You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC

THỰC HÀNH CÁC CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN

TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

BÁO CÁO

KỸ THUẬT LỌC MÀNG


Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Tôn Nữ Minh Nguyệt

TS. Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc

Nhóm thực hiện: 02

Họ và tên: Mã học viên

1. Lê Trương Ngọc Minh Quyên 2270120

2. Lê Thị Thanh Thảo 2270311

3. Trần Thị Thanh Tâm 2270143

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022

1
MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 4


2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................................... 5
2.1. Thiết bị ...................................................................................................................... 5
2.2. Dụng cụ..................................................................................................................... 6
2.3. Nguyên vật liệu ......................................................................................................... 6
2.4. Nội dung thí nghiệm ................................................................................................. 6
2.5. Báo cáo và xử lý số liệu............................................................................................ 7
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 7

2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bố trí thí nghiệm lọc màng - CH khóa 2022 (3 nhóm) .......................................... 6
Bảng 2. Bảng số liệu thô ...................................................................................................... 7
Bảng 3. Bảng số liệu sau xử lí và tính toán ......................................................................... 8
Bảng 4. Tốc độ dòng permeate ............................................................................................ 9
Bảng 5. Độ phân riêng ....................................................................................................... 10

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ dòng permeate ................................................. 9
Hình 2. Ảnh hưởng của áp suất đến độ phân riêng ........................................................... 11

3
1. GIỚI THIỆU

Màng lọc là vật liệu được sử dụng trong quá trình tách một hỗn hợp đồng thể hoặc dị thể. Ưu điểm
của phương pháp lọc màng là có thể phân tách được các cấu tử có kích thước từ cỡ hạt tới ion mà
không cần sử dụng thêm hóa chất, các cấu tử cần tách không phải chuyển pha, là phương pháp
tách hiện đại, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường [1]. Hiệu quả của một quá trình
lọc màng được đánh giá thông qua khả năng lưu giữ các cấu tử cần tách và năng suất lọc trung
bình của màng, trong đó độ lưu giữ phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc màng, trong khi năng suất lọc
chịu ảnh hưởng mạnh bởi bản chất của vật liệu tạo màng.

Mục đích của bài thí nghiệm là tìm hiểu về kỹ thuật màng, một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
phân riêng bằng màng.

Bản chất của quá trình phân riêng bằng membrane là một quá trình phân tách các cấu tử cùng hóa
tan trong pha pha lỏng (khí), hoặc các cấu tử phân bố trong hệ huyền phù hay bụi, có khối lượng
phân tử khác nhau.
Quá trình phân riêng bằng membrane chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

- Nhiệt độ: khi tăng nhiệt độ, độ nhớt sẽ giảm đồng thời sự chuyển động của các cấu tử trong
dung dịch nguyên liệu sẽ tăng

- Áp lực nhập liệu qua màng: áp lực nhập liệu tăng dẫn đến áp lực qua màng tăng, từ đó lưu
lượng dòng chảy qua màng tăng. Ngoài ra áp suất cao cũng tăng cường sự chảy rối bên trong hỗn
hợp, giúp cấu tử chuyển động hỗn loạn, hạn chế tắt nghẽn, tăng lưu lượng dòng qua màng.

- Hàm lượng chất khô nguyên liệu: Hàm lượng chất khô càng nhỏ dẫn đến hàm lượng cấu tử
càng nhỏ, từ đó độ nhớt của nguyên liệu giảm, lưu lượng dòng qua màng tăng
Ảnh hưởng cấu tạo màng đến quá trình phân riêng:

- Độ dày của màng: Khi sử dụng màng mỏng một lớp, độ bền cơ học kém. Nếu có sự thay đổi
đột ngột ở áp suất, màng dễ bị đứt vỡ. Ngược lại, sử dụng màng quá dày sẽ làm giảm tốc độ phân
ly, do cấu tử tốn quá nhiều thời gian đi qua màng.

- Kích thước lỗ, mao quản: Màng membrane thường được thiết kế với lỗ bé ban đầu, mao quản
to dần lúc sau. Thiết kế này nhằm mục đích tăng độ bền cơ học cho màng, và lỗ bé giúp phân riêng
tốt hơn cấu tử nhỏ, mao quản lớn giúp cấu tử di chuyển nhanh hơn, rút ngắn thời gian phân riêng.

- Vật liệu membrane: các loại vật liệu làm membrane gồm ưu nước và kỵ nước, Cellulose acetate
có ưu điểm ưa nước, sử dụng rất thuận lợi trong công nghiệp thực phẩm vì trong mảng thực phẩm,
dung môi sử dụng đa phần là nước nhưng nhược điểm nó không có sẵn trong tự nhiên mà được
chế biến dưới dạng cellulose tái sinh, và khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt không cao,
do các khoảng nhiệt độ (30-40oC), khoảng pH (3-6) làm việc rất thấp, khả năng chống chịu chất
tẩy rửa đối với màng, cụ thể là nước chlorine, rất thấp, và dễ bị phân hủy sinh học, không chịu
được áp suất cao.

Polyamides và polysulfone có khả năng chống chịu tuyệt vời đối với khoảng pH (1-13), nhiệt độ
(tới 125oC đối với polysulfone), có khả năng chịu được chlorine ở nồng độ thấp (200 ppm khi rửa,

4
50 ppm khi bảo quản đối với polysulfone). Mặc dù vậy, hai màng này là màng không phân cực,
khi áp dụng vào công nghệ thực phẩm, nơi mà dung môi chủ yếu là nước, cần phải gắn thêm những
nhóm phân cực lên màng để màng hoạt động được tốt

Màng vật liệu ceramic có khả năng chịu nhiệt rất tốt, lên đến 3500C, đây là một lợi thế và cũng là
điểm cần lưu ý khi sử dụng màng ceramic. Khi màng ceramic được sử dụng ở nhiệt độ cao, khi
kết thúc sử dụng hay bắt đầu sử dụng, cần tránh xảy ra hiện tưởng sốc nhiệt, dễ làm gãy vỡ màng.
Màng ceramic còn có một số ưu điểm khác như chịu được pH tốt trong khoảng từ 0.5 đến 13, chịu
được dung dịch chlorine nồng độ lên đến 2000 ppm, thời gian sử dụng lâu.
Ảnh hưởng của tỉ lệ dòng permeate/ dòng feed đến quá trình phân riêng bằng membrane

Đây chính là động lực của quá trình phân riêng bằng membrane. Dựa vào công thức tính Pt, ta thấy
để tăng giá trị Pt, thì chúng ta tăng áp lực bơm dung dịch nguyên liệu PF và giảm áp lực từ phía
permate Pp trong thiết bị membrane.

Pt = (PF – Pp) – (Ptf – Ptp)

Pt: áp lực qua màng và chính là động lực quá trình phân riêng

PF: áp lực đưa mẫu vào thiết bị membrane

Pp: áp lực từ phía permeate

Ptf: áp lực thẩm thấu của nguyên liệu

Ptp: áp lực thẩm thấu trong dòng permeate


Mô hình phân riêng trong thí nghiệm

Có hai loại mô hình lọc membrane là mô hình dead-end và mô hình crossflow. Đối với mô hình
dead-in, dòng feed được nhập liệu theo hướng vuông góc với màng. Mô hình dạng crossflow được
thiết kế dòng feed được bơm theo chiều tiếp tuyến song song với màng.
Ảnh hưởng đến nguyên liệu cần phân riêng

Nồng độ chất khô của dung dịch nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến giá trị áp lực qua membrane (P t).
Khi nồng độ chất khô trong dòng nhập liệu càng cao thì giá trị áp suất thẩm thấu của nguyên liệu
càng lớn, do đó áp lực qua membrane sẽ giảm. điều này làm cho lưu lượng dòng permeate sẽ bị
giảm đi. Ngoài ra, khi nồng độ chất khô cao dễ làm xảy ra hiện tượng tập trung nồng độ trên bề
mặt hoạt động của membrane, từ đó làm giảm lưu lượng dòng permeate

2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


2.1. Thiết bị
− Thiết bị lọc màng theo mô hình crossflow (pilot dạng khung bản, Labstak M20)

− Khúc xạ kế

5
2.2. Dụng cụ
− Xô pha dịch đường, vá muỗng, đũa khuấy

− Becher 100 10/nhóm

− Ống đong 250/500 01/loại/nhóm

− Giấy thấm 01 cuộn/nhóm

− Bình xịt nước cất 01

2.3. Nguyên vật liệu


− Dung dịch đường sucrose (nồng độ chuẩn bị theo yêu cầu thí nghiệm)

− Nước cất (30kg) và dung dịch NaOH có pH 9 để vệ sinh màng.

− Màng lọc RO.

2.4. Nội dung thí nghiệm


− Các nhóm thí nghiệm sẽ lần lượt khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ đường khác nhau đến quá
trình phân riêng (Nhóm đầu tiên bổ sung 4Kg đường vào 25Kg nước cất, các nhóm sau lần lượt
thêm vào 1Kg đường/nhóm). Bố trí nghiệm theo bảng 1
− Mỗi nhóm thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của áp suất (10, 20, 30, 40 bar), và ảnh hưởng của
lưu lượng dòng retentate đến quá trình phân riêng (20, 25, 30, 35, 40%)
Bảng 1. Bố trí thí nghiệm lọc màng - CH khóa 2022 (3 nhóm)

Nhóm Khối lượng đường Áp suất lọc Lưu lượng dòng retentate

(Kg/25Kg nước cất) (bar) (%)

1 4 10 – 20 – 30 20 – 30 – 40

2 5 10 – 20 – 30 20 – 30 – 40

3 6 10 – 20 – 30 20 – 30 – 40

− Các thông số đánh giá: lưu lượng dòng permeate và độ phân riêng.
− Phương pháp đo lưu lượng: xác định lưu lượng bằng phương pháp đo thể tích của dòng chảy
trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị tính là L/s.
− Phương pháp xác định hàm lượng chất khô: bằng khúc xạ kế.
Lưu ý: Sau khi làm thí nghiệm, tiến hành vệ sinh màng lọc và thiết bị.

6
Riêng màng lọc sau khi vệ sinh xong, phải xác định lại khả năng qua lọc của nước cất, sau đó, bảo
quản trong môi trường natri bisulfit 0.1%w/w.

Quy trình vệ sinh như sau: hệ thống sau khi vận hành sẽ được vệ sinh bằng nước ở áp suất 30 bar
trong 10 phút để đẩy hệ dung dịch ra khỏi hệ thống (vận hành không hồi lưu dòng không qua lọc).
Sau đó, vệ sinh bằng dung dịch NaOH pH9 trong thời gian 20 phút (vận hành hồi lưu dòng không
qua lọc và qua lọc). Sau đó, dùng nước đẩy hết dung dịch NaOH ra khỏi hệ thống. Cuối cùng, vệ
sinh lại bằng nước cất 02 lần (vận hành hồi lưu dòng không qua lọc và qua lọc), mỗi lần 20 phút.
2.5. Báo cáo và xử lý số liệu
● Xử lý số liệu

Công thức tính toán:


𝑄
+ Tốc độ dòng permeate (L/s/m2): J = 𝑆
Q: lưu lượng dòng permeate (L/s)
S: Diện tích bề mặt lọc (mỗi tấm màng lọc trong thiết bị Labstak M20 có diện tích là
0.018m2) (m2)
𝐶𝑝
+ Độ phân riêng (Rejection): R = 1 - 𝐶𝑟

Cp, Cr: Lần lượt là nồng độ chất khô dòng permeate và retentate (g/L).

● Các vấn đề cần nhận xét:

− Ảnh hưởng của áp suất, lưu lượng dòng nhập liệu và nồng độ chất khô trong dòng nhập liệu
đến hiệu quả quá trình lọc bằng màng membrane

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Bảng 2. Bảng số liệu thô

Lưu lượng dòng retentate


30% 35% 40%
(W)

t (s)
10 bar 32.29 35.05 39.88 36.11 40.87 35.47
V1= 1 ml B (x)
2.9 2.1 2.1 2.1 2.5 2.3

t (s)
20 bar 10.18 13.31 13.11 11.45 12.25 12.61
V2= 2 ml B (x)
4.9 5.0 2.5 3.1 2.9 3.2

30 bar t (s)
6.28 5.83 7.08 6.81 6.3 5.97

7
V3= 2 ml B (x)
4.9 4.0 3.8 3.5 3.8 2.8
40 atm t (s)
5.78 6.38 5.83 5.64 6.05 5.83
V4= 3 ml B (x)
2.0 2.1 2.9 2.5 2.1 2.0
Nhập liệu: hòa tan 5kg đường vào 25kg nước. Độ Bxo ban đầu: 16.0

Bảng 3. Bảng số liệu sau xử lí và tính toán

P
W (%) 30 35 40
(atm)
Lưu lượng dòng
3,096.10-5 2,853.10-5 2,507.10-5 2,769.10-5 2,446.10-5 2,819.10-5
permeate (L/s)
Tốc độ dòng
10 1,566.10-3
permeate 1,72.10-3 1,585.10-3 1,392.10-3 1,538.10-3 1,358.10-3
(L/m/s2)

R 0,818 0,868 0,868 0,868 0,843 0,856

Lưu lượng dòng


19,646.10-5 15,026.10-5 15,026.10-5 17,467. 10-5 16,326. 10-5 15,860. 10-5
permeate (L/s)
Tốc độ dòng
20 8,811.10-3
permeate 10,914.10-3 8,347.10-3 8,347.10-3 9,703.10-3 9,07.10-3
(L/m/s2)

R 0,693 0,687 0,843 0,806 0,818 0,8

Lưu lượng dòng


31,847.10-5 34,305.10-5 28,248.10-5 29,368.10-5 31,746.10-5 33,500.10-5
permeate (L/s)
Tốc độ dòng
30 18,611.10-3
permeate 17,692.10-3 19,058.10-3 15,693.10-3 16,315.10-3 17,636.10-3
(L/m/s2)

R 0,693 0,75 0,762 0,781 0,762 0,825

Lưu lượng dòng


40 51,903.10-5 47,021.10-5 51,457.10-5 53,191.10-5 49,586.10-5 51,457.10-5
permeate (L/s)

8
Tốc độ dòng
permeate 28,835.10-3 26,122.10-3 28,587.10-3 29,550.10-3 27,547.10-3 28,587.10-3
(L/m/s2)

R 0,875 0,868 0,818 0,843 0,868 0,875

Bảng 4. Tốc độ dòng permeate

W (%)
30% 35% 40%
P (atm)

10 1,652.10-3 1,465.10-3 1,462.10-3

20 9,630.10-3 9,025.10-3 8,940.10-3

30 18,375.10-3 16,004.10-3 18,123.10-3

40 49,462.10-3 52,324.10-3 50,521.10-3

Đồ thị tốc độ dòng permeate


Tốc độ dòng permeate ( L/s/m2)

0.035
0.030
0.025
0.020
0.015
0.010
0.005
0.000
10 20 30 40
Áp suất (bar)

30 35 40

Hình 1. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ dòng permeate


Nhận xét: Trong kỹ thuật phân riêng bằng membrane, độ chênh lệch áp suất giữa hai bên
membrane là động lực của quá trình. Theo phương trình Darcy:

Trong đó, j là lưu lượng dòng permeate, P là độ chênh lệch áp suất giữa hai bên bề mặt membrane,
u là độ nhớt của dòng permeate và R là trở lực tổng đối với dòng permeate. Trở lực tổng đối với

9
dòng permeate bao gồm có trở lực của membrane (đặc trưng cho từng loại membrane), trở lực hấp
thu (thường rất nhỏ so với trở lực tổng), trở lực do gradient nồng độ và trở lực do hiện tượng
fouling [1]. Như vậy, kết quả thu được hoàn toàn phù hợp với phương trình Darcy. Khi tăng áp
suất của quá trình phân riêng bằng membrane là tăng độ chênh áp giữa hai bên màng, do đó làm
tăng động lực của quá trình, dẫn đến làm tăng lượng của dòng permeate [1, 2]. Ngoài ra, áp suất
cao còn làm tăng khả năng chảy rối, giảm hiện tượng tập trung nồng độ, hạn chế tình trạng tắt
nghẽn màng, tạo điều kiện cho lưu lượng qua màng tăng.
Dựa vào kết quả thể hiện trên biểu đồ, áp suất càng cao thì tốc độ dòng permeate càng tăng, quá
trình lọc qua membrane càng hiệu quả. Điều này được lý giải theo đúng lý thuyết khi mà áp lực
nhập liệu cao sẽ làm cho áp suất cao, do đó tăng hiện tượng chảy rối làm giảm đi hiện tượng tắc
nghẹt màng làm tăng lưu lượng dòng permeate qua màng và tốc độ dòng permeate cũng tăng theo.
Tốc độ dòng permeate nằm trong khoảng từ 49,462.10-3 đến 52,324.10-3 khi áp suất cao nhất đạt
40 bar.
Đồng thời kết quả thống kê ANOVA (Phụ lục II) cho thấy các giá trị áp suất ảnh hưởng lên tốc độ
dòng permeate có sự khác biệt có ý nghĩa. Bên cạnh đó, kết quả thống kê ANOVA cũng cho thấy
lưu lượng dòng retenate không ảnh hưởng đến lưu lượng dòng permeate hay tốc độ dòng permeat.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm thấu ngược bao gồm (áp suất, nhiệt độ, điều kiện thủy động, độ
dày của màng, bản chất và nồng độ của dung dịch).
Bảng 5. Độ phân riêng

W (%)
30% 35% 40%
P (bar)

10 0.843 0.868 0.85

20 0.690 0.825 0.809

30 0.721 0.771 0.793

40 0.871 0.831 0.871

10
Đồ thị độ phân riêng
1.000
Độ phân riêng R
0.800

0.600

0.400

0.200

0.000
10 20 30 40
Áp suất (bar)

30 35 40

Hình 2. Ảnh hưởng của áp suất đến độ phân riêng


Nhận xét: Với độ phân riêng R nói lên khả năng phân riêng của membrane đối với một cấu tử có
trong dung dịch nguyên liệu ban đầu, R tiến gần đến 1, khi đó nồng độ cấu tử trong dòng permeate
bé hơn rất nhiều so với trong dòng retentate, nghĩa là các cấu tử không qua được màng, khả năng
phân riêng bị suy giảm. Vì vậy khi giá trị R càng cao thì khả năng phân riêng của membrane đối
với một cấu tử có trong dung dịch nguyên liệu ban đầu càng thấp.
Dựa vào kết quả biểu đồ ta thấy, tại áp suất đạt 40 bar giá trị R là cao nhất, nên khả năng qua màng
là thấp nhất, xếp sau đó là áp suất đạt 10 bar. Ngược lại, tại giá trị áp suất đạt 30 bar, giá trị R là
thấp nhất, do đó tại điều kiện áp suất này cấu tử qua màng là tốt nhất. Đồng thời vào kết quả thống
kê ANOVA (Phụ lục II), có sự khác biệt có ý nghĩa của yếu tố áp suất lên giá trị R giữa nghiệm
thức (30, 20) và (10, 40) bar. Điều này cho thấy, tại áp suất thấp nhất (10bar) không đủ điều kiện
để cấu tử chui qua màng, càng tăng áp suất lên 20 và 30 bar cấu tử chui qua màng tốt. Tuy nhiên
khi đạt đến áp suất 40 bar, khả năng chui qua màng của cấu tử kém, nguyên nhân có thể cấu trúc
membrane bị thay đổi và ảnh hưởng đến khả năng phân riêng [3].
Ngoài ra, theo Matsuura và các cộng sự năm 1975 [4] cho rằng sự cản trở các phân tử đường qua
màng chủ yếu là do kích thước của màng, không phải lực đẩy tĩnh điện, Bởi vì các phân tử đường
không tích điện. Trong quá trình vận hành thí nghiệm thì nhiệt độ tăng lên do dòng retentate được
đi qua mấy bơm áp suất cao và qua thiết bị cản trở dòng chảy sinh ra nhiệt, nhiệt độ tăng lên trong
do nhập liệu dẫn đến sự tăng kích thước mao quản trên màng. Thêm vào đó sự biến đổi vận tốc
của dòng chảy rối, có ảnh hưởng nhiều hơn so với nhiệt độ và áp suất đến sự cản trở các phân tử
đường qua màng.

11
4. KẾT LUẬN
Nhìn chung, kỹ thuật phân riêng bằng thiết bị membrane cho kết quả chấp nhận được đối với lý
thuyết về phân riêng bằng màng. Đối với tốc độ dòng permeate, ta nhận thấy được thông số này
tăng theo chiều tăng của áp suất, mặc dù không tuyến tính. Còn đối với thông số độ phân riêng, tại
áp suất 30 bar là thích hợp cho quá trình phân riêng của các cấu tử đường saccharose, nghĩa là khả
năng phân riêng tốt nhất trong tất cả các giá trị khảo sát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Hyeok Choi, Kai Zhang, Dionysios D. Dionysiou, Daniel B. Oerther, Influence of crossflow
velocity on membrane performance during filtration of biological suapension,
Journal of membrane science, 248, p. 189 -199, (2005).
[2]. Mark C. Porter, Handbook of industrial membrane technology, Noyes Publication, USA,
(1990).
[3]. Peng Weihua, Study on effects of multiple factor on Reverse Osmosis (RO) and
Nanofiltration (NF) membranes’ performance and rejection efficiency, Ph. D thesis, The
University of Toledo, (2003).
[4] Matsuura, T., Pageau, L., & Sourirajan, S. 1975. Reverse osmosis separation of inorganic
solutes in aqueous solutions using porous cellulose acetate membranes. Journal of Applied
Polymer Science, 19(1), 179-198.
PHỤ LỤC
I. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ dòng permeat
Multiple Range Tests for R by luuluong

Method: 95.0 percent LSD


luuluong Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
30 8 0.782031 0.0131392 X
35 8 0.824219 0.0131392 X
40 8 0.83125 0.0131392 X

Contrast Sig. Difference +/- Limits


30 - 35 * -0.0421875 0.0390387
30 - 40 * -0.0492188 0.0390387
35 - 40 -0.00703125 0.0390387
* denotes a statistically significant difference.

Multiple Range Tests for R by apsuat

Method: 95.0 percent LSD


apsuat Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
30 6 0.7625 0.0151719 X

12
20 6 0.775 0.0151719 X
10 6 0.854167 0.0151719 X
40 6 0.858333 0.0151719 X

Contrast Sig. Difference +/- Limits


10 - 20 * 0.0791667 0.045078
10 - 30 * 0.0916667 0.045078
10 - 40 -0.00416667 0.045078
20 - 30 0.0125 0.045078
20 - 40 * -0.0833333 0.045078
30 - 40 * -0.0958333 0.045078
* denotes a statistically significant difference.
II. Ảnh hưởng của áp suất đến độ phân riêng R
Multiple Range Tests for tocdo by luuluong

Method: 95.0 percent LSD


luuluong Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
35 8 0.0139074 0.000329232 X
40 8 0.0141489 0.000329232 X
30 8 0.0142847 0.000329232 X

Contrast Sig. Difference +/- Limits


30 - 35 0.000377356 0.00101447
30 - 40 0.0001358 0.00101447
35 - 40 -0.000241556 0.00101447
* denotes a statistically significant difference.

Multiple Range Tests for tocdo by apsuat

Method: 95.0 percent LSD


apsuat Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
10 6 0.00152712 0.000427808 X
20 6 0.00922059 0.000427808 X
30 6 0.0175015 0.000427808 X
40 6 0.0282055 0.000427808 X

Contrast Sig. Difference +/- Limits


10 - 20 * -0.00769347 0.00127109
10 - 30 * -0.0159744 0.00127109
10 - 40 * -0.0266784 0.00127109
20 - 30 * -0.00828093 0.00127109
20 - 40 * -0.0189849 0.00127109
30 - 40 * -0.010704 0.00127109
* denotes a statistically significant difference.

13

You might also like