You are on page 1of 6

BỘ MÔN HÓA KỸ THUẬT

THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

BÀI 3 – LỌC KHUNG BẢN

1. Lọc sử dụng để làm gì? Cho ví dụ?


Lọc là quá trình tách hỗn hợp rắn - lỏng (huyền phù) thành nước trong và bã nhờ lớp
vách ngăn. Qua lọc người ta có thể phân riêng huyền phù ở bất cứ dạng nào, với nồng
độ nào để thành nước trong và bã. Lọc nhanh và triệt để hơn so với lắng, đặc biệt đối
với hệ huyền phù loãng có nồng độ pha rắn dưới 5%, các hạt rắn có kích thước bé
hoặc hạt nhẹ không kết tủa, không có khả năng lắng, thì chỉ có thể bằng phương pháp
lọc mới tách được.
Lọc nhằm mục đích làm sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, còn là quá trình trung
gian để chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo (lọc sơ bộ dịch quả trước khi lắng), lọc để
tách các cấu tử sau khi đã thực hiện các quá trình công nghệ khác (lọc sau khi tẩy màu
bằng than hoạt tính, lọc kết tủa sau khi sử dụng các tác nhân hóa học như Ca(OH) 2,
H3PO4).
2. Nêu các phương pháp tạo chênh lệch áp suất khi lọc?
Sự chênh lệch áp suất ở hai phía vách lọc có ảnh hưởng đến dòng chảy của nước
trong. Vận tốc dòng chảy của nước trong mao quản tỷ lệ với áp lực.
Các phương pháp tạo chênh lệch áp suất => vận tốc dòng chảy ảnh hưởng áp lực.

 Lớp bã có kích thước hạt lớn, hình thành mao quản có kích thước lớn, dòng
chất lỏng chảy qua dễ dàng,
 Lớp bã càng mỏng, độ xốp càng lớn thì khả năng chảy qua của chất lỏng càng
nhanh.
 Nhiệt độ tăng, độ nhớt huyền phù tăng, vận tốc tăng.
3. Lọc có mấy chế độ, được đặc trưng bằng đại lượng nào?
Lọc có 2 chế độ lọc: lọc chân không và lọc ép được đặc trưng bằng bề mặt lọc.
Lọc chân không thì bề mặt lọc được đổi mới liên tục (cạo bã liên tục). Lọc ép thì phải
tạo lớp bã đủ dày để tạo thành áo lọc.
4. Trình bày phương trình Paysei (Poiseuille)? Ý nghĩa vật lý và khả năng sử
dụng để tính toán quá trình lọc.
Giả thiết lớp bã được tạo bởi tập hợp hạt và hình thành các mao quản thẳng song song
nhau theo hướng dòng chảy. Nước trong đi qua ở chế độ dòng có lưu lượng:
2 2 2
d π d .∆ p.τ d . ∆ p.τ
V =F . n . . =F . ε . [1]
4 32 μ . H 32 H . μ

Trong đó:
V – thể tích nước trong đi qua lớp bã trong thời gian τ ;
F – bề mặt tiết diện lớp bã;
4
n=ε 2 – số lượng mao quản tính theo một đơn vị diện tích;
d π
ε – độ xốp của lớp bã

d – đường kính mao quản;


∆ p – trở lực lớp bã (hiệu số áp suất hai phía vách lọc);

H – chiều dài mao quản (chiều cao lớp bã);


μ – độ nhớt của nước lọc.

5. Lọc ổn định và lọc không ổn định là gì? Ưu nhược điểm?

 Trong quá trình lọc ở áp suất không đổi, chiều dày lớp bã tăng lên, tốc độ lọc
giảm đi. Đây là quá trình lọc không ổn định, hay còn gọi là lọc động.
 Trong quá trình lọc ở tốc độ không đổi, gradient áp suất không đổi được gọi là
lọc ổn định hay lọc tĩnh. Để giữ cho tốc độ lọc không đổi ta cần tăng áp suất
lọc để thắng trở lực do lớp bã ngày càng tăng
6. Phương trình vi phân lọc và nghiệm của nó?
Ta có phương trình vi phân lọc với loại huyền phù:
dV ∆p
=
dt k (V +Vo)

∆p
Khi lọc ở ∆ p = constant thì =K , m2/s
k
dV k
=
dt (V +Vo)

Với Vo là lượng nước lọc cần thu được để có lớp bã bằng trở lực lớp vải lọc, m 3/m2.
Khi đó cần thời gian tương ứng to, phút.
Khi tích phân phương trình lọc ta được:
V2 + 2VVo = 2kt
Nghiệm của phương trình là V là lượng nước lọc /m2
7. Nêu sơ đồ thí nghiệm lọc khung bản?

Cho vào thùng khuấy 30–40 lít


nước

Bật bếp và khuấy đều

Bật bơm và mở từ từ van

Đo áp suất lọc và đo lượng


nước lọc

8. Nêu cấu tạo nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của lọc
khung bản?
Cấu tạo nguyên lí: Đây là thiết bị lọc áp lực làm việc gián đoạn nghĩa là nhập liệu
vào liên tục, nước lọc tháo ra liên tục nhưng bã được tháo ra chu kì.
Nó được cấu tạo chủ yếu là khung và bản. Khung giữ vai trò chứa bã lọc và là nơi
nhập huyền phù vào. Bản tạo ra bề mặt lọc với các rãnh dẫn nước lọc hoặc là các lỗ
lọc.Khung và bản thường được chế tạo dạng hình vuông và phải có sự bịt kín tốt khi
ghép khung và bản.Khung và bản được xếp liên tiếp nhau trên giá đỡ. Giữa khung và
bản là vách ngăn lọc. Ép chặt khung và bản nhờ cơ cấu đai vít xoắn nhờ tay quay. Lỗ
dẫn huyền phù nhập liệu của khung và bản được nối liền tạo thành ống dẫn nhô ra để
ghép với hệ thống cấp liệu. Nước lọc chảy ra từ bản qua hệ thống đường ống và lấy ra
ngoài. Bã được giữ lại trên bề mặt vách ngăn lọc và được chứa trong khung. Khi bã
trong khung đầy thì dừng quá trình lọc để tiến hành rửa và tháo bã.
Ưu điểm:
- Kiểm soát dể dàng độ khô của bùn bánh đầu ra.
- Độ khô của bùn đầu ra là tốt nhất so với các loại thiết bị khác.
- Hoạt động ổn định nhất.
- Phù hợp nhất với các loại bùn vô cơ, đặc biệt là cho khai thác quặng, bùn của
các nhà máy thép…
- Có thể kiểm soát tối đa chất lượng nước thải ra trong quá trình lọc nhờ lựa
chọn các loại vải lọc phù hợp.
- Chi phí điện năng thấp nhất.
- Chi phí bảo dưỡng, thay thế phụ kiện rẻ nhất.không cần phụ kiện “chính hãng”
như máy ly tâm.
- Năng suất cao do bề mặt lọc lớn, dễ kiểm tra, đơn giản và bền.
Nhược điểm:
- Khó xử lý bùn hữu cơ vì trong quá trình lọc dể gây tắc vải lọc, quá trình tách
bùn ra khỏi các khung bản khó khăn.
- Hoạt động theo mẻ, không liên tục. Đối với bùn hữu cơ phải rửa vãi lọc sau
mỗi mẻ để tăng hiệu quả lọc.
- Thiết bị cồng kềnh nhất so với cả 3 loại thiết lọc; khó kiểm soát vệ sinh trong
phạm vi máy ép vì dể rò rỉ bùn ra xung quanh.
- Cần có bể cô đặc bùn để tăng hiệu quả làm việc của thiết bị.
- Bã được lấy thủ công và vải lọc hao mòn nhiều.
Phạm vi sử dụng:
- Trong ngành công nghệ thực phẩm như nước mắm, rượu, nước giải khác... sản
phẩm thu được có độ trong đạt 99%, hương vị không đổi, thiết bị nhỏ gọn dễ
vận chuyển.
- Trong ngành môi trường.
9. Trình tự tiến hành thí nghiệm?
Cho vào thùng khuấy 30÷40 lít nước.
Bật máy khuấy để khuấy điều Bật bơm và mở từ từ van cho huyền phù qua máy lọc.
Đo áp suất lọc p.
Đo lượng nước lọc sau mỗi đơn vị thời gian ∆ t
10. Phương pháp tính toán số liệu.
Xây dựng đồ thị
V= f(t)
V = V1/F, m3/m2 ; F = nf, m2
Với:
n: số tấm vải lọc (n=6)
f: diện tích một tấm, m2
Giải hệ phương trình
2
V 1 + 2V1V0 = 2kt1
2
V 2 + 2V2V0 = 2kt2

V1, V2: lượng nước lọc/m2 ở thời điểm t1, t2


V0, k: là hai nghiệm cần xác định

Xây dựng đồ thị


Mô tả phương trình lọc dạng nghịch đảo
r = dt/dV = V0/k + V/k
 r = f(v) là đường thẳng với hệ số góc 1/k, tung độ góc V0/k

Từ đó ta có phương trình lọc với loại huyền phù đã cho chạy


dV ∆p
=
dt k (V +V O )

∆p
Khi lọc ở ∆ p=const thì =K , m2/s
k
dV k
=
dt (V +V O )

Với V0 là lượng nước lọc cần thu được để có lớp bã có trở lực bằng trở lực lớp vải lọc,
m3/m2. Khi đó cần thời gian tương ứng t0 phút.
k: hệ số phụ thuộc tính chất nước và bã lọc, chế độ lọc
Khi phân tích phương trình lọc ta có:
V2 + 2VV0 = 2kt
Hệ số góc 1/k,
Theo bảng số liệu đo được:
∆t
=f ( V ) -> Vẽ đồ thị ta có tgθ và yv
∆V

11. Nhận xét kết quả thu được.

REFERENCE
[1] Nguyễn, B. (2004). Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực
phẩm: Tập 2. Hà Nội: Khoa học và kỹ thuật.

You might also like