứu
dầu & khí Matxcơva (VNIPImorneftegas Moscow), Liên bang
Công hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết quy hoạch và phát triển. Theo
đó, tại mỏ Bạch Hổ xây dựng 10 giàn cố định (MSP), 01 giàn công
nghệ trung tâm (CTP) và 01 trạm rót dầu không bến (FSO). Trong
số 10 giàn MSP, 2 giàn (MSP-1 & MSP-2) xây dựng ở phía Nam,
còn lại 8 MSP khác xây dựng ở phía Bắc. Toàn bộ các công trình
này sẽ thực hiện đồng thời khai thác, thu gom và xử lý sản phẩm
giếng của mỏ. Kết nối các công trình nói trên với nhau bằng hệ
thống đường ống ngầm đặt dưới đáy biển, không được bọc cách
nhiệt với môi trường bên ngoài. Nghĩa là, thiết kế, xây dựng và
phát triển mỏ Bạch Hổ tương tự mô hình phát triển và xây dựng
mỏ dầu & khí ngoài khơi biển Caspi (16716), nước công hòa
Azerbaidjian (thuộc Liên xô cũ).
Phương án thiết kế, phát triển và xây dựng mỏ Bạch Hổ được
Vietsovpetro thay đổi kể từ năm 1989, sau khi dầu & khí được
phát hiện và khai thác ở tầng móng, có áp suất vỉa ban đầu rất lớn
(khoảng 400 bargs), lưu lượng dầu của từng giếng ở móng khoảng
hơn 1000 tấn/ngày, nhiệt độ miệng giếng lên đến hơn 100oC. Để
tận dụng nguồn năng lượng vỉa của giếng dầu trong thu gom và

35
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

xử lý và vận chuyển, Vietsovpetro đã thực hiện thay đổi cơ bản


khuynh hướng phát triển và xây dựng mỏ Bạch Hổ so với thiết kế
ban đầu, trong đó:
- Xây dựng các giàn công nghệ trung tâm (CTP) để thực hiện
thu gom và xử lý sản phẩm giếng theo mô hình tập trung;
- Xây dựng các giàn nhẹ (BK) chỉ để khai thác dầu & khí và
thực hiện thu gom, vận chuyển sản phẩm theo mô hình hỗn
hợp dầu & khí.
Như vậy, các giàn BK chỉ để thực hiện nhiệm vụ khai thác,
thu gom, xử lý sơ bộ và đo lưu lượng giếng. Sản phẩm khai thác
trên BK được vận chuyển đến giàn công nghệ trung tâm CTP theo
các đường ống ngầm kết nối. CTP thực hiện xử lý công nghệ tách
khí và nước tập trung đến dầu thương phẩm, sau đó vận chuyển
đến kho nỗi chứa xuất dầu (FSO) và xuất bán cho khách hàng.
2.1.1. Thiết kế và xây dựng giàn cố định MSP để khai thác dầu
& khí mỏ Bạch Hổ
Giàn MSP đặc trưng, được thiết kế và xây dựng ở mỏ Bạch
Hổ theo mô hình 16716, thể hiện như ở Hình 2.1, là một thành
phần cơ bản trong xây dựng mỏ Bạch Hổ, lắp đặt ngoài khơi, thềm
lục địa nam Việt Nam.

Hình 2.1. Mô hình đặc trưng của giàn cố định MSP


36
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Trên giàn MSP này được trang bị các thiết bị công nghệ cần
thiết nhằm thực hiện công tác khoan, khai thác, thu gom và vận
chuyển sản phẩm giếng đến các giàn công nghệ CTP để xử lý tiếp
theo. Kết cấu chính của giàn MSP bao gồm phần chân đế và
thượng tầng, trong đó:
• Phần chân đế, gồm 02 khối chân đế, nối với nhau qua
module chịu lực (sàn) và gia cố xuống đáy biển bằng các
cọc đóng. Chân đế được gia cố bằng 16 cọc chính đóng qua
các ống trụ và 32 cọc phụ;
• Kết cấu thượng tầng của MSP bao gồm các khối module
(BM) độc lập được đặt trên 02 tầng và chứa đầy đủ các thiết
bị công nghệ cần thiết, phục vụ khoan giếng và khai thác
dầu & khí. Kết cấu thượng tầng có các tổ hợp: khoan, vận
hành, năng lượng và khu nhà ở.
Về mặt kết cấu, BM là kết cấu không gian rỗng hình hộp, được
cấu tạo từ các giàn phẳng, làm từ ống thép (Ф299х12, 325х14,3
325х21,4), mặt sàn trên và dưới của BM là các tấm thép lá, được
hàn liên kết với các sườn - dầm có thiết diện hình chữ T và các
gân tăng cứng.
Kết cấu thượng tầng của MSP có chức năng vừa khoan vừa
vận hành tổ hợp khoảng 16 giếng bằng 01 trạm khoan. Tổ hợp
khoan và vận hành được tách ra theo các tầng khác nhau. Mỗi
MSP được trang bị 02 đuốc, lắp đặt ở mạn trái và phải của giàn,
cho phép hạn chế tác động nhiệt lên MSP bằng việc mở đuốc luân
phiên theo hướng gió thổi từ trong giàn ra. Tóm lại, thiết kế
thượng tầng của MSP xây dựng ở mỏ Bạch Hổ nhằm mục đích
khoan và khai thác dầu & khí, gồm các phần chính sau:
• Hệ thống tháp khoan giếng;
• Hệ thống phụ trợ phục vụ công tác khoan;
• Hệ thống đường ống thu gom sản phẩm giếng;
• 01 bình đo lưu lượng giếng và gọi dòng,
• 01 bình tách khí bậc 1 (NGS) công suất thiết kế khoảng
2400 tấn dầu/ngày;
37
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• 01 bình tách cấp 2 (BE) công suất 5000 tấn/ngày;


• 02 đuốc lắp đặt ở hai mạn của giàn, công suất tổng
khoảng 300 nghìn m3/ngày;
• Hệ thống cho khai thác dầu cơ học gaslift;
• Hệ thống phục vụ công tác tự độ hóa điều khiển;
• Hệ thống điện Diezen cung cấp điện cho giàn;
• Hệ thống an toàn;
• Khu nhà ở.
Các giếng sau khi hoàn thành khoan, được đưa vào khai thác
và vận hành. Sản phẩm giếng khi lên miệng sẽ đi vào hệ thống các
đường ống thu gom trên MSP và vào bình tách cấp 1 (NGS). Chất
lỏng ra khỏi NGS sẽ đi tiếp vào bình tách cấp 2 (BE) để tách khí
triệt để. Dầu đã tách khí sẽ được vận chuyển đến CTP/hoặc FSO
nhờ hệ thống máy bơm đặt trên MSP qua các tuyến đường ống kết
nối. Khí tách ra được chuyển đến hệ thống đuốc của MSP để đốt
(thời gian đầu khí đồng hành chưa được thu gom). Lưu lượng dầu
& khí khai thác của từng giếng trên các giàn MSP được xác định
bằng cách cho qua bình đo. Trên các MSP không trang bị hệ thống
công nghệ tách và xử lý nước đồng hành. Vì vậy, dầu tách khí sau
khi đến CTP hoặc FSO sẽ được gia nhiệt đến 60-65oC để xử lý
tách nước đến thương phẩm (hàm lượng nước không quá 0,5%),
sau đó chuyển đến các hầm hàng để lưu trữ. Nước tách ra được xử
lý đến hàm lượng hydrocacbon còn lại trong nước không quá 40
ppm, sau đó xả xuống biển. Khí dư tách ra từ dầu trong các hầm
công nghệ và hầm hàng trên FSO được thải vào không khí qua hệ
thống van thở. Dầu thương phẩm được xuất bán cho khách hàng
bằng phương pháp cặp mạn.
Hiện nay, ở mỏ Bạch Hổ đang vận hành các giàn cố định
MSP-3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, xây dựng ở phía bắc, 01 giàn MSP-1 ở
phía nam. Ở mỏ Rồng hiện đang vận hành 03 giàn cố định RP-1,
RP-2 và RP-3.

38
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

2.1.2. Thiết kế và xây dựng giàn công nghệ trung tâm (CTP) để
xử lý dầu & khí
Sau khi dầu và khí được phát hiện ở tầng móng, khu vực trung
tâm mỏ Bạch Hổ vào năm 1988 với nguồn năng lượng vỉa rất lớn
(áp suất vỉa của giếng lên đến hơn 400 bargs), lưu lượng dầu của
giếng rất cao, lên đến hơn 1000 tấn/ngày. Các giếng khoan vào
tầng móng ở mỏ này liên tục được triển khai thực hiện và đều cho
lưu lượng dầu & khí rất lớn. Kết quả đánh giá trữ lượng thu hồi
địa chất tại “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Bạch Hổ năm 1998”
cho thấy, tầng móng mỏ Bạch Hổ có trữ lượng thu hồi lên dầu lên
đến trên 500 triệu tấn. Để tổ chức hợp lý và nhanh tróng thực hiện
khai thác dầu & khí ở tầng móng có trữ lượng lớn này,
Vietsovpetro đã tiến hành xây dựng hàng loạt giàn BK, chỉ để thực
hiện khai thác dầu & khí. Bên cạnh đó, đã tiến hành thiết kế & xây
dựng các giàn công nghệ trung tâm CTP, thực hiện thu gom, xử
lý dầu, khí và nước đến từ các giàn nhẹ BK và các MSP.
Giàn công nghệ trung tâm thứ nhất (CTP-2)
Giàn công nghệ trung tâm thứ nhất của Vietsovpetro được xây
dựng năm 1989 trên cơ sở nền móng và chân đế cũ của giàn cố
định MSP-2 ở phía nam mỏ Bạch Hổ. Về sau, giàn này mang tên
giàn công nghệ trung tâm số 2 (CTP-2). Giàn công nghệ trung tâm
CTP-2 nằm trong tổ hợp công nghệ trung tâm số CTK-2, bao gồm
giàn công nghệ CTP-2, giàn nhẹ BK-2, hệ thống đuốc của CTP-2,
giàn bơm ép nước vỉa PPD-40000, giàn nén khí lớn CCP, giàn nhà
ở của cụm CCP-PPD-40000 và giàn ống đứng bloc CCP). Giàn
công nghệ CTP-2 xây dựng trên cơ sở chân đế của giàn MSP-2,
nhưng đã thay thế hàng loạt các trang thiết bị thượng tầng. Giàn
được kết nối với giàn nhẹ khai thác BK-2, giàn bơm ép nước vỉa
PPD-40.000,0 và giàn nén khí trung tâm CCP bằng hệ thống cầu
dẫn, các đường ống, như Hình 2.2.
Kết cấu thượng tầng giàn giàn trung tâm CTP-2, gồm:
• Dàn ống dứng (Riser Block) và hệ thống phân dòng;
39
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Block sàn đỡ trung gian, cầu dẫn kết nối và hệ thống


đường ống;
• Hệ thống xử lý dầu (gồm 3 đường công nghệ tách nước
và khí; Hệ thống bơm cao áp, bơm dầu đi FSO);
• Hệ thống xử lý khí cao áp;
• Hệ thống thu gom khí thấp áp;
• Hệ thống xử lý khí nhiên liệu cho máy phát điện trên
PPD-4000;
• Hệ thống đuốc cao áp và thấp áp;
• Hệ thống xử lý nước vỉa thải & xả xuống biển;
• Hệ thống bơm hóa phẩm;
• Hệ thống xả kín;
• Hệ thống xả hở;
• Hệ thống thu gom condensate;
• Hệ thống thu gom cặn, và thu gom dầu thải;
• Tổ hợp nhà ở.

Hình 2.2. Tổ hợp giàn công nghê trung tâm số 2 (CTP-2)


Giàn công nghệ trung tâm CTP-3
Ở những năm 2001-2003, sản lượng dầu khai thác dầu ở mỏ
Bạch Hổ đạt đỉnh (khoảng 12-13 triệu tấn/năm), nhằm chia sẽ

40
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

công suất xử lý dầu & khí cho giàn công nghệ CTP-2,
Vietsovpetro đã quyết định thiết kế và xây dựng giàn công nghệ
trung tâm số 3 (CTP-3), tương tự như giàn CTP-2, nhưng có công
suất xử lý nước lớn hơn. Giàn được đưa vào vận hành vào đầu
tháng 3 năm 2004.
Giàn công nghệ trung tâm CTP-3 về công dụng tương tự như
giàn CTP-2, nhưng theo thiết kế khác. Giàn CTP-3 nằm trong tổ
hợp công nghệ trung tâm CTK-3, bao gồm giàn công nghệ CTP-
3, hệ thống đuốc của CTP-3, giàn ép nước vỉa PPD-30000, giàn
nhà ở CTK-3 và hệ thống Riser Bloc CTK-3) (xem Hình 2.3).

Hình 2.3. Tổ hợp công nghệ trung tâm số 3 (CTP-3)


Kết cấu của giàn CTP-3, gồm các thành phần chính sau:
• Thượng tầng;
• Dầm chịu lực;
• Chân đế;
Kết cấu thượng tầng:
• Riser Block và hệ thống phân dòng;
• Cầu dẫn kết nối và hệ thống đường ống dẫn;
• Hệ thống xử lý dầu (gồm 3 đường công nghệ tách nước
và khí, hệ thống bơm cao áp, bơm dầu đi FSO);

41
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

•Hệ thống boiler gia nhiệt;


•Hệ thống xử lý thu gom khí cao áp;
•Hệ thống xử lý thu gom và nén khí thấp áp;
•Hệ thống đuốc cao áp và thấp áp;
•Hệ thống xử lý nước vỉa thải xả biển;
•Hệ thống bơm hóa phẩm;
•Hệ thống xả kín và hệ thống xả hở;
•Hệ thống thu gom condensate, hệ thống thu gom cặn và
dầu thải;
• Khu (giàn) nhà ở.
Như vậy, tại mỏ Bạch Hổ đã xây dựng & lắp đặt 02 giàn công
nghệ trung tâm CTP-2 & CTP-3, đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ
dầu, khí và nước khai thác ở mỏ Bạch Hổ và cho cả mỏ Rồng
(trong trường hợp cần thiết). Công suất xử lý chất lỏng của hai
giàn này lên đến 38.000,0 tấn/ngày (lớn nhất có thể đạt 45.800,0
tấn/ngày) và làm sạch nước đồng hành từ 20.000,0 tấn/ngày, (định
mức tối đa, đến 26.400,0 tấn/ngày).
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu xử lý chất lỏng của các giàn công nghệ
trung tâm ở mỏ Bạch Hổ
Công suất, tấn/ngày CTP-2 CTP-3 Tổng
Theo dầu:
- Định mức 15000 15000 30000
- Lớn nhất 20000 18000 38000
Theo chất lỏng:
- Định mức 19000 19000 38000
- Lớn nhất 23000 22800 45800
Theo nước:
- Định mức 8000 12000 20000
- Lớn nhất 12000 14400 26400

42
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Công suất thiết kế xử lý sản phẩm giếng trên các CTP ở mỏ


Bạch Hổ được thể hiện ở Bảng 2.1
Như đã trình bày ở trên, từ khi Vietsovpetro phát hiện dầu và
khí ở tầng móng năm 1988, nơi có trữ lượng và nguồn năng lượng
vỉa rất lớn, việc quy hoạch và xây dựng mỏ Bạch Hổ đã thay đổi
theo hướng: Thiết kế và xậy dựng giàn CTP để xử lý sản phẩm tập
trung và các giàn nhẹ BK để khai thác dầu & khí.
Sản phẩm khai thác trên các giàn BK được vận chuyển ở
dạng dầu & khí đến các giàn CTP qua các đường ống ngầm kết
nối từ BK đến CTP.
2.1.3. Thiết kế và xây dựng giàn nhẹ (BK) để khai thác dầu &
khí
Giàn BK là một loại giàn nhẹ thiết kế với kết cấu và thiết bị
đặt trên đó khá đơn giản. Giàn được thiết kế để khoan bằng tàu
khoan di động (jack-up rig) và chỉ thực hiện khai thác dầu & khí,
sau đó vận chuyển đến các giàn CTP để xử lý. Như vậy, các giàn
BK sẽ là một dạng giàn vệ tinh được xây dựng xung quanh các
giàn công nghệ trung tâm CTP. Thực chất nó chính là giàn đầu
giếng vệ tinh (WHP - sattlite wellhead platform) như ở mỏ dầu &
khí của các Công ty khai thác dầu khí các nước phương Tây. Là
loại giàn đơn giản, không có tháp khoan, chỉ có các đầu giếng khai
thác, công nghệ xử lý đơn giản, gồm hệ thống phụ trợ kiểm soát
hoạt động của giếng và đo lưu lượng sản phẩm. Theo thiết kế của
Viện nghiên cứu khoa học & thiết kế (NCKH & TK),
Vietsovpetro, để đáp ứng sản lượng khai thác dự kiến ở tầng móng
mỏ Bạch Hổ, giàn BK được thiết kế với số lượng khoảng 6 - 9
giếng, có thể đến 12 giếng. Công suất thu gom và xử lý sơ bộ trên
BK khoảng 6.000,0 tấn/ngày.
Kết cấu giàn BK gồm một khối chân đế (nặng khoảng 1050
tấn), hệ thống cọc (khoảng 1100 tấn), khối thượng tầng (khoảng
1200 tấn), cần xả khí (khoảng 26 tấn) và sân bay trực thăng

43
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

(khoảng 90 tấn). Hình 2.4 là dạng BK đặc trưng được Liên doanh
Việt Nga Vietsovpetro thiết kế và xây dựng để khai thác dầu &
khí ở tầng móng mỏ Bạch Hổ.

Hình 2.4. Mô hình cơ bản của loại giàn nhẹ (BK)


Trên khối thượng tầng của giàn BK được trang bị một số hệ
thống chính sau đây:
• Thiết bị đầu giếng, hệ thống điều khiển đầu giếng
(wellhead control panel);
• Cụm van thu gom dầu & khí từ các giếng;
• Hệ thống phân phối khí gaslift, nước ép vỉa PPD;
• Bình tách dầu, khí sơ bộ;
• Hệ thống đo dầu, khí;
• Khu vực riser để vận chuyển, trung chuyển dầu khí,
gaslift, nước ép vỉa PPD;
• Hệ thống điều khiển, điện;
• Hệ thống cứu hỏa, thiết bị cứu sinh;
• Shelter nhà ở và các hệ thống phụ trợ có thể phục vụ
cho 8 người ở tạm thời trên giàn.
Sau một thời gian vận hành các giàn BK ở mỏ Bạch Hổ, do
lưu lượng sản phẩm khai thác từ tầng móng quá lớn, quá trình vận
chuyển đến CTP, khí đồng hành tách ra nhiều, tạo nên những nút
khí và dầu riêng biệt trong đường ống, sảy ra hiện tượng sung động
44
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

lưu lượng và áp suất trong hệ thống thu gom và xử lý từ BK đến


CTP. Hiện tượng này, làm phức tạp hệ thống điều khiển trên CTP.
Để hạn chế vấn đề sung lượng về lưu lượng và áp suất này, tối ưu
dòng chảy trong hệ thống đường ống vận chuyển dầu & khí,
Vietsovpetro đã nghiên cứu lắp đặt thêm bộ thiết bị tách khí sơ bộ
(UPOG) trên các giàn nhẹ BK. Như vậy, việc thiết kế, xây dựng
và phát triển các giàn BK ở mỏ Bạch Hổ có lắp đặt thêm thiết bị
tách khí UPOG đã tạo điều kiện để Vietsovpetro thực hiện công
nghệ vận chuyển dầu bão hòa khí bằng đường ống ngầm từ BK
đến CTP nhờ nguồn năng lượng vỉa của giếng dầu tầng móng.
Đồng thời giảm được áp suất vận chuyển trong hệ thống thu gom.
Khí tách ra từ UPOG trên các BK được thu gom theo theo đường
ống riêng biệt khác và chuyển đến hệ thống thu gom khí của mỏ.
Với việc thiết kế xây dựng hệ thống các BK ở khu vực tầng
móng mỏ Bạch Hổ, sau này ở mỏ Rồng, mỏ nhỏ và các mỏ cận
biên, đã mang lại hiệu quả rất lớn cho việc phát triển các mỏ dầu
& khí của Vietsovpetro, ở ngoài khơi Lô 09-1, thềm lục địa phía
nam Việt Nam.
• Từ năm 1991 đến 1996 Vietsovpetro đã xây dựng 05 BK
tại khu vực phía Nam mỏ Bạch Hổ (BK-1, BK-3, BK-4,
BK-5, BK-6 và BK-8) và 02 BK tại mỏ Rồng (BK-RC1,
BK-RC2). Các giàn BK ở giai đoạn này, được thiết kế với
6 hoặc 9 lỗ giếng khoan và công suất thiết kế khoảng 6000
tấn lỏng/ngày;
• Từ năm 1997 đến 2012 đã xây dựng 03 BK ( BK-9, BK-
14, BK-15) ở mỏ Bạch Hổ và 04 BK ở mỏ Rồng (RC-4,
RC-5, RC-6, RC-7). Các giàn BK ở giai đoạn này được
thiết kế dạng điển hình với 12 lỗ giếng khoan và công suất
khoảng 6000 tấn lỏng/ngày;
• Từ năm 2013 đến nay, xây dựng các giàn BK-16, BK-17,
BK-19, BK-20 và BK-21 tại mỏ Bạch Hổ và BK RC-9, RC-
8 ở mỏ Rồng.

45
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Việc tập trung thiết kế, xây dựng các BK ở mỏ Bạch Hổ và


Rồng từ sau 1988 đã đáp ứng nhu cầu đưa vào khai thác sớm/kịp
thời các phát hiện dầu khí ở các mỏ tại Lô 09-1, góp phần duy trì
sản lượng khai thác dầu & khí cho Lô 09-1. Bên cạnh đó, từ năm
2008 đến nay, Vietsovpetro còn tập trung đưa các phát hiện dầu
khí mới ở lân cận Lô 09-1 vào khai thác, bằng cách kết nối với mỏ
Bạch Hổ và Rồng, với mục đích sử dụng cơ sở hạ tầng dư thừa tại
mỏ này. Ở các mỏ kết nối, đã thực hiện chỉ xây dựng các giàn nhẹ
BK để thực hiện khai thác dầu & khí. Sản phẩm của chúng được
vận chuyển đến các MSP/CTP ở mỏ Bạch Hổ hoặc Rồng để xử lý
chung với dầu & khí khai thác tại đây.
Kết quả thực tế cho thấy, từ năm 2008 đến nay, Vietsovpetro
đã đưa vào khai thác và vận hành 05 mỏ dầu & khí nhỏ, cận biên
Lô 09-1. Đó là mỏ Cá Ngừ vàng, mỏ hợp nhất Nam Rồng Đồi
Mồi, mỏ Gấu trắng, Thỏ trắng và mỏ Cá Tầm, kết nối với mỏ Bạch
Hổ và Rồng. Trong đó, tại mỏ Cá Ngừ Vàng đã xây dựng 01 giàn
BK-CNV kết nối với CTP-3 mỏ Bạch Hổ, mỏ Nam Rồng Đồi Mồi
xây dựng 02 BK (RC-4 & RC-ĐM) kết nối RP-1 mỏ Rồng, mỏ
Gấu trắng xây dựng 01 BK-GTr kết nối với CTP-3, mỏ Thỏ trắng
xây dựng 03 BK (ThTr-1, ThTr-2 & ThTr-3) kết nối với MSP-6
& MSP-8 và mỏ Cá tầm xây dựng 02 BK (CT-1 & CT-2) kết nối
với RP-2 mỏ Rồng. Hiện nay, các mỏ này đang vận hành hiệu quả.
Theo các kết quả tìm kiếm, thăm dò ở những năm gần đây
(mục 1.3, chương 1), phần lớn các phát hiện dầu & khí lân cận Lô
09-1 có trữ lượng thu hồi dầu & khí khá nhỏ, thậm chí rất nhỏ, cấu
tạo địa chất phức tạp, phân bố rời rạc. Việc đưa các phát hiện này
vào phát triển mang đến nhiều thách thức trong công tác thiết kế,
xây dựng các công trình và vận hành mỏ. Như đã trình bày, các
mỏ dầu khí có trữ lượng thu hồi nhỏ, thời gian khai thác, thường
sẽ ngắn, lưu lượng dầu & khí thấp. Hơn nữa, kết quả thử nghiệm
dầu & khí trong quá trình thử vỉa, cho thấy, dầu khai thác ở các
mỏ này là dầu nhiều paraffin, độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao,

46
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

nhiệt độ dầu & khí lên khỏi miệng giếng thấp (dao động ở mức
45-55oC). Vì vậy, để có thể đưa các phát hiện này vào phát triển,
công tác thiết kế và xây dựng các công trình khai thác ở các mỏ
này, cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu, như đảm bảo chi phí đầu tư
thấp nhất, thời gian hoàn vốn nhanh. Bên cạnh đó, công tác vận
hành mỏ rất phức tạp, (do lưu lượng sản phẩm rất thấp), đường
ống vận chuyển sản phẩm đến trung tâm xử lý (các mỏ Bạch Hổ
và Rồng của Vietsovpetro) dài. Vấn đề lắng đọng và xử lý các chất
lắng đọng bên trong hệ thống đường ống vận chuyển sản phẩm
giếng và bên trong hệ thống công nghệ xử lý dầu & khí cũng cần
được nghiên cứu rất cụ thể & chi tiết trước khi tổ chức thực hiện
công tác phát triển mỏ.
2.2. Kinh nghiệm khai thác và vận hành các mỏ dầu & khí
nhỏ, cận biên tại thềm lục điạ, nam Việt nam
2.2.1. Kinh nghiệm khai thác dầu & khí các mỏ nhỏ, cận biên
Như đã trình bày, các mỏ dầu khí có trữ lượng thu hồi nhỏ và
rất nhỏ, thường có lưu lượng giếng thấp, nguồn năng lượng và
nhiệt độ vỉa không cao. Vì vậy, ngay từ khi giếng bắt đầu đưa vào
khai thác đã phải sử dụng phương pháp khai thác bằng cơ học
gaslift để tăng tốc độ dòng sản phẩm của giếng. Bên cạnh đó, các
mỏ nhỏ, cận biên Lô 09-1 của Vietsovpetro đã trình bày ở chương
1 của tài liệu này, có địa chất khá phức tạp. Trong cùng một mỏ
có rất nhiều cấu tạo, phân bố rời rạc và cách xa nhau. Chính vì
vậy, khi tiến hành biện luận lựa chọn phương pháp khai thác ở các
giếng dầu & khí của các loại mỏ này, thường phải chú ý đến một
số vấn đề sau:
• Kinh nghiệm áp dụng các phương pháp khai thác cơ học
khác nhau đối với các điều kiện địa chất-kỹ thuật cho nhiều
khu vực của mỏ;
• Dự báo có biện luận của động thái áp suất vỉa và độ ngập
nước của sản phẩm;

47
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Khả năng triển khai các phương án thiết kế trong xây dựng
mỏ dầu và khí;
• Dự báo công suất năng lượng cần thiết phục vụ cho khai
thác cơ học.
Khai thác ở mỏ Bạch Hổ, thời gian đầu sử dụng phương pháp
khai thác tự phun. Để tăng cường khả năng khai thác dầu và khí,
từ năm 1997, Vietsovpetro đã thử nghiệm nhiều phương pháp khai
thác cơ học. Kết quả thử nghiệm và thực tế vận hành ở các mỏ
Bạch Hổ, Rồng đã khẳng định phương pháp khai thác cơ học
gaslift là phương pháp phù hợp với điều kiện khai thác dầu khí
trên biển tại các mỏ ở Lô 09-1 của Vietsovpetro và mang lại hiệu
quả cao nhất. Quá trình khai thác các mỏ dầu khí, ở Lô 09-1 của
Vietsovpetro cho thấy, tất cả các giếng khai thác tự phun khi xuất
hiện sự suy giảm của áp suất vỉa cũng như gia tăng độ ngậm nước
trong sản phẩm khai thác sẽ dẫn đến, giếng ngừng tự phun, hoặc
lưu lượng khai thác giảm mạnh, thì cần xem xét để chuyển sang
khai thác gaslift. Cùng với sự gia tăng quỹ giếng khai thác bằng
gaslift, tỷ trọng dầu & khí khai thác bằng phương pháp gaslift ở
Vietsovpetro ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng sản
lượng khai thác dầu & khí. Đến nay, hầu hết các giếng khai thác
dầu & khí ở các mỏ của Vietsovpetro đã chuyển sang chế độ khai
thác bằng phương pháp cơ học gaslift. Dưới đây, là một số đặc
điểm khai thác dầu & khí bằng phương pháp gaslift, trên cơ sở
kinh nghiệm vận hành ở các mỏ Bạch Hổ và Rồng của
Vietsvpetro.
• Trang bị hệ thống thiết bị gaslift bề mặt
Khí gaslift từ giàn công nghệ trung tâm CTP, được chuyển
đến các giàn MSP hoặc BK và đến các giếng khai thác sản phẩm
với áp suất khoảng 100 atm. Trên các giàn MSP/BK có trang bị
hệ thống đo lưu lượng khí, cụm phân chia dòng đến các giếng cụ
thể. Tùy theo từng giếng, mà lưu lượng khí gaslift được phân bổ
cho mục đích khai thác. Hình 2.5 là sơ đồ nguyên tắc thiết bị công
nghệ gaslift bề mặt của một BK đặc trưng.

48
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 2.5. Hệ thống thiết bị công nghệ gaslift trên giàn


• Trang bị cấu trúc lòng giếng khai thác bằng phương pháp
cơ học gaslift.
Thiết bị trong lòng giếng khai thác bằng gaslift gần giống
với bộ thiết bị lòng giếng của các giếng khai thác tự phun.
Thành phần chính trong bộ
thiết bị lòng giếng đối với các
giếng khai thác bằng gaslift là hệ
thống túi chứa (mandrel) và van
gaslift (xem Hình 2.6). Ngoài ra,
trong quá trình thiết kế hệ thống
thiết bị lòng giếng và tính toán độ
sâu lắp đặt các mandrel gaslift
cần tính đến yếu tố suy giảm năng
lượng vỉa và lưu lượng khai thác
dầu & khí. Vì vậy, trong sơ đồ
TBLG đã có trang bị thêm các
mandrel gaslift dự phòng nhằm
mục đích hạ độ sâu điểm bơm ép
khí để tăng lưu lượng khai thác Hình 2.6. Cấu trúc lòng
dầu & khí sau này, khi áp suất vỉa giếng khai thác bằng
còn suy giảm trong quá trình khai gaslift tại Vietsovpetro.
thác mỏ.

49
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Sử dụng khai thác gaslift kết hợp bơm ly tâm điện ngầm
Ý tưởng về giải pháp công nghệ-kỹ thuật kết hợp hai phương
pháp khai thác cơ học là gaslift và máy bơm điện ly tâm ngầm
(gaslift-máy bơm) trong quá trình khai thác dầu đã được đề xuất
từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỹ trước.
Giải pháp “gaslift-máy bơm” cho phép thực hiện một cách dễ
dàng quá trình tối ưu hóa hệ thống khai thác dầu. Hệ thống gaslift
trong giải pháp “gaslift-máy bơm” được xem như là hệ thống dự
phòng trong trường hợp hệ thống máy bơm bị hỏng. Ngoài ra, hệ
thống gaslift còn dùng để gọi dòng và ổn định lưu lượng khai thác
đối với các giếng có tỷ suất khí - dầu cao, hay trong trường hợp
sản phẩm khai thác có chứa cát.
Một ưu điểm khác của giải pháp “gaslift-máy bơm” là sử dụng
đồng thời hai phương pháp khai thác cơ học để khai thác dầu &
khí trong cùng một giếng. Máy bơm ngầm được thả vào giếng
nhằm mục đích kéo dài khả năng và tăng hiệu quả làm việc của hệ
thống gaslift, vì máy bơm lúc này đóng vai trò làm tăng cột áp
động. Điều này làm tăng đáng kể hiệu quả làm việc của hệ thống
gaslift do tăng độ ngập chìm tương đối của cột ống khai thác. Mặt
khác, do phối hợp với gaslift nên công suất cần thiết cho máy bơm
giảm đáng kể. Điều này kéo theo việc giảm kích thước và chiều
dài của tổ hợp máy bơm. Hệ thống điều khiển trên mặt đất đối với
“gaslift-máy bơm” hoàn toàn giống như đối với trường hợp áp
dụng riêng biệt các giải pháp.
Giải pháp kết hợp “gaslift-máy bơm” có thể áp dụng trong các
điều kiện khai thác khác nhau: hệ số sản phẩm và áp suất vỉa cao;
hệ số sản phẩm cao nhưng áp suất vỉa thấp hay ngược lại. Riêng
đối với trường hợp cả hệ số sản phẩm và áp suất vỉa đều thấp thì
hiệu quả áp dụng giải pháp này rất thấp, thậm chí hầu như không
kinh tế. Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh rằng, việc áp dụng
giải pháp kết hợp "gaslift - máy bơm” phụ thuộc rất nhiều vào đặc
tính khai thác của vỉa sản phẩm và giếng, chi phí và thời gian thay
máy bơm cao. Việc thả máy bơm vào các giếng đang khai thác
bằng gaslift nhằm mục đích tăng sản lượng và áp suất đáy đem lại
50
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

hiệu quả chỉ trong trường hợp độ ngậm nước tăng, áp suất vỉa giảm
và chi phí để trang bị thêm hay tăng công suất hệ thống máy nén
khí hiện có quá cao.
• Sử dụng gaslift chu kỳ:
Quá trình sử dụng phương pháp khai thác dầu bằng gaslift ở
mỏ Bạch Hổ cho thấy, các thân dầu chính được khai thác gaslift
là Oligoxen, Mioxen và tầng Móng. Khoảng dao động của áp suất
vỉa, hệ số sản phẩm, các đặc tính vật lý của sản phẩm các giếng
khai thác (áp suất bão hòa, hàm lượng paraffin) rất lớn. Khí nén
bơm vào giếng được thực hiện bởi trạm nén khí với áp suất trong
hệ thống là 100 atm. Mỏ được khai thác chủ yếu bằng công nghệ
gaslift liên tục với hệ thống điều khiển lưu lượng khí SCADA.
Chế độ khai thác trung bình của các giếng gaslift đặc trưng bởi
các chỉ số sản lượng dầu xấp xỉ 25 tấn/ngày, độ ngập nước - 39%,
yếu tố khí cho một tấn sản phẩm khoảng 200m3/tấn. Hơn nữa, các
giếng của mỏ khai thác bằng gaslift có sản lượng thường thấp, việc
khai thác bằng gaslift liên tục đặc trưng bởi chi phí khí lớn, áp suất
vỉa thấp, dòng khí-lỏng dao động lớn, nhiệt độ sản phẩm tại miệng
giếng thấp, dẫn đến lắng đọng parafin trên thành ống nâng cao.
Hiệu quả khai thác thấp của giếng là do hiện tượng trượt khí qua
nút lỏng và tổn hao áp suất khi hỗn hợp khí - dầu chuyển động
trong ống khai thác. Trong thực tế, công nghiệp khai thác dầu &
khí, người ta áp dụng hai biện pháp tăng hiệu quả khai thác của
các giếng gaslift: một là thay đổi cấu trúc ống khai thác; hai là lựa
chọn giá trị tối ưu cho đường kính ống khai thác, độ sâu đặt van
làm việc, hoàn thiện cấu trúc van và phương pháp gaslift chu kì.
Gaslift chu kì là công nghệ có nhiều triển vọng. Trong những
năm gần đây, công nghệ khai thác dầu & khí bằng gaslift chu kỳ
đã được áp dụng tại mỏ Bạch Hổ. Để thực hiện điều này, van
gaslift điều khiển chu kỳ đã được lắp đặt để điều khiển việc cấp
khí vào ống khai thác. Van làm việc (đóng, mở) theo tác động của
áp suất khí nén và nút chất lỏng được đẩy lên khỏi miệng giếng.
Cột chất lỏng với áp suất cao, nhiệt độ lớn có tác dụng ngăn ngừa
sự lắng đọng parafin bên trong thành ống khai thác.

51
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Để có thể áp dụng một cách hiệu quả công nghệ gaslift chu kì,
ngoài kỹ thuật tính toán, còn phải kết hợp với công nghệ và thiết
bị để xác định tổ hợp hợp lí các yếu tố, như thiết bị lòng giếng
(cấu thành, đặc tính), chế độ khai thác, v, v...
Sử dụng công nghệ tự động hóa để nâng cao hiệu quả khai
thác cơ học gaslift.
Để đáp ứng những đòi hỏi về mặt kinh tế, nâng cao lợi nhuận,
không những cần điều chỉnh nhân lực, giảm chi phí sản xuất, mà
còn phải tối ưu hóa các quá trình sản xuất. Một giải pháp cho vấn
đề trên, là kỹ thuật điều khiển tự động hóa. Ứng dụng kỹ thuật tự
động vào hệ thống gaslift là một ví dụ điển hình (xem Hình 2.7).
Hệ thống này bao gồm những phần chính sau:
• Giếng gaslift;
• Hệ thống khí nén;
• Hệ thống thu gom và thử giếng;
• Cảm biến áp suất/nhiệt độ và thiết bị điều khiển cục bộ;
• Trạm điều khiển trung tâm.
Giếng gaslift được trang
bị các cảm biến đo áp suất
và nhiệt độ trước, sau côn
khai thác. Trên đường khí
nén vào giếng cũng có các
cảm biến đo áp suất/nhiệt
độ. Nếu yêu cầu theo dõi
và điều khiển ở một mức
độ cao hơn, thì lắp đặt bổ
sung các bộ cảm biến đo
áp suất/nhiệt độ ở đáy Hình 2.7 Hệ thống gas lift tự động
giếng gaslift.
Các bộ cảm biến này sẽ ghi nhận và truyền tín hiệu liên tục
về hệ thống thiết bị điều khiển trên giàn. Thiết bị điều khiển sẽ
tính toán và phản hồi sau khi so sánh giá trị thực tế và giá trị được

52
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

cài đặt từ trạm điều khiển trung tâm. Toàn bộ quá trình phản hồi
và ghi nhận của hệ thống gaslift nhằm mục đích thực hiện những
nhiệm vụ sau:
• Kiểm soát, theo dõi giếng và cụm giếng một cách liên tục;
• Thực hiện những lệnh điều khiển được truyền từ trạm điều
khiển trung tâm hoặc đã được cài đặt trước;
• Lưu trữ những thông số làm việc của hệ thống gaslift;
• Thực hiện các lệnh truy, xuất dữ liệu dưới dạng văn bản
hay đồ thị;
• Phát và truyền các tín hiệu báo động có liên quan đến hệ
thống gaslift.
Tuy chi phí đầu tư cho một hệ thống gaslift tự động là tương
đối cao, nhưng lợi ích mà hệ thống này mang lại là rất lớn, nó sẽ
cho phép:
• Cải thiện đáng kể lưu lượng khai thác của giếng gaslift từ
5% đến 10%;
• Nâng cao hiệu quả nâng sản phẩm giếng, duy trì hoặc giảm
lưu lượng khí nén;
• Có khả năng theo dõi bao quát cả hệ thống gaslift;
• Có thể tác động đến hệ thống (đóng/mở van, khởi
động/dừng thiết bị) một cách tự động, nhanh và an toàn;
• Hạn chế rủi ro cho người do giảm tần suất xuất hiện của
thợ khai thác ở vị trí giếng;
• Kéo dài tuổi thọ của van gas lift, tiết kiệm chi phí thay thế
sửa chữa van gaslift.
2.2.2. Kinh nghiệm trong thiết kế, thu gom và vận chuyển sản
phẩm giếng các mỏ nhỏ, mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam
Ở thềm lục điạ Việt nam, hiện đã có hai phương án chính để
xây dựng & phát triển các mỏ dầu khí cò trữ lượng nhỏ, cận biên
được sử dụng:
• Phương án phát triển độc lập (stand-alone);
• Phương án kết nối với với mỏ dầu khí cận biên có cơ sơ
hạ tầng đầy đủ (tie-in);

53
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Đối với phương án phát triển các mỏ dầu & khí độc lập: tại
mỏ đòi hỏi phải thiết kế và xây dựng đầy đủ các công trình chức
năng phục vụ khai thác, xử lý và tàng chứa dầu & khí, bao gồm:
xây dựng giàn công nghệ xử lý sản phẩm, giàn đầu giếng/hoặc đầu
giếng ngầm, hệ thống đường ống dẫn dầu & khí, cáp ngầm, các hệ
thống thiết bị phụ trợ và trạm tàng chứa sản phẩm. Theo phương
án phát triển này, thì dầu & khí khai thác được thu gom, xử lý đến
thương phẩm, tàng chứa và xuất bán cho khách hàng tại mỏ, nhờ
có đầy đủ các công trình dầu khí xây dựng tại các mỏ. Hiện nay,
Tập đoàn dầu khí Việt nam đã có 03 mỏ vừa/nhỏ đang phát triển
theo phương án độc lập, đó là mỏ Đại Hùng nằm ở Lô 05-1a, thuộc
bể Nam Côn Sơn và 02 mỏ Thăng Long & Đông Đô thuộc Lô 01
& 02/97, bể Cửu Long, thềm lục địa Nam Việt Nam.
Phương án phát triển mỏ kết nối, thì sản phẩm khai thác từ mỏ
nhỏ, cận biên sẽ được thu gom và vận chuyển đến mỏ dầu kết nối,
ở lân cận đang vận hành có dư/thừa công suất thu gom, xử lý và
tàng chứa bằng các tuyến đường ống ngầm. Các hệ thống phụ trợ,
như gaslift gas, nước ép vỉa, điện năng được cung cấp từ mỏ dầu
kết nối hiện hữu, thông qua hệ thống đường ống và cáp điện ngầm
kết nối. Phương án phát triển kiểu này yêu cầu chỉ xây dựng các
hạng mục công trình phục vụ khai thác (giàn nhẹ/đầu giếng hay
các giếng ngầm), hệ thống đường ống và cáp ngầm kết nối từ mỏ
nhỏ, cận biên đến mỏ hiện hữu. Không cần xây dựng các giàn
trung tâm xử lý, các giàn cung cấp hệ thống phụ trợ (gaslift gas,
injection water, power generation) và hề thống tàng chứa (FSO,
FPSO). Tuy nhiên, phương án này chỉ có thể áp dụng cho các mỏ
nằm gần các mỏ dầu đang vận hành có dư thừa công suất xử lý,
như mỏ Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro, ở Lô 09-1, hay mỏ
Tê giác trắng của Hoàn Long Hoàn Vũ JOC, Lô 16-1. Nếu ở vị trí
quá xa, việc áp dụng phương án kết nối mỏ sẽ gặp nhiều khó khăn
trong thug om và vận chuyển sản phẩm bằng đường ống. Trường
hợp này, cần có giải pháp đặc biệt để thu gom và vận chuyển sản
phẩm đến được mỏ kết nối.

54
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Thường thì các mỏ nhỏ, mỏ cận biên có trữ lượng thu hồi dầu
khí nhỏ, thời gian khai thác khá ngắn, khoảng trên dưới 10 năm,
sẽ phù hợp với phương án phát triển mỏ bằng cách kết nối với mỏ
hiện hữu đang hoạt động. Thực tế cho thấy, phương án phát triển
mỏ dầu & khí bằng cách kết nối với mỏ dầu hiện hữu là phương
án mang lại hiệu quả nhất trong việc phát triển các mỏ có trữ lượng
thu hồi dầu khí nhỏ và mỏ cận biên. Phương án phát triển này đã
và đang được áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong khu vực,
cũng như tại thềm lục địa phía nam Việt Nam, đặc biệt, đã rất
thành công tại Lô 09-1 của Vietsovpetro. Đến nay, đã có các mỏ,
như Cá Ngừ vàng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Gấu Trắng, Thỏ trắng
và Cá Tầm, kết nối với các mỏ Bạch Hổ và Rồng ở Lô 09-1. Hay
như tại Lô 16-1, các mỏ Hải Sư Trắng, Hải Sư Đen của Công ty
điều hành khai thác dầu khí Thăng Long kết nối với mỏ Tế giác
trắng (TGT) của Công ty điều hành khai thác dầu khí Hoàng Long
Hoàn Vũ JOC. Dưới đây, là một số khinh nghiệm trong phát triển
các mỏ dầu khí có trữ lượng thu hồi dầu khí nhỏ và mỏ cận biên,
hiện đang vận hành hiệu quả ở thềm lục địa phía nam Việt nam.
1. Mỏ Đại Hùng
Mỏ Đại Hùng nằm ở Lô 05-1a, thuộc bể Nam Côn Sơn có
độ sâu mực nước biển khoảng 110 m, được Công ty dầu khí
ExxonMobil (Hoa Kỳ) phát hiện từ trước năm 1975. Đến năm
1993, tổ hợp các nhà thầu quốc tế do Công ty dầu khí BHPP
(Australia) được giao điều hành để thăm dò, thẩm lượng và phát
triển sớm. Mỏ Đại Hùng là mỏ dầu khí nhỏ, có điều kiện địa chất
khá phức tạp, bị chia cắt thành nhiều khối độc lập, nằm ở vị trí
biển có độ sâu lớn, hàng năm chịu ảnh hưởng mạnh của dòng
chảy ngầm. Trong những năm đầu khai thác, sản lượng suy giảm
rất nhanh so với dự kiến. Trong khi đó, vào đầu thập niên 90 của
thế kỷ trước, giá dầu xuống rất thấp, kết quả là lần lượt các nhà
đầu tư, như Total (Pháp), BHPP (Australia), Petronas Carigali
(Malaysia) rồi Đai Hung Oil Development (Sumitomo - Nhật)
rút lui. Đề án phát triển mỏ Đại Hùng được chuyển giao cho Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Năm 1999,

55
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Petrovietnam giao mỏ Đại Hùng cho Liên doanh Việt - Nga


“Vietsovpetro” điều hành. Tuy nhiên, đến năm 2003 đối tác
Zarubezhneft (Liên Bang Nga) quyết định rút khỏi đề án và
Petrovietnam quyết định chuyển giao quyền điều hành đề án phát
triển mỏ Đại Hùng cho Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu
khí (PVEP) từ tháng 10/2003. Kể từ khi tiếp nhận, bằng nhiều
giải pháp khoa học kỹ thuật trong công tác đánh giá trữ lượng,
xây dựng phát triển, khai thác và vận hành, PVEP đã vận hành
mỏ Đại Hùng hiệu quả cho đến nay.
Mỏ Đại Hùng là loại mỏ nhỏ, phát triển theo phương án độc
lập, thiết kế và xây dựng mỏ này, gồm các đầu giếng ngầm
(subsea wellheads), giàn WHP-DH2, giàn FPU-DH1, trạm xử lý,
chứa dầu FSO và hệ thống đường ống nội mỏ. Giàn FPU-DH1
(Floating Production Unit) là giàn xử lý dầu & khí (support
production platform) được cải hoán từ giàn khoan cũ dạng nửa
nổi nửa chìm (semi-submersible), đóng từ năm 1974 và đã từng
hoạt động ở vùng biển Bắc thuộc Vương Quốc Anh. Dầu sau khi
xử lý trên giàn FPU-DH1 được bơm đến tàu chứa dầu FSO bên
cạnh. Khí đồng hành được thu gom và vận chuyển đến mỏ Bạch
Hổ để xử lý, nén lên áp suất cao, sau đó được chuyển vào bờ
bằng đường ống dẫn khí chung của Tổng tông ty khí (PVGAS).

Hình 2.8. Sơ đồ mỏ Đại Hùng, lô 05-1a, bể Nam Côn Sơn

56
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Mỏ Đại Hùng có khoảng hơn 10 giếng ngầm nối với giàn


FPU-DH1. Năm 2012, giàn WHP-DH2 xây dựng xong và đưa
vào hoạt động. Các giếng khoan sau đó không phải là giếng ngầm
mà được khoan và lắp đặt ngay trên giàn WHP-DH2. Dầu & khí
khai thác từ các giếng ngầm và trên giàn WHP-DH2 được thu
gom và vận chuyển đến giàn FPU-DH1 bằng các tuyến ống ngầm
nội mỏ. Sơ đồ nguyên tắc thiết kế và xây dựng mỏ Đại Hùng
được thể hiện ở Hình 2.8
2. Mỏ Thăng Long và Đông Đô
Hai mỏ Thăng Long và Đông Đô ở Lô 01 & 02/97, thuộc bể
Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam với độ sâu nước biển 60 - 70
m. Hai mỏ này nằm cách nhau khoảng 5 km và được xếp vào loại
mỏ co trữ lượng dầu khí nhỏ. Mỏ Thăng Long & Đông Đô cho
dòng dầu đầu tiên (first oil) vào tháng 6 năm 2014, sau 11 năm
tìm kiếm, thăm dò và phát triển bởi Công ty điều hành khai thác
dầu khí Lam Sơn JOC.

Hình 2.9. Sơ đồ xây dựng mỏ Thăng Long & Đông Đô


Hai mỏ Thăng Long & Đông Đô được thiết kế để phát triển
chung theo phương án phát triển độc lập. Trong sơ đồ công nghệ
phát triển mỏ này, gồm có các giàn đầu giếng WHP-TL, WHP-
ĐD và trạm xử lý, tàng chứa dầu FPSO-PTSC Lam Sơn. Sản phẩm

57
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

khai thác từ các giàn đầu giếng ở mỏ này, được đưa về xử lý và


tàng chứa tại FPSO PTSC Lam Sơn, trước khi xuất bán cho khách
hàng. Tàu FPSO- Lam Sơn và các giàn được kết nối với nhau bằng
các tuyến đường ống và cáp ngầm. Sơ đồ nguyên tắc thiết kế và
xây dựng mỏ Thăng Long & Đông được thể hiện ở Hình 2.9.
3. Mỏ Cá Ngừ vàng
Mỏ Cá Ngừ Vàng (CNV) là loại mỏ nhỏ, thuộc lô 09-2, bể
Cửu Long, gần với mỏ Bạch Hổ, Lô 09-1, được điều hành bởi
Công ty khai thác dầu & khí Hoàn Vũ JOC. Mỏ được phát triển
theo phương án kết nối với mỏ Bạch Hổ. Tại mỏ Cá Ngừ Vàng đã
thiết kế và xây dựng 01 giàn đầu giếng CNV-WHP.
Năm 2008, Vietsovpetro đã cùng với công ty điều hành khai
thác dầu khí Hoàn Vũ JOC thực hiện kết nối mỏ CNV với mỏ
Bạch Hổ. Việc kết nối mỏ CNV với mỏ Bạch Hổ đã cho phép sử
dụng chung công suất xử lý và tàng chứa dầu & khí tại mỏ này.
CNV kết nối với mỏ Bạch Hổ bằng đường ống từ CNV-WHP đến
giàn công nghệ trung tâm số 3 (CTP-3), dài 25 km. Dầu mỏ CNV
có hàm lượng paraffin khá cao, hệ số khí lớn (khoảng 500 m3/tấn).
Trong quá trình vận chuyển đến mỏ Bạch Hổ xuất hiện một số
phức tạp, do hình thành lớp lắng đọng paraffin bên trong đường
ống. Việc vận chuyển sản phẩm CNV đến CTP-3 mỏ Bạch Hổ
được thực hiện bằng giải pháp vận chuyển hỗn hợp dầu & khí
(không sử dụng tách khí sơ bộ), có sử dụng hoá phẩm giảm nhiệt
độ đông đặc để xử lý dầu.
Để tăng cường khả năng vận chuyển sản phẩm mỏ CNV đến
mỏ Bạch Hổ, đường ống vận chuyển dầu CNV đến CTP-3 được
bọc cách nhiệt, với thiết kế có hệ số truyền nhiệt 1,913 W/m2K.
Đây là một trong những đường ống bọc cách nhiệt thuộc loại tốt
so với các đường ống dẫn dầu khác đã xây dựng trước đây tại thềm
lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, do chiều dài khá lớn, sản lượng khai
thác dầu chỉ ở mức trung bình thấp, trong khi nhiệt độ nước biển
ở vùng cận đáy thấp, nên quá trình tản nhiệt ra môi trường bên
ngoài diễn ra rất mạnh mẽ. Quá trình vận chuyển dầu & khí CNV

58
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

đến CTP-3, nhiệt độ của dầu có thể giảm về mức 25-34 oC (phụ
thuộc từng mùa). Sơ đồ nguyên tắc vận chuyển sản phẩm khai thác
từ CNV đến CTP-3 mỏ Bạch Hổ được thể hiện tại Hình 2.10.

Hình 2.10. Sơ đồ vận chuyển sản phẩm mỏ Cá Ngừ Vàng


Để đảm bảo khả năng vận chuyển an toàn sản phẩm CNV đến
giàn CTP-3 trong các điều kiện bất lợi như đã trình bày ở trên, đã
áp dụng nhiều giải pháp công nghệ vận chuyển khác nhau. Thực
tế vận hành mỏ CNV đã cho thấy, từ khi được đưa vào vận hành
(năm 2008), đến nay đường ống đảm bảo vận chuyển dầu khai
thác từ giàn nhẹ CNV đến nơi xử lý tại CTP-3 mỏ Bạch Hổ an
toàn, giúp công tác khai thác dầu & khí ổn định, đã mang lại hiệu
quả cao cho mỏ kết nối này.
4. Mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi
Mỏ Nam Rồng, thuộc Lô 09-1 được Vietsovpetro phát hiện
vào năm 2005. Mỏ Đồi Mồi thuộc Lô 09-3 được công ty điều hành
chung Việt – Nga - Nhật (VRJ) phát hiện vào năm 2006. Hai mỏ
nằm cách nhau khoảng 3,5 km. Năm 2009, tổ hợp các nhà thầu
gồm Petrovietnam (Việt Nam), Zarubeznheft (Liên Bang Nga) và
Idemitsu Cuu Long (Nhật) đã thống nhất hợp nhất và phát triển
chung mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi bằng cách kết nối với mỏ Rồng
của Vietsovpetro. Tại mỏ hợp nhất này, đã xây dựng 02 giàn nhẹ
BK-RC-4 và BK-RC-DM và kết nối với giàn cố định RP-1, mỏ
Rồng bằng đường ống dài khoảng 17 km đi qua RC-5 của mỏ
59
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Rồng. Ban đầu, theo kết quả nghiên cứu giếng thăm dò, tổng sản
lượng dầu ở mỏ Đồi Mồi và Nam Rồng đạt khoảng 3000-3600
m3/ngày, thấp nhất có thể 500 m3/ngày. Như vậy, các mỏ dầu khí
hợp nhất này, thuộc loại mỏ trữ lượng nhỏ.
Dầu ở các mỏ hợp nhất này, thuộc loại dầu nhiều paraffin, có
độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao. Bên cạnh đó, hàm lượng nhựa
asphantel trong dầu cũng khá cao. Vì vậy, để vận chuyển đến RP-
1, dầu khai thác tại khu vực này phải xử lý bằng hoá phẩm giảm
nhiệt độ đông đặc. Nhằm giảm chi phí vận hành mỏ, Vietsovpetro
đã không lắp đặt bộ gia nhiệt trên các giàn mỏ Nam Rồng Đồi
Mồi, mà sử dụng giải pháp tận dụng địa nhiệt của giếng dầu để xử
lý bằng hóa phẩm chuyên dụng giảm nhiệt độ đông đặc (PPD).
Kết quả nghiên cứu khảo sát và đo nhiệt độ giếng dầu cho thấy,
để đạt nhiệt độ xử lý dầu cao hơn 65oC, cần phải thiết kế lắp đặt
bộ thiết bị và đường ống dẫn hóa phẩm (PPD) xuống giếng ở độ
sâu khoảng 2500 - 2800 m.
Thực tế, khi đưa mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi vào khai thác, thấy
rằng sản lượng dầu khai thác ở mỏ này khá thấp (không như dự
kiến ban đầu), tổng lưu lượng ở những năm đầu đo được chỉ ở
mức 930 m3/ngày, trong đó lưu lượng mỏ Đồi Mồi khoảng 570
m3/ngày. Việc vận chuyển dầu & khí với lưu lượng thấp như vậy
sẽ rất phức tạp do lắng đọng paraffin bên trong đường ống. Vì lưu
lượng sản phẩm khai thác ở đây thấp, áp suất miệng giếng không
cao, nên Vietsovpetro đã chuyển sang khai thác mỏ này bằng
phương pháp cơ học gaslift. Việc khai thác bằng cơ học gaslift đã
cho phép sản phẩm giếng của mỏ này tăng đáng kể. Lưu lượng
dòng sản phẩm trong đường ống tăng, khả năng vận chuyển bằng
đường ống tốt hơn so với trước.
Tuy nhiên, tổn hao áp suất vận chuyển sản phẩm khai thác này
lại quá cao, do lưu lượng khí trong đường ống lớn (gồm khí đồng
hành và gaslift). Để giảm tổn hao áp suất trong đường ống,
Vietsovpetro đã phải sử dụng tách khí sơ bộ (UPOG) lắp đặt trên
các giàn nhẹ Nam Rồng Đồi Mồi. Như vậy, vận chuyển sản phẩm
khai thác ở các mỏ này đến RP-1 mỏ Rồng được thực hiện ở dạng
60
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

dầu bão hòa khí. Tức là, sản phẩm lên khỏi miệng giếng được đưa
vào bình tắch khí sơ bộ, sau đó chuyển vào đường ống đến RP-1.
Sơ đồ nguyên tắc thug om và vận chuyển sản phẩm khai thác ở
mỏ hợp nhất nam Rồng Đồi Mồi thể hiện ở Hình 2.11.

Hình 2.11. Sơ đồ vận chuyển sản phẩm mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
đến RP-1
5. Mỏ Gấu Trắng
Mỏ Gấu Trắng là mỏ cận biên Lô 09-1, thuộc loại mỏ nhỏ,
được xây dựng và phát triển theo giải pháp kết nối với mỏ Bạch
Hổ. Tại mỏ Gấu trắng, thiết kế & xây dựng 01 giàn nhẹ GTC-1
phục vụ khai thác dầu & khí và đường ống kết nối để vận chuyển
sản phẩm đến giàn CTP-3 mỏ Bạch Hổ. Đường ống có chiều dài
khoảng 14 km, gồm 3 đoạn: GTC-1 → BK14/BT7, BK14/BT7→
BK9 và BK9→CPP-3.
Dầu khai thác ở mỏ này, cũng thuộc loại dầu nhiều paraffin,
gần giống với dầu mỏ Bạch Hổ, nên quá trình vận chuyển ở lưu
lượng thấp thường kèm theo tổn hao nhiệt ra môi trường xung
quanh diễn ra nhanh, lắng đọng paraffin trong đường ống lớn, hiệu
ứng tẩy và rửa paraffin bám dính trên thành đường ống giảm. Như

61
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

các mỏ dầu khí kết nối với mỏ Bạch Hổ trước đó, dầu ở mỏ này
cũng được thu gom, xử lý, bằng giải pháp tận dụng điạ nhiệt của
giếng dầu. Nghĩa là thiết kế, lắp đặt đường ống sung lượng xuống
giếng ở độ sâu 2800-3000m, hóa phẩm PPD được bơm vào dòng
sản phẩm của giếng ở độ sâu thiết kế.
Nhằm tối ưu quá trình vận chuyển sản phẩm, sản phẩm mỏ
Gấu trắng, sau khi xử lý hóa phẩm PPD được vận chuyển ở dạng
hỗn hợp với khí đến giàn nhẹ BK14 của mỏ Bạch Hổ. Tại đây, thực
hiện tách khí sơ bộ trong UPOG cùng với sản phẩm của BK-14.
Sau khi tách khí sơ bộ, dầu bão hòa khí của các giàn nhẹ này được
vận chuyển đến CTP-3 mỏ Bạch Hổ để xử lý. Khí tách ra từ UPOG
trên BK-14 được vận chuyển theo đường ống vận chuyển khí đến
giàn nén khí trung tâm ở mỏ Bạch Hổ. Sơ đồ vận chuyển dầu &
khí mỏ Gấu trắng được thể hiện ở Hình 2.12.

Hình 2.12. Sơ đồ xây dựng và phát triển mỏ Gấu trắng


6. Mỏ Thỏ Trắng
Mỏ Thỏ trắng là mỏ trữ lượng nhỏ, cận biên Lô 09-1, cách
giàn MSP-6 mỏ Bạch Hổ khoảng 8 km, được phát triển theo

62
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

phương án kết nối với mỏ Bạch Hổ. Để thực hiện khai thác dầu và
khí ở mỏ này, Vietsovpetro đã xây dựng 03 giàn nhẹ ThTC-1.
ThTC-2 và ThTC-3 ở mỏ này. Giàn nhẹ ThTC-1 được lắp đặt tại
vị trí cách giàn cố định MSP-6 mỏ Bạch Hổ 8 km về phía bắc. Mỏ
Thỏ trắng được đưa vào bắt đồu khai thác tháng 7 năm 2013.
Tương tự như các mỏ kết nối khác, sản phẩm khai thác ở đây được
xử lý bằng hóa phẩm PPD bằng phương pháp tận dụng địa nhiệt
của giếng dầu.
Hệ số khí của dầu mỏ này khá lớn (trên 500m3/m3), để giảm
tổn thất thủy lực vận chuyển bằng đường ống, dầu và khí sau khi
lên khỏi miệng giếng được tách khí sơ bộ tại UPOG trên ThTC-1.
Như vậy, dầu bão hòa khí được vận chuyển đến MSP-6 để xử lý,
sau đó được bơm đến giàn CTP-2/CTP-3 mỏ Bạch Hổ. Sản phẩm
khai thác ở ThTC-2, vận chuyển đến MSP-8 theo đường ống kết
nối từ ThTC-2 – MSP-8 dài hơn 7km. Hình 2.13 thể hiện sơ đồ
nguyên tắc phát triển mỏ Thỏ trắng.

Hình 2.13. Sơ đồ nguyên tắc phát triển mỏ Thỏ trắng

63
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

7. Mỏ Cá Tầm
Mỏ Cá Tầm thuộc Block 09-3/12 cách điểm thu gom xử lý
dầu của mỏ Bạch Hổ khoảng 25 km, cách điểm thu gom dầu mỏ
Rồng khoảng 17,5 km. Tại mỏ Cá Tầm đã xây dựng 02 giàn nhẹ
CTC-1 và CTC-2 (Hình 2.14).
Sản phẩm mỏ Cá Tầm sau khi tách khí sơ bộ tại UPOG trên
CTC-1, đi qua bộ gia nhiệt. Tại đây, dầu được gia nhiệt đến 65-
700C và được xử lý hóa phẩm giảm nhiệt độ đông đặc (PPD), chất
phá nhũ (Demulsifier) và vận chuyển đến giàn cố định RP-2 mỏ
Rồng theo đường ống bọc cách nhiệt dài 17,5 km. Đến RP-2, dầu
được xử lý tách khí, tách nước sơ bộ cùng dầu RP-2 & RP-3 và
vận chuyển đến FSO mỏ Rồng.
Theo phương án này, sản phẩm khai thác tại CTC-2 được vận
chuyển về CTC-1 ở dạng hỗn hợp lỏng khí. Sau khi tách khí sơ bộ
tại UPOG thì sản phẩm của CTC-1 và CTC-2 được vận chuyển về
RP-2 ở dạng dầu bão hòa khí.

Hình 2.14. Sơ đồ nguyên tắc phát triển mỏ cá Tầm

64
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

8. Mỏ Thiên Ưng
Khác với các mỏ dầu và khí nằm ở bể Cửu Long, trình bày ở
trên, mỏ Thiên Ưng là mỏ khí - condensate, thuộc lô 04-3, bể Nam
Côn Sơn, cách mỏ Bạch Hổ khoảng 160 km về phía đông. Kế
hoạch phát triển mỏ Thiên Ưng được chia thành 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1: kết nối với mỏ Bạch Hổ thông qua tuyến ống ngầm NCS2
(giai đoạn 1) để vận chuyển hỗn hợp khí và condensate, ở dạng
thấp áp, từ giàn BK-TNG đến giàn nén khí trung tâm CCP mỏ
Bạch Hổ. Sơ đồ nguyên tắc công nghệ phát triển mỏ Thiên Ưng
thể hiện ở Hình 2.15.

Hình 2.15. Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Thiên Ưng, lô 04-3


Tại đây, khí mỏ Thiên Ưng được được xử lý và vận chuyển
vào bờ cùng các nguồn khí từ các mỏ dầu & khí khác. Mỏ Thiên
Ưng bắt đầu đưa vào khai thác từ năm 2016. Giai đoạn 2: kết nối
với mỏ Sao Vàng, cách mỏ Thiên Ưng khoảng 18 km. Khi đó, khí
mỏ Thiên Ưng không vận chuyển đến mỏ Bạch Hổ mà vận chuyển
sang mỏ Sao Vàng để nén lên áp suất cao và vận chuyển vào bờ
qua toàn tuyến ống dẫn khí ngầm NCS2 (bao gồm NCS2 giai đoạn
1 và NCS2 giai đoạn 2).

65
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

9. Mỏ Hải Sư Đen và Hải Sư Trắng


Hải Sư Đen (HSĐ) và Hải Sư Trắng (HST) là hai mỏ dầu nhỏ
nằm trong Lô 15-2/01 do Công ty điều hành chung Thăng Long
(TLJOC) vận hành. Về mặt địa lý, Lô 15-2/01 nằm trong bồn trũng
Cửu Long, có độ sâu mực nước biển khoảng 40-50m. Trên cơ sở
kinh nghiệm và thành công về thug om và vận chuyển dầu & khí có
hàm lượng paraffin, độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao tại các mỏ
Bạch Hổ & Rồng của Vietsovpetro và các mỏ kết nối, CNV, Nam
Rồng - Đồi Mồi, Petrovietnam đã chỉ đạo TLJOC thực hiện thiết kế
và phát triển hai mỏ này theo hướng kết nối mỏ. Theo đó, hai mỏ
HSĐ & HST kết nối với mỏ Tê Giác trắng (TGT) ở bên cạnh của
Công ty điều hành khai thác Hoàng Long Hoàn Vũ JOC nhằm sử
dụng chung trạm xử lý dầu và khí (FPSO) Armada và các cơ sở hạ
tầng khác của mỏ này để tiết giảm chí phí dầu tư và vận hành cho
mỏ nhỏ của TL JOC.
Sơ lược về mỏ Tê Giác Trắng
Mỏ Tê Giác Trắng (TGT) nằm ở phía nam của Lô 16-1 thuộc
bồn trũng Cửu Long (xem Hình 2.16) cách bờ biển Vũng Tàu
khoảng 100 km và cách MSP-6, mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro
khoảng 20 km về phía tây bắc. Theo kế hoạch, mỏ TGT đã thiết
kế và xây dựng 03 giàn đầu giếng H1, H4 và H5. Các giàn đầu
giếng (Well Head Platform -WHP) có từ 12 đến 16 vị trí để khoan
giếng khai thác và bơm ép nước. Trên WHP được thiết kế không
có người làm việc thường xuyên, các hoạt động của giàn sẽ được
điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm trên trạm xử lý trung
tâm FPSO Armada.
Trên FPSO được thiết kế lắp đặt hệ thống công nghệ xử lý dầu
& khí triệt để tách khí 02 bậc tách, hệ thống bơm ép nước vỉa, hệ
thống nén khí cao áp và các hệ thống phụ trợ khác. Sản phẩm khai
thác từ các WHP của mỏ TGT ở dạng hỗn hợp dầu-khí-nước được
vận chuyển bằng đường ống ngầm đến FPSO Armada để tách khí
và tách nước cho đến chất lượng thương phẩm. Khí tách ra được
nén đến áp suất 110 atm, sau đó vận chuyển ngược trở lại các
WHP để phục vụ khai thác bằng phương pháp cơ học- gaslift.
66
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Phần khí còn lại được chuyển đến giàn nén trung tâm ở mỏ Bạch
Hổ để vận chuyển vào bờ. Ở mỏ TGT, giàn H1 được đưa vào khai
thác vào tháng 08 năm 2011, sau đó khoảng 01 năm thì TGT H4
cũng được đưa vào vận hành.TGT H5 được xây dựng và lắp đặt
sau cùng. Sản phẩm khai thác ở giàn này, được vận chuyển đến
H4, qua H-1 rồi đến FPSO Armada

Hình 2.16. Sơ đồ nguyên tắc phát triển cụm các mỏ dầu khí HSD và
HST kết nối với mỏ TGT
Mỏ HSĐ & HST kết nối với mỏ TGT với mô hình thiết kế và
xây dựng được tóm tắt như sau:
- Xây dựng một giàn đầu giếng (WHP) lắp đặt tại mỏ HSD;
- Một giàn đầu giếng (WHSP) kèm bình tách khí để đo lưu
lượng dầu - khí-nước khai thác của HSD & HST, lắp đặt tại
mỏ HST;
- Hệ thống đường ống vận chuyển sản phẩm khai thác từ HSD
đến HST sau đó cùng với sản phẩm của HST được vận
chuyển đến giàn kết nối TGT-H1.
Tháng 5 năm 2013 mỏ HST của TLJOC đã bắt đầu khai thác tấn
dầu đầu tiên, sau đó một tháng, tấn dầu đầu tiên cũng được khai thác
từ giàn WHP HSD. Từ đó đến nay, các hệ thống công nghệ và hệ
thống đường ống kết nối các mỏ này với mỏ TGT làm việc ổn định
và an toàn, đánh dấu thành công của giải pháp kết nối các mỏ nhỏ với

67
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

mỏ cận biên có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, ngoài Lô 09-1 Vietsovpetro.


Sơ đồ nguyên tắc phát triển cụm các mỏ HSĐ, HST và TGT được
trình bày ở Hình 2.16.
Dầu khai thác ở các mỏ kết nối HSĐ, HST & TGT giống như
dầu ở mỏ Bạc Hổ và Rồng của Vietsovpetro, là loại dầu nhiều
paraffin, có độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao. Chính vì vậy, trong
công tác thu gom và vận chuyển dầu các mỏ này, đã sử dụng giải
pháp xử lý dầu bằng hoá phẩm PPD để vận chuyển bằng đường ống,
tương tự như các mỏ kết nối ở lân cận Lô 09-1. Ngoài ra, nhằm tẩy
rửa lắng đọng paraffin hình thành bên trong đường ống, ở mỏ này đã
thiết kế và xây dựng hệ thống phóng thoi định kỳ làm sạch đường
ống. Sơ đồ vận chuyển các mỏ kết nối HSĐ & HST với mỏ TGT,
được tóm tắt như sau:
- Dầu và khí khai thác ở HSĐ được vận chuyển đến HST, sau đó
toàn bộ dầu hai mỏ này ở dạng hỗn hợp với khí được vận
chuyển đến H-1 của TGT, rồi tiếp tục được đưa đến trạm xử lý
FPSO Armada;
- Sản phẩm khai thác trên H-5 chuyển đến H-4, rồi cùng sản
phẩm H-4 ở dạng hỗn hợp với khí được vận chuyển đến H-1,
sau đó đến FPSO Armada;
- Trên FPSO Armada thực hiện xử lý tách khí và tách nước đến
dầu thương phẩm. Dầu thương phẩm (chứa hàm lượng nước
không quá 0.5%) được đưa vào các hầm hàng trên FPSO để
tàng chứa, sau đó bán xuất bán cho khách hàng
2.3 Khó khăn và thách thức trong phát triển các mỏ dầu khí
nhỏ và mỏ cận biên, ở thềm lục địa nam Việt nam
Như đã trình bày ở trên, việc phát triển các mỏ dầu khí có trữ
lượng dầu & khí nhỏ và rất nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả
kinh tế. Để hiệu quả và có thể đưa vào khai thác, phần lớn các mỏ
dầu khí này được phát triển theo hướng kết nối với mỏ dầu khí
hiện hữu có công suất xử lý chất lỏng dư thừa và hệ thống phụ trợ
đầy đủ. Ngoài ra, còn phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách giữa

68
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

mỏ mới và mỏ dầu hiện hữu, để xác định khả năng kết nối, giải
pháp thu gom và vận chuyển sản phẩm.
Trữ lượng thu hồi nhỏ, nên thời gian phát triển các mỏ dầu khí
này thường khá ngắn (chỉ khoảng 10-15 năm), để tăng nhanh khả
năng thu hồi vốn. Trong khi, tính chất dầu khí phức tạp, vì vậy,
các công tác thiết kế, xây dựng và vận hành các mỏ dầu khí loại
này thường có nhiều thách thức và phức tạp, thậm chí có nhiều rủi
do khi tổ chức thực hiện. Dưới đây, là một số khó khăn, thách thức
khi tiến hành phát triển các phát hiện dầu khí có trữ lượng thu hồi
nhỏ trong thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ.
2.3.1 Khó khăn và thách thức trong đầu tư, xây dựng cơ sở hạ
tầng và đào tạo nhân lực vận hành mỏ nhỏ, cận biên
Như đã trình bày ở trên, trong trường hợp phát triển độc lập,
tại các mỏ nhỏ này, ngoài việc xây dựng các giàn nhẹ/giàn đầu
giếng còn phải xây dựng trung tâm xử lý dầu & khí đến thương
phẩm và có hệ thống tang chứa. Là các mỏ ở ngoà khơi, có khí
hậu biển và môi trường khắc nghiệt, cho nên chi phí xây dựng và
vận hành, bảo trì các công trình này sẽ khá cao. Trong khi đó, để
thu hồi vốn nhanh, việc phát triển các mỏ nhỏ, cận biên cần phải
thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, khoảng 7-10
năm. Trong đó, các công tác tổ chức chuẩn bị và xây dựng các
công trình biển phục vụ vận hành mỏ nhỏ, cân biên phải được thực
hiện nhanh nhất có thể. Các mỏ nhỏ, mỏ cận biên là các mỏ có trữ
lượng tại chỗ nhỏ, các vỉa dầu & khí thường phân bố rời rạc, rất
khó khăn cho công tác lựa chọn vị trí đặt giàn nhẹ/hoặc giàn đầu
giếng, để để thực hiện các giếng khaon có sự bao phủ cao.
Ngoài ra, trong công tác hành chính, thỏa thuận giữa nhà các
đầu tư và chủ mỏ bằng các văn bản pháp luật sở tại và áp dụng hệ
thống thuế thuế thường khá phức tạp và tốn thời gian.
Việc phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên có khả năng hoàn
vốn nhnah và mang lại hiệu qảu cho nhà đầu tư, cần có những giải

69
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

pháp kỹ thuật công nghệ đột phá và sáng tạo. Vì vậy, sẽ cần độ
ngũ chuyên gia/kỹ sư có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và vận
hành mỏ tại các mỏ này. Công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ
chuyên sâu cũng là thác thức cho việc phát triển các mỏ nhỏ và
mỏ cận biên.
Trong trường, việc phát triển các mỏ nhỏ và cận biên được
thống nhất theo giải pháp kết nối với các mỏ dầu & khí hiện hữu
lân cận, đang dư thừa công suất thu gom, xử lý và tang chứa dầu,
thì có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của mỏ này đồng thời thuê được
nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao đang vận hành mỏ.
2.3.2 Khó khăn và thách thức trong thiết kế, xây dựng mỏ nhỏ,
mỏ cận biên
Hiện nay, các mỏ dầu & khí đang vận hành ở ngoài khơi thềm
lục địa Việt Nam được thiết kế và xây dựng theo mô hình giàn nhẹ
(BK)/hay giàn đầu giếng (WHP), giàn MSP, giàn công nghệ trung
tâm (CTP), FSO/hay FPSO và hệ thống phụ trợ kèm theo (đối với
mỏ dầu & khí phát triển theo phương án độc lập) và mô hình chỉ
giàn BK/WHP (theo mô hình kết nối mỏ). Những thiết kế này,
phần lớn được thuê các Công ty thiết kế nước ngoài thực hiện.
Thiết kế và xây dựng các mỏ dầu & khí tại Lô 09-1 của
Vietsovpetro thực hiện theo mô hình 16716 như ở vùng biển Kaspi
(Azerbaidzan) do các chuyên gia Liên xô (cũ) làm chủ. Tùy theo
trữ lượng thu hồi dầu & khí của mỏ, mức độ phát triển các khu
vực và mỏ mới lân cận, mà khuynh hướng phát triển các mỏ dầu
& khí được điều chỉnh phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất. Từ sau 2003, sản lượng khai thác dầu và khí ở mỏ Bạch Hổ
và Rồng, Lô 09-1 từ 13 triệu tấn/năm, đã suy giảm nhanh, đến
năm 2015, chỉ còn ở mức 5,0 triệu tấn/năm. Vietsovpetro luôn tìm
cách duy trì và gia tăng sản lượng dầu & khí bằng nhiều giải pháp
kỹ thuật & công nghệ tiên tiến, gia tăng hệ số thu hồi dầu & khí.
Bên cạnh đó, còn đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò và đưa các
phát hiện dầu khí mới vào phát triển. Tuy nhiên, ở những năm gần
70
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

đây, các phát hiện dầu khí mới của Vietsovpetro, ở lân cận Lô 09-
1 đều có trữ lượng thu hồi nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Việc đưa các
phát hiện này vào phát triển được Vietsovpetro nghiên cứu rất chi
tiết về măt hiệu quả kinh tế cũng như khả năng vận hành, đã đánh
giá là khó khăn và phức tạp. Đối với mỏ nhỏ, trữ lượng nhỏ, lưu
lượng bé, thời gian khai thác ngắn. Cho nên, đòi hỏi công tác thiết
kế và xây dựng các công trình dầu khí tại các mỏ này phải rất đơn
giản, nhỏ gọn và tự thực hiện với chi phí thấp nhất và khả năng
thu hồi vốn nhanh.
Vì vậy, khi nghiên cứu, xem xét để phát triển các phát hiện
dầu & khí mới, có trữ lượng thu hồi nhỏ cần phải nghiên cứu chi
tiết những khó khăn thách thức và phức tạp khi tiến hành thực hiện
dự án, như:
• Khả năng tự thực hiện nghiên cứu thiết kế, xây dựng và quy
hoạch các giàn nhẹ (BK) tại mỏ ở dạng đơn giản nhất, sử
dụng tối đa nguyên vật liệu trong nước, đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ khai thác các giếng dầu & & khí an toàn, hiệu
quả;
• Khả năng xây dựng giàn BK với hệ thống chân đế đơn giản
và kiến trúc thượng tầng tinh gọn, với hệ thống công nghệ
đơn giản và đảm bảo khả năng tự thực, trên cơ sở kinh
nghiệm các thiết kế truyền thống đã có trước đây, đảm bảo
được tính đồng bộ với các chi phí thiết kế, lắt đặt và xây
dựng tại mỏ thấp nhất;
• Khả năng xân dựng loại giàn BK với khối chân đế đơn giản,
nhỏ, gọn, nhưng đảm bảo an toàn, không gian của thượng
tầng, bố trí hợp lý việc đa số lượng giếng khoan, giếng bơm
ép nước và hệ thống phụ trợ, đảm bảo khả năng xử lý sơ bộ
và vận hành ở chế độ tự động (không người);
• Việc xây dựng giàn BK nhỏ, gọn, tinh giản, nhưng phải
đảm bảo an toàn tối đa trong điều kiện khắc nghiệt của khí
hậu biển và điều kiện sóng gió ngoài khơi thềm lục đia Việt
Nam.
71
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Bên cạnh đó, ở điều kiện biển khắc nghiệt, nhiệt đới gió mùa,
việc thiết kế và thi công xây dựng các giàn nhẹ/giàn đầu giếng đơn
giản tại các mỏ nhỏ phải đảm bảo công tác an toàn;
Là mỏ nhỏ, mỏ cận biên, trữ lượng nhỏ, các cấu tạo địa chất
phức tạp, các vỉa dầu & khí trong cùng một Lô hoặc khu vực phân
bố rời rạc, vì vậy, việc xác định vị trí đặt các giàn khai thác để bao
phủ các khu vực có triển vọng là rất khó khăn và phức tạp.
2.3.3 Khó khăn và phức tạp trong vận hành các mỏ dầu khí trữ
lượng nhỏ kết nối với mỏ cận biên
Các mỏ dầu khí có trữ lượng nhỏ, lưu lượng sản phẩm, nguồn
năng lượng vỉa và nhiệt độ vỉa thường không cao. Vì vậy, để tăng
cường khả năng khai thác, ngay từ khi bắt đầu đưa vào vận hành,
đã phải sử dụng công nghệ khai thác dầu & khí ở các mỏ này bằng
phương pháp cơ học gaslift, nhiệt độ của sản phẩm sau khi lên
khỏi miệng giếng càng giảm. Bên cạnh đó, để phát triển mỏ hiệu
quả, mô hình thiết kế & xây dựng và vận hành các mỏ dầu khí này
thường là kết nối với các mỏ dầu hiện hữu bằng hệ thống các tuyến
đường ống kết nối. Các đường ống này thường khá dài, vì vậy,
công tác thu gom và vận chuyển sản phẩm đến mỏ kết nối sẽ có
rất nhiều thách thức và phức tạp, do lưu lượng chất lỏng và nhiệt
độ thấp, khí tách ra trong đường ống cao (gồm khí gaslift). Ngoài
ra, các kết kết quả nghiên cứu thử vỉa khi thăm dò cho thấy, dầu
khai thác ở các mỏ nhỏ, lân cận với mỏ Bạch Hổ và Rồng, Lô 09-
1 của Vietsovpetro đều là dầu nhiều paraffin, sẽ càng làm phức
tạp cho quá trình vận hành mỏ và hệ thống thu gom, vận chuyển
bằng đường ống. Trong khí đó, nhiệt độ nước biển ở vùng cận đáy,
nơi lắp đặt hệ thống đường ống thu gom và vận chuyển sản phẩm
của mỏ lại thấp. Bảng 2.2 là nhiệt độ nước biển ở vùng cận đáy
biển tại khu vực mỏ Bạch Hổ, Rồng và các vùng mỏ lân cận Lô
09-1, ngoài khơi thềm lục địa nam Việt Nam.

72
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Bảng 2.2 Nhiệt độ nước biển ở vùng cận đáy Lô 09-1 và


các khu vực lân cận
Thông số Nhiệt độ nước biển trung bình của năm ở
vùng cận đáy, 0С
"Bạch Hổ" "Rồng"
Tối đa 24,5 - 28,8 23,9 – 29,1
Tối thiểu 22,2 - 26,2 21,8 – 26,4
Trung bình 22,3 - 27,7 22,9 – 26,8
Thách thức do tích chất paraffin và các chất lắng đọng
Kết quả phân tích các mẫu dầu lấy từ các mỏ dầu & khí có
trữ lượng nhỏ, lân cận, kết nối với mỏ Bạch Hổ và Rồng, ở những
năm qua cho thấy, dầu khai thác ở các mỏ này gần giống với tính
chất dầu khai thác ở Lô 09-1, có hàm lượng paraffin dao động ở
mức 16-22% KL. Bảng 2.3 là một số đặc tính cơ bản của dầu các
mỏ nhỏ, mỏ cận biên đã và đang khai thác, kết nối với các mỏ
Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro. Nhiệt độ đông đặc của dầu
khá cao, dao động ở mức 27-35oC. Thu gom và vận chuyển dầu
từ các mỏ này đến mỏ kết nối bằng đường ống ngầm ngoài khơi
sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do lắng đọng paraffin bên trong đường
ống và thậm chi trong các giếng khai thác. Khả năng lưu chuyển
của dầu trong đường ống ngầm ở điều kiện nhiệt độ thấp bị hạn
chế, trong nhiều trường hợp dầu có thể bị đông đặc bên trong
đường ống, làm phức tạp thêm trong quá trình thu gom và vận
chuyển để trung tâm xử lý.
Bảng 2.3 Một số đặc tính của dầu khai thác ở một số mỏ nhỏ và
mỏ cận biên Lô 09-1
Mỏ dầu
Các thông số lý hóa NR- Đồi Cá ngừ Tê giác Kình ngư
Mồi vàng; trắng trắng (TT)
Khối lượng riêng ở 20оС,
kg/m3 862.3 804 809 837,(@15o

73
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Nhiệt độ đông đặc, 0С 34.5 30-33 27 30


Nhiệt độ kết tinh
paraffin, 0С 60 64 56-58 56
KL phân tử, g/mol 279.2 190 209.8 N/A
Độ nhớt, mm /s, ở 50 С 11.12
2 0
2.9 3.99 6.800
ở 700С 6.53 1.83 2.613 4.402
Hàm lượng:
- Lưu huỳnh, % KL. 0.085 0.02 0.05 0.086
- Paraffin, % KL. 22.1 22.3 16 20.82
- Asphalten & nhựa,% KL. 7.98 0.031 0.5 0.252
- Cốc, % KL. 4.27 0.019 0.004 N/A
3 3
Hệ số khí, m /m 42-65 472.7 241.8
Để đảm bảo vận chuyển an toàn toàn dầu này bằng đường
ống đi xa, nhiệt độ của chất lỏng trong đường ống phải luôn luôn
lớn hơn nhiệt độ độ xuất hiện paraffin trong dầu khoảng +50C (tức
khoảng 650C). Trong trường hợp vận chuyển dầu ở nhiệt độ thấp
hơn 600C, thì dầu sẽ ở dạng chất lỏng phi Newton và lắng đọng
paraffin bên trong đường ống là không tránh khỏi, áp suất vận
chuyển dầu sẽ gia tăng. Đường ống vận chuyển càng dài, thì áp
suất vận chuyển sẽ càng cao, lưu lượng dịch chuyển của dầu trong
đường ống càng thấp, thì khả năng lắng đọng càng lớn. Trong
nhiều trường hợp có thể gây tắc nghẽn đường ống, việc vận
chuyển dầu sẽ bị đình trệ và quá trình vận hành khai thác mỏ sẽ bị
ngưng. Các kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm [*****] và
thực tế vận hành các mỏ dầu khi trữ lượng nhỏ, lân cận mỏ Bạch
Hổ & Rồng, Lô 09-1 của Vietsovpetro, ở những năm qua cho thấy,
quá trình kết tinh paraffin ồ ạt trong dầu các mỏ của Vietsovpetro,
ở khoảng nhiệt độ 35-40oC. Trong khi đó, nhiệt độ kết tinh parffin
ban đầu của paraffin trong dầu ở mức 59-61oC (xem Hình 2.17).

74
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 2.17. Quá trình kết tinh paraffin trong dầu thô mỏ Bạch Hổ
theo nhiệt độ
Kết quả nghiên cứu thí nghiệm lắng đọng paraffin theo nhiệt
độ trên mô hình ngón tay lạnh cho thấy:
• Ở nhiệt độ dầu trên 650C: lắng đọng không đáng kể;
• đến 350C, lắng đọng paraffin là: 1,0 kg/m2/ngày;
• đến 300C, lắng đọng paraffin là: 3,5 kg/m2/ngày
• đến 250C, lắng đọng paraffin là:10 kg/m2/ngày.
Ở thời kỳ nhiệt độ thấp nhất ở vùng cận đáy biển 22-23oC, thì
lắng đọng paraffin còn cao hơn nữa.
Bên cạnh đó, dầu khai thác ở các mỏ nhỏ, mỏ cận biên thường
có nhiệt độ miệng giếng dao động ở mức 40-50oC, gần với khoảng
nhiệt độ mà tại đó, paraffin kết tinh ồ ạt trong dầu, sẽ làm trầm
trọng thêm quá trình lắng đọng paraffin.
• Thách thức do lưu lượng khí trong sản phẩm khai thác và
vận chuyển cao.
Để tăng khả năng khai thác dầu ở các mỏ có trữ lượng nhỏ,
ngay từ khi bắt đầu, Vietsovpetro sử dụng công nghệ khai thác
dầu & khí bằng khí gaslift. Việc khai thác dầu khí bằng khí gaslift,

75
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

một mặt gia tăng sản lượng khai thác dầu & khí, tăng lưu lượng
và vận tốc dòng chảy trong đường ống, nhưng lại làm gia tăng lưu
lượng khí tách ra trong đường ống, gây tổn thất năng lượng trong
quá trình vận chuyển và làm giảm nhiệt độ sản phẩm khai thác khi
lên miệng giếng. Áp suất trong đường ống càng giảm, khí tách ra
càng nhiều, sẽ tạo điều kiện hình thành các nút dầu và khí riêng
biệt bên trong đường ống của quá trình vận chuyển hỗn hợp dầu
& khí. Những nút dầu & khí riêng biệt đi vào hệ thống thu gom
và xử lý công nghệ trên giàn, làm cho quá tải về lưu lượng dầu
hoặc khí trong hệ thống bình tách, áp suất làm việc của hệ thống
sẽ không ổn định, tạo nên hiện tượng sung động áp suất và lưu
lượng, gây hổn loạn bên trong hệ thống điều khiển.
Đường ống thug om vận chuyển mỏ kết nối cáng dài, thì kích
thước các nút khí này càng tăng theo theo chiều dài chuyển động
của dòng chảy trong ống. Quá trình dịch chuyển của chất lưu trong
đường ống càng lớn, áp suất vận chuyển sẽ càng giảm càng nhanh
ở phía cuối đường ống và kích thước các nút lỏng & khí sẽ càng
dài, gây khó khăn trong quá trình vận hành mỏ.
Như vậy, quá trình thu gom và vận chuyển sản phẩm khai thác
ở các mỏ dầu khí có trữ lượng nhỏ, ngoài những thách thức và
phức tạp, do vấn đề lắng đọng paraffin trong giếng và trong hệ
thống thu gom, xử lý và vận chuyển bằng đường ống, cò có vấn
đề sung động áp suất trong hệ thống thu gom và vận chuyển. Vấn
đề sung động áp suất do tạo các nút dầu và khí riêng biệt bên trong
đường ống, làm hổn loạn hệ thống điều khiển tự động của hệ thống
công nghệ trên các giàn công nghệ ở mỏ Bạch Hổ và Rồng của
Vietsovopetro.
Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp khai thác bằng gaslift ở
điều kiện lưu lượng chất lỏng thấp còn làm gia tăng mức độ độ tán
xạ của pha nước trong hỗn hợp dầu khí, tạo điều kiện hình thành
nhũ tương dầu-nước, có độ ổn định rất cao. Nếu khi khai thác dầu
bằng phương pháp tự phun, các hạt nước trong nhũ có kích thước

76
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

khoảng từ 20 đến 100 km và phần lớn vào khoảng 60 -100 km, thì
khi khai thác bằng cơ học gaslift, độ hạt của nhũ đã gia tăng đáng
kể, các hạt nước thường có kích thước từ 1 đến 20 km, mà phần lớn
nằm trong khoảng 1-5 km, rất khó khăn trong việc xử lý tách nước
đến dầu thương phẩm trong hệ thống công nghệ. Toàn bộ những
khó khăn thách thức nêu ở trên, cần phải được nghiên cứu chi tiết
và đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả, khi tổ chức đưa các mỏ nhỏ, mỏ
cận biên vào phát triển.

77
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

78

You might also like