You are on page 1of 12

Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

MỤC LỤC

I. Mục đích làm sạch và thụ động hóa bề mặt cho hệ thống mới......................................2

II. Hóa chất sử dụng làm sạch và thụ động hóa.................................................................2

1. Mô tả:.............................................................................................................................. 2

2. Ưu điểm:......................................................................................................................... 3

3. Các chỉ dẫn:....................................................................................................................3

4. Chú ý:.............................................................................................................................. 3

III. Sục rửa và thụ động hóa đường ống chiller và đường ống Tháp giải nhiệt ( ống
kẽm):...................................................................................................................................... 3

1. Đường ống Chiller ( ống thép đen):................................................................................3

a. Thông tin hệ thống:......................................................................................................3

b. Lượng hóa chất AmSolv® 9350 sử dụng cho hệ thống:..............................................4

2. Đường ống Tháp giải nhiệt ( ống kẽm):..........................................................................4

a. Thông tin hệ thống:......................................................................................................4

b. Lượng hóa chất AmSolv® 9350 sử dụng cho hệ thống:..............................................4

3. Quy trình làm sạch và thụ động hóa bề mặt đường ống:.................................................4

a. Công tác chuẩn bị :......................................................................................................4

b. Sơ đồ quy trình xử lý:..................................................................................................6

c. Các bước thực hiện:.....................................................................................................8

IV. Biện pháp an toàn........................................................................................................11

1. Tổng quan..................................................................................................................... 11

2. Đối với con người:........................................................................................................12

3. Biện pháp an toàn điện:.................................................................................................12

4. Biện pháp vệ sinh môi trường trước và sau khi thi công:..............................................12

1
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

I. Mục đích làm sạch và thụ động hóa bề mặt cho hệ thống mới.

Trong quá trình thi công, lắp đặt hệ thống đường ống thép Chiller, bên trong lòng ống
thép có nhiều cặn bẩn, xỉ hàn. Vì vậy để chuẩn bị cho công tác sục rửa hệ thống bằng hóa
chất theo quy phạm kỹ thuật mục 12.6 "nghiệm thu sơ bộ và tiền xử lý" thì hệ thống ống
thép phải được sục rửa, làm sạch bề mặt đường ống bằng nước sạch nhằm loại bỏ các cặn
bẩn, xỉ hàn.
Những nguyên nhân của ăn mòn được đưa ra dưới đây cần được lưu ý:
1. Vận hành thử thủy lực và nước rửa của hệ thống trao đổi nhiệt, chạy thử hệ thống mà
không có xử lý ăn mòn thiết bị trước khi dùng hóa chất xử lý nước làm mát.
2. Chất lượng nước làm mát dao động, nước tuần hoàn bị ngưng đột ngột do sự dao động
tải của hệ thống, những vấn đề tương tự trong sản xuất làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả của
hóa chất xử lý nước và là nguyên nhân ăn mòn thiết bị trong suốt thời gian chạy thử.
3. Chất gây tắc nghẽn trong ống của thiết bị mới, như hình thành vảy cán trong suốt quá
trình sản xuất, dầu chống gỉ và dầu mỡ dùng trong vận hành thiết bị, bùn, cát, vụn hàn…
bám trên ống trong quá trình lắp đặt, làm ảnh hưởng tới hiệu quả hóa chất xử lý nước và là
nguyên nhân gây ăn mòn cục bộ ống trao đổi nhiệt.

II. Hóa chất sử dụng làm sạch và thụ động hóa


Thụ động hóa bề mặt đường ống ngăn chặn nguy cơ ăn mòn và bám cáu cặn trong hệ
thống bằng hóa chất đặc biệt AmSolv® 9350 ( tài liệu tham khảo đính kèm ).
Đây là biện pháp hữu hiệu, thành phần hóa chất sẽ thụ động hóa bề mặt trong đường ống
mới (thép carbon). Dung dịch tiền xử lý của hóa chất đường tuần hoàn trong hệ thống trong
vòng 10-12 giờ (tuy thuộc đặc điểm cụ thể của hệ thống) để loại bỏ hết các chất cặn bám,
dầu mỡ, oxit sắt, bùn và các hỗn hợp hữu cơ.. Sau đó, dung dịch tiếp tục được ngâm trong
hệ thống trong vòng 48-72 giờ trước khi xả bỏ.
Tuy nhiên, sau 24-48 giờ xử lý, cần sử dụng hóa chất có thành phần polyphosphate hoặc
nitrite để ngăn chặn triệt để nguy cơ cáu cặn hình thành và ăn mòn xảy ra.

1. Mô tả:
AmSolv® 9350 là một chế phẩm đậm đặc 3 chức năng có tính chất kiềm. Nó được sử
dụng hiệu quả trong việc loại bỏ, phân tán và ngăn ngừa hiện tượng bám dính của cáu cặn,
ăn mòn, và các hợp chất hữu cơ. Nó sử dụng được trong hầu hết các hệ thống làm mát tuần
hoàn hở và kín và hệ thống nước nóng.

2
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

2. Ưu điểm:
AmSolv® 9350 là một sản phẩm tối ưu cho việc làm sạch “online” và tẩy sạch hệ thống
mới lắp đặt, nó có khả năng hòa tan, làm phân tán các chất dầu, mỡ, cáu cặn, rỉ sắt, bùn bám
và các chất hữu cơ bám trong hệ thống đường ống mới và cũ. AmSolv® 9350 là chế phẩm
không ăn mòn được sử dụng để thụ động hóa bề mặt, tạo ra một lớp màng bảo vệ giúp cho
hệ thống không bị hiện tượng ăn mòn. Trong những hệ thống cũ và hệ thống bị cáu cặn
nhiều gây tắc nghẽn thì thời gian tẩy sạch có thể mất hàng tuần đối với hệ thống kín và hàng
tháng đối với hệ thống hở. Chế phẩm AmSolv® 9350 không chứa axit hay các kim loại
nặng.

3. Các chỉ dẫn:


Liều lượng sử dụng AmSolv® 9350 cho các hệ thống cũ hay các hệ thống mới là 2,000
ppm so với tổng lượng nước trong hệ thống khi làm sạch “on-line”. Hệ thống hoạt động
hoàn toàn bình thường trong suốt quá trình làm sạch. Chúng ta cần phải kiểm tra thường
xuyên hệ thống nhằm theo dõi kết quả của quá trình tẩy sạch: Với hệ thống kín là mỗi tuần 1
lần. Tiến hành xả đáy liên tục hệ thống khi nước đã đạt đến ngưỡng bão hòa các chất cáu
cặn. Lặp lại quy trình tẩy cho đến khi hệ thống hoàn toàn sạch. Đối với hệ thống tuần hoàn
hở “Cooling towers”: tiến hành xả đáy khi thấy nước trong hệ thống trở lên bẩn, quá trình
xả đáy có thể tiến hành sau một vài ngày kể từ khi đưa hóa chất vào hệ thống tuần hoàn. Sau
đó, cho thêm hóa chất với liều lượng phù hợp nhằm tẩy sạch hoàn toàn cáu cặn trong hệ
thống. Quá trình xả đáy và rửa bằng nước sạch để loại bỏ toàn bộ chất bùn bẩn và các tạp
chất là hoàn toàn cần thiết.

4. Chú ý:
Vì chứa kiềm nên gây đau mắt và rát da khi bị giây vào. Nếu bị bắn vào mắt thì cần phải
rửa thật nhiều bằng nước lã, làm theo chỉ dẫn của bác sỹ. Nếu bị bắn vào da, hãy cởi báo ra
và tắm ngay bằng nước ấm, nếu vẫn thấy bỏng rát thì phải gọi ngay cho bác sỹ. Nếu nuốt
phải thì cần phải uống thật nhiều nước và đi gặp bác sỹ ngay. Tránh xa tầm tay với của trẻ.

III. Sục rửa và thụ động hóa đường ống chiller và đường ống Tháp giải nhiệt ( ống
kẽm):
1. Đường ống Chiller ( ống thép đen):
a. Thông tin hệ thống:
- Đường ống hệ thống Chiller.
- Vật liệu đường ống: Thép đen (Thép carbon)

3
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

- Thể tích nước của Chiller:


 Vòng nước từ tầng hầm B1 lên tầng 15: V2 = 90 m3
 Vòng nước từ tầng 15 lên tầng 29 lõi thang A4: V3 = 38 m3
 Vòng nước từ tầng 15 lên tầng 29 lõi thang A2: V4 = 23 m3

b. Lượng hóa chất AmSolv® 9350 sử dụng cho hệ thống:


- Nồng độ hóa chất sử dụng : 3,000ppm ~ 3.0kg/m3
- Lượng hóa chất sử dụng : 3.0kg/m3 x thể tích nước chiller m3 = ……..kg.
 Lượng hóa chất sử dụng cho vòng nước từ tầng hầm B1 lên tầng 15: 270 kg
 Vòng nước từ tầng 15 lên tầng 29 lõi thang A4: 114 kg
 Vòng nước từ tầng 15 lên tầng 29 lõi thang A2: 66 kg
- Phương pháp châm hóa chất và điểm châm hóa chất: Hóa chất được châm trực tiếp
vào bồn chứa nước của chiller bằng tay hoặc sử dụng bơm.

2. Đường ống Tháp giải nhiệt ( ống kẽm):


a. Thông tin hệ thống:
- Đường ống hệ thống Tháp giải nhiệt ( Cooling tower).
- Vật liệu đường ống: Thép đen (Thép carbon) và thép tráng kẽm, đồng
- Thể tích nước của Tháp giải nhiệt: V1 = 162 m3

b. Lượng hóa chất AmSolv® 9350 sử dụng cho hệ thống:


- Nồng độ hóa chất sử dụng : 2,000ppm ~ 2.0kg/m3
- Lượng hóa chất sử dụng : 2.0kg/m3 x 162 m3 = 324 kg
- Phương pháp châm hóa chất và điểm châm hóa chất: Hóa chất được châm trực tiếp
vào bồn chứa nước của Tháp giải nhiệt bằng tay hoặc sử dụng bơm.

3. Quy trình làm sạch và thụ động hóa bề mặt đường ống:
a. Công tác chuẩn bị :
 Nhân lực
- Quản lý, giám sát: 1 người
Chức năng: Kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn trước-trong-sau của quá trình xử lý
- Châm hóa chất, xả nước: 2 người
Nhiệm vụ: Châm hóa chất và kiểm tra lượng hóa chất châm, đồng thời theo dõi và
tiến hành xả bỏ nước khi cần thiết
- Lấy mẫu nước và phân tích: 1 người

4
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

Nhiệm vụ: Lấy mẫu và phân tích mẫu nước (kiểm tra sự thay đổi màu của nước. Ghi
nhận, tổng hợp và báo cáo chất lượng nước)
 Hóa chất
- Điểm châm hóa chất, bơm hóa chất, bồn chứa hóa chất, khu vực để bồn, để hóa chất,

- Lượng hóa chất và kho chứa hóa chất trước
- Lắp đặt hệ thống châm hóa chất (nếu cần)
- Kiểm tra hệ thống chiller
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống và khu vực
- Kiểm tra và xác nhận điểm xả nước của hệ thống trong quá trình sục rửa
- Nguồn nước cấp và nguồn điện
- Đảm bảo nguồn nước cấp và nguồn điện trong suốt quá trình
 Thiết bị
- Thiết bị điện, hộp đồ nghề, mày ảnh,…
- Bình lấy mẫu và các thiết bị, máy đo
 Bình đựng mẫu.
 Máy đo pH, ECvà Độ đục
 Riêng chỉ tiêu tổng sắt và dầu mỡ được tiến hành đo sau
- Dụng cụ bảo hộ

 Mũ bảo hộ, găng tay, ủng, kính, khẩu trang,…

5
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

b. Sơ đồ quy trình xử lý:

Nhân Lực Thiết Bị Điện Thiết Bị


Nước Đo

1. Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị

2. Cô lập Condenser, Evaporator với hệ thống


đường ống
Nước 3. Cung cấp nước cho hệ thống

4. Lấy mẫu nước , phân tích Kết Quả

Hóa Chất 5. Châm hóa chất

6. Tuần hoàn dung dịch trong 4-6h; 6-8h


Nếu độ đục tăng
Kết Quả
7. Lấy mẫu mỗi giờ phân tích
Nếu độ đục không đổi
dfdfsfhgvhjbjdddđôită 8. Xả bỏ 5-7% dung dịch trong hệ thống Bùn,
nrrgrgrgđođổităng cặn

9. Ngâm dung dịch 24 - 36giờ trong hệ thống


6
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

10. Kiểm tra mậu nước, xả bỏ nước, làm sạch Nước


xả
các lưới lọc và các van chữ Y
11. Cung cấp nước, xả cấp liên tục (Hoặc thay
nước) cho hệ thống đến khi nước trở nên sạch
Nước
Nếu không thay nước, quy trình xả cấp thông Nước
thường tiến hành liên tục trong khoảng 2 ngày
xả

Nước 12. Xả bỏ nước, kết nối hệ thống, cấp nước và


vận hành. Cấp hóa chất ức chế sau 24-48h

Kết thúc quá trình

7
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

c. Các bước thực hiện:


Thời gian
Bước Hạng mục Công việc sẽ làm
thực hiện

- Kiểm tra toàn bộ thiết bị


B1 - Nguồn điện, nguồn nước phải đầy đủ.
- Hoàn thành test áp, test rò rỉ hệ thống.
- Hoàn thành chạy thử bơm.
Cô lập Condenser,Evaporator với hệ thống đường ống
B2 Đấu nối đường ống lại với nhau hoặc khóa tất cả các van nước vào condenser.
Chỉ làm sạch hệ thống đường ống.
Cung cấp nước cho hệ thống
Cung cấp nước sạch cho hệ thống để chuẩn bị tẩy rửa. Trước khi
B3 tiến hành tẩy rửa hóa chất hệ thống đã tiến hành vệ sinh chiller bằng nước
sạch nhiều lần.
Vệ sinh đến khi nước trong chiller đạt Độ đục < 10 FAU, Độ dẫn điện và pH
gần bằng nước Thủy cục.
Lấy mẫu nước, phân tích
Sau Khi bơm nước chạy tuần hoàn khoảnh 15 ~ 30 phút, tiến
hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu: pH, EC và Độ đục. Chỉ
tiêu Sắt để phân tích sau. 15 ~ 30
B4 Tiêu chuẩn quản lý: phút
- Độ đục < 10FAU
- Độ dẫn điện và pH không có tiêu chuẩn quản lý.
Lưu ý: Sau khi lắp đặt và trước khi tẩy rửa bằng hóa chất chúng ta vệ sinh
bằng nước sạch, nước càng sạch càng tốt để nâng cao hiệu quả khi tẩy.
Châm hóa chất tẩy rửa vào hệ thống
- Tên hóa chất: AMSOLV 9350:
- Số lượng theo tính toán.
Châm hóa chất bằng tay hoặc bằng bơm trực tiếp vào hệ thống đường ống
nước chiller.
Đối với hệ thống hở (C.Tower):
Xả bớt nước trong bồn chứa của Cooling Tower tới khi mức nước trong bồn
chứa ở mức tối thiểu nhưng hệ thống vẫn có thể tuần hoàn được.
Châm hóa chất bằng tay vào bồn chứa của tháp giải nhiệt.
Nhân viên kỹ thuật của GREEN sẽ thực hiện công việc này bằng cách chuyển
B5 từng can hóa chất lên cửa tháp và đổ từ từ vào bồn chứa. Hóa chất nên được
chia đều vào các bồn chứa của các tháp (với các tháp đang hoạt động)

Đối với hệ thống kín (Chiller):


Sau khi cùng với Mai Anh xác định điểm châm hóa chất, trong trường hợp:
NẾU SỬ DỤNG BƠM HÓA CHẤT: Nhân viên kỹ thuật của Green sẽ tiến
hành đấu nối bơm hóa chất với điểm châm
Xả bớt nước trong hệ thống kín tại một điểm van xả bất kỳ trên hệ thống để tạo
khoảng trống cho lượng hóa chất sẽ châm vào. Lượng xả tương ứng với lượng
hóa chất sẽ được châm vào hệ thống.
Sau đó sử dụng bơm để bơm hóa chất vào đường ống nước làm mát kín.
B6 - Tuần hoàn dung dịch từ 4 - 6 giờ (đối với hệ tháp giải nhiệt); 6 - 8 giờ 4 ~ 8 giờ
(đối với hệ chiller)
- Theo kinh nghiệm của chúng tôi cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất
hóa chất. Chúng ta cần tuần hoàn dung dịch trong hệ thống khoảng 4 - 6
8
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

giờ (đối với hệ tháp giải nhiệt); 6 - 8 giờ (đối với hệ chiller)
- Tuy nhiên, thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Điều này được quyết
định bởi kết quả của quá trình dựa vào phân tích chỉ tiêu Độ đục.
Lấy mẫu mỗi giờ để phân tích
Phân tích các chỉ tiêu sau: pH, EC và Độ đục
Sau khi dung dịch được tuần hoàn trong hệ thống. Tiến hành lấy mẫu nước
mỗi giờ
Các mẫu được phân tích các chỉ tiêu pH, EC và Độ đục. Đồng thời ghi nhận
các kết quả
Chỉ tiêu Độ đục được theo dõi theo mô tả sự thay đổi bằng đồ thị
- Nếu Độ đục thay đổi chúng ta tiếp tục cho hệ thống tuần hoàn và tiếp tục quá
trình đo, đến khi nào Độ đục không biến đổi hoặc biến đổi chậm.
B7 - Nếu trên đổ thị cho thấy ít nhất 3 điểm mà tại đó không có sự thay đổi hoặc
thay đổi không đáng kể. Chúng ta ngừng hệ thống, điều này cho chúng ta kết
quả của quá trình. Tiếp tục thực hiện bước 8.
Lưu ý
- Không có tiêu chuẩn quản lý các chỉ tiêu trên, phân tích các chỉ tiêu trên để
theo dõi quá trình tẩy cáu cặn, rỉ sét, xì hàn,.. Trước khi châm hóa chất các
chỉ tiêu này là các chỉ tiêu ở B4 nhưng càng tẩy cáu cặn, rỉ sét, xìn hàn lấy ra
làm cho các chỉ tiêu trên tăng cao đến thời điểm cáu cặn, rỉ sét, xỉ hàn hết,
không tan ra nửa các chỉ số phân tích không tăng.
- Cần giữ các mẫu để tiến hành đo Tổng sắt.
Xả bỏ 5~7% dung dịch trong hệ thống
Cấp – xả liên tục khoảng 5-7% tổng lượng nước trong hệ thống để loại bỏ một
B8
phần cặn, bùn, cát. Sau khi hoàn thành công việc xả bỏ.
Châm thêm hóa chất AmSolv® 9350 còn lại vào hệ thống

Ngâm dung dịch 24 giờ trong hệ thống


B9 24 giờ
Ngừng hệ thống bơm nước. Ngâm dung dịch trong hệ thống liên tục trong
24giờ để thụ động hóa bề mặt
Kiểm tra mẫu nước, xả bỏ nước, làm sạch các lưới lọc và các van chữ Y
Sau khi ngâm dung dịch, cho bơm nước hoạt động, tuần hoàn dung dịch trong
vòng 30-60 phút làm cho bùn và cặn được hòa tan và phân tán trước khi xả
B10
bỏ.
Xả bỏ toàn bộ dung dịch
Làm sạch van chữ Y và các lưới lọc

B11 Cung cấp nước, xả liên tục cho hệ thống đến khi nước trở nên sạch.
Sau khi xả tòa bộ dung dịch mới tẩy rửa ra ngoài, cấp nước sạch cho hệ
thống. cho hệ thống chạy tuần hoản khoảng 30 phút. Cấp và xả liện tục cho
đến khi nước hệ thống trở nên sạch.
Mục đích của quá trình này là để loại bỏ hết những thành phần cặn bám còn
lại trong hệ thống. Cũng như các loại vật chất lơ lững hay ở dạng huyền phù.
Thực hiện quá trình cấp xả này tốt nhất trong vòng 2 ngày.
Vệ sinh đến khi nước trong chiller đạt Độ đục < 5 FAU, Độ dẫn điện và pH
gần bằng nước Thủy cục.
Tiêu chuẩn quản lý:
- Độ đục < 5FAU
- Độ dẫn điện và pH không có tiêu chuẩn quản lý.
Lưu ý: Sau khi tẩy rửa vệ sinh hệ thống bằng nước sạch gần bằng nước cấp sẽ
tiến hành châm hóa chất duy trì vào hệ thống, vận hành hệ thống chạy một
thời gian rồi lấy mẫu phân tích theo tiêu chuẩn nhà sản xuất hóa chất hoặc

9
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

spec đưa ra.

Kết thúc quá trình tẩy rửa.


Kết thúc quá trình tẩy rửa, cấp nước sạch vào hệ thống đồng thời châm hóa
chất xử lý duy trì vào hệ thống để ngăn chặn tình trạng ăn mòn, đóng cáu
trong hệ thống chiller.
B12
Sau khi châm hóa chất duy trì vào hệ thống, cho hệ thống hoạt động bình
thường. Sau đó hơn 1 tuần chúng ta có thề lấy mẫu nước về phân tích theo tiêu
chuẩn nhà sản xuất hóa chất đưa ra hoặc trong tài liệu kỹ thuật (scpec) hoặc
trong hồ sơ của nhà sản xuất chiller.

Đường by pass tạm cho Chiller


10
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

Đường by pass tạm cho HE

IV. Biện pháp an toàn.


1. Tổng quan
Các quy định về an toàn được áp dụng cho toàn bộ kỹ sư, giám sát và công nhân thi công trên
công trường.
- Tất cả công nhân và cán bộ phải được học qua khoá huấn luyện ATLĐ.
- Cán bộ an toàn có mặt thường xuyên trong quá trình sục rửa ống thép chiller để giám
sát và yêu cầu kỹ sư, công nhân thực hiện tốt ATLĐ.
- Đảm bảo tất cả các trang thiết bị an toàn lao động phải được cung cấp trước khi bắt
đầu thi công như: áo quần, mũ bảo hộ, ủng, găng tay, dây đai an toàn, kính …..(có
giấy giao nhận bảo hộ lao động)
- Đảm bảo các trang thiết bị an toàn lao động cho người phải được mặc, đeo đúng
cách.
- Các dụng cụ, máy móc thi công phải được kiểm tra bởi người có chuyên môn trước
khi đưa vào sử dụng.
- Các bình chữa cháy phải được đưa tới các vị trí có nguy cơ xảy ra cháy nổ (cắt, hàn).
- Thang và lối thoát hiểm phải được cung cấp để chuẩn bị trong các tình huống khẩn
cấp.
- Phải đảm bảo đủ ánh sáng khi làm vệc.
11
Biện pháp sục rủa đường ống thép hệ thống Chiller.

- Công nhân phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao lớn hơn 1,5 m.

2. Đối với con người:


- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khỏe tốt do cơ quan y tế cấp.
- Chứng chỉ an toàn lao động
- Bảo hiểm tai nạn.
- Chứng minh thư nhân dân.
- Hợp đồng lao động.
- Danh sách cấp phát bảo hộ lao động.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Nghiêm túc thực hiện các qui định về ATLĐ khi làm việc trên cao của nhà nước
cũng như của công trình.
- Công nhân tham gia thi công phải nghiêm túc thực hiện nội quy an toàn
- Không có mùi rượu, bia trong khi làm việc

3. Biện pháp an toàn điện:


- Đấu nối điện vào vị trí hiện có.
- Tuân thủ theo quy trình, quy định của công trình.
- Có đủ thiết bị bảo vệ chống quá tải, ngắn mạch, sự cố rò điện.
- Cấm mắc đèn chiếu sáng bằng cách đấu một phần dây vào dây pha còn một đầu dây
cắm xuống đất. Không sử dụng kết cấu của nhà xưởng làm dây trung tính.
- Cấm sử dụng điện bằng cách đấu dây pha của một nguồn và dây trung tính của
nguồn khác vào thiết bị.
- Máy hàn phải dùng dây dẫn riêng để kéo về, không dùng kết cấu kim loại nhà
xưởng, máy, vật tư kim loại dẫn về.
- Trang bị tủ thuốc sơ cứu tại công trình.

4. Biện pháp vệ sinh môi trường trước và sau khi thi công:
- Khu vực sục rửa ống thép chiller phải được dọn dẹp sạch sẽ rác thải, nước sau khi
hoàn tất công việc sục rửa.
- Khu vực sục rửa phải có hàng rào ngăn cách và được che chắn.
- Bố trí nhân lực trông coi, bảo quản.
- Nước thải khi sục rửa được thải bỏ vào mương thoát nước của công trường.
- Xỉ hàn, cặn bẩn...được tập kết tại bãi rác thải của công trình.
12

You might also like