You are on page 1of 7

1.1.

THIẾT KẾ CỤM LỌC ÁP LỰC

- Lưu lượng nước vào bể lọc:

𝑄𝑛𝑔à𝑦−đê𝑚 1000
Q= =  50 m3/h
𝑡𝑛𝑔à𝑦−đê𝑚 𝑥 𝑛 24 × 1

Trong đó: Qngày-đêm: công suất trạm cấp nước (m3/ngày đêm)

tngày-đêm: thời gian hoạt động một ngày của trạm cấp nước, t = 24h

n: số bể, n = 1

- Diện tích bề mặt lọc:

𝑄 50
F= = = 4,17 m2
𝑣 12

Trong đó: Q: lưu lượng nước vào bồn lọc, Q = 50 m3/h

v: vận tốc lọc 8 – 12 m/h, chọn vận tốc lọc v = 12 m/h

- Đường kính bể lọc:

4𝐹 4 × 4,17
D=√ =√ = 2,3 m
𝜋 𝜋

- Chọn đường kính bồn lọc: D = 2,3 m

- Diện tích bề mặt bể lọc áp lực:

𝜋 × 𝐷2 𝜋 × 2,32
F= = = 4,15 m2
4 4

- Vận tốc lọc nước của bồn lọc:

𝑄 50
V= =  12 m/h
𝐹 4,15

Greenerso Training – Đào tạo Revit/Lumion và Thiết kế cho ngành môi trường
Liên hệ: 0368.428.094 (Zalo: Mr.Tuan) – Facebook: fb.com/RevitMT.TuanNguyen/
- Chiều cao bồn lọc:

H = hvl + hđ + hn1 + hbv + hn2

Trong đó: H: chiều cao của bể lọc (m)

hbv: chiều cao bảo vệ (m), hbv: 0,4 m

hn1: chiều cao lớp nước trên mặt lớp vật liệu lọc (m), hn1 = 0,5 m

hn2: chiều cao khoang chứa nước sau lọc (m), hn2 = 0,5 m

hvl: chiều cao lớp vật liệu lọc (m)

Chọn lớp vật liệu lọc gồm: cát thạch anh và than antraxit

Chiều cao lớp cát lọc: 0,75 m.

Chiều cao lớp than antraxit: 0,45 m.

hđ: chiều cao lớp sỏi đỡ (m)

Bảng 10: Quy chuẩn chọn lớp sỏi đỡ (Nguồn: TCXD 33:2006 – Bảng 6.12)

Cỡ hạt của lớp đỡ (mm) Chiều dày các lớp đỡ (mm)


Mặt trên của lớp này cao bằng mặt trên
của ống phân phối nhưng phải cao hơn
40 - 20
lỗ phân phối ít nhất 100 mm.

20 – 10 100 – 150
10 – 5 100 – 150
5–2 50 – 100

Chọn hđ = 0,15 m, cỡ hạt của lớp đỡ là 2 – 4 mm

Vậy chiều cao của bể lọc là:

H = 1,2 + 0,15 + 0,5 + 0,4 + 0,5 = 2,75 m

Greenerso Training – Đào tạo Revit/Lumion và Thiết kế cho ngành môi trường
Liên hệ: 0368.428.094 (Zalo: Mr.Tuan) – Facebook: fb.com/RevitMT.TuanNguyen/
- Chọn vật liệu cấu tạo bể là thép CT3, độ dày 3 mm.

1.2. Sàn đỡ chụp lọc:

- Vật liệu sàn: thép CT3, bề dày 20 mm

- Chọn chụp lọc cát chân dài có rãnh thổi gió M010, số lượng: 139 cái.
(https://sieuthicongnghe247.com/san-pham/chup-loc-cat-chan-dai-co-ranh-thoi-gio-
m010/)

1.1. Quá trình rửa lọc:

- Khi lọc nước qua lớp vật liệu lọc nước sẽ chảy qua các khe rỗng, cặn bám vào bề mặt
hạt và khe rỗng, dần dần thu hẹp kích thước của các khe rỗng làm cho vận tốc nước qua
các khe rỗng tăng lên và sẽ kéo theo các hạt cặn đã bám dính từ trước đi xuống lớp hạt
nằm dưới, cứ như vậy đến cuối chu kỳ lọc, cặn có thể bị kéo ra ngoài làm xấu chất lượng
nước lọc.

- Phương pháp rửa lọc: rửa ngược bằng nước thuần túy.

- Thời gian: 7 phút

1.1.1. Tính toán thời gian của chu kỳ lọc theo khả năng chứa cặn của lớp vật liệu
lọc:

Bảng 11: Độ đặc của cặn (Nguồn: Cấp nước – tập 2, Trịnh Xuân Lai)

Loại cặn Độ ẩm %
Cặn nước hồ chứa nhiều chất hữu cơ nhẹ 98
Cặn nước sông độ đục cao 96
Cặn sắt vôi làm mềm nước 94

Bảng 12: Thể tích cặn chiếm chỗ trong lỗ rỗng hạt vật liệu lọc

Greenerso Training – Đào tạo Revit/Lumion và Thiết kế cho ngành môi trường
Liên hệ: 0368.428.094 (Zalo: Mr.Tuan) – Facebook: fb.com/RevitMT.TuanNguyen/
Vận tốc lọc (m/h) Thể tích cặn chiếm chỗ trong lỗ rỗng
<5 1⁄
3
5,5 – 7,5 1⁄
4
8 1⁄ − 1⁄
6 5

Bảng 13: Đặc tính vật liệu lọc (Nguồn: Ronald L.Droste – Theory and practice of
water and wastewater treatment – Chapter 14: Filtration)

Hệ số hình Tỉ trọng Độ rỗng e Đường kính


Vật liệu lọc Hình dạng
học ( ) tương đối (%) (mm)
Cát thạch Tròn 0,82 2,65 42 0,4 – 1,0
anh Góc cạnh 0,73 2,65 53 0,4 – 1,0
Cát Ottawa Cầu 0,95 2,65 40 0,4 – 1,0
Antraxit
Góc cạnh 0,72 1,5 – 1,75 55 0,4 – 1,4
nghiền

- Hàm lượng cặn của nước trước khi vào bể lọc C = 10 mg/l (xem như là cặn vôi làm
mềm nước)

- Độ ẩm cặn = 94%, trọng lượng cặn = 6%

- Lọc qua lớp cát thạch anh:

+ Chiều dày lớp cát: 0,75 m

+ Đường kính hiệu quả d10: 0,65 mm

+ Độ rỗng e: 0,53

+ Tốc độ lọc: 12 m/h

+ Thể tích cặn chiếm chỗ trong lỗ rỗng: 1/5

Greenerso Training – Đào tạo Revit/Lumion và Thiết kế cho ngành môi trường
Liên hệ: 0368.428.094 (Zalo: Mr.Tuan) – Facebook: fb.com/RevitMT.TuanNguyen/
- Thể tích chứa cặn của lớp cát lọc:

1 2,32
V = × 0,53 × (π × × 0,6) = 0,26 (m3 )
5 4

- Lượng cặn lớp cát lọc có thể giữ lại được:

Trọng lượng cặn 6% → G = 60 (kg/m3) 0,26 (m3) = 15,6 (kg)

- Lượng cặn mà lớp cát lọc phải giữ lại trong 1h:

M = C x Q = 10 g/m3 × 50 m3/h = 500 g/h = 0,5 kg/h

Trong đó: Q: lưu lượng nước chảy qua bể lọc, Q = 50 m3/h

C: hàm lượng cặn cảu nước trước khi vào bể lọc, C = 10 mg/l

- Chu kỳ lọc:

G 15,6
T= = = 31,2 giờ = 1,3 ngày
M 0,5

Trong đó: G: Lượng cặn 1 m3 lớp cát lọc có thể giữ lại được

M: Lượng cặn mà lớp cát lọc phải giữ lại trong 1h

Vậy thời gian bể lọc cho nước lọc có chất lượng tốt là không quá 31 giờ, nếu quá thời
gian này thì nước sau quá trình lọc sẽ không đạt chất lượng như mong muốn.

1.1.2. Cường độ rửa ngược:

- Chọn cường độ rửa ngược vrửa ngược = 8 (l/s.m2)

- Lưu lượng rửa lọc sử dụng cho một bể lọc:

Qrửa lọc = vrửa ngược × F (m3/giờ) = 28,8 × 4,15 = 119,52 m3/giờ

Trong đó: vrửa ngược: cường độ rửa lọc, vrửa ngược = 8 (l/s.m2) = 28,8 m/h

F: diện tích bề mặt bể lọc, F = 4,15 m2

Greenerso Training – Đào tạo Revit/Lumion và Thiết kế cho ngành môi trường
Liên hệ: 0368.428.094 (Zalo: Mr.Tuan) – Facebook: fb.com/RevitMT.TuanNguyen/
1.2. Hệ thống thu nước và phân phối nước:

- Nước được dẫn vào bể bằng ống dẫn nước rồi được phân phối đều trên bề mặt bể lọc
bằng phễu. Nước sau khi lọc được thu bằng hệ thống sàn chụp lọc rồi được dẫn ra khỏi bể
lọc bằng ống dẫn nước.

1 60 0,3𝑚
ℎ= × × × 9𝑚/ℎ × 24ℎ/𝑛𝑔à𝑦 = 0,18𝑚
1000 1,8 × 25°𝐶 + 42 1,22

- Nước rửa lọc được dẫn vào bể bằng ống dẫn nước rồi được phân phối đều qua hệ thống
sàn chụp lọc sau đó tràn vào phễu thu nước và được dẫn ra ngoài bằng ống dẫn.

1.2.1. Ống dẫn nước vào bồn lọc:

- Đường kính ống dẫn nước vào bể lọc:

4×𝑄 4 × 50
D=√ =√ = 0,12 m
𝜋×𝑣 𝜋 × 1,2 × 3600

Trong đó: Q: lưu lượng nước vào bể lọc, Q = 50 m3/h

v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 0,8 - 1,2 m/s, chọn v = 1,2 m/s

- Chọn ống dẫn nước vào bể lọc là ống PVC có D = 120 mm

- Kiểm tra vận tốc nước chảy trong ống dẫn nước lọc:

4𝑄 4 × 50
V= = = 1,2 (m/s)
𝜋 × 𝑑2 3600 × 𝜋 × 0,122

1.2.2. Ống dẫn nước sau khi lọc:

- Đường kính ống dẫn nước ra bể lọc:

4×𝑄 4 × 50
D=√ =√ = 0,12 m
𝜋×𝑣 𝜋 × 1,2 × 3600

Greenerso Training – Đào tạo Revit/Lumion và Thiết kế cho ngành môi trường
Liên hệ: 0368.428.094 (Zalo: Mr.Tuan) – Facebook: fb.com/RevitMT.TuanNguyen/
Trong đó: Q: lưu lượng nước vào bể lọc, Q = 50 m3/h

v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 0,8 - 1,2 m/s, chọn v = 1,2 m/s

- Chọn ống dẫn nước vào bể lọc là ống PVC có D = 120 mm

- Kiểm tra vận tốc nước chảy trong ống dẫn nước lọc:

4𝑄 4 × 50
V= = = 1,2 (m/s)
𝜋 × 𝑑2 3600 × 𝜋 × 0,122

1.2.3. Hệ thống phân phối nước:

- Sử dụng phễu phân phối nước và thu nước rửa lọc

- Vật liệu: Thép không gỉ

- Hình dạng: Hình nón cụt

- Đường kính đáy nhỏ bằng đường kính ống dẫn nước vào lọc

- Chiều cao phễu: 200 mm

Greenerso Training – Đào tạo Revit/Lumion và Thiết kế cho ngành môi trường
Liên hệ: 0368.428.094 (Zalo: Mr.Tuan) – Facebook: fb.com/RevitMT.TuanNguyen/

You might also like