You are on page 1of 12

CHƯƠNG 1.

PHÂN TÍCH BỐ TRÍ CHUNG CỦA TÀU VÀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG


1.1. Khảo sát bố trí chung của tàu thuỷ

1.1.1. Giới thiệu chung về thông số kỹ thuật tàu

1.1.1.1. Kích thước chủ yếu


Thiết kế hệ thống đường ống cho tàu đánh cá vỏ thép 800 CV nghề lưới vây đuôi với số
lượng thuyền viên 15 người. Sử dụng 1 máy chính là máy mới – DOOSAN 4V222TIH công
suất 800 PS, số vòng quay n = 1800 (v/p), hộp số YANMAR với tỷ số truyền là 3,56. Kích
thước chủ yếu của tàu được thể hiện trong bảng sau.
Kích thước chủ yếu của tàu

STT Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị

1 Chiều dài lớn nhất Lmax 25 m

2 Chiều dài hai trụ L 22,36 m

3 Chiều rộng mép boong Bmp 7 m

4 Chiều cao mạn thiết kế D 3,5 m

5 Mớn nước d 2,5 m

6 Lượng chiếm nước DISP 237,6 m

7 Khoảng sườn thực a 500 mm

8 Vùng hoạt động Vùng biển hạn chế cấp I

1.1.1.2. Phân tích bản vẽ bố trí chung


Tàu đánh cá vỏ thép 800 CV nghề lưới vây đuôi gồm có:

− Khoang máy lái ở vị trí sườn -2 đến sườn 3, trong khoang máy lái có 2 két nước ngọt ở
hai bên mạn với dung tích dự trữ là 13,8 m3.

− Khoang máy ở vị trí sườn 3 đến sườn 21, trong khoang máy có động cơ DOOSAN
4V222TIH được đặt ở chính giữa và 2 máy phát điện được đặt đối xứng qua dọc tâm
và hai két dầu được đặt ở hai bên mạn tàu với dung tích dự trữ là 14,2 m3

− Két dầu đáy (C) được đặt tại vị trí sườn 17 đến sườn 29 với dung tích dự trữ là 21,4
m3.
− Khoang bảo quản lạnh ướt ở vị trí sườn 21 đến sườn 25 với dung tích dự trữ là 34,5
m3.

− Khoang đá cá 1, 2, 3 ở vị trí từ sườn 25 đến sườn 37 với dung tích dự trữ lần lượt là
24,2 m3, 30,1 m3, 33,1 m3. Tổng dung tích ba khoang đá cá là 87,4 m3.

− Tại vị trí từ sườn 37 đến sườn 41 gồm khoang kho và két nước ngọt, dung tích dự trữ
của két nước ngọt là 6,6 m3.

− Két nước ngọt mũi tại vị trí sườn 41 đến sườn 47 có dung tích lưu trữ là 8,7 m3.

− Boong cứu sinh được đặt tại vị trí sườn 7 đến sườn 21, cách đường chuẩn 5500 mm.

1.1.1.3. Phân khoang


Bảng 1.2 Phân khoang trên tàu

Tên khoang Từ sườn đến sườn Chiều dài (m) Khoảng sườn (mm)

Két nước ngọt lái -2 ÷ 3 2,5 500

Két dầu 4÷8 2 500

Khoang máy 8 ÷ 21 6,5 500

Khoang két dầu đáy 17 ÷ 29 6 500

Khoang bảo quản lạnh ướt 21 ÷25 2 500

Khoang đá cá 3 25 ÷ 29 2 500

Khoang đá cá 2 29 ÷ 33 2 500

Khoang đáy đơn dằn cứng 29 ÷ 37 4 500

Khoang đá cá 1 33 ÷ 37 2 500

Khoang kho 37 ÷ 41 2 500

Khoang két nước ngọt 37 ÷ 41 2 500

Khoang két nước ngọt mũi 41 ÷ 46 3,5 500


1.2. Các yêu cầu đối với hệ thống tàu thuỷ
Các hệ thống tàu thuỷ đều có chức năng, công dụng, điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ
thuật riêng nhưng các hệ thống này vẫn có những yêu cầu chung để đảm bảo tính thống nhất
của các hệ thống trong một con tàu. Các yêu cầu chung đó là:

− Các hệ thống nhất thiết phải đơn giản, dễ sử dụng, làm việc tin cậy trong mọi điều
kiện khai thác bình thường của tàu cũng như khi tàu nghiêng, chúi, hoặc ngay cả
khi gặp tai nạn.

− Khi thiết kế, chế tạo hệ thống phải dựa vào các tiêu chuẩn hoá để lựa chọn các yếu
tố kết cấu của hệ thống, cũng như các đặc trưng của dòng chảy (nhiệt độ, tốc độ, áp
suất, v.v.) để đảm bảo tính lắp lẫn khi sửa chữa, thay thế.

− Cần phải chọn các vật liệu đủ bền, có tính chống gỉ, chống xâm thực cao, chịu mài
mòn, chịu được nhiệt độ, áp suất, tốc độ cao

− Bố trí hệ thống phải gọn nhẹ, kích thước phải là tối thiểu, không chiếm nhiều diện
tích, thể tích khoang, khối lượng phải không lớn.

− Đảm bảo tính thẩm mỹ cho con tàu.

− Bố trí hệ thống phải ảnh hưởng không nhiều đến khả năng làm hàng và phải loại bỏ
được những hư hỏng về mặt cơ học của chúng.

− Đảm bảo kỹ thuật an toàn môi trường vùng biển, vùng bến mà tàu neo đậu

1.3. Phân tích bố trí chung hệ thống đường ống

1.3.1. Hệ thống hút khô và dằn tàu

1.3.1.1. Hệ thống hút khô


Chức năng: khi con tàu vận hành, chuyển động. Trong thân nó dần tích tụ một lượng
nước. Nó có thể rò rỉ qua các chỗ không kín ở các chỗ nối ống và thiết bị, qua các vòng bích
của bơm, các ống đặt trục, có thể xuất hiện do ngưng tụ hơi nước và rò rỉ của vỏ tàu, …
Nhiệm vụ của hệ thống hút khô là dùng để thải nó ra khỏi thân tàu.
Hệ thống hút khô bao gồm:

− Bơm hút

− Các thiết bị phụt


− Các đường ống hút khô

− Các thiết bị kiểm tả mức nước trong hầm, két, …

Các cách bố trí hệ thống hút khô: có 2 cách

− Hệ thống hút khô bố trí theo nguyên tắc tập trung: Thuận tiện cho việc bảo dưỡng
nhưng bố trí theo hệ thống này đòi hỏi sử dụng số lượng lớn ống và lỗ khoét ở các
vách ngăn ngang kín nước để đặt các đường ống.

− Hệ thống hút khô bố trí theo nguyên tắc phân nhóm: Giảm đáng kể số lượng ống và lỗ
khoét như cách bố trí theo nguyên tắc tập trung, từ đó khối lượng của hệ thống giảm
nhưng sự điều khiển hệ thống lại phân tán.
1.3.1.2. Hệ thống dằn tàu

− Chức năng: hệ thống nước dằn được trang bị cho các tàu để thay đổi chiều chìm, khắc
phục chế độ nghiêng, độ chúi của tàu nhằm đảm bảo tư thế, điều khiển và khai thác
bình thường của tàu

− Hệ thống dằn tàu bao gồm:

+ Các két chứa nước dằn

+ Các hệ thống ống để nhận và thải nước

+ Các ống đo hay các phương tiện khác để kiểm tra khối lượng nước

+ Các ống cho khí vào và ra khỏi két dằn.

− Các yêu cầu cơ bản của hệ thống dằn:

+ Nó phải bảo đảm bơm đầy hoặc hút cạn một két bất kì hoặc đồng thời một vài hoặc
tất cả, cũng như phải đảm bảo chuyển nước từ két này sang két khác.

+ Các két nước dằn đặt càng thấp càng tốt, mục đích là để cải thiện tính ổn định cho
tàu.

+ Hệ thống dằn tàu cũng được bố trí theo nguyên tắc tập trung và phân chia theo hai
trường hợp dằn dọc và dằn ngang.
1.3.2. Hệ thống làm mát
− Nhiệm vụ: Hệ thống làm mát có nhiệm vụ thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí cháy
quan thành buồng cháy đến môi chất làm mát, để đảm bảo cho nhiệt độ các chi tiết
không quá nóng cũng như không quá nguội

− Chức năng:

+ Tải nhiệt lượng sinh ra ra khỏi các thiết bị

+ Do trên tàu, công chất tải nhiệt chủ yếu là nước biển, nên hệ thống phải đảm bảo sự
lưu thông nước biển một cách tuần hoàn, liên tục và ổn định.

+ Đo, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát theo từng chế độ vận hành
của các trang thiết bị.

+ Gia nhiệt cho hệ thống lấy nước ngoài tàu (vào mùa đông), đảm bảo cung cấp nước
liên tục cho hệ thống, đồng thời đảm bảo nhiệt độ của nước ngoài tàu vào hệ thống.

− Phân loại: Có 2 loại hệ thống làm mát

+ Làm mát trực tiếp: Lấy nước biển từ ngoài tàu vào làm mát cho động cơ, sau đó xả
trực tiếp ra biển. Hệ thống này đơn giản, nhưng không hiệu quả bằng làm mát gián
tiếp

+ Làm mát gián tiếp: Nước ngọt được tuần hoàn làm mát cho động cơ và truyền nhiệt
cho nước biển thông qua sinh hàn nước ngọt làm mát. Hệ thống này nâng cao hiệu quả
làm mát ra khỏi động cơ và giảm tổn thất nhiệt, nhưng hệ thống này sẽ phức tạp hơn
làm mát trực tiếp.

1.3.3. Hệ thống cứu hoả

Hệ thống cứu hoả bao gồm:

− Kết cấu chống cháy.

− Phương tiện phát hiện cháy.

− Phương tiện chữa cháy.

1.3.3.1. Chức năng


− Hệ thống cứu hỏa dùng để phát hiện và cứu hỏa trên tàu ngay khi có hỏa hoạn trên tàu.

− Hệ thống cứu hỏa phải được bố trí đầy đủ và đúng chỗ.

− Hệ thống cứu hỏa phải hoạt động hiệu quả

− Hệ thống cứu hỏa phải luôn luôn ở tư thế sẵn sàng, bất kể tàu đang đậu hay di chuyển.

− Các chất chữa cháy chỉ có tác dụng chữa cháy mà không nguy hại cho sức khỏe con
người, không gây ô nhiễm môi trường.
1.3.3.2. Phân loại hệ thống cứu hoả

− Hệ thống cứu hỏi bằng nước: được lắp đặt trên tất cả các kiểu tàu, hệ thống bao gồm
các thiết bị lấy nước ngoài mạn gồm ống hút, bơm nước rồi đưa nước theo ống chữa
cháy đến các họng chữa cháy và sau đó đến dầu phun chữa cháy.

− Hệ thống cứu hỏa cố định bằng khí: hệ thống nhả khí lấy từ các bình khí trên tàu vào
đám cháy khi có lệnh.

− Hệ thống cứu hỏa bằng bọt: bọt sẽ bao phủ vùng cháy và chế ngự lửa bằng khả năng
làm lạnh đột ngột mặt bị cháy và ngăn không cho không khí tiếp sức cho vùng cháy.
1.3.4. Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu là tập hợp các tuyến ống dẫn nối với các thiết bị và các máy móc
phụ, các dụng cụ đo, kiểm tra và điều chỉnh để thực hiện các chức năng cần thiết bảo đảm
cho hệ động lực hoạt động bình thường.
Hệ thống nhiên liệu thường được bố trí ở khoang máy nơi có máy chính và máy phát
điện. Nên trong thiết kế hệ thống ống cho tàu đánh cá vỏ thép 800 CV nghề lưới vây đuôi, hệ
thống nhiên liệu sẽ được bố trí trong khoang buồng máy.
1.3.4.1. Chức năng
Tiếp nhận, bơm chuyển, chứa dự trữ, làm sạch nước và các tạp chất cơ học và cung
cấp cho động cơ chính, các động cơ phụ và nồi hơi. Đối với các trang bị động lực cỡ lớn
nhiên liệu còn được dùng để làm mát vòi phun động cơ.
1.3.4.2. Các thiết bị có trong hệ thống nhiên liệu
Các bể và các khoang chứa nhiên liệu, các bơm hút và bơm đẩy, các máy phân ly, các
thiết bị sấy, lọc và hệ thống ống dẫn.
CHƯƠNG 2.
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG LÀM MÁT
3.1. Tính toán thiết kế hệ thống đường ống
3.1.1. Tìm hiểu chung về hệ thống làm mát
3.1.1.1. Giới thiệu về hệ thống
Trong quá trình làm việc của hệ động lực, lượng nhiệt sinh ra do quá trình đốt cháy
nhiên liệu, trong quá trình ma sát của các chi tiết, làm cho hệ động lực nóng lên dẫn đến việc
các chi tiết dễ bị biến dạng và năng suất làm việc của cả con tàu sẽ không hiệu quả. Xuất phát
từ những yêu cầu trên, đòi hỏi hệ động lực phải có một hệ thống tải phần nhiệt đó ra khỏi các
thiết bị, máy móc, hay nói cách khác là phải có một hệ thống làm mát các chi tiết, đảm bảo sự
vận hành lâu dài tin cậy của các thiết bị.
3.1.1.2. Chức năng, công dụng và nhiệm vụ của hệ thống
Hệ thống làm mát cho hệ động lực trên tàu có nhiệm vụ chủ yếu là làm mát động cơ
chính, động cơ phụ, máy nén khí, các gối trục chong chóng, các thiết bị truyền động, ... Trên
cơ sở những nhiệm vụ như vậy, hệ thống làm mát có các chức năng chủ yếu sau:

+ Tải nhiệt lượng sinh ra ra khỏi các thiết bị

+ Do trên tàu, công chất tải nhiệt chủ yếu là nước biển, nên hệ thống phải đảm bảo sự
lưu thông nước biển một cách tuần hoàn, liên tục và ổn định

+ Đo, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát theo từng chế độ vận hành
của các trang thiết bị

+ Gia nhiệt cho hệ thống lấy nước ngoài tàu (vào mùa đông), đảm bảo cung cấp nước
liên tục cho hệ thống, đồng thời đảm bảo nhiệt độ của nước ngoài tàu vào hệ thống.
Ngoài các chức năng chủ yếu trên, tùy thuộc vào phương thức làm mát, công chất làm
mát, mà hệ thống còn có những chức năng và nhiệm vụ khác.
3.1.1.3. Các yêu cầu cơ bản

− Động cơ chính phải có một bơm làm mát chính đủ sản lượng để cung cấp nước ổn
định ở công suất liên tục lớn nhất của máy chính, và một bơm làm mát dự phòng có
sản lượng đủ cung cấp nước làm mát ở điều kiện hành hải bình thường.

− Động cơ, máy phụ cần có một cặp bơm làm mát. Trong đó có một bơm làm mát chính
và một bơm làm mát dự phòng đủ sản lượng để cung cấp nước ổn định ở công suất
liên tục lớn nhất của máy. Các bơm này phải được nối với hệ thống để sẵn sàng sử
dụng.

− Các bơm dự phòng đều phải được dẫn động bằng nguồn năng lượng độc lập.

− Khi động cơ có lắp thiết bị tự động điều tiết nhiệt độ, bơm nước biển độc lập dùng cho
việc khác có thể dùng để làm bơm nước làm mát dự phòng

− Nước biển lấy vào hệ thống phải được lấy qua ít nhất 2 cửa thông biển, một cửa ở
mạn, một cửa ở đáy. Trước van có lắp lưới lọc, có đường ống thông hơi, có đường ống
dẫn hơi nước hoặc khí nén áp suất cao vào để làm vệ sinh.

− Bầu lọc rác cần bố trí ở giữa van hút nước biển và bơm nước biển làm mát.

− Ống dùng trong hệ thống có thể làm bằng đồng hoặc ống thép liền tráng kẽm, các ống
phải là ống liền.

− Nhiệt độ của nước biển sau khi làm mát không được vượt quá giới hạn 50 ÷ 55oC để
tránh ăn mòn và tạo các cáu cặn trong đường ống và thiết bị.
Bảng yêu cầu về hệ thống làm mát

Yêu cầu đối với hệ thống làm mát


Stt Các thiết bị và hạng mục Yêu cầu theo tiêu chuẩn Số lượng
Động cơ chính phải có một bơm làm mát
chính đủ sản lượng để cung cấp nước ổn
1 Bơm chính 1
định ở công suất liên tục lớn nhất của máy
Máy chính chính.
Một bơm làm mát dự phòng có sản lượng
2 Bơm dự phòng đủ cung cấp nước (dầu) làm mát ở điều 1
kiện hành hải bình thường.
Máy phát điện, máy phụ cần phải trang bị
3 Bơm máy phụ kép và các động cơ lai chúng phải có bơm 2
làm mát chính và bơm dự phòng đủ sản
Máy phát điện lượng để cung cấp ổn định nước (dầu) ở
công suất liên tục lớn nhất của máy. Các
4 Bơm dự trữ bơm này phải được nối với hệ thống để 2
sẵn sàng sử dụng.
Nước biển lấy vào hệ thống phải được lấy
5 Cửa thông biển qua ít nhất 2 cửa thông biển, một cửa ở 2
mạn, một cửa ở đáy.
Phải trang bị bầu lọc đặt giữa van hút
nước biển và bơm nước biển làm mát.
6 Bầu lọc rác 2
Bầu lọc này phải có thể làm vệ sinh được
mà không phải ngừng cấp nước đã lọc.
7 Van
Ống dùng trong hệ thống có thể làm bằng
8 Đường ống đồng hoặc ống thép liền tráng kẽm, các
ống phải là ống liền.
Nhiệt độ của nước biển sau khi làm mát
không được vượt quá giới hạn 50 ¸ 55oC
9 Nhiệt độ làm mát
để tránh ăn mòn và tạo các cáu cặn trong
đường ống và thiết bị.

3.1.2. Các thiết bị bố trí trong hệ thống làm mát


3.1.2.1. Van thông biển và cửa xả mạn

− Là thiết bị dùng để đưa nước từ ngoài vào bên trong của tàu nhằm/ cung cấp nước cho
các bơm hoạt động trong nhiều hoạt động của tàu thủy trong đó có nhiệm vụ cung cấp
nước cho hệ thống làm mát của tàu.

− Kết cấu là loại van 1 chiều có thể đưa nước vào trong tàu cung cấp cho các bơm và
đóng lại trong trường hợp khi tàu gặp sự cố.

− Cửa xả mạn dùng để đưa nước biển sau khi đã đi làm mát cho nước ngọt có nhiệt độ
cao được xả ra ngoài môi trường.
3.1.2.2. Các thiết bị vận chuyển trong hệ thống
Bao gồm: Bơm, đường ống, van, ống nối, cút nối. Đây là những thiết bị dùng để vận
chuyển nước để làm mát các thiết bị trong hệ thống nhiên liệu như động cơ chính, máy phát.
Các thiết bị trên sử dụng để vận chuyển công chất làm mát nên dễ xảy ra ăn mòn, xâm
thực của nước biển, rỗ…
3.1.2.3. Thiết bị lọc
Bao gồm máy lọc hoặc bầu lọc, thiết bị khử khí là những thiết bị dùng để lọc tạp chất
trước khi đưa nước đi làm mát thường có kết cấu là các màng lọc.
Đây là những thiết bị làm việc trực tiếp với nước biển nên dễ xảy ra hiện tượng ăn
mòn vì vậy cần phải được chế tạo bằng những vật liệu có khả năng chống lại các hiện tượng
trên hoặc sử dụng các phương pháp như mạ crom hoặc thấm nito.
3.1.2.4. Thiết bị làm mát
Là thiết bị dùng để lấy nhiệt của nước sau khi đi làm mát hệ thống. Sau khi lấy nhiệt
từ động cơ hay thiết bị, nước ngọt được đưa qua bầu làm mát. Tại đây nước ngọt sẽ nhả nhiệt
cho nước biển.

Hình 3.1 Bầu làm mát nước ngọt


3.1.2.5. Các két và thiết bị kiểm tra
3.1.3. Nguyên lý làm việc trên tàu
Máy chính, diesel lai máy phát đều có một hệ thống làm mát độc lập.
Hệ thống làm mát là loại làm mát gián tiếp hai vòng tuần hoàn.

● Làm mát máy chính, hộp số

− Bơm nước biển do máy chính lai hút nước từ đường ống chung đẩy qua sinh hàn gió,
qua bầu làm mát nước ngọt máy chính, qua làm mát dầu nhờn hộp số, sau đó xả ra
ngoài mạn và đến làm mát hệ trục.

− Bơm nước ngọt do diesel lai lấy nước ngọt được làm mát sau bầu làm mát nước ngọt,
đẩy qua sinh hàn dầu nhờn vào làm mát dầu nhờn, sau đó làm mát máy, đi ra ống rồi
đi về bầu mát làm mát nước ngọt.

● Làm mát diesel máy phát

Bơm nước biển do diesel máy phát lai, hút nước biển từ đường ống chung, đẩy qua các
bầu làm mát gắn trên máy, rồi xả qua mạn qua van xả mạn.
Hình 3.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát

3.1.4. Tính toán các thiết bị, két, đường ống


Động cơ Diesel chính tàu thủy là trái tim của con tàu, nó quyết định đến tốc độ và khả
năng khai thác hiệu quả của con tàu. Vì thế việc khai thác động cơ một cách an toàn, tin
cậy, hiệu quả là vô cùng quan trọng.
3.1.4.1. Sản lượng bơm nước ngọt

You might also like